Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỚI CƠ CẤU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.66 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
***
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI
CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỚI CƠ CẤU VIỆC LÀM
CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI - 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI
CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỚI CƠ CẤU VIỆC LÀM
CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
HÀ NỘI - 2014

i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
CĐCCCT từ các loại cây có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây có giá trị
kinh tế cao không những mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân, mặt
khác còn tạo ra nguồn lao động dôi dư trong nông nghiệp. Những điều đó tạo
điều kiện cho lao động nông thôn dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu
vực phi nông nghiệp và có thể giúp người lao động đầu tư sản xuất, tạo thêm
việc làm cho lao động nông thôn. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm
tìm hiểu việc CĐCCCT ảnh hưởng như thế nào tới cơ cấu việc làm của lao động
nông thôn.
Nghiên cứu này được thực hiện bằng một số phương pháp như: phương
pháp chọn điểm nghiên cứu tại xã Ông Đình – Khoái Châu – Hưng Yên, phương
pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu liên quan đến CĐCCCT và cơ cấu
việc làm của lao động nông thôn, các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:


phương pháp quan sát, điều tra bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu,
phương pháp xử lý và phân tích số liệu. Thông qua việc thu thập thông tin từ
một số tài liệu liên quan, từ người dân, cán bộ xã và thông qua việc điều tra 50
mẫu bảng hỏi với các hộ gia đình đã CĐCCCT tại xã Ông Đình – Khoái Châu –
Hưng Yên, khóa luận chỉ ra ảnh hưởng của việc CĐCCCT tới cơ cấu việc làm
của lao động nông thôn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc CĐCCCT ở địa phương diễn ra mạnh
mẽ với sự gia tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như một số
loại cây ăn quả: nhãn, bưởi, chuối,… đi đôi với việc giảm diện tích các loại cây
trước đó như: lúa, lạc, ngô, đỗ. Diện tích một số loại cây ăn quả mới chuyển đổi
tăng từ 223 mẫu (năm 2013) lên 299 mẫu (năm 2014), diện tích các loại cây
trồng cũ là 210 mẫu (năm 2013) giảm còn 134 mẫu (năm 2014). Kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, CĐCCCT không những mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
cho người nông dân mà còn giúp họ giảm bớt công lao động, tạo ra nguồn lao
ii
động dôi dư trong nông nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho lao động nông thôn có
thể chuyển sang hoạt động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, làm thay đổi
cơ cấu việc làm của lao động địa phương theo hướng giảm tỷ trọng việc làm
nông nghiệp, tăng tỷ trọng việc làm phi nông nghiệp. Trước CĐCCCT, có tới
68% hộ gia đình làm thuần nông, 32% hộ gia đình làm nghề phi nông hoặc hỗn
hợp. Sau CĐCCCT, tỷ lệ này tương ứng là 16% và 84%. CĐCCCT còn làm thay
đổi cơ cấu việc làm giữa nam và nữ. Trước CĐCCCT, tỷ lệ nam giới hoạt động
trong nông nghiệp là 69,69%, phi nông nghiệp là 16,67%, hỗn hợp là 13,64%, tỷ
lệ tương ứng ở nữ giới lần lượt là 71,21%, 11,12% và 16,67%. Sau CĐCCCT, tỷ
lệ nam giới hoạt động trong nông nghiệp là 32,88%, phi nông nghiệp là 27,40%,
hỗn hợp là 39,72%; tỷ lệ tương ứng ở nữ giới lần lượt là 26,39%, 37,50% và
36,11%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sau khi CĐCCCT, với việc
đảm nhiệm chính các công việc trong hoạt động trồng trọt với những loại cây
trồng mới nam giới có tỷ lệ hoạt động trong nông nghiệp nhiều hơn so với nữ
giới. Cũng từ đó mà nữ giới có tỷ lệ chuyển sang các ngành nghề phi nông lớn

hơn nam giới. Qua nghiên cứu cũng cho thấy cần thiết phải đưa ra một số
khuyến nghị để quá trình CĐCCCT và cơ cấu việc làm của lao động ở địa
phương hiện nay hợp lý, hiệu quả hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng cần thiết phải xây dựng một đề án, kế hoạch cụ thể
cho quá trình CĐCCCT và ngoài các yếu tố như quá trình CNH – HĐH, sự phát
triển của các làng nghề, các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn như các
nghiên cứu trước đã chỉ ra thì CĐCCCT cũng là nhân tố thúc đẩy sự thay đổi cơ
cấu việc làm của lao động nông thôn.
Từ khóa: CĐCCCT, cơ cấu việc làm
MỤC LỤC
iii
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu 4
2.1 Tổng quan tài liệu 5
2.2 Cơ sở lý luận 13
3.1 Địa điểm nghiên cứu 20
3.2 Phương pháp thu thập thông tin 21
3.3 Khung phân tích 23
3.4 Xử lý và phân tích thông tin 24
4.1 Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương 25
4.2 Ảnh hưởng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới cơ cấu việc làm theo ngành của
hộ gia đình 32
4.3 Ảnh hưởng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới cơ cấu việc làm theo giới của hộ
gia đình 38
4.4 Một số khuyến nghị để củng cố, nâng cao hiệu quả của chuyển đổi cơ cấu cây trồng
tới cơ cấu việc làm của lao động nông thôn 46

v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Những loại cây trồng mới chuyển đổi Error: Reference source not
found
Biểu đồ 4.2: Số lao động cần thiết cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ
gia đình xã Ông Đình Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ hộ gia đình thuê lao động trong trồng trọt sau CĐCCCTError:
Reference source not found
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP
Hình 3.1 Khung phân tích ảnh hưởng của CĐCCCT tới cơ cấu việc làm của lao
động nông thôn Error: Reference source not found
Hộp 4.1: Cây trồng mới chủ yếu là cây ăn quả.Error: Reference source not found
Hộp 4.2: CĐCCCT giúp hộ gia đình tập trung cho hoạt động phi nông nghiệp
Error: Reference source not found
Hộp 4.3: Đa dạng các ngành nghề trên địa bàn xã Error: Reference source not
found
Hộp 4.4: Hộ gia đình không chuyển đổi ngành nghề sau CĐCCCT Error:
Reference source not found
Hộp 4.5: Người dân cần thuê lao động trong trồng trọt sau CĐCCCT Error:
Reference source not found
Hộp 4.6: Hộ phi nông nghiệp chuyển sang nghề hỗn hợp sau CĐCCCT Error:
Reference source not found
Hộp 4.7: Nam giới đảm nhiệm các công việc trong trồng trọt nhiều hơn Error:
Reference source not found
Hộp 4.8: Nam giới đảm nhiệm chính hoạt động trồng trọt với Error: Reference
source not found
những loại cây trồng mới Error: Reference source not found
Hộp 4.9: Nguyên nhân nam giới là người đảm nhiệm chính hoạt động trồng trọt
với những loại cây trồng mới Error: Reference source not found

Hộp 4.10: Người dân cần tăng cường học hỏi, bổ sung các kỹ thuật chăm sóc
những loại cây trồng mới Error: Reference source not found
Hộp 4.11: Tìm đầu ra cho nông phẩm Error: Reference source not found
Hộp 4.12: Kết hợp việc làm nông nghiệp với việc làm phi nông nghiệp Error:
Reference source not found
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
CĐCCCT
CNH – HĐH
GDP
HH
HTXDVNN
NN
NXB
PNN
PVS
TB
UBND
USD
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Tổng sản phẩm quốc dân
Hỗn hợp
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Nông nghiệp
Nhà xuất bản
Phi nông nghiệp
Phỏng vấn sâu
Trung bình

Ủy ban nhân dân
Đô – la Mỹ
viii
PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi
quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, từ lâu nông nghiệp đã trở thành một thế mạnh
và là chỗ dựa vững chắc để đất nước có thể vượt qua những khó khăn, thử thách
để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tiếp thu được
những thành tựu to lớn. Thành tựu to lớn nhất là trong một thời gian không dài,
từ nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông
nghiệp hàng hóa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và có tỷ suất hàng hóa
ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và trên thế giới.
Ngành nông nghiệp nước ta được ghi nhận trở thành chỗ dựa của nền kinh
tế với mức đóng góp 22% GDP, xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục 27,5 tỷ USD và
nông nghiệp là ngành duy nhất có giá trị thặng dư xuất khẩu ròng tăng đều đặn
ngay cả trong thời điểm kinh tế suy giảm (Chí Trung, 2013). Tuy nhiên sự đầu
tư cho nông nghiệp vẫn còn hạn chế và chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế vốn
có. Việc đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp
phần tái cơ cấu nông nghiệp và mở ra nhiều cơ hội cho nông nghiệp phát triển
phù hợp với tình hình mới. Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của nước ta đang dần
được hoàn thiện với nhiều nội dung trong đó có nội dung quan trọng, mang tính
thời sự là chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, quan trọng nhất phải là nâng cao thu nhập cho
nông dân. “Muốn thế cần phải xem xét lại cơ cấu cây trồng. Chính sách nông
nghiệp nước ta từ khi đổi mới đến nay là hướng vào ưu tiên tăng năng suất để
đảm bảo đủ lương thực. Đến nay nhiều mặt hàng đã có thể xuất khẩu vì thế
nước ta cần đa dạng hóa các loại cây trồng” (Xuân Thân, 2013). Việc duy trì an
ninh lương thực gắn với giữ diện tích lớn cho sản xuất lúa gạo, chậm chuyển đổi

1
cơ cấu cây trồng đã làm giảm tăng trưởng chung vì một số diện tích đất đai,
nguồn nước, lao động có thể được sử dụng đối với các cây trồng khác để đạt
hiệu suất và hiệu quả cao hơn (Vương Đình Huệ, 2013). Do vậy, việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng là hết sức cần thiết và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
nước ta.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm thay đổi cơ cấu việc làm của lao động
nông thôn cùng với một số nhân tố như quá trình CNH – HĐH, sự phát triển của
các ngành nghề phi nông ở nông thôn hay sự phát triển của các làng nghề,…
Trong gần 30 năm đổi mới, kinh tế nước ta đã có sự phát triển khá mạnh mẽ, cơ
cấu của nền kinh tế đã có sự chuyển dịch dần theo hướng tiến bộ giảm tỷ trọng
khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực
dich vụ. Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu việc làm của
lao động nông thôn cũng thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng việc làm trong nông
nghiệp, tăng tỷ trọng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần chuyển một bộ phận lao động
trong nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, đảm bảo việc làm và
thu nhập cho lao động nông thôn trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta hiện
nay. Nông nghiệp nước ta đang từng bước được cơ giới hóa, làm cho số lượng
lao động cần thiết trong nông nghiệp có xu hướng giảm dần ngày càng rõ rệt.
Hơn nữa, đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là tính mùa vụ do đó việc
làm của lao động nông thôn cũng mang tính mùa vụ. Mặt khác, quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ kéo theo đó
là những hệ lụy làm cho tư liệu sản xuất chính của lao động nông thôn là đất đai
ngày càng bị thu hẹp. Việc làm trong nông nghiệp càng ít đi tỷ lệ nghịch với số
lao động bước vào độ tuổi lao động ngày càng tăng. Thêm vào đó lao động nông
thôn nước ta phần lớn chưa qua đào tạo nên ít có cơ hội tìm kiếm những việc
làm khác có thu nhập cao hơn cũng như khả năng tự tạo việc làm mới thấp.
Những điều đó đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu viêc làm nghiêm trọng
2

ở nông thôn nước ta hiện nay. Tính đến năm 2009, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu
vực nông thôn là 6,5% lớn hơn tỷ lệ thiếu việc làm của cả nước (5,8%); tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực nông thôn là 2,25% . Do vậy, với khoảng 70% dân số sống ở
nông thôn và vai trò quan trọng của lao động nông thôn trong phát triển kinh tế -
xã hội nông thôn nói riêng và cả nước nói chung, vấn đề việc làm của lao động
nông thôn cần được đặc biệt quan tâm, nhất là khi nông nghiệp nước ta đang
thay đổi khá mạnh mẽ.
Với chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại cây có giá trị kinh tế thấp sang các loại
cây có giá trị kinh tế cao không những mang lại thu nhập cao hơn cho người
nông dân, mặt khác còn tạo ra nguồn lao động dôi dư trong nông nghiệp. Những
điều đó tạo điều kiện cho lao động nông thôn chuyển từ khu vực nông nghiệp
sang khu vực phi nông nghiệp và có thể giúp người lao động đầu tư sản xuất, tạo
thêm việc làm cho lao động nông thôn góp phần giải quyết tình trạng thất
nghiệp, thiếu việc làm cho lao động nông thôn nước ta.
Đến nay đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, về việc làm, cơ cấu việc làm của lao động nông thôn. Song những
đề tài đó chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng của chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các
yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó đưa ra các giải pháp để
chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, hiệu quả. Các nghiên cứu về vấn đề việc
làm, cơ cấu việc làm của lao động nông thôn đã làm rõ thực trạng lao động –
việc làm, cơ cấu lao động – việc làm ở nông thôn và chỉ ra một số yếu tố ảnh
hưởng đến cơ cấu việc làm của lao động nông thôn, đưa ra các giải pháp tạo việc
làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà chưa tìm hiểu ảnh hưởng
của chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới cơ cấu việc làm của lao động nông thôn. Vì
vậy tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới cơ
cấu việc làm của lao động nông thôn” (Nghiên cứu trường hợp tại xã Ông
3
Đình, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) để tìm hiểu việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng ảnh hưởng như thế nào tới cơ cấu việc làm của lao động nông thôn.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu ảnh hưởng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới cơ cấu việc
làm của lao động nông thôn.
Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới cơ cấu việc làm
theo ngành của các hộ gia đình.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới cơ cấu việc làm
theo giới của các hộ gia đình.
- Đề xuất một số khuyến nghị để củng cố, nâng cao hiệu quả của chuyển
đổi cơ cấu cây trồng tới cơ cấu việc làm của lao động nông thôn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
tới cơ cấu việc làm của lao động nông thôn.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hưởng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới cơ cấu việc
làm phân theo ngành nông nghiệp – phi nông nghiệp và cơ cấu việc làm theo
giới trong nông nghiệp – phi nông nghiệp của lao động nông thôn, trong đó việc
làm trong ngành nông nghiệp tập trung vào việc làm trong ngành trồng trọt.
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Các nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh, các vùng mặc dù điều
kiện kinh tế, điều kiện xã hội có những điểm khác nhau nhưng cái chung nhất là
dựa trên tiềm năng thế mạnh của mình, phát triển theo cơ chế thị trường, từng
bước xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý.
Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, nông nghiệp mang tính chất tự
cung tự cấp tất yếu chuyển lên nông nghiệp hàng hóa do phân công xã hội ngày

càng phát triển. Nông nghiệp hàng hóa thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
nhanh hơn, không ngừng tăng năng suất lao động; đẩy mạnh quá trình xã hội
hóa sản xuất và tích tụ tập trung sản xuất, mở rộng thị trường hàng tiêu dùng, thị
trường lao động, phân công xã hội ngày càng sâu rộng cũng làm biến đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi, chuyển nền nông nghiệp độc canh thành nền nông
nghiệp phát triển toàn diện .
Cơ cấu cây trồng luôn biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện và phát
triển thông qua sự chuyển đổi, từ cây trồng cũ chuyển sang cây trồng mới, cơ
cấu từ độc canh đến đa dạng hóa, từ hiệu quả thấp đến hiệu quả cao. Chuyển
dịch cơ cấu cây trồng là một quá trình dài gắn liền với những tiến bộ về khoa
học kỹ thuật, không có một cơ cấu cây trồng nào có sẵn hoặc xuất hiện thay thế
cơ cấu cũ ngay lập tức mà nó là một quá trình dài, quá trình này nhanh hay chậm
lại phụ thuộc vào các chủ thể, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội .
Cơ cấu cây trồng hợp lý phải đạt hiệu quả trên các mặt: năng suất, sản
lượng, thu nhập và bảo vệ môi trường thiên nhiên .
Hướng nghiên cứu về thực trạng CĐCCCT.
Khi nghiên cứu về thực trạng CĐCCCT ở Thái Bình, tác giả ) đã chỉ ra
rằng: Diện tích cây lúa giảm, diện tích các loại cây trồng khác tăng lên theo
hướng đa dạng hóa sản phẩm. Kết quả sản xuất các loại cây hoa màu, cây công
nghiệp trong những năm qua đem lại lợi ích đáng kể làm tăng thêm giá trị trồng
trọt, góp phần chuyển đổi tích cực cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Nhóm
5
cây hoa màu và cây công nghiệp diện tích tăng nhanh, giá trị sản xuất chiếm tỷ
lệ cao trong ngành trồng trọt. Cơ cấu cây vụ đông chuyển mạnh từ số lượng đến
chất lượng và giá trị. Trong nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng”, tác giả Đào Xuân Kiên cũng
nêu lên thực trạng CĐCCCT: Các cây trồng có hiệu quả cao có xu hướng tăng
nhanh về diện tích, diện tích các loại cây có hiệu quả thấp giảm. Nhóm cây ăn
quả cũng được tập trung sản xuất với những loại cây cho giá trị kinh tế cao, từng
bước hình thành vùng sản phẩm hàng hóa lớn . Các nghiên cứu này đã nêu lên

được thực trạng CĐCCCT ở hai tỉnh Thái Bình và Cao Bằng tuy nhiên các tác
giả mới chỉ nghiên cứu về mặt kỹ thuật và chỉ ra được hiệu quả về mặt kinh tế
mà các loại cây trồng mới mang lại mà chưa nghiên cứu ảnh hưởng về mặt xã
hội mà CĐCCCT mang lại.
Hướng nghiên cứu về giải pháp chủ yếu để thúc đẩy CĐCCCT.
Khi nghiên cứu về các giải pháp để thúc đẩy CĐCCCT, tác giả ) đề cao
việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu giống cây trồng tăng
năng suất, chất lượng hiệu quả và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản
xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy quá trình CĐCCCT.
Trong khi đó, tác giả lại nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng thị trường tiêu
thụ nông sản, cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Đây là việc làm
cần thiết để thúc đẩy CĐCCCT theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Các tác giả cũng đưa ra một số giả pháp khác như: thực hiện dồn điền đổi
thửa, hợp tác sản xuất, phát triển kinh tế trang trại. Ruộng đất manh mún không
thể sản xuất hàng hóa khối lượng lớn, đồng đều về chất lượng, khó hình thành
vùng chuyên canh. Cùng với việc dồn điền đổi thửa cần coi trọng hình thành các
tổ hợp tác, khuyến khích tập trung ruộng đất để hình thành trang trại. Xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp cũng là một giải
pháp cần thiết mà các nghiên cứu chỉ ra. Thủy lợi là công tác hàng đầu cần được
đầu tư, cùng với đó là xây dựng, phát triển hệ thống lưới điện, giao thông, thông
tin,
6
Ngoài ra, còn những biện pháp như: xây dựng hệ thống bảo quản, chế
biến; khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực,… cũng cần được thực hiện đồng bộ để việc CĐCCCT mang lại hiệu
quả cao . Các tác giả đã nghiên cứu và xây dựng một hệ thống đồng bộ các giải
pháp, phù hợp với từng vùng, từng địa phương
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu, phân tích lý
luận về chuyển đổi cơ cấu cây trồng; những đặc điểm, vai trò của cơ cấu cây
trồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng; khảo sát làm rõ thực trạng, những yếu tố,

điều kiện tác động đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đánh giá những điểm tích
cực và tiêu cực của các cơ cấu cây trồng hiện nay; và từ đó đưa ra những định
hướng, giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Các công trình nghiên cứu
này tập trung nghiên cứu về mặt kỹ thuật và kinh tế mà chưa đi vào nghiên cứu
mặt xã hội của CĐCCCT, ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới việc
làm của lao động nông thôn như thế nào.
2.1.2 Các nghiên cứu về vấn đề việc làm, cơ cấu việc làm của lao động nông thôn
Hướng nghiên cứu về thực trạng việc làm, cơ cấu việc làm ở nông thôn
nước ta hiện nay.
Hướng nghiên cứu về thực trạng việc làm, cơ cấu việc làm của lao động
nông thôn đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và các tổ chức.
Theo Báo cáo điều tra lao động và việc làm 2011, Tổng cục thống kê Việt Nam,
tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là 6,5% cao hơn so với tỷ lệ thiếu việc
làm của cả nước là 5,8% (năm 2009). Tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông
thôn trầm trọng hơn so với khu vực thành thị, tỷ lệ người lao động thiếu việc
làm ở khu vực nông thôn luôn cao hơn gấp từ 2 – 2,5 lần so với khu vực thành
thị. Năm 2011, cứ 1000 người đang làm việc ở khu vực nông thôn thì có 36
người thiếu việc làm, trong đó có sự chênh lệch không đáng kể về mức độ thiếu
việc làm giữa nam và nữ. Theo Trần Minh Ngọc và cộng sự (2011): “Thực trạng
này là khó tránh khỏi bởi khu vực nông nghiệp hàng năm phải thu hút tới 50%
7
số lao động tăng thêm, trong khi đó khu vực này không còn khả năng tạo việc
làm do quỹ đất hạn hẹp cùng với nguồn vốn đầu tư thấp”.
Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn luôn thấp hơn khoảng ½
lần so với khu vực thành thị. Năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông
thôn là 2,25%, thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,9% và của
thành thị là 4,6%. Đến năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn giảm còn 1,6%,
thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp của cả nước và của khu vực thành thị lần lượt là 2,2%
và 3,6% .
Bảng 2.1: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động

Đơn vị : %
2009 2010 2011
Nông thôn 2,25 2,30 1,60
Thành thị 4,60 4,29 3,60
Cả nước 2,90 2,88 2,22
(Nguồn: Báo cáo điều tra lao động và việc làm 2011, Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ và phụ thuộc nhiều
vào các yếu tố tự nhiên như thời tiết, thiên tai, nên có tính rủi ro cao và việc
làm trong nông nghiệp cũng mang tính thời vụ, điều đó có nghĩa là việc làm của
người nông dân không mang tính thường xuyên, trong năm họ luôn có những
khoảng thời gian nông nhàn. Trong những năm gần đây xu hướng chuyển dịch
việc làm từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ của đồng bằng sông Hồng
ngày càng mạnh . Cơ cấu lao động – việc làm đã mang tính phi nông cao song
loại hình nghề nghiệp còn chưa thật đa dạng, lĩnh vực nghề nghiệp chủ yếu vẫn
là kinh tế hộ gia đình, trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế . Các
nghiên cứu này đã chỉ ra cơ cấu việc làm của lao động nông thôn nước ta trong
những năm gần đây, tuy nhiên các tác giả mới chỉ đưa ra cơ cấu việc làm phân
theo ngành nông nghiệp – phi nông nghiệp mà chưa đề cập đến cơ cấu việc làm
phân theo các tiêu chí khác.
8
Cơ cấu việc làm của lao động nông thôn đã có sự thay đổi trong quá trình
CNH – HĐH. Theo , sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp, dịch
vụ, việc làm nông nghiệp đã giảm đi, việc làm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
tăng. Tỷ lệ việc làm của hộ dân mất đất nông nghiệp giảm nhanh, đặc biệt là các
hộ mất nhiều đất nông nghiệp. Xu hướng chuyển đổi chủ yếu của các hộ này là
chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc vừa sản xuất nông nghiệp
vừa làm thêm các nghề khác. Những hộ có điều kiện về vốn, nhà mặt đường
chuyển sang buôn bán, kinh doanh nhỏ hoặc làm dịch vụ hay phát triển các
ngành nghề thủ công và cơ khí nhỏ. Đại bộ phận lao động của những hộ nông
dân mất đất tìm kiếm thu nhập bằng những việc làm thuê hay làm phụ hồ, bán

hàng rong… Cũng nghiên cứu về tác động của CNH – HĐH, nghiên cứu
“Chuyển đổi đất cho quá trình công nghiệp hóa và tác động đến chiến lược sinh
kế của hộ gia đình tại tỉnh Hưng Yên, Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Diễn đã
chỉ ra sau khi đất nông nghiệp bị thu hồi cho công nghiệp hóa, với các tiềm lực
về vốn, với các cơ hội và sức ép mà công nghiệp hóa tạo ra làm cho các hộ gia
đình chuyển sang các ngành nghề phi nông nhiều hơn, tỷ lệ người lao động làm
việc trong các ngành phi nông tăng cao và lớn hơn, tương ứng tỷ lệ người lao
động làm nghề nông giảm. Các hoạt động phi nông của các hộ gia đình sau khi
bị thu hồi đất nông nghiệp rất đa dạng có thể là làm công nhân trong các nhà
máy, cho thuê đất, kinh doanh hay làm thuê tự do,… với sự gia tăng các doanh
nghiệp trên địa bàn (Nguyễn Thị Diễn, 2010). Các tác giả đã chỉ ra được xu
hướng chuyển dịch cơ cấu việc làm nông nghiệp – phi nông nghiệp ở nông thôn
tuy nhiên những nghiên cứu trên chỉ nhìn nhận xu hướng chuyển dịch này dưới
ảnh hưởng của quá trình CNH – HĐH mà chưa chỉ ra được các yếu tố khác cũng
ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu việc làm như thế nào.
Hướng nghiên cứu về các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, nghiên
cứu “Việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam trong những năm đổi
9
mới” đã chỉ ra rằng: Các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn thường đan
xen vào các hoạt động nông nghiệp, phân tán trong các hộ gia đình. Động cơ cơ
bản của việc tham gia vào hoạt động nông nghiệp dạng phân tán này là nhằm tận
dụng thời gian nhàn rỗi và là do có sự thiếu hụt thu nhập từ hoạt động nông
nghiệp. Bên cạnh kiểu tổ chức lao động phi nông nghiệp theo hình thức phân
tán, một đặc trưng căn bản của hoạt động phi nông nghiệp và lao động phi nông
nghiệp trong nông thôn nước ta là tổ chức theo cấp cộng đồng làng, xã được gọi
là làng nghề . Cũng đề cập đến vấn đề việc làm phi nông nghiệp trong các làng
nghề, tác giả chỉ ra rằng: Cả nước có hàng nghìn làng nghề với hàng trăm nghề
khác nhau đã tồn tại và phát triển như: dệt vải, dệt chiếu, mây tre đan, thêu ren,
chế biến gỗ, cơ khí,… Việc phát triển các làng nghề đã tạo việc làm tại chỗ cho
lao động nông thôn. Các làng nghề không những tạo việc làm cho người dân trên

địa bàn mà với sự phát triển mạnh mẽ nó còn tạo việc làm cho lao động trên các
địa bàn lân cận. Các tác giả đã chỉ ra rằng làng nghề là nhân tố quan trọng để tạo
việc làm phi nông nghiệp tại chỗ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm
của lao động nông thôn theo hướng giảm việc làm trong nông nghiệp, tăng việc
làm phi nông nghiệp.
Các hoạt động phi nông nghiệp còn có sự phân chia theo giới. Số liệu điều
tra mức sống dân cư năm 2000 cho thấy, ở nông thôn tỷ lệ nam giới tham gia lao
động làm thuê cao hơn nhiều so với nữ giới (36,86% ở nam giới so với 21% ở
nữ giới). Có thể vì lý do giới nên khác với nam giới, nữ giới không thể tự do
tham gia nhiều công việc làm thuê hiện nay phổ biến ở nông thôn cũng như ra
thành phố làm các công việc tạm thời trong thời gian nông nhàn. Ngược lại với
loại hình làm thuê, tỷ lệ nữ giới tham gia hoạt động tự làm phi nông nghiệp lại
cao hơn nam giới (20% ở nữ giới so với 15% ở nam giới). Tuy nhiên với sự phát
triển của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong những năm gần
đây mà trong đó chủ yếu là các lao động nữ như công nghiệp dệt may, công
10
nghiệp da giày, công nghiệp chế biến,… nơi mà tỷ lệ lao động nữ chiếm phần
lớn cũng đã tác động đến vấn đề cân bằng giới trong hoạt động phi nông
nghiệp . Ngoài cơ cấu việc làm phân theo ngành, tác giả đã chỉ ra cơ cấu việc
làm phân theo giới của lao động nông thôn tuy nhiên tác giả mới chỉ đề cập đến
cơ cấu việc làm phân theo giới trong các hoạt động phi nông nghiệp mà chưa chỉ
ra cơ cấu việc làm phân theo giới trong nông nghiệp.
Hướng nghiên cứu về giải pháp chuyển dịch cơ cấu việc làm cho lao động
nông thôn.
Để cơ cấu việc làm của lao động nông thôn thay đổi theo hướng tích cực,
hiệu quả cần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề nông
thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ. Trước hết cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng đa canh, đa đạng
hóa cây trồng, vật nuôi, hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn . Các tác giả

nhấn mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp là việc cần
làm trước tiên để thay đổi cơ cấu việc làm ở nông thôn.
Tác giả lại nhấn mạnh việc kết hợp đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp với
đẩy mạnh các hoạt động phi nông ở nông thôn, tập trung vào khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia tạo việc làm cho xã hội. Chú trọng việc người lao
động được chủ động, sáng tạo tự tìm kiếm việc làm mới trên cơ sở khai thác các
lợi thế sẵn có, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế tại chỗ, mở rộng các hình thức
hợp tác giữa người lao động với các tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng sản
xuất để tạo việc làm mới. Tác giả cũng chỉ ra rằng: Phát triển kinh tế nhiều
thành phần, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông
nghiệp, nông thôn là hình thức tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu việc làm dựa
trên các quan hệ kinh tế thị trường, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của các
vùng, hướng phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn.
11
Mặt khác, cần phải tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở nông thôn. Theo :
“…nhất thiết phải phát triển mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
trong nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện dựa trên cơ sở trình độ
khoa học kỹ thuật cao. Muốn vậy, cần phải tăng cường xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật trong nông thôn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh
sản xuất hàng hóa trong nông thôn, điều quan trọng là phải phát triển nông
nghiệp thâm canh trình độ cao, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích”.
Những nghiên cứu trên đã nêu rõ thực trạng việc làm, cơ cấu việc làm của
lao động nông nghiệp, nông thôn và đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm, xu
hướng thay đổi cơ cấu việc làm, tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn.
Những nghiên cứu này cũng đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
cơ cấu việc làm của lao động nông thôn như: quá trình CNH – HĐH hay sự phát
triển của các làng nghề, sự phát triển của các hoạt động phi nông nghiệp ở nông
thôn, Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng ảnh hưởng như thế nào tới cơ cấu việc làm của lao động nông thôn.

2.1.3 Hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của CĐCCCT tới cơ cấu việc
làm của lao động nông thôn
Khi nghiên cứu về những sự thay đổi trong nông nghiệp, một số đề tài đã
chỉ ra ảnh hưởng của những sự thay đổi đó đến đời sống, thu nhập, của người
dân. Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về ảnh hưởng của
việc CĐCCCT tới cơ cấu việc làm của lao động nông thôn.
Đề tài “Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh
tác ở đồng bằng sông Hồng” đã chỉ ra rằng thu nhập của người dân được hình
thành từ các nguồn chính là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và từ các hoạt
động phi nông nghiệp. Chuyển đổi hệ thống canh tác có ảnh hưởng trực tiếp tới
thu nhập của hộ nông dân do kết quả của sự thay đổi hệ thống canh tác không
12
chỉ làm thay đổi khối lượng hàng nông sản làm ra mà còn làm thay đổi cả cơ cấu
sản phẩm. Việc thay đổi về khối lượng và cơ cấu nông phẩm làm ra dẫn đến
thay đổi tổng sản phẩm sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, việc thay đổi trong bố
trí nguồn lực đầu vào của sản xuất cũng làm thay đổi chi phí sản xuất có sự khác
nhau giữa các hệ thống canh tác. Kết quả tất yếu của quá trình này dẫn đến thay
đổi thu nhập của nông hộ (Lê Thị Nghệ và cộng sự, 2006). Các tác giả đã cho
thấy sự thay đổi hệ thống canh tác là nhân tố tạo ra sự thay đổi về thu nhập của
hộ nông dân. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ ra sự thay đổi về mặt kinh tế mà
chưa xem xét sự ảnh hưởng tới việc làm, cơ cấu việc làm mà sự thay đổi hệ
thống canh tác mang lại.
2.2 Cơ sở lý luận
2.2.1 Thuyết cấu trúc – chức năng
Lịch sử của thuyết cấu trúc – chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà
xã hội học như: Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkheim, Vilfredo
Pareto, Robert Merton, Talcott Parsons và nhiều nhà khoa học khác. Các tác giả
của thuyết cấu trúc – chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ
phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định
góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương

đối ổn định, bền vững (Lê Ngọc Hùng, 2008).
Durkheim – nhà xã hội học tiêu biểu đã chỉ ra rằng nghiên cứu xã hội học
cần phải phân biệt rõ nguyên nhân và chức năng của sự kiện xã hội. Ông cho
rằng việc chỉ ra được chức năng tức là lợi ích, tác dụng hay sự thỏa mãn một
nhu cầu không có nghĩa là giải thích được sự hình thành và bản chất của sự kiện
xã hội. Để làm điều đó cần vạch ra các tác nhân gây ra sự kiện xã hội (Lê Ngọc
Hùng, 2008). Áp dụng vào quá trình nghiên cứu nhằm xem xét nhân tố ảnh
hưởng tới sự thay đổi cơ cấu việc làm của lao động nông thôn, đề tài này chỉ ra
rằng sự thay đổi từ chính nông nghiệp mà cụ thể ở đây là quá trình chuyển đổi
13
cơ cấu cây trồng đã góp phần làm thay đổi cơ cấu việc làm của lao động nông
thôn. CĐCCCT được chỉ ra là một nhân tố làm thay đổi cơ cấu việc làm của lao
động nông thôn theo chiều hướng tích cực: giảm tỷ trọng việc làm trong nông
nghiệp, tăng tỷ trọng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ. Khác với những
nghiên cứu trước đã chỉ ra các nhân tố làm thay đổi cơ cấu việc làm của lao
động nông thôn như: quá trình CNH – HĐH, sự phát triển của các làng nghề hay
sự phát triển của các hoạt động phi nông nghiệp ở địa phương, đề tài này cho
thấy quá trình CĐCCCT cũng là nhân tố làm thay đổi cơ cấu việc làm của lao
động nông thôn.
Spencer chỉ ra rằng sự biến đổi chức năng của các bộ phận kéo theo sự
biến đổi cấu trúc của cả chỉnh thể xã hội. Cũng tương tự như Spencer, Claude
Levi – Stauss cho rằng cấu trúc có tính hệ thống với nghĩa là sự biến đổi của yếu
tố này sẽ kéo theo sự biến đổi của yếu tố khác (Lê Ngọc Hùng, 2008). Vận dụng
vào quá trình nghiên cứu, đề tài chỉ ra việc CĐCCCT từ những loại cây trồng cũ
như lúa, ngô, đỗ sang trồng những loại cây có hiệu quả kinh tế cao như một số
loại cây ăn quả (nhãn, chuối, bưởi,…) không những mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn cho người nông dân mà còn giúp họ giảm công lao động, thời gian lao
động trên đồng ruộng, tạo ra nguồn lao động dôi dư trong nông nghiệp. Những
điều đó tạo điều kiện cho lao động nông thôn chuyển từ khu vực nông nghiệp
sang khu vực phi nông nghiệp và có thể giúp người lao động đầu tư sản xuất, tạo

thêm việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó mà CĐCCCT đã làm thay đổi cơ
cấu việc làm của lao động nông thôn.
Merton cho rằng thuyết này là sự giải thích một hiện tượng xã hội bằng
cách chỉ ra hệ quả (chức năng) của nó đối với những cấu trúc mà nó là một bộ
phận cấu thành (Lê Ngọc Hùng, 2008). Vận dụng vào quá trình nghiên cứu
nhằm xem xét hệ quả mà việc CĐCCCT mang lại trong việc giảm thời gian lao
động, giảm công lao động, tạo ra nguồn lao động dôi dư trong nông nghiệp tạo
điều kiện cho lao động nông thôn có thể chuyển sang các ngành nghề công
14
nghiệp, dịch vụ. Hơn nữa, với hiệu quả về mặt kinh tế mà việc CĐCCCT sang
những loại cây có giá trị kinh tế cao mang lại còn giúp hộ gia đình có thể đầu tư
thêm cho hoạt động sản xuất, tạo thêm việc làm cho những lao động khác. Từ
những điều đó mà CĐCCCT đã góp phần làm thay đổi cơ cấu việc làm của lao
động nông thôn.
Parsons cùng với Merton từng được coi là tác giả của thyết cấu trúc –
chức năng đưa ra một lý thuyết tổng quát về các hệ thống hành động. Ông định
nghĩa “hành động” là một quá trình trong một hệ thống tác nhân – tình huống
mà hệ thống đó có ý nghĩa động cơ đối với tác nhân cá nhân hay tập thể. Parsons
chỉ ra thuộc tính cơ bản của hành động là cá nhân không những “phản ứng” đối
với một “kích thích” nhất định của tình huống mà còn phát triển một hệ thống
các “kỳ vọng” đối với các đối tượng khác nhau của một tình huống xã hội (Lê
Ngọc Hùng, 2008). Vận dụng vào quá trình nghiên cứu trong việc xem xét việc
CĐCCCT của người dân địa phương xuất phát từ những nguyên nhân như hiệu
quả về mặt kinh tế, hiệu quả trong việc giảm công lao động, hay giúp hộ gia
đình có thể tập trung vào hoạt động phi nông nghiệp. Từ những hiệu quả đó mà
việc CĐCCCT của người dân còn giúp họ có thể chuyển sang tìm kiếm việc làm
trong các ngành nghề phi nông, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao
động nông thôn. Với những hiệu quả mà CĐCCCT mang lại, người dân nông
thôn có xu hướng CĐCCCT, từ đó mà CĐCCCT cũng là tác nhân làm thay đổi
cơ cấu việc làm của lao động nông thôn theo hướng tỷ trọng việc làm trong nông

nghiệp giảm đi, việc làm trong khu vực phi nông nghiệp tăng lên.
2.2.2 Thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết lựa chọn duy lý dựa trên tiên đề cho rằng con người luôn hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực
một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Theo Marx
con người không chỉ làm biến đổi hình thái do những cái tự nhiên cung cấp mà
15

×