MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
Mục lục
Tên biểu đồ
I. Sơ lược về đất nước và ngành du lịch Malaysia
1. Giới thiệu khái quát về đất nước Malaysia
2. Giới thiệu khái quát về ngành du lịch Malaysia
2.1. Quá trình phát triển của ngành du lịch
2.2. Đặc điểm du lịch Malaysia
2.3. Chính sách của chính phủ Malaysia
2.4. Lợi thế và khó khăn của ngành du lịch Malaysia
II. Du lịch tác động đến phát triển kinh tế của Malaysia
1. Du lịch tác động đến tăng trưởng kinh tế Malaysia
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3. Tác động của du lịch đến xã hội
III. Hướng phát triển của du lịch Malaysia trong tương lai và liên hệ Việt
Nam
1. Hướng phát triển của du lịch Malaysia
2. Liên hệ với du lịch Việt Nam
Danh mục tài liệu tham khảo
3
4
5
5
6
6
9
12
13
17
17
23
25
30
30
33
35
1
Tên biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Malaysia qua các năm 17
Biểu đồ 2: GDP qua các năm của Malaysia 18
Biểu đồ 3: GDp một số nước Asian năm 2006 19
Biểu đồ 4: Lượng khách quốc tế và doanh thu đạt được qua các năm từ du lịch
của Malaysia 20
Biểu đồ 5: Thu nhập ngoại tệ chủ yếu năm2003 21
Biều đồ 6: FDI của các nước 22
Biểu đồ 7: FDI % của GDP 22
Biểu đồ 8: Tỷ lệ % của các ngành qua các thời kỳ đóng góp vào GDP
Malaysia 23
Biểu đồ 9: Cơ cấu lao động năm 1999 của Malaysia theo khu vực kinh tế 26
Biểu đồ 10: Phân bố lao động giữa các ngành 27
Biểu đồ 11: Chỉ số giáo dục của các nước 29
Biểu đồ 12: Chỉ số tiềm năng con người 29
2
I. Sơ lược về đất nước và ngành du lịch Malaysia
1. Giới thiệu khái quát về đất nước Malaysia
- Thủ đô: Kuala Lumpur
- Vị trí địa lý: Malaysia nằm trong khu vực Đông Nam Á với diện tích 330.307 km2.
Lãnh thổ gồm 2 phần cách nhau 531km qua biển Nam Trung Hoa và được chia thành 13
bang. Phía Tây gồm 11 bang rộng 131.598 km2 gọi là bán đảo Malaysia giáp với Thái
Lan, Singapore và eo biển Malacca. Phía Đông có 2 bang Sabah và Sarawak rộng
198.720 km2 giáp với Indonesia và Brunei. Ngoài ra còn có 2 khu vực hành chính đặc
biệt là Thủ đô Kuala Lumpur và Labuan được gọi là "lãnh thổ liên bang" thuộc chỉ đạo
trực tiếp của liên bang.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao.
- Dân số: 24,386 triệu người (số liệu tháng 7/2006)
- Dân tộc: Malaysia là nước đa chủng tộc, khoảng 50,4% là người Malaysia; 23,7% là
người Hoa; người bản địa 11%, 7,1% là người Ấn, còn lại 7,8% là các dân tộc khác.
- Tôn giáo: Đạo Hồi là quốc đạo, chiếm 53% dân số. Ngoài ra có các tôn giáo khác như
Thiên Chúa giáo (8,6%), đạo Phật (17,3%), Hindu (7%), đạo Khổng (11,6%). Còn lại là
các đạo khác.
- Kinh tế chung: Sau khi giành được độc lập (1957), Malaysia chỉ sở hữu một nền nông
nghiệp yếu kém, nghèo nàn. Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào Anh và thu nhập chủ yếu
từ sản xuất thiếc và cao su. Từ 1970, Chính phủ Malaysia xác định mục tiêu xoá nghèo
đói và cơ cấu lại nền kinh tế lên trên hết. Từ 1983, Chính phủ đưa ra chính sách tự do hoá
kinh tế, đưa ra luật lệ phù hợp hơn với tình hình đầu tư quốc tế đang tăng mạnh, bên cạnh
đó khu vực tư nhân được tự do, khuyến khích phát triển đầu tư, mở rông kinh doanh.
Theo tiến trình đó đến cuối thập kỷ 80, Malaysia chuyển sang nền kinh tế trong đó khu
vực tư nhân nắm vai trò quan trọng. Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1996 - 2000) và lần thứ 8
(2001-2005) bắt đầu được thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch dài hạn 30 năm (1990-
2020) gọi là "Chương trình phát triển mới" hay "Tầm nhìn 2020" với mục tiêu đưa
Malaysia trở thành một nước phát triển vào năm 2020.
Trong 2 năm 1997 và 1998, kinh tế nhiều nước Châu Á rơi vào tình trạng khủng hoảng
và Malaysia không nằm ngoài quy luật đó. Năm 1998, đồng tiền ringgit mất giá 65%.
Nhờ những biện pháp khắc phục khủng hoảng đúng đắn trong đó có việc ấn định tỷ giá
và kiểm soát vốn, nền kinh tế Malaysia từ đầu năm 1999 đến nay đang phục hồi khá
nhanh. Tăng trưởng GDP năm 1999 đạt 5,8%; năm 2000 đạt 8,5%, năm 2001 đạt 2,4%
do tình hình kinh tế toàn cầu giảm sút. Tuy nhiên, từ năm 2002 kinh tế Malaysia từng
bước phục hồi với mức tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2002 là 4,2%, năm 2003 đạt
5,2%, năm 2004 là 7,1%, năm 2005 là 5,3% và năm 2006 là 5,5%. Hiện nay, GDP bình
quân đầu người của Malaysia là 12.700 USD/năm (ước 2006).
3
2. Giới thiệu khái quát về ngành du lịch Malaysia
2.1. Quá trình phát triển của ngành du lịch
Tòa tháp đôi nổi tiếng Petronas (Nguồn: Google)
Trong quá khứ, nền kinh tế của Malaysia phụ thuộc chủ yếu vào thương mại buôn bán
trên thị trường quốc tế, đó cũng là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của đất nước này. Du lịch
góp phần làm đa dạng hóa nền kinh tế, nó cũng là một nguồn thu ngoại tệ khi lực lượng
lao động trong nước ngày càng phát triển và làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài. Sự phát triển của du lịch cũng làm cải thiện lối sống của người dân Malaysia. Và
sự phát triển du lịch không chỉ giúp Malaysia là điểm đến ưa thích của du khách, mà còn
thu hút nguồn đầu tư lớn vào đất nước này.
Chính phủ Malaysia cho rằng, phát triển du lịch có thể tạo cơ hội việc làm cho người dân
nước này, tăng nguồn thu ngoại tệ, và hội nhập kinh tế quốc tế. Vào năm 1989, du lịch là
nguồn thu ngoại tệ thứ ba ở Malaysia, sau công nghiệp sản xuất hàng hóa và khai thác
dầu thô. Năm 1990, ngành du lịch đã tạo ra 68.387 việc làm, trong đó có 40.000 nhân
viên khách sạn, 17.000 nhân viên phục vụ tại sân bay, và khoảng 12.000 người làm việc
trong các văn phòng, tour du lịch. Quá trình phát triển của du lịch Malaysia được chia ra
làm 3 giai đoạn chính :
Giai đoạn 1: trước những năm 1970 đánh dấu bằng những bước đi chập chững của ngành
công nghiệp non trẻ. Nền công nghiệp du lịch Malaysia chính thức hình thành dưới cái
tên Tourism Development Coporation (TDC), vào năm 1972. TDC có nhiệm vụ vạch kế
hoạch và phát triển công nghiệp du lịch non trẻ của Malaysia. Trong khoảng vài năm kể
từ khi chính phủ Malaysia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển du lịch, du lịch
của Malaysia đã phát triển mạnh mẽ và ngang tầm với những quốc gia trong khu vực như
Thái Lan và Singapore.
4
Giai đoạn 2: Những năm 80, 90 là sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch đất nước xinh
đẹp này. Sự thành lập nền giáo dục cho những nhân viên du lịch chuyên nghiệp đầu tiên,
đó là quá trình chuẩn bị bước đầu để phát triển ngành công nghiệp du lịch. Vị trí của
ngành du lịch Malaysia còn được tăng cường, khi một bộ riêng biệt về văn hóa và du lịch
được thành lập. Vào giữa những năm 80, thời điểm giá cả hàng hóa bị sụt giảm, nền kinh
tế thế giới lâm vào khủng hoảng, Malaysia cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Nhưng
không lâu sau đó, với những chiến dịch quảng bá rầm rộ, du lịch Malaysia vẫn phát triển
và đưa đến những thành công nhất định. Số lượt khách đã đến Malaysia đã tăng 33,7%,
khoảng 4,8 triệu lượt khách vào năm 1989, từ 3,6 triệu năm 1988(Cockerell, 1994).
Đi theo sự thành công của “Visit Thailand Year 1987” ở Thái Lan, Malaysia cũng có
"Visit Malaysia Year 1990" (VMY’90) vào năm 1990. Số lượt khách và tiêu dùng ở
Malaysia trong năm 1990 đã vượt quá sự mong đợi của TDC. Tổng số lượt du khách đến
với Malaysia đã tăng 53,7%, vào khoảng 7,5 triệu lượt so với cùng kỳ trước đó, mức tiêu
dùng tăng tới 60,6%, vượt năm 1989 tới 1.667 triệu USD, một con số khổng lồ.
(Cockerell, 1994). 6 năm sau đó, từ 1991 đến 1995, mục đích là phát triển mở rộng và
tăng cường chất lượng cho ngành công nghiệp du lịch. Tuy nhiên, chiến tranh vùng Vịnh
vào năm 1991 đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển này, nó đã phá vỡ nhiều kế
hoạnh của các khách du lịch tiềm năng. Ngoài ra, sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu đầu
những năm 90 cũng cản trở nhiều du khách và các doanh nghiệp tài chính vào đầu tư ở
đây. Và trải qua “Visit Malaysia Year 1990”, du lịch Malaysia đã giúp nền kinh tế dần
hồi phục, đến năm 1993, kinh tế Malaysia đã đạt mức tăng trưởng 9% so với năm 1992.
Giai đoạn 3: Sự phát triển trong những năm cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21. Dựa vào thành
công của VMY’90, tiếp theo TDC, Ủy ban phát triển du lịch Malaysia (MTPB), đã thực
hiện VMY lần thứ 2 vào năm 1994 (VMY’94). VMY’94 bắt đầu từ tháng 8 năm 1992,
MTPB tin rằng, quãng thời gian 17 tháng từ tháng 8-1992 đến tháng 1-1994 sẽ quảng bá
được hình ảnh của Malaysia một cách thành công để là tiền đề cho sự phát triển sau này.
Một trong những mục tiêu của VMY’94 là tăng vốn đầu tư nước ngoài vào Malaysia.
MTPB tổ chức và chỉ đạo những cuộc hội thảo và tọa đàm với hơn 15 nước trong khu
vực và trên thế giới về lợi ích của việc đầu tư vào du lịch Malaysia. Họ còn làm việc với
các nhân viên du lịch, điều hành viên du lịch, những phương tiện truyền thông của nước
ngoài nhằm quảng bá thương hiệu của du lịch Malaysia. Sự tin tưởng của MTPB vào
VMY’94 được đền đáp bằng những thành công ngoài mong đợi, 7 triệu lượt khách đã
ghé thăm Malaysia, du lịch đã thu về được 2,3 triệu USD, một con số khổng lồ vào thời
điểm ấy, và tăng 16% so với năm 1993.
Những năm đầu của thế kỉ 21, nền du lịch Malaysia bước vào giai đoạn phát triển bền
vững và toàn diện về nhiều mặt. Bên cạnh xu hướng thu hút du khách và tăng thu nhập
đơn thuần cho ngành du lịch. Mục tiêu của Chính phủ nước này được đề ra cao hơn, tiến
thêm một bước mới khi sử dụng du lịch như cầu nối xúc tiến thu hút đầu tư quốc tế cũng
như xuất khẩu hàng hóa, đặc sản sang nhiều quốc gia khác. Đây là con đường Malaysia
đã vạch ra từ nay cho đến năm 2010, nâng du lịch lên thành khu vực có vai trò đặc biệt
quan trọng trên hành trình xây dựng Malaysia thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương
mại số 1 Đông Nam Á. Sau đây là 2 bảng số liệu chứng minh cho quá trình phát triển của
ngành du lịch Malaysia.
5
Vài nét về sự thành lập bộ du lịch Malaysia: Bộ du lịch và Văn hoá Malaysia được thành
lập vào ngày 20-05-1987 theo sự kết hợp giữa Bộ văn hoá thể thao, Tập đoàn phát triển
du lịch Malaysia và Bộ thương mại và Công nghiệp. Vào ngày 22-10-1992, Bộ được đổi
tên thành Bộ văn hoá, nghệ thuật và du lịch. Ngày 27-03-2004, Bộ du lịch được chính
thức thành lập. Dựa trên sự tách ra của bộ văn hoá, nghệ thuật và du lịch, thành Bộ di sản
văn hoá nghệ thuật và Bộ du lịch. Bộ du lịch mới được thành lập tập trung vào việc chỉ
đạo ngành công nghiệp du lịch với mong muốn thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp non trẻ.
2.2. Đặc điểm du lịch Malaysia
Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng
trong đời sống kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh tế du lịch được coi là ngành
công nghiệp không khói, ngành dịch vụ, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực cung ứng
sản phẩm du lịch thoả mãn nhu cầu của du khách, nhằm đem lại lợi ích kinh tế, chính trị,
xã hội thiết thực cho đất nước. Đối với Malaysia du lịch là lĩnh vực mang lại thu nhập lớn
thứ hai, sau ngành công nghiệp chế tạo. Năm nay, Malaysia đặt mục tiêu thu hút 20 triệu
du khách nước ngoài để đạt nguồn thu 35,2 tỷ RM (9,33 tỷ USD) từ ngành công nghiệp
không khói này và còn hơn thế nữa.
2.2.1. Mang những đặc điểm chung của du lịch quốc tế
Cũng như kinh tế du lịch của thế giới, kinh tế du lịch của nước Malaysia mang những nét
đặc trưng chung như: tính nhạy cảm, tính tổng hợp cao, tính đa ngành, tính đa thành
phần, tính chi phí, tính liên vùng và tính thời vụ….
+ Tính nhạy cảm: Nó gồm nhiều bộ phận tạo thành trong quá trình cung cấp dịch vụ đối
với du khách. Trong một khâu nào đó không tuân thủ quá trình thì có thể gây ra hàng loạt
phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ du lịch. Mặt khác, các
yếu tố như thiên nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội đều có ảnh hưởng đến ngành kinh tế
du lịch. Thảm hoạ chiến tranh, động đất, khủng hoảng kinh tế, đại dịch…đều gây ảnh
hưởng đến sự phát triển của du lịch. Đại dịch SAR đã xảy ra và ảnh hưởng rất lớn đến du
lịch của Malaysia, lượng du khách giảm xuống đáng kể. Đây chính là một biến cố gây ra
rất nhiều khó khăn trong các khâu của hoạt động du lịch.
+ Tính tổng hợp cao: Phạm vi hoạt động của ngành kinh tế du lịch bao gồm khách sạn du
lịch, giao thông vận tải, nhà hàng, dịch vụ bán đồ lưu niệm. Ngoài ra còn một số bộ phận
sản xuất tư liệu phi vật chất (văn hoá, giáo dục, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, hải quan, tài
chính, bưu điện). Ở Malaysia, dân số không nhiều nhưng hệ thống khách sạn, bệnh viện,
nhà hàng, ngân hàng dày đặc như để phục vụ khách du lịch. Số lượng khách sạn tăng lên
để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch: năm 2000 có 1.776 khách sạn, năm
2001 tăng lên là 1.878, năm 2002 là 1.989 và năm 2004 có 2.224 khách sạn.
6
+ Tính đa ngành: Nó được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ hoạt động du lịch như
cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Ở
bất kỳ nền kinh tế du lịch nào cũng vậy, du lịch sẽ không phát triển nếu không có sự trợ
giúp của các ngành kinh tế - xã hội khác như bảo hiểm, y tế, giao thông vận tải, công an
và môi trường.
+ Tính đa thành phần: thành phần tham gia trong hoạt động kinh doanh, du lịch gồm
khách du lịch, những người quản lý và phục vụ du lịch, cộng đồng dân cư, các tổ chức xã
hội… Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch Malaysia là Bộ du lịch. Nhiệm vụ là: tạo nên
một quốc gia Malaysia đồng nhất bởi chính sách du lịch quốc gia và thiết lập đất nước
Malaysia như một điểm đến nổi bật. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của ngành du lịch Malaysia
(Nguồn: )
+ Tính chi phí: Mục đích của khách du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch do vậy họ
sẵn sàng trả chi phí trong các chuyến đi của mình về các khoản du lịch dịch vụ như ăn,
uống, ở, đi lại và nhiều chi phí khác nhằm phục vụ các mục đích vui chơi, giải trí, hưởng
thụ vẻ đẹp thiên nhiên, các giá trị văn hoá, lịch sử.
+ Tính thời vụ: Do ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên thời tiết khí hậu nên du lịch
Malaysia mang tính thời vụ đặc trưng. Du khách đến với Malaysia vào mùa đông và mùa
hè, đó cũng chính là mùa du lịch cao điểm của Malaysia. Mùa đông sẽ bắt đầu từ tháng
12 đến hết tháng 1, với những lễ hội mùa đông lớn như Noel, năm mới. Còn mùa hè của
Malaysia sẽ rơi vào tháng 6, 7 và 8, thậm chí có thể kéo dài đến giữa tháng 9.
2.2 .2. Du lịch Malaysia còn mang những đặc điểm rất riêng
►Du lịch Malaysia là công cụ của chính sách văn hoá- tài chính cho các hoạt động văn
hoá:
7
Vì du lịch là lĩnh vực mang lại thu nhập lớn thứ hai cho Malaysia, thông qua bộ văn hoá,
nghệ thuật và du lịch chính phủ Malaysia đã hỗ trợ về mặt tài chính cho tổ chức văn hoá,
nghệ thuật ở cấp liên bang, cấp bang và cấp hạt, các viện nghiên cứu chuyên sâu, các
công ty tư nhân và các hội thảo do chính phủ hoặc các cá nhân thành lập để bảo tồn và
phát triển văn hoá dân tộc.
►Làm du lịch bằng thương mại:
Xét về cảnh quan thiên nhiên, người Malaysia không có nhiều danh lam thắng cảnh,
những bãi biển đẹp để mà tự hào như người Việt Nam. Tuy nhiên, xét về chuyện làm du
lịch thì chúng ta còn cần phải học hỏi nhiều. Các trung tâm mua sắm, siêu thị bán hàng,
khu vui chơi giải trí có mặt khắp nơi trong thành phố Kuala Lumpur, tại các địa điểm du
lịch trên cả nước và không ngày nào (đặc biệt là những ngày cuối tuần) là không xuất
hiện trên mặt báo những thông tin về các chương trình khuyến mãi, đại hạ giá thu hút
người tiêu dùng.
Khu trung tâm thương mại KLCC (nguồn: Google)
►Dịch vụ du lịch ứng dụng công nghệ thông tin rất mạnh mẽ:
Những ứng dụng CNTT, tự động hóa của Malaysia đã khá sâu và rộng, có thể bắt gặp
những ứng dụng đó ở khắp nơi và rất “đời thường”, từ ứng dụng trong khách sạn đến các
siêu thị, từ ngân hàng điện tử đến các dịch vụ công cộng điện tử, nó phục vụ khiến du
khách cảm thấy tiện lợi, an toàn, thoải mái khi du lịch ở đây.
►Nền du lịch Malaysia với những sự kiện lớn:
Hàng năm, rất nhiều sự kiện mang tầm cỡ quốc tế đã thu hút rất nhiều du khách đến thăm
Malaysia. Bằng đủ mọi cách cung cấp cho những nhà tổ chức các sự kiện và cùng mang
lại những nguồn cần thiết từ nhiều tổ chức, nền du lịch Malaysia đã giúp đảm bảo tính
quần chúng liên tục của những sự kiện quốc tế này. Ví dụ như: Giải vô địch thế giới về
chơi Golf không chuyên, Sắc màu Malaysia, được tổ chức khắp đất nước trong vòng một
tháng với các hoạt động văn hoá đa dạng.
8
Quần đảo cát trắng Langkawi (Nguồn: congdongdulich.com)
►Chính phủ Malaysia tạo điều kiện để phát triển du lịch, thu hút du khách:
Chính phủ tiếp tục khuyến khích các công dân Malaysia sáng tạo các tác phẩm nghệ
thuật, và thấm nhuần các giá trị thẩm mỹ to lớn đặc biệt biết hiểu rõ giá trị và biết gìn giữ
nghệ thuật, văn hoá và di sản. Để làm giàu thêm văn hoá Malaysia, năm 1996 chính phủ
đã chi một khoản tiền là 73.71 triệu RM cho việc làm phong phú và thúc đẩy nghệ thuật
và phát triển văn hoá ở Malaysia. Chính việc làm này của chính phủ đã góp phần tạo nền
văn hoá đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc của Malaysia và đã thu hút được nhiều du
khách đến đây. Ngoài ra, chính phủ còn áp dụng các chính sách như giảm thuế, giảm giá
cho khách du lịch.
9
Cung điện Sultan bằng gỗ tếch cho ta biết rất nhiều về văn hoá Malaysia. (svenbugarski.de)
2.3. Chính sách của chính phủ Malaysia
Malaysia luôn chú trọng đến vấn đề an ninh để luôn đảm bảo sự an toàn, thoải mái cho du
lịch quốc gia này. Chính phủ Malaysia yêu cầu tất cả các đại lý kinh doanh lữ hành du
lịch phải được cấp giấy phép và quan tâm đến vấn đề bảo hiểm cho khách hàng. Biện
pháp này nhằm bảo vệ tất cả khách du lịch bao gồm cả khách quốc tế và nội địa. Đồng
thời chính phủ Malaysia cũng khuyến cáo khách du lịch hãy cẩn thận khi thực hịên các
chuyến đi của mình để tránh những rắc rối không cần thiết.
Chính phủ Malaysia tỏ ra nhanh nhạy trong chính sách tiếp thị hình ảnh của mình. Du
lịch là ngành công nghiệp mũi nhọn đứng thứ 2 của Malaysia. Không chỉ thu hút đông du
khách, Malaysia còn biết cách giữ chân du khách với tỉ lệ quay lại chiếm tới hơn 40%.
Một trong những điểm tạo nên sự khác biệt là đó có lẽ nằm ở khâu quảng cáo du lịch.
Năm 2006 với sologan “Malaysia-Truly asia” ngành du lịch Malaysia đã biết cách đánh
bóng mình thành một Châu Á thu nhỏ, một Châu Á đích thực. Không chỉ xuất hiện trên
truyền hình, ngành du lịch Malaysia đã biết tận dụng sức mạnh tối đa của các phương
tiện truyền thông. Tại sân bay có cả một hệ thống bản đồ, sách báo, tranh ảnh, bản đồ giới
thiệu đầy đủ, chi tiết về tất cả 13 bang của Malaysia và tất cả đều miễn phí. Ngoài
quảng bá trên các phương tiện truyền thông lớn của thế giới như kênh truyền hình Mỹ
CNN, trang web MSN, Malaysia còn kí hợp đồng quảng bá du lịch với 15 công ty lớn
trên thế giới. Riêng chi phí tiếp thị hình ảnh du lịch trong năm 2007 đã lên tới 200 triệu
RM ( tương đương 60 triệu USD).
Chính phủ Malaysia còn đưa ra các chính sách giảm giá, giảm thuế để luôn đem tới
những tour du lịch giá rẻ, phù hợp với nhiều tầng lớp khách quốc tế. Ví dụ như việc Tổng
cục xúc tiến du lịch Malaysia tổ chức cho du khách Việt Nam có tour đi Kuala Lumpur 4
ngày 3 đêm được duy trì suốt năm 2007 với giá rất cạnh tranh 299 USD (chưa cộng thêm
84 USD phí sân bay, thuế, phụ thu) hiện nay vé khứ hồi thành phố HCM đi Kuala
Lampua chưa tính các khoản thuế và phí khác là 270 USD. Một trong những chính sách
mang tính đột phá là chính phủ Malaysia đã miễn thuế cho Langkawi nhằm thu hút khách
du lịch. Nhiều loại mặt hàng nhập khẩu ở đây được tính thuế 0% và khiến cho nhiều mặt
10
hàng ở đây như: bánh kẹo, đồ điện tử rẻ hơn ở trong đất liền 20-30%. Du khách đến đây
sẽ mua được nhiều hàng hoá rẻ và chất lượng khá tốt.
2.4. Lợi thế và khó khăn của ngành du lịch Malaysia
2.4.1 Lợi thế
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí: Malaysia được chia làm 2 phần Malaysia bán đảo (gọi là bán đảo Malaysia),
phía Bắc giáp Thái Lan, phía Đông giáp eo biển Malacca. Malaysia hải đảo gồm 2 bang
Sabah và Sarawalk ở phía bắc đảo Borneo, giáp Bruni và Indonesia. Các eo biển của
Malaysia đã tạo nên vị trí giao thông quan trọng có ý nghĩa quốc tế nối liền từ Ấn Độ
Dương sang Thái Bình Dương đi qua eo biển Malaca và Johor thậm chí qua biển Đông.
Cảnh quan thiên nhiên: Bán đảo Malaysia có nhiều cảnh quan do thiên nhiên ban tặng.
Malaysia từng được mệnh danh là "đảo giấu vàng". Langkawi là một trong những quần
đảo như thế, gồm 104 đảo ở phía Bắc bán đảo Malaysia, nơi đây nổi tiéng với hàng trăm
bãi biển cát trắng nguyên sơ. Bên cạnh đó là những khu vực rừng cổ thụ lâu năm, xen kẽ
nhau giữa các tâng thực vật cũng là điểm nhấn thu hút du khách quốc tế và tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của du lịch.
Nền móng kinh tế vững chắc và hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ chuyên nghiệp
Tăng trưởng GDP là 5,8% (1999), đến năm 2004 vẫn ở mức tương đối khả quan là 5,3%,
đạt mức bền vững so với nhiều quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Kinh tế
Malaysia phát triển do có nền tảng vững chắc khác như hệ thống ngân hàng tài chính
mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dự trữ ngoại tệ cao, cán cân thanh toán hợp lý và thặng dư
thương mại luôn được duy trì. Các thị trường Mỹ, Asean, Nhật bản, Trung quốc chiếm
tới 79,6% tổng lượng hàng xuất khẩu của Malaysia.
Ngoài ra, con số hơn 15 triệu khách du lịch đến Malaysia trong một năm chính là do cơ
sở hạ tầng ở nước này hoàn hảo và thuận tiện, hệ thống khách sạn, siêu thị, nhà hàng hiện
đại, các địa danh tham quan, mua sắm và vui chơi kì thú và hấp dẫn. Malaysia có mạng
lưới đường rộng lớn nối tất cả các thành phố và thị trấn chính ở bờ biển phía Tây bán đảo
Malaysia. Tổng chiều dài mạng lưới cao tốc Malaysia là 1192 km, nối toàn bộ các thành
phố lớn và khu đô thị như thung lũng Klang và Penang với nhau. Dịch vụ chuyên nghiệp
thể hiện ở dịch vụ viễn thông quốc tế được cung cấp qua các đường cáp quang biển và vệ
tinh. Dịch vụ khách sạn với số lượng liên tục tăng từ 1776 khách sạn (2001) lên 2224
khách sạn năm 2004, số buồng tương ứng tăng từ 130757 (2001) đến 151135 năm 2004.
11
Một số hình ảnh của thủ đô Kuala Lumpur (nguồn: congdongdulich.com)
Về văn hóa
Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc đa tôn giáo và đa ngôn ngữ gồm 52% người Malay
và các bộ tộc bản xứ khác 30% người Trung Quốc và 8% người Ấn Độ. Là một quốc gia
với nền văn hoá đa dạng, Malaysia thực sự là 1 điểm đến du lịch của Châu Á. Malaysia
đã biết tận dụng sự hoà quyện của 3 nền văn minh Malaysia, Trung Hoa và Ấn Độ, là 3
nền văn minh cổ xưa nhất của Châu Á. Phố cổ Malacca là nơi lưu lại cái nôi văn hoá,
những biến động lịch sử của Malaysia. Phố đèn lồng Malacca có rất nhiều bảo tàng văn
hoá nhiều đền chùa linh thiêng và 1 nhịp sống cũng rất cổ kính. Đây cũng là thế mạnh du
lịch hấp dẫn với nhiều du khách khám phá nền văn minh cổ xưa của Châu Á, yêu thích
lịch sử hào hùng cuả văn minh nơi đây.
12
Các món ăn đặc sản (Nguồn: Google)
2.2.2.2 Khó khăn
Yếu tố khách quan từ thiên nhiên:
Có thể nói du lịch là ngành gắn bó chặt chẽ với tự nhiên và chịu ảnh hưởng rất lớn từ
những biến động của thiên nhiên. Ngành du lịch Malaysia luôn biết khai thác một cách
phù hợp nhất vai trò của thiên nhiên, nhưng rõ ràng đây không phải là thế mạnh của họ
trong chiến lược phát triển. “Sự trả thù của thiên nhiên” như bão, lũ, động đất, sóng
thần… gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế. Sự kiện đặc biệt nghiêm trọng là thảm họa
sóng thần năm 2004 gây tổn hại cho rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Malaysia.
Ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, đại dịch Sars và chiến tranh Iraq:
Malaysia là một trong năm quốc gia ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng tài
chính năm 1997, GDP giảm xuống mức -6.7%, đồng Ringgit mất giá tới 65% (số liệu
năm 1998). Chiến tranh Iraq và đại dịch Sars cùng xảy ra vào năm 2003 khiến cho du lịch
ngày càng vắng bóng, chỉ có 1/3 số phòng khách sạn được sử dụng. Thiệt hại của ngành
đóng góp tới 7% vào GDP lên tới 1 tỷ USD.
Cạnh tranh với các nước láng giềng:
Theo đánh giá của Hiệp hội du lịch châu Á – Thái Bình Dương, Malaysia đứng thứ 31,
Thái Lan đứng thứ 43, Singapore xếp thứ 8 về khả năng cạnh tranh du lịch trên tổng số
124 nước. Như vậy xét trong khu vực Đông Nam Á, ngành du lịch Malaysia chịu sự cạnh
tranh rất lớn từ hai “đại gia” là Singapore và Thái Lan, rộng hơn thì có Trung Quốc -
cường quốc du lịch số một trong tương lai. Du khách đến với Malaysia chủ yếu từ các
nước láng giềng trong khu vực, số du khách từ châu Âu, châu Mỹ còn hạn chế.
13
Sự quá tải với hệ thống cơ sở hạ tầng:
Không thể phủ nhận được rằng lượng khách du lịch tăng dần qua các năm đang khiến du
lịch Malaysia rơi vào tình trạng quá tải đối với một số hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông
vận tải. Một số khu vực lưu trú không đạt tiêu chuẩn đối với du khách quốc tế hay tình
trạng một lượng lớn phương tiện giao thông đi lại trong giờ cao điểm gây tắc nghẽn trên
những trục đường chính đang khiến giới quan chức Malaysia phải đau đầu tìm phương án
giải quyết. Việc đánh phí giao thông và quy hoạch vĩ mô từ đầu theo tiêu chuẩn quốc tế
đối với những thành phố lớn đang là chủ trương được đưa ra và bàn bạc.
II. Du lịch tác động đến phát triển kinh tế của Malaysia
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia
đang phát triển cũng như Malaysia. Hai vấn đề này không đồng nhất với nhau nhưng có
mối quan hệ với nhau. Đánh giá sự phát triển kinh tế được thực hiện theo 3 khía cạnh:
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yếu tố xã hội. Du lịch của
Malaysia đang là một ngành kinh tế đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng, phát triển kinh
tế của Malaysia. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng được sử dụng bao gồm: tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người…Còn cơ
cấu kinh tế là dấu hiệu phản ánh sợ biến đổi về mặt chất của nền kinh tế, các chỉ số xã hội
là thước đo mục tiêu cuối cùng của sự phát triển.
1. Du lịch tác động đến tăng trưởng kinh tế Malaysia
Du lịch Malaysia mang lại các hiệu quả kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Tăng ngân
sách cho quốc gia và khu vực phát triển du lịch thúc đẩy tăng trưởng GDP. Những năm
đầu của thế kỉ 21, nền du lịch Malaysia bước vào giai đoạn phát triển bền vững và toàn
diện về nhiều mặt, xu hướng của du lịch Malaysia là thu hút du khách và tăng thu nhập
đơn thuần cho ngành du lịch. Con đường Malaysia đã vạch ra từ nay cho đến năm 2010,
nâng du lịch lên thành khu vực có vai trò đặc biệt quan trọng trên hành trình xây dựng
Malaysia thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại số 1 Đông Nam Á. Theo Giáo sư
Ma-ha-ni A-bi-đin cho biết, bốn trụ cột chủ chốt trong ngành dịch vụ nước này là dịch vụ
giáo dục, y tế, vận chuyển và du lịch mà ngành dịch vụ đóng góp 57% GDP của Malaysia
và thu hút nhiều lực lượng lao động nhất. Như vậy, thu nhập từ du lịch đóng một vai trò
lớn trong GDP. Tăng trưởng GDP năm 1999 đạt 5,8%; năm 2000 đạt 8,5%, năm 2001 đạt
2,4% do tình hình kinh tế toàn cầu giảm sút. Tuy nhiên, từ năm 2002 kinh tế Malaysia
từng bước phục hồi với mức tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2002 là 4,2%, năm 2003 đạt
5,2%, năm 2004 là 7,1%, năm 2005 là 5,3% và năm 2006 là 5,5%. GDP của Malaysia có
xu hướng tăng lên một cách nhanh chóng và đó là mức tăng trưởng khá so với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
14
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Malaysia qua các năm
(Nguồn: Tổng cục du lịch)
Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Quốc tế, Rafidah Aziz, cho biết, kinh tế Malaysia
đang phát triển mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực trong đó không thể không nhắc đến
Dịch vụ và trong đó có sự đóng góp của du lịch. Lạm phát vẫn nằm trong kiểm soát và
kim ngạch thương mại sẽ đạt tới 1.000 tỷ RM (3,7 RM/USD) trước cuối năm nay. Dưới
đây là một bảng xu thế của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo thời giá thị trường ước
tính bởi Quỹ tiền tệ Quốc tế với con số triệu Ringgit Malaysia và chi số lạm phát:
Bảng: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia
Năm
GDP
(triệu Ringit)
Tỷ giá
( USD/MYR)
Chỉ số lạm phát
(2000=100)
1980 54.285 2,17 51
1985 78.890 2,48 64
1990 119.082 2,70 70
1995 222.473 2,50 85
2000 343.216 3,80 100
2005 494.544 3,78 109
(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế)
15
Biểu đồ 2: GDP qua các năm của Malaysia
(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế)
So với các nước thành viên ASEAN khác, giá trị GDP của Malaysia cũng rất cao, lên tới
130,7 tỉ USD trong năm 2005, trong đó, giá trị lĩnh vực chế tạo lên tới 40 tỉ USD, chiếm
30,6% GDP, dịch vụ 60,5 tỷ USD (46,3 %). Giá trị lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ cao do
bao gồm cả giá trị bán buôn, bán lẻ, khách sạn và nhà hàng lên tới 17,2 tỷ USD; dịch vụ
công cộng 9,1 tỷ USD; vận tải, liên lạc và kho tàng 8,5 tỷ USD cùng với khí đốt, điện,
nước đạt 3,8 tỷ USD. Và đến nay GDP của quốc gia này đang đứng ở vị trí thứ 3 trong
khu vực Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan. Xếp hạng thứ 11 ở khu vực Châu Á và
thứ 37 trên Thế giới về tổng sản phẩm quốc nội. Năm 2006, GDP của Malaysia là
127,942 tỷ USD trong đó của toàn Châu Á là 11246,7 tỷ USD, của toàn thế giới là
44168,157 tỷ USD.
16
Biểu đồ 3: GDp một số nước Asian năm 2006.
(Nguồn: IMF công bố trong World Economic Outlook tháng 4 năm 2006)
► Du lịch là ngành đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Malaysia trong năm 2003 đóng góp
của ngành trong GDP toàn quốc là 5,6% và năm 2004 với mức tăng trưởng 14,7% doanh
thu khoảng 6-7 tỷ USD, đóng góp 5,1% trong GDP. Thu nhập từ du lịch của Malaysia
qua các năm cũng tăng đáng kể, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội rất lớn, làm tăng
ngân sách quốc gia hay tại địa điểm du lịch đó làm phát triển kinh tế vùng
17
Biểu đồ 4: Lượng khách quốc tế và doanh thu đạt được qua các năm từ
du lịch của Malaysia
(Nguồn: Sở du lịch năm 2006)
► Ngoài ra nó còn là ngành kinh tế mang lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu, vì du lịch của
Malaysia thu hút được đông đảo du khách đến từ rất nhiều quốc gia trên thế giới đã làm
thu nhập quốc dân tăng lên dựa trên số thu bằng ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong
việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Nếu như trong năm 1997 du lịch là ngành đứng
ở vị trí thứ 3 trong các nguồn thu ngoại tệ thì từ năm 2000 đến nay du lịch luôn là nguồn
thu ngoại tệ lớn thứ 2 chỉ sau Công nghiệp chế tạo.
18
Biểu đồ 5: Thu nhập ngoại tệ chủ yếu năm2003
(Nguồn: Saigon New)
► Thu nhập bình quân đầu người của Malaysia hiện đạt 5.000 USD, cao hơn so với Thái
Lan (2.800 USD), Indonesia (1.259 USD) và Philippines (1.146 USD). Thu nhập của
người hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các ngành dịch vụ liên quan với du lịch thường
cao hơn so với các ngành khác như nông nghiệp, công nghiệp.
►Du lịch là loại hình xuất khẩu rất hiệu quả vì là xuất khẩu tại chỗ du khách quốc tế tìm
đến để thăm quan, tìm hiểu về đất nước đa văn hoá này, Malaysia đạt tổng kim ngạch
xuất khẩu 140,8 tỷ USD năm 2005, trong khi Singapore (232,7 tỷ USD), Thái Lan (110
tỷ USD), Philippines (41,2 tỷ USD) và Indonesia là (86,3 tỉ USD) trong đó có phần của
du lịch và các dịch vụ phát triển xung quanh du lịch.
► Du lịch góp phần thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Khách đến du lịch hàng năm ngày
càng tăng lên đem lại nguồn ngoại tệ rất lớn. Du khách đến với Malaysia ngoài mục tiêu
thăm quan, họ còn vì mục đích kinh doanh, đối với họ thị trường Malaysia là một cơ hội
đầu tư đầy tiềm năng. Malaysia là một nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Châu Á
rất lớn. Năm 1991 tổng số vốn FDI là 6.4 tỷ USD, năm 1996 chiếm hơn ½ tổng số vốn
đầu tư trong cả nước, trong đó lớn nhất là Nhật Bản và Đài Loan với 7,02 tỷ USD và 2,29
tỷ USD. Thời kỳ năm 1999-2003 thu hút FDI 20,6 tỷ USD từ Mỹ, Nhật Bản, Đức,
Singapor, Anh. Thị trường kinh tế Malysia đang là một thị trường tiềm năng hứa hẹn
nhiều đối với các nhà đầu tư quốc tế. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á,
Malaysia có tổng số vốn FDI và tỷ lệ so với GDP cao tuy có sự giảm xuống.
19
Biều đồ 6: FDI của các nước Biểu đồ 7: FDI % của GDP
(Nguồn : IMF, World Economic Outlook 2006)
Bảng: chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế của một số nước năm 2003
Nước
GDP GNI GNI theo PPP
tỷ đô la
% tăng TB
hàng năm
1990-2003 tỷ đô la
đô la trên
đầu người tỷ đô la
đô la trên
đầu người
Singapore 91 6,3 90 21230 103 24180
Hồng
Kông 158 3,7 173 25430 196 28810
Hàn
Quốc 605 5,5 576 12020 859 17930
Thái Lan 143 3,7 136 2190 462 7450
Inđônêsia 208 3,5 173 810 689 3210
Malaysia 103 5,9 94 3780 222 8940
Philipin 80 3,5 88 1080 379 4940
Việt nam 40 7,5 39 480 202 2490
(Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2005)
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
20
Giai đoạn đầu sau khi giành độc lập Malaysia gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng đói
nghèo, sản phẩm xuất khẩu chỉ đơn thuần là sản phẩm là sản phẩm thô nông nghiệp,
nhưng từ những năm 1970 đến những năm 1990 kinh tế Malaysia là nền kinh tế đa
ngành. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu từ việc xuất khẩu các sản phẩm điện tử, cơ khí. Kinh
tế Malaysia tương đối ổn định với mức tăng trưởng GDP bình quân 5,7%, lạm phát dưới
2% và thất nghiệp dưới 4%. Trong vòng hai thập kỷ từ 1984 đến 2005, cơ cấu kinh tế của
Malaysia có sự thay đổi về tỷ trọng giữa các ngành. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu
với cơ cấu của nền kinh tế nông nghiệp chiếm phần lớn, giờ đây Malaysia đã có một nền
kinh tế với cơ cấu dịch chuyển về phía công nghiệp và dịch vụ, xu hướng của một nền
kinh tế hiện đại. Trong thành công của nền kinh tế cả nước, du lịch Malaysia đã đóng góp
phần không nhỏ.
Trong cơ cấu kinh tế, Chính phủ chú trọng đầu tư vào một số ngành mũi nhọn. Xây dựng,
hoạt động sản xuất và lĩnh vực dịch vụ luôn duy trì thế mạnh. Mặc dù giai đoạn 1997-
1998 kinh tế Malaysia lâm vào khủng hoảng nhưng ngành sản xuất năm 1996 có tỉ lệ
tăng trưởng 12.2% tỷ RM (năm 1999) so với 99.4 tỷ RM vào cuối năm 1998. ( 1 USD =
2.72 RM - tháng 2/2001).
Từ đầu năm 1999, sau cuộc khủng hoảng nền kinh tế Malaysia tăng trưởng khá nhanh
nhờ áp dụng những biện pháp khắc phục đúng đắn từ Chính phủ. Theo dự báo kinh tế của
Bộ tài chính, khu vực chế tạo có thể vẫn là ngành tăng trưởng mạnh nhất, ở mức 7.6%
năm 2005 so với mức tăng 10.5% năm 2004. Khu vực dịch vụ dự báo tăng 5.8%, khu vực
nông nghiệp tăng 2.4% so với mức tăng 2.8% năm 2004, khu vực khai thác mỏ tăng
trưởng 5 - 5.5%.
Biểu đồ 8: tỷ lệ % của các ngành qua các thời kỳ đóng góp vào GDP
Malaysia
(Nguồn: www.economywatch.com)
21
Tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp giảm từ 20% năm 1984 xuống 9,5%
năm 2004. Phần trăm của ngành công nghiệp trong GDP tăng từ 38,5% năm 1984 lên
50,4% năm 2004. Ngành công nghiệp chế tạo máy tăng từ 20% năm 1984 lên 30% năm
2004. Và ngành dịch vụ giảm nhẹ từ 41,5% (năm 1984) xuống 40,1% (năm 2004).
Có sự chuyển dịch cơ cấu như trên trong đó tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng
ngành công nghiệp tăng lên, bởi rất nhiều nguyên nhân trong đó việc chính phủ đầu tư
phát triển ngành du lịch – ngành công nghiệp không khói là nguyên nhân thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Với sự đóng góp to lớn vào nền kinh tế, du lịch là ngành đứng thứ hai trong việc thu
ngoại tệ cho Malaysia, chỉ sau công nghiệp chế tạo máy. Năm 2004, ngành du lịch với
mức tăng trưởng 14.7% và doanh thu khoảng 6 - 7 tỷ USD đóng góp 2.15% vào GDP,
cung cấp nửa triệu công ăn việc làm cho người dân trên tổng số 1.3 triệu việc làm mới
được tạo ra. Như vậy phát triển du lịch không chỉ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng tỷ trọng công nghiệp, đóng góp vào GDP mà còn thu hút lượng lớn lao động, giải
quyết vấn đề việc làm, thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển.
+ Ngành nông nghiệp:
Nông nghiệp được đánh giá là động cơ phát triển thứ ba của nền kinh tế Malaysia, đóng
góp 12% vào GDP, thu hút 16% lao động. Trước đây khi còn là thuộc địa của Anh,
Malaysia được biết đến vì xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ, cao su, ca cao,…Trong hai
thập kỷ gần đây, xuất khẩu dầu cọ, cao su,…có tỷ trọng đóng góp vào nguồn thu ngoại tệ
giảm nhưng chúng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế: năm 1999 Malaysia sản
xuất được 10,55 tấn dầu cọ - một trong những quốc gia sản xuất lớn nhất của thế giới, và
85% được xuất khẩu ra nước ngoài; năm 2000 sản xuất 29,44 triệu m
3
gỗ và thu về 450
triệu USD.
+ Ngành dịch vụ :
Dịch vụ và công nghiệp là hai ngành chủ đạo của nền kinh tế Malaysia, năm 2006 xuất
khẩu dịch vụ thu về 77.6 tỷ RM (đơn vị tiền tệ của Malaysia) tăng 5.2% so với năm
2005. Du lịch và chế tạo máy là hai ngành thu ngoại tệ lớn nhất, trong đó đứng đầu là
ngành công nghiệp chế tạo máy, tỷ trọng của ngành chế tạo máy tăng từ 20% GDP trong
những năm đầu của 1980 lên 31,5% GDP trong những năm cuối 1990. Năm 1999 sản
xuất chế tạo máy đóng góp 85% tổng nguồn thu ngoại tệ.
Nền công nghiệp Du lịch của Malaysia chính thức hình thành dưới cái tên : Tourism
Development Comporation (TDC) vào năm 1972. TDC có nhiệm vụ vạch kế hoạch và
phat triển CN Du lịch non trẻ của Malaysia. Trong khoảng vài năm kế tiếp từ khi chính
phủ Malaysia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển du lịch, hơn 30 năm du lịch
Malaysia đã phát triển mạnh mẽ và ngang tầm với những quốc gia trong khu vực như
Thai Lan và Singapore.
Trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp, Malaysia nhanh chóng chuyển các
ngành từ sử dụng nhiều lao động sang chế tạo các sản phẩm có hàm lượng vốn và công
22
nghệ cao: Công nghệ sinh học, công nghệ na-nô, vi điện tử, cơ điện tử và các dịch vụ kỹ
thuật liên quan.
Du lịch- ngành công nghiệp không khói phát triển làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp
trong cơ cấu kinh tế quốc dân, thúc đẩy dịch vụ phát triển, thu hút lao động làm chuyển
dịch cơ cấu lao động. Năm 2006 ngành du lịch đạt doanh thu 8,2 tỷ USD, thu hút 16
triệu du khách, giải quyết hơn nửa triệu lao động. Nhận thức được vai trò của du lịch
trong nền kinh tế, mức tăng trưởng 14,7% (năm 2006), chính phủ xác định du lịch là một
trong những ngành công nghiệp mũi nhọn để tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại phần đấu đến năm 2020 trở thành một nước
công nghiệp. Kinh tế Malaysia có bước chuyển biến lớn lao từ một nền kinh tế chủ yếu
dựa vào nông nghiệp trong những năm của thập niên 60 thế kỷ XX, ngày nay Malaysia
trở thành một nền kinh tế tư bản với triển vọng kinh doanh đứng thứ ba châu Á, vượt qua
Indonexia, Singapore, Philippin và đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ trong 5 năm tới
3. Tác động của du lịch đến xã hội
►Tác động đến vấn đề lao động và việc làm:
Malaysia nằm ở vùng Đông Nam Á, diện tích là 330.307 km
2
. Theo số liệu thống kê năm
2006, dân số Malaysia là 24,386 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số là 1,78%. Là một đất nước
đa chủng tộc, Malaysia có khoảng 50,4% người Malaysia, 23,7% người Hoa, 11% người
bản địa, 7,1% người Ấn và 7,8% các dân tộc khác. Tuổi thọ trung bình của người dân
Malaysia khá cao: 69,8 đối với nam và 75,4 đối với nữ. Cơ cấu dân số của nước này là cơ
cấu dân số trẻ. Tỷ lệ người dưới 15 tuổi chiếm 32,6% dân số, 15-64 chiếm 62,6% dân số
và trên 65 tuổi chỉ chiếm 4,8% (năm 2006). Với đặc điểm dân số như vậy, Malaysia có
được một lực lượng lao động đông đảo, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước.
* Giai đoạn từ khi giải phóng đất nước (1957) đến năm 1970: Vừa mới giành được độc
lập, Malaysia vẫn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế phụ thuộc chủ
yếu vào Anh. Một di sản để lại của chế độ thực dân Anh cho đất nước này đó là sự phân
chia Malaysia thành 3 nhóm theo dân tộc. Người Mã lai sống tập trung trong các ngôi
làng truyền thống, sống chủ yếu bằng nghề nông còn người Hoa thì chiếm lĩnh vực
thương mại, những người Ấn Độ có học vấn thì làm các công việc chuyên nghiệp như
luật sư, bác sỹ, còn những người kém giàu có hơn thì làm việc ở những đồn điền. Tuy
nhiên, trong giai đoạn này, chủ yếu người dân Malaysia sống bằng nghề nông nghiệp.
* Giai đoạn từ 1970 đến 1990: Giai đoạn này Chính phủ đã có những chính sách mới về
kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo và cơ cấu lại nền kinh tế. Năm 1983, chính sách tự do
hóa nền kinh tế được đưa ra, nới lỏng luật lệ và cải tiến các chính sách về đầu tư. Trong
giai đoạn này, khu vực tư nhân được khuyến khích tham gia phát triển kinh tế, việc chi
tiêu của khu vực kinh tế nhà nước được quản lý chặt chẽ. Cũng ở giai đoạn này cơ cấu
lao động cũng có sự dịch chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và các ngành dịch
vụ khác. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu và sự dịch chuyển này cũng chưa có những
biểu hiện thực sự rõ rệt. Nó tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiếp lên của
nền kinh tế trong các giai đoạn sau.
23
*Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Malaysia đã phát triển và áp dụng nhiều chính sách
mới nhằm thu hút đầu tư cũng như nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn, phấn
đấu trở thành Silicon của Châu Á, đuổi kịp và vượt Singapore trong những năm tới. Cơ
cấu kinh tế có những chuyển dịch đáng kể và kéo theo đó là sự chuyển dịch của cơ cấu
lao động giữa các ngành này.
Theo thống kê năm 2004, lực lượng lao động của Malaysia có tới 10,26 triệu người trên
tổng số hơn 26 triệu dân của đất nước. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ chiếm 3,5%. Vì vậy nguồn
lao động của Malaysia là rất dồi dào. Hiện nay, lao động chủ yếu tập trung ở ngành công
nghiệp chế tạo đặc biệt là chế tạo máy. Ngay sau đó, ngành du lịch cũng ngày càng phát
triển và thu hút một lượng lớn lao động. Chỉ tính đến năm 1999, tỷ lệ lao động trong
ngành du lịch đã chiếm tới 17% lực lượng lao động của Malaysia.
Biểu đồ 9: Cơ cấu lao động năm 1999 của Malaysia theo khu vực kinh tế
(Nguồn: Thống kê năm 1999)
Chính phủ Malaysia đặc biệt chú trọng vào du lịch, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch
của vùng. Cùng với sự đóng góp lớn vào GDP, ngành du lịch còn mang lại nửa triệu công
ăn việc làm cho người dân trên tổng số 1,3 triệu việc làm. Như vậy, du lịch phát triển dẫn
đến những thay đổi lớn trong cơ cấu lao động. Xu hướng chuyển dịch là giảm dần lượng
lao động nông nghiệp và thu hút nhiều lao động trong các ngành du lịch, dịch vụ. Hiện
nay ở Malaysia, ngành công nghiệp chế tạo máy là ngành thu hút được lực lượng lao
động lớn nhất. Sau đó là đến ngành du lịch rồi mới đến các ngành kinh tế khác. Đây
chính là sự chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ nhất trong suốt mấy chục năm qua.
Biểu đồ 10: Phân bố lao động giữa các ngành
24
(Nguồn : Peat Marwick Consultants, Malaysian Tourism Policy Study Policy Document, 1992)
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch đồng thời kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ
liên quan, thu hút một phần không nhỏ lực lượng lao động của Malaysia. Ta có thể thấy
được một số dịch vụ phục vụ cho du lịch như dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống, nghỉ
ngơi, giải trí, các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện giao thông vận tải,
các khu vực mua sắm. Và mỗi dịch vụ được thực hiện để phục vụ khách du lịch sẽ đòi
hỏi một lượng lớn người tham gia. Như vậy, nó nhanh chóng giải quyết công ăn việc làm
cho một loạt người dân Malaysia. Có thể xét một số dịch vụ phổ biến:
- Khách sạn, nhà hàng:
Bảng: Số lượng khách sạn của Malaysia qua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2001 2002 2003 2004
Số lượng khách sạn K. sạn 1.776 1.878 1.989 2.224
Số buồng
Buồng 130.757 136.542 144.380 151.135
Tỷ lệ sử dụng của
khách sạn
% 58,6 57,9 53,3 60,8
(Nguồn: Bộ du lịch 2005)
Cùng với số lượng khách du lịch ngày càng đông thì các khách sạn, nhà hàng cũng thi
nhau mọc lên thu hút được nhiều lao động với các công việc như dọn dẹp, lễ tân, nấu
nướng. Để thu hút khách du lịch, Malaysia cũng cho xây dựng hàng loạt khu mua sắm
25