Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tác động của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế xã hội của đô thị cổ Hội An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 102 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





CHU THỊ HUYỀN YẾN




Tác động của du lịch đến sự phát triển đời
sống kinh tế xã hội của đô thị cổ Hội An : \b






LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

















HÀ NỘI, 2006


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU 3
CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 13
2. Các lý thuyết và khái niệm công cụ: 16
2.1 Các lý thuyết: 16
2.1.1. Lý thuyết hành động xã hội của M.Weber. 16
2.1.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng 17
2.1.3. Lý thuyết trao đổi 18
2.2 Các khái niệm công cụ: 20
2.2.1. Khái niệm phát triển 20
2.2.2. Khái niệm văn hoá 24
2.2.3. Khái niệm bảo tồn 24
CHƢƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 26
1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu: 26
1.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý – dân số: 26
1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội: 27
1.3 Điều kiện văn hoá, y tế, giáo dục 28
1.3.1. Điều kiện văn hoá 28
1.3.2. Điều kiện y tế 28

1.3.3. Điều kiện giáo dục 28
2. Lịch sử phát triển của đô thị cổ Hội An 29
3. Du lịch - điểm mạnh của Đô thị cổ Hội An 31
3.1 Sự phát triển của du lịch ở đô thị cổ Hội An 31
3.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của du lịch 38
3.2.1. Nhân tố khách quan 38
3.2.2. Nhân tố chủ quan 41
4. Tác động của Du lịch đến sự phát triển kinh tế – xã hội và văn hoá của đô thị cổ Hội An 46
4.1. Tác động đến sự biến đổi cơ cấu xã hội 46
4.1.1. Tác động của du lịch đến dân số 46
4.1.2. Tác động của du lịch đến nghề nghiệp 50
4.1.3. Tác động của du lịch đến trình độ học vấn 53
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 2
4.2. Tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội 54
4.3. Tác động đến sự phát triển văn hoá 63
4.3.1. Phát triển văn hoá vật thể (trên mặt đất và trong lòng đất) 64
5. Hoạt động du lịch gắn liền với công tác bảo tồn đô thị cổ Hội An 72
5.1. Lý do và mục tiêu bảo tồn 72
5.2. Những định hướng và giải pháp bảo tồn di sản kiến trúc nhà gỗ trong khu phố cổ Hội
An 74
5.2.1. Tình hình và kết quả bảo tồn quần thể kiến trúc khu phố cổ Hội An 74
5.2.2. Các vấn đề đang đặt ra đó là: 81
5.2.3. Những định hướng cơ bản nhằm bảo tồn di sản kiến trúc nhà gỗ trong khu phố cổ Hội
An. 86
PHẦN III - KẾT LUẬN 91
PHỤ LỤC 93












Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 3
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Trong lịch sử phát triển của các đô thị Việt Nam thời cổ đại và trung
đại, Hội An không phải là thành thị vào loại cổ xƣa nhất. Trƣớc Hội An đã có
những Luỹ Lâu, Long Biên, Tống Bình, Đại La thời Bắc thuộc, những Thăng
Long, Vân Đồn thời Lý, Trần, Lê. Ngay trong vùng hạ lƣu sông Thu Bồn,
trƣớc Hội An cũng đã có một Chiêm Cảng nào đó của Champa. Hội An ra đời
vào khoảng cuối thế kỷ 16, phát đạt trong thế kỷ 17, 18 suy giảm dần từ thế
kỷ 19 để rồi cuối cùng chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời.
Về quy mô của một đô thị trong thời thịnh vƣợng nhất của nó, Hội An
cũng chƣa phải là đô thị to lớn nhất. Trong thế kỷ 17, 18 Hội An đứng sau
Thăng Long - Kẻ Chợ, Phú Xuân - Huế.
Tuy nhiên, về những phƣơng diện khác, Hội An lại có một vị trí, vai
trò mang những đặc điểm riêng của nó, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch
sử-văn hoá độc đáo. Điều đặc biệt quan trọng là cho đến nay, đô thị cổ Hội
An còn để lại một tổng thể di tích phong phú, đa dạng và tƣơng đối nguyên
vẹn của các phố xá, bến cảng, các kiến trúc dân dụng và tôn giáo, tín ngƣỡng
và văn hoá dân gian. Trong khi đó, trải qua các biến thiên lịch sử và những

điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, hầu hết các đô thị cổ khác đều bị huỷ
hoại hoặc cải tạo hoàn toàn, chỉ để lại trên mặt đất một số di tích rời rạc. Di
tích đô thị cổ Hội An còn đƣợc bảo tồn đến nay là trƣờng hợp duy nhất của
Việt Nam và trƣờng hợp hiếm có trên thế giới. Vì thế, Hội An trở thành tâm
điểm chú ý của đông đảo nhân dân trong nƣớc và quốc tế.
Ngày 21/12/2003, tại Hội An, văn phòng UNESCO tại Việt Nam và
Uỷ ban UNESCO của Việt Nam đã tổ chức toạ đàm chủ đề “Du lịch văn
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 4
hoá”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án về phát triển du lịch bền vững
mà UNESCO đang tiến hành. Qua 4 năm kể từ khi đƣợc UNESCO công nhận
là Di sản văn hoá thế giới (1999), Hội An đã từng bƣớc chuyển mình trở
thành điểm du lịch văn hoá quan trọng ở miền Trung Việt Nam. Đến nay, du
lịch chiếm tỷ trọng trên 58% trong cơ cấu kinh tế chung của Hội An và là thế
mạnh hàng đầu của thị xã này.
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng và chủ yếu của thị xã, ngƣời dân
nơi đây ngày càng có xu hƣớng sống và thu nhập dựa vào du lịch. Kể từ năm
1999 đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân Hội An có nhiều
thay đổi đáng kể. Phố cổ Hội An trở thành phố xá của các loại hình dịch vụ
du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nƣớc với những galery, cửa hàng
may mặc, cửa hàng bán đồ lƣu niệm, quán ăn, nhà hàng, khách sạn…
Du khách đến với Hội An không chỉ vì Hội An vẫn còn lƣu giữ đƣợc
những kiến trúc, công trình cổ xƣa mà Hội An còn để lại dấu ấn với du khách
bằng những lễ hội văn hoá dân gian đặc trƣng, những món ăn đặc sắc không
nơi nào có. Ở Hội An có những nét đẹp truyền thống phƣơng Đông, làm liên
tƣởng đến cội nguồn, quay lại với những nét đẹp cuả bản sắc văn hoá dân tộc.
Do giá trị văn hoá nghệ thuật của các di tích lịch sử trong khu phố cổ kết hợp
với các hoạt động văn hoá tinh thần độc đáo và tình cảm mến khách của nhân
dân Hội An mà đô thị cổ Hội An đón tiếp ngày càng nhiều du khách hơn, đặc

biệt là du khách nƣớc ngoài. Nếu nhƣ vào đầu thập kỷ 90 chỉ có vài trăm lƣợt
khách du lịch đến tham quan thì những năm gần đây con số đó lên tới hàng
trăm nghìn lƣợt khách.
Hoạt động du lịch dịch vụ ở Hội An đã góp phần quan trọng trong tổng
thu nhập hàng năm GDP của thị xã Hội An đồng thời nâng cao mức thu nhập
hàng năm và đời sống của nhân dân đô thị cổ.
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 5
Khi nhận xét về triển vọng của ngành du lịch Hội An, ông R.Burns,
Chủ tịch Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới WTTC đã đánh giá: “Hội An sẽ
là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của vùng Đông Nam Á”.
Với tất cả những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của
du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế và đời sống xã hội của đô thị cổ
Hội An” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
2.1. Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu này đặt các sự kiện, hiện tƣợng trong một mối liên hệ, tác
động lẫn nhau. Sự phát triển kinh tế, xã hội của đô thị cổ Hội An đƣợc đặt
dƣới sự tác động của sự phát triển du lịch cũng nhƣ của bối cảnh kinh tế,
chính trị, xã hội.
Kết quả nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội
học khi vận dụng vào thực tiễn nhƣ: lý thuyết vai trò xã hội, lý thuyết chức
năng, lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu giúp chúng ta thấy đƣợc những nguyên nhân làm cho du
lịch Hội An góp phần đƣa ra hƣớng nhìn đối với thực trạng phát triển của đô
thị cổ Hội An về mọi mặt dƣới tác động của du lịch, đồng thời góp phần với
các nhà quản lý, chính sách và phát triển du lịch tại địa phƣơng có đƣợc
hƣớng đi và công tác trùng tu bảo tồn đô thị cổ Hội An hiệu quả hơn nữa để

du lịch Hội An ngày càng là thế mạnh không chỉ cho riêng Hội An mà còn
cho cả nƣớc.
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích:
Vận dụng các kiến thức và lý thuyết xã hội học để phân tích tác động
của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế và đời sống xã hội của đô thị cổ
Hội An. Từ đó rút ra đƣợc những kinh nghiệm, những khuyến nghị và giải
pháp để công cuộc bảo tồn khu di tích và các sản phẩm văn hoá ở Hội An
ngày càng đƣợc quan tâm đúng mức, góp phần vào sự phát triển của du lịch
thị xã.
3.2 Nhiệm vụ:
- Phân tích và đánh giá sự phát triển của du lịch thị xã Hội An
- Làm rõ nguyên nhân của sự phát triển ngành du lịch ở Hội An
- Những tác động của du lịch đến sự phát triển của thị xã: tác động
đến sự phát triển kinh tế, tác động đến sự phát triển xã hội, tác động
đến sự phát triển văn hoá.
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu:
4.1 Khách thể khảo sát:
Ngƣời dân và những nhà quản lý ở đô thị cổ Hội An
Các khách thể khảo sát này sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến sự
tác động của du lịch đến sự phát triển kinh tế và sự phát triển xã hội của đô
thị cổ Hội An.
4.2 Đối tƣợng nghiên cứu:
Tác động của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế, xã hội của
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 7

ngƣời dân Hội An.
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
Tác động của du lịch đến sự phát triển kinh tế: đời sống, thu nhập, các
ngành nghề liên quan đến du lịch
Tác động của du lịch đến sự phát triển xã hội: phát huy những giá trị
văn hoá tinh thần: lễ hội, văn hoá dân gian, các sinh hoạt của các chùa, hội
quán…
4.4 Phạm vi khảo sát
Nghiên cứu này đƣợc tiến hành vào tháng 05 và tháng 06 năm 2005 tại
phố cổ Hội An
4.5. Mẫu nghiên cứu
Trên quan điểm và cách tiếp cận hƣớng vào tập trung nghiên cứu sự tác
động của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của thị xã
Hội An, nghiên cứu đã tiến hành chọn mẫu khảo sát theo các tiêu chí sau:
1. Tập trung ở những phƣờng có nhiều di tích lịch sử, di tích văn hoá và
khu du lịch
2. Tập trung ở những phƣờng có nhiều ngành nghề truyền thống
3. Tập trung ở những phƣờng có nhiều khách du lịch cƣ trú và nhiều cƣ
dân địa phƣơng làm các ngành nghề liên quan đến du lịch.
Tại các phƣờng này các hộ gia đình đƣợc tiếp cận và phỏng vấn cá
nhân, điều tra bằng bảng hỏi

Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này sử dụng hƣớng tiếp cận “từ dƣới lên” tức là dựa theo
quan điểm, ý kiến của ngƣời dân để nhìn nhận vấn đề mang tính dân chủ, sâu
sắc, hiệu quả hơn.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống:

Có thể coi sự phát triển kinh tế và xã hội của đô thị cổ Hội An nhƣ một
bộ phận không thể tách rời của sự phát triển du lịch - thuộc kiến trúc thƣợng
tầng của xã hội, đồng thời, là sản phẩm của một cơ sở hạ tầng hiện có của xã
hội, đƣợc hình thành và đáp ứng bởi cơ sở hạ tầng ấy, mà trƣớc hết là điều
kiện kinh tế - xã hội. Mặt khác, nó cũng tƣơng tác và chịu sự chi phối mạnh
mẽ của một bộ phận khác thuộc kiến trúc thƣợng tầng đó là hệ giá trị - chuẩn
mực, hệ thống pháp luật…và cùng với các yếu tố đó tác động trở lại đối với
cơ sở hạ tầng.
- Quan điểm lịch sử:
Cách tiếp cận này yêu cầu nghiên cứu tác động của du lịch đến sự phát
triển kinh tế xã hội phải đƣợc đặt trong các điều kiện lịch sử cụ thể về thời
gian, không gian, gắn với nền văn hoá vùng – miền.
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện trong bối cảnh đất nƣớc đổi mới với
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển theo cơ chế kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đô thị cổ Hội An đƣợc UNESCO công
nhận là Di sản Thế giới, nó vận động và biến đổi do những động lực khách
quan tạo ra và chịu sự chi phối, quy định của thực tại xã hội mà trong đó du
lịch là một yếu tố quan trọng. Do đó, khi nghiên cứu, cần chú ý sự vận động
và biến đổi này.
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 9
Nghiên cứu việc tác động của du lịch với quan điểm lịch sử cụ thể phải
xuất phát từ đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân trong sự phát triển
kinh tế- xã hội của từng cộng đồng, và của cả nƣớc, không tách rời ảnh hƣởng
văn hoá và chính sách xã hội.
- Phương pháp tiếp cận văn hoá:
Tính tất yếu của cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá trong cách
mạng XHCN đã đƣợc các nhà lý luận Macxit làm sáng tỏ trên nhiều phƣơng
diện, trong đó nội dung quan trọng nhất đƣợc đề cập là vai trò của việc xây

dựng đời sống văn hoá đối với những mục tiêu và nội dung xây dựng đạo đức
mới, lối sống mới.
Đời sống văn hoá tinh thần thuộc về ý thức con ngƣời, nó chịu sự quy
định của nền sản xuất vật chất của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Do
vậy, sự vận động và phát triển của văn hoá luôn bị chi phối bởi sự phát triển
nền kinh tế. Du lịch phát triển, kinh tế đƣợc nâng cao, đời sống ổn định thì
Hội An càng có điều kiện thuận lợi để xây dựng một đời sống văn hoá có
hiệu quả cao cho thị xã.
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng thông tin từ các báo cáo, các số liệu thống kê của
thị xã Hội An. Các báo cáo tại các hội thảo quốc tế về đô thị cổ Hội An.
Các số liệu định lƣợng, định tính từ một số đề tài nghiên cứu khoa học
về Đô thị cổ Hội An, từ niên giám thống kê của thị xã Hội An.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn sử dụng một số tƣ liệu của các bài viết
nghiên cứu về Hội An.
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 10
Tƣ liệu thu thập từ báo chí, mạng Internet cung cấp thông tin về tác
động của du lịch đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Đô thị cổ Hội An.
Các tài liệu liên quan khác của Tổng cục du lịch.
Trên cơ sở các tài liệu trên, chúng tôi tiếp tục triển khai các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện với các đối tƣợng:
- 10 ngƣời dân để xem ý kiến của họ về sự phát triển du lịch và ảnh
hƣởng của nó đến đời sống của ngƣời dân đô thị cổ Hội An.
- 10 nhà quản lý các lĩnh vực khác nhau về sự phát triển du lịch, ảnh
hƣởng của nó đến bộ mặt thị xã và hƣớng đi trong tƣơng lai.
- Một số ý kiến đánh giá của các du khách trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Kết quả của phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng để phân tích định tính trong
luận văn.
5.3. Phương pháp quan sát:
Phƣơng pháp này đƣợc dùng trong quá trình quan sát những đổi thay
của bộ mặt đô thị cổ. Thời gian tháng 04/2005 và tháng 07/2005.
Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, phƣơng pháp này đƣợc áp dụng
để quan sát thái độ ngƣời đƣợc phỏng vấn, nhằm đánh giá mức độ tin cậy của
thông tin mà ngƣời đó cung cấp.
Phƣơng pháp này đƣợc kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu khác
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 11
nhằm nâng cao tính khách quan, độ chính xác của kết quả nghiên cứu.
5.4. Phương pháp định lượng (Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi)
Bên cạnh những thông tin thu đƣợc từ các phƣơng pháp trên, nghiên
cứu cũng dựa trên kết quả thu thập định lƣợng từ cuộc khảo sát với số lƣợng
mẫu điều tra là 300 hộ gia đình sống và sinh hoạt, làm việc tại thị xã Hội An.
6. Giả thuyết và khung lý thuyết:
6.1 Giả thuyết:
- Du lịch là điểm mạnh và là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ
cấu kinh tế của đô thị cổ Hội An.
- Du lịch phát triển đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Hội An và trở
thành kinh tế du lịch, đời sống của nguời dân đƣợc cải thiện đáng kể và ngƣời
dân đang sống nhờ vào du lịch.
- Du lịch phát triển trên cơ sở những nét văn hoá truyền thống đặc sắc,
tạo nên những giá trị văn hoá thu hút đƣợc khách du lịch.
- Bảo tồn và trùng tu các công trình kiến trúc cũng nhƣ gìn giữ những
giá trị văn hoá tinh thần là hoạt động cần thiết thúc đẩy ngành du lịch ngày
càng phát triển.
6.2 Khung lý thuyết:

6.2.1. Biến can thiệp:
Đặc điểm kinh tế chính trị văn hoá xã hội Hội An mà điển hình nhất là
việc Hội An đƣợc công nhận là Di sản Thế giới năm 1999.
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 12
6.2.2. Biến số độc lập:
Du lịch Hội An
6.2.3. Biến số phụ thuộc:
 Sự phát triển kinh tế ở đô thị cổ Hội An.
 Sự phát triển văn hoá-xã hội ở đô thị cổ Hội An.
6.2.4. Khung lý thuyết :















MÔI TRƢỜNG KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI
DU LỊCH HỘI AN
CƠ CẤU XÃ

HỘI
TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ, XÃ HỘI
GIÁ TRỊ
VĂN HOÁ
DÂN
SỐ
NGHỀ
NGHIỆP
HỌC
VẤN
THU
NHẬP
CHI
TIÊU
NHÀ

ĐỒ
DÙNG
MỚI

Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 13
PHẦN II
TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ XÃ HỘI CỦA ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Có thể chia quá trình nghiên cứu về đô thị cổ Hội An thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Những mô tả và ghi chép về Hội An (trƣớc năm 1975)
Đƣợc hình thành từ cuối thế kỷ 16, nhanh chóng phát triển vào đầu thế
kỷ 17, cảng thị Hội An thu hút đông đảo các giáo sỹ, thƣơng nhân các nƣớc
đến giao thƣơng mậu dịch và truyền bá tôn giáo.
Giáo sỹ ngƣời Italia Cristophoro Borri từng đến Hội An đã viết cuốn “
Xứ Đàng Trong năm 1621”. Giáo sỹ ngƣời Pháp Alexandre de Rhodes đã viết
cuốn “Hành trình truyền giáo”. Thƣơng nhân Nhật Bản Chaya Shinrokuro mô
tả quá trình buôn bán mậu dịch của phố cảng Hội An trong “Giao chỉ quốc
mậu dịch độ hải đồ” vẽ năm 1624. Giữa thế kỷ 17, học giả Trung Quốc Chu
Thuấn Thuỷ đã mô tả về phố Nhật, phố Hoa ở Hội An trong tác phẩm “Ký sự
đến Việt Nam năm 1657”. Cuối thế kỷ 17, những ghi chép về Hội An tiếp tục
đƣợc các thƣơng nhân phƣơng Tây thực hiện bằng các bản báo cáo, tƣờng
trình hoặc dƣới dạng nhật ký. Cũng trong thời gian này, nhà sƣ Trung Quốc
Thích Đại Sán đã biên chép khá chi tiết cảng thị Hội An trong tác phẩm “Hải
ngoại kỷ sự”.
Bên cạnh những công trình biên chép của các tác giả nƣớc ngoài,
nguồn sử liệu Việt Nam cũng để lại khá nhiều thông tin thú vị về Hội An
trong lịch sử. Ghi chép trong nƣớc về Hội An sớm nhất có thể là của Dƣơng
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 14
Văn An với “Ô châu cận lục” viết năm 1553. Sau đó Lê Quý Đôn với “Phủ
biên tạp lục” viết năm 1776, rồi Trịnh Hoài Đức với “Gia Định thành thông
chí” và miêu tả sát thực nhất là “Những ngôi nhà xƣa ở Quảng Nam” của
Nguyễn Bạt Tuỵ.
Nhìn chung, dù đƣợc thể hiện bằng hình thức nào thì những thông tin
về Hội An trong giai đoạn này chủ yếu là những ghi chép, mô tả bằng những
cảm nhận trực quan mà tác giả là những chứng nhân lịch sử, những ngƣời
trực tiếp sống, hoạt động và chứng kiến những gì đã từng diễn ra tại Hội An.

Tuy chƣa phải là những công trình nghiên cứu khoa học nhƣng chúng lại là
tiền đề cho những công trình nghiên cứu về Hội An sau này.
Giai đoạn 2:
Sau một chặng dài suy thoái của cảng thị, đô thị cổ Hội An lại tiếp tục
chìm vào “quên lãng” bởi chiến tranh. Ngay cả khi đất nƣớc thống nhất thì do
hậu quả của cuộc chiến tranh để lại nên việc nghiên cứu về Hội An vẫn chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức.
Các nhà khảo cổ học thuộc trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội đã đi tiên
phong trong công tác nghiên cứu xứ Quảng từ những năm đầu sau ngày miền
Nam đƣợc giải phóng. Vào những năm 80 của thế kỷ 20, Bộ Văn hoá đã cử
các chuyên gia thuộc Trung tâm Thiết kế và Tu bổ di tích vào Hội An thống
kê, phân loại, lập hồ sơ khoa học quần thể kiến trúc Khu phố cổ.
Tháng 3/1985, Hội An đƣợc Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử-
văn hoá quốc gia.
Tháng 7/1985, cuộc Hội thảo khoa học quốc gia về Khu phố cổ Hội An
đƣợc tổ chức với 268 nhà khoa học, nhà quản lý tham dự, 36 báo cáo thuộc
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 15
các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, kiến trúc, ngôn ngữ, bảo tồn… đã đƣợc trình
bày, thảo luận tại hội thảo.
Tháng 3/1990, cuộc Hội thảo khoa học quốc tế về Hội An đã đƣợc tổ
chức tại Đà Nẵng với sự tham dự của 150 nhà khoa học, nhà quản lý thuộc 9
nƣớc với 35 tham luận khoa học phân thành 3 nhóm lĩnh vực: lịch sử, khảo
cổ-văn hoá, kiến trúc-bảo tồn. Trong Hội thảo này, lịch sử Hội An đƣợc tái
dựng rõ nét, vai trò vị trí của Hội An trong lịch sử dân tộc và thế giới càng
đƣợc đánh giá cao, các giá trị văn hoá-nghệ thuật, các quần thể kiến trúc càng
đƣợc khẳng định.
Cũng từ đây, các nhà khoa học đã quan tâm đến Hội An bằng nhiều
công trình nghiên cứu rất giá trị.

GS. Phan Huy Lê với công trình nghiên cứu “Hội An, lịch sử và hiện
trạng”. GS Trần Quốc Vƣợng với “Vị thế địa lý-lịch sử và bản sắc địa-văn
hoá của Hội An”. Nguyễn Đình Đầu với công trình nghiên cứu “Quá trình
hình thành và phát triển phố cổ Hội An”. PGS, TS. Đặng Văn Bài, Nguyễn
Quốc Hùng với “Những định hƣớng lớn về công tác bảo vệ và sử dụng khu di
tích đô thị cổ Hội An”. GS Ishizawa Yoshiaki với “Hội An và cƣ dân Nhật
trƣớc đây”. KTS Kazimien Kwiatkowski với “ Các liên hệ kinh nghiệm của
Ba Lan cho chƣơng trình tu bổ, bảo vệ phố cổ Hội An”.
Tóm lại, do nhiều mục đích khác nhau, dƣới nhiều lăng kính khác nhau
và bằng nhiều phƣơng thức khác nhau, các tác giả đã phản ánh về Hội An
dƣới nhiều góc độ (lịch sử, khảo cổ, kiến trúc). Tuy nhiên tất cả những công
trình nghiên cứu trên hầu nhƣ chỉ đều tập trung xem xét Hội An nhƣ một đô
thị cổ cần đƣợc bảo tồn và trùng tu chứ chƣa chỉ ra đƣợc tiềm ẩn trong vẻ cổ
xƣa đó là cả một sức sống mãnh liệt, một bộ mặt khác của đô thị cổ Hội An.
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 16
2. Các lý thuyết và khái niệm công cụ:
2.1 Các lý thuyết:
2.1.1. Lý thuyết hành động xã hội của M.Weber.
Theo quan niệm của Weber khi nói đến đối tƣợng của xã hội học đó là
khoa học nghiên cứu về hành động xã hội. Ông cho rằng hành động xã hội là:
"hành động đƣợc chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành
động có tính đến hành vi của ngƣời khác,vì vậy nó đƣợc định hƣớng tới
ngƣời khác".
Từ định nghĩa nhƣ trên về hành động xã hội, Weber đã chia hành động
ra làm 4 loại khác nhau: Hành động duy lý công cụ; Hành động duy lý giá trị;
Hành động duy cảm và Hành động duy lý truyền thống .
+ Hành động duy lý mục đích (hay hành động hƣớng đích) là hành
động đƣợc thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lƣạ chọn phƣơng tiện, mục

đích sao cho có hiệu quả cao nhất (ví dụ rõ nhất là hành động kinh tế)
+ Hành động duy lý giá trị là hành động đƣợc thực hiện vì bản thân
hành động, vì mục đích tự thân. Thực chất loại hành động này có thể nhằm
vào những mục đích phi lý nhƣng lại đƣợc thực hiện bằng những phƣơng tiện
duy lý (ví dụ một số hành vi tín ngƣỡng)
+ Hành động duy cảm là hành động do các trạng thái cảm xúc, tình
cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét mối quan hệ giƣã
công cụ, phƣơng tiện và mục đích (ví dụ hành động quá khích của đám đông
hay hành động do giận giữ gây ra).
+ Hành động duy lý truyền thống là loại hành động tuân thủ những thói
quen, nghi lễ, phong tục tập quán
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 17
Theo Weber, hành động xã hội là sự trao đổi xã hội: Mọi chủ thể chỉ
hành động nếu nhƣ trong quá khứ hành động đó đƣợc lợi, đƣợc thƣởng và họ
sẽ không hành động nếu nhƣ những hành động này bị phạt hay bị thiệt thòi.
Mặt khác, theo cách giải thích này thì các chủ thể luôn tìm cách đạt đƣợc lợi
ích cao nhất với chi phí nhỏ nhất trong hành động. Sự phát triển về du lịch và
sự phát triển các mặt khác của đời sống xã hội của thị xã Hội An nằm trong
mối quan hệ tƣơng hỗ. Du lịch phát triển đem lại sức sống cho đời sống kinh
tế, xã hội và sự phát triển kinh tế, xã hội là động lực tác động trở lại và làm
cho du lịch ngày càng phát triển hơn.
Hành động xã hội là phản ứng với xung quanh: Theo quan điểm của
nhà xã hội học E. Goffman chúng ta luôn hành động theo cách mà chúng ta
muốn ngƣời khác nhìn thấy ở chúng ta, do đó các cá nhân hành động khác
nhau khi họ ở trƣớc những ngƣời khác và khi họ ở một mình. Nói cách khác,
chính thái độ, phản ứng của những ngƣời khác đã quy định hành động của
chúng ta. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch tạo đà cho nhiều ngành nghề mở
rộng, và hình thành kiểu “ngƣời ngƣời làm du lịch, nhà nhà làm du lịch”.

2.1.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng
Lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng đƣợc coi là một trong những lý thuyết
quan trọng nhất của xã hội học về tƣơng tác xã hội. Lý thuyết này gắn liền
với tên tuổi nhà xã hội học Mỹ là G. Mead.
Lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng có luận điểm trung tâm cho rằng trong
quá trình tƣơng tác, cá nhân không phản ứng với những hành động trực tiếp
của ngƣời khác mà "đọc" và lý giải chúng, tìm những ý nghĩa đƣợc gắn cho
mỗi hành động hay còn gọi là các biểu trƣng (biểu tƣợng). Để có thể hiểu
đƣợc ý nghĩa hành động của ngƣời khác thì ta phải nhập vai của họ, đặt mình
vào vị trí của họ, điều này đƣợc Mead coi là cơ chế quan trọng bậc nhất trong
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 18
sự tƣơng tác với môi trƣờng xung quanh vì nó giúp ngƣời ta tạo ý nghĩa cho
các sự vật, hiện tƣợng, hành động để chúng trở thành các biểu tƣợng trong
giao tiếp.
Các biểu tƣợng đều mang ý nghĩa nhất định và tạo ra phản ứng giống
nhau ở các cá nhân, nhƣng ý nghĩa của biểu tƣợng không trùng với ý nghĩa
trực tiếp của những cái thể hiện chúng. Để hình thành các biểu tƣợng, cá nhân
phải ý thức rõ ràng về một hành động, cử chỉ, phát ngôn, chứ viết hay hình
ảnh nào đó để chúng đƣợc tách biệt ra khỏi môi trƣờng xung quanh rồi cá
nhân quy gán cho chúng những ý nghĩa xác định, dần dần sự quy gán đó sẽ
đƣợc đông đảo cá nhân chấp nhận và chúng ta sẽ có một biểu tƣợng. Đôi khi
cùng một sự vật, hiện tƣợng, hành động, cử chỉ nhƣng các tiểu văn hoá khác
nhau lại quy cho chúng những ý nghĩa khác nhau, điều này sẽ dẫn đến những
khó khăn trong quá trình tƣơng tác.
Thông qua biểu tƣợng du lịch, con ngƣời gắn kết với nhau, tạo nên một
cộng đồng phát triển cả về kinh tế, văn hóa và xã hội. Và lý thuyết này cũng
lý giải rằng việc du khách đến với Hội An, biết đến Hội An cũng thông qua
biểu trƣng du lịch mà cụ thể là danh hiệu "Di sản văn hóa thế giới".

2.1.3. Lý thuyết trao đổi
Lý thuyết trao đổi với đại diện tiêu biểu là G. Homans có những đóng
góp quan trọng trong việc xem xét tƣơng tác xã hội.
Theo Homans, các cá nhân hành động theo nguyên tắc trao đổi các giá
trị vật chất và tinh thần, những ngƣời trao nhiều có xu hƣớng để nhận lại
nhiều, những ngƣời nhận nhiều sẽ cảm thấy có những áp lực, đó là xu hƣớng
cân bằng giữa trao và nhận trong quá trình tƣơng tác mà Homans gọi là sự
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 19
cân bằng giữa chi phí và phần thƣởng, các cá nhân luôn muốn đƣợc phần
thƣởng lớn nhất so với chi phí bỏ ra.
Homans đƣa ra 4 nguyên tắc trao đổi giữa các cá nhân trong tƣơng tác:
- Nếu một dạng hành vi đƣợc thƣởng hay có lợi thì nó có xu hƣớng lặp
lại;
- Hành vi đƣợc thƣởng, có lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu
hƣớng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh đó;
- Nếu phần thƣởng đủ lớn thì cá nhân sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí để
đạt đƣợc nó;
- Mức độ hài lòng thoả mãn với những phần thƣởng mà cá nhân giành
đƣợc cao nhất là ở lần đầu và có xu hƣớng giảm dần.
Trong thực tế đời sống xã hội, quá trình tƣơng tác theo mô hình trao
đổi xã hội rất phổ biến. Tuy nhiên, để hiểu đƣợc quan điểm của Homans
chúng ta cần xác định khái niệm phần thƣởng và chi phí ông đƣa ra là có nội
hàm rất rộng, không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà bao hàm cả những giá trị
tinh thần. Luận điểm này của Homans cho phép giải thích sự tác động qua lại
giữa du lịch và các ngành nghề kinh tế khác, giữa cƣ dân bản địa và du khách
đến thăm Hội An. Sự phát triển của du lịch tạo đà phát triển cho các ngành
nghề khác và ngƣợc lại. Du lịch làm cho cuộc sống của ngƣời dân cải thiện cả
về vật chất lẫn tinh thần đồng thời việc ngƣời dân tham gia vào các hoạt động

kinh doanh du lịch giúp cho du lịch ngày càng phát triển hơn.
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 20
2.2 Các khái niệm công cụ:
2.2.1. Khái niệm phát triển
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển
a- Khái niệm về phát triển bền vững.
Hiểu theo nghĩa truyền thống, phát triển kinh tế thƣờng chỉ liên quan
đến các yếu tố thuần tuý kinh tế nhƣ GNP, sự chuyển dịch kinh tế và các chỉ
số kinh tế khác.
Phát triến bền vững là một khái niệm rộng, có tính chất tổng hợp, bao
gồm cả ba phạm trù khác nhau là kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Mục tiêu
trung tâm của phát triển bền vững không có nghĩa đơn thuần là nâng cao thu
nhập bình quân tính theo đầu ngƣời mà là chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải
thiện và nâng cao tất cả mọi mặt.
Nhƣ vậy, phát triển bền vững là một chiến lƣợc phát triển có tính toán
đầy đủ tất cả các nhân tố từ tầm nhìn có tính chất tổng thể, sao cho sự phát
triển kinh tế-xã hội không đồng nghĩa với sự huỷ diệt môi trƣờng sinh thái.
Khi chế tạo sản phẩm từ nguồn gốc thiên nhiên phải xem xét tài nguyên thiên
nhiên có khả năng tái tạo hay không. Nếu là tài nguyên không tái tạo, phải
tìm sản phẩm có khả năng thay thế. Nếu là tài nguyên tái tạo, phải khai thác,
thu hoạch hợp lý, không vƣợt quá trữ lƣợng mà tài nguyên tồn tại có thể chịu
đựng đƣợc. Sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội, nâng cao
chất lƣợng cuộc sống cho tất cả mọi ngƣời.
“Phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh vừa đáp ứng
được nhu cầu hiện tại, lại vừa không xâm phạm đến các thế hệ tương lai”.
Phát triển bền vững là một phƣơng hƣớng phát triển đã đƣợc các
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến


Trang 21
quốc gia trên thế giới ngày nay hƣớng tới, đó là niềm hy vọng lớn của toàn
thể loài ngƣời.
Hộp 1. Các nguyên tắc xây dựng xã hội bền vững
Hội nghị thƣợng đỉnh về môi trƣờng và phát triển bền vững tại Rio-
Janeiro (Braxin) tháng 6/1992 đã đƣa ra ý kiến thống nhất của 172 quốc gia
về sự cần thiết phải xây dựng một xã hội bền vững trên trái đất. Đây là xã hội
biết kết hợp hài hoà giữa việc phát triển kinh tế vpới việc bảo vệ môi trƣờng
một xã hội có nền kinh tế và môi trƣờng bền vững. Để xây dựng một xã hội
phát triển bền vững, các nhà môi trƣờng đề ra 9 nguyên tắc:
Nguyên tắc thứ nhất: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
Tất cả các dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống lớn lệ thuộc
lẫn nhau, tác dụng tƣơng hỗ lẫn nhau. Vì vậy, việc làm rối loạn một yếu tố
nào đó trong tự nhiên sẽ ảnh hƣởng đến cả hệ thống tự nhiên cho đến xã hội
loài ngƣời. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng, nói lên trách nhiệm phải
quan tâm đến môi trƣờng xung quanh và các hình thức khác nhau của cuộc
sống hiện tại, cũng nhƣ trong tƣơng lai. Đó là đạo đức đối với lối sống, nghĩa
là sự phát triển của nƣớc này không làm thiệt hại đến nguồn lợi của những
nƣớc khác, cũng nhƣ không gây tổn hại đến thế hệ mai sau.
Nguyên tắc thứ hai: Cải thiện chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. Con
ngƣời phải nhận biết đƣợc khả năng của minh, xác lập một niềm tin vào cuộc
sống vinh quang và thành đạt. Việc phát triển kinh tế là một yếu tố quan trọng
trong sự phát triển. Mỗi dân tộc có một mục tiêu khác nhau trong sự nghiệp
phát triển, nhƣng lại có một số điểm thống nhất. Đó là mục tiêu xây dựng
cuộc sống lành mạnh, có một nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên đảm bảo cho
cuộc sống không những cho riêng mình mà cho cả thế hệ mai sau.
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 22
Nguyên tắc thứ ba: Bảo vệ cuộc sống và tính đa dạng của trái đất. Sự

phát triển trên cơ sở bảo vệ đòi hỏi phải có những hành động thích hợp để bảo
tồn chức năng và tính đa dạng của hệ sinh thái. Đa dạng sinh học tích luỹ
trong hệ thống thiên nhiên của trái đất mà loài ngƣời chúng ta đều phải lệ
thuộc vào đó. Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ sự nuôi dƣỡng và
phát triển sự sống.
Nguyên tắc thứ tƣ: Trong khi loài ngƣời chƣa tìm đƣợc các loại thay
thế cần sử dụng tài nguyên không tái tạo một cách hợp lý và tiết kệm bằng
cách nhƣ quay vòng tái chế chất thải, sử dụng tối đa các thành phần có ích
chứa trong từng loại tài nguyên, dùng tài nguyên tái tạo khác nếu có thể thay
thế chung Các biện pháp trên là cần thiết để trái đất có thể đáp ứng cho loài
ngƣời nguồn tài nguyên không tái tạo trong tƣơng lai.
Nguyên tắc thứ năm: Giữ vững trong khả năng chịu đựng đƣợc của trái
đất. Sự bền vững sẽ không thể có đƣợc nếu mức độ dân số thế giới ngày càng
tăng. Do dân số tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng vƣợt quá khả
năng chịu đựng của trái đất.
Nguyên tắc thứ sáu: Trƣớc đây và ngay cả hiện nay nhiều ngƣời trong
chúng ta không biết sống bền vững. Vì lẽ đó con ngƣời nhất thiết phải thay
đổi thái độ và hành vi của mình, không những để cho các cộng đồng biết sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên mà còn để thay đổi các chính sách về kinh
tế và buôn bán trên thế giới.
Nguyên tắc thứ bảy: Để cho cộng đồng tự quản lý lấy môi trƣờng của
mình. Một cộng đồng muốn đƣợc sống bền vững thì trƣớc hết phải quan tâm
bảo vệ cuộc sống của chính mình và không ảnh hƣởng đến môi trƣờng của
cộng đồng.
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 23
Nguyên tắc thứ tám: Tạo ra một khuôn quốc gia thống nhất, thuận lợi
cho việc phát triển và bảo vệ môi trƣờng.
Nguyên tắc thứ thứ chín: Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.

b. Phát triển kinh tế-xã hội (gọi tắt là phát triển) là quá trình nâng cao điều
kiện sống về vật chất và tinh thần cho con ngƣời. Đó là xu hƣớng tự nhiên
của mỗi cá nhân hay cộng đồng các con ngƣời. Đối với một quốc gia, quá
trình phát triển phải nhằm đạt đƣợc một mục tiêu nhất định, tiêu biểu cho
mức sống vật chất và tinh thần cho những ngƣời dân trong quốc gia đó. Mỗi
nƣớc trên thế giới hiện nay đều có những đƣờng lối, chính sách, mục tiêu và
chiến lƣợc phát triển riêng của mình, đem lại những hiệu quả rất khác nhau,
tạo nên sự phân hoá ngày càng lớn về kinh tế-xã hội giữa các nƣớc.
Phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với việc khai thác, sử dụng và bảo vệ
tài nguyên cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng. Nhƣng trong lịch sử phát triển của
các quốc gia đã có một thời, nhất là trong giai đoạn của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất và tiếp theo sau đó, ngƣời ta vẫn đặt lên hàng đầu việc
phát triển kinh tế thuần tuý, xem nhẹ các yếu tố khác nhƣ văn hoá, xã hội,
môi trƣờng Do đó, đã nẩy sinh khuynh hƣớng: “Phát triển với bất cứ giá
nào”, điều đã dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại về cả môi trƣờng lẫn xã
hội, văn hoá.
c. Khái niệm phát triển.
Vì đang xét đến sự phát triển của đô thị cổ Hội An kể từ khi trở thành
Di sản thế giới nên chúng tôi đƣa ra khái niệm phát triển theo định nghĩa của
UNESCO:
“Phát triển có nghĩa là tăng trưởng, gắn với con người. Thế nhưng con
Luận văn thạc sỹ Chu Thị Huyền Yến

Trang 24
người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hoá. Vì vậy, phát triển gắn với
con người và văn hoá”.
Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng “xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế-xã hội”. Vì thế vai trò của văn hoá rất lớn trong việc định hƣớng
và điều tiết sự phát triển.

2.2.2. Khái niệm văn hoá
Theo quan niệm Macxit, “văn hoá là sự phát huy các năng lực bản
chất của con người, là sự thể hiện đầy đủ nhất chất người nên văn hoá có mặt
trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù đó là hoạt động trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị xã hội hay trong cách cư xử đời thường đến những suy
tư thầm kín nhất”.
Theo ngƣời nghiên cứu, “văn hoá là tổng thể các giá trị vật thể và phi
vật thể do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn tương
tác với môi trường tự nhiên và xã hội, được tích luỹ lại qua thời gian lịch sử.
Nói một cách cụ thể hơn, nền văn hoá của một dân tộc là toàn bộ các cấu
trúc xã hội và những biểu hiện của trí tuệ, nghệ thuật, tôn giáo và kinh tế mà
chúng xác định một dân tộc này với một dân tộc khác”
2.2.3. Khái niệm bảo tồn
Theo quan niệm của một số nhà khoa học thì khái niệm “bảo tồn” có
hai cấp độ: “Bảo tồn giữ gìn” có nội dung rộng, khái quát, bao gồm tất cả
các loại can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao tới mức có thể được ý nghĩa văn
hóa của một công trình kiến trúc lịch sử.
“Bảo tồn” nghĩa hẹp là những hành động được tiến hành để giữ

×