Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Vladimir I Lê Nin nói:
“ Phải tập trung tất cả sự chú ý vào Kỷ luật lao động, Kỷ luật lao động là
then chốt của toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế của Chủ nghĩa Xã hội, là điểm
cơ bản trong nhận thức của chúng ta về chuyên chính vô sản” ( Lê Nin toàn tập,
Nhà xuất bản Tiến Bộ Matxcova)
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của Kỷ luật trong lao động Đảng
và Nhà nước cũng đã nhiều lần đề cập tới trong các văn kiện cũng như trong các
bài nói chuyện của các đồng chí lãnh đạo luôn coi nó là “Cái cốt tử của công
cuộc xây dựng kinh tế Xã hội chủ nghĩa”. Đều lệ về kỷ luật trong lao động đối
với công nhân viên chức và các văn kiện khác trong lĩnh vực kỷ luật lao động từ
trước đến nay mà Nhà nước đã xây dựng và ban hành là nhằm từng bước thiết
lập và củng cố cho được một trật tự kỷ luật lao động mới.
Vấn đề kỷ luật lao động càng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa khi nước ta
lại là nước có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu và tiến thẳng lên Chủ nghĩa Xã
hội không qua giai đoạn Tư Bản Chủ nghĩa nên những tàn tích của thái độ kỷ
luật yếu kém vẫn còn tồn tại trong đại đa số người lao động. Họ chưa có tác
phong làm việc công nghiệp, có tổ chức thái độ làm việc xuê xoa, kỷ luật lỏng
lẻo. Hơn nữa trong thời gian dài đất nước có chiến tranh cộng với công tác quản
lý yếu kém đã tạo điều kiện cho các hiện tượng vi phạm kỷ luật phát triển. Vì
vậy làm thế nào để thiết lập và củng cố một trật tự kỷ luật mới trong các đơn vị
sản xuất kinh doanh để tạo ra năng suất lao động cao, là một vấn đề vừa cơ bản
vừa cấp thiết trong công tác quản lý nói chung và trong hoạt động lao động nói
riêng.
Do vậy việc tập trung làm sáng tỏ vấn đề bản chất, vai trò, tính chất khó
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khăn trong việc hình thành kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩa cũng như việc
khảo sát về việc chấp hành chế độ kỷ luật lao động ở các cơ quan doanh nghiệp,
tìm hiểu và phân tích một cách khoa học các nguyên nhân vi phạm, các trường
hợp vi phạm kỷ luật lao động là cơ sở để từ đó đề ra các biện pháp hữu ích là vấn
đề vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa lý luận to lớn giúp chúng ta tăng
cường kỷ luật lao động.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng to lớn của kỷ luật lao động trong
hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp kết hợp với lý thuyết đã học ở
nhà trường cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS. Mai Quốc
Chánh và sự giúp đỡ của các phòng ban trong công ty đặc biệt là phòng Tổ chức
Tiền lương em đã tìm hiểu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty và lựa chọn đề tài:
“Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ
Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu”
Cụ thể bản báo cáo chuyên đề gồm:
Chương một: Những vấn đề chung về kỷ luật lao động trong doanh nghiệp
Chương hai: Đánh giá việc chấp hành kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần
Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Chương ba: Một số Kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao
động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu.
Do trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn
nên bản chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung
lẫn hình thức. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đánh giá, phê bình của thầy
cô giáo và các bạn.
Em xin Chân thành cảm ơn!
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1- Khái niệm, muc tiêu và nội dung kỷ luật lao động
1.1.1- Khái niệm
Kỷ luật lao động là nền tảng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, muốn điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội giữa người với người thì kỷ luật lao động là một
công cụ hữu hiệu nhất.Tính chất của kỷ luật lao động trong quá trình lao động do
quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định. Mỗi khi phương thức sản xuất xã
hội thay đổi thì dẫn tới bản chất cũng như hình thức của kỷ luật cũng thay đổi
theo. Dưới chế độ nô lệ kỷ luật lao động được đặc trưng bằng tính chất mất nhân
quyền và sự phụ thuộc của người nô lệ vào người chủ nô.
Trong mỗi chế độ khác nhau thì tổ chức lao động cũng khác nhau. Trong
thời kỳ phong kiến thì tổ chức lao động dựa vào roi vợt cưỡng bức một cách thô
bạo quần chúng nhân dân, trong xã hội Tư bản thì tổ chức lao động dựa vào kỷ
luật chết đói, cưỡng bức về kinh tế đối với công nhân làm thuê. Khi phương thức
sản xuất Chủ nghĩa xã hội ra đời kỷ luật lao động mới cũng ra đời và ngày càng
phát triển. Kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là biểu hiện của quan hệ sản xuất
dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ xã hội hợp tác tương trợ
của những người công nhân đã thoát khỏi ách áp bức bóc lột. Quan hệ sản xuất
đó đã tạo ra và khuyến khích các mối quan hệ tự nguyện, tự giác đối với lao
động và coi lao động là nghĩa vụ đối với xã hội. Tính tự nguyện, tự giác của kỷ
luật lao động Xã hội chủ nghĩa là là cơ sở để thong qua đó xây dựng nên những
quan hệ lao động mới chỉ có trong chế độ Xã hội chủ nghĩa.
Kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩa là do những người lao động xây dựng
nên và tự giác chấp hành nên nó chính là động lực cho sự phát triển nhân cách
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
con người.
LêNin đã nói rằng: “Tổ chức lao động xã hội Cộng sản chủ nghĩa mà bước
đầu là Chủ nghĩa xã hội thì dựa vào và ngày càng dựa vào kỷ luật tự nguyện, tự
giác của chính ngay những người lao động”. Chính LêNin cũng đã tiên đoán
rằng: “Việc xác lập kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài và
liên quan chặt chẽ với việc đấu tranh khắc phục những mặt của văn hoá, đời sống
thói quen tập tục và quan trọng nhất là quan hệ giữa con người với tài sản xã hội,
trách nhiệm của người lao động với đồng nghiệp và với chính bản thân mình.
Quá trình đó không thể hình thành một cách tự phát mà phải được tiến
hành bằng một công việc về chính trị và tổ chức to lớn của những người lao
động. Quá trình đó gắn liền với cuộc đấu tranh không khoan nhượng với bất kỳ
một biểu hiện vô kỷ luật nào”.
Từ những vấn đề đã nêu trên có thể thấy Kỷ luật lao động là một yếu tố
đặc biệt quan trọng góp phần xây dựng và phát triển một doanh nghiêp, một tổ
chức nói riêng cũng như một Xã hội nói chung. Để định nghĩa về kỷ luật lao
động ta có thể xem xét trên một số tài liệu như sau:
- Theo điều 82 Bộ Luật Lao Động nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam thì: “Kỷ luật lao động là việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành
sản xuất kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động.”
- Theo giáo trình Quản trị nhân lực của trường Đại học Kinh tế quốc dân
thì: “Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân người lao
động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn
mực đạo đức xã hội”
- Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong Xí nghiệp của trường
Đại học Kinh tếquốc dân thì: “Kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và thực hiện một cách nghiêm túc, tự nguyện, tự giác của những người lao động
đối với các Nội quy lao động trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức, đồng thời
đó cũng là thước đo đạo đức và lối sống Xã hội chủ nghĩa của người lao động”.
1.1.2- Mục tiêu của kỷ luật lao động
- Kỷ luật lao động nhằm hướng người lao động tự giữ gìn kỷ luật trong lao
động
- Kỷ luật lao động nhằm hướng người lao động làm việc dựa trên tinh thần
hợp tác theo cách thức thong thường có quy củ.
- Hệ thống kỷ luật phải làm cho người lao động hiểu rõ kỳ vọng của tổ
chức đối với họ, thúc đẩy sự hợp tác, thúc đẩy hành vi của họ theo mục đích
chung.
1.1.3- Nội dung của kỷ luật lao động
Nội dung của Kỷ luật lao động được thể hiện trong Nội quy lao động,
không được trái với pháp luật lao động và các pháp luật khác và phải thể hiện
bằng văn bản đối với các tổ chức có từ 10 người trở lên.
*Theo khoản 1 điều 83 của Bộ Luật lao động, Điều 4 Nghị định số 41/CP
ngày 06/7/1995 của Chính Phủ quy định thì Nội dung của Nội quy lao động gồm
các điều khoản quy định về hành vi của người lao động trong các lĩnh vực liên
quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động của họ như:
- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi: Biểu thời giờ làm việc trong ngày, tuần;
thời giờ nghỉ giải lao trong ca làm việc, số ca làm việc, ngày nghỉ hang tuần,
ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng; số giờ làm thêm trong ngày
trong tuần, tháng, năm…
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Trật tự trong doanh nghiệp: Phạm vi làm việc, đi lại giao tiếp, và những
yêu cầu khác về giữ gìn trật tự chung.
- An toàn lao đông, vệ sinh lao động nơi làm việc: Chấp hành những biện
pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, tuân thủ các quy định, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ
sinh lao động, việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân, vệ sinh công
nghiệp tại nơi làm việc.
- Bảo vệ bí mật công nghệ, tài sản của đơn vị: các tư liệu sản xuất, tài liệu,
số liệu của đơn vị thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
- Các hành vi vi phạm kỷ luật, hình thức xử lý kỷ luật lao dộng và trách
nhiệm vật chất: Người sử dụng lao động có trách nhiệm cụ thể hoá từng loại
hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, các hình thức xử lý vi phạm. Xác định các
loại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại, phương thức bồi thường phù hợp với
đặc điểm của đơn vị và so với thoả ước lao động tập thể (nếu có), không trái với
quy định của pháp luật.
*Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp của trương
Đại học Kinh tế quốc dân thì nội dung của kỷ luật lao động bao gồm: Kỷ luật về
lao động, kỷ luật về quy trình công nghệ, kỷ luật về sản xuất. Cụ thể như sau:
- Kỷ luật về lao động: là sự chấp hành và thực hiện một cách tự nguyện, tự
giác các chế độ ngày làm việc của công nhân viên (thời gian bắt dầu và kết thúc
công việc, thời gian nghỉ nghơi, sử dụng thời gian triệt để làm việc vào mục đích
sản xuất sản phẩm, quỹ thời gian làm việc trong ngày, tuần, tháng, năm…)
- Kỷ luật về quy trình công nghê: là sự chấp hành một cách chính xác các
quy trình công nghệ, các chế độ làm việc của máy móc thiết bị, các quy trình vận
hành…
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Kỷ luật về sản xuất: là sự thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao,
có ý thức bảo quản gìn giữ các máy móc thiết bị, dụng cụ vật tư…là sự chấp
hành một cách vô điều kiện các chỉ thị, mệnh lệnh về sản xuất của cán bộ lãnh
đạo, tuân theo các chế độ bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, sản
xuất.
1.2- Các hình thức kỷ luật lao động
1.2.1- Kỷ luật ngăn ngừa
Dựa trên cơ sở đưa ra những sự nhắc nhở và phê bình có tính chất xây
dựng, định hướng người lao động thấy rằng bản thân mình khi bị kỷ luật không
phải là bị bôi xấu, bị xỉ nhục.
Trong kỷ luật ngăn ngừa thông qua người quản lý trực tiếp người lao động
sẽ được giải thích rõ về các sai sót hoặc những điều có thể dẫn đến sai sót, sử
dụng cách tiếp cận hữu ích không chính thức và cho phép người dưới quyền tự
chủ làm việc.
1.2.2- Kỷ luật khiển trách
Là hình thức kỷ luật chính thức hơn và được tiến hành tế nhị kín đáo. Mục
đích là tiếp cận tích cực nhằm tạo cơ hội cho người vi phạm sửa chữa sai sót và
tránh tình trạng lặp lại trong tương lai làm cho người lao động hiểu rõ điều họ
đang làm là không thể chấp nhận. Người quản lý phải có trách nhiệm trong việc
đạt được sự nhất trí đối với những người dưới quyền và phải giám sát họ.
1.2.3- Kỷ luật trừng phạt
Là cách cuối cùng áp dụng đối với những người vi phạm kỷ luật đôi khi
nó còn được gọi là “kỷ luật đúng đắn” hay “kỷ luật tiến bộ” bởi nó đưa ra những
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hình thức nghiêm khắc hơn đối với người vi phạm kỷ luật.
Quá trình kỷ luật phải trải qua 5 bước:
Bước 1: Khiển trách bằng miệng
Nói cho người lao động hiểu hành vi sai trái của họ, đưa ra lời khuyên về
cách thức sửa chữa, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ họ sửa chữa. Tuy nhiên khi
áp dụng hình thức này thì người sử lí vi phạm không cần ghi vào biên bản.
Bước 2: Cảnh cáo miệng
Ở bước này khi người lao động vi phạm những tiêu chuẩn hoặc nguyên tắc
thì việc cảnh cáo miệng là thích hợp nhất. Người quản lý bộ phận thông báo cho
người lao động biết vi phạm kỷ luật của họ là không thể chấp nhận được và yêu
cầu họ phải sửa chữa, tuy nhiên trong trường hợp này cũng chưa cân ghi vào hồ
sơ nhân sự.
Để có tác dụng giáo dục người lao động đã vi phạm kỷ luật sửa sai người
quản lý cần giải thích cho họ rõ hành vi của họ đã gây ra hâu quả, ảnh hưởng
như thế nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm vạch ra những phương án, cách thức để sữa chữa và ngăn chặn việc
tái diễn những hành vi sai phạm đó trong tương lai.
Bước 3: Cảnh cáo bằng văn bản
Văn bản cảnh cáo là văn bản mô tả tình trạng, mức độ của vi phạm và mức
độ kỷ luật tương ứng. Văn bản này có thể là chứng cứ để trừng phạt nặng hơn
người lao động nếu họ tiếp tục tái phạm, hoặc trong việc phán sử của trọng tài
lao động.
Trong giai đoạn này người quả lý phải thận trọng thảo luận với người vi
phạm, tạo điều kiện cho họ nói và giải thích nguyên nhân vi phạm. Nội dung của
cuộc nói chuyện phải được ghi vào văn bản và phải có chữ ký của 3 bên: Người
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lao động, Người quản lý và Công đoàn.
Bước 4: Đình chỉ công tác
Đây là sự ngừng tạm thời đối với những người lao động tái vi phạm chính
sách hoặc quy tắc của tổ chức. Tổ chức sẽ không cho phép người lao động làm
việc trong một khoảng thời gian nhất định và tiền công của họ sẽ bị giảm đi
tương ứng.
Bướ 5: Sa thải
Đây là một trong những hình thức chấm dứt hợp đồng lao động giữa người
lao động và người sử dụng lao động. Khi áp dụng hình thức này người quản lý
phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh mức độ vi phạm của người lao động là rất
nặng.
Thực tế hình thức này ngày càng được sử dụng ít hơn và được coi là biện
pháp cuối cùng khi mức độ vi phạm quá cao. Khi ra quyết định áp dụng người
quản lý cần bình tĩnh, sáng suốt cân nhắc tác động của nó tới người lao động và
chi phí phát sinh để tuyển dụng và đào tạo lao động mới.
Theo khoản 1 điều 84 của Bộ luật lao động Việt Nam thì tuỳ theo mức độ
vi phạm mà có 3 hình thức xử lý tương ứng như sau:
- Khiển trách
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc thuyên chuyển làm
công việc khác có mức lương thấp hơn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức.
- Sa thải
Theo điều 85 của Bộ luật lao động Việt Nam quy định thì hình thức sa thải
chỉ áp dụng trong các trường hợp sau:
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật hoặc có hành
vi làm thiệt hại nghiêm trọng tài sản, lợi ích của tổ chức.
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Trong thời gian bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển
sang làm công việc khác hoặc bị cách chức lại tiếp tục tái phạm.
- Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong
năm mà không có lý do chính đáng.
Khi áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động, người sử dụng lao
động phảo báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Sơ đồ 1.1: Trình tự tiến hành kỷ luật trừng phạt
Có
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Hành vi không đúng
Vi phạm có đáng bị nặng hơn là
đình chỉ công tác?
Vi phạm có đáng bị nặng hơn là
cảnh cáo miệng?
Vi phạm có đáng bị nặng hơn là
cảnh cáo bằng văn bản ?
Vi phạm có đáng bị thi hành kỷ
luật không?
Sa thải
Không thi hành kỷ luật
Cảnh cáo miệng
Cảnh cáo bằng văn bản
Đình chỉ công tác
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3- Xây dựng kỷ luật lao động và Quá trình kỷ luật lao động
1.3.1- Trình tự xây dựng và đăng ký nội quy lao động
- Căn cứ dặc điểm sản xuất kinh doanh đơn vị xây dựng Nội quy lao động
theo quy định của pháp luật lao động và các pháp luật khác có lên quan.
- Lấy ý kiến tham khảo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Công
đoàn lâm thời trong đơn vị trước khi quyết định ban hành.
- Thủ trưởng đơn vị ký quyết định ban hành Nội quy lao động và đọc
thông báo công khai trong đơn vị.
1.3.2- Quá trình kỷ luật lao động
1.3.2.1- Phỏng vấn kỷ luật
Đây là một thủ tục phải được thực hiện trước khi đề xuất một hình thức kỷ
luật nào đó đối với người lao động.
- Chuẩn bị phỏng vấn: Đây là khâu hết sức quan trọng đảm bảo cho cuộc
phỏng vấn thành công. Do vậy mgười quản lý cần xét lại hồ sơ về sự sai phạm
của người lao động, đồng thời thông báo đầy đủ cho người liên quan đến vấn đề
biết về phương diện của họ cũng như thời điểm tiến hành phỏng vấn. Bên cạnh
đó người quản lý cũng cần lựa chọn các cách tiếp cận phỏng vấn khác nhau với
các cá nhân khác nhau có liên quan đến vấn đề cần xác minh, điều tra làm rõ vấn
đề.
- Thực hiện phỏng vấn: Việc phỏng vấn nên tiến hành riêng để tránh tình
trạng ngại ngùng của những người có thể cung cấp thông tin trung thực. Người
quản lý cần khẳng định chắc chắn làm cho họ hiểu rằng các thông tin họ cung
cấp sẽ được tuyệt đối giữ kín. Việc phỏng vấn nên được thực hiện ngay sau khi
xẩy ra vi phạm và nên xác minh được những thông tin thu thập được về những
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trường hợp tương tự xẩy ra ở bộ phận đó hoặc ở các bộ phận khác.
1.3.2.2- Lựa chọn biện pháp kỷ luật
Với những thông tin về vi phạm kỷ luật thu thập được trước và sau khi
phỏng vấn kỷ luật người quản lý sẽ tiến hành một số công việc sau để việc kỷ
luật được thực hiện nghiêm túc
- Phát hiện những việc đã thực hiện trong các trường hợp tương tự trong
bộ phận và trong các bộ phận khác.
- Không để các cá nhân chi phối đến quyết định kỷ luật
- Lựa chọn hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ sai phạm và có tác
dụng ngăn ngừa sự tái phạm. Đảm bảo quy định kỷ luật là sáng suốt và chắc
chắn.
- Lưu ý các biện pháp kỷ luật có tác dụng củng cố thái độ đạo đức và
khuyến khích sự chủ động sáng tạo của người lao động theo hướng làm việc tích
cực, đúng đắn.
- Cần kiểm tra biện pháp được lựa chọn với cấp trên trực tiếp và phòng
Quản trị nhân lực.
- Nếu người lao động đã từng bị kỷ luật về cùng loại sai phạm người quản
lý cần nghiên cứu kỹ hình thức áp dụng kỷ luật.
1.3.2.3- Thực hiện biện pháp kỷ luật lao động
Để việc thực hiện biện pháp kỷ luật đã lựa chọn mang lại kết quả mong
muốn cho tổ chức người quản lý cần lưu ý một số điểm sau:
- Giải thích để người lao động hiểu rõ nguyên nhân vì sao lại áp dụng hình
thức kỷ luật đó đối với trường hợp vi phạm của anh ta.
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thuyết phục người lao động hiểu rằng thi hành kỷ luật là để chính họ sửa
chữa thiếu sót, để làm việc ngày càng tốt hơn.
- Cho người lao động thấy rằng anh ta không bị ác cảm về sau này nếu cố
gắng sửa sai và không tái phạm.
- Làm cho người lao động hiểu tổ chức nhìn nhận cả những ưu, khuyết
điểm của anh ta nhằm khơi gợi những phản ứng tốt tránh sự phản kháng của
những người có liên quan.
- Cần bày tỏ sự tin tưởng và lòng tin vào người lao động
- Khẩn trương báo cáo việc thi hành kỷ luật với phòng Quản trị nhân lực.
1.3.2.4- Đánh giá việc thi hành kỷ luật
- Xem xét những tác động mong muốn của biện pháp kỷ luật đối với người
vi phạm như: thay đổi thái độ làm việc, cải biến hành vi…
- Khen ngợi và thừa nhận những việc làm tốt và chuyển biến tích cực của
người lao động.
- Đánh giá xem các biện pháp kỷ luật áp dụng đã có tác động như thế nào
đối với người lao động khác trong tổ chức.
1.4- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp hành kỷ luật lao động
1.4.1- Yếu tố thuộc về người lao động
- Sự khác biệt về đặc điểm cá nhân người lao động: Đặc trưng của người
lao động khác nhau dẫn đến mỗi người có một quan điểm, mục tiêu hành động
khác nhau trong quá trình làm việc.
- Sự khác biệt về nhận thức dẫn tới người lao động có thể tự giác chấp
hành hoặc không hợp tác trong quá trình làm việc, công tác.
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.4.2- Yếu tố thuộc về chính sách Quản trị nhân lực
- Công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực: Nhất thiết cần tuyển đúng
người, đúng việc, đúng thời điểm
- Bố trí lao động hợp lý: Tránh tình trạng người lao động sẽ phản kháng
hoặc không hợp tác trong quá trình làm việc.
- Phân tích công việc để xác định đúng nhiệm vụ và trách nhiệm của các
cá nhân, định hướng và hướng dẫn công việc, đào tạo đúng hướng đồng bộ và có
chất lượng.
- Đánh giá thực hiện công việc một cách công bằng làm cơ sở điều tra khi
ra các quyết định nhân sự.
- Xây dựng hệ thống thù lao lao động, phản ánh rõ những đóng góp của
người lao động và thể hiện sự công bằng trong đối xử.
- Tác phong lề lối của cán bộ lãnh đạo cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc
chấp hành kỷ luật lao động của toàn doanh nghiệp. Tác phong làm việc phải
nghiêm túc khoa học tránh tình trạng làm việc buông thả của lãnh đạo và của cả
tổ chức.
1.4.3- Yếu tố thuộc các nguyên tắc kỷ luật lao động
- Hệ thống kỷ luật lao động được xây dựng hợp lý, rõ ràng công khai về
các điều khoản kỷ luật lao động, quy định rõ mức độ vi phạm kỷ luật lao động và
các hình thức kỷ luật.
- Xây dựng hệ thống mở cơ chế khiếu nại nhanh chóng thuận tiện để
người lao động có thể đề xuất ý kiến, nhận thông tin thông báo kịp thời.
- Quy định rõ trách nhiệm về kỷ luật lao động đối với những người liên
quan tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau.
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thông tin rõ ràng về kỷ luật lao động đối với người lao động, khi có
thêm điều khoản mới phải công bố công khai trước khi đưa vào thực hiện.
Phương pháp thông tin có thể qua sổ tay hướng dẫn, bản giới thiệu về doanh
nghiệp hoặc thể hiện trong hợp đồng lao động và Thoả ước lao động tập thể.
- Nội dung của kỷ luật lao động được thông báo rộng rãi công khai tới
từng người lao động và phải được niêm yết trên bảng thông báo, những điểm
chính tại nơi làm việc.
- Xử lý kỷ luật phải nhất quán, công bằng theo đúng quy định đề ra và
thông báo cho người lao động bị xử lý biết về hình thức, giới hạn, mức độ, thời
gian kỷ luật lao động.
1.5- Sự cần thiết phải xây dựng và chấp hành kỷ luât lao động trong Doanh
nghiệp
Việc tuân thủ kỷ luật lao động có ý nghĩa trên tất cả các mặt như kinh tế,
chính trị, xã hội.Có thể nêu lên cụ thể một số ý nghĩa như sau:
- Kỷ luật lao động là cơ sở để tổ chức lao động có hiệu quả. Chấp hành tốt
kỷ luật lao động sẽ làm cho thời gian làm việc tăng lên, các quy trình công nghệ
được đảm bảo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu được sử dụng tốt hơn
vào quá trình sản xuất.
- Thông qua duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí
sắp xếp lao động một cách hợp lý để quá trình sản xuất được tiến hành một cách
liên tục, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật, những kinh nghiệm tiên tiến vào sản xuất nhằm ổn định đời sống
người lao động nói riêng và ổn định xã hội nói chung.
- Khi xác định nội dung cũng như hình thức hợp lý kỷ luật lao động sẽ là
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, năng cao chất lượng sản
phẩm tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Kỷ luật lao động là căn cứ cụ thể để người lao động tự rèn luyện để trở
thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở
để họ đấu tranh với tiêu cực trong lao động, trong xã hội.
- Kỷ luật lao động là thước đo, là tiêu chuẩn để người lao động phấn đấu
nâng cao trình độ, ổn định công việc, nâng cao thu nhập.
- Trật tự nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của
người lao động là yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ hài hoà trong lao
động. Đây cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao
động, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động và thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG HAI: ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU
2.1- Tổng quan về Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ
khí xuất khẩu
Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp trực
thuộc Bộ Công nghiệp. Trải qua gần 50 năm xây dựng, trưởng thành và phát
triển, Công ty đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất
hàng cơ khí và đồ gia dụng INOX - một lĩnh vực còn đang có tiềm năng phát
triển rất lớn.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu có:
+ Trụ sở đặt tại: Khu công nghiệp Quang Minh- Tỉnh Vĩnh Phúc
+ Tên giao dịch quốc tế: EXPORT MACHINE TOOL STOCK
COMPANY
+ Diện tích mặt bằng: 40.000 m
2
.
+ Tổng số lao động: 684 người.
2.1.1.1. Thời kỳ 1960 - 1965: Thời kỳ mở đầu thành lập Công ty
Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu được thành lập ngày
28/11/1960 với tên ban đầu là "Xưởng y cụ" trực thuộc Bộ y tế quản lý. Nhiệm
vụ SXKD chính của Xưởng y cụ trong thời gian này là sản xuất các dụng cụ y tế
như: bông băng, kẹp mạch máu.... tổng số lao động lúc này chỉ trên 100 người,
diện tích sản xuất 600m
2
, trang thiết bị chưa đầy đủ, cơ sở vật chất rất nghèo nàn,
sản xuất mang tính thủ công.
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngày 27/12/1962, để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất mới, tăng khả năng
phát triển và mở rộng thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong công tác
quản lý, bộ y tế quyết định hợp nhất xưởng y cụ tay và chân giả thành "Công ty y
cụ tay chân giả".
Ngày 14/7/1964, Bộ y tế lại tách và thành lập "Nhà máy y cụ" với nhiệm
vụ hàng đầu là sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và
sửa chữa thiết bị y tế.
2.1.1.2. Thời kỳ 1966-1975: Thời kỳ phát triển kinh tế phục vụ chiến đấu
Ngày 06/01/1971, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 06/TTB chuyển
Nhà máy y cụ sang bộ cơ khí luyện kim, Nhà máy vẫn giữ nguyên chức năng sản
xuất thiết bị và dụng cụ y tế. Trong thời gian này, Nhà máy được mở rộng hơn
về diện tích, số lao động , trang bị thêm máy móc.... Kết quả giá trị sản lượng
tăng từ 1,8 triệu đồng lên 4,5 triệu đồng.
2.1.1.3- Thời 1976 - 1990: thời kỳ phát triển kinh tế tập trung
Thời kỳ này Nhà máy chuyển hướng sản xuất sang các dụng cụ cơ khí
cầm tay như: kìm, cờlê...đồng thời cũng đưa vào sản xuất các sản phẩm gia đình
như: tủ lạnh, máy điều hòa, máy hút ẩm.
Năm 1977: Nhà máy có hợp đồng xuất khẩu đầu tiên
Năm 1980: Nhà máy xác định được nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất, xất
khẩu các sản phẩm tiêu dung theo nhu cầu thị trường.
Ngày 01/01/1985 Bộ cơ khí luyện kim đã chính thức đổi tên thành " Nhà
máy dụng cụ cơ khí xuất khẩu" .
Đến cuối năm 1985 giá trị sản lượng xuất khẩu của nhà máy dã tăng lên
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhanh chóng, chiếm 70,29% trên tổng giá trị sản lượng sản xuất . Các sản phẩm
của nhà máy đã có uy tín trên thị trường nước ngoài như: Tiệp Khắc, Ba Lan,
Liên Xô......
2.1.1.4- Thời kỳ 1991 đến nay
Năm 1991 hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nhà máy đã mất
đi một thị trường quan trọng. Trước tình hình đó, nhà máy đã chủ động tìm
những bạn hàng mới trong và ngoài nước. Một mặt vẫn duy trì sản xuất các sản
phẩm, dụng cụ cầm tay như: kìm điện, cờ lê... mặt khác nhà máy chủ động liên
doanh, liên kết với các công ty của Nhật Bản, Đài Loan để sản xuất các mặt hàng
gia dụng bằng thép không rỉ - INOX
Ngày 01/01/1996, nhà máy đổi tên thành "Công ty Dụng cụ Cơ khí xuất
khẩu" trực thuộc bộ Công nghiệp và được phép chủ động mua bán - xuất khẩu
hàng hóa trực tiếp với nước ngoài.
Ngày 01/01/2001 theo quyết định số 26/200/QĐ-BCN Công ty Dụng cụ
Cơ khí Xuất khẩu thực hiện cổ phần hóa 100% trở thành Công ty Cổ phần với
tên gọi mới là "Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí xuất khẩu ".
2.1.2- Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần
Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
2.1.2.1- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Từ ngày Công ty được cổ phần hóa bộ máy quản lý của Công ty cũng
được thay đổi, ngày càng hoàn thiện và đến nay, bộ máy đó được tổ chức một
cách tương đối gọn nhẹ theo trực tuyến chức năng sản xuất. Cụ thể được thể hiện
qua sơ đồ:
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Bộ máy của Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí
Xuất khẩu
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng kế
hoạch
Phòng kỹ
thuật
Phòng
hành
chính
Phòng tổ
chức lao
động
Phòng tài
vụ
Phòng
kinh
doanh
Đội xây
dựng
Phân
xưởng
rèn
rập
Phân
xưởng
cơ khí
1
Phân
xưởng
cơ khí
2
Phân
xưởng
cơ khí
3
Phân
xưởng
mạ
Phân
xưởng
dụng
cụ
Phân
xưởng
cơ
điện
Phân
xưởng
bia
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.2.2- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
a- Chức năng
Theo khoản 2 điều 4 chương 1 điều lệ Công ty, Công ty Cổ phần dụng cụ
cơ khí xuất khẩu có chức năng sau:
Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, dụng cụ, phụ
tùng xe đạp, xe máy, ô tô, lắp ráp xe máy, sản phẩm thiết bị điện lạnh, các mặt
hàng tiêu dùng, hàng gia dụng INOX, thiết bị y tế, bia và nước giải khát, vật tư
thiết bị ngành cơ khí, giao thông vận tải.
Kinh doanh các dịch vụ và ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
b- Nhiệm vụ
Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
Thực hiện đầy đủ các qui định của Nhà nướcđối với Công ty cổ phần như:
+ Công bố công khai hoạt động tài chính trước đại hội cổ đông.
+ Chia cổ tức đúng hạn.
-> Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động và đối với Nhà
Nước theo luật định.
2.1.3- Một số đặc điểm về quản lý, kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Đặc điểm quản lý ngành của Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu:
Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu thuộc sự quản lý trực tiếp của
Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp.
Công ty chịu sự quản lý chuyên môn từ bộ Công nghiệp
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý ngành của Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí
xuất khẩu
Mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều phải được báo cáo
với Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp. Mọi vấn đề chuyên môn như xác
định giá tiền đều phải được sự phê duyệt của Bộ Công nghiệp.
2.1.3.2- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
a. Đặc điểm các yếu tố vào
*Đặc điểm về lao động:
Tính đến tháng 5 năm 2007, tổng số lao động trong công ty là 684 người
trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 575 người, lao động quản lý là 109
người. Lao động nữ trong Công ty là 233 người (34%), độ tuổi trung bình của
người lao động là 41,2 tuổi. Trình độ chuyên môn của người lao động trong
Công ty tương đối cao, bậc thợ bình quân của người lao động là 4,75.
Về cơ cấu lao động theo chuyên môn, tuổi, giới tính được thể hiện qua bảng
số liệu sau:
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Bộ Công nghiệp
Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp
Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo chuyên môn, giới tính, tuổi
Chuyên môn đào tạo Giới tính Tuổi
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Công nhân
kỹ thuật
Nam Nữ Dưới
30
30 - 45
Trên
45
67 335 282 451 233 89 362 233
9,8% 49% 41,2% 66% 34% 13% 53% 34%
(Nguồn: Danh sách cán bộ công nhân viên tháng 01/2007 - Phòng Tổ chức lao
động tiền lương)
*Đặc điểm về máy móc thiết bị
Đây là một yếu tố đầu vào có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của
người lao động, do vậy mấy năm gần đây Công ty đã quan tâm đầu tư cải tiến và
mua thêm máy móc, thiết bị để phục vụ việc mở rộng sản xuất và nâng cao năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm: ví dụ, năm 2005 Công ty đã đầu tư mua bán
dây chuyền nhiệt luyện của Đài Loan trị giá 3 tỷ đồng .
Song nhìn chung, số lượng máy móc, thiết bị trong Công ty còn lạc hậu
(máy móc có công nghệ từ những năm 70 - 80 còn chiếm 35%). Công ty cần đầu
tư cải tiến hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất ngày càng tăng
trong nền kinh tế thị trường đầy sự cạnh tranh quyết liệt.
*Đặc điểm về qui trình công nghệ
Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty theo kiểu chế biến
song song. Qui trình đó gồm nhiều giai đoạn, giữa các giai đoạn có thể gián đoạn
về mặt kỹ thuật, nhiều bộ phận có qui trình công nghệ riêng được chế tạo đồng
thời và lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí
xuất khẩu Hà Nội
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7
Nguyên vật liệu ban đầu
Cắt tạo phôi, cắt đoạn, rèn dập
Nhiệt luyện
Gia công ngội để hình thành sản phẩm
Mạ sản phẩm
Lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm
Nhập kho thành phẩm
Gia công cơ khí: Tiện, phay, bào, khoan
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b- Đặc điểm về mặt hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ
phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
*Đặc điểm về mặt hàng sản xuất
Sản phẩm của Công ty đang ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Trong thời
kỳ chiến tranh, sản phẩm chủ yếu của Công ty là các dụng cụ cơ khí cầm tay và các
sản phẩm của ngành y tế như: giường bệnh, tủ thuốc, ....Ngày nay sản phẩm của
Công ty bên cạnh các sản phẩm truyền thống là các sản phẩm đồ gia dụng... được sản
xuất dựa trên nhu cầu của thị trường và các đơn đặt hàng của đối tác.
Bảng 2.2: Một số sản phẩm chủ yếu của Công ty
Stt Tên sản phẩm Vật liệu gia công Bề mặt sản phẩm
1
2
3
4
5
6
7
8
Kìm chiết có điều chỉnh
Kìm điện
Bộ cờ lê dẹp
Kìm tuốt dày
Bộ dụng cụ xe máy
Giường bệnh các loại
Tủ thuốc các loại
Đồ gia dụng
Thép rèn
Thép rèn
Thép rèn
Thép rèn
Thép cacbon
Inox
Inox
Inox
Mạ Nicrôm
Đánh bóng mạ Nicrôm
Mạ Nicrôm
Mạ Nicrôm và Zn
Đánh bóng điện hóa và Zn
Đánh bóng điện hóa
Đánh bóng điện hóa
Đánh bóng điện hóa
*Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Các sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại các thành thị nên thị
trường trong nước của Công ty là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh.
Vũ Thị Vân Anh Lớp QTNL- K7