Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.57 KB, 116 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các
vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam” tác giả đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các thầy cô Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân và cán bộ Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương.
Trước hết, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Viện Đào tạo Sau đại học và các Khoa, Viện, Bộ môn đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Hoàng Đức Thân và tập thể
Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ của Bộ môn Kinh tế Quốc tế - Viện Thương
mại và Kinh tế Quốc tế đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều
kiện của bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình trong thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do hiểu biết và điều kiện nghiên cứu
có hạn, luận văn khó tránh khỏi thiếu xót. Tác giả kính mong nhận được
những góp ý xây dựng để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội,ngày 6 tháng 12 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Nga
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bạn bè,
đồng nghiệp và những người thân trong gia đình trong thời gian nghiên cứu và
hoàn thành luận văn. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
CHƯƠNG 1 5
NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN HÌNH THÀNH HỆ THỐNG 5


CẢNH BÁO SỚM CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 5
2.1.1.3. Cơ cấu xuất khẩu 39
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam 42
CHƯƠNG 3 72
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU NHẰM HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM 72
CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG THỦY SẢN 72
CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 72
Về mặt hàng, ngoài mặt hàng tôm và cá da trơn, mặt hàng cá ngừ là mặt hàng
cần chú ý nghiên cứu xem xét trong thời gian tới 74
3.3. Giải pháp tăng cường nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm
các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đến
năm 2020 78
3.3.1. Mở rộng quan điểm nghiên cứu 78
Việc mở rộng quan điểm nghiên cứu còn thể hiện trong phạm vi nghiên cứu về
các biện pháp phòng vệ thương mại khác ngoài vấn đề kiện chống bán phá. Cụ
thể, nghiên cứu các vấn đề kiện chống trợ cấp và kiện lẩn tránh thuế chống
bán phá giá để kết hợp chung trong mô hình cảnh báo chống bán phá giá với
mục tiêu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các vụ kiện phòng vệ thương
mại của Việt Nam 79
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Việt
CBPG Chống bán phá giá
Q Khối lượng xuất khẩu
BCT Bộ Công Thương
CP Chính Phủ
NĐ Nghị Định

NQ Nghị Quyết
QĐ Quyết định
XK Xuất khẩu
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
AD Antidumping Chống bán phá giá
ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
AHP Analytic Hierarchy Process Mô hình phân tích phân cấp
AUV Average Unit Value Giá trị đơn vị trung bình
CFA
Commonwealth Fisheries
Association
Hiệp hội Thủy sản Liên Bang
DOC Department of Commerce Bộ Thương mại
EU European Union Liên minh Châu Âu
GATT
General Agreement on Tariffs
and Trade
Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại
GCF
Global Competitiveness
Facility
Chương trình hỗ trợ cạnh
tranh toàn cầu
HS
Harmonized Commodity
Description and Code System
Hệ thống hài hòa

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
ITC
International Trade
Commission
Ủy ban Thương mại Quốc tế
STAC
Shrimp Trade Action
Committee
Ủy ban hành động Thương
mại về Tôm
TRC Trade Remedies Council
Hội đồng tư vấn về các biện
pháp Phòng vệ Thương mại
UNCTAD
Conference on Trade and
Development
Diễn đàn Thương mại và Phát
triển Liên hiệp quốc
USA United States of America Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
USD United States Dollar Đô la Mỹ
USDOC
United States Department of
Commerce
Bộ Thương mại Hoa Kỳ
USITC
United States International
Trade Commission
Ủy ban Thương mại Quốc tế
Hoa Kỳ
V1.0 Version 1.0 Phiên bản 1.0

VASEP
The Vietnam Association of
Seafood Exporters and Producers
Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu thủy sản Việt Nam
VCAD
Vietnam Competition
Authority Department
Cục Quản lý cạnh tranh
VCCI
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công
Nghiệp Việt Nam
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH HỘP
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Trị giá xuất khẩu thủy sản từ 2006-2012 Error: Reference source not
found
Bảng 2.2. Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam từ 2008-2011 Error:
Reference source not found
Bảng 2.3. So sánh tỷ lệ số vụ kiện có kết luận chống bán phá giá với số vụ kiện
khởi xướng Thời kỳ 1995-2011 Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Danh sách các vụ kiện sản phẩm thuỷ sản của Hoa Kỳ Error:
Reference source not found
Bảng 2.5. Danh sách thiết bị phần cứng cung cấp cho hệ thốngError: Reference
source not found
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng trị giá xuất khẩu thủy sản qua các năm Error:

Reference source not found
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ kiện chống bán phá giá thành công trên thế giới Từ 1995-2011
Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ các mặt hàng bị kiện chống bán phá giá Thời kỳ 1995-2011
Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện 10 nước khởi kiện chống bán phá giá nhiều nhất thế
giới thời kỳ 1995-2011 Error: Reference source not found
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bạn bè,
đồng nghiệp và những người thân trong gia đình trong thời gian nghiên cứu và
hoàn thành luận văn. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
CHƯƠNG 1 5
NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN HÌNH THÀNH HỆ THỐNG 5
CẢNH BÁO SỚM CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 5
2.1.1.3. Cơ cấu xuất khẩu 39
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam 42
CHƯƠNG 3 72
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU NHẰM HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM 72
CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG THỦY SẢN 72
CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 72
Về mặt hàng, ngoài mặt hàng tôm và cá da trơn, mặt hàng cá ngừ là mặt hàng
cần chú ý nghiên cứu xem xét trong thời gian tới 74
3.3. Giải pháp tăng cường nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm
các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đến
năm 2020 78
3.3.1. Mở rộng quan điểm nghiên cứu 78
Việc mở rộng quan điểm nghiên cứu còn thể hiện trong phạm vi nghiên cứu về

các biện pháp phòng vệ thương mại khác ngoài vấn đề kiện chống bán phá. Cụ
thể, nghiên cứu các vấn đề kiện chống trợ cấp và kiện lẩn tránh thuế chống
bán phá giá để kết hợp chung trong mô hình cảnh báo chống bán phá giá với
mục tiêu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các vụ kiện phòng vệ thương
mại của Việt Nam 79
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
DANH MỤC HỘP
Hộp 1.1. Tiêu chí DOC đánh giá “tình hình nghiêm trọng” trong điều tra
chống bán phá giá Error: Reference source not found
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn với đề tài: "Nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện
chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam" là kết quả nghiên
cứu độc lập của tác giả. Quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hình
thành hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá hàng thủy sản xuất khẩu của
Việt Nam do Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương phụ trách, luận văn
đã làm rõ được một số vấn đề sau:
Luận văn đã nghiên cứu được cơ sở lý luận hình thành hệ thống cảnh
báo sớm chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những nội dung
này được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Một là, tác giả khái quát một số vấn đề về hệ thống cảnh báo sớm chống
bán phá giá: khái niệm hệ thống cảnh báo sớm, cốt lõi của vấn đề cảnh báo
sớm chống bán phá giá, sự cần thiết phải xây dựng hệ thống cảnh báo sớm.
Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra mục tiêu mà hệ thống cảnh báo sớm được xây
dựng cần đạt được gồm:
- Cung cấp thông tin về mối đe dọa/nguy cơ sẽ bị điều tra áp dụng các
biện pháp chống bán phá giá trước khi có thông báo chính thức của nước nhập
khẩu.
- Hệ thống cần được cung cấp nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời
để đưa ra các mức độ cảnh báo phù hợp cho từng mặt hàng ở từng giai đoạn.

- Hệ thống cảnh báo sớm là nguồn dữ liệu tham khảo trong quá trình
hoạch định chính sách của Chính phủ, các Bộ ngành, các cơ quản quản lý nhà
nước và doanh nghiệp xuất khẩu.
Hai là, tác giả đi sâu vào nghiên cứu những nội dung hình thành hệ
thống cảnh báo sớm để có những đánh giá đúng về hệ thống. Cụ thể những
nội dung nghiên cứu hình thành hệ thống cảnh báo sớm gồm có:
i
Đầu tiên là nghiên cứu các chỉ số cho hệ thống cảnh báo. Việc nghiên
cứu các chỉ số được thực hiện thông qua việc nghiên cứu những dấu hiệu của
các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
trước đây. Mỗi dấu hiệu được nghiên cứu xây dựng thành một chỉ số phù hợp:
Chỉ số tầng lọc thị phần không đáng kể: phân tích liệu hàng hóa xuất
khẩu có thị phần đáng kể tại nước nhập khẩu theo quy định của WTO hay
không?
Chỉ số tầng lọc định lượng ban đầu: theo dõi và phân tích sự tăng lên về
khối lượng xuất khẩu và sự giảm giá xuất khẩu khi hàng Việt Nam xuất sang
thị trường xem xét.
Chỉ số tầng lọc định lượng tổng thể: theo dõi và phân tích sự tăng lên về
khối lượng xuất khẩu và sự giảm giá xuất khẩu của hàng hóa từ các nước khi
xuất sang thị trường xem xét.
Chỉ số tầng lọc thị phần Việt Nam: đánh giá nguy cơ tiềm ẩn dựa trên
mức tăng trưởng của thị phần Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định
cũng như độ lớn của thị phần Việt Nam so với quy mô thị trường mục tiêu.
Chỉ số tầng lọc thị phần chung: xem xét nguy cơ tiềm ẩn dựa trên mức
tăng trưởng về thị phần chung của tất cả các nước xuất khẩu vào thị trường
mục tiêu.
Chỉ số tầng lọc phòng vệ thương mại: bổ sung, hỗ trợ cho kết quả cảnh
báo thông qua việc cung cấp các thông tin liên quan về vấn đề phòng vệ
thương mại: lịch sử áp dụng, hiện tại áp dụng của các nước, thông tin về một
nguy cơ sắp xảy ra

Sau khi nghiên cứu các chỉ số là việc nghiên cứu cơ sở dữ liệu để giúp
hệ thống có cơ sở đầu vào phân tích các chỉ tiêu đó. Cơ sở dữ liệu cung cấp
cho hệ thống gồm: Dữ liệu xuất nhập khẩu; Dữ liệu về thị trường mục tiêu;
Dữ liệu về các thông tin phòng vệ có liên quan.
ii
Để kết nối dữ liệu với các chỉ số cần có cơ chế cảnh báo phân tích trả kết
quả. Cơ chế cảnh báo được thể hiện qua việc thiết lập các mức độ cảnh báo:
cảnh báo đèn đỏ (nguy cơ bị kiện cao), cảnh báo đèn vàng (nguy cơ bị kiện
vừa), cảnh báo đèn xanh (nguy cơ bị kiện thấp), cảnh báo đèn nâu (không có
nguy cơ) và cảnh báo đèn xanh da trời (mặt hàng đang bị áp thuế chống bán
phá giá, không thể có khả năng bị kiện).
Một hệ thống sau khi có cơ chế hoạt động cần có hệ thống công nghệ
bao gồm các thiết bị phần cứng, các chương trình phần mềm và mạng truyền
thông để hỗ trợ quá trình tính toán, ra quyết định và công khai kết quả cảnh
báo cho đối tượng tiếp nhận thông tin.
Yếu tố quan trọng cuối cùng chính là nhân lực của hệ thống. Vai trò của
nó là thiết lập mục tiêu để xây dựng các chỉ số cảnh báo và thực hiện toàn bộ
việc vận hành hệ thống.
Ngoài nghiên cứu hệ thống Việt Nam, luận văn liên hệ nghiên cứu cơ sở
lý luận và thực tiễn hình thành hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán
phá giá hàng xuất khẩu của Trung Quốc để thu được những bài học kinh
nghiệm.
Về hệ thống Trung Quốc, nhìn chung cách tiếp cận cũng khá tương đồng
với cách tiếp cận của Việt Nam. Tuy nhiên việc triển khai nghiên cứu và xây
dựng hệ thống do Trung tâm tư vấn WTO - Thượng Hải thực hiện tồn tại
nhiều vấn đề bất cập.
Thứ nhất, tuy cùng xuất phát chung cách tiếp cận nhưng hệ thống của
Trung Quốc thiếu nhiều tiêu chí tiếp cận so với hệ thống của Việt Nam: Chỉ tiếp
cận khía cạnh biến động khối lượng xuất khẩu và biến động giá xuất khẩu.
Thứ hai, hệ thống do Trung tâm tư vấn WTO - Thượng Hải xây dựng

không giành được nhiều quan tâm từ phía cộng đồng doanh nghiệp Thượng
Hải khi ra đời.
iii
Thứ ba, việc nghiên cứu, xây dựng được thực hiện lẻ tẻ ở một số địa
phương cho nên hiện tại chưa có hệ thống đáp ứng lợi ích cho toàn bộ doanh
nghiệp xuất khẩu Trung Quốc. Quá trình chỉ đạo của Chính phủ và các cơ
quan quản lý Nhà nước ở trung ương rất mờ nhạt dẫn đến hệ thống ra đời
không phát huy hết vai trò của nó.
Thứ tư, việc nghiên cứu và xây dựng không tập trung dẫn tới việc lãng
phí nguồn lực: vốn đầu tư, nhân lực, khoa học công nghệ
Từ những vấn đề đó, tác giả đúc kết một số bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam:
Một là hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với
hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đảm bảo phân tích được nguyên nhân dẫn
tới hành vi kiện bán phá giá của các doanh nghiệp/chính phủ nước nhập khẩu.
Từ việc phân tích dấu hiệu của hành vi kiện bán phá giá, hệ thống cần đưa ra
những cảnh báo phù hợp trong từng trường hợp để có những tư vấn kịp thời
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
Hai là phải lựa chọn mục tiêu của việc thu thập thông tin để xác định
chính xác những thông tin cần thu thập. Sau đó xác định những hệ số tương
quan cho từng loại thông tin để có cơ sở phân tích, đánh giá. Toàn bộ hệ
thống thông tin trong quá trình xây dựng cần được thu thập từ nhiều kênh
khác nhau với tốc độ xử lý nhanh chóng, kết hợp với các chương trình xử lý
phù hợp để phân tích trả kết quả.
Ba là phải thực hiện nghiên cứu xây dựng một hệ thống cảnh báo phục
vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ở các vùng miền.
Bốn là quá trình nghiên cứu, xây dựng hệ thống cần đảm bảo có sự phối
kết hợp ở cả hai cấp, cấp vĩ mô và cấp vi mô.
Năm là cần lựa chọn những người am hiểu về lý luận và thực tiễn trong
vấn đề kiện chống bán phá giá để giao nhiệm vụ đầu mối xây dựng hệ thống.

iv
Sau khi thực hiện nghiên cứu những nội dung hình thành hệ thống cảnh
báo sớm chống bán phá giá, tác giả thực hiện nghiên cứu những vấn đề thực
tiễn hình thành hệ thống.
Trước hết, luận văn khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
thông qua kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu để
xem xét khả năng bị kiện bán phá giá của mặt hàng thủy sản.
Tiếp đó, luận văn nghiên cứu thực trạng nguy cơ bị kiện chống bán phá
giá của các quốc gia trên thế giới để thấy được xu hướng áp dụng. Các biện
pháp phòng vệ thương mại nói chung và chống bán phá giá nói riêng đã và
đang được các nước tích cực sử dụng như là các hàng rào phi thuế quan để
bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Các sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị
kiện hầu hết là những sản phẩm sử dụng lao động giản đơn, yếu tố công nghệ
không cao, tỷ lệ công nghiệp chế biến thấp và tận dụng lợi thế nguồn tài
nguyên thiên nhiên của nước xuất khẩu. Xu hướng áp dụng biện pháp kiện
bán phá giá được chuyển dịch dần từ các nước phát triển sang các nước đang
phát triển. Điều này chứng tỏ, các nước đang phát triển rất tích cực sử dụng
biện pháp phòng vệ thương mại để bảo hộ ngành sản xuất trong nước.
Nghiên cứu những vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của
Việt Nam thời gian qua cho thấy những vụ kiện chống bán phá giá liên quan
đến Việt Nam cũng tuân theo xu hướng chung của thế giới. Những mặt hàng
bị kiện chủ yếu là sản phẩm thô, sơ chế, sử dụng nhiều lao động giản đơn và
tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Những thị trường khởi kiện
chủ yếu là các thị trường xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam và các thị trường
tiềm năng là các nước đang phát triển.
Xuất phát từ thực tế đó, Việt Nam cần thiết phải nghiên cứu xây dựng hệ
thống cảnh báo sớm để giảm thiểu thiệt hại của những vụ kiện chống bán phá
giá mang lại.
v
Việc nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các mặt hàng nói

chung và mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nói riêng là phù hợp với
nhu cầu tất yếu của thực tiễn, cụ thể là xuất phát từ việc nghiên cứu hai vụ
kiện hàng thủy sản trong lịch sử: vụ kiện cá tra,basa và Tôm do Hoa Kỳ khởi
xướng (2002 và 2004).
Thông qua nghiên cứu thực tiễn hai vụ kiện cho thấy,vụ kiện cá tra,basa
của Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam không
chuẩn bị chu đáo do thời gian được cảnh báo trước chỉ có 1,5 tháng dẫn tới
nhiều bất lợi trong điều tra chống bán phá giá. Đối với vụ kiện tôm năm 2004,
do VASEP nhận định được tình hình từ trước đó hai năm nên kết quả của vụ
kiện này rất khả quan.
Nghiên cứu này còn cho thấy VASEP đã thành công trong vấn đề cảnh
báo sớm thông qua việc theo dõi các thông tin liên quan như: theo dõi các
hoạt động chuẩn bị kiện tụng của các nhà sản xuất tôm ở Mỹ, phân tích tình
hình của ngành tôm Mỹ và xu hướng nhập khẩu tôm vào Mỹ, mối quan hệ với
các công ty luật quốc tế và các công ty vận động hành lang. Mặc dù chưa xây
dựng được một hệ thống cảnh báo chính thức và hoàn chỉnh, nhưng những gì
VASEP đã làm và kết quả của những việc làm đó là đáng ghi nhận, trở thành
bài học ý nghĩa cho việc xây dựng hệ thống cảnh báo trong tương lai.
Thực tế hình thành hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá của Việt
Nam xuất phát từ một số điều kiện nhất định:
Một là, xuất phát từ chỉ đạo của Chính phủ thể hiện trong Chương trình
hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008.
Hai là, việc nghiên cứu hình thành hệ thống được thực hiện trên cơ sở
kinh phí tài trợ của GCF – Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu cho doanh
nghiệp Việt Nam.
Ba là, hệ thống được hình thành bởi đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh
nghiệm của Cục Quản lý cạnh tranh cùng các chuyên gia tư vấn giàu kinh
nghiệm ở Việt Nam và nước ngoài.
vi
Bốn là, điều kiện công nghệ được Cục Quản lý cạnh tranh bổ sung thông

qua công tác mời thầu cung cấp hệ thống thiết bị bổ sung cho Cục nhằm đảm
bảo hệ thống vận hành tốt.
Những công việc đã triển khai để đưa hệ thống vào hoạt động như: lựa
chọn phạm vi cảnh báo, thu thập và phân tích dữ liệu, vận hành thử nghiệm hệ
thống, phát triển hệ thống. Và kết quả của công tác này là sự kiện khai trương
chính thức đưa hệ thống vào hoạt động từ ngày 22/9/2010.
Trong quá trình nghiên cứu hình thành hệ thống có sự phối hợp giữa các
cơ quan liên ngành và các Ban chuyên môn của Cục Quản lý cạnh tranh. Mặc
dù nhận được nhiều phối hợp của các cơ quan khác, sự phối hợp giữa các ban
chuyên môn trong nội bộ tuy chặt chẽ nhưng mang tính chất kiêm nhiệm
nênquá trình nghiên cứu hệ thống có những hạn chế nhất định.
Đánh giá chung có thể thấy:
Về ưu điểm
- Quá trình nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán
phá giá đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản đạt được mục
tiêu đề ra. Đó là xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm giúp các doanh
nghiệp Việt Nam xác định sớm các mối đe doạ từ nguy cơ bị điều tra áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá trước khi có đơn khởi kiện chính thức từ các
ngành sản xuất nước ngoài.
- Hiện tại, kết quả nghiên cứu đáp ứng việc tập trung cảnh báo cho 10
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam: Thuỷ hải sản, Da giầy, Dệt may,
Đồ gỗ, Dây cáp điện, Chất dẻo, Cao su, Giấy, Dụng cụ quang học đo lường và
Thiết bị điện khi xuất khẩu sang 8 thị trường chính: EU, Hoa Kỳ, Canada, Úc
và Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.
- Hệ thống thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở
mức độ nhất định. Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá
hàng xuất khẩu Việt Nam của VCAD được xếp trong danh sách 50 Công trình
ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dịch vụ công hàng đầu khu vực
vii
Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2013 do Tạp chí FutureGove bình

chọn. Điều này cho thấy sự thành công bước đầu của quá trình nghiên cứu.
Về hạn chế
- Kết quả nghiên cứu trên 10 mặt hàng tại 5 thị trường mục tiêu chưa đáp
ứng hết nhu cầu của doanh nghiệp trong việc khai thác thông tin cảnh báo sớm.
- Nguồn dữ liệu cung cấp còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu số
liệu của hoạt động nghiên cứu. Quá trình thu thập thông tin liên quan đến
dữ liệu của nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, dữ liệu từ các văn
phòng luật, tư vấn cung cấp cho việc nghiên cứu và vận hành hệ thống
được thực hiện 1 quý 1 lần. Do đó, hoạt động nghiên cứu cũng bị ảnh
hưởng do thiếu dữ liệu để phân tích và cung cấp cho hệ thống cảnh báo.
- Việc phân tích các chỉ tiêu định tính hiện nay để sử dụng trong hệ
thống chưa được nghiên cứu xây dựng thành mô hình phân tích mà được
thực hiện bởi các cán bộ, chuyên gia. Các chỉ tiêu định lượng tuy đã xây
dựng thành mô hình nhưng còn giản đơn, chưa đáp ứng được mức độ phức
tạp trong phân tích của nhiều dữ liệu.
- Vấn đề thiết lập mô hình kinh tế lượng trong phân tích cảnh báo sớm
chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức.
- Kết quả nghiên cứu hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng việc cảnh báo chính
xác khoảng thời điểm sẽ xảy ra vụ kiện.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trên, luận văn thực hiện dự báo
tình hình xuất khẩu thủy sản thời gian tới để đưa ra những định hướng nghiên
cứu và đề xuất giải pháp thực hiện đến năm 2020.
Nghiên cứu dự báo xuất khẩu thủy sản thời gian tới cho thấy thủy sản sẽ
tiếp tục là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. Do
đó, khả năng mặt hàng thủy sản trở thành mục tiêu của vấn đề kiện chống bán
phá giá là rất lớn.
viii
Để đáp ứng nhu cầu cảnh báo trong lương lai, việc định hướng nghiên
cứu cần thiết phải thực hiện:
Một là, tiếp tục nghiên cứu thêm thị trường cảnh báo mới.

Hai là, nghiên cứu bổ sung thêm các chỉ tiêu chi tiết trong cơ chế cảnh
báo sớm cho mặt hàng thủy sản.
Ba là, nghiên cứu mô hình cảnh báo phù hợp cho mặt hàng thủy sản.
Bốn là, nghiên cứu cơ chế thu thập dữ liệu kịp thời và hiệu quả.
Dựa vào định hướng nghiên cứu này, tác giả đề xuất một số giải pháp
thực hiện như sau:
Thứ nhất, mở rộng phạm vi nghiên cứu. Việc mở rộng phạm vi nghiên
cứu thể hiện: mở rộng việc nghiên cứu thị trường mới, nghiên cứu mô hình
cảnh báo mới hoặc bổ sung thêm các chỉ tiêu chi tiết cho mô hình cảnh báo
hiện tại, nghiên cứu cảnh báo chống bán phá giá với chống trợ cấp và chống
lẩn tránh thuế chống bán phá giá.
Thứ hai, xây dựng chiến lược và kế hoạch nghiên cứu lâu dài trong đó
xác định những mục tiêu chính để lập kế hoạch, chương trình nhằm cụ thể hoá
hướng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu.
Thứ ba, nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác nghiên cứu thông
qua các nội dung sau:
- Tăng cường công tác hợp tác quốc tế để có được những chương trình
tài trợ hoặc hợp tác của các tổ chức quốc tế.
- Đẩy mạnh việc đưa các nội dung, kiến thức của pháp luật phòng vệ
thương mại, thực tiễn kinh nghiệm về các vụ kiện phòng vệ thương mại vào
trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành
luật, tài chính, kinh tế hoặc các Viện nghiên cứu qua các cuộc thi xây dựng
đề án nghiên cứu với phần thưởng xứng đáng.
- Tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu về pháp luật phòng vệ thương
mại của WTO và các nước thuộc danh mục mở rộng phạm vi nghiên cứu thời
ix
gian tới nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp và hiệp hội những kiến thức,
kinh nghiệm, bài học trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá
khi kết hợp với các vụ kiện phòng vệ thương mại khác.
Thứ tư, vấn đề tài chính cấp cho hoạt động nghiên cứu. Lập kế hoạch tài

chính cấp cho từng hoạt động nghiên cứu riêng biệt. Tùy nội dung nghiên cứu
của từng hoạt động để lựa chọn lập kế hoạch phù hợp đối với từng nguồn ngân
sách: ngân sách nghiên cứu phát triển, ngân sách chi thường xuyên
Trên cơ sở những giải pháp đưa ra, luận văn đề xuất một số kiến nghị sau:
Về phía Chính phủ
Đưa ra nội dung chiến lược, phân công các Bộ ngành liên quan thực
hiện kế hoạch nghiên cứu phát triển hệ thống về các mặt để từng Bộ ngành
phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan cấp dưới nhằm phân công nhân
sự tham gia vào dự án nghiên cứu,trong đó phân công cụ thể trách nhiệm đầu
mối chủ trì cho một hoặc nhiều bộ và trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị
nhằm tránh sự chồng chéo.
Nghiêm túc kiểm điểm những cơ quan trốn tránh trách nhiệm và không
hoàn thành nhiệm vụ.
Linh hoạt trong quá trình tham gia đàm phán và tìm hiểu để đưa ra được
những nội dung quan trọng trong luật chống bán phá giá của các nước đối tác.
Về phía Bộ ngành có liên quan
Giao nhiệm vụ nghiên cứu dự án dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, cấp Nhà nước để huy động nguồn lực tham gia trong nước và quốc tế.
Lập kế hoạch tài chính cho nghiên cứu dự án phù hợp. Trong đó đưa ra
các chính sách khuyến khích, khen thưởng và chế độ đãi ngộ đặc biệt để thu
hút sự quan tâm của giới chuyên gia trong và ngoài nước.
Tìm kiếm cơ hội hỗ trợ nguồn ODA từ các tổ chức quốc tế.
Bố trí nhân lực có đủ trình độ tham gia vào dự án hợp lý, tránh chồng
chéo chuyên môn với các cơ quan tham gia khác.
x
Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đẩy mạnh phát triển
kênh thu thập và hoạt động cung cấp thông tin cho nghiên cứu.
Về phía Hiệp hội ngành hàng và Hiệp hội Thủy sản
Chủ động tham gia nghiên cứu đề xuất dự án và phân bố nhân lực
tham gia hợp lý.

Phát triển kênh thu thập thông tin của Hiệp hội tại nước ngoài.
Về phía doanh nghiệp xuất khẩu Thủy sản
Là đối tượng trực tiếp được hưởng lợi từ hệ thống cảnh báo thông qua
quá trình hợp tác kinh doanh, tham gia hội chợ thương mại cũng như mở các
chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý ở nước ngoài tích cực nâng cao khả
năng thu thập thông tin cho hệ thống cảnh báo, trở thành một kênh thu thập
thông tin quan trọng cho hệ thống cảnh báo.
Một số kiến nghị khác
Không giao phó việc nghiên cứu cho những cá nhân và đơn vị thiếu
năng lực cần thiết cả về kiến thức, con người và cơ sở vật chất, cũng như các
công cụ chuyên ngành.
Phối hợp đồng bộ, liên ngành các cơ quan với các công cụ, phương
pháp và mô hình nghiên cứu để có sự đối chiếu, so sánh, nhất là trong công
đoạn thu thập dữ liệu đầu vào và công đoạn xử lý kết luận cuối cùng của công
tác nghiên cứu nhằm góp phần tham chiếu, phản biện và hoàn thiện, nâng cao
tính xác thực của kết quả nghiên cứu.
Phối hợp chặt chẽ hơn giữa đơn vị làm công tác nghiên cứu hệ thống cảnh
báo với các cơ quan thu thập thông tin, các Hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập
khẩu cùng các đơn vị quản lý nhà nước có liên quan trong thực tiễn.
Các Viện, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và xă hội tích cực mở ra các
diễn đàn trao đổi, tranh luận về các thông tin kinh tế để thu thập ý kiến phản
hồi từ nhiều nguồn khác nhau làm cơ sở tham khảo nhằm hoàn thiện hơn các
kết quả nghiên cứu.
xi
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với một nước đang phát triển, do khan hiếm về vốn để công nghiệp
hoá, hiện đại hoá việc phát triển các ngành kinh tế có lợi thế của quốc gia là
điều kiện quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua, ngành thuỷ sản Việt
Nam từng bước khẳng định lợi thế và vị trí trong cơ cấu kinh tế, đưa Việt

Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản cao nhất thế giới giai đoạn 1998-2008.
Khi hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới hàng xuất
khẩu Việt Nam nói chung và thủy sản nói riêng gặp không ít khó khăn. Một
trong những khó khăn thường gặp nhất là quốc gia nhập khẩu tiến hành kiện
bán phá giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Kể từ năm 1994, số vụ kiện
chống bán phá giá lên đến 47 vụ. Thực tế cho thấy, các vụ kiện chống bán phá
giá có tác động lớn đến kinh tế Việt Nam, thể hiện ở chi phí tốn kém do phải
thuê luật sư tư vấn, tham gia tố tụng, kim ngạch xuất khẩu giảm do doanh
nghiệp giảm nhập khẩu những mặt hàng là đối tượng chịu sự điều tra vì lo
ngại nguy cơ phải trả thêm các khoản thuế chống bán phá giá. Các tác động
kinh tế không chỉ dừng lại ở các nhà sản xuất sản phẩm bị kiện bán phá giá
mà còn lan rộng sang các ngành công nghiệp khác. Đó là phản ứng mang tính
dây chuyền của các ngành công nghiệp sử dụng các sản phẩm bị điều tra bán
phá giá làm nguyên liệu đầu vào.
Nhằm giảm thiểu các vụ kiện bán phá giá đối với các sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp chủ động phòng tránh
các vụ kiện có thể xảy ra, Cục quản lý cạnh tranh đã xây dựng một hệ thống
cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với
hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Hệ thống được khai trương và bắt đầu hoạt
động từ ngày 22/9/2010.
1
Hệ thống cảnh báo sớm hiện nay thực hiện cảnh báo cho 10 mặt hàng
xuất khẩu trên 8 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với cùng một cơ chế
cảnh báo. Do đó, cơ chế cảnh báo hiện tại khó phát huy hiệu quả trong việc cảnh
báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá cho từng mặt hàng nói riêng và mặt hàng
thủy sản nói chung. Để hệ thống cảnh báo sớm thực sự là công cụ hỗ trợ cho
việc điều chỉnh chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản,
góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa
Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá

giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Cho đến nay, ở Việt Nam và thế giới đã có một số đề tài nghiên cứu về
mô hình cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá. Trong đó, một số công
trình nghiên cứu có đề cập đến hệ thống cảnh báo sớm như:
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu Trường Hưng (2011), “Hoàn thiện
hệ thống cảnh báo sớm về các vụ kiện chống bán phá giá hàng nông sản của
Việt Nam”. Nội dung chính của luận văn trình bày tổng quan về hệ thống
cảnh báo sớm: khái niệm, bộ máy tổ chức, nội dung, mục tiêu vai trò và thực
trạng hoạt động của hệ thống cảnh báo sớm. Thông qua các kết quả cảnh báo
mà hệ thống đưa ra, luận văn đánh giá những kết quả đạt được và những hạn
chế của hệ thống để đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống
cảnh báo sớm đối với hàng nông sản Việt Nam. Những định hướng và giải
pháp chủ yếu đề cập đến việc vận hành hệ thống: cơ sở dữ liệu, bố trí nhân sự,
đào tạo nhân sự tham gia vận hành hệ thống, công tác tuyên truyền hệ thống
để khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường sự phối hợp giữa các
cơ quan trong quá trình hoạt động hệ thống Những giải pháp này ít đề cập
đến việc nghiên cứu để nâng cao hiệu quả cảnh báo của hệ thống đối với các
mặt hàng nói chung và mặt hàng nông sản nói riêng.
2
Bài nghiên cứu của đồng tác giả Hongjin Xiang, Fang Zongxian, Liu
Xuyuan đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Ngoại thương Trung Quốc,
(2011), “Nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm cho cạnh tranh chống bán phá
giá: dựa trên mô hình logit dữ liệu mảng”. Bài nghiên cứu tổng hợp và khái
quát các nguyên nhân dẫn đến việc chính phủ nước nhập khẩu khởi kiện
chống bán phá giá dựa trên các kết quả nghiên cứu đã có từ trước. Sau đó, bài
nghiên cứu đưa ra phân tích chi tiết và kiến nghị đối với Chính phủ Trung
Quốc về việc sử dụng mô hình logit dữ liệu mảng để áp dụng trong việc xác
định xác suất bị kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng dệt may của Trung
Quốc khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Ngoài công trình nghiên cứu trên, cũng có một số công trình nghiên
cứu về hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá dựa trên việc ứng dụng các mô
hình dựa vào các lý thuyết như: Neuro Fuzzy, Entropy Weight và SOM nhưng
đều chỉ đề cập đến việc phân tích các mô hình đáp ứng như thế nào đến việc đưa
ra kết quả cảnh báo sớm chống bán phá giá đối với mặt hàng dệt may khi xuất
sang thị trường Hoa Kỳ mà không đề cập đến công việc phải thực hiện để nghiên
cứu và ứng dụng mô hình đó vào thực tế.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm chống
bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam thông qua việc nghiên cứu
cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành hệ thống cảnh báo hiện tại của Việt Nam và
kinh nghiệm của Trung Quốc. Từ những nội dung nghiên cứu và đánh giá về
quá trình nghiên cứu hệ thống để đưa ra định hướng và giải pháp tiếp tục nghiên
cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc hình
3
thành hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ 2007-2012 và định hướng đến năm
2020.
+ Phạm vi không gian: Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán
phá giá đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam do Cục Quản lý
cạnh tranh - Bộ Công Thương phụ trách.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp: phương pháp phân tích, tổng
hợp, thu thập dữ liệu để giải quyết vấn đề đặt ra.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong các chương:

Chương 1: Nghiên cứu lý luận hình thành hệ thống cảnh báo sớm các
vụ kiện chống bán phá giá
Chương 2: Nghiên cứu thực tiễn hình thành hệ thống cảnh báo sớm các
vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn
thiện hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá hàng thủy sản của
Việt Nam đến năm 2020.
4
CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN HÌNH THÀNH HỆ THỐNG
CẢNH BÁO SỚM CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1.1. Một số vấn đề khái quát về hệ thống cảnh báo sớm
1.1.1. Khái niệm
Có hai cách hiểu vấn đề cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá.
Từ góc độ xuất khẩu, đó là việc cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu bị
nước nhập khẩu kiện bán phá giá. Từ góc độ nhập khẩu, đó là việc cảnh báo
sớm nguy cơ hàng xuất khẩu bán phá giá. Hai cách hiểu này đều dựa trên việc
bán phá giá hàng xuất khẩu, nhưng về vai trò khác nhau. Theo quan điểm, lợi
ích nước xuất khẩu, cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá là việc ứng
dụng các quy định của WTO và hệ thống pháp luật cùng với những quy định
liên quan của quốc gia nhập khẩu về bán phá giá và chống bán phá giá, thông
qua thu thập dữ liệu xuất khẩu trong nước và dữ liệu nhập khẩu nước ngoài
để dự báo nguy cơ bị kiện bán phá giá ở thị trường nước nhập khẩu.
Cốt lõi của phân tích để đưa kết quả cảnh báo chống bán phá giá là quá
trình xem xét những yếu tố trọng điểm, sản phẩm xuất khẩu nhạy cảm, khối
lượng xuất khẩu, giá cả và tình hình sản xuất sản phẩm tương tự của nước
ngoài cùng với các thông tin quan trọng khác để giám sát và đánh giá chính
xác tác động đến ngành sản xuất nội địa từ đó đưa ra nhận định phù hợp về
nguy cơ bị đệ đơn điều tra bán phá giá, và xa hơn nữa là vụ kiện chống bán
phá giá của chính phủ nước nhập khẩu.

Theo quan điểm này, Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán
phá giá của Việt Nam xây dựng là một hệ thống thực hiện việc thu thập, theo
dõi, tổng hợp và phân tích các thông tin liên quan đến các vụ kiện bán phá giá
các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài để đưa
5
ra các tín hiệu cảnh báo kịp thời nguy cơ bị kiện bán phá giá có thể xảy ra đối
với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhằm ngăn chặn và hạn chế tối đa
những tác động bất lợi.
Thuật ngữ “sớm” trong hệ thống cảnh báo sớm là khái niệm chỉ khoảng
thời gian hệ thống phát ra tín hiệu cảnh báo trước khi bắt đầu một vụ kiện
chống bán phá giá. Việc xác định khoảng thời gian hệ thống cảnh báo phát ra
tín hiệu là điều không dễ dàng, bởi vì một vụ kiện bán chống bán phá giá chỉ
thực sự bắt đầu khi các doanh nghiệp/chính phủ nước nhập khẩu quyết định
đệ đơn yêu cầu điều tra bán phá giá hàng xuất khẩu.
1.1.2.
Sự cần thiết của hệ thống
Các nghiên cứu về thiệt hại của các vụ kiện chống bán phá giá đến
doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng bị kiện chống bán phá giá cho thấy ảnh
hưởng tiêu cực của các vụ kiện chống bán phá giá đến toàn nền kinh tế nước
xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
− Ảnh hưởng đầu tiên là kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng bị kiện sụt
giảm mạnh trong thời gian bị áp thuế chống bán phá giá. Nguyên nhân là do
các đối tác nhập khẩu e ngại phải trả thêm khoản thuế khi nhập khẩu những
mặt hàng bị áp thuế, từ đó tạo ảnh hưởng tiêu cực lan truyền tới các ngành
công nghiệp khác sử dụng mặt hàng bị áp thuế là nguyên liệu đầu vào.
− Ảnh hưởng tiếp theo là tổn thất về chi phí tài chính thể hiện ở những
khoản trả cho vụ kiện: thuê luật sư tư vấn, chi phí thu thập thông tin, quan hệ
công chúng và một số chi phí phát sinh khác liên quan đến vụ kiện chống bán
phá giá.
− Ảnh hưởng về tâm lý đối với các doanh nghiệp có sản phẩm bị điều

tra bán phá giá là điều khó tránh khỏi. Các doanh nghiệp xuất khẩu bị điều tra
sẽ theo vụ kiện trong thời gian dài, tâm lý lo sợ thua kiện khiến các doanh
nghiệp tập trung tìm kiếm bằng chứng nhằm phản bác cáo buộc bán phá giá
6
của nước ngoài dẫn tới sự thiếu tập trung trong đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
và tìm kiếm khách hàng.
Ngoài những ảnh hưởng trên, còn có ảnh hưởng khác như: đầu tư nước
ngoài giảm, nguy cơ thu hẹp sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp tăng, đời sống lao
động thiếu ổn định
Để hạn chế ảnh hưởng của những vụ kiện chống bán phá giá cần
nghiên cứu thực hiện hai vấn đề sau:
Một là, hạn chế những vụ kiện chống bán phá giá xảy ra ở mức thấp
nhất có thể.
Hai là, nâng cao sự chủ động trong việc đối phó với vụ kiện chống bán
phá giá khi xảy ra.
Muốn thực hiện hiệu quả cần tập trung giải quyết hai vấn đề trong cùng
một công trình nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu đó phải hướng vào việc xây
dựng một công cụ hoặc một hệ thống để đảm bảo thực hiện đồng thời cả hai
vấn đề trên.
1.1.3.
Mục tiêu của hệ thống
Xuất phát từ sự cần thiết của hệ thống cho thấy hệ thống cần xây dựng
phải đảm bảo những mục tiêu sau:
Trước hết hệ thống cảnh báo sớm phải cung cấp thông tin về mối đe
dọa/nguy cơ sẽ bị điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu cho chính phủ và doanh nghiệp nước xuất khẩu trước khi có thông báo
chính thức về việc khởi kiện từ các ngành sản xuất của nước nhập khẩu.
Hệ thống cần được cung cấp nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời
để đưa ra các mức độ cảnh báo phù hợp cho từng mặt hàng ở từng giai đoạn.
Các tiêu chí để thiết lập các mức độ cảnh báo phải đảm bảo phù hợp với tình

hình thực tế nhằm phát huy tác dụng cảnh báo sớm, là cơ sở tin cậy trong việc
điều chỉnh chính sách kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.
7

×