Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á châu – chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.89 KB, 120 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á châu – chi nhánh Hà Nội” là công trình
nghiên cứu khoa học của riêng tôi, có sự hướng dẫn từ GS.TS Nguyễn Kế Tuấn.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số
liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính
tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung khoa học trong luận văn của mình.

Tác giả
Đào Thị Huệ Chi
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân
và Viện sau đại học – Trường đại học Kinh tế quốc dân đã giảng dạy, hướng dẫn tôi
suốt khóa học cao học từ năm 2010 đến năm 2012.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh
Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Kế Tuấn đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè – những
người đã sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả
Đào Thị Huệ Chi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CH VIT TT
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 4
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 5


1.2.1 Về rủi ro tín dụng và rủi ro NHTM 5
1.2.2 Về hoạt động của Ngân hàng TMCP Á châu 7
1.3 CÁC KT LUẬN RÚT RA TỪ TỔNG QUAN 8
DANH MỤC CH VIT TT
ACB Hà Nội Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
BP Bộ phận
BTD Ban tín dụng
CA Nhân viên phân tích tín dụng
CO Chuyên viên phân tích tín dụng
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
GD Giao dịch
HĐTD Hội đồng tín dụng
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
NQH Nợ quá hạn
PFC Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân
PTTD Phân tích tín dụng
QHKH Quan hệ khách hàng
RA Nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp
RO Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp
RRTD Rủi ro tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
TD Tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TSBĐ Tài sản bảo đảm
TTQT Thanh toán quốc tế

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại ACB Hà Nội Error: Reference source not
found
Bảng 2 : Dư nợ tín dụng của ACB – Chi nhánh Hà Nội Error: Reference source
not found
Bảng 3: Tình hình cho vay trực tiếp khách hàng là doanh nghiệp của ACB Hà
Nội năm 2010- 2012 Error: Reference source not found
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian Error: Reference source not found
Bảng 5: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo sản phẩm tín dụng Error:
Reference source not found
Bảng 6: Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ khách hàng doanh nghiệp Error:
Reference source not found
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn KHDN tại ACB Hà Nội năm 2010-2012 Error:
Reference source not found
Bảng 8: Theo phân loại nợ KHDN ACB - CN Hà Nội Error: Reference source not
found
Bảng 9: Trích lập dự phòng Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cho vay khách hàng doanh nghiệp theo loại tiền tệ Error: Reference
source not found
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình tín dụng Error: Reference source not found
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy ACB - Chi nhánh Hà Nội Error: Reference
source not found
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức hoạt động, cơ cấu giám sát và quản lý RRTD Error:
Reference source not found
Sơ đồ 4: Quy trình cấp tín dụng tại ACB – Chi nhánh Hà Nội Error: Reference
source not found
Sơ đồ 1: Quy trình tín dụng 35

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy ACB - Chi nhánh Hà Nội 42
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức hoạt động, cơ cấu giám sát và quản lý RRTD 58
Sơ đồ 4: Quy trình cấp tín dụng tại ACB – Chi nhánh Hà Nội 61
TÓM TT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực,
ngành nghề. Trong kinh doanh, hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại lợi
nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi
ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi được vốn vay, làm ảnh hưởng
đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, làm giảm khả năng cung cấp vốn cho nền
kinh tế… Để phát triển ổn định, quản trị rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu của
các ngân hàng.
NH TMCP Á Châu nói chung cũng như NH TMCP Á châu - CN Hà Nội nói
riêng cũng không nằm ngoài các ngân hàng đó. Ngân hàng luôn lựa chọn cho mình
mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp để hạn chế tối đa rủi ro, để từ đấy nâng cao
hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mở rộng thị phần cạnh
tranh, đưa ACB Hà Nội trở thành một trong những chi nhánh dẫn đầu toàn hệ thống
của Ngân hàng TMCP Á châu.
Trong kinh doanh của NH TMCP Á Châu – CN Hà Nội, hoạt động tín dụng
có vai trò vô cùng quan trọng. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Khách hàng doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng. Nhưng hoạt động này
lại luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Từ góc độ đó, tác giả chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín
dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi
nhánh Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ cho mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với Khách hàng doanh
nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với Khách hàng

doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà nội .
i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro
tín dụng ngân hàng. Có thể kể đến một số tác giả sau: Hennie van Greuing và Sonia
Brajovic Bratanovic, với nghiên cứu mang tên “ANALYZING AND MANAGING
BANKING RISK” (2003), bà Helen K Simon với công trình nghiên cứu của Bà có
tên “MANAGING INTEREST RATE RISK”.
1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
- Về rủi ro tín dụng và rủi ro NHTM: Luận án Tiến sỹ với đề tài: “Những
giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng NHTM giai đoạn hiện nay” của nghiên
cứu sinh Nguyễn Hữu Thủy; Luận văn Thạc sỹ kinh tế với đề tài “Quản lý rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn Hà
Nội" của Học viên Nguyễn Văn Chinh; Luận văn Thạc sĩ “Rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Thực trạng và giải pháp phòng ngừa” của học
viên Trương Quốc Doanh…
- Về hoạt động của Ngân hàng TMCP Á châu: Luận văn Thạc sỹ đề tài “Nâng
cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Hà
Nội” của học viên Phạm Thị Hương Giang; Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Hạn chế rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” của học viên Nguyễn Thị Thu
Hằng; Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long”, của học viên Hà Thị Minh Tâm…
1.3 Các kết luận rút ra từ tổng quan
Nhìn chung cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng TMCP Á châu cũng như những vấn đề về rủi ro tín dụng. Đó
là những nội dung mà Luận văn Thạc sỹ này có thể kế thừa. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quản trị đối với khách hàng Doanh nghiệp
của ACB Chi nhánh HN. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng đề tài luận văn Thạc sỹ

này không trùng với các luận văn đã bảo vệ.
ii
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Khái quát về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
- Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại đều thực hiện dưới hình thức
tiền tệ. Trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế để
hình thành quỹ cho vay, các NHTM cũng tiến hành cho các tổ chức, cá nhân vay để
bổ sung vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Tín dụng ngân hàng có khả năng cung ứng những khoản vốn rất lớn thậm chí
không có giới hạn và do đó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay của khách hàng -
mức độ rủi ro lớn, hậu quả nặng nề.
- Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo quy
định tại Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động
Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
2.2 Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
- Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng: Theo luận văn thì Quản trị rủi ro tín
dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách, biện pháp có liên
quan đến hoạt động tín dụng để nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng.
- Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Xác định và quản
lý danh mục tín dụng, hạn chế tổn thất trong hoạt động tín dụng và lập quỹ dự
phòng để bù đắp tổn thất. Ngoài ra, để xử lý tổn thất tín dụng, các ngân hàng
thường bán những khoản cho vay để giảm thiểu rủi ro.

iii
Tóm lại, quản trị RRTD hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà là
rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và Ngân hàng đã chuẩn
bị đủ nguồn lực để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra đó, tức là khi RRTD phát sinh gây ra
tổn thất cho ngân hàng thì cần có các biện pháp để xử lý tổn thất đó một cách hợp lý
nhằm giảm thiểu tổn thất đến mức thấp nhất với chi phí xử lý tổn thất ít nhất.
- Đo lường rủi ro tín dụng: Để đo lường đánh giá khả năng quản lý RRTD
của ngân hàng, các chỉ tiêu sau thường được sử dụng
- Tỷ lệ nợ quá hạn
- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay
- Tỷ lệ giữa các khoản xoá nợ trong năm so với tổng dư nợ cho vay
- Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dư nợ cho vay
kỳ báo cáo
- Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu:
2.3 Các nhân tố tác động tới Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại
- Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan có thể xuất phát từ phía khách hàng vay vốn, cũng
có thể xuất phát từ các nhân tố bên ngoài như: Môi trường kinh tế, môi trường pháp
lý và môi trường tự nhiên, chính trị - xã hội. Mỗi nhân tố đều đem tới những rủi ro
tín dụng cho ngân hàng. Tuy nhiên, nhân tố xuất phát từ phía khách hàng vay vốn
tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng khó lường trước và khó dự báo nhất đối với hoạt động
tín dụng của ngân hàng.
- Nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía Ngân hàng: Chính sách tín dụng và
quy trình tín dụng, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chất lượng nhân sự của bộ phận
quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống kiểm soát, theo dõi đo lường RRTD và hệ thống
kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Mỗi một nhân tố đều có vai trò riêng ảnh hưởng tới hiệu
quả quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại, trong đó, nhân tố nguyên tắc
đóng vai trò quan trọng nhất bởi đây là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý rủi ro tín
dụng của Ngân hàng, tuân thủ theo một nguyên tắc nhất quán tạo sự thống nhất cho

hệ thống ngân hàng thương mại có được hiệu quả cao trong quản trị rủi ro tín dụng.
iv
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP NGÂN HÀNG TMCP – CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội được thành lập và bắt đầu
hoạt động từ 14/12/1993, có trụ sở chính tại 184-186 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội. ACB Hà Nội là chi nhánh trung tâm phía Bắc của Hệ thống
Ngân hàng TMCP Á Châu, thời gian đầu với 20 nhân viên, nay đã phát triển với
khoảng gần 250 nhân viên và cung ứng đầy đủ các dịch vụ Ngân hàng. Đến nay trên
địa bàn Hà Nội đã có 55 chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc ACB Hà Nội.
- Hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội
+ Hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn huy động của ACB Hà Nội các năm
qua tăng cao, tính đến thời điểm 30/06/2011, tổng vốn huy động đạt 2.684.232.triệu
đồng. Đó là do ACB – Chi nhánh Hà Nội luôn coi trọng công tác huy động vốn, đặc
biệt là nguồn vốn trung và dài hạn thông qua các sản phẩm huy động luôn đa dạng.
Ngoài ra, Chi nhánh còn đẩy mạnh công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách khách
hàng, kiên trì với chủ trương khơi tăng nguồn vốn từ dân cư, góp phần tạo cân đối
giữa nguồn vốn và nhu cầu cho vay.
+ Hoạt động tín dụng: Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB –
Chi nhánh Hà Nội luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Năm 2011, dư nợ cho vay đạt
6.439.127 triệu đồng, tăng 2.240.045 triệu đồng (tương đương tăng 53%) so với
năm 2010. Năm 2012 ACB – Chi nhánh Hà Nội nhận chỉ tiêu tín dụng Hội sở giao
là 8.830.000 triệu đồng. Tính đến hết 30/6/2012 dư nợ thực tế ACB – Chi nhánh Hà
Nội đạt là 4.790.536 triệu đồng, tương đương đạt 54 % kế hoạch đề ra.
3.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với KHDN của NH TMCP Á Châu
– CN Hà Nội
- Hoạt động tín dụng Doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu - Chi nhánh Hà Nội

Tính đến hết 30/06/2012, ACB Hà Nội doanh số cho vay và thu nợ (quy
VNĐ) tương ứng là 832.910 triệu đồng và 750.502 triệu đồng, tổng dư nợ năm
v
6/2012 là 4.997.653 triệu đồng. Cho vay theo hình thức hạn mức đã tạo điều kiện
thuận lợi tối đa về thủ tục vay vốn, giảm thiểu thời gian xử lý, thúc đẩy vòng quay
vốn của khách hàng nhanh và có hiệu quả hơn. Đến hết tháng 6/2012, tổng dư nợ
cho vay của ACB Hà Nội đạt 5.485.767 triệu đồng chiếm 31.71% tổng nguồn vốn
của ACB Hà Nội.
- Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng đối với KHDN của Ngân hàng
TMCP Á châu- CN Hà Nội
Nợ quá hạn của ACB CN Hà Nội có xu hướng giảm dần từ năm 2010 –
T6/2012. Điều này càng được thể hiện rõ qua tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ. Tỷ lệ
này giảm từ 0.02% năm 2010 xuống còn 0.01% năm 2011. Chứng tỏ rằng chất
lượng tín dụng tại ACB Hà Nội ngày càng được hoàn thiện hơn. Để đạt được kết
quả trên ACB Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát chặt chẽ, thực hiện
đúng quy trình nghiệp vụ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khi cho vay, lựa
chọn những phương án khả thi, tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
tài sản đảm bảo.
ACB Hà Nội đã thực hiện tốt việc quản trị rủi ro tín dụng, thể hiện qua tỷ lệ
nợ xấu/tổng dư nợ năm 2010 là 0.03%, năm 2011 là 0.02%, tháng 6/2012 là 0.02%.
Có được kết quả này là do sự nỗ lực phấn đấu của bộ phận xử lý nợ đã giải quyết
được các khoản nợ tồn đọng giúp giảm thiếu tối đa các khoản nợ xấu.
Tỷ lệ dư nợ có Tài sản đảm bảo: Tại ACB – CN Hà Nội, dư nợ vay tín dụng
không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng của chi
nhánh. Các khoản vay tín dụng được cấp tại ACB – Chi nhánh Hà Nội phần lớn đều
được đảm bảo bằng tài sản.
ACB - CN Hà Nội luôn thực hiện nghiêm túc và vượt mức dự phòng rủi ro
tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mức tổn thất thực tế luôn ở mức
khá thấp, trong tầm kiểm soát của ngân hàng.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động cho vay của toàn hệ

thống ACB do bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập đảm nhiệm. Cùng với
chương trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng, Ngân hàng Á
Châu đã triển khai thành công hệ thống Chấm điểm xếp hạng tín dụng Scoring trên
toàn hệ thống. Hệ thống quản lý phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD theo
vi
phương pháp tự động cũng đã triển khai thành công. Ngoài ra, công tác theo dõi,
quản lý và thu hồi nợ xấu đã xử lý rủi ro cũng được Ngân hàng Á Châu quan tâm.
Năm 2009, Ngân hàng Á Châu đã thành lập và đưa vào hoạt động 2 trung tâm thúc
nợ và thu nợ qua điện thoại và tin nhắn thuộc 2 khối khách hàng cá nhân và khách
hàng doanh nghiệp. Hai trung tâm này đã góp phần hỗ trợ các chi nhánh/phòng giao
dịch thông báo tới khách hàng khi đến kỳ trả nợ.
3.3 Đánh giá khái quát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với KHDN Ngân
hàng TMCP Á Châu – CN Hà Nội
- Những kết quả đạt được:
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tích cực xử lý nợ quá hạn và nợ có dấu hiệu
rủi ro, thực hiện việc đánh giá lại Tài sản bảo đảm thường xuyên và liên tục, hoàn
thiện và quy chuẩn bộ máy cho vay, định hướng tích cực trong cho vay theo ngành
kinh tế, phát triển khách hàng mục tiêu theo định hướng chiến lược, tuân thủ quy
trình xử lý rủi ro.
Bên cạnh đó, lợi nhuận của ACB Hà Nội vẫn tăng trưởng liên tục qua các
năm. Điều này cho thấy ACB Hà Nội đã có những thành công lớn trong việc phát
triển và quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.
- Hạn chế và nguyên nhân
+ Hạn chế:Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng kể nêu trên, quản trị
rủi ro tín dụng tại ACB Hà Nội vẫn còn một số hạn chế cần được nhìn nhận một
cách khách quan, thẳng thắn, đó là: chất lượng thẩm định chưa cao, chính sách tiếp
thị khách hàng chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn tồn tại nợ quá hạn.
+ Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ quan: quy trình tín dụng còn bộc lộ một số hạn chế và chưa
được thực hiện nghiêm ngặt, đầy đủ; công tác thẩm định chưa có tính chuyên môn hóa

cao, đội ngũ nhân viên còn trẻ thiếu kinh nghiệm, hệ thống văn bản quá lớn…
Nguyên nhân khách quan: môi trường kinh tế không ổn định, môi trường
pháp lý chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém
trong quản lí, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ì…
vii
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU –
CHI NHÁNH HÀ NỘI
4.1. Quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP Á Châu – CN Hà Nội
- Định hướng hoạt động kinh doanh: Mở rộng cho vay đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay đối
với doanh nghiệp trong và ngoài nước, tăng cường tiếp cận các đơn vị họat động
sản xuất trực tiếp. Trong năm tới, ACB Hà Nội sẽ tăng cường mối quan hệ với các
ngân hàng khác để cho vay đồng tài trợ, tăng cường triển khai các biện pháp
Marketing giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng có lợi
thế, xây dựng đươc chuẩn mực đánh giá cá để phân loại cho điểm khách hàng trong
tình hình thức tế hiên nay…
- Quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu
Quan điểm tổng quát quản trị rủi ro tín dụng: Không tập trung cấp tín dụng
quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề lĩnh vực; các nhóm khách hàng,
ngành nghề lĩnh vực có liên quan đến nhau; một loại tiền tệ; và tại một địa bàn. Khi
quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể.
Các nội dung quản lí rủi ro tín dụng cơ bản: Giới hạn tín dụng với một khách
hàng, quản lí rủi ro tổng thể đối với một khách hàng; tăng cường tính tập thể khách
quan trong hoạt động tín dụng; mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt
động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng…
4.2 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đơi với KHDN của
NHTMCP Á Châu – CN Hà Nội

- Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng góp phần hạn chế rủi ro trong
hoạt động kinh doanh: Thực hiện đầy đủ và thường xuyên rà soát lại quy trình tín
dụng, xác định các yếu tố cần thẩm định đối với từng khoản vay để làm cơ sở thu
viii
thập thông tin, áp dụng hình thức bảo đảm tín dụng thích hợp, tăng cường giám sát
chặt chẽ khoản vay, tăng trưởng tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả, bền vững.
- Đa dạng hoá danh mục cho vay
- Nâng cao chất lượng công tác phân tích - thẩm định khách hàng và phương
án vay vốn
- Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng trung tâm thông tin tín dụng khách hàng
- Sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận xử lý nợ
- Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, tăng cường công tác kiểm tra KTNB
- Xác định cơ cấu tổ chức
- Tiếp tục triển khai, nâng cao chính sách đào tạo cán bộ
- Trao đổi thông tin về chiến lược, các hướng dẫn và các phương pháp về
tín dụng.
- Xác định các rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng trong các sản phẩm và hoạt
động tín dụng của ACB
- Đẩy mạnh áp dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng
ix
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ngân hàng là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều
ngành, nhiều khu vực của hệ thống kinh tế. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh
doanh chính, cơ bản mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Để phát triển
ổn định, quản trị rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Môi
trường kinh tế đầy biến động, rủi ro tín dụng cũng ngày càng trở nên đa dạng
phức tạp. Do vậy, xác định rủi ro, nguyên nhân của rủi ro và tìm ra các giải pháp
để quản trị rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi

phải được giải quyết.
NH TMCP Á Châu nói chung cũng như NH TMCP Á châu - CN Hà Nội nói
riêng cũng không nằm ngoài các ngân hàng đó. Với gần 20 năm hoạt động, luôn giữ
vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, lấy hiệu quả an toàn làm kim chỉ nam
cho hoạt động của mình, NH TMCP Á châu - CN Hà Nội luôn lựa chọn cho mình
mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp để hạn chế tối đa rủi ro, để từ đấy nâng cao
hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mở rộng thị phần cạnh
tranh, đưa ACB Hà Nội trở thành một trong những chi nhánh dẫn đầu toàn hệ thống
của Ngân hàng TMCP Á châu.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động tín dụng của NH TMCP Á châu - CN Hà Nội
chưa cao, còn gặp phải một số rủi ro nhất định. Sở dĩ như vậy là do chưa thực hiện
tốt quy trình tín dụng, xây dựng và thực hiện chính xác tín dụng chưa được phù
hợp, hoạt động kiểm tra kiểm soát giám sát tín dụng chưa được thực hiện triệt để, sự
phối hợp bộ phận tín dụng và bộ phận xử lý nợ chưa được chặt chẽ …
Trong kinh doanh NH TMCP Á châu - CN Hà Nội, hoạt động tín dụng có
vai trò vô cùng quan trọng. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Khách hàng doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng. Nhưng hoạt động này
lại luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Từ góc độ đó, tác giả chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín
1
dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi
nhánh Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ cho mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại
các NHTM.
- Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với KHDN tại NH TMCP Á
châu - CN Hà Nội trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản rủi ro tín dụng đối với KHDN
tại NH TMCP Á châu - CN Hà Nội.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng của

NHTM, bao gồm từ xác định các loại rủi ro, nguyên nhân và hậu quả của rủi ro, các
biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng đối với KHDN của
NH TMCP Á châu - CN Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012.
4. PHƯỚNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề
tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể, trong đó chủ yếu là
phương pháp tổng hợp và phân tích kinh tế, phương pháp chuyên gia.
- Các dữ liệu cần thu thập
+ Các phần mềm khai thác số liệu: Hệ thống phần mềm Báo cáo điều hành
trực tuyến của ngân hàng Á châu CN Hà Nội; Bảng cân đối tổng hợp; bảng tổng
kết tài sản; báo cáo thu nhập chi phí…
+ Tình hình báo cáo tín dụng, rủi ro tín dụng gửi NHNN của NH TMCP Á
châu CN Hà Nội.
- Các nguồn dữ liệu:
2
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nguồn nội bộ được thu thập từ các báo cáo tuần,
tháng, quý, năm của các bộ phận ngân hàng (tín dụng, kế toán); báo cáo gửi NH
Nhà nước, qua báo, tạp chí tài chính ngân hàng, trang web liên quan…
Nguồn số liệu sơ cấp: từ quan sát, từ các cuộc phỏng vấn các nhân viên
quan hệ khách hàng, nhân viên phân tích tín dụng, các Trưởng Phòng Tín dụng
của Chi nhánh…
5. KT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
thương mại
Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với Khách hàng doanh
nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với Khách hàng

doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề rủi ro và
quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng. Có thể kể đến một số tác giả sau:
- Hennie van Greuing và Sonia Brajovic Bratanovic, với nghiên cứu mang
tên “ANALYZING AND MANAGING BANKING RISK” (2003), phân tích và
quản lý các rủi ro chung trong ngân hàng bao gồm rất nhiều loại rủi ro trong ngân
hàng, như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái và
các vấn đề khác có
liên quan.
Quản lý rủi ro trong ngân hàng là một đề tài mang tính chất thực tế cao,
nên ít
có các giả thuyết lý luận trong các nghiên cứu của các tác giả đi trước. Tuy
nhiên, khi nghiên cứu định lượng về rủi ro thị trường bằng phương pháp giá trị có thể
tổn thất (Value at Risk), các tác giả nghiên cứu trước đã giả thiết lãi suất biến động
trong
tương lai là một biến ngẫu nhiên có hàm phân phối xác suất là hàm phân
phối
chuẩn. Từ giả thiết này đã dẫn tới phương pháp tính giá trị có thể tổn thất (VaR)
của
một danh mục đầu tư từ các giá trị độ lệch chuẩn (Standard Deviation) và hệ
số
tương quan (Correlation) của các lãi suất trong quá khứ.
- Một tác giả nữa cũng nghiên cứu về vấn đề quản lý rủi ro lãi suất là bà
Helen K
Simon, CFP, làm việc tại trường Đại học quốc tế Florida, Mỹ
(Florida

International University). Bà đã có hơn 20 năm giảng dạy về quản lý tài
chính, quản lý rủi ro và tài chính quốc tế.
Một trong những công trình nghiên cứu của Bà có tên “MANAGING
INTEREST RATE RISK”. Trong nghiên cứu này, bà cũng khái quát trong các tổ
chức tài chính trung gian có 5 loại rủi ro bao gồm: RRLS, rủi ro giá cả (Price Risk), rủi
ro thanh toán trước (Prepayment Risk), rủi ro tín dụng (Credit Risk) và rủi ro tỷ giá
(Exchange Rate Risk).
4
Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của rủi ro và cũng nêu lên một bằng
chứng thiệt hại do rủi ro lãi suất năm 1994 tại Orange County, California để minh
chứng cho rủi ro khi lãi suất thay đổi theo hướng bất lợi, dẫn đến sự phá sản của
Orange County.
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng, đó là các đề
tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ. Có thể kể đến một số
công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài như sau:
1.2.1 Về rủi ro tín dụng và rủi ro NHTM
- Luận án Tiến sỹ với đề tài: “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi do
tín dụng ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay” của Nghiên cứu sinh
Nguyễn Hữu Thuỷ, công tác tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, bảo vệ tại Hội
đồng đánh giá Luận án cấp Nhà nước, tại trường đại học Kinh tế quốc dân năm 1996.
Công trình nghiên cứu nói trên tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng
hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng Thương mại (NHTM) giai đoạn đầu
thực hiện
công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng, thực hiện 2 Pháp lệnh
ngân hàng, mở
rộng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh. Thời điểm này, các NHTM quốc doanh
đang chiếm trên 70% thị phần hoạt động tín dụng toàn ngành ngân hàng, nên giải
pháp và thực trạng được luận án đề cập chủ yếu đối với các NHTM quốc doanh. Các
giải pháp được luận án đề cập không còn phù hợp cho hoạt động tín dụng giai đoạn

hiện nay.
- Luận án Tiến sỹ với đề tài: “Một số vấn đề rủi ro ngân hàng trong
điều kiện
nền kinh tế thị trường” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Lan, công tác tại
Học Viện Ngân hàng, bảo vệ tại Hội đồng đánh giá Luận án cấp Nhà nước, tại trường
đại học Kinh tế quốc dân năm 1995.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng các mô
hình toán để lượng hóa rủi ro tín dụng ngân hàng khi nền kinh tế mới chuyển
5
sang cơ chế thị trường, môi trường pháp lý, môi trường hoạt động tín dụng
còn nhiều rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM hầu như chưa có gì.
Việc quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM theo nội dung quy định trong 2
Pháp lệnh Ngân hàng và việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn ban hành
các thể lệ tín dụng cụ thể: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung dài hạn để các
NHTM triển khai áp dụng có một số nội dung không còn phù hợp với tình
hình hiện nay. Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM theo nội dung quy định
trong 2 Pháp lệnh ngân hàng.
- Luận văn Thạc sỹ “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại Cổ
phần Bắc Á" thuộc chuyên ngành Tài chính - Lưu thông tiền tệ và tín
dụng, Mã
số 60.31.12 của Học viên Chu Văn Sơn, bảo vệ tại đại học
Kinh tế quốc dân
tháng 12-2008. Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý rủi ro tín dụng của NHTM cổ
phần Bắc Á, một NHTM cổ phần có quy mô nhỏ, trụ sở chính đóng tại thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An. Hoạt động tín dụng của NHTM cổ phần Bắc Á chủ yếu cho vay
khách hàng đô thị, khách hàng ngoài quốc doanh, nên thực trạng và các giải pháp
quản lý rủi ro tác giả đề cập chủ yếu đối với nhóm khách hàng này nằm trong phạm
vị hẹp.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế với đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn Hà Nội" thuộc c
huyên
ngành Tài chính - Lưu thông tiền tệ và tín dụng của Học viên
Nguyễn Văn Chinh,
Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng,
ngày 8-10-2009.
Luận văn nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng của các chi nhánh
NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội, số liệu và thực trạng đến hết năm 2008, phạm vi
hẹp cả về không gian và giới hạn của một luận văn thạc sỹ. Các chi nhánh trên địa
bàn hoạt động cho vay khu vực đô thị, bởi vì công trình chỉ nghiên cứu các chi
nhánh của Hà Nội cũ, chưa bao gồm tỉnh Hà Tây khi chưa sáp nhập, nên chưa đề cập
nhiều đến cho vay hộ sản xuất, đến rủi ro lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Phạm vi
6
nghiên cứu rủi ro tín dụng của luận văn chỉ dừng ở việc quản lý của từng chi nhánh
trên địa bàn.
- Luận văn Thạc sĩ “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt
Nam - Thực trạng và giải pháp phòng ngừa” thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh,
mã số 60.34.05 của học viên Trương Quốc Doanh bảo vệ năm 2007 tại trường Đại học
Kinh tế quốc dân TP Hồ Chí Minh.
Luận văn đã nhận dạng và hệ thống hóa được các loại hình rủi ro tín dụng hiện
nay tại Techcombank ; phân tích và làm rõ những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank; vậndụng những cơ sở lý luận và kinh
nghiệm quản trị rủi ro quốc tế ; kết hợp với những ý kiến đóng góp tổng hợp từ kết
quả phỏng vấn, thảo luận, trao đổi với các nhà quản lý, cán bộ tín dụng tại các
Phòng ban của Hội sở, các Chi nhánh của Techcombank. Từ đó, đề ra những giải
pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng mang tính thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và hoạt động kinh
doanh nói chung tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
1.2.2 Về hoạt động của Ngân hàng TMCP Á châu
- Luận văn Thạc sỹ đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Hà Nội” chuyên ngành Tài chính Ngân
hàng của học viên Phạm Thị Hương Giang, bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế quốc
dân Hà Nội năm 2008.
Trên cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng tín dụng đối với sự phát triển kinh
tế, luận văn đã luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng tín dụng là yêu cầu
khách quan của nền kinh tế và là tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Luận văn đã nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng tại ACB Hà Nội,
từ đó đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết đối với ACB Hà
Nội. Và qua đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với ACB
Hà Nội. Các giải pháp đều có tính khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhằm phát
triển kinh tế bền vững đồng thời là sự phát triển và tồn tại của chính ACB Hà Nội.
7
- Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu” của học viên Nguyễn Thị Thu Hằng thuộc chuyên ngành Tài
chính Ngân hàng, bảo vệ năm 2008 tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Tác giả luận văn thạc sỹ đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ
bản về rủi ro tín dụng của Ngân hàng: đưa ra khái niệm về ngân hàng, khái niệm
về rủi ro tín dụng, đặc điểm rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
dụng cũng như các biện pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng và kinh
nghiệm về vấn đề rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới. Luận văn đã
nghiên cứu thực trạng về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng ở Ngân hàng
TMCP Á Châu thông qua số liệu tài chính qua nhiều năm có so sánh đã đưa ra
được những nhận xét xác thực, phù hợp với thực tế hoạt động của NHTMCP Á
Châu và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi
ro tín dụng cho ngân hàng.
- Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long”, của học viên Hà Thị Minh Tâm,
chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, bảo vệ năm 2010 tại trường Đại học kinh tế
quốc dân Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của một Ngân

hàng thương mại để phân tích đánh giá thực tiễn hoạt động quản lý rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long, từ đó, đề xuất giải pháp
tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
1.3 CÁC KT LUẬN RÚT RA TỪ TỔNG QUAN
Nhìn chung cho đến nay đã có một số đề tài, Luận án tiến sỹ, Luận văn Thạc
sỹ khác có nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á châu cũng
như đề cập đến một số các khía cạnh kinh doanh khác nhau, trong đó có cả những
vấn đề về rủi ro tín dụng của một số chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Á
châu. Các công trình nêu trên cũng đã làm rõ các vấn đề:
- Các hoạt động của NHTM và vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
8
- Bản chất của rủi ro và các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM
trong nền kinh tế thị trường.
- Khẳng định sự cần thiết của quản trị rủi ro trong quản trị hoạt động của
NHTM; Nội dung của quản trị rủi ro.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro và đề xuất giải pháp tăng cường quản trị
rủi ro của các NHTM được lựa chọn nghiên cứu.
Đó là những nội dung mà Luận văn Thạc sỹ này có thể kế thừa, đặc biệt là
khung lý thuyết về quản trị rủi ro và kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số NHTM.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quản trị đối với khách
hàng Doanh nghiệp của ACB Chi nhánh HN. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng đề tài
luận văn Thạc sỹ này không trùng với các luận văn đã bảo vệ.
9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng thương mại
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, thành
công hay thất bại của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch
cho vay. Lợi nhuận của một ngân hàng thương mại chủ yếu được sinh ra từ hoạt

động cho vay.
Tín dụng là một quan hệ kinh tế, trong quan hệ này người cho vay chuyển
giao quyền sử dụng tiền trong một thời gian nhất định cho người đi vay. Khi đến
hạn trả nợ, người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền gốc và lãi vay. Như vậy, tín
dụng được hiểu như sau:
Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa một bên là người cho vay- NHTM còn
một bên là người đi vay- khách hàng vay vốn. Khách hàng vay vốn ngân hàng phải
đảm bảo nguyên tắc sau:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích và có thời hạn.
+ Có hoàn trả cả gốc và lãi vay cho ngân hàng.
+ Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả. Phương án
hoạt động có hiệu quả của người vay chứng minh cho khả năng thu hồi được vốn
đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại
Ngân hàng có vai trò là trung gian tài chính thực hiện huy động vốn để cho
vay. Ngân hàng thực hiện huy động vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và
các tổ chức kinh tế và có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi vay cho bên gửi tiền.
Đồng thời khi cho vay, ngân hàng có quyền yêu cầu người vay hoàn trả gốc và lãi
10

×