Trưâng Đại học kinh tế quốc dân
Nguyễn duy khánh
NÂNG CAO CHấT LƯợNG CÔNG TáC ĐàO TạO
T¹I TæNG C¤NG TY B¶O VIÖT NH¢N THä
chuyên ngành: quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.Ts. NGUYễN MạNH QUÂN
Hà nội, năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung luận văn này được hình thành và phát triển
từ những quan điểm của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.
Nguyễn Mạnh Quân. Số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng
nguyên tắc và hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, tháng 07 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Duy Khánh
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Ban
lãnh đạo, các Giáo sư, Tiến sỹ, các thầy cô giáo của Khoa Quản trị Kinh
doanh và Viện Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn Mạnh
Quân, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng biết ơn Ban Giám đốc, các cán bộ phòng Quản lý đào
tạo đại lý Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ; các lãnh đạo, cán bộ, tư vấn viên
các công ty thành viên Bảo Việt nhân thọ đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều
tra, lấy số liệu, thu thập thông tin phản hồi, giúp tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù với sự nỗ lực cao nhất nhưng luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tôi kính mong được sự góp ý của Thầy, Cơ cùng các đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2013
Nguyễn Duy Khánh
MỤC LỤC
Hình 1.1 Sơ đồ về các yếu tố đánh giá chất lượng đào tạo ii
Hình 3.1 Điểm trung bình của tiêu chí khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo.vii
Hình 3.2 Điểm trung bình của các tiêu chí tính phù hợp đối tượng đào tạo. .vii
Hình 3.3 Điểm trung bình của các tiêu chí về chương trình đào tạo viii
Hình 3.4 Điểm trung bình của các tiêu chí về đội ngũ giảng viên viii
Hình 2.1 Sơ đồ về các yếu tố đánh giá chất lượng đào tạo 14
Hình 3.1 Điểm trung bình của tiêu chí khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo. 41
Hình 3.2 Điểm trung bình của các tiêu chí tính phù hợp đối tượng đào tạo. .43
Hình 3.3 Điểm trung bình của các tiêu chí về chương trình đào tạo 45
Hình 3.4 Điểm trung bình của các tiêu chí về đội ngũ giảng viên 47
Hình 3.5 Tổng hợp điểm cả khóa ( 48
Hình 3.6 Sơ đồ mô hình đào tạo tại Bảo Việt Nhân Thọ 51
Hình 3.7 Số lượng đại lý của Bảo Việt Nhân Thọ 2007-2011 54
Hình 3.8 Hệ thống chương trình đào tạo đại lý Nền Tảng tại Bảo Việt Nhân
Thọ 57
Hình 3.9 Hệ thống chương trình đào tạo đại lý Phát Triển tại BVNT 60
Hình 3.10 Số lượng giảng viên Bảo Việt Nhân Thọ 2007-2012 62
Hình 3.11 Quy trình đào tạo giảng viên cơ sở 63
Hình 4.1 Quy trình khảo sát học viên 71
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Ký hiệu Diễn giải
BVNT Bảo Việt Nhân Thọ
BHNT Bảo hiểm nhân thọ
CTA Chương trình A
CTB Chương trình B
CTTV Công ty thành viên
FYP Phí khai thác mới quy năm
QLĐTĐL Quản lý đào tạo đại lý
TVV Tư vấn viên (chính là đại lý bảo hiểm)
TSC Trụ sở chính
TTN Tiền trưởng nhóm
UVL Sản phẩm liên kết đầu tư
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ về các yếu tố đánh giá chất lượng đào tạo ii
Hình 1.1 Sơ đồ về các yếu tố đánh giá chất lượng đào tạo ii
Hình 3.1 Điểm trung bình của tiêu chí khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo.vii
Hình 3.1 Điểm trung bình của tiêu chí khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo.vii
Hình 3.2 Điểm trung bình của các tiêu chí tính phù hợp đối tượng đào tạo. .vii
Hình 3.2 Điểm trung bình của các tiêu chí tính phù hợp đối tượng đào tạo. .vii
Hình 3.3 Điểm trung bình của các tiêu chí về chương trình đào tạo viii
Hình 3.3 Điểm trung bình của các tiêu chí về chương trình đào tạo viii
Hình 3.4 Điểm trung bình của các tiêu chí về đội ngũ giảng viên viii
Hình 3.4 Điểm trung bình của các tiêu chí về đội ngũ giảng viên viii
Hình 2.1 Sơ đồ về các yếu tố đánh giá chất lượng đào tạo 14
Hình 2.1 Sơ đồ về các yếu tố đánh giá chất lượng đào tạo 14
Hình 3.1 Điểm trung bình của tiêu chí khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo. 41
Hình 3.1 Điểm trung bình của tiêu chí khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo. 41
Hình 3.2 Điểm trung bình của các tiêu chí tính phù hợp đối tượng đào tạo. .43
Hình 3.2 Điểm trung bình của các tiêu chí tính phù hợp đối tượng đào tạo. .43
Hình 3.3 Điểm trung bình của các tiêu chí về chương trình đào tạo 45
Hình 3.3 Điểm trung bình của các tiêu chí về chương trình đào tạo 45
Hình 3.4 Điểm trung bình của các tiêu chí về đội ngũ giảng viên 47
Hình 3.4 Điểm trung bình của các tiêu chí về đội ngũ giảng viên 47
Hình 3.5 Tổng hợp điểm cả khóa ( 48
Hình 3.5 Tổng hợp điểm cả khóa ( 48
Hình 3.6 Sơ đồ mô hình đào tạo tại Bảo Việt Nhân Thọ 51
Hình 3.6 Sơ đồ mô hình đào tạo tại Bảo Việt Nhân Thọ 51
Hình 3.7 Số lượng đại lý của Bảo Việt Nhân Thọ 2007-2011 54
Hình 3.7 Số lượng đại lý của Bảo Việt Nhân Thọ 2007-2011 54
Hình 3.8 Hệ thống chương trình đào tạo đại lý Nền Tảng tại Bảo Việt Nhân
Thọ 57
Hình 3.8 Hệ thống chương trình đào tạo đại lý Nền Tảng tại Bảo Việt Nhân
Thọ 57
Hình 3.9 Hệ thống chương trình đào tạo đại lý Phát Triển tại BVNT 60
Hình 3.9 Hệ thống chương trình đào tạo đại lý Phát Triển tại BVNT 60
Hình 3.10 Số lượng giảng viên Bảo Việt Nhân Thọ 2007-2012 62
Hình 3.10 Số lượng giảng viên Bảo Việt Nhân Thọ 2007-2012 62
Hình 3.11 Quy trình đào tạo giảng viên cơ sở 63
Hình 3.11 Quy trình đào tạo giảng viên cơ sở 63
Hình 4.1 Quy trình khảo sát học viên 71
Hình 4.1 Quy trình khảo sát học viên 71
Trưâng Đại học kinh tế quốc dân
Nguyễn duy khánh
NÂNG CAO CHấT LƯợNG CÔNG TáC ĐàO TạO
TạI TổNG CÔNG TY BảO VIệT NH¢N THä
chuyên ngành: quản trị kinh doanh
Hà nội, năm 2013
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO VÀ VỀ BẢO VIỆT NHÂN THỌ CÓ LIÊN QUAN
Trong chương này tác giả đã nêu ra một số công trình nghiên cứu về chất
lượng đào tạo và Bảo Việt nhân thọ. Tác giả tập trung chỉ ra các khía cạnh về chất
lượng đào tạo trong các tài liệu và các điểm còn chưa nêu về bảo hiểm nhân thọ.
Các luận văn thạc sỹ có tham khảo gồm các đề tài :
- Hoàn thiện công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh doanh tại trường đào
tạo bồi dưỡng cán bộ ngành Xây dựng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo xuất phát từ các đơn vị trong
ngành điện trực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam
- Nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.
* *
*
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Trong chương này tác giả đã hệ thống hóa về mặt lý luận các quan niệm khác
nhau như:
- Quan niệm về chất lượng của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong
nước và trên thế giới;
- Quan niệm về chất lượng đào tạo tại doanh nghiệp, ý nghĩa của đào tạo với
doanh nghiệp; mô hình các yếu tố đánh giá chất lượng đào tạo:
i
Hình 1.1 Sơ đồ về các yếu tố đánh giá chất lượng đào tạo
Trên cơ sở đó tác giả đưa ra và phân tích 4 tiêu chí đánh giá chất lượng đào
tạo nhân viên bảo hiểm nhân thọ:
- Trình độ kiến thức được đào tạo : Tiêu chí trình độ kiến thức được đào tạo sẽ
được đánh giá bởi người học sau đào tạo và người sử dụng lao động là chính các công
ty thành viên.
- Kỹ năng, kỹ xảo được đào tạo: Kỹ năng, kỹ xảo trong đào tạo tư vấn viên bảo
hiểm nhân thọ được phân thành 5 cấp độ từ thấp đến cao, cụ thể là: bắt chước, thao tác,
chuẩn hóa, phối hợp, tự động hóa.
- Năng lực nhận thức và năng lực tư duy qua quá trình đào tạo. Năng lực nhận
thức của tư vấn viên sau đào tạo được chia thành 8 cấp độ như sau: biết, hiểu, áp dụng,
phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo. Năng lực tư duy của tư vấn viên
sau đào tạo có thể chia thành 4 cấp độ như sau: tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy
phê phán, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất nhân văn, được phân chia ra các cấp độ: năng lực hợp tác, năng
lực thuyết phục, năng lực quản lý.
Và các nhân tố ảnh hưởng chất lượng đào tạo
- Nhân tố bên trong gồm có: học viên đầu vào, các yếu tố đảm bảo chất lượng
(chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, tổ chức và quản lý hệ
thống đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, tài chính).
- Nhân tố bên ngoài gồm có: cơ chế, chính sách của Tập đoàn, các nhân tố về
kinh tế, khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào
tạo của một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác trên thị trường như
Prudential, Daiichi life về công tác tổ chức lớp học, huấn luyện giảng viên…Trên
ii
cơ sở nghiên cứu lý luận trên làm cơ sở để đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo
của Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ.
iii
* *
*
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI
TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ
Trong chương 3 tác giả đề cập đến các nội dung sau:
Thứ nhất, Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ: giới
thiệu chung, lịch sử ra đời và phát triển của Bảo Việt nhân thọ, thành tựu chủ yếu
Bảo Việt nhân thọ đã đạt được.
Bảo Việt nhân thọ là nhà bảo hiểm nhân thọ đầu tiên và hàng đầu tại Việt
Nam. Được chính thức kinh doanh vào ngày 22/06/1996, thành viên 100% vốn của
Tập đoàn Bảo Việt.
Thứ hai, Tác giả đi phân tích thực trạng chất lượng hoạt động đào tạo của
Bảo Việt nhân thọ bằng 2 hướng:
Hướng thứ nhất là thông qua thống kê các số liệu của Tổng công ty theo các
tiêu chí đã đưa ra ở chương 2:
- Trình độ kiến thức được đào tạo : về mặt kiến thức kỹ năng thì được đúc
kết thành các tips, mẹo ghi nhớ và thực hành khắc sâu để học viên ghi nhớ ngay tại
lớp học. Các kiến thức được đào tạo đã thường xuyên được bổ sung, chỉnh sửa để
phù hợp với thực tiễn kinh doanh, tốc độ phát triển của xã hội, nhu cầu của khách
hàng.
- Kỹ năng, kỹ xảo được đào tạo: từ việc tổng hợp các số liệu giai đoạn 2007-
2011 của Quản lý đào tạo đại lý Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ cho thấy, 100%
học viên được đào tạo đều có được các kỹ năng bắt chước và thao tác các bước
công việc. Kỹ năng chuẩn hóa trung bình đạt 50%, ở mức độ phối hợp trung bình
đạt 32%, và mức độ tự động hóa đạt 12,4%.
iv
Bảng 3.2 Thực trạng kỹ năng, kỹ xảo của học viên sau đào tạo
Năm
Tổng số
học viên
Kỹ năng, kỹ xảo
Bắt
chước
Thao tác
Chuẩn
hóa
Phối hợp
Tự động
hóa
2007 13986
13986
(100%)
13986
(100%)
5734
(41%)
3216
(23%)
1118
(8%)
2008 15535
15535
(100%)
15535
(100%)
5747
(37%)
4039
(26%)
1553
(10%)
2009 18149
18149
(100%)
18149
(100%)
9437
(52%)
5626
(31%)
2359
(13%)
2010 19999
19999
(100%)
19999
(100%)
11799
(59%)
7399
(37%)
3199
(16%)
2011 23725
23725
(100%)
23725
(100%)
14472
(61%)
10201
(43%)
3558
(15%)
Trung bình 2007-2011 100% 100% 50% 32% 12,4%
- Năng lực nhận thức và năng lực tư duy qua quá trình đào tạo: từ việc tổng
hợp các số liệu giai đoạn 2007-2011 của Phòng Quản lý đào tạo đại lý Tổng công ty
Bảo Việt nhân thọ cho thấy, 100% học viên được đào tạo đều biết các kiến thức
được đào tạo. Nhưng số học viên thực sự hiểu các kiến thức đó thì chưa đạt 50%,
đây là một thực tế cần đơn giản hóa chương trình đào tạo và phương pháp giảng
dạy.
Bảng 3.3 Kết quả năng lực nhận thức và tư duy của học viên
Năm
học
Tổng
số
học
sinh
Năng lực nhận thức Năng lực tư duy
Biết Hiểu
Áp
dụng
Phân
tích
Tổng
hợp
Đánh
giá
Chuyển
giao
Sáng
tạo
Tư
duy
logic
Tư
duy
trừu
tượng
Tư
duy
phê
phán
Tư
duy
sáng
tạo
2007 13986 13986 5455 4476 2378 1679 1119 560 0 10210 5455 1259 560
100% 39% 32% 17% 12% 8% 4% 0% 73% 39% 9% 4%
2008 15535
15535 5282 4816 3107 2486 1709 777 0 12428 5748 2486 467
100% 34% 31% 20% 16% 11% 5% 0% 80% 37% 16% 3%
2009 18149
18149 5990 4538 2723 2178 1997 363 0 13068 7623 1997 726
100% 33% 25% 15% 12% 11% 2% 0% 72% 42% 11% 4%
2010 19999
19999 9000 4400 3800 2200 2000 1400 0 14000 7400 3000 600
100% 45% 22% 19% 11% 10% 7% 0% 70% 37% 15% 3%
2011 23725
23725 7355 5220 4745 4034 2373 1898 0 17794 7118 2136 1187
100% 31% 22% 20% 17% 10% 8% 0% 75% 30% 9% 5%
Trung bình
2007-2011
100%
36,4
%
26,4% 18,2% 13,6% 10% 5,2% 0% 74% 37% 12%
3,8
%
Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo đại lý Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ
v
- Phẩm chất nhân văn: từ việc tổng hợp các số liệu giai đoạn 2007-2011 của
Phòng Quản lý đào tạo đại lý Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ cho thấy, năng lực
hợp tác của học viên bình quân đạt 84,6%, năng lực thuyết phục đạt 49%, năng lực
quản lý đạt 15,6%.
Bảng 3.4 Thực trạng phẩm chất nhân văn của học viên Bảo Việt nhân thọ
Năm học
Tổng số học
sinh
Phẩm chất nhân văn
Năng lực
hợp tác
Năng lực
thuyết phục
Năng lực
quản lý
2007 13986
12308 8392 2098
(88%) (60%) (15%)
2008 15535
12584 6681 1709
(81%) (43%) (11%)
2009 18149
16879 7805 1815
(93%) (43%) (10%)
2010 19999
16200 8400 3600
(81%) (42%) (18%)
2011 23725
18980 13524 5694
(80%) (57%) (24%)
Trung bình 2007-2011 84,6 % 49 % 15,6 %
Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo đại lý Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ
Hướng thứ hai là phân tích thực trạng thông qua khách hàng bằng cách khảo sát
điều tra. Tác giả đã đánh giá ở 2 mức độ là: từ phía người học và từ phía người sử dụng
lao động.
Với người học mẫu điều tra là toàn bộ học viên các khóa đào tạo chương trình
Bảo Việt lập nghiệp tháng 6+7/2012 tại Bảo Việt nhân thọ. Mẫu điều tra tập chung vào
4 tiêu chí:
- Phản ứng nhu cầu đào tạo:
vi
Hình 3.1 Điểm trung bình của tiêu chí khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo
Nhìn chung chất lượng đào tạo phản ánh nhu cầu đào tạo ở mức trung bình
khá. Nội dung đào tạo đã đáp ứng tốt mục tiêu đã đề ra của chương trình, yếu tố này
được học viên đánh giá cao nhất trong các yếu tố của tiêu chí, “Nội dung đào tạo có
đúng như mục tiêu đề không” (điểm trung bình – 3,77).
- Phù hợp với đối tượng đào tạo: với đối tượng đào tạo là đội ngũ đại lý bảo
hiểm thì chất lượng đào tạo đã được đánh giá phù hợp ở mức độ trung bình khá
(điểm trung bình - 3,56). Tuy nhiên đây cũng là phần có kết quả đánh giá thấp nhất
trong số 4 tiêu chí.
Hình 3.2 Điểm trung bình của các tiêu chí tính phù hợp đối tượng đào tạo
- Chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo:
vii
Hình 3.3 Điểm trung bình của các tiêu chí về chương trình đào tạo
Đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng, chương
trình đào tạo thể hiện mục tiêu, kết quả của quá trình đào tạo. Học viên phần đông
là rất hài lòng về chương trình đào tạo. Đặc biệt họ đánh giá cao ở yếu tố ‘Tài liệu
trình bày đủ thông tin, lôgic và thu hút (Điểm trung bình = 3,85).
- Năng lực thực hiện chương trình của giảng viên:
Hình 3.4 Điểm trung bình của các tiêu chí về đội ngũ giảng viên
Nhìn chung, học viên cũng hài lòng về năng lực thực hiện của đội ngũ giảng
viên. Học viên đánh giá cao yếu tố ‘Giảng viên có kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực
giảng dạy’(điểm trung bình cao nhất = 3.84).
viii
Với người sử dụng lao động mẫu điều tra là đội ngũ cán bộ lãnh đạo tại các
công ty thành viên trong hệ thống, mẫu điều tra đưa ra 16 câu hỏi liên quan đến các
kiến thức, kỹ năng, khả năng đáp ứng công việc của người lao động sau đào tạo.
Bảng 3.10 Tổng hợp phiếu điều tra đánh giá các kỹ năng của người lao động
từ phía người sử dụng
Stt Kỹ năng cần cho làm việc Tỷ lệ đánh giá (%)
Tổng
Chưa
đạt
Trung
bình
Tốt Rất tốt
1 Kiến thức về sản phẩm 221 5,1 21,3 71,9 1,8
2 Kiến thức về quy trình làm việc 221 9,1 16,4 67,4 7,1
3 Khả năng tìm kiếm khách hàng 221 5,2 15,4 69,9 9,5
4 Khả năng ứng phó từ chối 221 9,5 19,7 61,6 9,2
5 Khả năng thuyết phục khách hàng 221 9,6 20,2 66,8 3,4
6 Kỹ năng giao tiếp khách hàng 221 9,3 16,8 65,9 8,0
7 Kỹ năng phục vụ khách hàng 221 8,2 17,1 70,6 4,2
8 Kỹ năng trình bày bản minh họa 221 4,1 27,4 61,8 6,7
9 Kỹ năng tổ chức hội thảo 221 3,6 18,1 77,7 0,5
10 Khả năng sử dụng phần mềm 221 5,6 26,5 62,9 4,9
11 Khả năng sáng tạo trong bán hàng 221 5,4 25,8 67,1 1,7
12
Độ chính xác (không bị khách
hàng phàn nàn vì sai điều khoản)
221 3,3 24,5 71,5 0,7
13 Năng suất làm việc như kế hoạch 221 6,4 27,4 65,4 0,9
14
Trung thực và trách nhiệm trong
công việc
221 8,9 24,4 62,2 4,4
15
Độ tin cậy (tính chắc chắn, ổn
định của hợp đồng)
221 2,1 21,0 75,3 1,6
16 Làm việc với cường độ cao 221 6,8 24,8 65,7 2,8
Trung bình các chỉ số 6,4 21,7 67,7 4,2
Nguồn: Khảo sát dự án giảng viên cơ sở
Qua bảng tổng hợp đánh giá các kỹ năng trên cho thấy chất lượng đào tạo
của Tổng công ty đứng trên góc độ đánh giá của công ty thành viên qua các tiêu chí
trên là ở mức khá (đánh giá tốt trung bình các tiêu chí là 67,7%).
Thứ ba, Tác giả đi vào phân tích thực trạng các yếu tố đảm bảo chất lượng
đào tạo của Bảo Việt nhân thọ gồm:
ix
- Mô hình tổ chức đào tạo tư vấn viên
- Học viên đầu vào
- Chương trình đào tạo
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo
Sau khi phân tích thực trạng chất lượng công tác đào tạo tác giả tiến hành đánh
giá khái quát thực trạng chất lượng công tác đào tạo của Tổng công ty Bảo Việt
nhân thọ gồm những điểm đạt được và những điểm hạn chế cần khắc phục. Những
hạn chế là căn cứ để tác giả đưa ra giải pháp ở Chương 4.
* *
*
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
BẢO VIỆT NHÂN THỌ
Qua nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực trạng và những hạn chế còn tồn tại
trong công tác đào tạo của Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ; dựa trên các định
hướng phát triển, định hướng đào tạo tư vấn viên trong giai đoạn 2011 – 2020, tác
giả đưa ra một số giải pháp sau:
- Áp dụng phương pháp phân tích nhu cầu đào tạo mới một cách toàn diện,
chính xác hơn.
+ Dựa trên lý thuyết khoảng cách xây dựng quy trình khảo sát nhu cầu
+ Nêu cụ thể câu hỏi khảo sát và cách thức hoàn thiện khảo sát
- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực giảng viên: đào tạo nâng cao trình
độ đội ngũ giảng viên hiện tại là một giải pháp vô cùng cần thiết để nâng cao chất
lượng đào tạo.
x
+ Hàng năm nên có dành cho mỗi giảng viên khoảng 2 tuần – 1 tháng/năm
để giảng viên đi khai thác trực tiếp cùng tư vấn viên, tham gia vào các buổi họp
nhóm, giao ban tại công ty thành viên.
+ Tuyển mới giảng viên
+ Phát triển chương trình giảng viên cơ sở.
- Phát triển chương trình đào tạo, nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo: Rà
soát các chương trình đào tạo hiện có, đánh giá mức độ nhận thức và áp dụng. Hiện
tại các chương trình đào tạo của BVNT cũng thường xuyên cập nhật, bổ xung song
cũng có nhiều phần trong các chương trình có những ý kiến từ các học viên là thiếu
mức độ áp dụng.
+ Đào tạo ngay qua các chương trình hội thảo, các buổi sinh hoạt
+ Đào tạo theo phương pháp nghiên cứu tình huống
+ Đề nghị đào tạo bằng “Kèm cặp”
- Mở rộng khả năng giám sát, đào tạo tại các công ty thành viên: Đào tạo trong
công việc, áp dụng ngay tại công ty thành viên, chính các ADO là người hướng dẫn, các
trưởng ban, trưởng nhóm là người kèm cặp. Các cán bộ dự án phát triển kinh doanh của
tổng công ty là người giám sát, đề ra các giải pháp tức thời. Đánh giá sát hơn năng lực
của đại lý để có chương trình phù hợp với từng đối tượng.
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc, đối với tư vấn viên thì việc luân
chuyển và thuyên chuyển công việc là nhằm chống lại sự nhàm chán và tránh cạn
kiệt nguồn khách hàng tiềm năng trong công việc.
Bên cạnh các giải pháp trên, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối
với Tập đoàn Bảo Việt và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ.
xi
Trưâng Đại học kinh tế quốc dân
Nguyễn duy khánh
NÂNG CAO CHấT LƯợNG CÔNG TáC ĐàO TạO
T¹I TæNG C¤NG TY B¶O VIÖT NH¢N THä
chuyên ngành: quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.Ts. NGUYễN MạNH QUÂN
Hà nội, năm 2013
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ khi xuất hiện loài người các ý thức về việc dự trữ phòng những lúc
đói rét, không có thức ăn đã được hình thành. Do đó có thể nói nhu cầu sự an toàn
bắt nguồn từ việc dự trữ thuần túy từ thời nguyên thuỷ sơ khai. Tuy nhiên, phải đến
thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN thì hoạt
động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực của
đời sống kinh tế – xã hội.
Sau hơn 15 năm phát triển, thị trường Bảo Hiểm Nhân Thọ tại Việt nam đã
phát triển rất mạnh mẽ với sự góp mặt của 13 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, số
lượng khách hàng và tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm tăng trưởng nhanh. Là
Doanh nghiệp bảo hiểm Nhân Thọ duy nhất của Việt Nam, thành viên của Tập
Đoàn Bảo Việt, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp bảo hiểm đối thủ nước ngoài là
vô cùng khốc liệt với Bảo Việt Nhân Thọ. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài
có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, nguồn lực và nhân lực dồi dào thì Bảo Việt
nhân thọ xuất phát điểm từ doanh nghiệp phi nhân thọ. Toàn bộ các quy trình, hoạt
động, cách thức kinh doanh đều học hỏi và tự phát triển cho phù hợp với Việt Nam.
Với ngành Bảo Hiểm Nhân Thọ sự quyết định thành bại của doanh nghiệp đó
chính là yếu tố con người mà lực lượng chính đó là đội ngũ tư vấn viên. Họ chính là
đội ngũ kinh doanh trực tiếp, mang lại doanh thu chính cho công ty bảo hiểm, họ
tiếp xúc khách hàng, thuyết phục ký hợp đồng, chăm sóc khách hàng, phục vụ
khách hàng sau bán hàng. Tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ được tuyển từ nhiều
nguồn, nhiều thành phần, ở mức xuất phát điểm khác nhau và phần đông là không
có nhiều kiến thức tài chính. Bởi vậy đào tạo và đào tạo lại tư vấn viên là việc bắt
buộc, hiện nay Bảo Việt nhân thọ đã đẩy mạnh đào tạo song chất lượng đào tạo vẫn
còn nhiều hạn chế và chưa đạt như mong muốn. Chính vì sự tối quan trọng này tôi
chọn đề tài “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo tại Tổng công ty Bảo Việt
Nhân Thọ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng công tác đào tạo
tư vấn viên tại Bảo Việt nhân thọ.
- Phân tích để thấy rõ thực trạng chất lượng công tác đào tạo tư vấn viên
của Bảo Việt Nhân Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo tư vấn viên của Bảo
Việt Nhân Thọ.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài : chất lượng công tác đào tạo tư vấn viên
của các doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
+ Không gian: nghiên cứu tại Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ với công tác
đào tạo tư vấn viên và một số doanh nghiệp khác trong ngành bảo hiểm nhân thọ là
Prudential và Daiichilife, Manulife.
+ Thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2007 – 2011 và hình thành hệ thống
giải pháp cho thời gian tương lai.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: các số liệu thống kê được thu thập thông
qua các tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố trên internet, báo đài và các báo
cáo tại công ty
- Phương pháp bảng biểu so sánh: từ số liệu qua các năm lập thành bảng
biểu, từ đó so sánh với nhau và đưa ra kết luận
- Các dữ liệu cần thu thập:
+ Hệ thống các chương trình đào tạo tại Bảo Việt Nhân Thọ hiện nay.
+ Sơ đồ học tập (learn map) của TVV tại Bảo Việt Nhân Thọ hiện nay.
+ Quy trình thăng tiến của TVV tại Bảo Việt Nhân Thọ hiện nay.
+ Số lượng hợp đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ giai đoạn 2007-2011.
2
+ Biến động thị phần dịch vụ Bảo Hiểm Nhân Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ,
Prudential và Daiichilife, Manulife giai đoạn 2007-2011.
+ Biến động Số hợp đồng/100 dân giai đoạn 2007-2011.
+ Biến động số lượng đội ngũ tư vấn viên của Bảo Việt Nhân Thọ,
Prudential và Daiichilife, Manulife giai đoạn 2007-2011.
+ Quy mô hợp đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ,
Prudential và Daiichilife, Manulife giai đoạn 2007-2011.
+ Doanh thu dịch vụ Bảo Hiểm Nhân Thọ 2007-2010.
- Các nguồn dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp:
+ Bên trong doanh nghiệp: Dữ liệu thứ cấp được lấy từ sổ sách đào tạo của
Phòng Quản lý và Đào Tạo Đại Lý, báo cáo kết quả kinh doanh từ Phòng Phát triển
Kinh Doanh, Tầm nhìn, sứ mệnh Bảo Việt, và các tài liệu nội bộ của Bảo Việt.
+ Bên ngoài doanh nghiệp: Dữ liệu thứ cấp được lấy từ thông tin của Bộ tài
chính, các doanh nghiệp Prudential, Manulife, Daiichilife, Tạp chí bảo hiểm, và từ
Internet.
+ Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp của luận văn được thu thập bằng cách sử
dụng bảng câu hỏi để điều tra, phỏng vấn.
- Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp: Luận văn sử dụng dữ liệu sơ cấp là dữ
liệu định lượng được thu thập bằng cách triển khai dự án “Giảng viên cơ sở” để
đánh giá chất lượng đào tạo với thang điểm tuyệt đối là 100 điểm (rất tốt). Dữ liệu
định lượng được lấy bằng cách thực hiện điều tra, phỏng vấn trực tuyến sau buổi
học với học viên bằng sử dụng bảng câu hỏi (survey online). Dự kiến kích thước
mẫu nghiên cứu là 2000 học viên.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết
tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm
04 chương:
3
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu về chất lượng đào tạo và
bảo việt nhân thọ có liên quan.
Chương 2: Những vấn đề lý luận về đào tạo và chất lượng đào tạo trong các doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Chương 3: Thực trạng chất lượng công tác đào tạo tại Tổng công ty Bảo Việt
Nhân Thọ.
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Bảo Việt Nhân Thọ.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO VÀ VỀ BẢO VIỆT NHÂN THỌ CÓ LIÊN QUAN
Trong thời gian qua đó có một số công trình nghiên cứu về chất lượng đào
tạo và Bảo Việt nhân thọ. Các nghiên cứu về chất lượng đào tạo chủ yếu là tại các
cơ sở đào tạo như Trường Đại học, cao đẳng. Các nghiên cứu về Bảo Việt nhân thọ
thì có một số tập trung về nâng cao năng cạnh tranh, phát triển kênh phân phối, quá
trình tuyển dụng cụ thể:
“Nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng
Yên”của Phạm Công Hòa (tại trường Đại học kinh tế quốc dân), năm 2011. Luận
văn đã làm rõ được nhiều vấn đề.
+ Thứ nhất, trong chương 1, luận văn đã đề cập tới lý luận chung về chất
lượng đào tạo. Các quan niệm cơ bản về chất lượng và chất lượng đào tạo. Các tiêu
chí đánh giá chất lượng đào tạo: trình độ kiến thức được đào tạo, về kỹ năng, kỹ
xảo, về năng lực nhận thức và tư duy, phẩm chất nhân văn. Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo, các nhân tố bên trong, các nhân tố bên ngoài. Kinh nghiệm
nâng cao chất lượng đào tạo của một số trường: Kinh nghiệm của trường Cao đẳng
Tài chính và Quản trị kinh doanh, kinh nghiệm trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Hưng Yên.Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các luận cứ khoa
học của đề tài nghiên cứu, vì vậy đã có những đóng góp trong việc xây dựng cơ sở
lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng
Công nghiệp Hưng Yên.
+ Thứ hai, trong chương 2, luận văn đi vào thực trạng chất lượng đào tạo của
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên. Chất lượng đào tạo của Trường thông
qua các tiêu chí, thực trạng các yếu tố đảm bảo chất lượng của nhà trường. Đánh giá
chất lượng đào tạo của nhà trường từ phía các doanh nghiệp. Đánh giá chất lượng
đào tạo của Nhà trường từ góc độ cựu học sinh. Đánh giá khái quát thực trạng chất
lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên: Những kết quả đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân. Chương 2 đã phân tích và đánh giá thực trạng
5