Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG QUỐC HUY
VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY
Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Dương Quốc Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Duy Tiến, cùng các thầy cô trong Bộ môn
lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên,
Bộ môn Lịch sử; Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương
đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả yên tâm công tác.
Trong thời gian đi điền dã thu thập tài liệu tác giả đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các già làng, trưởng bản và những người cung cấp thông tin
ở nhiều xã trong huyện Định Hóa. Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu đó.
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Tác giả
Dương Quốc Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn 5
5. Nguồn tài liệu 5
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Bố cục luận văn 6
Chƣơng 1: VÀI NÉT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 7
1.1. Lịch sử hành chính huyện Định Hóa 7
1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 8
1.3. Các thành phần dân tộc trong huyện 9
1.4. Vài nét về người Tày ở huyện Định Hóa 13
1.4.1. Dân số, nguồn gốc 14
1.4.2. Tình hình kinh tế 14
1.4.3. Đời sống văn hóa, xã hội 17
Tiểu kết chƣơng 1 26
Chƣơng 2: VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƢỜI TÀY ĐỊNH HÓA 27
2.1. Ăn, uống 27
2.1.1. Ăn 27
2.1.2. Uống 31
2.1.3. Ứng xử trong ăn uống 32
2.2. Nhà cửa 34
2.2.1. Nhà ở 34
2.2.2. Kiến trúc công cộng 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
2.3. Trang phục 45
Tiểu kết chƣơng 2 47
Chƣơng 3: VĂN HÓA TINH THẦN 48
3.1. Một số tục lệ trong chu kỳ đời người 48
3.1.1. Cưới xin 48
3.1.2. Sinh đẻ 56
3.1.3. Các nghi lễ liên quan đến làm nhà mới 59
3.1.4. Ma chay 61
3.2. Văn học dân gian 73
3.2.1. Truyện kể 73
3.2.2. Ca dao, tục ngữ, câu đố 80
3.2.3. Thơ ca 84
3.3. Lễ hội dân gian 99
3.3.1. Lễ hội Lồng tồng 99
3.3.2. Lễ hội cầu mùa 103
3.4. Nghệ thuật 104
3.4.1. Nghệ thuật múa rối 104
3.4.2. Nghệ thuật tạo hình 106
3.5. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của người Tày Định Hóa trong điều kiện hiện nay 111
Tiểu kết chƣơng 3 113
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam bao
gồm tất cả bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.
Tính thống nhất ấy không chỉ là phép cộng đơn giản, các dân tộc chỉ có thể
đóng góp vào và làm nên sự phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện
không đánh mất bản sắc văn hóa tộc người.
Nền văn hóa này đã chịu đựng được sự thử thách và khảo nghiệm của
lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tính đoàn kết, tính thống nhất
này đã hình thành nên khái niệm dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng và
phát triển một nền văn hóa Việt Nam với tất cả sự phong phú và độc đáo của
54 dân tộc sinh sống trên đất nước ta. Việc phát triển văn hóa nhằm mục tiêu
tạo nên sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam nhưng làm thế nào để
tạo dựng nên một sự bền vững khi trên con đường phát triển các dân tộc lại
đang đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bên cạnh đó, hiện nay các
thế lực phản động trong nước và quốc tế đã và đang sử dụng văn hóa như một
công cụ để kích động mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc.
Do vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống
còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại đối với mỗi dân tộc.
Dân tộc Tày là cư dân bản địa và lâu đời ở nước ta. Họ phân bố trên
phạm vi rộng từ biên giới phía Bắc của các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai
xuống vùng trung du; từ biên giới phía đông của tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn,
Cao Bằng qua huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh đồng bào Tày có mặt lâu đời và có số
dân chiếm 9,08%. Trong đó người Tày ở Định Hóa có số dân trên 43367
người chiếm 49,2 % dân số toàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
Do sớm có mặt ở Định Hóa lại chiếm tỷ lệ dân số khá đông, trong tiến
trình phát triển của lịch sử, đồng bào Tày nơi đây đã sớm xây dựng cho mình
một nền văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng góp phần xây dựng nên
truyền thống văn hóa Việt Nam.
Trên cơ sở đó, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc luôn trở thành vấn
đề trọng tâm trong đường lối của Đảng. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ V khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định rõ: “Di sản văn hóa
là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ
sở để tạo ra những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng
bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và
dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật
thể”[56, tr.206].
Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hóa
truyền thống của đồng bào Tày ở huyện Định Hóa, chúng tôi chọn vấn đề
“Văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” làm luận
văn thạc sỹ của mình. Trong đó tập trung chủ yếu vào đời sống vật chất và
tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, vấn đề về người Tày đã trở thành vấn đề nghiên cứu của
không ít nhà nghiên cứu, nhà khoa học và vấn đề liên quan đến người Tày đã
được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu sau:
Ngay từ thời phong kiến, các nhà sử học đã nói tới xã hội, phong tục
tập quán của các dân tộc thiểu số trong đó có người Tày. Tiêu biểu là tác
phẩm “Kiến văn tiểu lục” của Lê quý Đôn. Cuốn sách đã đề cập đến văn hóa
của người Tày nói chung.
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, có các công trình tiểu
biểu như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
Cuốn “Văn hóa Tày Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư đã giới thiệu
khá đầy đủ về xã hội, con người và văn hóa của hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt
Nam nói chung. Tuy nhiên, nhiều đặc trưng văn hóa mang tính địa phương
của dân tộc Tày trong đó có Định Hóa chưa được tác giả quan tâm đầy đủ.
Cuốn “Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam” do Viện dân tộc học xuất
bản năm 1992 là công trình nghiên cứu có tính toàn diện và công phu nhất về
điều kiện tự nhiên, dân cư; Lịch sử tộc người, kinh tế truyền thống, văn hóa
vật chất, văn hóa tinh thần, tổ chức xã hội…của hai dân tộc Tày, Nùng nói
chung.
Cuốn “Văn hóa truyền thống Tày - Nùng” của các tác giả Hoàng
Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn đã
miêu tả và trình bày khá đầy đủ về xã hội và văn hóa Tày Nùng, chữ Nôm
Tày- Nùng, Văn học dân gian, nghệ thuật làm nhà ở của người Tày, Nùng ở
Việt Nam.
Cuốn “Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc” của tác giả
Hoàng Quyết, Tuấn Dũng đã tập trung nghiên cứu sâu về đời sống văn hóa
tinh thần của dân tộc Tày ở khu Việt Bắc với những phong tục tập quán như
tục lệ đặt tên làng, tập quán nhà ở, ăn mặc, thờ cúng tổ tiên, lễ cưới từ xa xưa
của người Tày.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ năm 1999 “Tín ngưỡng dân gian Tày lịch
sử và hiện tại” của tác giả Hoàng Ngọc La và Hoàng Hoa Toàn đã trình bày
khá chi tiết về tín ngưỡng dân gian Tày, với các tục thờ cúng, các tàn dư ma
thuật cùng các lễ nghi trong đời sống đồng bào Tày.
Cuốn “Văn hóa dân gian Tày” do Hoàng Ngọc La chủ biên đã nêu lên
những đặc trưng cơ bản về văn hóa vật thể và phi vật thể của tộc người Tày ở
Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
Như vậy, các tác phẩm nêu trên đã phản ánh một bước tiến lớn trong
lịch sử nghiên cứu về văn hóa dân tộc Tày trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam. Song phần lớn các tác phẩm nghiên cứu trên một phạm vi rộng với
những đặc trưng văn hóa của người Tày nói chung, chưa làm rõ được những
sắc thái phong phú, đa dạng của văn hóa Tày ở huyện Định Hóa. Mặc dù vậy,
các công trình của các nhà nghiên cứu đi trước đã tạo ra những cơ sở, những
điều kiện để chúng tôi tiếp tục khai thác, làm rõ hơn về đời sống văn hóa của
dân tộc Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về văn hóa vật chất và
một số thành tố trong văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về văn hóa vật chất và tinh thần của người Tày ở
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề văn hóa
vật chất và tinh thần là một phạm trù rất rộng mà thời gian và trình độ còn
nhiều hạn chế, cho nên tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu
sau đây:
- Về văn hóa vật chất: tác giả đi vào nghiên cứu về ăn uống, trang phục
và nhà ở của người Tày Định Hóa.
- Về văn hóa tinh thần: đi vào nghiên cứu một số lễ tục trong chu kỳ
đời người (sinh đẻ, cưới xin, làm nhà mới, tang ma); văn học dân gian (truyện
kể, dân ca, tục ngữ, câu đố…); lễ hội Lồng tồng, cầu mùa; Nghệ thuật (múa
rối, hoa văn trên vải, nghệ thuật tạo hình đàn tính).
3.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về đời
sống vật chất cũng như tinh thần của người Tày, rút ra những giá trị tiêu biểu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
Từ đó làm cơ sở giúp các nhà quản lý hoạch định những biện pháp,
chính sách để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Tày ở huyện
Định Hóa nói riêng và của đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh Thái Nguyên nói
chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng trong luận văn các
phương pháp như: Phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp logic,
phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, miêu thuật,
khảo tả…
4.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Giới thiệu vài nét về vị trí địa lý của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu về văn hóa vật chất của người Tày như: Ăn, mặc, ở, đi lại.
- Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần của người
Tày như: sinh đẻ, cưới xin, ma chay, văn học và nghệ thuật dân gian.
- Tìm hiểu một số biến đổi trong văn hóa vật chất và tinh thần của
người Tày ở huyện Định Hóa hiện nay.
- Qua đó rút ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của tộc người Tày.
5. Nguồn tài liệu
5.1. Tài liệu thành văn
- Các tác phẩm, công trình lý luận về vấn đề văn hóa tộc người như: Về
các giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam của Trường Chính; Nghị quyết Hội
nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ V khóa VIII; Một số phong tục tập quán
trong các dân tộc thiểu số góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người của
Nguyễn Từ Chi…
- Các tác phẩm thông sử và chuyên khảo trong đó có tài liệu chính sử
của nhà nước phong kiến như: Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
nhất thống chí…; Các sách chuyên khảo và các bài viết đề cập đến lịch sử,
văn hóa của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học như: Văn hóa Tày
Nùng của Lã Văn Lô - Hà Văn Thư, Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam của
Viện dân tộc học…
5.2. Tài liệu điền dã
Lời kể của người già, thầy cúng dân tộc Tày, trực tiếp quan sát một số
hoạt động văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa để ghi chép, miêu thuật
một cách cụ thể.
6. Đóng góp của luận văn
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối hệ thống về
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa.
- Thông qua việc tìm hiểu một số vấn đề văn hóa của người Tày ở
huyện Định Hóa sẽ giúp cho các cơ quan chức năng đánh giá một cách toàn
diện hơn về công tác bảo tồn và phát triển những giá trị trong văn hóa truyền
thống của người Tày ở Định Hóa.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo và kết luận, luận văn
được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Vài nét về huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Chƣơng 2: Văn hóa vật chất của ngƣời Tày ở huyện Định Hóa tỉnh
Thái Nguyên
Chƣơng 3: Văn hóa tinh thần của ngƣời Tày ở huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
Chƣơng 1
VÀI NÉT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Lịch sử hành chính huyện Định Hóa
Định Hóa được hình thành từ rất sớm. Thời Hùng Vương, Định Hóa
thuộc Bộ Vũ Định. Thời Đường thuộc đất châu Long và châu Võ Nga, thời
Lý là châu Thái Nguyên và châu Vũ Lặc. Thời thuộc Minh, Định Hóa thuộc
huyện Tuyên Hóa, châu Thái Nguyên. Dưới thời Lê sơ, Tuyên Hóa thuộc Bắc
đạo, năm Quang Thuận thứ 7, Tuyên Hóa thuộc Thái Nguyên thừa tuyên.
Năm Quang Thuận thứ 10 đổi thành Ninh Sóc thừa tuyên. Đến thời Hồng
Đức, châu Tuyên Hóa thuộc xứ Thái Nguyên. Đến thời vua Gia Long, châu
Tuyên Hóa được đổi thành châu Định Hóa, thuộc phủ Phú Bình. Theo sách
Đại Nam Nhất thống chí chép lại, châu Định “đông tây cách nhau 172 dặm,
nam bắc cách nhau 98 dặm, phía đông đến địa giới huyện Phú Lương 46
dặm, phía tây đên địa giới châu Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang 126 dặm, phía
nam đến địa giới huyện Văn Lãng 146 dặm, phía bắc đến địa giới châu Thông
Hóa 47 dặm. Xưa là đất bộ Vũ Định, thời thuộc Minh gọi là huyện Tuyên
Hóa, đời Lê gọi là châu Tuyên Hóa, sau đổi làm châu Định Hóa, thuộc phủ
Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời quản trị…” [40, tr.158-159].
Dưới thời Lê sơ theo sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi viết năm 1438
huyện Định Hóa đổi thành châu Định Hóa thuộc phủ Phú Bình trong số 9
huyện châu. Định Hóa lúc đó có 40 xã, 12 trang.
Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1832), châu Định Hóa thuộc tỉnh Thái
Nguyên. Năm Minh Mạng thứ 16 (năm 1836) cắt 4 huyện là Định Châu, Văn
Lãng, Đại Từ, Phú Lương đặt thành phủ Tòng Hóa và đặt chức Lưu quan. Địa
giới phủ Tòng Hóa: “cách tỉnh 99 dặm về phía tây, đông tây cách nhau 153
dặm, nam bắc cách nhau 187 dặm” [40, tr.158]. Phía đông đến Đồng Hỷ phủ
Phú Bình. Phía tây đến địa giới huyện Sơn Dương, tỉnh Sơn Tây và châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Phía nam giáp Phổ Yên, phủ Phú Bình. Phủ
Tòng Hóa gồm có 9 tổng và 36 xã. Từ đó đến trước Cách mạng tháng Tám
1945, Định Hóa có 8 tổng với 30 xã và 1 thị trấn. Đó là các tổng: Định Biên
Thượng, Định Biên Trung, Định Biên Hạ, Khuynh Kỳ, Thanh Điểu, Phượng
Vĩ Thượng, Phượng Vĩ Trung và Phượng Vĩ Hạ.
Sau cách mạng tháng Tám, Định Hóa thuộc phủ Ngô Quyền, tháng 6
năm 1945 đổi thành phủ Vạn Thắng. Năm 1948 phủ Vạn Thắng đổi thành
huyện Định Hóa và giữ nguyên cho đến ngày nay. Hiện nay, huyện Định Hóa
gồm 1 thị trấn (thị trấn Chợ Chu) và 23 xã (Bảo Cường, Bảo Linh, Bình
Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Định Biên, Điềm Mặc, Đồng Thịnh, Kim
Phượng, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu,
Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung
Hội, Trung Lương).
1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Định Hóa nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên với tổng
diện tích đất tự nhiên là 520,75 km
2
, phía Bắc giáp Chợ Đồn, Bạch Thông
(Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Phú Lương;
phía Tây giáp Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang).
Địa hình của huyện chia thành hai vùng rõ rệt. Phía Bắc là những dãy
núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có độ dốc lớn và nhiều hang
động. Phía Nam là những dãy đồi núi thấp có nhiều rừng già, đất đai màu mỡ.
Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu trung du miền
núi phía Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,5
o
C với độ ẩm trung bình
hàng năm dao động từ 70 - 80%. Lượng mưa hàng năm phân bố không đồng
đều, trung bình 1718 - 1850 mm. Định Hóa chịu ảnh hưởng của hai loại gió
chính là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Như vậy, khí hậu của huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
9
mang đầy đủ tính chất nhiệt đới gió mùa với một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều
và một mùa đông lạnh, hanh khô.
Đất đai của huyện Định Hóa gồm 3 loại đất chính là đất feralit đỏ
vàng, đất feralit hình thành trên đồi núi thấp màu đỏ hoặc vàng và đất
thung lũng chủ yếu do tích tụ phù sa của sông, suối thích hợp cho việc
trồng lúa. Đất này chủ yếu ở phía Nam nên phía Nam của huyện trở thành
vựa lúa của toàn huyện.
Về thủy văn. Định Hóa không có các con sông lớn mà là hệ thống kênh
suối nhỏ nên không có giá trị về giao thông đường thủy, chủ yếu phục vụ sinh
hoạt, tưới tiêu nước cho gần 7200 ha đất canh tác của huyện.
Rừng là tài nguyên thiên nhiên quan trọng của huyện, chiếm 90% diện
tích tự nhiên. Rừng ở Định Hóa có nhiều lâm sản quý như nghiến, lim, sến,
nứa, trám, măng,… và nhiều loại thú rừng, thuốc nam quý hiếm. Đặc biệt là
nơi có khả năng phát triển cây công nghiệp nhất là cây chè.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên trên, Định Hóa có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp,… và là nơi thuận lợi để các
dân tộc định cư lâu dài.
1.3. Các thành phần dân tộc trong huyện
Định Hóa là mảnh đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội và có
vị trí chiến lược về quân sự, nơi đây cũng là nơi tụ cư của nhiều dân tộc.
Cho đến nay, Định Hóa trở thành nơi sinh sống của các dân tộc: Tày, Nùng,
Kinh, Dao, Cao Lan - Sán Chí, Hoa, Sán Dìu, Mông, Mường. Các dân tộc
này cư trú gần gũi với nhau, cùng nhau đoàn kết bảo vệ và xây dựng quê
hương Định Hóa.
Xưa kia, dân cư ở Định Hóa còn thưa thớt. Trải qua quá trình phát triển
của lịch sử, qua quá trình du cư lên Định Hóa thì số dân của Định Hóa không
ngừng tăng nhanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
10
Tính đến tháng 12/2009 dân số toàn huyện là 89.125 người, mật độ dân
số của huyện là 172 người/km
2
.
Các dân tộc huyện Định Hóa
STT
Dân tộc
Dân số
(ngƣời)
%
Ghi chú
1
Tày
43367
49,2
2
Kinh
30698
34,8
3
Cao Lan - Sán Chí
8053
9,1
4
Nùng
2891
3,3
5
Dao
1799
2
6
Hoa
1280
1,4
7
Sán Dìu
98
0,09
8
Mông
101
0,06
9
Mường
97
0,05
Nguồn: UBND huyện Định Hoá (2009)
Căn cứ vào bảng thống kê trên thì thành phần cư dân huyện Định Hóa
gồm nhiều bộ phận hợp thành. Người Tày, Nùng, Kinh sinh sống xen cư, trong
đó người Tày là đông nhất 43367 người chiếm 49,2% dân số toàn huyện.
Dân tộc Tày: Trong quá trình phát triển của lịch sử, một bộ phận người
Kinh xuôi lên sinh sống lâu đời ở huyện Định Hóa, dần chuyển hóa thành
người Tày. Đồng bào Tày chủ yếu làm ruộng lúa nước, ngoài ra họ còn tiến
hành các nghề thủ công khác nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng
ngày của gia đình như kéo sợi, dệt vải, đan lát, làm mộc, rèn đúc cuốc, dao…
Bên cạnh đó họ con chăn nuôi trâu, bò lấy sức kéo, chăn nuôi lợn, gà, vịt, cá…
tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình. Dù là ngời Tày bản địa hay người Tày gốc
Kinh đều đã sớm hòa nhập, cố kết với nhau thành một khối Tày thống nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
11
cùng nhau xây dựng quê hương và bảo vệ quê hương Định Hóa, bảo tồn và
phát triển những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
Dân tộc Kinh: Là dân tộc có dân số đứng thứ hai ở Định Hoá chiếm
34,8%. Người Kinh đến cư tại Định Hoá theo nhiều con đường khác nhau:
những quan lại được triều đình phong kiến cử lên làm quan mang theo gia
đình, dòng tộc. Một bộ phận đi buôn bán, làm ăn ở lại định cư, thời Pháp
thuộc bộ phận những người làm công cho các công sở của thực dân Pháp,
trong kháng chiến chống Pháp những người lên Việt Bắc rồi ở lại đây. Đặc
biệt là trong những năm 60 một lượng người Việt không nhỏ ở các tỉnh đồng
bằng: Thái Bình, Nam Định, Hải Hưng lên khai hoang theo chính sách kinh tế
mới.
Người Kinh chủ yếu cư trú ở thị trấn Chợ Chu và ven các con đường.
Họ sống tập trung thành các làng một tập quán lâu đời của người Việt. Bên
cạnh đó còn có bộ phận người Việt sống xen kẽ với người Tày, Nùng và các
dân tộc khác. Do đó đã diễn ra quá trình giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các dân tộc với dân tộc Kinh. Biểu hiện ảnh hưởng của người Kinh với các
dân tộc khác thể hiện rõ nhất ở ngôn ngữ và trang phục. Trong khi đó người
Kinh cũng tiếp thu và chịu ảnh hưởng không ít của văn hoá các dân tộc khác.
Nhiều từ trong tiếng Tày đã đi vào tiếng Kinh một cách tự nhiên, được người
Kinh sử dụng ví dụ như người Kinh Định Hoá vẫn dùng từ “nản” thay cho đá,
„chằm” thay cho lầy lội. Về điều này người Tày có câu thành ngữ “Keo già
hoá Thổ” tức là người Kinh ở với người dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao
lâu cũng mang những đặc điểm như người dân tộc họ ở gần.
Dân tộc Nùng Chiếm 3,3% dân số toàn huyện. Người Nùng vốn là một
trong bốn dòng họ lớn ở Trung Quốc và trở thành tên gọi chính thức vào thế
kỉ 15. Những người Nùng sinh sống trước kia ở nước ta đã hoà vào dân tộc
Tày, còn những người Nùng hiện nay mới di chuyển vào Việt Nam khoảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
12
200 năm nay. Người Nùng Định Hoá định cư lâu đời ở đây, một số họ từ
Tuyên Quang sang hoặc Bắc Kạn chuyển đến.
Người Nùng có rất nhiều nét tương đồng về văn hoá với người Tày họ
cũng sống tập trung thành từng bản trên triền núi, triền sông. Đời sống vật
chất của người Nùng Định Hoá rất giản dị, đạm bạc. Họ ở nhà sàn, ăn cơm
tẻ với những thực phẩm thông thường như măng, rau rừng, thú rừng. Ngày
lễ tết họ làm nhiều loại bánh như bánh chưng dài, bánh khảo, bánh gio, bánh
dày và giết lợn, gà để cúng tế tổ tiên. Người Nùng có tục lệ không cúng giỗ
người chết mà chỉ làm sinh nhật khi còn sống. Trang phục người Nùng giản
dị, kín đáo.
Dân tộc Hoa: Chiếm 1,4% dân số toàn huyện. Dân tộc Hoa tập trung
đông nhất ở huyện Định Hoá chiếm 48,89% số người Hoa trong tỉnh Thái
Nguyên. Một số xã có đông người Hoa sinh sống đó là: Kim Phượng, thị trấn
Chợ Chu, Bảo Cường, Tân Dương, Kim Sơn. Những người Hoa có mặt ở
Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm. Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các
tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Tổ tiên của một bộ phận trong
số họ vốn là những nông dân nghèo đói phải phiêu bạt mưu sinh. Một bộ phận
khác là hậu duệ của những chiến binh của phong trào Thái Bình Thiên Quốc
chống lại nhà Thanh bị đàn áp nên trốn sang Việt Nam. Người Hoa ở Định
Hoá còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Tại Chợ
Chu họ đã xây dựng đền Quan Đế thờ Quan Công. Sách “Dân cư, dân tộc
Tỉnh Thái Nguyên” có viết: “Theo kí ức của nhân dân, đó là một ngôi đền 3
gian, tương đối lớn, trong chính điện có một bức tượng Quan Công ngồi trên
ngai, hai bên tả hữu có Quan Bình và Châu Sương mang gươm đứng hầu. Đó
cũng là mô típ chung trong cụm tượng thường thấy ở những ngôi đền thờ
Quan Vân Trường. Lễ hội đền Quan Đế được tổ chức vào ngày 13 tháng năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
13
Âm lịch - tương truyền đó là ngày mất của đức Quan Vân Trường - và diễn ra
trong 3 ngày” [57, tr. 262].
Các dân tộc khác như Cao Lan - Sán Chí, Mông, Dao, Sán Dìu, Mường
chiếm 16% dân số toàn huyện. Các dân tộc này định cư thành làng riêng.
Người Cao Lan - Sán Chí, Sán Dìu thường ở sâu trong bản. Họ sản xuất nông
nghiệp là chính, cuộc sống tương đối định cư và có ngôn ngữ riêng. Người
Dao trước đây sống du canh du cư, ngày nay nhờ cuộc vận động định canh
định cư, sự giúp đỡ của các cấp, ngành trong huyện mà cuộc sống của họ ổn
định. Người Dao sống chủ yếu dựa vào nương rẫy kết hợp chăn nuôi một số
gia súc gia cầm. Người Mông thường cư trú ở các khu vực núi cao, thường
khó khăn về giao thông, khắc nghiệt về khí hậu. Hoạt động kinh tế chủ yếu là
nương rẫy và khai phá ruộng bậc thang nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ, phương thức
canh tác lạc hậu…
Mặc dù các dân tộc trong huyện Định Hóa có những nét riêng biệt về
vật chất và tinh thần nhưng từ lâu họ đã sống gần gũi, quay quần với nhau,
giúp đỡ lẫn nhau về nhiều mặt trong cuộc sống. Từ việc ma chay, cưới xin,
các ngày lễ tết… cho đến việc làm nhà, đào mương dẫn nước vào ruộng…
đều có sự quan tâm thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong vùng.
Các dân tộc đã tạo nên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hết
sức đặc sắc. Từ ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày đến các trang phục
của các dân tộc đều hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ của mỗi
dân tộc.
Dân tộc nào cũng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đa
dạng, đậm đà bản sắc dân tộc phản ánh nhiều mặt của cuộc sống có tác dụng
tích cực trong việc giáo dục nhân cách con người…
1.4. Vài nét về ngƣời Tày ở huyện Định Hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
14
1.4.1. Dân số, nguồn gốc
Dân tộc Tày là dân cư chiếm số đông ở huyện Định Hóa. Hiện nay, ở
Định Hóa có 43.367 người Tày chiếm 49,2% dân số toàn huyện. Có những xã
của huyện Định Hóa người Tày chiếm tới 90% như: Linh Thông, Bộc Nhiêu,
Điềm Mặc, Bình Yên…
Theo tác giả Đào Duy Anh trong tác phẩm “Đất nước Việt Nam qua
các đời” thì người Tày ở nước ta có nguồn gốc từ người Lão Man ở Trung
Quốc. Tác giả “đoán rằng người Nùng ở miền Nam Trung Quốc và người
Tày ở Bắc Việt Nam là hậu duệ của họ. Đặc biệt là người Lão ở Tây
Nguyên bấy giờ”. “Chúng ta có thể đoán rằng cư dân các châu ki mi thuộc
An Nam đô hộ phủ là tiền thân của đồng bào Tày, Nùng ở khu vực Việt Bắc
hiện nay” [1, tr.103]
Ngoài nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc, người Tày ở Định Hóa còn
một bộ phận “Tày hóa”. Người Kinh trong lịch sử đã có quá trình di cư lên
Định Hóa sinh sống cùng người Tày và dần dần họ trở thành người Tày. Một
bộ phận người Tày hiện nay nếu xem xét gia phả thì hoàn toàn là người Việt.
1.4.2. Tình hình kinh tế
Kinh tế nông nghiệp
Là cư dân bản địa, người Tày đã sinh sống ở Định Hóa từ lâu đời. Với
đặc điểm cư trú ở những vùng thấp, ven chân đồi nơi có nguồn nước nên
người Tày ở đây có điều kiện thuận lợi để canh tác lúa nước. Ruộng của
người Tày được khai phá từ đất bằng phẳng ven sông ở các vùng thung lũng
có độ màu mỡ cao hoặc khai phá các thửa ruộng rìa đồi rừng. Tên các cánh
đồng đó thường được bắt đầu bằng từ “nà” như Nà Chằm, Nà Luông, Nà
Phai… Trong canh tác lúa nước người Tày biết dùng phân bón, chủ yếu là
phân trâu để bón ruộng. Hệ thống thủy lợi tương đối phát triển bao gồm: hệ
thống mương, phai đặc biệt người Tày ở Định Hóa nói riêng và đồng bào Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
15
nói chung biết sáng tạo ra những chiếc cọn dẫn nước từ khe suối lên ruộng
bậc thang, đảm bảo việc tưới tiêu có hiệu quả.
Khi canh tác lúa nước, người Tày tiến hành các bước kỹ thuật như sau:
từ cày lật đất rồi cày lại lần hai, bừa lần 1, bón lót, bừa lần hai cho phẳng rồi
mới cấy lúa. Ruộng để gieo mạ được làm rất kỹ. Đất được cày bừa bằng trâu
sau đó người ta bón phân chuồng lên ruộng rồi bừa cho mặt ruộng phẳng, láng
nước. Thóc được làm giống được chọn rất kỹ phải là hạt già, mẩy và đều hạt.
Trước khi đem ủ mầm, thóc được ngâm trong nước khoảng 1 ngày, sau đó
đem ủ từ 2 - 3 ngày khi hạt đã nảy mầm đều thì đem ra ruộng gieo. Khi mạ
gieo xong, để khoảng 4 ngày cho mầm thóc ổn định mới cho nước vào. Từ
khi gieo mạ đến khi cấy khoảng 25 - 30 ngày.
Ruộng để cấy được cày, bừa kỹ càng. Khi làm ruộng, đồng bào đã sử
dụng phân chuồng hoặc phân xanh để bón cho lúa. Ngày nay, nhờ áp dụng
khoa học và cải tiến kỹ thuật nên người Tày đã sử dụng các loại phân đạm
hóa học, thuốc trừ sâu để chăm sóc cho lúa, nhờ vậy nên năng suất cây trồng
được nâng cao.
Bên cạnh canh tác lúa nước, đồng bào còn làm nương rẫy, soi bãi và
phát triển vườn tược theo lối truyền thống. Nương rẫy là một hình thức sản
xuất cổ truyền, có nguồn gốc từ lâu đời. Trên nương rẫy đồng bào tiến hành
trồng các loại cây ngũ cốc như: lúa, ngô, khoai, sắn… Những nương đã trồng
một, hai vụ lúa hoặc ngô người ta dùng để trồng đỗ, đậu các loại vừa tận dụng
được thời vụ, tận dụng được đất không trồng được lúa, vừa để cải tạo đất để
trồng các loại cây khác. Ngoài nương rẫy đồng bào còn có hình thức trồng trọt
khác là vườn tược và soi bãi, ngày nay có cả những trang trại trồng cây công
nghiệp, cây ăn quả…
Sau trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động kinh tế quan trọng. Trước đây,
người Tày vẫn chú ý đến việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: trâu,
bò, lợn, dê, gà, ngan, vịt… nhưng chủ yếu là chăn thả, rất ít khi làm chuồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
16
trại kiên cố. Từ khi có chính sách khuyến nông của Đảng và Nhà nước, đồng
bào đã biết áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Các
loại gia súc, gia cầm đã có chuồng, trại ổn định, nuôi các giống vật nuôi cho
năng suất cao như: lợn lai, lợn siêu nạc, gà siêu nạc,… Nhờ vậy, chăn nuôi
không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu của đồng bào mà con tạo ra sản phẩm để
trao đổi hàng hóa, tạo thêm thu nhập cho gia đình. Có thể nói, đồng bào Tày
đã đưa kinh tế hàng hóa vào trong chăn nuôi.
Ngoài ra, đồng bào nơi đây con chú trọng nuôi cá. Hầu như gia đình
nào cũng đào ao nuôi cá vừa để cải thiện đời sống, vừa tạo cảnh quan môi
trường sống sạch đẹp hơn. Nếu là ao chuyên canh thì đồng bào nuôi nhiều
loại cá khác nhau, thời vụ ngắn, dài khác nhau như cá chép, cá trôi, cá mè, cá
trắm,… là cá dài ngày, cá diếc, cá rô,…là cá ngắn ngày. Thông thường cứ 1
hoặc 2 năm người ta tháo ao bắt cá và sửa sang, nạo vét ao cá. Riêng cá nuôi
ở ruộng sau 1 hoặc 2 vụ lúa thì đồng bào thường nuôi các loại cá ngắn ngày,
năng suất thấp.
Không chỉ có chăn nuôi và trồng trọt, đồng bào Tày còn tiến hành hái
lượm và đánh bắt. Sau buổi làm nương, đồng bào tranh thủ hái các loại rau
rừng, nấm, măng về làm thức ăn. Đánh bắt cá ở khe suối, sông, hồ tự nhiên
cũng là một hoạt động kiếm sống mang tính tự nhiên khá phát triển của đồng
bào Tày Định Hóa. Đồng bào sử dụng các loại dụng cụ từ thô sơ như việc bắt
bằng tay đến các loại công cụ cao hơn như chài lưới, dùng thuyền, mảng…
Kinh tế thủ công nghiệp
Đồng bào Tày ở Định Hóa có một số nghề thủ công truyền thống như:
nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề làm mộc…
Nghề dệt vải truyền thống của người Tày nơi đây mang tính xã hội cao
và gắn bó khá mật thiết với người phụ nữ Tày. Người Tày ở huyện Định Hóa
đã sớm biết trồng bông nhuộm chàm, tạo khung dệt vải. Nhờ bàn tay lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
17
của người phụ nữ mà những bộ trang phục truyền thống được tạo nên. Các
sản phẩm dệt ngoài việc để dùng để may mặc còn được sử dụng làm mặt
chăn, màn che, mặt địu, túi đeo…
Nghề dệt đã gắn chặt với phong tục cưới xin truyền thống của người
Tày từ bao đời nay. Để chuẩn bị hành trang về nhà chồng, các thiếu nữ Tày
phải tự tay dệt rất nhiều vỏ chăn, gối để biếu những người thân trong gia đình
nhà chồng.
Người Tày ở Định Hóa rất ít thêu thùa và trang trí hoa văn trên bộ trang
phục truyền thống của mình. Nhưng hoa văn được dệt trên vải thì rất phong
phú và đa dạng tùy theo mục đích sử dụng. Vải nhuộm chàm dùng để may
quần áo, vải trơn dùng trong tang ma, vải thổ cẩm dùng để làm vỏ chăn, vỏ
gối, địu, túi đeo… thì tạo hoa văn với nhiều kiểu dáng như kiểu quả trám, hoa
hồi, hoa cúc…
Nghề đan lát của người Tày chủ yếu tạo ra các sản phẩm phục vụ cho
lao động sản xuất và sinh hoạt gia đình như các loại dần, sàng, phên, bồ,
giỏ,… Nguyên liệu đan lát là tre, giang, nứa, mây… sẵn có trong tự nhiên.
Nghề đan lát được phổ cập trong mọi người từ già đến trẻ đều tận dụng thời
gian rỗi để làm. Nhất là đối với phụ nữ, đan lát còn là một trong những tiêu
chí để xác định tài tề gia nội trợ của họ cũng như nghề dệt vải vậy.
Nghề rèn đúc ít phổ biến hơn chỉ có một số gia đình hoặc nhóm thợ cùng
chung vốn dựng lò rèn. Các lò rèn thường sửa hoặc rèn mới một số nông cụ như
cuỗc, cào, liềm, đinh ba, dao, kéo… phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt.
1.4.3. Đời sống văn hóa, xã hội
1.4.3.1. Quan hệ xã hội
Quan hệ cộng đồng làng bản
Người Tày ở huyên Định Hóa có tập quán cư trú thành làng bản. Bản là
đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế
tự quản và những quy định riêng. Quy mô của các bản vừa và nhỏ, mỗi bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
18
thường chỉ có 30 đến 60 nóc nhà. Làng bản của người Tày thường được tạo
dựng ở thung lũng có sông, suối hay có đồi núi bao quanh… Tên gọi của bản
thường được đệm từ “nà” (ruộng), “pác” (cửa), “khuổi” (suối) như: Nà
Loòng, Nà Poọc, Pác Máng, Pác Cáp…
Mỗi bản có phạm vi cư trú và đất đai trồng trọt riêng, đường phân giới
thường là đường mòn, khe núi, khe suối, đèo cao… được công nhận theo quy
ước của dân bản. Mặc dù những quy ước đó không được ghi thành văn bản cụ
thể nhưng do sự tôn trọng và tin tưởng nhau nên dân bản đều công nhận. Ý
thức về địa vực cư trú ấy được truyền từ đời này sang đời khác trong dân cư
của làng bản.
Dân cư trong bản bao gồm nhiều họ, trong đó có một đến hai họ đông
người hơn và thường là những họ của người đến cư trú đầu tiên. Mỗi bản đều
có những nghi lễ chung liên quan đến nghề nông, chăn nuôi, lễ cúng thổ thần,
lễ xuống đồng… nhằm cầu mong cho người, cây trồng và vật nuôi phát triển,
làng bản ấm no, hạnh phúc.
Trong mỗi bản làng của người Tày thì quan hệ huyết thống dân tộc là
mật thiết nhất. Bên cạnh đó là quan hệ láng giềng đồng tộc hay khác tộc cũng
là yếu tố quan trọng để giúp nhau cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong mỗi bản
đều có miếu thờ thổ công là linh thần cai quản cương giới của làng bản, che
chở cho cư dân của làng bản. Thông qua lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa
tinh thần mọi thành viên trong bản dù đồng tộc hay khác tộc đều đoàn kết với
nhau. Trong sản xuất, đồng bào nơi đây có tập quán đổi công cho nhau trong
những ngày mùa bận rộn. Hay khi một nhà trong bản có lễ cưới hay tang ma
đều nhận được sự giúp đỡ của mọi người dân trong bản. Đó thực sự là một nét
đẹp trong đời sống tinh thần của đồng bào Tày nơi đây.
Quan hệ dòng họ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
19
Thông thường những người cùng họ sống cùng nhau trong một bản
hoặc vài bản gần kề. Cho nên những người trong dòng họ luôn giúp đỡ lẫn
nhau trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Chẳng hạn, khi con gái của gia
đình nào đó trong dòng họ có người đến dạm hỏi, gia đình phải có lời mời anh
em thân tộc đến hỏi ý kiến. Trong lễ ăn hỏi với sự có mặt đông đủ của họ
hàng nhà gái để bàn bạc, thỏa thuận với nhà trai về số lượng sính lễ, thủ tục
đưa đón dâu…
Trong quan hệ dòng họ, về mặt nguyên tắc hôn nhân, đồng bào thực
hiện nguyên tắc hôn nhân ngoại tộc. Điều này có nghĩa là thực hiện hôn nhân
ngoài dòng họ, những người cùng dòng họ không được kết hôn với nhau.
Quan hệ gia đình
Gia đình của người Tày là gia đình phụ hệ, quan hệ huyết tộc theo
dòng cha, mang tính chất phụ quyền ảnh hưởng theo lễ giáo phong kiến Nho
giáo. Trước đây, người Tày ở Định Hóa còn tồn tại nhiều gia đình lớn nhiều
thế hệ, nhưng ngày nay phổ biến là gia đình nhỏ với hai thế hệ bố mẹ và con
cái chưa lập gia đình. Con cái sinh ra lấy theo họ bố, trường hợp con trai đi
làm rể đời để thờ cúng hương hỏa nhà vợ thì con sinh ra lấy theo họ mẹ. Đây
là một trong những đặc trưng phản ánh tính chất phụ quyền trong gia đình
người Tày.
Mỗi tiểu gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, có tài sản riêng, tiêu
dùng riêng. Chủ gia đình là người cha, người chồng. Chủ gia đình làm chủ
toàn bộ tài sản, có quyền quyết định tất thảy mọi công việc trong nhà, điều
khiển mọi công việc sản xuất, tổ chức sinh hoạt, có trách nhiệm cúng bái và là
người thay mặt gia đình giải quyết những vấn đề liên quan với bên ngoài. Khi
xem xét, giải quyết những công việc quan trọng người chủ gia đình thường
bàn bạc với vợ con nhưng tiếng nói quyết định thuộc về chủ gia đình.