Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

vai trò của lâm sản ngoài gỗ đối với đời sống người dân miền núi ở huyện định hóa - tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 97 trang )



0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



MAI THỊ QUỲNH NGA



VAI TRÒ CỦA LÂM SẢN NGOÀI GỖ ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN MIỀN NÚI Ở HUYỆN
ĐỊNH HOÁ - TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60-31-10




L
L
U
U


N
N



V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


K
K
I
I
N

N
H
H


T
T






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Anh Tài







THÁI NGUYÊN - NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
LỜI MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số
làm nông nghiệp trong đó một phần lớn diện tích nông lâm nhiệp ở khu vực

miền núi, nông nghiệp – nông thôn – nông dân chiếm địa vị quan trọng trong
nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Khu vực miền núi nƣớc ta là nơi sinh sống
của đồng bào các dân tộc thiểu số với nguồn lợi và sinh kế phụ thuộc trực tiếp
vào tài nguyên thiên nhiên trong đó chủ yếu là tài nguyên rừng và đất rừng.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang cạn kiệt và suy thoái do áp lực
của gia tăng dân số, canh tác nƣơng rẫy, khai thác gỗ vƣợt trội cho tiêu dùng
và sản xuất công nghiệp. Các thay đổi bất lợi này lại càng gây khó khăn cho
các nỗ lực xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế miền núi. Đời sống của
các cộng đồng dân cƣ, nhất là cộng đồng các dân tộc thiểu số trên và gần địa
bàn rừng vì vậy vẫn còn rất khó khăn. Thử thách lớn cho việc quản lý bền
vững tài nguyên rừng và đất rừng vùng miền núi Việt Nam là bảo vệ và phát
triển nguồn tài nguyên cùng với việc giảm nghèo cho ngƣời dân địa phƣơng.
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật khác
gỗ, đƣợc khai thác từ rừng, đất rừng và cây ở rừng. Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ
đƣợc sử dụng cho sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Hàng trăm nghìn tấn tre
nứa đƣợc sử dụng trong ngành chế biến bột và giấy, hàng chục nghìn tấn cây
thuốc đƣợc sử dụng mỗi năm… Lâm sản ngoài gỗ còn là mặt hàng xuất khẩu có
giá trị, giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ năm 2008 gần 400 triệu USD, bằng
gần 20% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ. Khai thác, chế biến lâm sản ngoài gỗ đã
thu hút hàng trăm nghìn lao động, chủ yếu là ở nông thôn, miền núi góp phần
đáng kể vào xoá đói, giảm nghèo ở các địa phƣơng có rừng và đất rừng. Thƣờng
vào những vụ nông nhàn, giáp hạt ngƣời dân hay vào rừng thu hái lâm sản để
kiếm tiền mua lƣơng thực và hàng tiêu dùng và trang trải chi phí thuốc men, học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
hành cho con trẻ. Ngoài ra lâm sản ngoài gỗ còn là nguồn cung cấp thực phẩm
hàng ngày cho hộ gia đình: măng, rau rừng… Do đó phát triển sản xuất lâm sản
ngoài gỗ là góp phần xoá đói, giảm nghèo vùng dân tộc, miền núi và bảo vệ phát

triển bền vững nguồn tài nguyên rừng, cải thiện đời sống cho ngƣời dân góp
phần phát triển nền kinh tế đất nƣớc.
Định Hóa là một huyện miền núi nằm về phía Tây-Bắc của tỉnh Thái
Nguyên với dân số năm 2010 là 87.722 ngƣời, tổng diện tích đất tự nhiên là
51.351 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 27.548 ha chiếm 53,68%, diện
tích đất nông nghiệp chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên
của huyện (21%). Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đã và đang là nguồn
sống quan trọng của ngƣời dân trong huyện do bởi diện tích đất nông nghiệp
hạn chế. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của ngƣời dân
vẫn chƣ tốt, để có định hƣớng tốt cho việc việc phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn trên địa bàn những vấn đề cần làm rõ là: hiện trạng phát triển kinh
tế nông nghiệp nông thôn của huyện Định Hoá ra sao? Những nguồn lực chủ
yếu nào nhằm phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn? Đó là một số vấn đề
đặt ra cần đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu và giải đáp.
Để góp phần nghiên cứu và giải đáp những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài:
“Vai trò của lâm sản ngoài gỗ đối với đời sống ngƣời dân miền núi ở
huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cho mục tiêu phát triển kinh tế các vùng đồi núi nói chung, phát triển
nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng nói riêng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Hệ thống hoá về vai trò của lâm sản ngoài gỗ đối với đời sống của
ngƣời dân miền núi và đề xuất đƣợc những giải pháp phát triển có hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao đời sống cho ngƣời dân miền núi ở huyện
Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng về hiệu quả kinh tế của lâm sản ngoài gỗ đối với
đời sống của ngƣời dân miền núi ở Định Hoá - Thái Nguyên.
- Xác định mối tƣơng quan giữa hiệu quả kinh tế trong khai thác, sử
dụng, chế biến, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đối với đời sống ngƣời dâ miền
núi ở Định Hoá - Thái Nguyên.
- Dự báo và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao đời sống
của ngƣời dân miền núi ở Định Hoá trên cơ sở phát triển lâm sả ngoài gỗ.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
 Lâm sản ngoài gỗ đối và đời sống ngƣời dân miền núi huyện Định Hoá.
 Mối quan hệ giữa giá trị kinh tế của lâm sản ngoài gỗ đối với đời sống
của ngƣời dân miền núi ở Định Hoá.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về nội dung: Nghiên cứu về đời sống ngƣời dân miền núi sống ở khu
vực huyện Định Hoá.
- Về không gian: Tiến hành điều tra, đánh giá hiệu quả lâm sản ngoài gỗ
tại 3 xã thuộc huyện Định Hoá - Tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành trong trong thời gian từ
năm 2009 - năm 2011, số liệu khảo sát thực trạng đƣợc điều tra năm 2011.
5.Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việc áp dụng các phƣơng pháp phân tích , so sánh, đánh giá thƣ̣ c trạ ng
của việc quản lý và khai thác lâm sản ngoài gỗ , vai trò củ a nó đối với đời
sống kinh tế của ngƣời dân tại khu vực huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên sẽ
cung cấp các thông tin hữu ích đối với các cơ quan quản lý, các nhà hoạch
định chính sách và ngƣời dân trong quản lý, khai thác và sử dụng các sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
phẩm lâm sản ngoài gỗ từ rừng và phát triển đời sống ngƣời dân trên cơ sở
phát huy lợi thế của vùng.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng về vai trò của lâm sản ngoài gỗ đối với đời
sống người dân miền núi ở Huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển
lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao đời sống của người dân miền núi huyện
Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên.
Kết luận














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CƢ́ U
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luậ n và thƣ̣ c tiễ n
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm về đời sống người dân
a/ Khái niệm về đời sống ngƣời dân
Đời sống ngƣời dân là tổng thể các hiện tƣợng phát sinh do sự tác động
lẫn nhau của các chủ thể cộng đồng tồn tại trong những không gian và thời
gian nhất định,là tổng thểhoạt động nhằm đáo ứng các nhu cầu của con ngƣời.
b/. Cơ sở của đời sống ngƣời dân
Bản chất của đời sống ngƣời dân là thoả mãn các nhu cầu đòi hỏi của
mỗi ngƣời dân(gồm nhu cầu vật chất và tinh thần):
- Nhu cầu sinh lý: là những đòi hỏ về vật chất nhằm đảm bảo tồn tại và
phát triển của con ngƣời.Đó là nhu cầu về ăn,mặc,ở,đi lại
- Nhu cầu về an toàn: đó là các nhu cầu nhằm ổn định cuộc sống
- Nhu cầu xã hội: là nhu cầu giao tiếp xã hội để mỗi các nhân thể hiện
vị trí, vị thế,vai trò xá hội của mình.
- Nhu cầu cần tôn trọng: nhu cầu muốn ngƣời khác nhận biết về mình
- Nhu cầu tự khẳng định.
c/ Vai trò của đời sống
- Nghiên cứƣ đời sống ngƣời dân cho ta thấy rõ đƣợc sự phát triển của xã
họi ở mức độ nào trong việc đảm bảo sự phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân.
- Đời sống ngƣời dân là bằng chứng hiển nhiên để khẳng định tính chất
đúng đắn, cấp tiến của đƣờng lối và các chính sách kinh tế, văn hoá xã hội.
- Đời sống ngƣời dân có vai trò lớn đối với sự ổn định và phát triển đất nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
- Đời sống ngƣời dân còn đảm bảo sức khoẻ, sự hình thành và phát
triển nhân cách cá nhân đảm bảo cho sự hoạt động có hiệu quả của mỗi ngƣời
dân, cho sự pháẩntiển toàn diện của mỗi ngƣời dân trong xá hội.

d/ Những chỉ tiêu đánh giá đời sống ngƣời dân
- Các chỉ tiêu phản ánh mức sống gồm có:
+ Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời
+ Diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời
+ Mức tiêu dùng một số loại sản phẩm có giá trị trên 10.000đ
- Các chỉ tiêu dịch vụ:
+ Y bác sĩ trên vạn dân
+ Số giƣờng bệnh trên vạn dân
+ Số trẻ em đi học trong tổng số trẻ em ở độ tuổi đi học
+ Số tốt nghiệp đại học trên vạn dân
e/ Các yếu tố của đời sống xã hội
*/ Phát triển kinh tế
- Khái niệm hoạt động kinh tế: là tổng thế các hoạt động sản xuất ra của
cải vật chất và dịch vụ xã hội hằm thoả mãn nhu cầu của ngƣời dân. Nó là nền
tảng cơ bản đảm bảo đời sống ngƣời dân và sự phát triển xã hội.Hoạt động
kinh tế thoả mãn nhu cầu lao động,tạo ra thu nhập để đảm bảo đời sống cho
nhân dân,đây là cơ sở để đảm bảo cho ổn định đất nƣớc.
- Cơ sở phát triển kinh tế: là các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Tác động của kinh tế đến đời sống nhân dân
+ Sự phát triển sản xuất và dịch vụ đã làm cho đời sống ngày càng văn
minh,con ngƣời ngày cànghƣởng đƣợc nhiều sản phẩm và dịch vụ, thoả mãn
ngày càng cao nhu cầu của mình,hay có thể nói mức sống ngày càng cao.
+ Sự phát triển sản xuất và dịch vụ đã làm cho phân công lao động xã
hội ngày càng sâu sắc, hình thành các đô thị lớn, cá khu công nghiệp và và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
các trung tâm du lịch và dịch vụ lớn làm cho đời sống ngƣời dân ngày càng
phong phú hơn,đa dạng ở trình độ cao hơn.

+ Sự phát triển sản xuất và dịch vụ đã tác động lớn vào các di sản lịch
sử xã hội để củng cố và phát triển và nâng lên một tầng cao mới những di
sản,truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã kết tinh qua hàng vạn đời.
+ Sự phát triển sản xuất và dịch vụ đã tạo ra thu nhập cao của mối
ngƣời,giúp cho họ không hững thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu của
mình mà còn phát triển hoàn thành nhân cách của họ.
+ Sự phát triển sản xuất và dịch vụ đã ảnh hƣởng rất lớn đến môi
trƣờng và sinh thái.
* Giáo dục và đào tạo
Là một thiết chế xã hội,biểu hiện là hệ thống giáo dục nhà trƣờng, giáo dục
nhằm nâng cao dân trí,thiết lập nhân cách và năng lực lao động cho công dân.
* Văn học nghệ thuật
1.1.1.2. Khái niệm và phân loại về lâm sản ngoài gỗ
a/ Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
Cùng với lịch sử phát triển loài ngƣời, các sản phẩm của rừng cũng
ngày càng đa dạng và phong phú. Thời kỳ đầu con ngƣời chủ yếu sống bằng
phƣơng thức săn bắn hái lƣợm, rừng đã cung cấp các loại hoa quả, động vật
làm thức ăn để nuôi sống loài ngƣời, là nơi trú ngụ của loài ngƣời. Sau này,
loài ngƣời đã biết sử dụng gỗ để làm nhà, lá làm mái lợp, dây buộc… Đến
thời kỳ công nghiệp hoá, gỗ đƣợc khai thác ồ ạt và ngƣời ta chỉ chú trọng đến
sản phẩm gỗ còn các sản phẩm khác bị bỏ qua hoặc bị coi là thứ yếu “phụ”.
Không chỉ cây gỗ mới tạo nên cấu trúc rừng mà các thành phần khác nhƣ dây
leo, thực vật ngoại tầng, bì sinh, lớp cây bụi thảm tƣơi… có vai trò hết sức
quan trọng để bảo vệ và giữ cân bằng cho hệ sinh thái. Rừng không chỉ cung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
cấp gỗ mà còn có khả năng cung cấp cho loài ngƣời nhiều sản phẩm khác đa
dạng và dễ sử dụng. Vậy thì ngoài gỗ ra thì các lâm sản ngoài gỗ là gì.

Theo W.W.F – trong tài liệu (The Economic value of Non timeber
Foest products in Southeats asia.1989):“Sản phẩm ngoài gỗ bao hàm tất cả
các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục
đích của con người. Bao gồm các loại thực phẩm, dược liệu, hương liệu, tinh
dầu, nhựa cây, keo dính, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật
hoang dã, nguyên liệu thô và củi, sông mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi".
Trong hội nghị các chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) của các nƣớc
vùng Châu Á, Thái Bình Dƣơng, họp tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5-
8/11/1991 đã thông qua định nghĩa về LSNG nhƣ sau:
Lâm sản ngoài gỗ (Non – wood forest products) bao gồm tất cả các sản
phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than. Lâm sản ngoài gỗ được
khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ.
Gần đây J.H.De Beer (1996) tác giả của nhiều tài liệu lâm sản ngoài gỗ,
trong đó có tài liệu “Phân tích ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” tháng
7/2000 là một ấn phẩm của dự án “Sử sụng bền vững lâm sản ngoài gỗ” đã
đƣa ra định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ nhƣ sau:
Lâm sản ngoài gỗ (Non – timber forest products) bao gồm các nguyên
liệu có nguồn gốc sinh vật , không phải từ gỗ, được khai thác từ rừng để phục
vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, mủ,
ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các
sản vật của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre nứa, song mây, gỗ nhỏ
và sợi.
Hội nghị do FAO (Tổ chức lƣơng nông thế giới) đã đƣa ra định nghĩa
về lâm sản ngoài gỗ nƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
* Lâm sản ngoài gỗ là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật
không kể gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng (dịch vụ:

là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa và các
hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản vật này (FAO, 1995)
* Lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn
có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO, 1999).
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn
công nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự
nhiên, rừng trồng đƣợc dùng trong gia đình, mua bán hoặc có ý nghĩa tôn
giáo, văn hoá xã hội hoặc xã hội. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải
trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng
(Wickens,1991).
Lâm sản ngoài gỗ bao hàm nhiều loài cây rừng cho các sản phẩm tự
nhiên ngoài gỗ đó là cây cho đặc sản. Các sản phẩm tự nhiên đó có thể đƣợc
sử dụng trực tiếp nhƣ một số loài cây cho thuốc, cây cho quả hoặc làm thức
ăn gia súc nhƣng phần lớn phải qua gia công chế biến nhƣ cây cho nguyên
liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho dầu… (Lê Mộng Chấn – 1993).
Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ này sẽ ngày càng tăng lên do sự tìm tòi,
phát hiện giá trị của chúng để phục vụ cuộc sống loài ngƣời, chúng gồm các
sản phẩm chƣa qua chế biến hoặc không qua chế biến.
Tóm lại: lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ đƣợc
khai thác từ rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con
ngƣời. Bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dƣợc
liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhựa dầu, cao su, tanin, màu nhuộm, chất
béo, song mây, tre nứa, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi
b/ Phân loại lâm sản ngoài gỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng, phong phú, và đƣợc sử dụng vào nhiều
mục đích khác nhau. Do vậy việc phân loại chúng cũng có nhiều quan điểm

khác nhau. Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ đƣợc phân theo hai phƣơng pháp chủ
yếu sau:
* Phương pháp phân loại lâm sản ngoài gỗ theo hệ thống sinh
Theo phƣơng pháp phân loại này thì các loại lâm sản ngoài gỗ đƣợc
phân theo hệ thống tiến hóa của sinh giới bao gồm hai nhóm chính: động vật
và thực vật. Giới động vật và giới thực vật tuy rất phong phú và đa dạng
nhƣng đều có thể sắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc phân
loại từ lớn đến nhỏ: Giới/Ngành/Lớp/Bộ/Họ/Loài. Có thể thấy phân loại theo
phƣơng pháp này đòi hỏi phải chú ý nhiều đến đặc điểm sinh học của các loài
và ngƣời sử dụng phải có kiến thức nhất định về phân loại động thực vật.
* Phương pháp phân loại lâm sản ngoài gỗ theo nhóm giá trị sử dụng
Theo phƣơng pháp này nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có cùng giá trị sử
dụng đƣợc phân vào cùng một nhóm, cho dù có nguồn gốc khác nhau trong
hệ thống sinh, nơi phân bố .
+ Sản phẩm cây có sợi: tre nứa, song mây, các loại lá, thân vỏ, có sợi
và cỏ.
+ Sản phẩm dùng làm thực phẩm: nguồn gốc động vật: mật ong, thịt chim
thú rừng, cá trai ốc; nguồn gốc thực vật thân chùi, củ rễ lá, hoa, quả, gia vị.
+ Các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm: thuốc có nguồn gốc thực vật; cây
con có độc tính; cây con làm mỹ phẩm
+ Các sản phẩm chiết xuất: tinh dầu, dầu béo; nhựa và nhựa dầu; dầu
trong chai cục; gôm; tannin, thuốc nhuộm…
+ Động vật sống và các sản phẩm động vật không làm thực phẩm và
làm thuốc.
+ Các sản phẩm khác: cây cảnh; lá để gói thức ăn, hàng hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
Phƣơng pháp này đơn giản, dễ áp dụng và sử dụng nhiều kiến thức bản

địa của ngƣời dân dễ áp dụng trong thực tiễn quản lý, sản xuất và kinh doanh.
Tuy nhiên, phƣơng pháp này không đề cập đến đặc điểm sinh vật học của các
loài nên khó khăn trong việc nhận biết, có thể gây ra sự nhầm lẫn và nhiều
loài có thể nằm ở nhiều nhóm khác nhau.
1.1.1.3. Vị trí và vai trò của lâm sản ngoài gỗ
a. Vị trí lâm sản ngoài gỗ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay
Lâm sản ngoài gỗ không những góp phần quan trọng về kinh tế xã hội
mà còn có giá trị lớn đối với sự giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh
học của rừng. Đã từ lâu, lâm sản ngoài gỗ đƣợc sử dụng đa mục đích trong
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ làm dƣợc liệu, đồ trang sức, đồ gia
dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm…, do vậy chúng đóng vai trò hết
sức quan trọng trong đời sống của nhân dân.
Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đƣợc sử dụng cho sản xuất và đời sống của
ngƣời dân. Hàng trăm nghìn tấn tre nứa đƣợc sử dụng trong ngành chế biến
bột và giấy, hàng chục nghìn tấn cây thuốc đƣợc sử dụng mỗi năm… Lâm sản
ngoài gỗ còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài
gỗ năm 2008 khoảng 300 - 400 triệu USD, bằng gần 20% tổng giá trị xuất
khẩu đồ gỗ. Khai thác, chế biến lâm sản ngoài gỗ đã thu hút hàng trăm nghìn
lao động, chủ yếu là ở nông thôn, miền núi góp phần đáng kể vào xoá đói,
giảm nghèo ở các địa phƣơng có rừng và đất rừng. Theo kết quả điều tra Vũ
Long - 2005 , sản xuất lâm nghiệp ở vùng miền núi Bắc bộ đã có đóng góp
đáng kể vào thu nhập của hộ gia đình nông thôn, ở vùng Tây bắc, nguồn thu
từ lâm nghiệp chiếm 23% tổng thu từ nông lâm thuỷ sản của hộ, gấp gần 5 lần
bình quân cả nƣớc (4,8%), Đông bắc là 11,7% cao nhất trong cả nƣớc.
Thu nhập lâm nghiệp của hộ gia đình từ 3 hoạt động: trồng, chăm sóc
và bảo vệ rừng (lâm sinh), khai thác lâm sản (gỗ, củi) và thu nhặt lâm sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12

(lâm sản ngoài gỗ): Khai thác lâm sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu
thu nhập từ lâm nghiệp, từ 65-81%, sau đó đến thu nhặt lâm sản, ở Tây bắc
18,3% và 14,4% ở Đông bắc. Khai thác lâm sản tuy chiếm tỷ trọng lớn trong
thu nhập của hộ, nhƣng phần lớn là các sản phẩm tự túc sử dụng trong gia
đình, trong đó củi có giá trị lớn, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa. Trong đó
cơ cấu: gỗ 14,15%; củi 45,25%; lâm sản khác 16,3%; nông sản 24,3% (Vũ
Long – 2005)
Thời gian gần đây, do rừng tự nhiên đã nghèo kiệt nên không đƣợc
phép khai thác gỗ hàng hoá nên thu nhập từ lâm nghiệp ở một số vùng cho
thấy: ở xã Khang Ninh thuộc vùng đệm Vƣờn Quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn),
bình quân lâm sản ngoài gỗ chiếm khoảng 15% thu nhập cho hộ (tiền mặt +
tiêu dùng hàng ngày, gồm có 10% là củi, 5% là các khoản khác). Điều tra thu
nhập ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) cho thấy tỷ lệ thu từ lâm
sản ngoài gỗ chiếm từ 11-20% thu nhập của hộ, đối với hộ nghèo có tỷ lệ cao
nhất: 19,4% (Vũ Long – 2005)
Từ các kết quả khảo sát thực tế các nhà nghiên cứu cho rằng:
Nguồn thu từ khai thác lâm sản có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu
nhập lâm nghiệp của hộ, song ở các vùng miền núi xa thị trƣờng thì phần lớn
sản phẩm lâm sản là gỗ củi tự túc có tác dụng bảo đảm an sinh xã hội, song ít
có tác dụng đến xoá đói giảm nghèo. Với chính sách hạn chế khai thác rừng
tự nhiên của Chính phủ nhƣ hiện nay, nếu nơi nào hộ gia đình có nguồn thu từ
bán gỗ rừng tự nhiên thì đều là do trực tiếp hay gián tiếp tham gia khai thác
gỗ bất hợp pháp, nguồn thu này không bền vững.
Nguồn thu từ trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng thƣờng có ở những nơi
có dự án 661 và các dự án lâm nghiệp khác, nhất là ở các vùng rừng thuộc
Ban quản lí rừng đặc dụng hay phòng hộ. Nguồn ngân sách Nhà nƣớc đã chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13

cho các hoạt động này hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, là một gánh nặng đối với
ngân sách, trong tƣơng lai khó tăng lên.
Nguồn thu từ thu nhặt lâm sản, thực chất là lâm sản ngoài gỗ, tuy hiện
nay có tỷ trọng không lớn bằng khai thác gỗ trong cơ cấu thu nhập lâm nghiệp
của hộ nhƣng lại có vị trí rất quan trọng vì đó là nguồn thu nhập bằng tiền
mặt, đối với hộ nghèo có khi là nguồn thu bằng tiền duy nhất. Thƣờng vào
những vụ nông nhàn, giáp hạt ngƣời dân hay vào rừng thu hái lâm sản để
kiếm tiền mua lƣơng thực và hàng tiêu dùng và trang trải chi phí thuốc men,
học hành cho con trẻ. Ngoài ra lâm sản ngoài gỗ còn là nguồn cung cấp thực
phẩm hàng ngày cho hộ gia đình: măng, rau rừng…
b. Vai trò của phát triển sản xuất lâm sản ngoài gỗ
Ngay từ thuở sơ khai, con ngƣời đã có những hiểu biết cơ bản về giá trị
của rừng đối với cuộc sống của họ. Rừng là nơi cung cấp lƣơng thực, thực
phẩm, dƣợc liệu phục vụ cuộc sống của họ. Đồng bào các dân tộc ít ngƣời lâu
nay sống ở rừng, nhƣng chỉ lấy từ rừng những gì cần với số lƣợng vừa đủ cho
nhu cầu của họ, mà những nhu cầu ấy cũng không cao lắm. Tập quán du canh
du cƣ cũng có ảnh hƣởng nhất định đến số lƣợng và chất lƣợng rừng, tuy
nhiên không gây đảo lộn lớn về môi trƣờng nhƣ cách khai thác rừng theo kiểu
“công nghiệp” nhƣ chúng ta đã làm trong nhiều năm qua.
Khoa học công nghệ phát triển đã cho phép chúng ta có cách tiếp cận
khác hơn về rừng, có kế thừa và phát triển những kinh nghiệm quý báu của
đồng bào các dân tộc sống ở miền rừng núi, đồng thời áp dụng các thành tựu
khoa học công nghệ mới để phát triển và sử dụng các loại lâm - sản – ngoài -
gỗ (Non-timber-forest-products) với quy mô công nghiệp và thƣơng mại để
vừa có nguồn thu nhập đáng kể từ tài nguyên rừng , vừa có thể bảo vệ và phát
triển rừng một cách bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14

Ngày nay, con ngƣời ngày càng hiểu sâu hơn về hệ sinh thái rừng
(Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần chủ yếu là sinh vật rừng
(các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tƣơi, dây leo, hệ động vật và vi sinh vật rừng)
và môi trƣờng vật lý của chúng (đất đai, nguồn nƣớc, khí hậu,…). Hệ sinh
thái rừng nhƣ vậy có tính đa dạng sinh học rất cao. Từ hệ sinh thái này, nếu
giữ nguyên các loại cây gỗ đứng, ngƣời ta vẫn có thể thu hoạch các loại lâm
sản khác có thể khái quát vào các nhóm sản phẩm nhƣ: Nấm ăn, dƣợc liệu,
cây cho hạt, cây có dầu, cây cho sợi, phấn và mật hoa, cây có thể làm thức ăn
gia súc, rau rừng, trái cây rừng ăn đƣợc, song, mây, tre, cây cho nhựa, hoá
chất, động vật rừng (côn trùng và động vật khác), nguồn gen cho các sản
phẩm trên, sinh thái rừng và môi trƣờng du lịch, thủy điện, ….
Trên thực tế, các loại cây trồng, vật nuôi nông nghiệp ngày nay đều có
nguồn gốc xa xƣa từ rừng, hoặc là các loài bản địa, hoặc đƣợc du nhập từ
rừng ở những nƣớc khác. Một số loại lâm-sản-ngoài-gỗ có thể tổ chức khai
thác và nuôi trồng, tạo công ăn việc làm và tăng thu thập cho cộng đồng dân
cƣ sống trong rừng và gần rừng, phát huy giá trị nhiều mặt của rừng.
1. Nấm ăn: nhƣ các loại nấm mối, nấm mèo,… ngày nay với công
nghệ sinh học phát triển, chúng ta còn nhiều loại nấm ăn khác nhƣ nấm kim
châm, bào ngƣ, đông cô, đùi gà,…
2. Dƣợc liệu: Hải Thƣợng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đã tổng kết các loại cây
thuốc Việt Nam rất phong phú. Gần đây đã có nhiều tác giả tổng kết nhƣ Đỗ
Tất Lợi, Phạm Hoàng Hộ đã mô tả 3.063 loại cây có vị thuốc thuộc trên 2.000
loài trong tổng số trên 11.000 loài thực vật ở Việt Nam (Cây có vị thuốc ở
Việt Nam),…nhƣ rừng ò Lò Gò -Xa Mát (Tây Ninh) có kim tiền thảo, nhàu;
rừng ở vƣờn quốc gia Côn Đảo có ngũ gia bì, thiên niên kiện. Ngoài các loài
cây dƣợc liệu, còn có các loài nấm dƣợc liệu đã rất nổi tiếng nhƣ linh chi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15

3. Cây cho hạt: chúng ta đã có loài cây nhập nội nhƣ điều (đào lộn
hột), Các loài dẻ (Quercus sp.)
4. Cây có dầu: trên thế giới đã có nhiều loại cây cho trái hoặc hạt có
nhiều dầu dùng để ăn hoặc chế biến công nghiệp nhƣ ô-liu (Olea europaea),
Torreya Trung quốc (Torreya grandis), cây trà dầu - camellis (Camaellia
oleifera). Gần đây nƣớc ta du nhập cây neem (xoan Ấn Độ); hạt xoan có
nhiều dầu có thể ép để dùng trong công nghiệp.
5. Cây cho sợi: đồng bào các dân tộc miền núi thƣờng dùng một số loại
cây cho sợi có trong rừng để dệt vải hoặc bện dây thừng.
6. Phấn và mật hoa: Rừng Việt Nam rất phong phú các loài cây có hoa
cho phấn và mật, là nguồn nguyên liệu cho các loài ong mật làm ra sản phẩm
của chúng.
7. Cây thức ăn gia súc: lá cây, cỏ ở các trảng là nguồn thức ăn cho các loài
thú ăn cỏ, lá cây cũng có thể đƣợc dùng để làm thức ăn cho các loài gia súc.
8. Rau rừng: nhƣ rau tàu bay, rau tiêu (càng cua), lá bép, đọt lộc
vừng,
9. Trái cây rừng ăn đƣợc hoặc dùng chế biến nƣớc giải khát: trái
trƣờng, xoài, trái ƣơi,
10. Song, mây, tre, tế: có thể dùng làm nguyên liệu cho tiểu, thủ công
nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng nội thất. Đặc biệt cây tre có thể đƣợc chế
biến công nghiệp để sản xuất ván sàn, gỗ rất có giá trị.
11. Cây cho nhựa, hoá chất: nhựa cây trôm, sơn, dầu chai dùng trong
nghề đóng tàu, thuyền bằng gỗ, và loại cây du nhập đã phát triển khá rộng ở
Việt Nam là cao su.
12. Động vật rừng (côn trùng và động vật khác): ong mật, cánh kiến
đỏ, hƣơu, nai, heo, nhím, và các loại thú rừng khác. Các loại động vật rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16

giữ vai trò cân bằng sinh thái nhiều hơn; ngắm các loài động vật hoang dã từ
xa là một trong những nội dung của du lịch cảnh quan sinh thái trong rừng.
13. Nguồn gen cho các sản phẩm trên: các loại lâm sản ngoài gỗ nêu
trên có thể thu hái trực tiếp từ rừng, nhƣng quan trọng hơn là chúng ta có thể
áp dụng các công nghệ truyền thống hoặc sinh học hiện đại để nhân giống từ
nguồn sinh vật ở rừng để nuôi trồng trong các trang trại. Ngày nay đã có
nhiều trang trại nuôi heo rừng, nai, nhím, ong,… các trang trại trồng cây trôm
lấy nhựa (gôm), tre, trúc, song, mây,…
14. Sinh thái rừng và môi trƣờng du lịch: một cách sử dụng rừng rất
hiệu quả trong điều kiện xã hội đã công nghiệp hóa và đô thị hóa cao, nhu cầu
du lịch, thƣ giãn phát triển là tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng.
Chung quanh thành phố Hồ Chí Minh đã có các khu du lịch sinh thái gắn với
rừng nhƣ địa đạo Củ Chi, Rừng Sác Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Thác
Mai (Định Quán), Nam Cát Tiên (Tân Phú, Đồng Nai), Tràm chim (Đồng
Tháp), Rừng Chàng Riệc (Tây Ninh) kết hợp du lịch sinh thái với các di tích
văn hóa, lịch sử; rừng thông Đà Lạt là nơi du lịch cảnh quan sinh thái từ lâu
đã rất nổi tiếng.
15. Thủy điện: do rừng đƣợc bảo vệ và phát triển tốt, nguồn nƣớc mƣa
đƣợc giữ ngày càng dồi dào, tạo điều kiện xây dựng các nhà máy thủy điện có
đủ nƣớc hoạt động quanh năm.
Nhƣ vậy phát triển LSNG sẽ giúp cho chúng ta có điều kiện phát triển
trên mọi mặt: kinh tế, môi trƣờng, xã hội là tiền đề cho phát triển bền vững
nền kinh tế:
Về mặt kinh tế
Giá trị kinh tế của lâm sản ngoài gỗ đƣợc thể hiện thông qua giá trị sử
dụng. Theo số liệu của Bộ Thƣơng mại, riêng số mây tre đan xuất khẩu của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17

Việt Nam đã đạt tới 36 triệu USD, Phillipine 130 triệu USD, Indonexia 200
triệu USD, chƣa kế xuất khẩu LSNG khác.
Ở Việt Nam, xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ là một nguồn thu quan trọng,
hàng năm doanh thu đạt khoảng 40 triệu (giai đoạn năm 1986-1990), Việt
Nam xuất sang Trung Quốc các sản phẩm: song mây đạt 2,5 triệu USD, cây
làm thuốc đạt 0,85 triệu USD, xuất lõi trầm sang Nhật đạt 6 triệu USD.
Lâm sản ngoài gỗ có thể tạo nên những cơ hội kinh tế quan trọng cho
cộng đồng dân tộc tại các vùng xa xôi hẻo lánh với kỹ thuật thu hái gây trồng
và chế biến đơn giản. Ví dụ các hộ nông dân huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã
bắt đầu gây trồng cây thảo quả, họ thu hoạch trung bình từ 200 – 300 kg/năm,
tƣơng đƣơng thu nhập 20 -30 triệu đồng có giá trị gấp 10-20 lần so với trồng
lúa trong điều kiện thời giá tại địa phƣơng là 70.000 đến 150.000 đồng/kg
(Nguyễn Văn Tập – 2001).
Nhìn chung, ngành lâm sản ngoài gỗ bao gồm thu hái , trồng trọt, buôn
bán và chế biến, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn ngƣời. Một phần đáng kể
lâm sản ngoài gỗ thu hái đi vào thị trƣờng tại chỗ để tiêu thụ trực tiếp hoặc
dùng cho ngành công nghiệp sản xuất cho thị trƣờng địa phƣơng. Không thể
đánh giá đƣợc tổng thực giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam.
Lƣợng lớn các loài động - thực vật có nguy cơ tiệt chủng rời khỏi Việt Nam
không đƣợc đăng kiểm.







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



18
Bảng 1.1.
Thống kê sản phẩm lâm sản ngoài gỗ khai thác giai đoạn 1995-1999
Mặt hàng
Đơn vị đo
Thời gian
1995
1996
1997
1998
1999
Tre
1.000 cây
67.026
720.858
174.189
172.649
171.000
Nứa
1.000 cây
108.500
104.779
105.175
248.310
150.000
Trúc
1 triệu cây
15.600
24.664
2.649

12.197
100.000
Song mây
Tấn
28.500
25.975
25.639
80.097
65.700
Nhựa thông
Tấn
5.350
1.348
6.387
6.776
7.182
Quả hồi
Tấn
1.870
6.672
9.896
9.500
5.000
Quế
Tấn
7.790
3.658
3.954,2
2.100
2.900

Măng tƣơi
Tấn
32.500
30.887
13.789
-
-
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNN, Hà Chu Chử, 2001)
Chắc chắn các con số thống kê trên còn thấp hơn số lƣợng lâm sản
ngoài gỗ thực tế khai thác hàng năm, vì ta không thống kê đƣợc hết các sản
phẩm do các hộ gia đình và các nhân khai thác.
Thông qua việc xuất khẩu một số mặt hàng lâm sản ngoài gỗ dƣới dạng
thô hoặc đã qua chế biến, mỗi năm ngành nông lâm nghiệp và ngành y tế đã
đóng góp trên 1,5 tỷ USD cho giá trị xuất khẩu chung của cả nƣớc.
Bảng 1.2.
Giá trị một số hàng lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu của Việt Nam năm 1996
Mặt hàng LSNG
Tổng giá trị
(tr.USD)
Tỷ lệ (%)
Tre, trúc
37,6
2,50
Song, mây
119,0
7,88
Quế thanh và quế bột
95,6
6,30
Tinh dầu

312,5
20,70
Tùng hƣơng và chế phẩm
49,6
3,28
Nấm
206,5
13,7
Dƣợc liệu
689,9
45,64
Tổng cộng
1.510,7
100
(Nguồn: Hà Chu Chử, 2001 - Dự án Việt Nam - Phần Lan)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


19
Theo số liệu trên trong năm 2000 riêng giá trị xuất khẩu của các mặt
hàng lâm sản ngoài gỗ đã gần bằng tổng giá trị xuất khẩu của các ngành thuỷ
sản – đơn vị có giá trị xuất khẩu đứng thứ ba sau ngành dầu khía và may mặc
(Vũ Văn Dũng, 2002)
Hiện nay nhiều ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Việt
Nam phải dựa vào nguồn nguyên liệu là các lâm sản ngoài gỗ. Thể hiện rõ rệt
nhất là ngành công nghiệp giấy. Dự kiến Việt Nam sẽ quy hoạch một diện
tích gần một triệu ha rừng nguyên liệu giấy để sản xuất 2-2,5 triệu tấn giấy và
bột giấy trong năm 2010, trong đó khoảng 30% là nguyên liệu tre nứa.
Tuy nhiên không thể tính giá trị kinh tế của lâm sản ngoài gỗ chỉ qua
con số buôn bán mậu dịch. Giá trị kinh tế lớn lao của lâm sản ngoài gỗ là ở

chỗ chúng đƣợc tiêu thụ, trao đổi tại chỗ, là nguồn sống cho rất nhiều gia
đình, nhiều cộng đồng sống ở rừng và phụ thuộc vào rừng. Giá trị kinh tế của
nó càng thể hiện rõ ở các nƣớc nghèo, đang phát triển và vào lúc mùa màng
nông nghiệp bị thất thu do thiên tai hoặc do dịch bệnh. Giá trị kinh tế của nó
càng thể hiện ở các cộng đồng, những nơi xa cách trung tâm dịch vụ, ngƣời
nghèo chƣa có điều kiện tới dịch vụ chăm sóc y tế đắt tiền, ở đó ngƣời dân coi
nguồn dƣợc liệu tự nhiên, bản đại đƣợc khai thác từ rừng là hiệu quả và rẻ
tiền để chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh thông thƣờng.
Cơ quan y tế thế giới (WHO) đánh giá 80% dân số các nƣớc đang phát
triển dùng LSNG để chữa bệnh và làm thực phẩm. Vài triệu gia đình phụ
thuộc vào những sản phẩm này của rừng để tiêu dùng và là nguồn thu nhập.
Về môi trường
Lâm sản ngoài gỗ có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng.
Chúng đóng góp vào sự đa dạng sinh học của rừng, chúng là nguồn gen hoang
dã quý, cần phải bảo tồn. Bảo vệ nguồn LSNG chính là bảo vệ tính da dạng
sinh học của rừng. Các loài lâm sản ngoài gỗ là một bộ phận của hệ sinh thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


20
rừng. Không chỉ có những loài lâm sản ngoài gỗ đƣợc thƣơng mại toàn cầu
mà tất cả các loài khác tuy không có giá trị về kinh tế nhƣng có giá trị về tính
đa dạng sinh học, về cân bằng sinh thái và về môi trƣờng.
Lâm sản ngoài gỗ góp phần vào việc đáp ứng mục tiêu môi trƣờng nhƣ
bảo vệ rừng, nguồn nƣớc. Các loài lâm sản ngoài gỗ tham gia tạo nên cấu trúc
rừng cùng các loài cây gỗ và thực vật, động vật. Hệ sinh thái ở đây đa dạng,
khép kín và bền vững. Duy trì, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên lâm sản
ngoài gỗ hoặc tổ chức gây trồng lâm sản ngoài gỗ dƣới tán rừng góp phần bảo
vệ tính đa dang sinh học, bảo tồn nguồn gen các loài động thực vật, tăng khả
năng giữ nƣớc phòng hộ của rừng, bảo vệ đƣợc hệ sinh thái rừng nói chung.

Nếu giá trị của rừng bao gồm giá trị lâm sản và giá trị sinh thái thì trong
đó giá trị sinh thái của rừng là cao hơn rất nhiều. Nếu coi lâm sản ngoài gỗ là
nguồn thu nhập chính trong kinh doanh rừng thì chúng ta đã bỏ phí một
nguồn lợi khác tƣơng đƣơng với nó. Hơn nữa trong một thời gian dài chính
việc quan niệm giá trị của rừng chỉ là giá trị của bộ phận gỗ đã gây suy thoái
và huỷ diệt rừng trên quy mô rộng lớn, làm mất đi nững giá trị sinh thái và giá
trị lâm sản ngoài gỗ của rừng. Vì vậy, nếu chú ý phát triển và kinh doanh lâm
sản ngoài gỗ sẽ giúp cho việc làm giảm sức ép lên tài nguyên cây gỗ, bảo vệ
đƣợc nhân tố chủ đạo của rừng, do đó không những duy trì đƣợc chức năng
sinh thái của rừng mà còn làm gia tăng đáng kể giá trị kinh tế của nó.
Về xã hội
Vai trò lâm sản ngoài gỗ đầu tiên phải kể đến là ổn định và an ninh cho
đời sống ngƣời dân phụ thuộc vào rừng. Thứ hai là tạo ra một lƣợng việc làm
đủ lớn cho dân địa phƣơng quanh năm. Bên cạnh đó phát triển lâm sản ngoài
gỗ là hƣớng tới ngƣời nghèo miền núi, nơi họ sống là rừng, nhƣng sản phẩm
chính của rừng là gỗ tròn thƣơng mại lại không thuộc quyền quản lý của họ.
Phát triển lâm sản ngoài gỗ cũng sẽ bảo tồn và làm sống lại những kiến thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


21
bản địa về gây trồng, chế biến và chữa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên, về
ngành nghề thủ công mỹ nghệ có nghĩa là giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau
những kiến thức văn hoá khi đối xử với thiên nhiên.
Qua quá trình khai thác thu hái chế biến, tiêu thụ, gây trồng lâm sản
ngoài gỗ đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các cộng đồng dân cƣ sống
trong và ngoài khu vực có rừng. Giúp cho họ ổn định cuộc sống, yên tâm gắn
bó rừng, giải quyết các khó khăn về việc làm, thu nhập cũng nhƣ định canh,
định cƣ, tạo nên các kênh giao lƣu, tiêu thụ lành mạnh thúc đẩy sản xuất, góp
phần phát triển đời sống văn hoá, tinh thần, vật chất cho từng cộng đồng.

1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển sản xuất lâm sản ngoài gỗ ở các
nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm
Trên thế giới, lâm sản ngoài gỗ đóng góp rất lớn, cung cấp các sản phẩm
phục vụ nhu cầu thiết yếu của con ngƣời. Một số nƣớc ở Châu Phi, trong khẩu
phần ăn, tỷ lệ protein từ động vật hoang dã chiếm tỷ lệ cao nhƣ Botsoana
khoảng 40%, Zaia 75%. Trong thực tế, cƣ dân các cộng đồng sống gần rừng
đều phải vào rừng lấy rau, củ, quả phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày,
nhƣng giá trị này không tính vào khoản thu nhập GDP của quốc gia vì nhóm
LSNG này không đƣợc bán và không đƣợc mua. Tại Ấn Độ, trên 50% ngoại
tệ thu đƣợc là từ hoạt động khai thác, chế biến có nguồn gốc lâm sản ngoài
gỗ. Tại Mỹ, có hơn 25% các đơn thuốc đƣợc sử dụng những chế phẩm đƣợc
điều chế từ cây, cỏ. Còn ở Trung Quốc có trên 5.000 loài cây và vùng hạ lƣu
sông Amazôn có khoảng 2.000 cây đƣợc dùng chữa bệnh. Năm 1998, Ấn Độ
xuất khẩu bột gia vị Bạch đậu khấu tới 40 nƣớc thu về 100 triệu USD. Hồng
Kông thu lãi từ chế biến lâm sản ngoài gỗ mỗi năm đạt 68 triệu USD Riêng
về hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc làm từ song, mây đạt 600 triệu USD (1988-
993), phần lớn sản phẩm này đƣợc xuất từ các nƣớc Châu Á - Thái Bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


22
Dƣơng. Trung Quốc có 4,2 triệu ha rừng tre, nứa trồng và rừng tự nhiên, mỗi
năm xuất khẩu mặt hàng bằng tre nứa đạt trị giá 2,4 tỷ USD.
Các nƣớc Đông Nam Á có ít nhất 30 triệu ngƣời sống chủ yếu dựa vào
lâm sản ngoài gỗ. Philippine mỗi năm hàng mây tre xuất khẩu đạt 130 triệu
USD, tạo việc làm cho khoảng 100.000 công nhân, Inđônêxia thu 200 triệu
USD cũng từ mây tre đan. Thái Lan chỉ riêng xuất khẩu tre, lau và cánh kiến
đỏ mỗi năm đã mang lại hơn 4 triệu USD. Tại Lào có 80% ngƣời dân nông
thôn vùng núi sống dựa vào tài nguyên rừng, trong đó chủ yếu là các loại lâm

sản ngoài gỗ, từ năm 1977-1980, mỗi năm Lào thu về 455.000 USD từ xuất
khẩu sa nhân. Sự gia tăng mức độ xuất khẩu song mây tăng 250 lần sau 17
năm ở Inđônêxia, 75 lần sau 15 năm ở Philippin, 23 lần sau 9 năm ở Thái Lan
và 12 lần sau 8 năm ở Malaixia.
Nghiên cứu công nghiệp lâm sản ngoài gỗ tỉnh Triết Giang – Trung
Quốc đã rất thành công trong công cuộc gắn phát triển công nghiệp lâm sản
ngoài gỗ với phát triển kinh tế địa phƣơng. Nông dân giàu lên, rừng đƣợc bảo
vệ và phát triển tốt, bộ mặt nông thôn khá khang trang, tiến bộ. Mỗi vùng ở
đây tùy theo thị trƣờng và tùy điều kiện đặc thù của mình mà chọn lựa sản
xuất 1 – 2 mặt hàng với quy mô công nghiệp và thƣơng mại hóa nhƣ ở hạt
Tong Lu chú trọng về ong mật và các sản phẩm từ ong mật; hạt Pan’An chú
trọng dƣợc liệu và nấm ăn, nấm dƣợc liệu; hạt Lin’An phát triển cây hồ đào
(hickory) ở phía tây, công nghiệp tre lấy măng và cây (tre) ở phía đông; hạt
Anji chuyên về trồng tre moso làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
ván sàn, mỗi vùng đều có những nhà máy chế biến và trung tâm giao dịch
lâm-sản-ngoài-gỗ khá quy mô. Trung tâm giao dịch về tre ở Anji đã bày bán
trên 5.000 loại sản phẩm từ tre… Từ các loại công nghiệp lâm-sản-ngoài-gỗ
phát triển mà các ngành công nghiệp liên quan khác cũng phát triển nhƣ vận
tải, cơ khí, hóa chất, xây dựng, tín dụng ngân hàng, bƣu chính viễn thông, du
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


23
lịch, thƣơng mại,… Giáo dục, y tế, văn hóa xã hội cũng ngày càng phát
triển. Nông thôn ở đó thực sự đã đƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Du
lịch nông thôn với loại hình nhà nghỉ tại nông trại (farm - stay) đang phát
triển đã góp phần rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động ở nông thôn Triết Giang từ lao động sản xuất nông nghiệp sang
hoạt động dịch vụ với thu nhập cao hơn nhiều. Bộ mặt nông thôn đang thay
đổi lớn, kết cấu hạ tầng khá phát triển: những con đƣờng trải nhựa uốn lƣợn,

vắt vẻo trên các sƣờn núi cheo leo, lẫn khuất trong rừng tre, hệ thống truyền
tải điện đến tận chốn “thâm sơn cùng cốc”, các đập thủy điện, những hồ
nƣớc phẳng lặng giữa chốn núi rừng u tịch, những ngôi nhà của nông dân
đƣợc xây cất khá khang trang với nhiều phòng nghỉ lịch sự cho cả khách và
chủ trong vƣờn cây, bên những dòng suối róc rách hòa cùng tiếng chim hót,
với môi trƣờng không gian trong lành, tĩnh mịch; những xóm nhà thỉnh
thoảng ẩn hiện trong màn sƣơng hay làn mây mỏng thật là một nơi khá lý
tƣởng để sinh sống và nghỉ dƣỡng mà không thành phố nào hiện nay có
đƣợc. Những nông dân làm dịch vụ du lịch nông thôn này cũng đang thay
đổi nếp sinh hoạt, ứng xử của mình do hoạt động giao tiếp với khách du lịch
đến từ các thành phố.
Phát triển lâm sản ngoài gỗ và du lịch đã góp phần văn minh hóa vùng
nông thôn miền núi tỉnh Triết Giang – Trung Quốc.
Từ thực tiễn của Trung Quốc cho thấy việc phát triển lâm sản ngoài gỗ
có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
1.1.2.2. Tình hình và kết quả phát triển lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
a/ Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam trong
số 12.000 loài cây đƣợc thống kê có: 76 loài cho nhựa thơm; 160 loài cho
dầu; 600 loài cho tanin; 260 loài cho tinh dầu; 93 loài cho chất màu; 1.498
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


24
loài cho các dƣợc phẩm. Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật số loài thực vật
bậc cao có thể lên tới 20.000 loài; hệ động vật cũng đã thống kê đƣợc 225 loài
thú, 828 loài chim, 259 loài bò sát, 84 loài ếch nhái.
Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho
các ngành công nghiệp, đƣợc chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm
nhƣ các loài song mây, tre nứa, các loài hoa…

Các loài lâm sản ngoài gỗ làm thức ăn nhƣ mộc nhĩ, nấm hƣơng, nấm linh
chi và măng tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống
hàng ngày vừa là hàng hóa thƣơng mại. Chúng đã từ lâu trở nên quen thuộc đối
với ngƣời dân và là nguồn lƣơng thực và thu nhập lớn cho ngƣời dân chỉ sau lúa,
ngô sắn. Các loài làm thực phẩm quan trọng khác nhƣ chè, cà phê… đã góp phần
quan trọng trong thu nhập của Việt Nam thông qua xuất khẩu.
Các loài dƣợc liệu dùng đƣợc dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các
vị thuốc. Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe
cộng đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh. Chúng đóng
vai trò rất quan trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều
khó khăn cả về chăm sóc y tế, nguồn thuốc và phƣơng tiện đi lại. Ngoài ra,
một số vị thuốc quí của Việt Nam nhƣ hòe, sâm Ngọc linh, quế, ba kích, hà
thủ ô, hoằng đằng… Nhiều loại dƣợc liệu của Việt nam đƣợc xuất khẩu đem
lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nƣớc nhƣ quế, hồi, hòe… Theo Viện Dƣợc liệu
thì đã phát hiện đƣợc gần 2.000 loài cây làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1.033
chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật. Theo tác giả Võ Văn Chi,
con số này lên tới hơn 3.000 loài cây đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc (Võ
Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học 1997).
Các loài lâm sản ngoài gỗ là động vật là chim, thú cũng đóng góp nhiều tích
cực vào giá trị cuộc sống. Chúng đƣợc dùng làm thực phẩm (thịt các loài động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×