Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Những đóng góp và hạn chế trong sáng tác của nguyễn tuân thông qua ba màng đề tài chủ nghĩa xê dịch, quá khứ và trụy lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.36 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
Tiểu luận giữa Kỳ
Đề Tài: Những đóng góp và hạn chế trong sáng tác của
nguyễn tuân thông qua ba màng đề tài chủ nghĩa xê dịch,
quá khứ và trụy lạc
Hµ Néi -2008
1
I. Tác gia Nguyễn Tuân và sự nghiệp văn chương Nguyễn
Tuân
Nguyễn Tuân (1910-1987) là một tác gia lớn trong dòng văn học hiện đại
Việt Nam. Đây là một cây bút có sức hút kì lạ, có cách viết lôi cuốn người đọc vào
trong các tác phẩm của mình. Đọc Nguyễn Tuân người đọc cảm nhận được những
cái đăc biệt, những cái mới mẻ, không bị hoà lẫn vào những cái nhờ nhờ, không
màu sắc.
Các tác phẩm của Nguyễn Tuân đặc biệt thành công trên mảng đề tài văn học
giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Ông là đại diện cho trào lưu văn học lãng
mạn có tên tuổi trên mảnh đất tuỳ bút. Tuy nhiên giai đoạn Nguyễn Tuân tham gia
sáng tác văn học lại là giai đoạn những yếu tố tích cực, tiến bộ trong văn học lãng
mạn ngày càng mờ nhạt dần. Cái tôi lãng mạn không còn lối thoát và đã thực sự rơi
vào bế tắc, dẫn đến cái tôi mà Nguyễn Tuân thể hiện cũng có sự khác biệt rõ nét.
Cái tôi của Nguyễn Tuân là một cái tôi gắn liền với phong cách “ngông”. Nó biến
ngòi bút của ông trở thành một ngòi bút có cá tính độc đáo, có cái mà người ta gọi
là “khác người”.
Nguyễn Tuân được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn xã hội giao thời, chất
chứa nhiều mâu thuẫn, nhiều xung đột. Bản thân Nguyễn Tuân đã mang một cá tính
phóng túng. Ông chán ghét không muốn nói là căm thù cuộc sống ngột ngạt bế tắc
của người dân ở một nước thuộc địa. Ông sáng tác nhằm mục đích phóng to cái tôi
của mình lên, biến nó thành một phương tiện để chống trả cuộc đời ô trọc “ối a ba
phèng”. Thế giới quan trong Nguyễn Tuân là một thế giới quan phức tạp, cái tôi cá


nhân của ông là một cái tôi cá nhân chủ nghĩa cực đoan.
Về sự nghiệp văn chương Nguyễn Tuân có một số điểm đáng lưu ý như sau:
Có thể nói Nguyễn Tuân thành công cả ở hai giai đoạn trước và sau cách mạng.
Trước cách mạng là một Nguyễn Tuân say mê đi tìm hạnh phúc trong cái
tuyệt t¸c của chủ nghĩa xê dịch, của quá khứ Nho giáo đẹp đẽ, đôi khi lại là tìm
2
quên trong truỵ lạc. Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Ngọn
đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc, chiếc lư đồng mắt cua …. là những đại diện tiêu biểu
cho sáng tác của nhà văn trước dấu mốc lịch sử vang dội của dân tộc.
Sau cách mạng nhà văn lại hăm hở hoà mình vào cuộc sống muôn màu muôn
sắc của nhân dân. Tuỳ bút Sông Đà là minh chứng cho sáng tác của ông trong giai
đoạn này. Nói chung ở đề tài nào Nguyễn Tuân cũng đạt được những thành công
lớn, nó cũng phần nào thể hiện sự phong phú, đa dạng trong hoạt động nghệ thuật
của nhà văn.
II. Những đóng góp của Nguyễn Tuân thông qua ba mảng đề
tài chủ nghĩa xê dịch, quá khứ và truỵ lạc
Có thể khẳng định rằng chủ nghĩa xê dịch, đề tài quá khứ, truỵ lạc là ba
mảng đề tài trung tâm trong sự nghiệp văn chương Nguyễn Tuân trước cách mạng
tháng Tám 1945. Bộ ba đề tài này trở thành sợi chỉ xuyên suốt liên kết các sáng tác
của ông. Nó như ba nhánh của một dòng sông cùng quy tụ lại một điểm để tạo nên
một Nguyễn Tuân vô cùng mới mẻ, một Nguyễn Tuân độc đáo. Bên cạnh đó nhà
văn còn thông qua ba mảng đề tài này đem lại sức sống mới cho dòng văn học lãng
mạn 1930-1945 đang có nguy cơ đi vào ngõ cụt.
II. 1 Những đóng góp về mặt nội dung
Đầu tiên phải kể đến những đóng góp của mảng đề tài chủ nghĩa xê dịch.
Mảng đề tài này in dấu rõ nét trong các tác phẩm Một chuyến đi (1938), Tuỳ bút 1,
Tuỳ bút 2, tiểu thuyết thiếu quê hương…
Ta quay trở lại với bối cảnh xã hội trước cách mạng tháng Tám. Đây là giai
đoạn giao thời, có nhiều mâu thuẫn, nhiều lớp lang chằng chịt. Con người sống
trong giai đoạn này phải gánh chịu sự ngột ngạt, bức bối của một xã hội nô lệ.

Nguyễn Tuân cũng như nhiều nhà văn cùng thời khác họ chưa có cơ hội giác ngộ
cách mạng. Đồng thời họ cũng không chịu uốn gối khom lưng chịu đựng số kiếp nô
lệ vì vậy thoát ly khỏi cuộc sống hiện thực là một cách lựa chọn dường như được
3
coi là ưu việt nhất. Tuy nhiên cũng có cách thoát ly mang màu sắc tích cực nhưng
vẫn tồn tại những cách thoát ly mang màu sắc tiêu cực. Nguyễn Tuân cố gắng thoát
khỏi sự bế tắc, điên loạn trong văn học lãng mạn thời kỳ suy tàn. Ông tìm đến chủ
nghĩa xê dịch để thả tâm hồn mình vào cõi tự do, phóng túng nơi phương trời xa
xôi. Nhà văn sống ngay giữa quê hương mình mà lại thấy thiếu quê hương, thấy nó
khác xa với hình ảnh Việt Nam trong tiềm thức. Ông muốn đi khắp mọi nơi để
kiếm tìm sự mới mẻ, để cho mình có được men say của chén rượu mỗi tối tân hôn.
Để cho các giác quan được thay đổi thực đơn, cho bản thân mình được tận hưởng
cái cảm xúc bất ngờ trong dòng đời đầy gió bụi. Nguyễn Tuân đã biến đi trở thành
một lý tưởng sống, một cách sống mới. Biến nó trở thành một đề tài mới cho văn
học lãng mạn đang bước vào giai đoạn suy tàn và đang dần bộc lộ nhiều yếu tố tiêu
cực.
Chủ nghĩa xê dịch với các tác phẩm tiêu biểu là Một chuyến đi, là Thiếu quê
hương đã phần nào giúp con người, giúp văn học đương thời thoát ra khỏi cái
khung chật hẹp gò bó. Thoát ra khỏi cái tủn mủn chỉ có “cơm- áo -gạo - tiền”. Nhân
vật Bạch trong Thiếu quê hương là một ví dụ điển hình cho “hạnh phúc là bước đi”.
Nhân vật này cảm thấy cuộc sống mà không được đi, không được xê dịch thì cuộc
sống đó chỉ còn là cuộc sông tẻ nhạt, vô vị, cuộc sống trong cõi chết. Bạch đã rời
xa Dung -vợ chàng- chỉ vì muốn tìm lại cái bản ngã của mình. Nhân vật này đã trở
thành hình bóng của chàng Nguyễn, là cây cầu để nhà văn thể hiện cái bản ngã yêu
xê dịch của mình.
Bên cạnh mảng đề tài của chủ nghĩa xê dịch, quá khứ cũng là một đề tài có
nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp văn chương Nguyễn Tuân. Đại diện tác
phẩm tiêu biểu của mảng đề tài này là tập Vang bóng một thời. Đây là tập truyện
ngắn, bút kí viết về những nét đẹp trong văn hoá dân tộc. Nhà văn đã làm sống lại
những thú vui cầu kỳ phong lưu của các ông Nghè, ông Cử. Những thú vui, những

thú tiêu khiển thanh tao trước cuộc sống bụi trần. Nguyễn Tuân cũng đi vào khai
4
thác những nét đẹp của quá khứ nhưng không hướng đến những cái tiêu cực của
quá khứ như nhiều nhà văn cùng thời khác. Nhiều nhà văn đã tìm đến quá khứ để
ẩn mình, hoặc biến quá khứ trộn vào cái ảo giác, cái siêu hình thần bí thậm chí là
điên loạn. Nguyễn Tuân không vậy, ông viết Vang bóng một thời là viết về những
thú vui thanh tao giản dị của cuộc sống đời thường. Hay nói cách khác là ông đã
tìm đến những cái tinh tuý nhất của dĩ vãng đã qua. Lấy dĩ vãng để soi sáng cuộc
sống hiện tại đầy chông gai, đầy bão tố. Trong Vang bóng một thời người đọc được
tiếp xúc thân mật với một loạt những thú chơi tao nhã. Đó là thú vui chăm sóc hoa
lan của ông cụ Kép trong Hương Cuội, là cách thưởng thức và pha một ấm trà ngon
của cụ Ấm trong tác phẩm Chén trà trong sương sớm…Tất cả những thú vui đó trở
thành một nét đẹp trong văn hoá, thành một mảng đề tài rất Nguyễn Tuân. Nó cũng
đặc biệt không kém gì so với mảng đề tài chủ nghĩa xê dịch trong việc thể hiện cá
tính độc đáo, tài hoa của nhà văn.
Mảng đề tài Truỵ lạc với những phóng sự : Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu
lạc, Tuỳ bút chiếc lư đồng mắt cua …là thái độ phủ nhận xã hội một cách cực đoan.
Tuy nhiên nó cũng có đóng góp rất lớn trong văn chương Nguyễn Tuân. Mảng đề
tài này được coi như một lời sám hối, một lời thú tội của những con người đã từng
trót rơi vào con đường truỵ lạc. Thông qua những tác phẩm này Nguyễn Tuân đã
gián tiếp thức tỉnh những con người lầm lỗi, muốn thanh lọc tâm hồn họ. Nó rất
khác biệt so với lối viết cổ vũ cái truỵ lạc trong thơ văn Vũ Hoàng Chương - sự say
mê điên cuồng bên khói thuốc bàn đèn, bình rượu Lưu Linh, và lời ca tiếng hát của
những cô kỹ nữ, ả đào.
II. 2. Những đóng góp về mặt nghệ thuật
Bên cạnh những đóng góp lớn lao về mặt nội dung sự nghiệp văn chương
Nguyễn Tuân thông qua ba mảng đề tài trên còn là những cống hiến đặc sắc về mặt
nghệ thuật cho dòng văn học nước nhà. Thông qua ba mảng đề tài “người lạ nhưng
mà quen này” nhà văn đã làm sống dậy cả một dòng văn học lãng mạn đang trên
đường đi vào ngõ cụt. Những đóng góp về mặt hình thức nghệ thuật đó được biểu

5

×