Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa văn học
---------------
Môn : Thi pháp tiểu thuyết truyền thống phương tây và thi pháp
tiểu thuyết L.Tônxtôi
Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Trường Lịch
Học viên thực hiện : Nhóm 4
Lớp K51 : Cao học lý luận văn học
Hà Nội, tháng 11-2007
1
1. Tiểu thuyết có khủng hoảng hay không?
Sự khủng hoảng của bất kỳ một thể loại nào đều phải xét đến ba yếu
tố: đội ngũ sáng tác, chất lượng tác phẩm và thị hiếu người đọc.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã khiến con người có những
bước tiến vượt bậc. Nhịp điệu cuộc sống trở nên gấp gáp hơn. Thời gian
được sử dụng để làm rất nhiều việc mà dung lượng của một cuốn tiểu
thuyết thường lớn, dẫn tới tâm lý “ngại đọc”. Đó chính là sự khủng hoảng
về người đọc. Chất lượng người đọc cũng là điều đáng bàn. Có một
nghịch lý nào không khi thời đại này là thời đại của kinh tế tri thức mà
văn hóa đọc lại giảm sút? Báo chí, truyền hình, đặc biệt là internet ra đời
đã làm thay đổi cách tiếp nhận thông tin của con người. Khối lượng thông
tin khổng lồ hàng ngày đến với chúng ta thật lớn, nhưng chưa được chọn
lọc, đồng thau lẫn lộn. Những cuốn sách chất lượng thấp dễ làm vùn mòn
năng lực tiếp nhận những tác phẩm văn chương có giá trị ở người đọc.
Người ta dễ đọc, dễ quên và dường như cũng chẳng có thời gian để suy
ngẫm về giá trị, tư tưởng của tác phẩm văn hóa.
Ngôn ngữ đời sống ngày nay cũng đã thay đổi nhiều. Ngôn ngữ
trong tiểu thuyết nói riêng và ngôn ngữ văn chương nói chung nhiều khi
không còn phù hợp với một bộ phận công chúng. Nhiều người đã phân
vân về việc khó tìm được cốt truyện mới. Đây là vấn đề chung của các
ngành nghệ thuật khác như điện ảnh, sân khấu. Song điều quan trọng nhất
đối với văn nghệ không phải là nói cái gì, mà là nói như thế nào. Không
phải không có những tìm tòi mới về kỹ thuật viết văn nhưng dường như
vẫn còn chưa đủ để khám phá đời sống đa diện con người hiện đại với biết
bao phức tạp, biết bao cung bậc và biến đổi.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành xuất
bản, tiểu thuyết vẫn dàn hàng ngang trên giá sách song rất khó có thể tìm
được một cuốn “để đời?” Nguyên nhân không đâu khác ngoài bản thân
các nhà văn. vấn đề “tài” và “tâm” của người cầm bút lại đặt ra cấp thiết
hơn bao giờ hết.
2
Vậy, một câu trả lời thành thực cho vấn đề đặt ra là sự khủng hoảng
của tiểu thuyết là có thật. Đó là sự khủng hoảng trên cả ba phương diện:
đội ngũ sáng tác, chất lượng tác phẩm và thị hiếu người đọc.
Nhìn rộng ra thế giới, ta cũng thấy tình trạng chung. Nhà văn Nga
Sôlôkhốp chắc chắn rằng tiểu thuyết không chết. Câu hỏi còn hay không
tiểu thuyết với các nhà văn Xô Viết cũng đơn giản như câu hỏi “gieo hay
không gieo lúa mì “đối với người nông dân. Còn Carpenchier lại khẳng
định sự khủng hoảng của tiểu thuyết tâm lý: “Đúng là có khủng hoảng
nhưng đó là khủng hoảng của tiểu thuyết tâm lý đã để lộ dấu hiệu tàn lụi
vào những năm 20 là khủng hoảng của những tiểu thuyết dựa trên xung
đột tình cảm đã xáo mòn. Tuy nhiên cũng có những ý kiến bi quan hơn
“Tiểu thuyết không chết. Nó chỉ bị chôn (Salman Rushdie).
Nhà văn Naipaul đã chỉ ra nguyên nhân: “Tiểu thuyết đã chết. Điều
đó muốn ám chỉ rằng các nhà văn chuyên nghiệp hiện nay đều giống như
khuôn đúc sẵn về kết cấu, thiên thuyện, về nhân vật, sự kiện và tuân theo
đó một mớ ngôn ngữ từ rẻ tiền”. Vậy để phục sinh cho tiểu thuyết thì
không còn cách nào khác là chính các nhà văn phải tự đổi mới mình, tác
phẩm từ đó cũng đổi mới theo. Sau đó mới tính đến chuyện sao để những
tác phẩm ấy đến được với người đọc, và làm thay đổi một chút gì đó trong
tư tưởng quan niệm của họ.
2. Đánh giá tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ 1976 đến nay.
Trước hết, có thể liệt kê ra hàng loạt tiểu thuyết ít nhiều gây được
sự chú ý trong ba mươi năm trở lại đây (sắp xếp không theo trật tự thời
gian, không phụ thuộc vào tiếng tăm của tác giả: Thủy hỏa đạo tặc (Hoàng
Minh Tường), Mối tình hoang dã (Trần Huy Quang), mảnh đất lắm người
nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Bến
không chồng (Dương Hứng) Lọc rừng (Trung Trung Đỉnh), Ăn mày dĩ
vãng, Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Đám cưới không có giấy giá
thú, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Sóng ở đáy sông, Thời xa
vắng (Lê Lựu), Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà), Lão Khổ, Thiên thần
3
sám hối (Tạ Duy Anh), cháy đến giọt cuối cùng (Nguyễn Thị Anh Thư),
Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phương), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo),
Những đứa con bất trị (Triệu Huấn), Người cha ở trên đời (Nguyễn Tham
Thiện Kế), Đất nóng (Nguyễn Hồng Thái), (Quỳnh Linh), Cõi người rung
chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Bão biển (Chu Văn), Dấu chân người lính
(Nguyễn Minh Châu), gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), Mẫn và tôi (Phan
Tứ), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Thanh)…
2.1. Bối cảnh lịch sử và những tiền đề văn hóa thẩm mĩ của quá
trình đối với văn hóa Việt Nam sau 1975.
Sau năm 1975, đất nước chuyển từ trạng thái thời chiến sang thời
bình. Chiến tranh là một trạng thái đời sống bất thường, trái khoáy, phi lý
đối lập với trạng thái sống, suy nghĩ, cảm xúc bình thường của con người.
Từ đó hình thành nên một hệ thống giá trị thời chiến, văn hóa thời chiến,
những tâm lý, thói quen mang rõ dấu hiệu của thời chiến. Mục đích cao
nhất là độc lập, tự do. Còn những gì không có ích trực tiếp đều tạm thời bị
loại bỏ. Sau năm 1975, đất nước hòa bình nhưng lâm vào cuộc khủng
hoảng khác, khủng hoảng sau chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, phơi lộ
những bi kịch của đói nghèo. Trước tình hình đó, đổi mới là một yêu cầu
sống còn, phá bỏ những cái cũ, lạc hậu, công cuộc đổi mới thật sự bắt đầu
từ năm 1986 với điểm tựa là tinh thần dân chủ và phương châm nhìn
thẳng vào sự thật, nói thẳng, nói thật. Về mặt kinh tế- đất nước đã chuyển
từ cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Văn chương nghệ thuật cũng bị quy định bởi
kinh tế. Cơ chế thị trường là cơ chế kinh tế mà ở đó giá trị cá nhân lên
ngôi. Quy trình sản xuất theo kế hoạch không phải là chỗ đích thực khẳng
định giá trị cá nhân, ý thức cá nhân được kích thích phát triển, in dấu vào
trong văn học. Văn học chuyển từ tiếng nói của cái ta cộng đồng, phát
ngôn nhân danh cộng đồng sang tiếng nói của cá nhân, phát ngôn nhân
danh kinh nghiệm cá nhân. ý thức cá tính được kích thích phát triển, in
dấu vào trong văn học. Nếu như văn học thời chiếu coi trọng tính cộng
4
đồng thì văn học thời đất nước đổi mới sẽ coi trọng những ý kiến cá nhân,
coi trọng tư tưởng riêng của mỗi nhà văn. Văn học chuyển dần từ truyền
thống miêu tả trình bày hiện thực, phản ánh bức tranh hiện thực sang một
xu hướng mới là nghiền ngẫm, suy nghĩ về hiện thực, bày tỏ thái độ, sự
đánh giá về hiện thực.
Trong công cuộc đổi mới để phát triển đất nước, giao lưu mọi mặt
được mở ra theo nhiều hướng, nhiều chiều, đem lại nhiều kinh nghiệm
mới lạ. Từ đó đã kích thích, làm thay đổi không nhiều thì ít kinh nghiệm
quen thuộc của chúng ta.
Sự đổi mới của đất nước tất yếu kéo theo đổi mới về văn chương
nghệ thuật. Hay nói cách khác, sự đổi mới về văn học, cụ thể là đổi mới
về tiểu thuyết diễn ra trên quỹ đạo sự đổi mới toàn diện của đất nước.
2.2. Tiểu thuyết có dung lượng lớn nên lợi thế hơn các thể loại khác
ở khả năng phản ánh rộng. Song nhiều tiểu thuyết của ta vẫn chưa đi xa
hơn hiện thực, một số tiểu thuyết chỉ thuần túy dựa vào chuyện có thực.
Nếu tiểu thuyết chỉ có vậy thôi thì báo chí và đời sống còn biết nhiều hơn.
Tuy vậy, vẫn còn những tác phẩm có giá trị như “Mảnh đất lắm người
nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường. Một vài lý luận đặt ra: Mối quan hệ
giữa văn nghệ và chính trị như thế nào? Phản ánh hiện thực là thuộc tính
hay nhiệm vụ của văn nghệ? Có hay không chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa? Bởi thực sự có những tác phẩm đi xa hơn phản ánh hiện thực thuần
túy như “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh), “Đám cưới không có giấy giá
thú” (Ma Văn Kháng), “Những mảnh đời đen trắng” (Nguyễn Quang Lập)
… Những tác phẩm như thế này đã gây một cú sốc thật sự trong cách đọc
văn học truyền thống, cho người đọc cảm giác “sợ” chứ không đơn thuần
chỉ yêu, ghé.
Những nỗ lực đổi mới tiểu thuyết nghiêng về hình thức hơn là về
nội dung. Người ta thấy xuất hiện nhiều thể nghiệm mới. Tiểu thuyết ngắn
(Như “Thiên thần sám hối” của Tạ Duy Anh chỉ vẻn vẹn mấy chục trang
sách) thể hiện cái nhìn có tính phân mảnh về thế giới; tiểu thuyết sử thi
5