Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Văn hóa ứng xử tại quốc gia đa dân thể hiện sinh động ở Malaysia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.39 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
------
TIỂU LUẬN
Đề tài : Văn hóa ứng xử tại quốc gia đa dân thể hiện sinh động ở Malaysia
Giảng viên : TS.Lê Sỹ Giáo
Học viên : Võ Thị Thu Nguyệt
Hà Nội - 2002
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nhân loại đang đối đầu với rất nhiều thách thức về các vấn
đề mang tính toàn cầu như môi trường, khủng bố, bạo lự, dân số, bệnh
tật... trong đó xung đột sắc tộc và tôn giáo đã và đang là những mồi lửa
lúc thì âm ỉ, lúc thì bùng cháy ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới.
Là một đất nước đa dân tộc (như nhiều quốc gia khá ở Đông Nam
Á, Châu Á và thế giới), Malaysia đã giữ được vị thế ổn định trong nhiều
năm. Để có được một tình hình an ninh xã hội yên bình, phát triển kinh tế,
tăng tưởng về nhiều mặt, chính phủ Malaysia đã có những đường lối
chính sách thích hợp, đạt hiệu quả và quan trong hơn là toàn dân Malaysia
đã nhận thức được các yếu tố sống còn để các cộng đồng sắc tộc anh em
có thể cùng hoà hợp tồn tại, phát triển và phồn vinh. Họ đã và đang làm
được điều này.
Lẽ tất nhiên sự hoà hợp được thể hiện ở nhiều lĩnh vức rất phong
phú đa dạng, song trong phạm vi tiểu luận này chúng tôi chỉ xin được
trình bày sơ lược về một khía cạnh là văn hoá ứng xử của người Malaysia
- một vấn đề rất đời thường song thật tế nhị và không kém phần quan
trọng so với các vấn đề cơ bản và lớn lao khác của xã hội.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI MALAYSIA.


A. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HINH THÀNH ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC.
Đất nước Malaysia, về địa lý, gồm hai phần lãnh thổ : bán đảo Mã -
Lai, dải đất dài, có biên giới đất liền phía bắc với Thái Lan và cực nam là
Singapo - cách nhau một eo biển hẹp (còn gọi là Tây Mã Lai) và phần bắc
đảo Kalimantan (Bônêô) (phầnn ỳa còn có tên là Đông Mã Lai). Hai vùng
đất này cách nhau bởi biển Đông. Tổng diện tích đất nước gần tương
đương với Việt Nam (khoảng 332.800 km
2
). Sinh sống trên đất đai trù phú
của miền nhiệt đới xích đạo này là hàng chục dân tộc khác nhau
(1)
trong
đó có người Malayu (chiếm khoảng trên 60% dân số), cùng với các tộc
người Semang, Senoi, Jakun (ở bán đảo Malay), Dusun, Bajan, Kadayan,
Kelabit... (ở Bắc Bônêô) được coi là người bản xứ - “Bumiput ra”.
Hai cộng đồng người gốc Trung Hoa và Ấn độ (chiếm khaỏng trên
30% và 8% dân số), cũng như cộng đồng người Melayu. Sự hình thành
các cộng đồng người này là đặc điểm lịch sử của đất nước Malaysia mà có
thể căn cứ vào các cứ liệu viết về giai đoạn thể kỷ thứ 14 với sự khởi đầu
và phát triển của Vương quốc Hồi giáo Malâphòng cháy chữa cháy. Các
ghi chép còn lại đến ngày nay đã viết về một hoàng tôn mang tên
Parameswara, bị trục xuất và đày ải khỏi quê hương xứ sở Sumatra.
Parameswara đã tìm đến Tumasek (Singapo) ngày nay để trú ngụ. Sau khi
hạ sát thủ lĩnh Tumasek, Parameswara lại bị trục xuất và phải chạy về
Malâphòng cháy chữa cháy và trở thành thủ lĩnh ở Malecca
(2)
Vốn khôn
ngoan và khéo léo trong làm ăn buôn bán của Parameswara cộng với vị trí
địa lý thuận lợi Malâphòng cháy chữa cháy đã trở thành một trung tâm
thương mại sầm uất khiến cho cả người Hoa lẫn Xiêm phải để mắt tới.

Người Mã Lai phải cống nạp cho nhà Thanh của Trung Quốc. Người Hoa
(
1)
Hơn 30 bộ tộc ở Sabah v 26 à ơ Sarawak. Số liệu ở Maylaysia in Brief , trang 30, “ ”
KL 2001.
(
2)
Theo Culture Shock ! Malaysia (V“ ” ăn hoá Heidi Munan, Times Books International, KL
1999, trang 13-14.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và người Ấn Độ là người đem đạo Hồi đến bán đảo này vào đầu thế kỷ
XV.
Trong số các thực dân phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh
là kẻ đến sau và cũng về sau rốt. Thực dân Anh là một trong những
nguyên nhân tạo ra các cộng đồng Ấn và Hoa đông đảo và duy trì cho đến
thời nay. Trong công cuộc thực dân hoá và khai thác thuộc địa xứ này, các
nhà tư bản Anh đã khuyến khích và tạo cơ hội cho các lực lượng lao động
từ Trung Hoa và Ấn Độ vào Mã Lai để làm công, cu li ở các đồn điền cao
su và mỏ thiếc
(3)
Họ là những lao động chính trong gia đình, chăm chỉ,
hăng say kiếm sống cho cho và người thân ở chính quốc. Ban đầu những
con người này chỉ là “những đàn chim di cư”. Họ đến lo kiếm sống, dằn
túi chút vốn liếng, rồi về quê. Về sau, nhiều người đã ở hẳn lại, định cư,
lập gia đình, sinh con đẻ cái, dần dần thực sự coi Mã Lai là ngôi nhà suốt
đời của họ. Họ đa tạo ra lớp người sinh ra và lớn lên tại khu định cư eo
biển, những “Straits-born”. Về chính trị, họ đã từng đấu tranh đòi thực
dân Anh và quan lại Mã Lai địa phương công nhận quyền công dân Malây
song không được, cho mãi đến khi liên bang Malaysia được trao trả độc

lập ngày 31 tháng 8 năm 1956.
Trên thực tế, sự khác biệt về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, tôn
giáo, quyền lợi kinh tế, quyền lợi chính trị khá rõ rệt đã không tạo điều
kiện cho những nhón cộng đồng này xích lại gần nhau; thậm chí còn đẩy
họ ra xa nhau, hoặc khiến họ co cụm thành những nhóm đối ngịch nhau
trong nhiều năm trong lịch sử dựng nước.
Như vậy tính phức tạp của một xã hội đa nguyên kiểu Malaysia là
do lịch sử qui định. Đây là cả một quá trình đấu tranh, chống đối rồi thừa
nhận một tất yếu lịch sử, thừa nhận hậu quả của thời thực dân khai thác
(
3)
Theo History of Malây and Southeast Asia, Nigel Kelly, Hêinmann, Kuala Lumper
1997. Trang 20-23.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thuộc địa - của những lánóng di dân ồ ạt có định hướng, mang tính nhu
cầu.
Người Malaysia đã nhiều thế kỷ nay dần dần quen với sự việc :
bước khỏi cửa nhà mình là gặp ngay người có màu da khác mình, nghe
tiếng nói không giống mình, nhìn thấy quần áo, cấch ăn mặc khác mình ;
tôn trọng những phong tục tập quán, các tín ngưỡng, các công trình tôn
giáo khác nhau, hiện diện ngay ở người háng xóm hay khu vực kế cận
ngôi nhà của mình.
Đối với một xã hội “thuần nhất” hơn như xã hội Việt Nam thì đây
quả là ấn tượng mạnh, khó phai mờ khi lần đầu được chiêm ngưỡng bức
tranh xã hội rực rỡ, đa màu, đa sắc, đa âm, vô cùng sinh động của
Malaysia. Nó quả thật hứa hẹn những nét đẹp trong phong cách sống và
văn hoá ứng xử để xây dựng một xã hội hoà hợp, cùng chung sống hoà
bình, cùng phát triển bền vững nhu cuộc sống đang diễn ra trên đất nước
Malaysia tươi đẹp.

5

×