Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Giáo án Vật lý lớp 10 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.05 KB, 160 trang )

Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

1
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DIÊN HỒNG

Giáo Án

Vật lý 10
Nâng cao




Giáo viên:


(TP HỒ CHÍ MINH 9 - 2006)
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

2
Phần 1

CƠ HỌC





- ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
- ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM


- TĨNH HỌC VẬT RẮN
- CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
- CƠ HỌC CHẤT LƯU

Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

3
CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
§1 - CHUYỂN ĐỘNG CƠ

I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
* Trả lời được các câu hỏi:
- Chuyển động là gì?
- Quỹ đạo chuyển động là gì?
- Nêu được các ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.
- Phân biệt được thời điểm với khoảng thời gian.
2. Kỹ năng:
- Trình bày được cách xác định vị trí của một điểm trên một đường cong và một mặt
phẳng.
- Giải được bài toán đổi mốc thời gian.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về cách xác định vị trí của một điểm để học sinh thảo
luận; về cách xác định thời điểm, thời gian; về sự cần thiết của một hệ quy chiếu
trong việc khảo sát chuyển động của một vật.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Thông báo cho học sinh:
- Đối tượng nghiên cứu của cơ học.
- Mục tiêu của cơ học.
- Đối tượng nghiên cứu của động học
chất điểm.
- Giới thiệu tiêu đề chương I, bài I
Nghe thông báo
2) Giới thiệu về sự chuyển động của
các vật.
- Chiếc xe đang chuyển động so với
cái cây bên đường nhưng đang đứng
yên đối với người đang ngồi trên
chiếc xe đó.
- Đối với cái cây bên đường thì cái xe
có sự dời chỗ theo thời gian không?
Còn so với người ngồi trên xe thì
sao?


- Tìm câu trả lời
- Định nghĩa chuyển động cơ theo
sách.

- Giải thích thế nào là sự dời chỗ.



Giáo án Vật lý 10 Nâng cao


4
- Vậy chuyển động cơ là gì?
- Chuyển động đó có tính tương đối
không?
- Cho các ví dụ về chuyển động và
tính tương đối của chuyển động.
3) Một số thí dụ để dẫn tới việc cần
thiết có khái niệm chất điểm.
- Chất điểm là gì?
- Quỹ đạo chuyển động là gì?
- Đưa thêm các ví dụ về chất điểm.

- Trả lời các câu hỏi.
- Kiềm chứng tính đúng đắn của các
câu trả lời theo sách giáo khoa.
4) Đưa ra 3 ví dụ cụ thể để học sinh
tìm cách xác định vị trí của một chất
điểm.
- Chất điểm chuyển động trên đường
thẳng.
- Chất điểm chuyển động trên đường
cong.
- Chất điểm chuyển động trên mặt
phẳng.



- Đưa ra cách xác định bằng hình vẽ.
- Một số ví dụ cụ thể về chuyển động

thẳng. Cách xác định vị trí của một
vật theo các gốc toạ độ khác nhau.
5) Cho một câu nói đúng và một câu
nói sai về thời điểm và thời gian.
- Cho các ví dụ thực tế về cách xác
định thời điểm và thời gian.
- Ví dụ: Một ô tô chuyển động từ TP
HCM đến Huế (Coi như một đường
thẳng) với các giờ đến như sau:
+ TP HCM: 7g ngày 20/6.
+ Nha Trang: 14g ngày 20/6.
+ Đà Nẵng: 1g ngày 21/6.
+ Huế: 14g ngày 21/7.


- Đưa ra nhận xét về cách xác định
thời điểm và cách tính khoảng thời
gian.
- Đưa ra cách xác định thời điểm khi
xe đến từng nơi với các gốc thời gian
khác nhau → xác định thời gian giữa
hai địa điểm bất kỳ.
6) Hệ quy chiếu
- Muốn nghiên cứu chuyển động của
chất điểm trước tiên ta cần làm
những gì?
- Hệ quy chiếu bao gồm những gì?

Tìm câu trả lời.
7) Chuyển động tịnh tiến

- Các ví dụ về chuyển động.
- Học sinh nhận xét quỹ đạo của
những điểm bất kỳ trên vật như thế
nào với nhau.

Trả lời câu hỏi và đưa ra khái niệm
tịnh tiến.
8) Củng cố
Trả lời các câu hỏi trang 10 sách giáo
khoa

Trả lời câu hỏi trên lớp và về nhà làm
bài tập.

Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

5
§2 - VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

I. MỤC TIÊU:
- Hiểu rõ các khái niệm vectơ độ dời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ vận tốc tức thời.
Nắm vững tính chất vectơ của các đại lượng này.
- Hiểu rẳng thay cho việc khảo sát các vectơ trên, ta khảo sát các giá trị đại số của
chúng mà không làm mất đi đặc trưng vectơ của chúng.
- Phân biệt độ dời với quãng đường đi, vận tốc với tốc độ.
- Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều. Hiểu rằng phương trình
chuyển động mô tả đầy đủ các đặc tính của chuyển động.
- Biết cách vẽ đồ thị toạ độ theo thời gian. Vận tốc theo thời gian và từ đồ thị có thể
xác định được các đặc trưng của chuyển động.


II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một ống thuỷ tinh dài đựng nước với một giọt không khí đặt trên một mặt phẳng
nghiêng.
- Một đồng hồ đo thời gian.
2. Học sinh:
- Giấy kẻ ô ly để vẽ đồ thị.
- Nắm vững các yếu tố của một vectơ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách xác định vị trí của một
con kiến chuyển động trên cạnh một
thước thẳng?
- Trong chuyển động trên nên chọn
hệ quy chiếu như thế nào?


2) Tạo tình huống học tập:
- Quỹ đạo chuyển động của con kiến
trong câu hỏi trên là đường gì?
- Quan sát nhiều chuyển động như
thế ta có thể thấy chúng khác nhau ở
điểm nào?
- Dẫn vào bài, ghi đầu bài của bài học
lên bảng


- Cả lớp suy nghĩ, một học sinh trả
lời câu hỏi 1.
- Cả lớp suy nghĩ, một học sinh trả
lời câu hỏi 2.
- Cả lớp ghi đầu bài của bài học vào
tập.
3) Tìm hiểu khái niệm độ dời.
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

6
- Ghi mục 1, tiểu mục a, hình vẽ 2.1a
lên bảng.
- Đặt câu hỏi C1, chỉnh sửa các câu
trả lời của học sinh, qua đó giúp các
em hiểu rõ khái niệm vectơ độ dời và
các yếu tố đặc trưng của vectơ độ
dời.
- Ghi tiểu mục b, hình vẽ 2.1b trên
bảng.
- Đặt câu hỏi C2: chỉnh sửa các câu
trả lời của học sinh qua đó giúp các
em hiểu rằng thay cho việc khảo sát
các vectơ độ dời ta khảo sát các giá
trị đại số của chúng mà không làm
mất đi các yếu tố đặc trưng của
chúng
- Đọc mục 1a trong sách giáo khoa.

- Trả lời câu hỏi C1.
- Ghi đề mục 1, 1a, hình vẽ 2.1a, b.

Tóm tắt câu trả lời vào tập.
4) Phân biệt độ dời với quãng đường
đi, vận tốc với tốc độ. Tìm hiểu khái
niệm vận tốc trung bình.
- Ghi mục 2 lên bảng.
- Đặt câu hỏi C3, chỉnh sửa các câu
trả lời của học sinh qua đó giúp các
em phân biệt được độ dời và quãng
đường đi.

- Ghi mục 3 lên bảng.
- Đặt câu hỏi C4, chỉnh sửa các câu
trả lời của học sinh qua đó giúp các
em hiểu rõ được khái niệm vectơ vận
tốc trung bình, giá trị đại số của vectơ
vận tốc trung bình trong chuyển động
thẳng.
- Đặt câu hỏi: Tốc độ trung bình là
gì? Chỉnh sửa các câu trả lời của học
sinh qua đó giúp các em hiểu rõ được
khái niệm vectơ vận tốc trung bình và
tốc độ trung bình.



- Đọc mục 2 sách giáo khoa.
- Trả lời câu hỏi C3.
- Ghi mục 2, tóm tắt câu trả lời vào
tập.
- Đọc mục 3 sách giáo khoa.



- Trả lời câu hỏi C4.
- Ghi mục 3, các công thức 2.2, 2.3,
tóm tắt câu trả lời vào tập.
- Trả lời câu hỏi tốc độ trung bình?
- Ghi 2 công thức tính vận tốc trung
bình và tốc độ trung bình.

5) Tìm hiểu khái niệm vận tốc tức
thời
- Ghi mục 4 lên bảng.
- Đặt câu hỏi C5, chỉnh sửa các câu
trả lời của học sinh, vẽ hình 2.5, giải
thích khi ∆t → 0. vận tốc trung bình
đặc truwng cho tính chất nhanh chậm


- Đọc mục 4 sách giáo khoa.
- Trả lời câu hỏi C5 sách giáo khoa.
- Ghi mục 4, hình vẽ 2.5, các công
thức 2.4, 2.5, 2.6, tóm tắt câu trả lời
vào tập.
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

7
của chuyển động tại thời điểm t.
Trình bày như sách giáo khoa qua đó
giúp các em hiểu rõ được khái niệm
vectơ vận tốc tức thời.

6) Định nghĩa chuyển động thẳng
đều; phương trình chuyển động; đồ
thị toạ độ; đồ thị vận tốc của chuyển
động thẳng đều.
- Ghi mục 5; tiểu mục a trên bảng.
- Đặt câu hỏi: Nếu vận tốc tức thời
không đổi, chất điểm sẽ chuyển động
như thế nào? Chỉnh sửa các câu trả
lời của học sinh qua đó giúp các em
định nghĩa được chuyển động thẳng
đều.
- Làm thí nghiệm về chuyển động
của bọt nước như hình 2.7. Nêu bảng
số liệu như sách giáo khoa để giúp
các em học sinh nắm vững chuyển
động thẳng đều.
- Ghi tiểu mục b trên bảng.
- Đặt câu hỏi: Để xác định vị trí của
chất điểm chuyển động thẳng đều ở
thời điểm nào đó, ta cần phải chọn hệ
quy chiếu như thế nào? Chỉnh sửa
các câu trả lời của học sinh qua đó
giúp các em thiết lập được phương
trình chuyển động của chất điểm
chuyển động thẳng đều như sách giáo
khoa và hiểu rằng phương trình
chuyển động mô tả đầy đủ các đặc
tính của chuyển động.
- Ghi mục 6, tiểu mục a trên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 6 a, b

trong sách giáo khoa.
- Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm
giải bài toán sau:
a. Xe xuất phát từ điểm cách gốc toạ
độ 10km với tốc độ 30km/h chuyển
động thẳng đều theo chiều dương của
trục Ox. Hãy viết phương trình
chuyển động, vẽ đồ thị toạ độ và đồ
thị vận tốc chuyển động thẳng đều
của xe.




- Đọc mục 5 sách giáo khoa.
- Trả lời câu hỏi C5 sách giáo khoa.
- Nêu định nghĩa chuyển động thẳng
đều.
- Ghi đề mục 5, 5a, tóm tắt câu trả lời
vào tập.
- Quan sát thí nghiệm, nhận xét bảng
kết quả trong sách giáo khoa suy ra
tính chất chuyển động thẳng đều của
bọt nước.
- Đọc tiểu mục 5b sách giáo khoa.
- Trả lời câu hỏi.
- Ghi mục 5b, các công thức 2.7, 2.8,
tóm tắt câu trả lời vào tập.
- Hoạt động theo nhóm.
- Cá nhân ghi đề và tóm tắt các phần

của mục 6, công thức 2.6, 2.7 vào
tập.
- Cá nhân đọc mục 6 sách giáo khoa
và giải bài toán thí dụ.
- Nhóm thảo luận về kết quả và cử
người báo cáo trước lớp.
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

8
b. Xe xuất phát từ điểm cách gốc toạ
độ 30km với tốc độ 30km/h chuyển
động thẳng đều theo chiều âm trục
Ox. Hãy viết phương trình chuyển
động, vẽ đồ thị toạ độ và đồ thị vận
tốc chuyển động thẳng đều của xe.
- Yêu cầu 2 nhóm trình bày kết quả
câu a, b trên bảng, các nhóm khác
đánh giá.
- Nhận xét kết quả, tổng quát hoá
phần đồ thị như sách giáo khoa.

7) Củng cố và ra bài tập về nhà
- Đặt câu hỏi cuối bài, chỉnh sửa các
câu trả lời của học sinh qua đó giúp
các em củng cố lại bài học.
- Ra bài tập: từ bài 1 đến bài 8 trang
16 sách giáo khoa.

- Trả lời các câu hỏi củng cố.
- Ghi bài tập ở nhà.


Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

9
§3 - KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM CHUYỂN
ĐỘNG THẲNG

I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Biết được đồ thị chuyển động thẳng, đồ thị vận tốc từ đó suy ra tính chất chuyển
động.
- Muốn đo vận tốc phải xác định toạ độ ở các thời điểm khác nhau.
2. Kỹ năng:
- Biết tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ đo vị trí và thời gian.
- Biết cách khai thác các số liệu thực nghiệm và nhận biết tính chất chuyển động.
- Nắm vững các bước vẽ đồ thị chuyển động, đồ thị vận tốc, tính chất chuyển động.
- Biết cách xử lý các sai số của các phép đo vị trí và thời gian.

II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên chuẩn bị bộ thí nghiệm cần rung: kiểm tra bút, mực, làm trước thí nghiệm.
Chuẩn bị băng giấy, thước, viết vẽ đồ thị.
- Học sinh cần xem bài trước, chuẩn bị thước, viết để vẽ đồ thị.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Vận tốc trung bình, vận tốc tức thời.
- Đồ thị chuyển động thẳng đều, đồ
thị vận tốc trong chuyển động thẳng

đều.

2) Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
- Hướng dẫn cách lắp đặt bố trí thí
nghiệm.
- Hướng dẫn từng thao tác

- Tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm.
- Lắp đặt, bố trí các dụng cụ thí
nghiệm.
- Chú ý theo dõi.
3) Tiến hành thí nghiệm
- Giáo viên làm mẫu.
- Quan sát học sinh làm thí nghiệm.
Điều chỉnh những sai lệch thí
nghiệm. Giúp học sinh chọn băng
giấy có kết quả tương đối tốt nhất.
- Chú ý điều chỉnh để có kết quả trên
băng giấy thấy rõ, tương đối tốt.

- Chú ý theo dõi.
- Tiến hành thí nghiệm vài lần, quan
sát, thu kết quả trên băng giấy.
4) Xử lý kết quả
- Hướng dẫn cách vẽ đồ thị.

- Tính vận tốc trung bình, lập bảng.
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

10

- Quan sát học sinh tính toán, vẽ đồ
thị.
- Gợi ý học sinh dựa vào kết quả để
rút ra kết luận.
Chú ý: đồ thị v(t) gần đúng là đường
thẳng xiên góc đi qua gần nhất các
điểm biểu diễn
- Tính vận tốc tức thời, lập bảng.
- Vẽ các đồ thị x(t), v(t).
- Nhận xét kết quả,suy ra tính chất
chuyển động.
5) Vận dụng, củng cố
- Hướng dẫn học sinh viết báo cáo,
trình bày kết quả.
- Nhận xét chung.

- Viết báo cáo, trình bày kết quả.
6) Bài tập về nhà
- Nêu các câu hỏi và bài tập về nhà ở
sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh xem trước bài
mới.

- Ghi nhớ dặn dò của giáo viên.

Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

11
§4 - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU


I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:

- Hiểu được gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận
tốc.
- Nắm được các định nghĩa gia tốc trung bình, gia tốc tức thời.
- Hiểu được các định nghĩa về chuyển động thẳng biến đổi đều, từ đó rút ra công thức
tính vận tốc theo thời gian.
2. Kỹ năng:

- Biết cách vẽ đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian.
- Biết cách giải bài toán đơn giản liên quan đến gia tốc.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Các câu hỏi về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Biên soạn câu hỏi từ 1 đến 4 sách giáo khoa dưới dạng trắc nghiệm.
Học sinh:
- Các đặc điểm về chuyển động thẳng đều.
- Cách vẽ đồ thị.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu hỏi cho học sinh.
- Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ
dạng đồ thị.
- Nhận xét các câu trả lời.


- Các đặc điểm về chuyển động thẳng
đều?
- Cách vẽ đồ thị, đồ thị vận tốc theo
thời gian.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
2) Tìm hiểu khái niệm gia tốc trung
bình, gia tốc tức thời trong chuyển
động thẳng.
- Đặt câu hỏi cho học sinh.
- Gợi ý: Các chuyển động cụ thể.
- Gợi ý cách so sánh.
- Đặt vấn đề để học sinh đưa ra công
thức tính gia tốc.
- Giải thích ý nghĩa gia tốc trung
bình.
- Cho học sinh đọc sách giáo khoa.
- Phân biệt cho học sinh khái niệm
của gia tốc trung bình và gia tốc tức



- Lấy ví dụ về chuyển động có vận
tốc thay đổi theo thời gian? Làm thế
nào để so sánh sự biến đổi vận tốc
của các chuyển động này?
- Đọc sách giáo khoa để hiểu được ý
nghĩa của gia tốc.
- Tìm hiểu độ biến thiên của vận tốc.
Tính toán sự thay đổi vận tốc trong
một đơn vị thời gian, đưa ra công

thức tính gia tốc trung bình, đơn vị
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

12
thời. Giá trị đại số, đơn vị gia tốc. của gia tốc.
- Tìm hiểu ý nghĩa của gia tốc trung
bình.
- Đọc sách giáo khoa phần 1b.
- Đưa ra công thức tính gia tốc tức
thời.
- So sánh công thức tính gia tốc trung
bình với công thức tính gia tốc tức
thời.
Xem vài số liệu về gia tốc trung bình
trong sách giáo khoa.
- Ghi nhận: gia tốc trung bình và gia
tốc tức thời là đại lượng vectơ, ý
nghĩa của gia tốc.

3) Tìm hiểu chuyển động thẳng biến
đổi đều
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo
khoa và tìm hiểu đồ thị hình 4.3.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
- Gợi ý: từ CT 4.2 đến CT 4.4.
- Yêu cầu học sinh vẽ đồ thị trong
các trường hợp, xem sách giáo khoa.
- Hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị.
- Nêu câu hỏi C1.
- Yêu cầu học sinh so sánh, tính toán

rút ra ý nghĩa của hệ số góc.


- Đọc sách giáo khoa phần 2b.
- Tìm hiểu đồ thị hình 4.3.
- Định nghĩa chuyển động thẳng biến
đổi đều?
- Công thức vận tốc trong chuyển
động thẳng biến đổi đều.
- Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian
trong trường hợp vận tốc và gia tốc
cùng dấu nhau H4.4.
- Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian
trong trường hợp vận tốc và gia tốc
khác dấu nhau H4.5.
- Trả lời câu hỏi C1.
- So sánh các đồ thị.
- Tính hệ số góc của đường biểu diễn
vận tốc theo thời gian, từ đó nêu ý
nghĩa của nó.
4) Vận dụng và củng cố
- Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời
của các nhóm.
- Yêu cầu học sinh trình bày đáp án.
- Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy

- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
TN nội dung câu 1-4 sách giáo khoa.
- Làm việc cá nhân: giải bài tập 1, 2
sách giáo khoa.

- Ghi nhận kiến thức:gia tốc, ý nghĩa
của gia tốc, đồ thị.
5) Hướng dẫn về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

13
§5 - PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
BIẾN ĐỔI ĐỀU

I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Hiểu rõ phương trình chuyển động biểu diễn toạ độ là hàm số của thời gian
- Biết thiết lập phương trình chuyển động từ công thức vận tốc bằng phép tính đại số
và nhờ đồ thị vận tốc
- Nắm vững các công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc
- Hiểu rõ đồ thị của phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều là một phần của
đường parabol
2. Kỹ năng:
- Biết áp dụng các công thức toạ độ, vận tốc để giải các bài toán chuyển động cùng
chiều hoặc ngược chiều

II. CHUẨN BỊ:
Học sinh ôn lại các công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Gia tốc trong chuyển động thẳng
biến đổi đều có đặc điểm gì? Viết
công thức liên hệ giữa vận tốc và gia
tốc trong chuyển động thẳng biến đổi
đều. Bài tập 4a trang 24 sách giáo
khoa
- Giải thích tại sao khi vận tốc và gia
tốc cùng dấu thì chất điểm chuyển
động nhanh dần lên và ngược lại. Bài
tập 4b, c trang 24 sách giáo khoa

- Trả bài đầu giờ
2) Tạo tình huống học tập
- Trong cơ học, để xác định được vị
trí của chất điểm theo thời gian và
biết được mọi đặc trưng của chuyển
động của chất điểm ta phải thiết lập
được phương trình chuyển động của
nó. Đây là nội dung chính của bài
học hôm nay

- Lắng nghe để nắm bắt nội dung
chính của bài
3) Thiết lập phương trình chuyển
động thẳng biến đổi đều



Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

14
- Giáo viên ghi đề mục 1, tiểu mục a
lên bảng
- Yêu cầu học sinh đọc phần 1a trong
sách giáo khoa
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết
lập phương trình chuyển động thẳng
biến đổi đều theo hệ thống các gợi ý
sau
+ Nêu giả thiết ban đầu của chất điểm
+ Viết phương trình vận tốc (1)
+ Giáo viên thông báo: vì vận tốc là
hàm bậc nhất của thời gian nên khi
chất điểm thực hiện độ (x-x
0
) trong
khoảng thời gian t (=t-t
0
) thì ta có thể
chứng minh độ dời này bằng độ dời
của chất điểm chuyển động thẳng đều
với vận tốc bằng ½ (v
0
+v) với v là
vận tốc tại thời điểm t trong thời gian
t. Từ đây, các em tính độ dời (x-x
0
)

theo v, v
0
, và t (2)
+ Thay v từ phương trình vận tốc (1)
vào công thức tính (x-x
0
) (2) từ đó
tìm biểu thức của x. Giáo viên thông
báo biểu thức vừa tìm được chính là
phương trình chuyển động thẳng biến
đổi đều của chất điểm
+ Giáo viên cho học sinh ghi phương
trình và chú thích các đại lượng trong
công thức 5.3
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhận
xét phương trình và nêu dạng đồ thị
của x theo t
- Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh
phương trình chuyển động thẳng biến
đổi đều vừa thiết lập chỉ đúng khi
chọn gốc thời gian lúc bắt đầu khảo
sát chuyển động (t
0
=0). Khi t
0
không
bằng 0, tìm lại biểu thức vận tốc?
- Học sinh ghi đề mục và tiểu mục

- Đọc






- Trả lời
- Viết phương trình vận tốc








- Viết phương trình của x-x
0


- Tìm phương trình x





- Ghi đơn vị và chú thích


- Nêu nhận xét


4) Vẽ đồ thị của chuyển động thẳng
biến đổi đều
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc
phần 1b trong sách giáo khoa và vẽ
đồ thị toạ độ x (với t
0
=0 và v
0
=0)
trong hai trường hợp a>0 và a<0


- Đọc phần 1b và vẽ đồ thị vào tập



Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

15
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng
vẽ hai đồ thị
- Yêu cầu học sinh nhận xét xem đây
là dạng chuyển động nào đã học?
Giải thích?
- Lưu ý cho học sinh dấu của gia tốc
a phụ thuộc vào việc chọn chiều
dương của trục Ox


- Trả lời



- Ghi lưu ý
5) Cách tính độ dời trong chuyển
động thẳng biến đổi đều và thiết lập
công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc
và gia tốc
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1c trong
sách giáo khoa
- Gọi học sinh nêu cách tính độ dời
∆x theo sách giáo khoa
- Giáo viên lập luận và phân tích kỹ
hơn phần chia nhỏ hình thang
- Gọi học sinh nêu công thức của độ
dời ∆x và cho học sinh ghi công thức
tính độ dời vào tập
- Yêu cầu học sinh đọc phần 2a và
- Gọi hai em lên bảng để thiết lập,
giáo viên chỉnh sửa, nhận xét và cho
học sinh ghi vào tập
- Gọi học sinh nêu các trường hợp
vận dụng công thức
- Cho học sinh đọc mục 2b trong sách
giáo khoa
- Giáo viên vẽ trục toạ độ Ox biểu
diễn x, x
0
, s trên trục và phân tích cho
học sinh thấy khi chọ chiều dương là
chiều chuyển động thì độ dời ∆x

bằng với quãng đường s
2
2
0
at
tvsx +==∆ (1)
- Từ công thức (1), giáo viên yêu cầu
học sinh xét trường hợp v
0
=0, tìm
công thức tính s, tính thời gian đi
được quãng đường s và tìm công thức
liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc
- Giáo viên chỉnh sửa và cho học sinh
ghi các công thức 5.4, 5.5, 5.7 vào
tập




- Đọc

- Trả lời

- Lắng nghe để nắm được cách tính

- Nêu công thức và ghi vào tập


- Thiết lập lại công thức 5.4

- Ghi vào tập


- Lắng nghe để biết cách vận dụng

- Đọc mục 2b

- Lắng nghe để lĩnh hội kiến thức







- Thiết lập công thức




- Ghi vào tập

Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

16

6) Củng cố và dặn dò
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2
trogn sách giáo khoa
- Làm bài tập 1 đến 4 trang 28 sách

giáo khoa

- Trả lời câu hỏi

- Ghi bài tập về nhà
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

17
§6 - SỰ RƠI TỰ DO

I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:

- Học sinh phát hiện được vật rơi nhanh hay chậm không phải do nặng hay nhẹ khác
nhau.
- Dự đoán phương chiều của chuyển động rơi tự do thông qua quan sát về hiện tượng
rơi tự do của các vật khác nhau.
- Có khái niệm về phương pháp thực nghiệm sử dụng trong nghiên cứu các hiện
tượng vật lý: quan sát và xử lý kết quả thí nghiệm dựa trên kiến thức của bài học
trước.
2. Kỹ năng:

- Định nghĩa được rơi tự do.
- Biết được phương chiều, tính chất của chuyển động rơi tự do và giá trị của gia tốc
rơi tự do.
- Hiểu được khi rơi tự do thì mọi vật đều rơi như nhau với cùng một gia tốc rơi tự do.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Ống Newton.

- Bộ dụng cụ chuyển động rơi tự do.
- Ôn tập các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều, thế nào là chuyển động
nhanh dần đều, chậm dần đều và thẳng đều.
Học sinh:
- Viết các công thức cho vận tốc v của vật rơi tự do lúc tiếp đất và thời gian rơi trong
hai trường hợp không có vận tốc đầu và có vận tốc đầu.
- Viết công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao đạt
được.
- Làm bài tập trong sách giáo khoa.
- Tìm một số ví dụ về chuyển động rơi tự do.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
Thí nghiệm 1: Thả một hòn đá và
một lông chim đồng thời từ một độ
cao.
- Vật nào chạm đất trước tiên?
- Có phải vì hòn đá nặng hơn lông
chim nên nó rơi nhanh hơn lông
chim?
* Định hướng tìm tòi:
- Lấy hai tờ giấy hoàn toàn giống
- Quan sát, trao đổi, suy nghĩ và trả
lời.

- Hòn đá chạm đất trước tiên (trong
khi lông chim còn bay lượn trên
không).



- Giấy vo rơi chạm đất trước tiên
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

18
nhau, một tờ vo tròn, một tờ để thẳng
và cho rơi đồng thời từ một độ cao, tờ
nào chạm đất trước tiên?

- Nguyên nhân làm các vật rơi nhanh
hay chậm là gì?
(còn giấy không vo thì bay lượn trên
không).
…không phải vật nặng rơi nhanh hơn
vật nhẹ.
- Sức cản không khí.
Thí nghiệm 2: Ống Newton (loại bỏ
sức cản của không khí)
- Giáo viên mô tả dụng cụ, tiến hành
làm cho học sinh quan sát và nhận
xét.


- Khi không có lực cản của không
khí, các vật có hình dạng và khối
lượng khác nhau đều rơi như nhau.
- Định nghĩa rơi tự do. - Học sinh nhắc lại và chép định
nghĩa.
Thí nghiệm 3: Để một quả cầu sắt

cạnh một dây dọi rồi thả ra. Quả cầu
rơi xuống đất mà không chạm vào
dây dọi chứng tỏ chuyển động rơi tự
do có phương và chiều như thế nào?
- Phương thẳng đứng, chiều từ trên
xuống.
- Nhấn mạnh lại phương chiều của
rơi tự do.
- Học sinh nhắc lại và chép phương
và chiều của chuyển động rơi tự do.
Thí nghiệm 4: Bộ cần rung khảo sát
chuyển động rơi tự do.
- Giới thiệu các bộ phận, công dụng,
các bước tiến hành và hướng dẫn
cách đo (làm trước 3 băng giấy).
- Phát cho mỗi tổ một băng giấy.
Nhận xét các vết chấm liên tiếp trên
băng giấy, đo các đoạn s
1
, s
2
, s
3
, s
4

trong các khoảng thời gian bằng nhau
và bằng 0,1s (5 khoảng).
- Tính chất chuyển động rơi?






- Học sinh trao đổi, xử lý kết quả và
trả lời.



- Khoảng cách liên tiếp của các vết
đó ngày càng lớn và tăng dần trong
những quãng thời gian bằng nhau
chứng tỏ chuyển động rơi là nhanh
dần đều.
- Nhấn mạnh tính chất của chuyển
động rơi tự do.
- Học sinh nhắc lại và chép tính chất
chuyển động rơi tự do.
Thí nghiệm 5: Dụng cụ đo gia tốc rơi
tự do của hòn bi sắt.
- Giới thiệu các bộ phận, công dụng
và các bước tiến hành.
- Đo s, đọc t.
- Làm thí nghiệm 3 lần, lấy số liệu và
ghi trên bảng.
- Học sinh quan sát và lên bảng tính
g.
- Gia tốc gần bằng nhau.
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao


19
- Áp dụng các công thức của chuyển
động nhanh dần đều cho chuyển động
rơi tự do không vận tốc đầu
2
2
t
s
g =→
- Có nhận xét gì về gia tốc của
chuyển động rơi tự do?
- Trong phạm vi sai số cho phép, giá
trị của chuyển động rơi tự do là
không đổi.
- Học sinh chép lại định nghĩa và
công thức gia tốc của chuyển động
rơi tự do.
Thông báo: Một vật được ném lên
theo phương thẳng đứng, vật chịu
cùng một gia tốc g như khi rơi xuống
nhưng khác dấu. Vậy một vật chỉ
chịu tác dụng của trọng lực và
chuyển động ở gần mặt đất thì luôn
luôn có một gia tốc bằng gia tốc rơi
tự do.
- g phụ thuộc vào vĩ độ địa lý.
- Viết các công thức tính quãng
đường đi được và vận tốc trong
chuyển động rơi tự do.
- Học sinh lên bảng ghi công thức.

Củng cố:
- Nêu đặc điểm của chuyển động rơi
tự do (phương, chiều, tính chất
chuyển động).
- Xác định các yếu tố của vectơ gia
tốc rơi tự do.

- Học sinh trả lời.
Phát triển vấn đề:
- Nếu vật được ném lên theo phương
thẳng đứng, hãy viết công thức liên
hệ giữa vận tốc ném lên và độ cao đạt
được.

- Học sinh tìm câu trả lời ở nhà.

Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

20
§8 - CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU - TỐC ĐỘ DÀI
VÀ TỐC ĐỘ GÓC

I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Hiểu rẳng trong chuyển động tròn cũng như chuyển động cong, vectơ vận tốc có
phương tiếp tuyến với quỹ đạo và hướng theo chiều chuyển động.
- Nắm vững định nghĩa chuyển động tròn đều, từ đó biết cách tính độ dài
- Hiểu rõ chuyển động tròn đều, tốc độ dài đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển
động của chất điểm trên quỹ đạo.
2. Kỹ năng:

- Quan sát thực tiễn về chuyển động tròn.
- Tư duy logic để hình thành khái niệm vectơ vận tốc.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Các câu hỏi, công thức về chuyển động tròn đều.
- Biên soạn câu hỏi từ 1 đến 4 sách giáo khoa dưới dạng trắc nghiệm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: lập trình mô phỏng chuyển động tròn đều, sưu tầm
các đoạn video về chuyển động cong, chuyển động tròn đều.
Học sinh:
- Ôn về vectơ độ dời, vectơ vận tốc trung bình.
- Sưu tầm các tranh, tìm ví dụ về chuyển động cong, chuyển động tròn đều,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu hỏi cho học sinh.
- Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ.

- Nêu những đặc điểm của vectơ độ
dời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ
vận tốc tức thời trong chuyển động
thẳng.
- Vẽ hình minh hoạ.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
2) Tìm hiểu vectơ vận tốc trong
chuyển động cong.
- Cho học sinh đọc sách giáo khoa.
- Hướng dẫn học sinh hình thành khái

niệm vận tốc tức thời.
- So sánh với chuyển động thẳng.


- Đọc phần 1 sách giáo khoa.
- Trình bày lập luận để đưa ra khái
niệm vận tốc tức thời.
- Biểu diễn đặc điểm vectơ vận tốc
trên hình vẽ H8.2.
3) Tìm hiểu vectơ vận tốc trong
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

21
chuyển động tròn đều.
- Cho học sinh đọc phần 2 sách giáo
khoa.
- Nêu các câu hỏi.
- Nhận xét trả lời.
- Hướng dẫn học sinh so sánh.

- Đọc định nghĩa chuyển động tròn
đều trong sách giáo khoa. Lấy một ví
dụ thực tiễn.
- Đặc điểm của vectơ vận tốc trong
chuyển động tròn đều? Tốc độ dài?
- Trả lời câu hỏi C1.
- So sánh với vectơ vận tốc trong
chuyển động thẳng.
4) Tìm hiểu chu kỳ và tần số trong
chuyển động tròn đều.

- Cho học sinh đọc sách giáo khoa.
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi.
- Cho học sinh quan sát đồng hồ, yêu
cầu mô tả chu kỳ, tần số.


- Đọc phần 3 sách giáo khoa, trả lời
câu hỏi chuyển động tuần hoàn là gì?
Chu kỳ và đơn vị của chu kỳ là gì?
Tần số và đơn vị của tấn số là gì?
- Mô tả chuyển động của các kim
đồng hồ để minh hoạ.
5)Tìm hiểu tốc độ góc
- Cho học sinh đọc sách giáo khoa.
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn học sinh tìm công thức
liên hệ, vận dụng để đổi đơn vị.

- Đọc phần 3 sách giáo khoa, xem
hình H8.4.
- Trả lời câu hỏi tốc độ góc và đơn vị
tốc độ góc là gì?
- So sánh tốc độ góc và tốc độ dài?
- Đổi rad ra độ?
- Tìm mối liên hệ giữa tốc độ góc,
chu kỳ và tần số?
- Xem bảng chu kỳ của các hành tinh
trong sách giáo khoa và nêu ý nghĩa?
6) Vận dụng và củng cố
- Nêu câu hỏi, nhận xét câu trả lời

của các nhóm.
- Yêu cầu học sinh trình bày đáp án.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.

- Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm nội dung từ câu 1-4 (sách
giáo khoa)
- Làm việc cá nhân: giải bài tập 2, 3
(sách giáo khoa).
- Ghi nhận kiến thức: chuyển động
tròn đều, vectơ vận tốc, chu kỳ, tần
số, tốc độ dài, tốc độ góc, mối liên hệ
giữa các đại lượng.
7) Hướng dẫn về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Chuẩn bị cho bài sau.

Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

22
§9 - GIA TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG TRÒN
ĐỀU

I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Hiểu rõ rằng khi chuyển động cong thì vận tốc chất điểm luôn thay đổi về phương,
chiều và độ lớn. Vì vậy, vectơ gia tốc của chất điểm khác 0.

- Trong chuyển động tròn đều thì vectơ gia tốc là hướng tâm và có độ lớn phụ thuộc
tốc độ dài và bán kính quỹ đạo.
2. Kỹ năng:
- Nắm vững công thức gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều, áp dụng trong
một số bài toán đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình vẽ 9.1 sách giáo khoa phóng to.
Học sinh: Học kỹ bài chuyển động tròn đều, tốc độ dài và tốc độ góc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Treo hình phóng to 9.1.
- Gọi vài học sinh nêu nhận xét.
- Dịch chuyển song song các vectơ
21
,vv đưa chúng về cùng một điểm
gốc M’ thì ABM’ là tam giác gì?
- Câu hỏi gợi ý
+ Tại sao: 2α + ∆φ = π.
+ Suy ra: α = π/2 – ∆φ/2.
+ Khi cho ∆t rất bé thì ∆φ thế nào?
+
21
,vv có gần trùng với v tại M?
+ Khi α ≈ π/2 nghĩa là
v∆ có thể trở
nên vuông góc với

v và hướng vào
tâm vòng tròn.

- Học sinh nhìn hình vẽ và có nhận
xét gì về vectơ vận tốc
21
,vv trên
hình vẽ?
- Mỗi học sinh tự nêu nhận xét của
mình khi được gọi tên.
- Có nhận xét gì về tam giác ABM’
trong hình vẽ.
- Trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo
viên.
- Ghi phần kết luận bằng chữ đậm
trong sách giáo khoa (trang 41).
- Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức
tính gia tốc trong chuyển động.
- Từ hình vẽ, tam giác ABM’ và
OM
1
M
2
có đồng dạng được không?
Tại sao?
- Khi ∆t rất nhỏ thì độ dài s của cung
t
v
a



= hay
t
v
aa
htht


== ||.
- Hai tam giác ABM’ và OM
1
M
2

đồng dạng ta suy ra được gì?
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

23
M
1
M
2
bằng độ dài dây cung || r∆
không?
- Học sinh tiếp tục chứng minh sẽ ra
được hệ thức:
r
v
a
ht

2
0
= hay
2
ω
ra
ht
=
- Tại sao?
v
v
r
r |||| ∆
=



- Nếu cung M
1
M
2
bằng độ dài dây
cung
|| r∆
thì các em suy ra điều gì?

|| r∆⇒ = s = v.∆t
v
ta
r

tv
ht

=


.
.

r
v
a
ht
2
=⇒
với v = r.ω suy ra a
ht
= ω
2
.r
4) Vận dụng và củng cố
- Gợi ý công thức tính gia tốc hướng
tâm.
- Để học sinh tự làm bài.
- Sửa bài tập.

- Làm bài tập: Một chất điểm có tốc
độ dài không đổi 6m/s chuyển động
trên một đường tròn bán kính 3m thì
gia tốc hướng tâm là bao nhiêu?

)/(12
3
6
2
22
sm
r
v
a
ht
===
5) Giao nhiệm vụ về nhà
- Câu hỏi về nhà
+ Nói trong chuyển động tròn, gia tốc
của chất điểm là gia tốc hướng tâm
đúng hay sai? Giaỉ thích?
+ Viết công thức tính gia tốc hướng
tâm và nói rõ các đặc trưng của vectơ
gia tốc hướng tâm.
- Yêu cầu học sinh đọc và chuẩn bị
bài 10: Tính tương đối của chuyển
động, công thức cộng vận tốc.

- Ghi hai câu hỏi về nhà soạn và học.
- Chuẩn bị bài sau.

Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

24
§10 - TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG -

CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC

I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Hiểu được chuyển động có tính tương đối và lấy được ví dụ về chuyển động có tính
tương đối.
- Hiểu rõ các khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo,
- Hiểu rõ công thức vận tốc.
2. Kỹ năng:
- Áp dụng công thức vận tốc giải được các bài toán đơn giản.
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Đọc lại sách giáo khoa vật lý 8 xem học sinh đã được học những gì về tính tương
đối của chuyển động.
- Tìm một vài tranh ảnh minh hoạ về chuyển động tương đối.
Học sinh:
- Ôn tập các kiến thức về chuyển động cơ. Vectơ độ dời và vectơ vận tốc trong
chuyển động thẳng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Mở bài
- Giới thiệu về tính tương đối của
chuyển động và phép cộng vận tốc.

- Yêu cầu học sinh lắng nghe.
2) Tính tương đối của chuyển động

- Hãy cho biết quỹ đạo quả bóng?
+ Trong hệ quy chiếu gắn với xe quả
bóng đi lên theo một đường thẳng
hay rơi theo phương thẳng đứng?
+ Trong hệ quy chiếu gắn với mặt
đường quả bóng rơi theo phương
thẳng đứng hay bay theo quỹ đạo
parabol?
- Còn vận tốc của quả bóng đối với
hai hệ quy chiếu thì sao?
+ Giống hay khác nhau?
- Cho một ví dụ về tính tương đối của
vận tốc.

- Trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Tìm các ví dụ đã được giáo viên
yêu cầu.
- Tóm tắt các câu trả lời và ghi vào
tập.
Giáo án Vật lý 10 Nâng cao

25
- Vị trí và vận tốc của cùng một vật
tuỳ thuộc hệ quy chiếu. Vị trí và vận
tốc của một vật có tính tương đối.
3) Phân biệt hệ quy chiếu đứng yên
và hệ quy chiếu chuyển động.
- Ví dụ về chuyển động của người đi
trên bè.
- Chỉ rõ với học sinh về vận tốc

tương đối, vận tốc tuyệt đối, vận tốc
theo.

- Quan sát hình 10.2 và rút ra nhận
xét về 2 hệ quy chiếu có trong hình.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Hệ quy chiếu gắn với bờ sông là hệ
quy chiếu đứng yên hay chuyển
động.
+ Hệ quy chiếu gắn với bè là hệ quy
chiếu đứng yên hay chuyển động.
- Tóm tắt các câu trả lời và ghi bài
vào tập
4) Xây dựng công thức vận tốc
- Nêu và phân tích bài toán trường
hợp người đi dọc từ cuối về phía đầu
bè.
- Nêu và phân tích bài toán trường
hợp người đi ngang bè từ mạn này
sang mạn kia.
- Kết luận: Tại mỗi thời điểm, vectơ
vận tốc tuyệt đối bằng tổng vectơ của
các vectơ vận tốc tương đối và vectơ
vận tốc kéo theo.

- Đọc ví dụ trong sách giáo khoa.
- Nêu tên gọi các vị trí A, B, A’, B’.
+ Đối với bờ sông lúc đầu vị trí A
của đuôi bè và vị trí B của người
trùng nhau?

+ Sau khoảng thời gian ∆t điểm cuối
bè dịch chuyển đến vị trí A’ hay B’?
+ Khi đó người đã đi được một đoạn
trên bè nên có vị trí B’?
- Nêu tên gọi các vectơ
AA' ,B'A' ,AB'
- Xác đinh độ dời tuyệt đối, độ dời
tương đối, độ dời kéo theo.
- Xác định các vectơ vận tốc tuyệt
đối.
231213
vvv +=
- Nêu các đại lượng trong công thức
trên.
- Xác định vận tốc tuyệt đối. Chứng
minh tương tự ta có:
231213
vvv += .
Từ lập luận trên ta có công thức cộng
vận tốc:
231213
vvv +=
5) Vận dụng và củng cố
- Giúp học sinh xác định lại các hệ
quy chiếu và cho bài tập về nhà.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.

- Xác định hệ quy chiếu đứng yên và
hệ quy chiếu chuyển động trong bài
toán và xác định vectơ vận tốc.

- Bài tập về nhà1, 2, 3 trang 48 sách
giáo khoa.

×