Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
ĐỒ ÁN KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA TIA UV
TRONG BẢO QUẢN NÔNG SẢN
Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Trần Hữu Danh
SVTH: HUNH VNH ĐC –MSSV
1100987
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Bỉnh Nhân - 1101027
Cần Thơ, tháng 5 năm 2015
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
2
MỤC LỤC
1 GIỚI THIỆU 3
2 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN 4
2.1 Tổng quan 4
2.2 Thiết kế phần cứng 4
2.2.1 Thiết kế khối xử lý trung tâm 4
2.2.2 Thiết kế khối thời gian thực 5
2.2.3 Thiết kế khối điều khiển đèn AC 7
2.2.4 Thiết kế khối bắt điểm 0 điều khiển độ sáng đèn 220VAC 9
2.2.5 Thiết kế khối keypad 10
2.2.6 Thiết kế khối hiển thị 11
2.3 Giải thuật chƣơng trình và hoạt động hệ thống 12
2.3.1 Giải thuật chƣơng trình 12
2.3.2 Hoạt động của hệ thống 13
3 KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ 13
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 16
CÁM ƠN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
3
ỨNG DỤNG CỦA TIA UV TRONG BẢO QUẢN NÔNG SẢN
Nguyễn Bỉnh Nhân
1
Trần Hữu Danh
2
ABSTRACT
Today, with the development of scientific techniques in many fields, the agricultural
sector in our country is growing diversity and the major changes in production methods.
Apply scientific and technical progress in production is mainly present step. The
production of crops, fruit phẩm- end- really need to have long-term preservation process,
for our agricultural products will not be adulterated and quality assurance. One of
preservation methods tested in this topic is the use of UV to preserve fruits vegetables
through. Surveying the effects of UV damage to the time of fruit (banana, apple green, red
plum, ). So that research can be further preserved by way of UV light for many other
crops such as vegetables, food,
Keyword: computer engineer, Automation, Science and Engineering.
Title: Application of the UV ray on agricultural preservation.
TÓM TẮT
Ngày nay với sự phát triển của kĩ thuật khoa học trong nhiều lĩnh vực, ngành nông nghiệp
ở nước ta đang phát triển đa dạng và có sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất. Áp
dụng nhiều tiến bộ khoa học- kĩ thuật vào trong sản xuất là bước đi chủ yếu hiện nay.
Việc sản xuất các loại lương thực- thực phẩm- hoa quả cần phải có quy trình bảo quản
lâu dài, để nông sản của chúng ta sẽ không bị hư hao và đảm bảo chất lượng. Một trong
những phương pháp bảo quản được thử nghiệm trong đề tài này đó là sử dụng tia UV để
bảo quản rau quả- trái cây. Khảo sát ảnh hưởng của tia UV lên sự hư hại theo thời gian
của trái cây( chuối, táo xanh, mận đỏ,…). Để từ đó có thể nghiên cứu sâu hơn nữa cách
thức bảo quản bằng tia UV cho nhiều loại nông sản khác như: rau củ, thực phẩm, …
Từ khóa: Kĩ Sư Máy Tính, Tự Động Hóa, Kĩ Sư và Khoa Học.
Tiêu Đề: Ứng dụng của tia UV trong bảo quản nông sản.
1 GIỚI THIỆU
Đề tài hƣớng tới việc khảo sát ảnh hƣởng của tia UV trong bảo quản trái cây, cụ
thể là 3 loại trái cây: táo xanh, mận đỏ và chuối chín. Hiện nay trong các hộ nông
dân việc sản xuất nông sản cần một quy trình bảo quản thực sự là rất cần thiết,
chính vì thế các phƣơng pháp bảo quản cũng rất quan trọng, chúng ta cần nghiên
cứu và đƣa ra nhiều phƣơng pháp bảo quản vừa có tính hiệu quả mà lại hợp giá
thành.
Với mục đích đó, đề tài cần đạt đƣợc những khảo sát đầu tiên về sự ảnh hƣởng của
tia UV đối với trái cây, có khả năng kéo dài thời gian sử dụng cho các loại nông
sản hay không khi áp dụng tia UV này vào.
1
Sinh viên lớp Kĩ Thuật Máy Tính k36, Mã số SV: 1101027 email:
2
Bộ môn Điện Tử Viễn Thông, Khoa Công Nghệ, ĐH Cần Thơ.
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
4
2 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1 Tổng quan
- Hệ thống bảo quản rau quả tự động bằng tia UV đƣợc thực hiện trên cở sở
khả năng ảnh hƣởng của tia UV đến nông sản. Thử Nghiệm khả năng ảnh
hƣởng của Tia UV đến chất lƣợng, thời gian sử dụng của nông sản nói
chung và của trái cây nói riêng. Hệ thống bao gồm thời gian thực tắt mở
thiết bị, điều chỉnh cƣờng độ sáng của đèn UV.
Mô hình hệ thống nhƣ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát phần cứng hệ thống
2.2 Thiết kế phần cứng
2.2.1 Thiết kế khối xử lý trung tâm
Khối xử lý trung tâm bao gồm MCU MSP430G2553, đây là dòng ic lập trình rất
mạnh về khả năng tiết kiệm năng lƣợng, khả năng giao tiếp với các thiết bị ngoại
vi rộng nhƣ: UART, I2C, SPI, PWM,…
Sử dụng board Launpad MSP430G để nạp dữ liệu vào chip MSP430G2553, đây là
board nạp đa năng dành cho những ứng dụng của msp430.
Khối xử lý trung tâm sẽ làm nhiệm vụ điều khiển các thiết bị ngoại vi, lƣu trữ các
dữ liệu từ ngoài vào giúp cho việc vận hành hệ thống một cách tốt nhất.
Có khả năng lữu trữ dữ liệu vào bộ nhớ Flash phục vụ cho quá trình thiết lập tự
động cho các khối trong hệ thống.
CPU- MSP430G2553
KHỐI RTC
KHỐI ĐIỀU KHIỂN
THIẾT BỊ( ĐÈN UV)
KHỐI HIỂN THỊ(LCD)
KHỐI BẮT ĐIỂM 0
KHỐI KEYPAD
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
5
Một số hình ảnh về kit Launpad và MSP430G2553
Hình 2.2: MSP430G553 Hình 2.3: Kit Launpad
Cấu trúc của MSP430G2553
Hình 2.4: Sơ đồ khối Chip MSP430G2553
Bộ nhớ MSP430G2553 64KB, RAM tới 256/512 Bytes, bộ nhớ Flash với 4
Segment dễ dàng trong việc lƣu trữ dữ liệu.
2.2.2 Thiết kế khối thời gian thực
Khối thời gian thực giúp chúng ta có thể tự động hóa quá trình bảo quản, chiếu tia
UV lên nông sản. Giảm đƣợc thời gian thực hiện và tăng hiệu quả trong quá trình
bảo quản tự động rau củ quả. Hiện nay thời gian thực đang đƣợc ứng dụng rất
nhiều vào trong các hệ thống định thời tự động, bật tắt thiết bị một cách thông
minh.
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
6
Khối thời gian thực này sử dụng IC Thời gian BQ32000 do Ti sản xuất, có hiệu
năng chính xác cao cho việc định thời thiết bị.
Hình 2.5: BQ32000 và Sơ đồ chân
Với đặc điểm sử dụng nguồn thấp khoảng 3.3v nên rất thích hợp cho giao tiếp với
msp430, hệ thống sẽ hoạt động ổn định hơn so với khi ta sử dụng IC DS1307.
Sơ đồ mạch BQ32000- RTC
Hình 2.6: Sơ đồ mạch RTC BQ32000
Mạch sử dụng pin 3v để giúp BQ32000 hoạt động ở chế độ chờ. Thạch anh
32,768Khz tạo dao động cho mạch hoạt động.
Sử dụng giao tiếp I2C để đọc dữ liệu từ BQ32000 lên MSP430G2553và ghi giá trị
định thời thiết bị vào vùng nhớ của BQ32000 hay bộ nhớ flash của
MSP430G2553, rất thích hợp cho việc điều khiển tự động thiết bị.
Giao tiếp I
2
C( Intel- Integrated Circuit):
- là một chuẩn truyền thông do hãng điện tử Philips Semiconductor xây
dựng năm 1990. Chuẩn giao tiếp này dựa vào cơ chế Master- Slave, sẽ
có một thiết bị làm Master và trên đƣờng truyền I
2
C có các Thiết bị làm
nhiệm vụ Slave. Mỗi Slave sẽ đƣợc định địa chỉ riêng, và Master sẽ dựa
vào Id này để truyền nhận gói dữ liệu cho từng Slave.
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
7
- Sử dụng hai dây SCL và SDA để thực hiện quá trình giao tiếp I
2
C. SDA
là đƣờng truyền/nhận data và SCL là chân xung nhịp.
Cơ chế giao tiếp I
2
C:
SDA
SCL
Hình 2.7: Giao Tiếp I2C
Hoạt động mạch Thời gian thực BQ32000:
- Giao tiếp với MSP430G2553 thông qua chuẩn I2C, thực hiện đọc thời
gian trong các thanh ghi của BQ32000. Có thể cài đặt thời gian hệ thống
lại hay hẹn giờ định thời thiết bị.
- Có thể sử dụng RAM trong IC BQ32000 để lƣu giá trị cài đặt thời gian
vào thay vì ta sử dụng Flash của MSP430G2553.
2.2.3 Thiết kế khối điều khiển đèn AC
Hình 2.8: Sơ đồ mạch điều đèn 220VAC
Khối điều khiển thiết bị sử dụng trong hệ thống bao gồm phần cách điện với
khốivi xử lý và phần công suất dùng cho điều khiển trong đèn UV 220VAC.
Khối cách ly với MSP430G2553 sử dụng opto MOC3021, đây là ic nối quang rất
tốt trong việc sử dụng nguồn 220VAC và vi điều khiển
Device
3
Id = zzz
Device 2
Id = yyy
Device 1
Id = xxx
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
8
IC MOC3021
Hình 2.9: MOC3021và Sơ đồ Chân
Ta sử dụng một transistor PNP- A1015 để kích âm từ chân MSP430G2553.
PNP A1015
Hình 2.10: Transistor A1015 Và Sơ Đồ Chân
Phân cực transistor A1015 bằng điện trở 4.7k, hoạt động nhƣ một Switch. Trạng
thái kích dẫn ở mức 0, khi đó giảm tải việc kéo dòng từ MSP430G2553.
BTA12
Hình 2.11: Triac BTA12 Và Sơ Đồ Chân
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
9
Đây là triac dùng hoạt động với điện xoay chiều 220VAC, thông qua opto
MOC3021. Khi MOC3021hoạt động sẽ kích một dòng điện vào chân G của Triac
BTA12 và hai chân A2, A1 sẽ thông nhau và các thiết bị AC nhƣ đèn, quạt sẽ hoạt
động.
Tính toán thông số mạch:
- Dòng điện vào chân G kích triac hoạt động tối đa là 5A, do đó ta
chọn 1A, từ đó suy ra: R1 = 220Vac/1A = 220R. để an toàn ta cần
mắc một cầu chỉ nhỏ ngay chỗ cấp điện 220VAC.
2.2.4 Thiết kế khối bắt điểm 0 điều khiển độ sáng đèn 220VAC
Hình 2.12: Sơ Đồ Mạch Zeros Crossing- 220VAC
Mạch bắt điểm 0 của hệ thống lƣới điện 220VAC/50Hz. Mạch hoạt động với mục
đích phát hiện tại thời điểm khi dòng điện xoay chiều ở mức 0v thì ta phát hiện
một xung cạnh lên hoặc cạnh xuống, từ đó có thể điều khiển từng nữa chu kì của
điện xoay chiều.
Sơ đồ dòng điện xoay chiều 220VAC/50Hz
Hình 2.13: Sơ Đồ Tín hiệu Xoay Chiều
Ta sử dụng điện xoay chiều 220VAC với tần số 50Hz, do đó ta suy ra: T = 20ms.
ở mỗi nữa chu kì ta sẽ có một điểm 0, đó là tại các nút 0, π, 2π, Với ý tƣởng
ngay khi điện xoay chiều ở tại điểm 0 ta có thể phát hiện điểm 0 này bằng một
xung sƣờn lên hay xuống. Sau đó ta ngay lúc ta phát hiện điểm 0 thì ta sẽ ngăn cho
dòng điện đi qua triac BTA12 bằng một khoảng delay( α trong hình):
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
10
- Delay 8ms(α = 8), công suất đèn là 20%.
- Delay 5ms(α = 5), công suất đèn là 50%.
- Delay 3ms(α = 3), công suất đèn là 70%.
Khi ta delay càng lâu thì công suất đèn sáng sẽ càng yếu. Sau khi ta delay một
khoảng thời gian ≤ 10ms thì ta sẽ bật đèn lại, khi đó độ sáng đèn đã đƣợc thay đổi
theo từng nữa chu kì 10ms. Vì thời gian delay là tƣơng đối nên ta có thể sẽ nhìn
thấy kết quả thực tế thật sự không hoàn toàn chính xác, nếu cần độ chính xác cao
ta có thể sử dụng những thiết bị chuyên dụng.
Việc bắt điểm 0 chính xác lƣới điện 220VAC/50Hz sẽ giúp chúng ta điều khiền
công suất sáng của đèn một cách chuẩn xác từng chu kì của điện xoay chiều.
Hình ảnh tín hiệu của điểm 0 đƣợc đo bằng máy đo oscilloscope
Hình 2.14: Tín Hiệu Điểm 0 Điện Xoay Chiều 220VAC/50Hz
Tại các điểm 0( tín hiệu màu xanh) của điện 220VAC( tín hiệu màu vàng) ta thấy
có một xung xuống, đó chính là thời điểm ta bắt trang thái 0 của điện xoay chiều,
khi đó ta sẽ phát hiện xung cạnh xuống này bằng ngắt trong MSP430G2553. Xung
điểm 0 khá chuẩn, khi đó hiện tƣợng trôi điện áp sẽ thấp.
2.2.5 Thiết kế khối keypad
Khối keypad bao gồm 6 nút nhấn kết nối với MSP430G2553, với chức năng thay
đổi thời gian, hẹn giờ và điều khiển độ sáng đèn mong muốn.
Sơ đồ mạch phím nhấn
Hình 2.15: Khối Phím Nhấn
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
11
Phím nhấn bao gồm 2 phần:
- Phần 1: gồm các nút: MODE, TĂNG, GIẢM. Sử dụng trong chƣơng trình
cài đặt thời gian cho khối RTC BQ32000, có thể chỉnh sửa bất kì
giờ/phút/giây. Có mode hiệu chỉnh thời gian hẹn giờ, giúp hệ thống có thể
tự động hẹn giờ tắt mở thiết bị.
- Phần 2: gồm các nút: 25%, 50%, 70%. Sử dụng với mục đích thay đổi công
suất đèn theo yêu cầu, giúp chúng ta dễ dàng hiệu chỉnh độ sáng đèn theo
yêu cầu chiếu sáng bảo quản nông sản.
2.2.6 Thiết kế khối hiển thị
Khối hiển thị sử dụng LCD 1602 loại nhỏ, hiển thị thời gian thực của hệ thống,
giúp ta trực quan hơn trong thực tế.
Hình 2.16: LCD1602 Thực Tế
Sơ đồ chân và mạch hiển thị LCD1602
Hình 2.17: Sơ Đồ Chân Và Mạch LCD1602
Khối hiển thị LCD1602 đƣợc nối với Port 1 của MSP430G2553, sử dụng chế độ
4bit, hiển thị 16 kí tự ở 2 dòng. Nguồn sử dụng là 5VDC, có biến trở chỉnh độ
tƣơng phản hiển thị. LCD1602 rất thích hợp cho các ứng dụng thời gian thực nhỏ,
hiển thị thông tin trực quan nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ động cơ, …
Khi sử dụng LCD1602 chú ý phải cấp điện đúng, hợp lý để LCD có thể hoạt động
tốt, ổn định và tạo độ bền trong khi sử dụng.
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
12
2.3 Giải thuật chƣơng trình và hoạt động hệ thống
2.3.1 Giải thuật chương trình
GIẢI THUẬT CHƢƠNG TRÌNH
Hiệu Chỉnh
đúng
sai
đúng hiển thị hiển thị
sai
THỜI GIAN
THỰC
KEYPAD
KHỐI XỬ
LÝ TRUNG
TÂM
BẮT ĐẦU
KHỐI LCD
Zeros
Crossing
ĐÈN UV
KẾT THÚC
Lƣu Flash
MSP430G2553
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
13
2.3.2 Hoạt động của hệ thống
Hệ thống hoạt động với các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng đầu tiên là hệ thống hẹn giờ, cài đặt thời gian thực phục vụ cho
việc hẹn giờ tự động tắt đèn UV khi chiếu vào rau quả trong một thời gian
nào đó. Do đó tiết kiệm đƣợc thời gian thực hiện. Có cơ chế lƣu vào Flash
MSP430G2553 giúp ta không phải cài đặt lại thời gian mỗi khi ngắt điện.
- Chức năng tiếp theo đó là hệ thống điều chỉnh cƣờng độ sáng của đèn UV,
có thể tùy chỉnh độ sáng bao nhiêu % bằng các nút nhấn đƣợc cài đặt trong
chƣơng trình. Có thể giúp ta điều chỉnh tùy ý cƣờng độ sáng chiếu vào nông
sản mà không phải cài đặt phức tạp.
- Chức năng thứ 3 là hệ thống công suất điều khiển hệ thống đèn UV, sử
dụng mạch MOC3021 kết hợp với triac BTA12 giúp ta điều khiển dễ dàng
hệ thống đèn 220VAC một cách chính xác và an toàn. Để đảm bảo an toàn
giữa phần DC và phần AC ta sử dụng nối quang MOC3021, nhƣ thế đảm
bảo an toàn cho vi điều khiển trƣớc sự cống điện xoay chiều 220VAC.
Phát triển hệ thống:
- Nâng cấp phần điều chỉnh cƣờng độ sáng của đèn UV bằng các chế độ cao
hơn, thông minh hơn, chuẩn xác hơn. Để nông sản đƣợc chiếu sáng đầy đủ
và không quá công suất làm hƣ nông sản.
- Tích hợp thêm chức năng đo đƣợc công suất chiếu sáng của đèn UV, từ đó
có thể biết đối với mỗi loại nông sản cần chiếu sáng thời gian bao lâu và
công suất chiếu sáng bao nhiêu.
- Thay thế khối phím nhấn bằng bàn phím ma trận hoặc bàn phím cảm ứng để
có thể tùy chỉnh thời gian, điều chỉnh độ sáng đèn UV một cách thông
minh, chính xác và có tính thẩm mỹ cao.
- Khắc phục chƣơng trình ngắt nhiều làm chậm quá trình thực hiện các chức
năng khác trong chƣơng trình phần mềm, từ đó tối ƣu code và giải thuật.
- Thiết kế khối mạch bắt điểm zeros điện xoay chiều 220VAC tối ƣu, có thể
bắt điểm 0 một cách chuẩn xác và không bị trôi điện áp.
3 KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
Hệ thống hoạt động ổn định, thực hiện bảo quản nông sản bằng tia UV đƣợc tiến
hành thực nghiệm tƣơng đối, khảo sát sự ảnh hƣởng của tia UV đến quá trình bảo
quản, thời gian hƣ hại của trái cây: mận, táo xanh và chuối,…
Có thể xây dƣng một hệ thống hoàn chỉnh để áp dụng vào thực tiễn, giúp những
ngƣời nông dân có thể bảo quản rau quả của mình bằng những thiết bị đơn giản mà
lại tiết kiệm.
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
14
Một số hình ảnh thu đƣợc sau thực nghiệm đối với rau củ quả
Chƣa qua xử lý
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
15
Qua xử lý tia UV
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
16
KẾT QUẢ BAN ĐẦU CHIẾU TIA UV:
- Chuối: Đối với chuối chín vừa thì ta chỉ cần chiếu tia UV khoảng 50%
( ~170Lux), chiếu trong thời gian 10- 20 phút thì chuối sẽ để đƣợc lâu hơn
khi không qua xử lý.
- Táo xanh: Đối với táo xanh thì ta chỉ cần chiếu tia UV khoảng 50% trong
khoảng thời gian 10- 30 phút là đƣợc, có thể giữ cho da, thịt của táo đƣợc
giữ lâu hơn, cứng hơn khi không qua xử lý.
- Mận đỏ: Đối với mận đỏ ta chiếu tia UV khoảng 50% và chiếu khoảng thời
gian từ 10- 40 phút.
- Đối với các loại rau củ quả khác thì cần phải tiến hành chiếu tia uv nhiều
lần, với cƣờng độ khác nhau, thời gian chiếu dài ngắn. Sau đó so sánh, rút
ra những kết quả thực tế nhất.
Đây chỉ là khảo sát ở mức độ tƣơng đối với sự thay đổi cƣờng độ sáng của đèn
UV, nếu cần chính xác chúng ta cần những máy đo cƣờng độ, thiết bị điều khiển
công suất đèn chuẩn, và nhiều thực nghiệm khác để có thể đƣa ra kết quả chính
xác và thành công cao.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Ƣu Điểm:
- Mạch hoạt động tốt, thời gian thực hiển thị chính xác, có thể hiệu chỉnh thời
gian, cài đặt hẹn giờ thiết bị.
- Khối điều khiển điện 220VAC hoạt động ổn định, có cách ly giữa khối công
suất cao và khối vi xử lý để đảm bảo an toàn khi hoạt động.
- Khối bắt tín hiệu hoạt động khá tốt, thay đổi độ sáng đèn theo ý.
- Khối hiển thị thông tin bằng LCD 1602 hoạt động tốt, trực quan thấy đƣợc
thời gian, cài đặt và hẹn giờ.
Nhƣợc Điểm:
- Hệ thống hoạt động chƣa đƣợc tối ƣu, chƣơng trình chậm khi sử dụng ngắt
cho điều khiển độ sáng đèn AC.
- Cần tối ƣu hơn nữa giải thuật và phần cứng, để có thể hoạt động tốt nhất.
- Cải thiện việc bắt điểm 0 điện lƣới 220VAC/50Hz chuẩn hơn, để có thể
điều khiển công suất đèn chính xác và an toàn hơn.
Đồ án kĩ thuật điện tử Trường Đại học Cần Thơ
17
CÁM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy hƣớng dẫn Trần Hữu Danh đã hỗ trợ em
trong việc thiết kế hệ thống, điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực
hiện đề tài này. Cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của thầy trong quá trình hoàn
thành đề tài này.
Cảm ơn các bạn trong nhóm đã hỗ trợ, cùng nhau hoàn thành đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kĩ thuật vi xử lý , Ths.Trần Hữu Danh, Cần Thơ.
2. Http://www.codientu.org.
3. Http://banlinhkien.vn
4. Http://diendanti.com
5. />do-lux-id20.html