THƯ VIỆN
ĐẠI HỌC THUỶ SẢN
.Đ
330.15
Đ 250
HÍNH TRỊ QUỐC GIA Hồ CHÍ MINH
PHÂN VIỆN HÀ NỘI
IOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỂ CƯƠNG TẬP BÀI GIẢNG
LỊCH SỬ Tư TƯỞNG KINH TÊ
( SÁCH THAM KHẢO)
I HI 'tEN DAi HOC THUY SAN
mCC'Hỷ ¿ ạ * ¿ Ã ¿ ế * v é i
t&u' íUện củ a CÁÚ*Ỷ ta
333.04
Mã số:
CTQCT - 2000
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÓ CHÍ MINH
PHẲN VIỆN HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỂ CƯƠNG TẬP BÀI GIẢNG
LỊCH SỬ Tư TUỒNG KINH TÉ
( SÁCH THAM KHẢO)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Nghiên cứu, tìm hiểu có hệ thông các tư tưởng kinh tế,
các học thuyết kinh tế theo dòng lịch sử từ thời cổ đại đến
nay, thấy rõ được những thành tựu và những hạn chế của các
học thuyết này là cần thiết, nhằm tiếp thu tinh hoa của nhân
loại góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triên kinh
tế - xã hội nước ta ngày càng vững mạnh.
Đê có thêm tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên
cứu và giảng dạy trong các trường Đảng, Nhà xuâd bản
Chính trị quốc gia kết hợp với Khoa kinh tế chính trị Phân
viện Hà Nội thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
xuất bản cuốn sách Đề cương tập bài giảng Lịch sử tư tưởng
kinh tế, do tập thể tác giả: TS. Phạm Thị cần (chủ biên),
Th.s. Phan Doãn Ngụ, TS. Đỗ Quang Vinh, TS. Đoàn Khải,
TS. Lê Văn Phụng biên soạn.
Cuốn sách gồm bảy bài:
Bài I: Tư tưởng kinh tế cổ đại và phong kiến
Bài II: Các học thuyết kinh tế tư sản trưốc Mác
Bài III: Các học thuyết kinh tế tiểu tư sản và chủ nghĩa
xã hội không tưởng ở phương Tây thế kỷ XIX
5
Bài IV: Học thuyết kinh tê của Mác
Bài V: Tư tưởng kinh tê của Lênin
Bài VI: Các học thuyết kinh tế tư sản hiện đại
Bài VII: Trường phái thể chế.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc và mong nhận được
ý kiến phê bình để lần xuất bản sau được tốt hơn.
Tháng 7 năm 2000
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
6
BAI I
T ư TƯỞNG KINH TẾ
CỔ ĐẠI VÀ PHONG KIẾN
I- T ư TƯỞNG KINH TẾ c ổ ĐẠI
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chung
của tư tưởng kinh tế cổ đại
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Chế độ nô lệ là hình thái kinh tế - xã hội đầu
tiên có đối kháng giai cấp. Vì vậy, các tư tưỏng
kinh tế phản ánh quá trình xác lập và phát triển
chế độ nô lệ là những tư tưởng kinh tế đầu tiên
trong lịch sử các học thuyết kinh tế.
ở phương .Đông, chế độ nô lệ ra đời vào khoảng
4000 năm trưóc công nguyên với đặc điểm là chế
độ sỏ hữu tư nhân của chủ nô tồn tại song song vối
các công xã nông nghiệp. Hình thức nô lệ vì nợ là
phổ biến.
Dưới hình thức cổ điển, chế độ chiếm hữu nô
7
lệ đã tồn tại ở Hy Lạp và La Mã cổ đại từ 1000
năm trước công nguyên. So với phương Đông, sự
xác lập của nó diễn ra trong điều kiện phát triển
cao hơn của lực lượng sản xuất. Vì thế, quá trình
này tiến triển hầu như đồng thời với sự phát
triển của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ và cho
vay nặng lãi. Nó kéo theo sự thủ tiêu chế độ nô lệ
vì nợ và sự tan rã nhanh hơn của công xã. Những
đặc điểm này ảnh hưởng đến các tư tưởng kinh tê
cô đại.
1.2. Đặc điểm chung
Có thể khái quát nét đặc trưng của tư tưởng
kinh tế cổ đại ở những đặc điểm sau:
- Bảo vệ nền kinh tế tự nhiên chiếm hữu nô lệ.
Điều này thể hiện ở các mặt: bảo vệ chê độ tư
hữu của chủ nô; ủng hộ việc phân chia đẳng cấp;
coi nền kinh tê tự nhiên chiếm hữu nô lệ là tự
nhiên, vĩnh viễn.
- Những quan hệ hàng hoá - tiền tệ được xem
xét gắn liền với ý tưởng trao đổi ngang giá các vật
theo giá trị của nó, song chỉ đơn thuần theo kinh
nghiệm. Đại thương nghiệp và cho vay nặng lãi bị
lên án.
Những đặc trưng trên mang những hình thức
biểu hiện riêng ở phương Đông và châu Âu.
8
2. Tư tưởng kinh tế của phương Đông cổ đại
Do những điều kiện địa lý thuận lợi, các nước
phương Đông đã phát triển kinh tế, thống nhất về
chính trị và hưng thịnh về văn hoá rất sớm. Điều
đó làm cơ sở cho sự phát triển rất sớm các tư tưởng
kinh tế, đặc biệt từ thế kỷ XX đến thế kỷ XVII
trước công nguyên trở đi.
2.1. Tư tưởng kinh tế Ai Cập và Babilon thời cổ
Ai Cập
- Tư tưởng kinh tế đã thể hiện ngay từ thòi cổ
vương quốc (3000 năm trước công nguyên). Sự tồn
tại của nền kinh tê nhà thờ mà đặc điểm của nó là
kết hợp những đặc trưng của kinh tế công xã và
chiếm hữu nô lệ đã cho ta khái niệm về điều đó.
- Tư tưởng kinh tế Ai Cập cổ đại được thể
hiện tập trung trong "cách ngôn Ipuve", xuất
hiện vào thòi kỳ trung vương quốc (thế kỷ XX -
thế kỷ XVIII trước công nguyên). Những quan
điểm kinh tế độc đáo của nó đã phản ánh trực
tiếp mâu thuẫn giai cấp và kinh tế của Ai Cập
thời đó, cũng như quan điểm kinh tế của giai
cấp thông trị để bảo vệ lợi ích của mình, chống
lại những cố’ gắng muôn quay về với những
nguyên tắc của công xã.
9
Ớ Lưỡng Hà
- Biểu hiện sớm nhất của tư tưởng kinh tế
vùng Lưỡng Hà là những cải cách của Hoàng đế
Ưrucaghina (khoảng thế kỷ XXV trước công
nguyên). Trong những bảng chữ khắc còn giữ lại
được về những tuyên bô của ông, có thể thấy được
tư tưởng muôn để chế độ nô lệ cùng tồn tại với
công xã và điều hoà hai cái đó. Một mặt ông muôn
tăng cường một phần vị trí của công xã, mặt khác
ông không chủ trương xoá bỏ chê độ nô lệ mà chỉ
muốn tăng cường chế độ sở hữu các nhà thò nhò
việc thu hẹp chế độ sở hữu nô lệ tư nhân, vì kinh tê
của các đền thò còn giữ lại những tàn tích của các
quan hệ công xã.
- Phản ánh rõ rệt nhất tư tưởng kinh tê vùng
Lưõng Hà là Bộ luật Hamurapi (1792 - 1750 trước
công nguyên).
Triều đại Hamurapi là thời kỳ cực thịnh của
Nhà nước Babilon - Nhà nưốc chiếm hữu nô lệ cổ
đại lớn nhất ồ Lưõng Hà. Với 282 điều khoản được
tạc vào bia đá, Bộ luật của Hoàng đê Hamurapi
phản ánh khát vọng xoa dịu cuộc đấu tranh giai
cấp nhằm củng cố chế độ nô lệ. Chúng bảo vệ cơ sỏ
kinh tế của chế độ sồ hữu tư nhân, coi nó là không
gì lay chuyển nổi, xâm phạm đến nó sẽ bị trừng trị
nghiêm khắc. Việc phân chia xã hội thành nô lệ và
10
chủ nô được coi là hiện tượng vĩnh cửu, tự nhiên.
Quan tâm đến sự phát triển của quan hệ hàng hoá
- tiền tệ, bộ luật đề ra những quy định chi tiết cho
các giao kèo mua - bán. về cỡ bản, những điều
khoản đó có lợi cho kinh tế hàng hoá, đồng thòi
cũng chứng tỏ sự phát triển chưa đầy đủ của nó.
2.2. Tư tưởng kinh tếởẢn Độ
Các tư tưỏng kinh tê ỏ Ân Độ cũng hình thành
khá sớm. Minh chứng rõ ràng cho điều này là sự
xuất hiện bộ kinh Vệ đà - bộ kinh cầu nguyện cổ
được viết hàng nghìn năm trước công nguyên. Nó
phản ánh những quan điểm kinh tế thời kỳ tan rã
của chế độ công xã, bắt đầu hình thành chê độ nô
lệ và tư tưởng đẳng cấp thể hiện khá rõ.
- Hệ tư tưởng đặc trưng của xã hội chiếm hữu
nô lệ được phản ánh rõ rệt nhất trong các đạo luật
Mannu - một cuốn sách tập hợp những mệnh lệnh
tôn giáo mà người ta cho là của vị thủy tổ có tính
chất thần thoại của loài người để lại. Nó coi chế độ
nô lệ là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, thừa nhận
sự tồn tại của chế độ đẳng cấp và đã đề ra một
cách hoàn chỉnh những nguyên lý của chế độ đó.
- Nhà tư tưởng quan trọng nhất của Ân Độ cổ
đại là Kauchin Visnugypta, một mưu sĩ của vua
Chanđra I, tác giả của cuốn sách Artkhasatơra
11
(Khoa học và chính trị) được viết vào khoảng giữa
thê kỷ IV- III trưốc công nguyên - với tư cách là
cuôn giáo phạm cho nhà Vua. Mục đích của nó là
bảo vệ nhà nước chiếm hữu nô lệ. về mặt lý luận
kinh tê có những luận điểm đáng lưu ý:
+ Vấn đề "giá trị của vật" đã được đề cập đên.
Theo ông, sô lượng của giá trị được xác định bởi sô
lượng "ngày làm việc", còn tiền công được hình
dung trong sự tương ứng với kết quả lao động. Ong
phân biệt giá cả thị trường với giá trị và chỉ ra
rằng, sự cạnh tranh của người mua "đẩy giá của
hàng hoá lên, làm cho nó cao hơn giá trị thực tế".
Phải chăng, ông là một trong những bậc tiền bối
của học thuyết giá trị lao động?
+ Lợi nhuận thương nghiệp được ông gộp vào
giá cả hàng hoá như là "một món phí tổn khác
thêm vào".
+ Trong cương lĩnh kinh tế của mình, ông kêu
gọi nhà Vua phát triển lực lượng sản xuất, điều
tiết giá cả, tạo ra quỹ hàng hoá; ngân sách nhà
nước phải tuân theo bảng quyết toán tích cực:
"tăng thu và giảm chi".
2.3. Các tư tưởng kinh tế Trung Hoa cổ đại
Từ hàng ngàn năm trước công nguyên, Trung
Quốc đã đạt tới một trình độ văn minh vật chất và
12
tinh thần rất cao. Vì thế, trong lịch sử phương
Đông cổ đại, tư tưởng kinh tế Trung Quốc tỏ ra
thành thục nhất.
- Phản ánh rõ rệt nhất những đặc điểm của tư
tưởng kinh tế Trung Quốc thời cổ đại là những
quan điểm kinh tế của Khổng Tử (551 - 479 trước
công nguyên) được trình bày trong cuốn Luận ngữ
(Mạn đàm và nghị luận). Quan điểm kinh tế - xã
hội của ông mang tính mâu thuẫn. Ông cố sức thực
hiện nguyên tắc bình đẳng xã hội trong khi bảo vệ
chế độ nô lệ. Trong khi gắn mọi mâu thuẫn và tai
hoạ của đế quốc Trung Hoa vối sở hữu tư nhân,
ông vẫn mơ ước về một xã hội công bằng, một thế
giới đại đồng kiểu công xã, ông lại biện hộ cho sự
phân chia xã hội thành đẳng cấp và coi nó như là
điều được chúa trời và tự nhiên sắp đặt. ông coi
nguồn gốc của mọi của cải là lao động và sự giàu có
của quốc gia cần dựa trên sự giàu có của nhân dân.
Song, suy đến cùng ông quan tâm đến việc làm sao
cho sự giàu có của chủ nô tăng lên nhờ nhân dân.
Ông kêu gọi nhân dân làm việc nhiều hơn và tiêu
dùng ít hơn. Ông dạy các nhà cầm quyền biết cách
buộc nhân dân phải run sợ trước họ.
- Tư tưởng kinh tế Trung Hoa thời cổ thể hiện
đặc sắc nhất trong Quản tử luận - cuốn sách ra đời
vào khoảng thế kỷ IV - III trước công nguyên, thời
13
kỳ phát triển hơn nữa của chế độ nô lệ, của kinh tế
hàng hoá. Có thể nêu những quan điểm chủ yếu
của nó:
+ Thừa nhận sự tồn tại của các quy luật xã hội
nhưng cũng thừa nhận sự can thiệp rộng rãi của
nhà nước vào đời sống kinh tế để có thể hạn chế
ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên.
+ Lao động của nhân dân được tuyên bô" là
nguồn gốc sự hùng mạnh của quốc gia và cũng là
nguồn gốc của mọi thu nhập. Họ cho rằng, nhân
dân tạo ra thu nhập cho các doanh nhân và lợi
nhuận cho thương nhân. Song, luận điểm này được
sử dụng chủ yếu để đề cao đẳng cấp.
+ Đưa ra tư tưởng quan trọng về sự trao đổi
ngang giá xuất phát từ ý tưỏng công bằng xã hội.
+ Cho rằng vàng là thước đo các nguồn dự trữ
quốc gia và làm phương tiện lưu thông.
+ Đặc biệt là những lòi bàn về tính quy luật
của thị trường. Họ coi thị trường là nơi điều tiết tất
cả mọi hàng hoá. Họ nhận thức được tính quy luật
tự phát của thị trường về quy luật cung - cầu ảnh
hưởng đến giá cả.
+ Bác bỏ thuê trực thu, đề cao thuê gián thu
(thuế muôi, thuế sắt ).
+ Trong cương lĩnh kinh tế của mình, họ chủ
14
trương điều tiết giá cả các mặt hàng thiết yếu
(bánh mỳ) tạo lập các quỹ quốc gia, mỏ mang tín
dụng cho chủ ruộng đất. Theo họ, khi đó sẽ loại trừ
được khát vọng làm giàu của thương mại và các
làng quê sẽ bình an.
Những cuộc luận chiến gay gắt giữa các môn đệ
của Khổng Tử với phái Pháp gia (do Thương Ưởng
và Tang Cung Dương đại biểu) về thuế, về sự phát
triển của đại thương nghiệp, về giối hạn sự can
thiệp của nhà nước và tự do kinh doanh của tư
nhân đã cho thấy tư tưởng kinh tê Trung Hoa thời
cổ đại đã đi trước và nhìn rất xa vào tương lai.
3. Tư tưởng kinh tê của châu Âu cổ đại
Hy Lạp và La Mã là những nhà nước chiếm
hữu nô lệ ra đòi sớm nhất ở châu Âu. Vì vậy, tư
tưởng kinh tế cũng phát triển khá sốm, nhất là ở
Hy Lạp. Đáng chú ý là các quan điểm kinh tế của
các nhà tư tưởng sau:
3.1. ở Hy Lạp
- Kxênôphôn (khoảng 430 - 354 trước công
nguyên)
Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong
cuốn Phương châm trị gia, các quan điểm kinh tế
của ông được trình bày khá nổi bật, phản ánh khát
vọng của bọn chủ nô muốn sử dụng sự phát triển
15
của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ đê củng cô" nền
kinh tế tự nhiên. Vì vậy, một mặt ông xem xét hoạt
động kinh tế như là một quá trình tạo ra những
vật có ích. Về mặt này, ông là người đầu tiên chú ý
đến ý nghĩa của phân công lao động, đồng thời dạy
các chủ nô rằng: để làm giàu trong kinh doanh cần
có được phần dôi ra nhò thoả mãn tối thiếu nhu
cầu của nô lệ. Mặt khác, Kxênôphôn chỉ rõ mối liên
hệ giữa phân công lao động và phạm vi thị trường,
chỉ rõ giá trị trao đổi của sản phẩm bên cạnh giá
trị sử dụng của nó, song ông cho rằng, giá trị do
tính chất có ích của vật quyết định, ngoài ra nó còn
tuỳ thuộc vào việc biết sử dụng vật đó. Ông thừa
nhận ngoài chức năng phương tiện lưu thông và
tích trữ, tiền còn vận động với tư cách là tư bản.
Mác đánh giá Kxênôphôn có sự linh cảm tư sản.
- Platôn (427 - 347 trưỏc công nguyên)
Là nhà tư tưỏng lớn của Hy Lạp. Tư tưởng độc
đáo về kinh tế của ông được thể hiện trong cuốn
sách Chính trị hay nhà nước, trong đó vẽ nên một
nhà nước lý tưởng. Trong nhà nước đó, ông chia
toàn bộ dân cư thành ba đẳng cấp: các nhà bác học,
các chiến binh và các thần dân. Hai đẳng cấp đầu
hình thành bộ máy quản lý nhà nưóc. Họ không có
quyền có bất cứ sở hữu riêng nào, còn tiêu dùng
của họ có tính chất xã hội hoá. Được phép sở hữu
16
chỉ có tầng lớp thứ ba bao gồm những chủ ruộng,
thợ thủ công, thương gia. Ông không coi nô lệ là
công dân và gạt ra ngoài các đẳng cấp. Họ cùng với
đẳng cấp thứ ba có nghĩa vụ thoả mãn không hạn
chê tiêu dùng của hai đẳng cấp đầu.
Như vậy, khi đề ra nhà nước lý tưởng, ông
muôn đề cao chế độ nô lệ. Giai cấp tư sản ngộ nhận
một sô" quan điểm của ông là cộng sản và sử dụng
chúng để chông chủ nghĩa cộng sản khoa học.
- Điều đáng lưu ý là trong tác phẩm này,
Platôn đã chú ý đến việc giải thích mối liên hệ giữa
phân công lao động, thương nghiệp, tiền tệ và sự
tách ra của thương nhân. Mác đánh giá sự giải
thích này là thiên tài đối với thời đại đó. Nhưng
ông bảo vệ nền kinh tế tự nhiên chiếm hữu nô lệ
và muốn hạn chế chức năng của tiền chỉ ở phương
tiện lưu thông, trong khi nhìn thấy ở tiền là một
trong những nguyên nhân của sự thù địch trong xã
hội. Ông bác bỏ cho vay nặng lãi và đòi hạn chê lợi
nhuận thương nghiệp bằng cách hình thành giá cả.
- Arixtối (384 - 322 trước công nguyên)
Arixtốt là nhà tư tưởng kiệt xuất nhất của Hy
Lạp cổ đại trong rất nhiều lĩnh vực. về kinh tế,
ông có rất nhiều quan điểm và tư tưởng độc đáo:
+ Ông lý giải sự phân chia giai cấp trong chế độ nô
lệ bắt nguồn từ sự khác nhau tự nhiên của con người.
+ Thừa nhận "của cải chân chính" là tấ t cả mọi
giá trị sử dụng và hoạt động gắn liền với nó là hoạt
động kinh tế.
+ Lần đầu tiên phân tích giá trị trao đổi, giá trị
và đã vạch ra quan hệ ngang giá trong trao đổi.
Song, cái chung để so sánh đó là cái gì thì ông
không khẳng định (về điểm này Mác cho rằng, ông
đã tiếp cận đến học thuyết giá trị - lao động). Đồng
thòi, ông cũng chỉ rõ giá trị trao đổi của hàng hoá
là hình thái phái sinh của giá cả hàng hoá. Ông
vạch ra việc biến H - H thành H - T - H và kết
luận rằng, năm cái giường có thể so sánh bằng một
cái nhà, hoặc được xác định bằng một lượng tiền.
Song, ông sai lầm khi cho rằng, các hàng hoá trở
thành cái đo lường chính mình nhờ tiền tệ.
+ Ông phân biệt ba loại trao đổi:
• H - H: trao đổi tự nhiên.
• H - T - H: chu chuyển hàng hoá.
• T - H- T: đại thương nghiệp.
Hai loại đầu là hoạt động kinh tế, loại sau là
hoạt động sản xuất của cải. Ông phản đối loại này,
vì cho rằng nó trái với tự nhiên và có quan hệ đến
sự biển lận.
3.2. Ở La Mã
- Katôn (234 - 149 trước công nguyên)
18
Những quan điểm kinh tế của ông được thể
hiện trong các tác phẩm Nghề nông:
+ Chủ trương "chỉ tiêu ít hơn và kiếm lời nhiều
hơn".
+ Xem lợi nhuận thương nghiệp là sô" trội ra
trên giá trị (sai lầm).
+ Đặc biệt, ông dành nhiều sự chú ý đến vấn đề
tổ chức lao động của nô lệ trong điều kiện đôi
kháng giai cấp.
- Varôn (116 - 27 trước công nguyên) và
Kalimen (thế kỷ I trước công nguyên).
Trong các tác phẩm của mình, cũng như Katôn,
các ông ủng hộ và chú ý đến các biện pháp tô chức
lao động.
Tóm lại, xem xét các quan điểm kinh tê của các
nhà tư tưỏng cổ đại, có thể thấy mặc dù do những
hạn chế của lịch sử, những tư tưởng kinh tế của họ,
nhất là ở phương Đông đã khá trưởng thành, đặc
biệt là những ý kiến của họ về quan hệ hàng hoá -
tiền tệ đã tỏ rõ sự thiên tài và tính đặc sắc.
II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHONG KIÊN
1. Tư tưởng kinh tế thời trung cổ
- Chế độ phong kiến trên thế giới ra đời trong
những thòi gian khác nhau (Trung Quốc vào thế
kỷ II trước công nguyên; Tây Âu: thế kỷ V - VI).
19
Trong xã hội phong kiến, tôn giáo là hình thức tư
tưởng chiếm độc tôn nền sự phát triển của khoa
học nói chung và tư tưởng kinh tế nói riêng bị bóp
nghẹt dưới quyền lực của tôn giáo.
Nét đặc trưng chung của các tư tưởng kinh tê
thời kỳ này là coi chế độ phong kiến là tự nhiên,
thuận ý trời. Việc nghiên cứu quan hệ hàng hoá -
tiền tệ được chú ý nhằm bảo vệ lợi ích cho tầng lớp
quý tộc. Màu sắc tôn giáo bao trùm cả trong cách
diễn đạt các quan điểm kinh tế. Có thể nêu một sô"
tư tưởng chủ yếu:
1.1. Ở châu Á
Khu vực các nước Arập là nơi quan hệ buôn
bán phát triển hơn cả, vì thế tư tưởng kinh tế có sự
trưởng thành nhất định.
Nhà tư tưởng sáng chói nhất của chế độ phong
kiến thời đó là Ipnơkhanđun (1332 - 1406).
- Ông chú ý nhiều đến của cải dưới hình thái
hàng hoá và vạch ra luận điểm sâu sắc là "lao động
chứa đựng trong các sản phẩm được biểu lộ ra với
tư cách là giá trị". Từ đó cho phép ông rút ra kết
luận: "các sản phẩm của lao động mua được bằng
trao đổi ngang bằng theo giá trị", ông phân biệt
giá trị vối giá cả thị trường. Ông cho rằng, vàng và
bạc là sự kết tinh (hiện thân) giá trị của tất cả
20
những cái mà con người tạo ra bằng lao động của
mình. Rõ ràng, ông đã hiểu về giá trị của hàng hoá
khá sâu sắc.
- Lợi nhuận thương nghiệp được ông xem xét
đơn thuần theo kinh nghiệm là kết quả của việc
mua rẻ bán đắt.
- Lợi nhuận công nghiệp được ông giải thích là
do "những người giàu thuê một người nào đó, người
này không nhận được vật thay thế ngang giá với
lao động của anh ta". 0 đây, ông đã tiếp cận với
học thuyết giá trị thặng dư.
- Ông cho rằng, phương tiện hiệu nghiệm nhất
để đạt được sự phồn vinh của đời sống xã hội là
giảm quy mô thuế. Rõ ràng, ông quan tâm đến
những vấn đề của kinh tế hàng hoá, nhưng ông
vẫn muốn duy trì chế độ phong kiến.
1.2. ở Tây Ầu
Vì sự thể hiện đầy đủ nhất quan hệ phong kiến
là nhà thờ, do đó, tư tưởng kinh tế của các nhà "tôn
pháp học" là đáng quan tâm hơn cả.
- Tư tưởng trung tâm của họ là học thuyết về
"giá cả công bằng", coi nó như là sự sắp đặt của
chúa trời. Tuy nhiên, quan niệm về giá cả công
bằng trong những thời kỳ khác nhau cũng khác
nhau (có những biểu hiện không giông nhau).
+ Trong thời kỳ tiền trung cổ (thế kỷ VI đến
thế kỷ XI) quan niệm về giá cả công bằng là muôn
nói đến giá cả được so sánh bằng chi phí lao động.
21
Việc chiếm dụng lợi nhuận thương nghiệp và lợi
tức theo họ là vi phạm quy tắc trao đổi theo "giá cả
công bằng" và đòi hỏi nghiêm cấm đại thương
nghiệp và cho vay nặng lãi.
+ Vào thời kỳ sau (thế kỷ XIII - thế kỷ XIV)
thuyết giá cả công bằng được phát triển phù hợp
với việc bảo vệ lợi ích đẳng cấp. Đại biểu lớn nhất
của các nhà "tôn pháp học" lúc này là Tômát
Đacanh. Ông giối hạn việc trao đổi là hành vi
thuần tuý chủ quan - sự bình đẳng về lợi ích. Vì
thế, ồng cho rằng "nếu một đồ vật đem lại ích lợi
cho người này và thiệt hại cho người khác thì trong
trường hợp đó theo lẽ thường đồ vật bán được đắt
hơn giá trị vốn có của nó, vì sự thêm vào sẽ bồi
thường sự thiệt hại gây ra cho người bán do bị mất
đồ vật này".
- Lợi tức được ông giải thích như là tiền công
cho sự rủi ro hoặc như là "quà tặng hào hiệp" của
người đi vay.
- Địa tô theo ông là tiền trả cho chủ ruộng
những lao động quản lý của họ đối với những ngưòi
dưới quyền mình.
Một số nhà kinh tế tư sản đã viện đến sự giống
nhau bề ngoài và cho rằng, học thuyết của Mác về
trao đổi ngang giá là sự vay mượn ở các nhà "tôn
pháp học" để chống lại Mác. về điều này, Lênin đã
kịch liệt bác bỏ.
22
2. Những không tưởng xã hội cuối thời kỳ
trung cổ
2.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chung
Thế kỷ XV - XVII ở Tây Âu diễn ra quá trình
tan rã của chế độ phong kiến và sự xuất hiện chủ
nghĩa tư bản. Chủ nghĩa phong kiến suy tàn càng
bộc lộ tính chất ăn bám, thối nát của nó. Sự xuất
hiện của chủ nghĩa tư bản với những biện pháp
khốic liệt của tích luỹ nguyên thuỷ khiến người ta e
sợ và mong muốn tìm kiếm cách giải quyết khác
cho các vấn đề phát triển kinh tế. Từ đó nảy sinh
những không tưởng xã hội.
Đặc điểm chung của nó là vừa có tính chất
chông phong kiến, vừa chống chủ nghĩa tư bản, coi
chế độ tư hữu là nguyên nhân của mọi tai hoạ.
Trên cơ sỏ phê phán đó, hình dung một xã hội
tương lai tốt đẹp hơn. Song, lại tìm những phương
thức thực hiện nó thoát ly thực tế lịch sử.
2.2. Các đại biểu không tưởng xã hội chủ yếu và
lý thuyết của họ
- Tômát Morơ (Thomas More, 1478-1535).
Tômát Morơ là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc
và một nhà tư tưỏng sâu sắc của Anh.
Trong tác phẩm Utôpi (xuất bản 1516), ông đã
23
đưa ra sự phê phán sâu sắc với trình độ khái quát
cao chủ nghĩa phong kiến thối nát và cả chủ nghĩa
tư bản mới báo tin sự xuất hiện của nó bằng sự
kiện đẫm máu của cuộc cách mạng ruộng đất. Ong
chỉ rõ nguồn gôc sâu xa của mọi sự bất công, áp
bức bóc lột và cùng khổ là chế độ tư hữu. Đổ thoát
khỏi tình trạng đó, ông đề nghị xây dựng một chế
độ xã hội kiểu mới trong đó không có tư hữu, mọi
người bình đẳng với nhau, sản xuất có tính chất
công cộng tuy được phân bô" trong các phân xưởng
cá biệt, không có sự đốĩ lập giữa lao động trí óc và
chân tay, giữa thành thị và nông thôn, sản phấm
được phân phôi cho tiêu dùng cá nhân theo nhu
cầu. Chế độ chính trị mang tính chất cộng hoà. Nô
lệ vẫn được dùng để làm việc nặng nhọc, cơ sỏ kỹ
thuật của sản xuất vẫn là thủ công. Rõ ràng,
những mơ ước của ông đã thoát ly thực tế của thê
kỷ XVI. Vì vậy, nó mang tính chất không tưởng.
- Tômát Myntxe (Thomas Müntzer, 1490-1525).
Là nhà tư tưỗng sâu sắc và nhà cách mạng
nhiệt thành, người cổ vũ về tư tưỏng, đồng thòi là
một anh hùng của cuộc chiến tranh nông dân ở
Đức.
Trong khi phê phán xã hội phong kiến, ông đưa
ra cương lĩnh của mình muôn xây dựng một thiên
đường ngay trên trái đất. Đó là một chế độ xã hội
24
không có giai cấp, không có tư hữu tư sản, không
có chính quyền nhà nước đốĩ lập và xa lạ với các
thành viên trong xã hội V.V Để thực hiện cương
lĩnh của mình, ông đề nghị thành lập một liên
minh, mời quý tộc và vua chúa tham gia, nếu từ
chối sẽ bị thủ tiêu. Cái chết đã buộc ông bỏ dở con
đường cách mạng của mình.
Là người cùng thời với T.Morơ, nhưng ông đã đi
xa hơn Morơ và đã dựa trên cơ sỏ cách mạng để
tìm một giải pháp chín chắn hơn cho các vấn đề
kinh tế - xã hội. Song, ông vẫn không thoát khỏi
tính không tưởng khi coi sự sụp đổ của chế độ
phong kiến là sự tháng lợi của thiên đường trên
trái đất. Phát triển những ảo tưởng công xã của
nông dân đến cực độ, trong thiên đường đó, ông dự
kiến sẽ thủ tiêu chế độ tư hữu và thực hiện sự bình
đẳng, bác ái. Chính vì thế, ông đã thoát ly một
cách vô vọng khỏi thực tế lịch sử.
- Campanenla (Tomas Campanella, 1568-
1639).
Là nhà yêu nước, ông tích cực tham gia vào
cuộc đấu tranh cách mạng chông sự thống trị của
nền chuyên chính Tây Ban Nha ở Calabrơ. 27 năm
trong tù, ông vẫn hy vọng về một xã hội tốt đẹp
hơn. Trong cuốn sách Thành phố mặt trời được viết
25
trong tù ngục, ông phê phán gay. gắt chế độ phong
kiến ở Ý, chỉ rõ chính chế độ tư hữu là nguyên
nhân của mọi xấu xa đó. Đồng thòi, để nhân loại
đang đau khổ thấy viễn cảnh tương lai, ông phác
hoạ một chế độ xã hội của thành phô" trên một hòn
đảo Taprôban - trong đó không có chê độ tư hữu,
mọi người đều lao động và được phát triển hài hoà,
người nắm quyền do dân bầu ra. Ông hướng về
một nền kinh tê tự nhiên theo mô hình công xã
nông nghiệp. Trong xã hội đó, bọn quý tộc, thầy tu
vẫn còn có quyền lực nhất định. Trong khi mô tả
quốc gia không tưỏng đó, ông không nhìn thấy con
đường đi đến xã hội đó. Chính sự không tưởng đó
là mặt yếu của ông.
26