Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
BÀI TẬP NHÓM 3
Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh đánh giá cường độ cạnh tranh của
ngành du lịch Việt Nam. Liên hệ thực tiễn với ngành du lịch Đà Nẵng.
I. Khái quát về ngành du lịch Việt Nam và du lịch Đà Nẵng
Du lịch được coi là một ngành công nghiệp không khói, có vai trò rất lớn
không những trong việc phát triển nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân thông qua thu
hút du khách trong và ngoài nước mà còn góp phần gia tăng giá trị tài sản thương hiệu
quốc gia; đem lại lợi ích nhiều mặt cho các quốc gia; đặc biệt là các nước đang phát
triển.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về du lịch với sự đa dạng và phong
phú về cảnh quan thiên nhiên cũng như các di sản văn hóa; du lịch Việt Nam có đủ
các yếu tố để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Theo dự báo của Hội đồng Du
lịch và Lữ hành Thế giới giá trị đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch Việt
Nam sẽ tăng bình quân 6,1% hàng năm tính đến năm 2022 và đóng góp từ 5.3% - 6%
vào GDP. Tính đến tháng 8 năm 2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh
trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được
xếp hạng cấp tỉnh, được UNESCO công nhận có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới; có
30 vườn quốc gia, 400 nguồn nước nóng và đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển
trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp.
Việt Nam cũng là 1
trong 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Bên
cạnh đó là một nền văn hóa lâu đời với 4000 ngàn năm văn hiến; với 54 dân tộc anh
em đa dạng về màu sắc tín ngưỡng, phong tục tập quán và các lễ hội. Một số di sản
văn hóa phi vật thể được thế giới công nhận tại Việt Nam như Nhã nhạc cung đình
Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát
xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ).
Đà Nẵng là một thành phố biển nằm ở miền Trung Việt Nam, có vị trí gần như
là trung tâm khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Sở hữu rất nhiều
cảnh quan thiên nhiên đa dạng, Đà Nẵng không chỉ thu hút du khách với bãi biển dài
hơn 60 km, được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất
hành tinh, mà còn có rất nhiều cảnh quan ấn tượng như bán đảo Sơn Trà, khu du lịch
1
Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
Bà Nà Hills, danh thắng Ngũ Hành Sơn… Ngoài ra Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di
sản văn hóa nổi tiếng thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Không chỉ hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Đà Nẵng còn thu hút khách du
lịch bởi sự trong lành và yên bình: an ninh trật tự, không có người lang thang xin ăn,
không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe.
II. Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh đánh giá cường độ cạnh tranh
của ngành du lịch Đà Nẵng.
1. Đối thủ tiềm năng.
- Khái niệm: Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những doanh nghiệp hiện không cạnh
tranh trong ngành nhưng có khả năng gia nhập thị trường.
- Các rào cản gia nhập: Là các yếu tố làm cho việc gia nhập ngành khó khăn và tốn
kém hơn.
• Tính kinh tế của quy mô: Một khi các lợi thế về chi phí là đáng kể trong ngành
thì những người nhập cuộc phải ở vào tình thế, hoặc phải nhập cuộc với qui mô
nhỏ và bỏ mất lợi thế về chi phí, hoặc phải chấp nhận mạo hiểm để nhập cuộc
với qui mô lớn và chịu chi phí vốn lớn. Và rủi ro hơn nữa có thể đến với người
nhập cuộc qui mô lớn đó là khi nguồn cung sản phẩm tăng lên sẽ làm giảm giá
điều đó gây ra sự trả đũa mãnh liệt của các công ty hiện tại. Như vậy khi các
công ty hiện tại có được tính kinh tế về qui mô thì đe dọa nhập cuộc giảm đi.
• Chuyên biệt hóa sản phẩm: Chú trọng xây dựng thương hiệu cho từng loại hình
sản phẩm, dịch vụ cụ thể mà không hoà lẫn với bất kỳ ngành nào. Doanh
nghiệp thường cạnh tranh bằng cách cải tiến tính năng của sản phẩm, ứng dụng
các tiến bộ mới trong quy trình sản xuất hoặc đối với chính sản phẩm.
• Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu: Vốn đầu tư ban đầu để cho doanh nghiệp có thể
xâm nhập vào thị trường mới, cùng với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
duy trì và phát triển thương hiệu.
2
Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
• Chính sách của chính phủ: Vai trò chính của chính phủ trong thị trường là duy
trì cạnh tranh công bằng và lành mạnh thông qua các hành động chống độc
quyền. Tuy nhiên, chính phủ vẫn hạn chế cạnh tranh thông qua việc chấp nhận
độc quyền và ban hành các quy định.
Theo các rào cản gia nhập trên, thì các doanh nghiệp trong tương lai muốn kinh
doanh du lịch ở Đà Nẵng là điều rất dễ có thể xảy ra.
Vì vậy, du lịch Đà Nẵng phải đối diện với sự thâm nhập của đối thủ cạnh tranh
là do:
• Tỉ xuất lợi nhuận biên trong ngành cao
• Nguồn cung trong ngành không đủ
• Không có quá nhiều rào cản thâm nhập
• Tiềm năng phát triển trong tương lai cao
• Khả năng tạo lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ
du lịch tồn tại
Hiện nay, Đà Nẵng có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Theo số liệu
thống kê, năm 2004 ở Đà Nẵng chỉ có 67 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành, trong
đó, 42 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, thì tới hết quý 1-2013, đã có tới 134 đơn vị
hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó, 81 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành quốc
tế. Như vậy có thể thấy rằng, rào cản gia nhập ngành du lịch ở Đà Nẵng là không lớn,
không những vậy, Đà Nẵng lại là vùng có những lợi thế mạnh về du lịch cả về du lịch
biển, núi và các trung tâm vui chơi giải trí. Lượt khách du lịch đến Việt Nam hay Đà
Nẵng qua các năm đếu tăng lên đáng kể, vì vậy các doanh nghiệp ngoài ngành cũng
như các doanh nghiệp quốc tế có cơ hội tham gia dịch vụ kinh doanh du lịch tại Việt
Nam cũng như tại Đà Nẵng.
Đây sẽ là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du
lịch tại Đà Nẵng hiện tại, làm cường độ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp trong
3
Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
ngành sẽ tăng lên, giảm thị phần của các doanh nghiệp hiện tại trong ngành điều này
có thể dẫn đến những tác động trái chiều với ngành du lịch Đà Nẵng.
2. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
a, Mức độ tăng trưởng ngành:
Trong 10 năm qua, hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết quả
nhất định. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng
trưởng bình quân trong 10 năm qua (2004 - 2013) là 19%; trong đó, khách quốc tế
13%, khách nội địa 21%. Năm 2004, thành phố đón khoảng 650 ngàn lượt khách và
tới năm 2013 đón khoảng 3 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ du lịch
trong 10 năm qua là 24%. Thu nhập từ hoạt động du lịch năm 2004 là 814 tỷ đồng và
đạt khoảng 6.500 tỷ đồng năm 2013.
Đánh giá: đây là một mức tăng trường hấp dẫn, thu hút các đối thủ tiềm năng
và giữ chân các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
b, Đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ của ngành du lịch Đà Nẵng:
Những sản phẩm du lịch độc đáo đang là chiêu hút khách của ngành du lịch
thành phố Đà Nẵng hiện nay: Du lịch bằng trực thăng, Lễ hội pháo hoa, Cáp treo Bà
Nà (Bana Hill), Lặn biển ngắm san hô, Du lịch biển, Du lịch tâm linh…
Ngoài ra còn có một hệ thống các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng phục vụ các du
khách trong toàn bộ quá trình du lịch .Ngành du lịch Đà Nẵng không chỉ đa dạng về
các loại hình sản phẩm có sự khác biệt hóa cao, mà chất lượng của các loại hình dịch
vụ cũng có sự khác biệt mang lại cho du khách những cảm nhận rất riêng và độc đáo.
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến môi trường cạnh tranh trong ngành du lịch
Đà Nẵng tăng lên trong những năm dần đây.
Đặc điểm chính của các sản phẩm/ dịch vụ ngành du lịch Đà Nẵng:
• Đa dạng về cảnh quang thiên nhiên: Đà Nẵng là một thành phố biển với bãi
biển dài hơn 60 km. Với bãi biển đẹp, trải dài thoai thoải và cát trắng miên
man, Biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi
biển quyến rũ nhất hành tinh. Không chỉ trứ danh bởi những bãi biển đẹp,
Đà Nẵng cũng mang nét hấp dẫn riêng biệt bởi vị thế tựa lưng vào dải
Trường Sơn hùng vĩ, lại có bán đảo Sơn Trà vươn ra biển. Nhờ vậy, Đà
Nẵng có con đèo Hải Vân được mệnh danh "thiên hạ đệ nhất hùng quang"
4
Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
với cảnh quang nhìn ra biển vô cùng ngoạn mục và những khúc lượn hiểm
trở. Đà Nẵng còn có thương hiệu du lịch Bà Nà Hills. Bà Nà nằm về phía
Tây thành phố còn hướng về phía Đông Bắc, du khách tiếp tục khám phá
bán đảo Sơn Trà - khu rừng giữa thành phố với hệ động thực vật phong phú,
với những bãi tắm hoang sơ mấp mô ghềnh đá. Rồi ngược về Đông Nam lại
là danh thắng Ngũ Hành Sơn, không chỉ chứa đựng vẻ đẹp thiên nhiên mà
còn có bề dày giá trị văn hóa và tôn giáo.
• Môi trường sống thân thiện và sôi động: Là thành phố trẻ từng liên tục giữ
thứ hạng cao nhất nước về tốc độ phát triển kinh tế nhưng Đà Nẵng vẫn duy
trì tốt an ninh trật tự, không có người lang thang xin ăn, không có người
nghiện ma túy trong cộng đồng và rất hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe. Đó
là lí do mà du khách hoàn toàn thoải mái và yên tâm khi đi dạo khắp thành
phố. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang đưa các hoạt động giải trí vào du
lịch: trải nghiệm cảm giác đêm Đà Nẵng trên phố du lịch Bạch Đằng,
thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, tham gia
các hoạt động vui chơi giải trí sau 24h.
• Dễ tiếp cận: Đà Nẵng có sân bay quốc tế với công suất 6 triệu khách/năm và
hiện có nhiều đường bay trực tiếp quốc tế. Cảng nước sâu Tiên Sa là nơi
thường xuyên tiếp nhận du thuyền cao cấp, đưa du khách đến với Đà Nẵng.
Đà Nẵng còn là trạm dừng chính của các tuyến xe lửa và xe khách.
c, Các rào cản rút lui khỏi ngành Du lịch Đà Nẵng:
Một trong những rào cản rút lui khỏi ngành du lịch Đà Nẵng lớn nhất đó chính
là yếu tố lịch sử cội nguồn,lịch sử ngành, quan hệ cộng đồng khiến cho các doanh
nghiệp không muốn rút lui khỏi ngành. Mặt khác còn có rào cản về công nghệ và vốn
đầu tư, do cơ sở vật chất hạ tầng cũng như giao thông, công nghệ… đầu tư cho ngành
du lịch Đà Nẵng là rất lớn. Vì vậy, nếu muốn bỏ ngành, buộc các doanh nghiệp bỏ phí
cơ hội giá trị của các tài sản này.
d, Mức độ tập trung của ngành:
Cấu trúc của ngành Du lịch Đà Nẵng là cấu trúc phân tán. Có rất nhiều doanh
nghiệp hoạt động nhưng không có doanh nghiệp nào đủ khả năng chi phối các doanh
nghiệp còn lại.
e, Các chi phí chuyển đổi:
Chi phí chuyển đổi là rất cao, do đặc trưng của ngành là một hệ thống liên quan
gắn kết chặt chẽ với nhau, các chi phí gắn liền với nhau tập hợp lại là rất lớn.
5
Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
f, Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh:
Có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành du lịch Đà Nẵng, do
đó tính đa dạng của đối thủ cạnh tranh rất cao, điều đó làm gia tăng cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp hiện tại trong ngành.
3. Quyền thương lượng của Nhà cung ứng và Khách hàng
a, Nhà cung ứng
- Tích cực
• Nơi tham quan ở Đà Nẵng bao gồm các yếu tố tự nhiên sẵn có và các công
trình được xây dựng với sự phục vụ của các nhân viên. Tiện nghi ở đây là hệ
thống khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, phương tiện, quán ăn, trong hoạt động
cung ứng cho du khách. Mặt khác, các nhà cung ứng luôn cố gắng đào tạo nhân
viên để đem đến sự thoả mãn nhất định cho du khách. Thái độ niềm nở, thân
thiện, lịch sự, tận tình của nhân viên, hướng dẫn viên là điều mà các nhà cung
ứng du lịch Đà Nẵng luôn hướng tới để có thể đem đến tối đa sự thoả mãn cho
du khách trong và ngoài nước. Du khách đặt chân đến Đà Nẵng phân thành hai
nhóm: nhóm có nhu cầu cao về sự đa dạng, sẵn sàng chấp nhận giá cao, yêu
cầu cao về chất lượng và nhóm có nhu cầu thấp vè sự đa dạng, quan tâm nhiều
đến giá, dễ tính về chất lượng dịch vụ. Nhà cung ứng sử dụng nhân tố này để
kiểm soát sự tác động nguồn khách hang.
• Về chính sách giá vé, nhà cung ứng của ngành du lịch Đà Nẵng đã luôn cố
gắng đưa ra mức giá cạnh tranh, thường có những chính sách khuyến mãi trong
mùa du lịch để thu hút du khách. Luôn đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho du
khách khi đến mảnh đất tiềm năng này cũng là mục tiêu của họ. Về phương
tiện đi lại, nhà cung ứng luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho du khách, giá
cả phù hợp. Hệ thống nhà ăn, nhà hàng, khách sạn, luôn là vấn đề ưu tiên tại
nơi này để thoả mãn tâm lí du khách.
• Điểm thu hút du khách hơn nữa là Đà Nẵng đã làm thẻ đa năng cho khách đến
thăm. Thẻ đa năng Danang Pass được phát hành dành riêng cho du khách khi
đến Đà Nẵng tích hợp tất cả thông tin về các điểm vui chơi, giải trí, tham quan,
ăn uống, lưu trú trên địa bàn thành phố, đồng thời là phương tiện thanh toán
điện tử thay cho tiền mặt. Cạnh đó, thành phố còn tiến hành dự án phủ Wifi
6
Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
toàn khu vực nội đô, đây là một điểm khác biệt lớn của Đà Nẵng so với các
thành phố khác tạo dấu ấn đặc biệt cho khách du lịch.
- Hạn chế:
• Tuy số lượng khách sạn và nhà nghỉ ở Đà Nẵng phát triển khá nhanh và nhiều,
nhưng thực tế cho thấy đa số khách sạn nằm bên bờ biển, vị trí được coi là lý
tưởng để nghỉ dưỡng và tắm biển lại không dành cho những du khách bình dân
bởi giá cả khá đắt đỏ. Những vị khách ít tiền chỉ có cách lưu trú trong những
nhà nghỉ hoặc khách sạn bên trong thành phố, chấp nhận việc phải đi lại xa hơn
và tận hưởng kém thoải mái hơn.
• Cung cách phục vụ chưa chuyên nghiệp, vẫn còn tồn tại hiện tượng chèo kéo
du khách làm mất đi hình ảnh đẹp và cảm nhận tích cực về TP. Đà Nẵng trong
mắt du khách, nhất là khách du lịch nước ngoài.
Ví dụ: Khi bạn bước xuống taxi, tài xế thường xuyên không mang theo
tiền lẻ để trả lại cho khách. Dần dần, chính các tài xế hình thành thói quen
không cần phải “thối lại” tiền lẻ. Khi bị hỏi, tài xế điềm nhiên mở ví ra và bảo
không có tiền lẻ Cạnh đó, hệ thống các nhà vệ sinh công cộng “bình dân”
cũng là một điểm trừ trong mắt khách quốc tế.
• Phương tiện vận chuyển thiếu sự linh hoạt, hệ thống giao thông để phục vụ nhu
cầu đi lại du khách trong và ngoài nước vẫn chưa phát triển xứng tầm khu vực
và quốc tế. Cụ thể là sân bay Đà Nẵng còn hạn chế về năng lực tiếp nhận và kết
nối với các trung tâm du lịch trong khu vực và trên thế giới; Đà Nẵng vẫn chưa
có cảng du lịch.
• Cùng với chất lượng dịch vụ chưa cao, Đà Nẵng còn chưa có sản phẩm du lịch
đặc thù, tạo sự khác biệt so với các vùng miền khác trong cả nước. Bên cạnh
đó, thành phố cũng chưa có những những điểm vui chơi giải trí, những trung
tâm dịch vụ tương xứng với vai trò là một trung tâm du lịch của khu vực miền
Trung nói riêng và cả nước nói chung.
• Mặc dù lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đang tăng nhanh qua các năm nhưng
nguồn nhân lực để phục vụ cho sự phát triển này vẫn chưa tương xứng và mang
tính chắp vá cả về số lượng và chất lượng. Hiện tổng lượng lao động ngành du
lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng gần 14.000 người song tỉ lệ lao động được đào
7
Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
tạo đúng chuyên môn về du lịch chỉ chiếm 40,6%. Đáng lưu ý hơn, số lao động
có trình độ ngoại ngữ chỉ chiếm 38% trong tổng số lao động du lịch trên toàn
TP. Theo thống kê, hiện các trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch
tại Đà Nẵng chỉ đáp ứng khoảng 1/5 yêu cầu so với thực tế. Bởi vậy, các đơn vị
du lịch phải tìm đủ mọi cách để tuyển đủ nhân viên, kể cả lao động chưa từng
qua đào tạo. Điều này tất yếu dẫn đến hệ lụy khác là chất lượng phục vụ du
khách bị giảm và nghiễm nhiên nhu cầu nghỉ ngơi của du khách chưa được
thỏa mãn tốt nhất.
• Việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến quảng bá du lịch còn manh mún, nhỏ lẻ.
Đây thực sự là áp lực lớn đối với doanh nghiệp lữ hành mà nếu không giải
quyết được, Đà Nẵng sẽ “mất điểm” trong mắt du khách.
b, Khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng luôn tạo ra áp lực về giá cả, chất
lượng sản phẩm, dịch vụ đi theo của doanh nghiệp. Chính họ điều khiển áp lực cạnh
tranh ngành thông qua quyết định mua hàng.
Ước tính tổng lượng khách đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng trong năm 2012
đạt hơn 2.6 triệu lượt, tăng 12% so với năm 2011 và đạt 103% kế hoạch đề ra. Trong
đó khách quốc tế ước đạt 631.000 lượt, tăng 18%; khách nội địa ước đạt hơn 2 triệu
lượt, tăng 10%; thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 6.000 tỉ đồng, tăng 36%
so với năm 2011 và đạt 119% kế hoạch. Tuy nhiên, phần lớn du khách đến Đà Nẵng
đều là khách nội địa, trong khi lượng khách quốc tế tăng rất ít. Theo Sở VH-TT&DL
Đà Nẵng, 9 tháng của năm 2013, ước đạt hơn 2,5 triệu lượt khách đến thành phố, tăng
19,6% so với cùng kỳ. Trong đó khách nội địa 1,9 triệu lượt (tăng 20%), trong khi
lượng khách quốc tế chỉ đạt hơn 555 nghìn lượt (tăng 16%) so với cùng kỳ. Nguyên
nhân là do Đà Nẵng chưa có một trung tâm mua sắm đúng nghĩa hay các dịch vụ giải
trí để phục vụ du khách vào ban đêm.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng đang thiếu một công nghệ du lịch hoàn thiện. Mục đích
của ngành du lịch bất cứ nước nào đều là "thu hút thật nhiều khách, làm cho khách ở
lâu hơn và chi tiêu thật nhiều tiền". Nhưng bình quân một du khách đến Đà Nẵng chỉ
tiêu khoảng 700 nghìn đồng/ngày. Đà Nẵng nổi tiếng là một thành phố hiện đại, sạch
8
Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
sẽ, quy củ, nhưng cũng nổi tiếng là một thành phố “đi ngủ sớm”. Chỉ đến 9h tối là hầu
hết các cửa hàng, dịch vụ mua sắm, khu vui chơi giải trí, rạp chiếu phim… đã đóng
cửa. Có chăng chỉ còn vài cửa hàng café, phòng trà, bar và quán nhậu còn mở cửa
muộn hơn nhưng cũng không quá 24 giờ hằng ngày. Vậy nên nếu ở lại Đà Nẵng vào
buổi tối, ngoài việc đi ăn tối, xem cầu Rồng phát sáng và phun lửa và nước (nếu may
mắn đến vào dịp cuối tuần) thì du khách chỉ còn cách lượn một vòng qua các phố
phường của thành phố rồi…về khách sạn nghỉ. Có muốn tiêu tiền cũng không biết tiêu
gì và ở đâu.
Ví dụ: Du khách nước ngoài có đặc điểm là lưu trú nhiều ngày khi đến đi du
lịch và rất thích các hoạt động giải trí vào ban đêm nhưng Đà Nẵng lại thiếu điều đó.
Đối với những du khách đến từ phương Tây, nơi có múi giờ chênh lệch hoàn toàn với
Việt Nam thì đó quả là một cảm giác không hề dễ chịu bởi với họ thời điểm sau 24
giờ mới là lúc lý tưởng để vui chơi và khám phá. Điều này giải thích vì sao nhiều du
khách đến Đà Nẵng vẫn thường chọn những tour ngắn ngày, hoặc chỉ dừng lại Đà
Nẵng như một điểm trung chuyển giữa 2 thành phố du lịch nổi tiếng là Huế và Hội
An.
4. Sản phẩm, dịch vụ thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu
cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Trong ngành du lịch cũng vậy với tiềm năng du lịch của Viêt Nam hiện nay
ngày càng tăng lên thì giá thành hướng tới một tour du lịch cũng là trở ngại với nhiều
người. Bởi thế những người có thu nhập thấp hơn có thể chọn lựa một hình thức khác
ngoài việc đi du lịch vơi chi phí thấp hơn.
Ngoài ra, một điều chúng ta không thể không nhắc đến là việc khách hàng sẽ
lựa chọn điều gì thay cho việc không đi du lịch. Tức là, khi một người có đủ khả năng
về tài chính để đến với Đà Nẵng nhưng họ lại không chọn hình thức đi du lịch mà thay
vào đó là họ dùng khoản chi phí tài chính đó cho các hoạt động khác như mua sắm, ăn
uống, vui chơi giải trí… tại một địa điểm khác mà không phải đi du lịch (Đà Nẵng).
Ví dụ: Dịch vụ du lịch Đà Nẵng 1 ngày 1 đêm của công ty Đà Thành Traver với
tổng chi phí là 1.400.000 VNĐ/người. Với tour du lịch 1 ngày 1 đêm như vậy thì
khoản tiền bỏ ra là khá lớn. Bởi thế nhiều khách hàng đã lựa chọn cho mình một tour
9
Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
du lịch khác so với chọn đia điểm du lịch là Đà Nẵng, giá hợp với túi tiền của từng
khách hàng như tour du lịch 2 ngày 1 đêm với lịch trình HÀ NỘI – SAPA – HÀ NỘI,
giá chỉ 1.750.000 VNĐ/người (theo Sapaluxury.com). Với lựa chọn này khách hàng
có thể có một tour du lịch khác với chi phí rẻ hơn nhiều so với du lịch Đà Nẵng. Đây
chính là một sản phẩm dịch vụ thay thế cho du lịch Đà Nẵng đồng thơi cũng là một
điều đáng lo ngại cho các công ty cung cấp dịch vụ. Đòi hỏi các công ty xem xét về
chi phí, giảm thiểu tối đa các loại chi phí đi đường để tìm khách hàng trên mọi lĩnh
vực.
5. Quyền thương lượng của các bên liên quan khác
a, Chính Phủ:
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định: “Đầu
tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”; xây dựng Đà
Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn và là một trong những trung tâm thương mại - dịch
vụ lớn của cả nước. Do đó, việc phát triển du lịch Đà Nẵng phải gắn với quy hoạch
phát triển tổng thể kinh tế - xã hội thành phố và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước,
liên kết chặt chẽ với du lịch miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, phát triển theo 3
hướng chính: phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và sinh thái; phát triển du lịch văn
hóa, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề và phát triển du lịch công vụ mua sắm,
hội nghị hội thảo (MICE).
Thành phố chú trọng nâng cấp, phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng
hình thành sản phẩm đặc trưng, có chất lượng cao. Về định hướng thị trường khách,
điều quan trọng là nghiên cứu, xúc tiến thị trường, xác định đối tượng khách chủ lực
của Đà Nẵng để có hướng đầu tư, khai thác thích hợp, cũng như thống kê, phân loại
khách du lịch theo từng loại hình (khách mua sắm, khách nghỉ dưỡng, khách tham
quan) để đáp ứng sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ khách du lịch tốt hơn.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác các thị trường du lịch nước ngoài, nhất là
khai thác khách thông qua việc mở đường bay trực tiếp. Đồng thời, tập trung đẩy
mạnh chiến dịch quảng bá, tuyên truyền xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp
dẫn, an toàn, thân thiện; xây dựng chiến lược và có kế hoạch khai thác tốt thị trường
khách nước ngoài qua tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây; khai thác lợi thế đô thị
10
Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
loại 1 và là trung tâm vùng trọng điểm kinh tế miền Trung - Tây Nguyên để xúc tiến
thị trường khách du lịch nội địa, khách du lịch MICE
b, Dân chúng:
Ngành du lịch Đà Nẵng tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây, đóng góp
phần lớn vào nguồn thu nhập của người lao động. Sự “phát triển bền vững” trong lĩnh
vực du lịch sẽ tạo ra những việc làm có năng suất, đem lại thu nhập xứng đáng, an
toàn cho người lao động, cho phép người lao động tự do bày tỏ nguyện vọng và công
bằng với tất cả mọi người. Thu nhập của người lao động từ ngành du lịch đóng góp
không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng đời sống nhân dân và xã hội.
Người dân Đà Nẵng thân thiện, trung thực. Nhiều du khách du lịch Đà Nẵng
không chỉ được đáp ứng các dịch vụ tốt mà còn cảm mến trước tấm lòng thân thiện
của người dân địa phương.
Ví dụ: “Có lần tôi bắt xe ôm về khách sạn. Khi đến nơi, tôi đưa tiền thì người
này không nhận, rồi họ nói không phải là xe ôm nên chỉ cho đi nhờ thôi. Thực sự tôi
rất ngạc nhiên trước tấm lòng mến khách của người dân Đà Nẵng”, anh Hiếu, một du
khách đến từ TP. Hồ Chí Minh cho biết. Hay là câu chuyện hy hữu của một chàng trai
khi đang leo núi khám phá trong tour du lịch mạo hiểm ở Sơn Trà thì bị chấn thương
đầu gối, ngay lập tức anh được hướng dẫn viên du lịch sơ cứu ban đầu trước khi
chuyển đến bệnh viện. “Tôi nghĩ cần có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên
nghiệp như vậy để nếu du khách có điều gì bất trắc xảy ra thì họ được hỗ trợ kịp thời”,
anh này nói.
Trên đường hướng tới mục tiêu vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - du lịch
động lực của miền Trung, dân chúng thành phố cũng bị tác động bởi những chính sách
địa phương hay chính sách của quốc gia, dần dần trở thành những công dân gương
mẫu, mẫu mực “có tiếng”, tối thiểu hóa những tệ nạn xã hội, những tiêu cực đời sống
chung, có vai trò quan trọng với sự phát triển của xã hội. Đó cũng là điểm khác biệt
của Đà Nẵng tạo nên sự thu hút khách du lịch.
c, Các bên liên quan khác
- Các công ty du lịch – lữ hành đóng vai trò cầu nối chủ chốt, đưa khách du lịch
đến với Đà Nẵng và truyền tải những thông điệp đến khách hàng. Họ sử dụng
11
Quản trị chiến lược 1408SMGM0111
các yếu tố tự nhiên và nhân tạo ở thành phố này nhằm đem lại sự thỏa mãn cho
khách hàng, đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận, danh tiếng cho công ty mình.
- Các hiệp hội thương mại, các công ty kinh doanh cũng dùng những phương
pháp như tài trợ, liên kết với các Lễ hội, danh lam thắng cảnh… ở Đà Nẵng để
đưa sản phẩm của công ty mình đến với tầm mắt khách hàng, hoàn thành mục
tiêu kinh doanh của mình.
III. Kết luận
Du lịch Đà Nẵng, ngay từ lúc xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đã đối
mặt bài toán phát triển đầy cạnh tranh. Nhiều chuyên gia kinh tế đã cho rằng, với
những tiềm năng và thế mạnh hiện có, việc Đà Nẵng xác định du lịch là ngành kinh tế
mũi nhọn là đúng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thành phố này đang trong tình
trạng khủng hoảng bởi nguồn thu từ khai thác quỹ đất giảm mạnh. Để du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đà Nẵng sẽ phải tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch
theo hướng chuyên nghiệp hơn. Việc bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ quản lý du lịch
cũng sẽ được chú trọng; từng bước chuẩn hóa nâng cao chất lượng; đẩy mạnh xã hội
hóa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm bảo
đảm tính chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động và phục vụ khách du lịch; xây dựng
môi trường du lịch văn minh, thân thiện và an toàn…
Với những thành tựu đạt được của ngành du lịch trong những năm qua, có thể
khẳng định ngành du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành
phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu hút đầu tư, nâng
cao vị thế, hình ảnh của Đà Nẵng. Tuy nhiên, những kết quả đạt được như hiện nay
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế về du lịch. Vì vậy, để du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, thực hiện theo những nguyên tắc về phát triển du lịch bền
vững, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng và đồng tâm nhất trí giữa các cơ quan quản lý Nhà
nước, doanh nghiệp, người dân thành phố và du khách trong việc triển khai các giải
pháp. Hy vọng trong tương lai không xa, Đà Nẵng sẽ thực sự trở thành thành phố du
lịch nổi tiếng không chỉ trong cả nước mà sẽ vươn ra tầm khu vực và thế giới.
12