Môn: Ngữ văn 7
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
CHUYÊN ĐỀ VỀ TỪ
Từ ếng Việt
Xét về mặt
cấu tạo
Xét về mặt
nghĩa
Xét về mặt
phạm vi sử
dụng
Xét về mặt
nguồn gốc
Đơn
Một
nghĩa
nhiều
nghĩa
Phức
Đồng
nghĩa
trái
nghĩa
Từ
địa
phương
Từ
toàn
dân
Từ
thuần
Việt
Từ
mượn
Thuật
ngữ
Bài tập 1:
Một từ có thể mang nhiều nghĩa.
Ví dụ: Từ “Chân trời” gồm các nghĩa sau:
1.Đường giới hạn của tầm mắt ở nơi xa 7t, trông tưởng như bầu trời ;ếp
liền với mặt đất(hay mặt biển).
2.Nơi chốn xa xăm.
3.Giới hạn xa tắp của nhận thức, phạm vi rộng lớn mở ra cho hoạt động.
Hãy xác định rõ trong các câu sau , từ “chân trời” mang nghĩa nào
trong ba nghĩa trên?
a. Nhắn ai góc bể chân trời,
Nghe mưa ai có nhớ lời nước non.
(Ca dao)
b. Cỏ non xanh rợn chân trời.
( Kiều - Nguyễn Du)
c. Những chân trời kiến thức mới đã mở ra trước mắt người thanh niên
khát khao học tập.
- Từ “chân trời” trong câu (a) dùng theo
nghĩa thứ 2.
-
Trong câu (b) dùng theo nghĩa thứ nhất.
-
Trong câu (c)dùng theo nghĩa thứ 3.
Bài tập 2:
Trong Di chúc Bác Hồ viết: “Khi
người ta đã ngoài bẩy mươi tuổi”.
Sau đó, Bác lại sửa lại: “Khi người
ta đã ngoài bảy mươi xuân”.
Thay chữ tuổi bằng chữ xuân.
Câu văn hay lên ở chỗ nào?
Bài 3:
Có hai câu ca dao rất đẹp về cảnh tát nước
đêm trăng:
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”.
Tại sao ở đây lại không nói là “Cô gái múc
nước” mà lại nói là “cô múc ánh trăng vàng”.
Hình ảnh cô gái “múc ánh trăng vàng ” gợi cho
em cảm giác gì về vẻ đẹp của lao động, của tâm
hồn người lao động?
Bài tập 4:
Tìm các từ Hán Việt trong đoạn văn sau; Việc sử dụng
từ Hán Việt có tác dụng gì?
….”Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã
đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây
dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế
độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ
Cộng hòa”.
(“Tuyên ngôn độc lập”- Hồ Chí Minh)