1 | P a g e
MỞ ĐẦU
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo nên một sức ép
lớn đối với môi trường. Trong sự phát triển kinh tế xã hội tốc độ đô thị hóa
ngày càng gia tăng . Hiện nay tính đến năm 2006 cả nước có 722 đô thị từ
loại đặc biệt đến loại 5, tổng số dân trên 25 triệu người bằng khoảng 27%
dân số cả nước với tổng lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý hoặc xử lý
chưa đạt tiêu chuẩn môi trường khá lớn. Nguồn nước thải này được xả trực
tiếp vào nguồn nước sông hồ và biển ven bờ. Báo hiệu hiện trạng môi trường
việt nam năm 2005 mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm ngày
càng trầm trọng. Đứng trước thách thức đó cần có biện phấp hựu hiệu để xử
lý nước thải bảo vệ nguồn nước. Luật bảo vệ môi rường Việt Nam năm 2005
nêu rõ “Các đô thị và khu dân cư phải có hệ thống công trình thu gom, xử lý
nước thải tập trung, hệ thống tiêu thoát nước mưa, hệ thống cơ sở thu gom,
tập kết xử lý, tái chế chất thải rắn…”
Trứơc tình trạng đó hầu hết các đô thị khu dân cư ở nước ta đã tiến hành
xây dựng các hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom xử lý nước thải tập
trung.
2 | P a g e
Trong quá trình thực tập tìm hiểu về nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
thành phố Buôn Ma Thuột, với hiểu biết của mình cùng những thông tin thu
thập được em làm đồ án tốt nghiệp với nội dung về hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020 và dự kiến mở rộng trong
tương lai.
Đề tài: “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố
Buôn Ma Thuột đến năm 2020 và dự kiến mở rông trong tương lai” được
thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện công nghệ xử lý nước thải cho Thành
phố, khắc phục giải pháp lâu dài về môi trường. Góp phần vào sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và cả
nước nói chung.
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC THẢI SINH HOẠT
3 | P a g e
1.1 Nguồn gốc đặc trưng nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước thải sau khi sử dụng cho các mục đích sinh
hoạt của cộng đồng như: tắm, giặt giũ, tẩy rữa, vệ sinh cá nhân, từ các khu
dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, các cơ sở dịch vụ và từ các
công trình công cộng khác.
Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số,
tiêu chuẩn cấp nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu,
tập quán sinh hoạt của người dân và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt của các khu dân cư đô thị thường là từ
100 – 200 l/người ngày đêm đối với các nước đang phát triển và từ 150 –
500 l/người. Ngđ đối với các nước phát triển. Hiện nay, nước ta tiêu chuẩn
cấp nước dao động từ 120 – 180 l/người ngày đêm. Đối với khu vực nông
thôn, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt từ 50 – 100 l/người ngày đêm. Thông
thường lượng nước thải sinh hoạt lấy bằng 90 – 100% lượng nước cấp cho
sinh hoạt. [1]
Lượng nước thải sinh hoạt tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng
phụ thuộc vào loại công trình, chức năng, số người tham gia trong đó. Tiêu
chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và công trình công cộng được nêu
trong bảng sau:
4 | P a g e
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và công trình công
cộng [1]
Nguồn nước thải Đơn vị tính Lưu lượng
(Lít /đơn vị tính.
Ngày)
Nhà ga, sân bay Hành khách 7,5 –15
Khách sạn Khách 152 –212
Nhân viên phục vụ 30 –45
Nhà ăn Người ăn 7,5 –15
Siêu thị Người làm việc 26 - 50
Bệnh viện Giường bệnh 473 –908
Nhân viên phục vụ 19 –56
Trường Đại học Sinh viên 56 –113
Bể bơi Người tắm 19 –45
Khu triển lãm, giải trí Người tham gia 15 -30
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ và hàm
lượng cặn lơ lửng lớn (hàm lượng chất hữu cơ chiếm 55% – 65% tổng lượng
chất ô nhiễm), giàu Nitơ và Phôtpho, chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có cả
những vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh. Mặt khác trong nước thải có
nhiều vi khuẩn hoại sinh góp phần phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm
môi trường nước.
Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt bao gồm: protein (20
– 30%); hydrat cacbon (30 – 40%) gồm tinh bột, đường, xenlulo; và các chất
béo (5 – 10%). Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó hoặc chậm phân hủy
5 | P a g e
sinh học. Nồng độ của chất hữu cơ trong nước thải dao động trong khoảng
150 – 450 mg/l. [6]
Thành phần nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước, đặc
điểm hệ thống thoát nước, chế độ xả, tiêu chuẩn thải nước và điều kiện trang
thiết bị vệ sinh của từng khu dân cư khác nhau.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được nêu trong
bảng sau
Bảng 1.2: Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư [6].
Các chỉ tiêu Đơn vị Thấp Trung
bình
Cao
Chất rắn lơ lửng Mg /l 100 220 350
Tổng BOD
5
mg/l 110 220 400
Tổng COD mg/l 250 500 1000
Tổng N (theoN) Mg /l 20 40 85
Tổng P mg/l 4 8 15
Clorua Mg /l 30 50 100
Sunfat Mg /l 20 30 50
Độ kiềm (theo CaCO
3
) Mg /l 50 100 200
Dầu mỡ Mg /l 50 100 150
Coliform N
0
/100 Mg /l 10
6-
10
7
10
7-
10
8
10
7-
10
9
Chất hữu cơ bay hơi
µ
G /l <100 100-400 >400
Trong quá trình sinh hoạt, con người xả vào hệ thống thoát nước một
lượng chất ô nhiễm nhất định, phần lớn là các loại cặn, chất hữu cơ, các chất
dinh dưỡng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn tiếp nhận. Ở nước dựa trên
Quy Chuẩn Việt Nam 14-2008 (QCVN14:2008) của Bộ Tài Nguyên Và Môi
6 | P a g e
Trường và Tiêu chuẩn xây dựng TCVN14 51 : 2008, tiêu chuẩn đưa ra
những đánh giá chung về tải lượng chất ô nhiễm tính cho một người dân đô
thị xả vào hệ thống thoát nước trong một ngày. Các thông số cơ bản về tải
lượng chất ô nhiễm được xác định ở bảng sau: tiêu chuẩn thải nước và lượng
chất ô nhiễm tính cho một người ở một số nước được trình bày ở bảng sau
Bảng1.3: Tải lượng chất ô nhiễm tính cho một người trong một ngày đêm [6
- 10]
Chỉ tiêu
Tải lượng chất ô nhiễm (g/người. Ng)
Các nước đang
phát triển
Gần gũi với Việt
Nam
Theo
TCXD
51 : 2008
Giá trị trung
bình
Theo TCXD
51 : 2008
Chất rắn lơ lửng (SS) 70 –145 60 - 65 60
BOD
5
(nước thải chưa
lắng)
- 65 65
BOD
5
(nước thải đã
lắng)
45 –54 30 - 35 35
COD 72 –102 50 50
Nitơ tổng cộng (TN) 6 –12 7 7
Photpho tổng cộng (TP) 0,8 –4,0 1,7 1,7
Clorua (Cl
-
) - 10 10
Chất hoạt động bề mặt - 2,0 –2,5 2,0
(*Theo khuyến nghị của WHO năm 1993 và EPA)
7 | P a g e
Nước thải sinh hoạt giàu các thành phần chất hữu cơ dễ chuyển hóa
sinh học, đây cũng là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Trong nước thải sinh hoạt tổng số Coliform từ 10
6
– 10
9
MPN/100ml, Fecal
Coliform từ 10
4
– 10
7
MPN / 100ml.
Tóm lại, nước thải sinh hoạt của đô thị, của khu dân cư, các cơ sở dịch
vụ và các công trình công cộng có khối lượng lớn, hàm lượng chất ô nhiễm
cao, chứa nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng và cả các vi sinh vật gây bệnh, đây
là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với nguồn nước.
1.1.2 Ô nhiễm môi trường từ việc xả nước thải sinh hoạt vào nguồn
nước
Nước thải sinh hoạt từ các đô thị khu dân cư chưa được xử lý hoặc xử
lý chưa đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận như Sông, Hồ, Biển sau thời
gian sẽ gây ô nhiễm Cho các khu vực đó. Mặc dù các nguồn tiếp nhân đó
vẫn có khả năng tự làm sạch sông nước thải sinh hoạt có các thành phần
vượt qua tiêu chuẩn thải cho phép, lưu lượng, hàm lượng chất ô nhiễm ngày
càng tăng, nên phần lớn chúng đã vượt qua khả năng tự làm sạch của nguồn
tiếp nhận, gây ô nhiễm cho khu vực tiếp nhận. Bên cạnh đó nước thải sinh
hoạt còn gây ô nhiễm cho con người, khu vực xung quanh.
Ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí
8 | P a g e
Nước thải sinh hoạt thải ra các nguồn tiếp nhận trước hết chúng làm
thay đổi lưu lượng dòng chảy. Do nước thải sinh hoạt lưu lượng hàng ngày
tương đối cao khi thải vào nguồn tiếp nhận làm tăng lưu lượng của nguồn.
Thay đổi đặc trưng tính chất nguồn tiếp nhận. Các thông số ô nhiễm
trong nước thải sinh hoạt khá cao cộng với thời gian dài làm thay đổi tính
chất, thành phần nguồn tiếp nhận làm cho nước vượt qua tiêu chuẩn cho
phép.
Nước thải ngấm xuống đất đi vào các tầng nước ngầm gây ô nhiễm cho
các mạch nước ngầm. Do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt
của người dân sống xung quanh.
Cặn lắng chứa phần lớn là chất hữu cơ nên dễ bị ô xi hóa sinh hóa làm ô
xi hòa tan trong nước bị giảm. Trong lớp cặn lắng phía dưới diễn ra quá
trình lên men sinh ra các loại khí như: CH
4
, H
2
S,…. Thoát ra , xâm nhập vào
nước, không khí gây mùi, làm nổi váng bọt trên bề mặt. Cặn lắng còn thay
đổi tiết diện dòng xả, thay đổi đáy sông hồ, cản trở dòng chảy.
Nồng độ o xi hòa tan trong sông hồ phía hạ lưu dòng chảy bị thay đổi
do tiêu thụ o xi vào quá trình ô xi hóa sinh hóa. Nó ảnh hướng xấu đến sự ổn
định của hệ sinh thái trong hồ. Các nguyên tố dinh dưỡng có trong nước thải
như: Ni tơ (N), photpho (P), Kali (K) và các chất khoáng khác khi vào nước
sẽ được phù du , thực vật nhất là tảo lam tiêu thụ tạo nên sinh khối trong quá
9 | P a g e
trình quang hợp. Sự phát triển đột ngột của tảo lam trong nguồn nước giàu
dinh dưỡng làm cho nước có mùi và độ màu tăng lên. Hiện tượng này gọi là
hiện tượng nước nở hoa trên mặt nước.
Tác động đến con người
Nước thải sinh hoạt là nguồn nước chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh vật
có hại, khi chúng không được xử lý thải vào môi trường sẽ là nguồn gây
bệnh cho con người và động vật.
Làm thay đổi tính chất, đặc trưng nguồn tiếp nhận ảnh hưởng đến nuôi
trồng đánh bắt thủy hải sản. Hiện tượng phú dưỡng làm nông cạn ao hồ, hủy
hoại sinh thái.
Ảnh hưởng đến nguồn nước mặt, nước ngầm đây là nguồn cung cấp
nước sinh hoạt của khu vực xung quanh.
Tạo nên váng, dầu nổi trên bề mặt, làm thay đổi màu nước nguồn tiếp
nhận, ô nhiễm không khí, gây mất cảnh quan khu vực.
Ngoài ra một số nguyên tố kim loại độc hại, chất độc hóa học sẽ ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người động thực vật.
1.2 HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC Ở VIỆT NAM
1.2.1 Tổng quan về quy mô đô thị ở việt nam
10 | P a g e
Năm 2010 dân số cả nước là trên 93 triệu người, dân số đô thị sẽ tăng
khoảng 1,14 triệu người/năm, tương ứng tỷ lệ tăng trưởng là 6% trung bình
năm, đưa tổng dân số đô thị cả nước lên 30,4 triệu người chiếm 33% số dân
cả nước. Đến năm 2020, dân số cả nước sẽ là 103 triệu người, trong đó dân
số đô thị là 46 triệu người, chiếm tỷ lệ 45% số dân cả nước, bình quân tăng
1,56 triệu người/năm. [10]
Đối với các đô thị lớn loại I, loại II như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Biên Hòa, Vinh,
Quy Nhơn,…và một số các thành phố loại III có vị trí quan trọng đối với
vùng hoặc cả nước, có sức thu hút đầu tư đối với trong nước và nước ngoài,
thì cơ cấu kinh tế đô thị được chuyển dịch theo hướng: dịch vụ và công
nghiệp với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ
thuật, đào tạo và là đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng, cả nước và
quốc tế. [10]
Sự nghiệp đô thị hóa ngày càng gia tăng đã góp phần tăng trưởng về
mọi mặt của đất nước. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đã gây phát sinh
những hệ quả về môi trường không nhỏ: nguồn nước bị ô nhiễm và ngày
càng trở nên nghiêm trọng do phải tiếp nhận khối lượng lớn nước thải chưa
được xử lý, gây mất cảnh quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
11 | P a g e
Mật độ dân số cao, sản xuất và dịch vụ ở các đô thị phát triển đồng
nghĩa với nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, ngoài nước thải còn phát sinh một
lượng lớn chất thải rắn, khí thải gây ô nhiễm đến môi trường tiếp nhận.
1.2.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước ở việt nam
Vấn đề tiêu thoát nước là một trong những quá trình đã hình thành
trong nội tại của tự nhiên. Cùng với sự hình thành và phát triển của các đô
thị, việc thoát nước tự nhiên đã bị tác động chủ quan của con người làm thay
đổi, dòng nước được định hướng chảy theo các công trình nhất định, hình
thành hệ thống thoát nước nhân tạo.
Hệ thống thoát nước hiện tại ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều là cống
chung. Vì vậy, tình hình thoát nước có thể tóm tắt qua một số đặc điểm sau:
Về mùa khô do lưu lượng nước thải quá nhỏ so với kích thước cống
nên vận tốc dòng chảy thấp. Các cửa cống lại luôn ngập trong nước vì thế
dòng chảy lại cũng rất khó khăn nên hiện tượng lắng cặn trong cống là phổ
biến, do đó công tác quản lý và vận hành mạng lưới thêm khó khăn.
Vào những trận mưa đầu mùa toàn bộ cặn lắng trong cống cuốn theo
dòng chảy, xả vào các hồ gây ô nhiễm đột xuất cho môi trường tiếp nhận.
12 | P a g e
Mặc dù các giếng tách nước mưa đều có cấu tạo chắn mùi nhưng về
mùa khô lại không phát huy được hiệu quả. Do vậy, cặn lắng đọng trong
cống bị phân hủy yếm khí tạo mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí.
Do chất lượng mặt đường đô thị chưa hoàn thiện nên đất cát theo
nước mưa, nước rửa đường trôi vào cống gây bồi lắng cặn hữu cơ và vô cơ
cản trở dòng chảy, gây khó khăn cho quá trình vận hành và xử lý.
Với hệ thống thoát nước là cống chung thì nước thải sinh hoạt hầu hết
chưa qua xử lý và nước mưa đều thoát theo hệ thống cống này rồi chảy về
trạm xử lý (nếu có) hoặc đổ vào các vùng nước mặt gần đó, gây rủi ro lớn
cho hệ sinh thái nơi tiếp nhận. Những khi mưa to, lưu lượng nước thải lớn,
nồng độ các chất ô nhiễm thấp. Ngược lại, vào mùa khô hoặc khi không có
mưa, tuyến cống chỉ vận chuyển nước thải với nồng độ chất ô nhiễm cao,
gây ảnh hưởng lớn đến chế độ vận hành của cống.
Mặt khác, phần lớn các hệ thống này đã được xây dựng từ vài thập kỷ
trước, chủ yếu là để giải quyết vấn đề thoát nước mưa và thường không
được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Bên
cạnh đó, việc xây dựng bổ sung được thực hiện một cách chắp vá và không
theo quy hoạch lâu dài, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị.
Do vậy, tình trạng ngập lụt ở các trung tâm đô thị vẫn xảy ra thường xuyên
13 | P a g e
khi có mưa lớn do các cống thoát nước bị quá tải hoặc bị tắc, hoặc không
được thiết kế thi công đúng kỹ thuật.
Những công trình thoát nước đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử
thoát nước của Việt Nam, đó là vào những năm 1870 tại thành phố Hồ Chí
Minh và năm 1905 tại Hà Nội. Theo sự phát triển, hệ thống thoát nước được
mở rộng cùng với sự tăng trưởng của các đô thị, hệ thống thoát nước ở các
đô thị đã hiện đại và chủ động hơn bằng cách trang bị mạng lưới thoát nước
rộng khắp với bơm thoát nước cưỡng bức.
Năm 2000, Việt Nam có khoảng hơn 10 đô thị có hệ thống thoát nước.
Tuy nhiên, năng lực thoát nước rất kém, với chiều dài đường ống khoảng
1.000 km. Phạm vi của hệ thống thoát nước còn rất hạn chế, tỷ lệ đường
cống phục vụ ở các thành phố lớn mới đạt 0,2m/người, các đô thị nhỏ chỉ là
0,04 – 0,06 m/người (mức trung bình ở các nước công nghiệp là 2m/người)
và mức độ bao phủ hệ thống chỉ đáp ứng được 40% dân số với đô thị lớn,
30% hoặc thấp hơn ở các đô thị nhỏ. [12]
1.2.3 Vấn đề xử lý nước thải đô thị ở việt nam
Tình hình vệ sinh trong các đô thị còn ở mức thấp, theo số liệu thống kê
của Bộ xây dựng, vẫn còn 10 – 20% dân số trong các đô thị lớn và khoảng
30 – 50% dân số trong các đô thị khác sử dụng hố xí thùng, hố xí hai ngăn
14 | P a g e
hoặc nhà vệ sinh công cộng. Ở các đô thị loại I và loại II, tỷ lệ số hộ có bể tự
hoại khoảng 50 – 80%, các đô thị còn lại tỷ lệ này chỉ ở mức 20 – 30%. [12]
Hiện tại, rất nhiều các đô thị trong cả nước đều đã có trạm xử lý nước
thải tập trung. Các bể tự hoại (bể phốt) vẫn đóng vai trò như một công trình
xử lý nước thải sơ cấp trong các đô thị. Hiện tại vẫn còn nhiều đô thị , khu
dân cư chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nước thải được thải trực
tiếp vào hệ thống sông ngòi, biển của khu vực.
Theo đánh giá của Cục bảo vệ môi trường, năm 2005 chất lượng nước
của các con sông tại thành phố Hồ Chí Minh như: sông Sài Gòn, sông Đồng
Nai, và hệ thống kênh rạch nội, ngoại thành: Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tây
Hủ - Bến Nghé, đang bị ô nhiễm chất hữu cơ, dầu và vi sinh ngày càng
nghiêm trọng hơn, thậm chí có nơi như kênh Tham Lương bị ô nhiễm hữu
cơ đến mức độ oxy hòa tan trong nước xuống đến mức bằng không (DO = 0)
và BOD
5
giảm 3,3 lần so với năm 2004. Một trong những nguyên nhân
chính gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt nói trên là do hệ thống tiêu
thoát nước thải của Thành phố đã được xây dựng trên 100 năm qua và việc
bố trí chức năng của hệ thống này còn nhiều bất hợp lý; hệ thống cống ngầm
trong nội thành dài đến 1.190km chia làm ba cấp có chức năng để thu nước
thải sinh hoạt của khoảng gần năm triệu dân nội thành hiện nay vào khoảng
600.000 m
3
/ngđ trong đó chỉ có 60% lượng nước thải trên được xử lý cục bộ
15 | P a g e
và cả nước mưa rồi thải trực tiếp ra kênh rạch thay vì phải quy hoạch riêng
việc thu gom xử lý nước thải sinh hoạt và nước mưa. Hơn nữa, hệ thống
cống ngầm của Thành phố do được xây dựng đã quá lâu, nay đã xuống cấp
nghiêm trọng nên năng lực hoạt động chỉ còn khoảng 50% so với thiết kế
ban đầu, làm cho nước thải thoát chậm gây ô nhiễm nhiều khu dân cư, nhất
là vào mùa mưa. Mặt khác, Thành phố cũng phải “hứng chịu” lượng nước
thải lên đến hàng trăm ngàn mét khối từ trên 31.000 cơ sở sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ và 64 bệnh viện, trung tâm y tế thải ra,
trong đó phần lớn nước thải chưa qua xử lý đã thải trực tiếp vào hệ thống
kênh rạch,…[13]
Cũng như thành phố Hồ Chí Minh, ở Hà Nội nguồn nước mặt ở các hồ
trong nội thành với chức năng xử lý sinh học nước thải cũng đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải của Thành phố. Thành phố hiện mới xây
dựng được một số trạm xử lý nước thải, được thu gom từ bộ phận xung
quanh Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, Chợ Kim Liên, Trạm Yên sở giảm thiểu
lượng ô nhiễm nước thải vào các hồ. Vấn đề cấp bách là Thành phố phải có
quy hoạch xây dựng những khu xử lý nước thải tập trung cho các khu dân cư
và cụm công nghiệp để từng bước giải quyết một cách triệt để tình trạng ô
nhiễm nói trên.
16 | P a g e
Tóm lại, đối với các đô thị Việt Nam hệ thống xử lý nước thải chủ yếu
vẫn là các trạm xử lý riêng cho một khu dân cư, cho mỗi Bệnh Viện, cho
từng cơ sở sản xuất, Nhà Hàng, Khách Sạn,…nhưng hầu hết hiệu quả xử lý
rất thấp, hệ thống hoạt động cầm chừng, và tình trạng thải thẳng không qua
xử lý vẫn còn khá phổ biến. Vì vậy việc lựa chọn giải pháp xử lý nước thải
thích hợp vẫn còn là một mối quan tâm của các cơ quan quản lý về cấp thoát
nước và vệ sinh môi trường.
1.3 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT
Buôn Ma Thuột là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất
khu vực Tây Nguyên. Thành phố Buôn Ma Thuột đã được Thủ tướng Chính
phủ quyết định nâng cấp từ đô thị loại III lên đô thị loại II vào ngày
28/02/2005, Đến năm 10/3/2010 trở thành thành phố loại I, Nơi đây là đô thị
hạt nhân của khu vực Tây nguyên
1.3.1 Khái quát về thành phố Buôn Ma Thuột
1.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý [17]
17 | P a g e
Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m.
Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350
km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh
quốc phòng cấp quốc gia
Hình 1.1: Bản đồ hành chính Buôn Ma Thuột
18 | P a g e
Trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở tọa độ địa lý 108
o
03’30” vĩ
độ Bắc, 12
o
41’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 26.260 héc ta, trong
đó:
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở vị trí giao thông thuận lợi. Về đường
không có sân bay Buôn Ma Thuột. Về đường bộ có đường quốc lộ 14, 26, 27
đi các tỉnh, có các đường tỉnh lộ đi các huyện và có đường giao thông thuận
lợi đi các xã, phường trong thành phố.
Địa hình
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở phía Tây Nam cao nguyên Buôn Ma
Thuột, vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên và thung lũng sông Sêrêpók nên
có địa hình đồi núi với chênh lệch cao độ khoảng từ 380 đến 520m so với
mực nước biển.
Toàn khu vực thành phố được nằm trên đỉnh đồi rộng, tương đối bằng
phẳng và thoải dần về phía Tây Nam. Toàn bộ khu vực được bao bọc bởi hai
thung lũng của hai con suối có bờ dốc đứng là: Thung lũng suối EaNioul về
phía Bắc và thung lũng EaTam về phía Nam.
19 | P a g e
Bao bọc phía Đông Nam nội thành là suối EaTam và một nhánh nhỏ
suối EaSia cắt ngang một phần hẹp và dốc đứng bên trong thung lũng rồi
chảy thẳng về phía Đông Nam thành phố.
Buôn Ma Thuột còn bị chia cắt bởi Thung lũng suối Đốc Hộc, phần đầu
thung lũng của con suối này nằm nối liền với trung tâm khu vực có mật độ
dân số lớn thuộc phường Tân Tiến.
Điều kiện khí hậu
Nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu gió mùa, một năm có hai
mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa nắng bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Các thông số về điều kiện khí hậu của thành phố Buôn Ma Thuột được
trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk (trạm Buôn Ma Thuột),
ghi nhận từ năm 2004 – 2006, như sau:
Nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ bình quân khoảng 24
o
C. Độ ẩm bình quân là
81%, cao nhất là 89%, thấp nhất là 71%. Về mùa khô không khí thường khô
hạn.
Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1.674 mm tập
trung vào mùa mưa (90%). Lượng mưa phân bổ không đều, ảnh hưởng lớn
đến sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân
20 | P a g e
1.3.1.2 Điều kiện kinh tế_ xã hội
Điều kiện kinh tế
Thành phố Buôn Ma Thuột hiện tại là đô thị loại I và là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội của khu vực Tây Nguyên. Thế mạnh chính của
Thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung là sản xuất
và chế biến các mặt hàng nông lâm nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu
như cà phê, cao su, ca cao, tiêu, chế biến gỗ , phát triển tiểu thủ công
nghiệp, thương mại, du lịch và kinh doanh dịch vụ.
Về kinh tế, tỷ trọng các ngành kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột
được thể hiện: Nông lâm nghiệp chiếm 53,0%, công nghiệp 10%, dịch vụ
22,0%. Tổng thu nhập bình quân đầu người 780 USD/năm.
Trong những năm tới, khi các cây công nghiệp mà chủ yếu là cà phê,
cao su là cây vẫn mang lại thu nhập cao khó có thể có sự thay đổi về cơ cấu
kinh tế và chắc chắn xu hướng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp chiếm vị
trí then chốt sẽ vẫn được tiếp tục. Tuy nhiên, về khía cạnh môi trường thì
điều này có thể làm xấu đi điều kiện môi trường khu vực đặc biệt về môi
trường nước, tốc độ khan hiếm nước nguồn và tốc độ ô nhiễm do phân hóa
học hiện tại đã cao sẽ tiếp tục cao hơn. Điều này có thể làm cạn kiệt nguồn
nước trong vùng và mức độ ô nhiễm vượt quá mức nguy hiểm.
21 | P a g e
Các tỉnh phía Nam và các tỉnh Gia Lai, KonTum qua tuyến Quốc lộ
14; tỉnh Khánh Hòa và các các tỉnh ven biển miền trung qua tuyến Quốc lộ
26; Đà Lạt qua tuyến Quốc lộ 27. Đường hàng không nối Đà Nẵng - Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh.
Dân cư - xã hội
Hiện trạng dân số: Theo số liệu thống kê của Ủy Ban Dân Số Gia Đình
và Trẻ em đến tháng 6/2006 dân số thành phố Buôn Ma Thuột là 322.228
nhân khẩu với 69.998 hộ. Khu vực thành thị chiếm 63,54%; Khu vực nông
thôn chiếm 36,46%;
Dự báo dân số: Theo quy hoạch phát triển thành phố Buôn Ma Thuột
đến năm 2025, dân số của thành phố dự kiến như sau: 2010: 350.000
người; 2025: 500.000 người;
Cấp-thoát nước: 80% dân số được dùng nước sạch với định mức 185
lít/người/ngày. Chuẩn đô thị loại 1 là 80% dân số dùng nước sạch với định
mức 120 lít/người/ngày. Ngoài ra Buôn Ma Thuột có hệ thống xử lý nước
thải do Đan Mạch tài trợ được đánh giá tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay mà
chưa có thành phố nào ở Việt Nam đạt được.
Do đặc điểm dân cư, tình hình sản xuất, kế hoạch quy hoạch chu đáo
nên trong thành phố chủ yếu là nhà ở của người dân, nhà hàng, khách san,
các khu dân cư, khu hành chính, …
22 | P a g e
Hầu như hoặc rất ít có các cơ sở sản xuất thủ công nhỏ lẻ, cũng như
các cơ sở sản xuất lớn. Điều này làm cho nước thải sinh hoạt của thành phố
ổ định hơn về đặc tính, cũng như các thành phần độc tính khác.
1.3.2 Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Buôn Ma
Thuột
1.3.2.1 Hệ thống thu gom nước thải
Hiện tại thành phố đã thực hiện xây dựng tách biệt hai hệ thống thoát
nước mưa và thoát nước thải. Hai hệ thống này hoàn toàn độc lập với nhau,
hệ thống thoát nước mưa là hệ thống đường ống hở được xây dựng dọc hai
bên các trục đường, nước mưa được thu gom sau đó chảy thẳng vào nguồn
tiếp nhận mà không qua xử lý. Hệ thống thoát nước thải là hệ thống đường
ống kín được đấu nối các hộ gia đình, công sở… sau đó tự chảy về nhà máy
xử lý nước thải sinh hoạt thành phố, trừ phường Tân Tiến có địa hình thấp
hơn trạm xử lý nên nước ở phường được tập trung lại trạm bơm sau đó được
bơm lên nhà máy xử lý.
Hiện tại hệ thống thu gom nước thải thành phố đã thực hiện đấu nối
được khoảng hơn 80% toàn bộ các khu vực trong thành phố, và đang đi vào
hoàn thiện trong thời gian tới. Hệ thống này đặt ngầm giữa các trục đường,
nước được dẫn về nhà máy bằng hệ thống đường ống chìm.
23 | P a g e
Nước thải từ các hộ gia đình, công sở, trường học được vận chuyển
(tự chảy) qua đường ống đặt dưới lòng đất về nhà máy xử lý tập trung.
Riêng phường Tân Tiến có địa hình thấp hơn nhà máy nên dùng bơm để đưa
nước về nhà máy. Trạm bơm Tân Tiến hoạt động liên tục, công suất của
trạm bơm Q =1000 m
3
/h (Sáu máy bơm hoạt động song song). Hiện tại thì
các máy bơm hoạt động luân phiên nhau, mỗi máy bơm chìm Q=167m
3
/h,
cột nước 28 m, số lượng bơm 09 cái
Việc bảo dưỡng hệ thống cống thu gom nước thải. Ban Quản Lý Dự Án
đã thiết kế và sản xuất đưa vào sử dụng ba máy ghi hình lòng cống (gọi là
CCTV Robot), phục vụ cho việc kiểm tra lòng cống nước mưa và nước thải.
24 | P a g e
Hình 1.2: Ba loại máy ghi hình CCTV Robot
1.3.2.2 Hệ thống xử lý nước thải thành phố
Nhà máy xử lý nước thải áp dụng công nghệ xử lý hồ ổn định. Hệ thống
xử lý sử dụng hồ ổn định bao gồm hai chuỗi hồ song song, mỗi chuỗi gồm
năm hồ nối tiếp nhau. Đầu tiên nước thải từ các hộ gia đình, cơ quan, công
sở, nhà hàng, khách sạn được đấu nối chảy vào hệ thống cống chung, chuyển
tải về nhà máy bằng hệ thống đường ống HDPE D700 chôn ngầm dưới đất
dẫn về nhà máy xử lý nước thải [19]
Nước
thải
Công trình
thu
Hồ kỵ khí
Thác tạo
khí
Hồ sinh
học
Thác tạo
khí
Hồ sinh
học
Hồ làm
thoáng
Tram bơm tái
sử dụng
Tưới tiêu
Suối Suối
Xả tạm
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của nhà máy
Chú thích:
Ống dẫn chính
Ống dẫn phụ
25 | P a g e
Hoạt động:
Nước thải nước thải từ các trạm bơm, từ các đường ống tự chảy đi vào
nhà máy qua ống dẫn nước thải về có đường kính 700 mm. Tại điểm đầu
công trình thu nước thải chảy qua một hố chìm là nơi đá, cát, sỏi được tích
đọng lại, lượng này được định kỳ xả ra hố thu đá gần kề. Sau đó nước thải
chảy vào hệ thống thu gom, qua hệ thống thu gom cặn, váng, các chất rắn
được giữ lại, được vớt ra theo chu kỳ, tại đây nước thải sẽ được đo lưu lượng
nước hàng giờ để kiểm soát lưu lượng nước thải vào nhà máy.
Nước thải qua hệ thống thu gom vào hố phân chia lưu lượng SB1, tại
đây nước thải được bổ sung thêm lượng bùn nước được lấy từ hầm tự hoại
của các khu vực ( thực ra lượng này được lấy từ các hố ga, các hố ga được
xây dựng trước trước khi nước chảy vào hệ thống thoát nước chung của gia
đình). Sau đó nước sẽ được phân chia làm 2 dòng chảy vào hồ kỵ khí A-1 và
A-2.