Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

chuyên đề tốt nghiệp nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.06 KB, 53 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
MỤC LỤC
Trang
SVTH: Vũ Thị Phượng 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt nam là một trong những nước đông dân so với thế giới. Dân cư lao động tập
trung chủ yếu ở nông thôn, trong khi đó nền kinh tế đất nước cũng chậm phát triển,
nhất là khu vực nông thôn nên vấn đề nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông
dân là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của đảng và nhà nước Việt Nam.
Do chịu ảnh hưởng nặng nề từ những cuộc thiên tai gây ra và tác động nền kinh
tế suy thoái chung của thế giới, đặc biệt là giải quyết việc làm cho người lao động nói
chung và nông thôn nói riêng, nhất là lao động nông nhàn đang được các cấp, chính
quyền địa phương quan tâm.
Đối với Việt Nam trong những năm vừa qua đảng và nhà nước đã có chính sách
ưu đãi để phát triển kinh tế nông thôn, nên đời sống người dân đã được cải thiện, hằng
năm giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động thất nghiệp, chuyển dịch các
ngành nghề theo chiều hướng tiến bộ. Vì vậy, bộ mặt nông thôn đã thay đổi rất nhiều,
nhưng đời sống nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là các xã vùng sâu vùng xa.
Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía đông nam tỉnh Thừa
Thiên Huế, với dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, vị trí rất thuận lợi có cả đồng bằng,
đầm phá trù phú, có đường bờ biển dài và nằm trên trục đường quốc lộ 49A ,49B là
điều kiện để người dân trao đổi hàng hóa giữa các vùng địa phương trong và ngoài
tỉnh. Tuy nhiên kinh tế của huyện còn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nông
nghiệp còn khá nghèo nàn và lạc hậu. Lực lượng lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn, trong khi đó tính chất lao động thời vụ nên lao động nông nhàn thiếu công ăn việc
làm khá lớn. Lao động nông thôn di cư tìm việc làm ngày càng gia tăng. Nguyên nhân
chủ yếu là do cơ cấu nghành nghề chưa hợp lý, đất đai sử dụng chưa tương xứng với
tiềm năng của vùng… mặt khác chất lượng lao động còn thấp nên cơ hộ tìm kiếm việc
làm trong địa bàn huyện còn gặp không ít khó khăn. Vì thế, huyện phải có biện pháp
khắc phục trong việc chuyển đổi ngành nghề, giống cây trồng cho phù hợp với điạ


phương nhất là giải quyết việc làm cho người lao động.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “ nâng cao thu nhập cho người lao động
ở nông thôn huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp khóa
2010- 2015.
2. Tình hình nguyên cứu của đề tài
SVTH: Vũ Thị Phượng 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
Trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn đã có nhiều công trình nguyên cứu về
thu nhập của người lao động nông thôn trên nhiều khía cạnh và phạm vi nghiên cứu
khác nhau của nhiều tác giả như:
- “ Nâng cao thu nhập cho người dân tái định cư ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế” Nguyễn Thị Huyên, trường ĐHKT Huế, khoa kinh tế chính trị. 5/2013.
- “Thực trạng, đời sống lao động và việc làm của người dân vạn đò sau khi định cư lên
ở phường Kim Long, thành phố Huế”, Phạm Thị Liễu thực hiện; Nguyễn Ngọc Châu
hướng dẫn, Huế, 2013.
- “ Nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh
Hóa”, Vũ Thị Thái, trường ĐHKT Huế, khoa KTCT, 5/2011.
- “ Vấn đề lao động, việc làm và thu nhập của nông dân nước ta hiện nay”, tạp chí
nghiên cứu kinh tế số 2/298/2011 do việc kinh tế Việt Nam- viện khoa học xã hội Việt
Nam- tác giả Trần Minh Yến.
- “Thực trạng việc làm và thu nhập của người lao động nông thôn xã Hương Toàn, thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Phan Thị Kim Thuận thực hiện, Trần Đoàn
Thanh Thanh hướng dẫn,Huế, 2013.
- “ Việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh”, Nguyễn Thị Hà thực hiện, Phùng Thị Hồng Hà hướng dẫn, huế, 2013.
Tuy nhiên đến nay chưa có đề tài nào nguyên cứu việc nâng cao thu nhập cho
người lao động ở nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế một cách chi tiết
và cụ thể. Vì vậy, đề tài được nghiên cứu trên cơ sở gợi mở và tìm ra cách giải quyết
yêu cầu mà đề tài đặt ra.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nguyên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung.
Trên cơ sở phân tích những thực trạng, những định hướng giải pháp cơ bản, có tính
hệ thống nhằm giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn
huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Mục tiêu cụ thể.
SVTH: Vũ Thị Phượng 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn về việc làm góp
phần nâng cao thu nhập cho người dân trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đánh giá thực trạng mức thu nhập của người lao động nông thôn trong giai đoạn
2010- 2015. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người lao
động nông thôn huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ lý luận về việc làm và thu nhập của người lao động ở nông thôn. Đưa ra thực
tiễn về tình hình thu nhập ở Việt Nam và một số kinh nghiệm nâng cao thu nhập ở một
số địa phương và rút ra bài học cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng của địa phương, đưa ra thành tựu và hạn chế, nguyên
nhân ảnh hưởng tới thu nhập của lao động ở nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Từ thực trạng đưa ra các biện pháp nâng cao thu nhập cho người lao động huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Đối tượng nguyên cứu
Thu nhập của người lao động ở nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
4. Phạm vi nguyên cứu
- Không gian: 18 xã ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ( toàn huyện có 18 xã và
hai thị trấn).
- Thời gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề từ năm 2010 đến năm 2015 qua số liệu thống
kê của phòng thống kê, phòng lao động thương binh và xã hội huyện Phú Vang và

điều tra thực tế từ ngày 1- 15/4/ 2015.
- Nội dung: Luận văn nghiên cứu chủ yếu là các đối tượng lao động nông thôn ( trừ hai
thị trấn ) trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi. Luận văn chỉ xem xét ảnh hưởng
của việc làm của người lao động nông thôn tới thu nhập, không nghiên cứu các nhân tố
khác như: Giải thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, trúng xổ số, giải thưởng nhận được từ
các cuộc thi, tiền thắng do mua vé cá cược.
5. Phương pháp nguyên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin :
SVTH: Vũ Thị Phượng 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
+ Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các văn bản, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
của huyện Phú Vang và tỉnh Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê huyện Phú Vang
năm 2010,2011…; từ các nguồn tài liệu khác như: Internet, các đề tài khoa học liên
quan đến việc làm và thu nhập của người lao động ở nông thôn, sách, báo,…
+ Số liệu sơ cấp: Nhóm tác giả chọn ra 69 hộ dân ở huyện Phú Vang để phỏng
vấn và khảo sát. Cụ thể là trong 69 phiếu khảo sát dân cư vùng đầm phá, có 33 phiếu
khảo sát tại xã Phú Hồ, 33 phiếu khảo sát tại xã Phú Xuân, 33 phiếu khảo sát tại xã phú
Mậu.
- Phương pháp phân tích thống kê:
Khi đã thu thập được số liệu sơ cấp tác giả phân chia thành các nhóm, chọn ra những
vấn đề liên qua với nhau sau đó tính số phiếu, tỷ lệ phần trăm, lập bảng, vẽ biểu đồ. Phân
tích các nguồn tư liệu, số liệu có sẵn về thực trạng để phục vụ nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của đề tài
Khóa luận nghiên cứu thực trạng việc làm và thu nhập của người lao động ở
nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh giá những nguyên nhân làm
giảm thu nhập cho người lao động từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu mà địa
phương có thể thực hiện. Các cơ quan chức năng có thể tham khảo và đưa ra những
chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3

chương:
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thu nhập của người lao
động ở nông thôn.
CHƯƠNG II : Thực trạng thu nhập của người lao động ở nông thôn huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHƯƠNG III : Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
thu nhập cho người lao động ở nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN
1.1. Lý luận chung về việc làm
SVTH: Vũ Thị Phượng 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
1.1.1. Quan niệm về việc làm
Việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội hết sức phức tạp được rất nhiều các công
trình khoa học nguyên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa ở góc độ khác nhau, chẳng hạn:
Nhà nổi tiếng người Nga Kotlia.A đã đưa ra khái niệm : “Việc làm như phạm trù
kinh tế nói chung tồn tại ở mọi hình thái xã hội. Đồng thời việc làm là phạm trù tái
sản xuất xã hội mà không thể đồng nhất với lao động và sử dụng sức lao động. Nó
định rõ đặc tính dân số hoạt động kinh tế so với những yếu tố vật chất và thực hiện
mối quan hệ giữa con người về việc tham gia của họ vào sản xuất xã hội”.[11,311].
Ở Việt Nam theo điều 13 chương 3 Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 đã ban hành thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn
thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [6, 25].
Các nhà kinh tế Anh lại cho rằng: “ việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt
động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách sống của một
con người kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của
quá trình kinh tế” theo quan điểm này thì tất cả những việc làm tạo ra thu nhập mà
không cần phân biệt được pháp luật cho phép hay bị ngăn cấm gọi là việc làm”.[4, 7-8].
1.1.2. Quan niệm về thất nghiệp

 Thất nghiệp
Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại, khi mức thất nghiệp cao,
tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của nhân dân bị giảm sút.
Theo nhà khoa học P.A Samuelson: “Thất nghiệp là những người không có việc
làm nhưng đang chờ để trở lại làm việc hoặc đang tích cực đi xin việc”[5].
- Những người có việc làm hoặc không có việc làm đều nằm trong lực lượng lao động.
- Những người đang đi học, trông coi nhà cửa, về hưu, quá đau ốm không đi làm được hoặc
thôi đi làm việc nữa, đó là người nằm ngoài lực lượng lao động.[5].
Từ phân tích trên, A. Samuelson kết luận: Người có việc làm là người đi làm,
người không có việc làm là người thất nghiệp. Những người không có việc làm, nhưng
không tìm được việc làm là những người ngoài lực lượng lao động.
Cùng với khái niệm thất nghiệp, Samuelson cũng đưa ra các loại hình thất
nghiệp: thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp tạm thời, thất
nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ.[5].
1.2. Lý luận chung về thu nhập của lao động ở nông thôn
Hiện nay, nhiều nhà khoa học quan niệm về thu nhập, nhưng ở mỗi góc độ khác
nhau tùy theo mục đích và đối tượng nghiên cứu điển hình như:
SVTH: Vũ Thị Phượng 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
Theo nhà khoa học Paul. A.Samuelson: “ Thu nhập là tổng số tiền kiếm được
hoặc thu góp được trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm)”.[9],
thuật ngữ tiền ở đây được hiểu là những khoản thu dưới dạng tiền hay hiện vật được
tính thành tiền, nó bao gồm cả phần sản xuất để tự tiêu dùng, nhận được từ các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ lao động hoặc từ không lao động, từ quyền sở
hữu về tài sản, về tiền mà có hoặc là tiêu dùng qua dịch vụ không phải thanh toán.
Nhà khoa học Joseph E. Stiglitz đã nói “ quan niệm thu nhập về lý thuyết dường
như khá đơn giản” mà việc định nghĩa xem cái gì và cái gì không phải là thu nhập
hóa ra là một vấn đề khá khó khăn” [10, 459].
Klaus weigelt từ điển tường giải KTTT xã hội cẩm nang chính sách kinh tế thì “
thu nhập bao gồm nguồn hàng hóa ( hiện vật ) hay là bằng tiền ( thu nhập bằng tiền)

do một công nhân, một hộ gia đình hay là một doanh nghiệp tạo nên từ những nguồn
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định”.[11, 386].
Cũng có quan niệm như trên: “Thu nhập là tổng lượng tiền ( bao gồm cả hiện vật
quy ra tiền nếu có mà người lao động hoặc các thành viên trong gia đình nhận được
trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quỹ, năm )” [3, 284].
Hai nhà kinh tế học R.M Haig và H.C Simons đầu thế kỷ 20 đã đưa ra định nghĩa
về thu nhập: “ thu nhập là tổng giá trị của cải ròng tăng lên do một cá nhân cộng với
sự tiêu dùng của người đó trong một thời gian nhất định”.
Quan niệm “ thu nhập bao quát” thu nhập là mọi khoản thu nhập ròng từ các
nguồn sau khi đã khấu trừ đi chi phí để tạo ra chúng.
Thu nhập được sử dụng theo hai cách: “ một là miêu tả phần lợi tức đối với nỗ
lực của con người, thù lao cho đầu vào của yếu tố lao động sản xuất và nghĩa thứ hai
miêu tả thu nhập của một doanh nghiệp” [7, 287]. Theo các phân chia này và theo đối
tượng nghiên cứu thì ta chỉ dựa theo cách thứ nhất: Trong kinh tế lao động, thu nhập
được dùng để chỉ tổng khoản thu mà cá nhân nhận được từ công việc của mình.
Qua phân tích các khái niệm trên, thu nhập có thể được hiểu như sau : “ thu nhập
là tổng các giá trị tài sản và của cải được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ mà chủ thể
nào đó trong nền kinh tế xã hội tạo ra và nhận được từ các nguồn lao động, tài sản
hay đầu tư thông qua quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm ). [1, 8].
1.3. Vai trò của thu nhập đối với người lao động ở nông thôn
Thu nhập có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là
những người trong độ tuổi lao động.
SVTH: Vũ Thị Phượng 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
Thứ nhất, có thu nhập người lao động có thể sử dụng để tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ đáp ứng những nhu cầu đời sống như: ăn, mặc, ở, và các phương tiện khác.
Nếu Thu nhập ngày càng cao thì đời sống con người cũng được nâng lên, người
lao động sẽ có cơ hội tham gia hoạt động giải trí vui chơi, học tập, khám,Chữa bệnh…
từ đó người lao động có điều kiện tái tạo được sức lao động , làm việc năng suất hơn

không ngừng nâng cao tay nghề và nghiệp vụ ở các khóa đào tạo, tham gia các khóa
đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tay nghề của bản thân.
Bên cạnh đó,khi có thu nhập cao người lao động có thể tham gia các hoạt động
công đồng và hoạt động từ thiện ( người già neo đơn, trẻ em tàn tật hoặc do thiên tai
gây ra), thực hiện được những nghĩa cử cao đẹp mà mình mong muốn.
Khu vực nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn nhất, thu nhập càng cao thì nhu
cầu con người về hàng hóa dịch vụ càng tăng lên,tiêu dùng ở khu vực nông thôn đem
lại giá trị cao hơn thành thị ( nếu kích cầu 1000 đồng vào khu vự thành thị chỉ tạo ra
1400 đồng, vào khu vực nông thôn tạo ra 1435 đồng [10].). Do đó, nếu có biện pháp
kích thích sử dụng sản phẩm trong nước thì công ty, xí nghiệp trong nước đều có cơ
hội phát triển, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Thứ hai, nâng cao thu nhập có vai trò rất lớn trong việc giảm khoảng cách giàu
nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị, để người lao động nông thôn có thể tiếp
cận được các dịch vụ cơ bản, phúc lợi xã hội, giảm nghèo. Đặc biệt là nền kinh tế nước
ta đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường thì vấn đề xóa đói giảm
nghèo càng trở nên cần thiết.
Thứ ba, thu nhập của người lao động nông thôn cao sẽ làm cho cá nhân và gia
đình sẽ ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát, không bị tổn thương khi bị thiên tai, lũ lụt. thu
nhập người lao động tăng dẫn tới thu nhập quốc dân tăng là cho phúc lợi xã hội, dich
vụ công cộng, được chú trọng hơn, cơ sở vật chất của quốc gia được nâng cấp và tiên
tiến hơn, sản xuất phát triển lại tăng cơ hội lao động việc làm, nâng cao thu nhập cho
người lao động.
Thứ tư, tạo nguồn vốn sản xuất rất quan trọng với người dân nói chung và lao
động nông thôn nói riêng. Vốn giúp người dân tiến hành các hoạt động sản xuất, buôn
bán, chăn nuôi, tạo việc làm để nâng cao thu nhập Tuy nhiên từ trước đến nay đời
sống của nông thôn vẫn gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn sản xuất, nay mặt dù có chính
sách vay vốn ưu đãi nhưng họ vẫn gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận với các nguồn vốn
này vì nhiều lý do trong đó điều kiện nổi bật đó là không có tài sản thế chấp. Nâng cao
SVTH: Vũ Thị Phượng 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn

thu nhập cho nông thôn tạo động lực để họ lao động sáng tạo, thúc đẩy sản xuất từ đó
thúc đẩy xã hội phát triển.
1.4. Cách tính thu nhập cho người lao động ở nông thôn
Thu nhập bình quân một người/ năm của lao động nông thôn được tính theo công
thức:
TNBQ của LĐ = Thu từ + Thu từ sxkd + Thu từ sản xuất + Các khoản
Tiền công trong ngành nghề nông, lâm ngư thu nhập khác
nghiệp được tính vào
thu nhập
Trong đó:
 Thu từ tiền công ( tiền lương) bao gồm:
- Tiền lương, tiền công ( không kể bảo hiểm xã hội).
- Phụ cấp làm thêm giờ, ăn trưa, nghỉ trưa, ăn giữa ca.
- Phụ cấp độc hại.
- Thưởng và các khoản khác.
 Thu từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Thu từ sản xuất Tổng thu từ sản xuất Chi phí sản xuất
nông, lâm, ngư = nông , lâm, ngư - nông, lâm, ngư
nghiệp nghiệp nghiệp
Với:
Chi phí sản xuất Chi phí Chi phí Các khoản Các khoản
Nông, lâm, ngư = vật chất + dịch vụ + chi phí khác + đã nộp
Nghiệp
 Thu từ sản xuất kinh doanh nghành nghề dịch vụ
Thu từ sxkd Thu từ các hoạt động chi phí sxkd ngành nghề
Ngành nghề, dịch vụ = sxkd ngành nghề, dịch vụ + dịch vụ phi nông nghiệp
 Các khoản thu được tính vào thu nhập
- Giá trị hiện vật và tiền của người lao đọng gửi về cho, biếu, tặng
- Lương hưu, trợ cấp mất sức, mất việc một lần, đền bù cho việc mất đất.
Giá trị (GO): GO = ∑ P

i
Q
i
Q
i
: Khối lượng sản phẩm thứ i
P
i
: Giá trị sản xuất thứ i
Chỉ tiêu này cho biết trong một năm, hoặc một kỳ đơn vị sản xuất tạo ra được
khối lượng sản phẩm có giá trị bằng bao nhiêu. Chỉ tiêu phản ánh con số tuyệt đối thể
hiện quy mô sản xuất.
Giá trị gia tăng (VA): VA = GO – IC
IC: Chi phí trung gian, là bộ phận cấu thành của bộ phận sản xuất bao gồm
những chi phí vật chất, dịch vụ của sản xuất ( không kể khấu hao). Chỉ tiêu này phản
ánh lượng giá trị tăng thêm so với chi phí bỏ ra ( chưa trừ đi khấu hao tài sản cố định).
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động nông thôn
1.5.1. Các nhân tố tự nhiên
SVTH: Vũ Thị Phượng 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
Thu nhập của lao động nông thôn một phần rất lớn là thu từ nông nghiệp, do đó
các yếu tố về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, từ đó ảnh
hưởng lớn đến thu nhập của lao động nông thôn.[18].
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên gồm:
+ Vị trí địa lý.
Những vùng thuận lợi là những vùng gần các trung tâm đô thị, các trung tâm
kinh tế và văn hoá sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ
thuật, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng như mua sắm các tư liệu sản xuất
phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những vùng nông thôn sâu, cách xa các
trung tâm kinh tế và văn hoá sẽ rất khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hoá,

sản xuất thuần nông là chính, trình độ sản xuất hạn chế dẫn tới thu nhập thấp.
+ Điều kiện về đất đai, địa hình.
Những vùng trung du và miền núi (đặc biệt là miền núi) có địa hình hiểm trở bị
chia cắt do đó rất khó khăn trong việc phát triển giao thông và thuỷ lợi. Việc áp dụng
máy móc kỹ thuật cũng rất hạn chế do đất đai bị chia cắt manh mún. Vì vậy, năng suất
lao động thấp, hạn chế trong khả năng giao lưu kinh tế và tiếp cận với thị trường, với
các thông tin về văn hoá, khoa học kỹ thuật do vậy cũng hạn chế quá trình sản xuất
kinh doanh và ảnh hưởng đến thu nhập.
+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống mà cơ thể và môi
trường là một thể thống nhất. Do vậy các điều kiện về khí hậu và thuỷ văn có vai trò
vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Các vùng có khí hậu thuận lợi, điều
kiện tưới tiêu thuận lợi sẽ có năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao mang
lại thu nhập cao cho nông dân. Ngược lại những vùng có nhiều yếu tố bất lợi về thời
tiết khí hậu, khan hiếm nguồn nước sẽ khó khăn trong phát triển sản xuất và từ đó ảnh
hưởng tới thu nhập và đời sống của dân cư. ở nước ta, những vùng có điều kiện khó
khăn điển hình là vùng miền Trung, miền núi và trung du Bắc Bộ. Các sự biến đổi thất
thường của thời tiết như hạn hán, bão, lũ lụt, sương muối luôn gây những thiệt hại to
lớn cho sản xuất và đời sống. Để hạn chế thiệt hại của những hiện tượng này cần phải
có hệ thống thông tin dự báo hiện đại để có phương án phòng chống có hiệu quả .
1.5.2. Các nhân tố kinh tế – xã hội
Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao
động nông thôn bao gồm:
- Mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
SVTH: Vũ Thị Phượng 10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
Đây là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước hết là hệ thống giao thông,
thuỷ lợi, hệ thống thông tin và năng lượng. Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ giảm chi
phí vận tải, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và văn hoá với các vùng khác từ đó hình
thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và phát triển các ngành nghề phi nông

nghiệp. Hệ thống điện, thông tin giúp cho người dân có khả năng trang bị máy móc kỹ
thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thuận lợi trong việc tiếp thu những
thành tựu mới về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí được nâng cao. Hệ thống trường
học, bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và
đào tạo nhân lực. Vì vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tác động một cách tổng
hợp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội và mức sống của dân cư.
- Trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của người lao động.
Con người với tư cách là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi hoạt động lao động, vì
vậy, chất lượng của nguồn lao động quyết định hiệu quả của hoạt động lao động.
Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, con người được coi là
nguồn lực của mọi nguồn lực cho phát triển. Do đó, trình độ văn hoá, trình độ khoa
học kỹ thuật của người lao động có ảnh hưởng quyết định đến phát triển kinh tế. Điều
đó đòi hỏi không ngừng đào tạo, tập huấn cho nông dân, phát triển mạnh giáo dục ở
các vùng nông thôn để hình thành một lực lượng lao động có chất lượng ngày càng
cao.
- Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất là yếu tố quan trọng.
Để phát triển kinh tế phải có nguồn vốn đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất và làm
cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Với trình độ phát triển
kinh tế ở nông thôn hiện nay, hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất. Với các
hộ gia đình trẻ mới tách hộ thì tình trạng thiếu vốn càng trầm trọng. Do vậy, để tạo
việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì cần phải giúp đỡ người nông dân
có khả năng huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất, đồng thời mở lớp tập huấn cho
người nông dân nâng cao khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong
sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần cung cấp vốn cho nông dân qua
nhiều hình thức để mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập.
- Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc.
Mỗi địa phương có những phong tục tập quán riêng, có truyền thống văn hoá
riêng. Mỗi dân tộc cũng có những truyền thống, những phong tục tập quán riêng. Có
SVTH: Vũ Thị Phượng 11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn

những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
kinh tế xã hội và ngược lại cũng có những phong tục tập quán, lạc hậu trở thành vật
cản cho sự tiến bộ xã hội. Truyền thống giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày, trong
làm ăn kinh tế, trong khuyến học là những truyền thống tốt đẹp. Có những làng xã
người dân xây dựng thành các nhóm, hội kinh doanh rất hiệu quả, có làng khuyến
khích người dân làm kinh tế và báo cáo kết quả trong ngày hội làng đã có tác động
thúc đẩy kinh tế phát triển và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy
nhiên, cũng có những hủ tục như ma chay cưới xin linh đình, công việc xong trả nợ
hàng năm mới hết. Các tệ nạn mê tín dị đoan thói quen sống và làm việc mang tính tự
nhiên không tính toán là lực cản vô cùng to lớn cho sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, các giải
pháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn cần xem xét kỹ
đến các yếu tố về phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, từ
đó mỗi giải pháp mới có tính khả thi và hiệu quả.
1.5.3. Các nhân tố thựôc về cơ chế chính sách.
Chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của lao động nông
thôn. Người nông dân không thể có khả năng làm mọi việc mình muốn. Họ có quyền
tự chủ khá lớn trên mảnh đất của họ, tuy nhiên vẫn phải phù hợp với quy định của
pháp luật. Ví dụ: Không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất Còn những điều
kiện khác cho phát triển sản xuất thì chủ yếu phải do chính sách của nhà nước như:
Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, chính sách khuyến nông,
chính sách hỗ trợ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Đều phải dựa vào vai
trò của nhà nước và nó có tác động to lớn và lâu dài tới phát triển kinh tế nông nghiệp
và nông thôn.[18].
1.5.4.Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lao động. Trong sản xuất
nông nghiệp, trình độ kỹ thuật của người lao động, tiêu chuẩn, chất lượng của sản
phẩm quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Trong sản xuất công
nghiệp và dịch vụ trình độ của người lao động quyết định đến năng suất lao động, chất
lượng, tiêu chuẩn sản phẩm và hàng hóa dịch vụ. Do đó, trình độ chuyên môn của
người lao động sẽ gắng liền với chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề. Trình độ tay

nghề càng cao của người lao động thì khả năng chuyển đổi nghề nghiệp càng lớn.
SVTH: Vũ Thị Phượng 12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
1.5.5. Vấn đề về giới
Sự bất bình đẳng giới trong thu nhập là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động
nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động. Phân
tích bất bình đẳng giới trong thu nhập là quá trình phân tích thông tin về thu nhập giữa
nam và nữ nhằm đảm bảo rằng các lợi ích phát triển và các nguồn lực được sử dụng và
phân phối một cách hiệu quả và công bằng cho cả nam giới và phụ nữ, đồng thời
lường trước và tránh được các tác động tiêu cực mà quá trình phát triển có thể có đối
với phụ nữ hoặc đối với mối quan hệ giới.
Bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những căn nguyên gây ra
nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với quá trình phát triển. Những xã hội có sự
bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường phải trả giá là sự nghèo đói, tình trạng suy
dinh dưỡng, đau ốm và những nỗi cực khổ khác ở mức độ lớn hơn. Tăng trưởng kinh
tế sẽ mang lại hiệu quả đối với sự giảm mức độ nghèo đói ở những xã hội có sự bình
đẳng giới ở mức độ cao hơn. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa hai giới ngăn cản sự
phát triển bình đẳng gây ra sự không hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong
xã hội.
1.5.6. Nghề nghiệp và việc làm
Nghề nghiệp và việc làm là một trong những yếu tố quyết định đến mức thu nhập
của dân cư, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp-thủ công nghiệp-dịch vụ
sang dịch vụ-thủ công nghiệp-nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết của sự phát triển.
Nhưng trình độ học vấn và nhận thức của nông thôn còn rất hạn chế, nó phần nào ảnh
hưởng đến nghề nghiệp và việc làm của họ nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập,
với cơ chế thị trường chuyển biến một cách chóng mặt như hiện nay thì việc không
nắm được thông tin kịp thời về thì trường là một trong những thiệt thòi lớn cho người
dân.
1.6. Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn của một số địa
phương

- Kinh nghiệm huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Nam Sách là một huyện đông dân, mật độ dân số cao: bình quân 1.164
người/km2. trước thời kỳ đổi mới, Nam Sách là một huyện có cơ cấu kinh tế nông
SVTH: Vũ Thị Phượng 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng lớn. tinh đến năm 2000 kinh tế nông nghiệp chiếm
57%, công nghiệp và xây dựng chiếm 11,6%, dịch vụ chiếm 31,4%. Cơ cấu hạ tầng
kinh tế -xã hôi, môi trường sinh thai ở nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, hộ
nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, tới 15%. Tỷ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp còn cao.
Số dân của huyện Nam Sách là 138.840 người, số người ở độ tuoir lao động là
82.800 người, trong đó 75% số người lao động ở nông thôn. Vaabs đề giải quyết việc
làm ddooid với lực lượng lao động này là vô cùng bức xúc/ để giải quyết tốt vấn đề
việc làm và thu nhập ở nông thôn Nam Sách đã tiến hành cụ thể các biện pháp sau
đây: một số doanh nghiệp nhà nước trên công nghệ sản xuất cũ lạc hậu, năng suất lao
động công nghiệp còn thấp, giá thành sản phẩm cao, hàng hóa tồn đọng, kinh doanh
thua lỗ , nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp bị phá sản, ngành công nghiệp
của Nam Sách bước vào thời kỳ suy thoai, trầm trọng. Trong hoàn cảnh đó Nam Sách
đã thực hiện một số biện pháp giải quyết việc làm và thu nhập sau đây:
- Một là, chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhiều thành
phần kinh tế. trong năm 2000 có 10 doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước, 5 công
ty trách nhiệm hữu hạn và xí nghiệp, hợp tác xã ra đời và thu hút hàng ngàn lao động
với mức thu nhập cao và ổn định.
- Hai là, khôi phục, phát triển làng nghề, khuyến khích lập doanh nghiệp mới.
huyện đã tập trung khôi phục, phát triển làng nghề truyề thống, nhân thêm được một
số nghề mới, khuyến khích thành lập hàng trăm doanh nghiệp tư nhân.
- Ba là, đẩy nhanh phát triển kinh tế toàn diện, bền vững theo sản xuất hàng hóa
trong tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Để thúc đẩy sản xuất phát triển nông nghiệp phát triển, huyện đã tập trung đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực lao động công nghiệp và dịch vụ. thực hiện

áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất và chất
lượng cây trồng, vật nuôi.
Tóm lại, bằng cách tập trung phát triển kinh tế, đột phá ở những khâu trọng điểm
như: chyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và mở rộng tìm
kiếm thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nam Sách đã thành công
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện tăng trưởng, giải phóng được mọi tiềm
SVTH: Vũ Thị Phượng 14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
năng, mở ra nhiều ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm, giảm đáng kể sức ép lao động
và việc làm sau nhiều năm khó khăn “chao đảo”, tìm cách đi ra và đi lên cho nền kinh
tế của huyện. những thành công và những bài học kinh nghiệm trên đây của Nam Sách
cần được nghiên cứu vận dụng.
- Huyện Đồng Văn ( tỉnh Hà Giang).
Đồng Văn vốn được xem là một huyện khó khăn nhất nhì của tỉnh Hà Giang hiện
nay. Việc giải quyết việc làm nói chung cho người lao động và lực lượng lao động trẻ
địa phương nói riêng chính là cơ sở để đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo hiệu quả.
Vấn đề việc làm cho lao động hiện nay của huyện đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức do những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước đã ảnh
hưởng lớn đến việc sử dụng lao động của địa phương ngay cả thị trường nội địa cũng
như thị trường nước ngoài. Bởi vậy, việc phát huy nội lực, chăm lo, giải quyết việc
làm trong các tổ chức đoàn thể hiện đang được huyện khuyến khích và đề cao.
Ở Huyện đoàn Đồng Văn, hoạt động tạo việc làm cho các đoàn viên, thanh niên
(ĐVTN) địa phương cũng đang được chú trọng và thực hiện từ nhiều năm nay. Bởi nó
xuất phát từ thực tiễn thiếu việc làm trong các ĐVTN, nhất là ĐVTN hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, số lượng ĐVTN hoạt động trong lĩnh vực này có khoảng 13.000 lao
động, trong đó mới chỉ có khoảng 3 – 5 % được qua đào tạo nghề, còn lại vẫn chưa
được đào tạo một cách khoa học. Công tác giải quyết việc làm tại chỗ đã được các cơ
sở Đoàn chú trọng dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó chủ yếu là thực hiện dịch

vụ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, tiến hành giải ngân cho vay hỗ trợ, tạo
điều kiện cho các ĐVTN được vay vốn qua 6 dự án trọng điểm: Cho vay giải quyết
việc làm, xuất khẩu lao động, vốn Học sinh - Sinh viên, hộ sản xuất kinh doanh vùng
khó khăn, hộ nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường.
Trong năm 2013, hoạt động này đã được thực hiện với tổng số tiền giải ngân của
Ngân hàng Chính sách xã hội lên đến 22 tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều thanh niên đã có cơ
sở tự tạo việc làm cho mình dựa vào những thế mạnh của địa phương, đầu tư vào phát
triển chăn nuôi gia súc, có những ĐVTN ở xã Lũng Táo, Sủng Là đang sở hữu từ 5
con gia súc các loại trở lên. Bên cạnh đó, để nâng cao tay nghề cho các ĐVTN, Huyện
SVTH: Vũ Thị Phượng 15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
đoàn đã tiến hành liên kết với các cơ sở dạy nghề, vận động ĐVTN tham gia các lớp
học nghề tại địa phương.
Trong quý I của năm 2014, đã có 70 ĐVTN được tham gia học nghề theo ngân
sách Nhà nước, với các ngành nghề chủ đạo như: Sửa chữa xe máy, kỹ thuật sản xuất
nông – lâm nghiệp kết hợp, may dân dụng… Đây là những ngành nghề được xem là
phù hợp với thực tiễn địa phương và khả năng của các ĐVTN, dự kiến từ nay đến cuối
năm, sẽ phấn đấu cho 350 ĐVTN được đào tạo nghề theo hình thức này
[11]
.

1.7. Bài học rút ra cho huyện Phú Vang.
Từ kinh nghiệm giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập của một số địa
phương trong và ngoài nước, có thể rút ra một số bài học áp dụng trong điều kiện thực
tiễn của huyện Phú Vang như sau:
Thứ nhất, triển khai có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao
động, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần
bảo đảm việc làm cho người lao động
Thứ hai, nâng cao tay nghề cho người lao động, tiến hành liên doanh liên kết với
các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh đào tạo và giới thiệu việc làm cho người dân,

vận động người lao động tham gia các lớp học nghề tại địa phương. Thực hiện đào tạo
nghề theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ ba, phối hợp với các doanh nghiệp, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp,
các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện để dạy nghề và tuyển dụng lao động, tiếp nhận lao
động vào làm việc cũng là một trong những mô hình giải quyết việc làm cho người dân.
Thứ tư, giới thiệu, tuyển dụng lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp; vận
động, tạo điều kiện cho người dân đi lao động ở nước ngoài và mở lớp dạy nghề cho
người lao động trung tuổi, phụ nữ ở địa phương.
Thứ năm, tạo việc làm cho các đoàn viên, thanh niên địa phương nhất là đoàn
viên thanh niên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Thực hiện dịch vụ ủy
thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, tiến hành giải ngân cho vay hỗ trợ, tạo điều
kiện cho các đoàn viên thanh niên được vay vốn.
Thứ sáu, tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước về dạy
nghề, giải quyết việc làm, lồng ghép với các lớp tập huấn. Quản lý, bố trí và sử dụng
hợp lý lực lượng lao động đã được đào tạo.
SVTH: Vũ Thị Phượng 16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN
HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
 Vị trí địa lý
Huyện Phú Vang có tọa độ địa lý: 107
0
34’20”-107
0
50’50” độ kinh Đông và
16
0

20’13”- 16
0
34’30” độ vĩ Bắc.
Phía Đông giáp với Biển Đông;
Phía Bắc giáp với huyện Hương Trà;
Phía Tây giáp với thành phố Huế và huyện Hương Thủy;
Phía Nam giáp với huyện Phú Lộc.
Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Có bờ biển dài
trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồng, đầm
Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh để
phát triển KT - XH trên địa bàn. Huyện có cảng biển Thuận An là vị trí chiến lược
quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tế đang được khai thác
và sử dụng. Bãi tắm Thuận An xinh đẹp nổi tiếng, cách thành phố Huế khoảng 12km,
là nơi nghỉ mát lý tưởng vào mùa hè đối với người dân thành phố Huế và đối với
khách du lịch trong nước và ngoài nước khi đến tham quan cố đô Huế.
SVTH: Vũ Thị Phượng 17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
Phú Vang có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm liền kề thành phố Huế - là trung tâm
tỉnh lỵ- một đô thị lớn của miền Trung và cả nước; nằm trên các trục đường giao thông
quan trọng của vùng và của tỉnh như quốc lộ 49A, 49B, tỉnh lộ 2, 3, 10A, 10B, 10C,
10D và các tuyến trục ngang nối các tuyến tỉnh lộ với quốc lộ, tạo thành hệ thống giao
thông thuỷ, bộ hợp lý.
Với vị trí địa lý khá thuận lợi, Phú Vang được đánh giá là một trong những
huyện có điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa với các
huyện trong tỉnh và với các địa phương khác trong vùng và cả nước.
 Địa hình, đất đai
 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Vang năm 2013
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất đai của huyện Phú Vang năm 2013

Nguồn : Niên giám thống kê huyện Phú Vang 2013
Số liệu ở Biểu đồ 2.1 tác giả cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện
là 27.987,0 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 12.245,6 ha, chiếm
43,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 14.535,9 ha, chiếm 51,9%
và đất chưa sử dụng là 1.205,6 ha, chiếm 4,3% tổng tổng diện tích đất tự nhiên của
toàn huyện.
Đất đai của huyện Phú Vang chủ yếu là đất phi nông nghiệp và tiềm năng đất
chưa khai thác còn lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ đất chưa sử dụng có thể chuyển sang gieo
trồng không lớn, chủ yếu là các cồn cát, đất bãi cát. Đất mặt nước chưa sử dụng chủ
yếu là đất ao hồ, đầm phá. Nhìn chung, địa hình có thể chia làm 3 vùng chính sau:
vùng cồn cát ven biển; vùng đầm phá; vùng đồng bằng.
 Điều kiện khí hậu
Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ấm của vùng ven
biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng
năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm. Mưa phân bố
không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80%
lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến SX nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác
thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân. Mùa nắng gió Tây-Nam khô nóng oi bức,
bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc
nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho
SVTH: Vũ Thị Phượng 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
ngành nuôi trồng thủy sản.
 Thủy văn, mạng lưới sông ngòi
Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên
độ thủy triều dưới 0,5-2 m. Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4-
0,5m. Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6-1,2m. Độ cao triều
trong đầm phá thường nhỏ hơn ở vùng biển. Nhìn chung chế độ thủy triều vùng ven
biển, đầm phá của Phú Vang thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy hải sản.
Phú Vang có mạng lưới sông ngòi không nhiều, mật độ <1 km/ 1 km

2
. Trên địa
bàn huyện có 3 con sông chính đó là Sông Lợi Nông- Đại Giang, sông Như Ý và sông
Phổ Lợi- Chợ Nọ. Nhìn chung các con sông, hói trên địa bàn huyện có lưu vực đều
nằm tron trong địa bàn.
Trong nội vùng có những con sông lớn mang tính chất vừa thoát lũ, vừa cấp nước
tưới đó là Mộc Hàn, Phú Khê, La Ỷ, sông Thiệu Hóa, hói Xuân Lương Hồ, hói Cụt,
Kênh Tắc, hói Chùa, hói Vinh Vệ, hói Cầu Long
Mạng lưới sông ngòi là một thuận lợi cho việc thủy hóa tưới tiêu đồng ruộng và
cung cấp nước cho các ngành kinh tế và phục vụ dân sinh.
 Khoáng sản
Phú Vang là nơi có nhiều khoáng sản Ti tan, tập trung ở các xã Phú Diên, Vinh
Xuân, Vinh Thanh và Vinh An, có chất lượng tốt với quy mô khá lớn đang được khai
thác.
Ngoài ra, ở thị trấn Phú Đa – Phú Thứ, huyện PV còn có cát trắng và đặc biệt là
nguồn tài nguyên nước khoáng nóng Mỹ An là nguồn tiềm năng cho phát triển dịch vụ
DL nghỉ dưỡng và chữa bệnh
2.1.2. Đặc điểm xã hội
 Dân số
Toàn huyện có 18 xã và 2 thị trấn, năm 2014 dân số trung bình toàn huyện có
186.001 người với 44.349 hộ gia đình, trong đó dân số thành thị là 32.488 người
(chiếm 17,4%), dân số nông thôn là 153.513 người (chiếm 82,6%), nam giới 92.591
người (chiếm 49,8%), nữ giới 93.410 người (chiếm 50,2%). Mật độ dân số trung bình
là 667 người/km
2
, là địa phương có mật độ dân số cao nhất trong số các huyện.
Bảng 2.1: Dân số huyện Phú Vang giai đoạn 2010 – 2014.
ĐVT: Người
SVTH: Vũ Thị Phượng 19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn

Năm Tổng
Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2010 178.433 88.526 89.907 21.041 157.392
2011 180.457 89.670 90.787 32.639 147.818
2012 184.516 91.868 92.648 33.290 151.226
2013 186.784 93.050 93.734 33.097 153.687
2014 188.199 93.866 94.333 32.654 155.545
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Vang 2013
Qua số liệu Bảng 2.1 cho ta thấy dân số huyện Phú Vang tăng lên từng năm: năm
2010 là 178.433 người, năm 2012 là 184.516 người và đến năm 2014 lên đến 188.199
người, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 1,34%. Trong đó, dân số chủ yếu là ở nông
thôn: năm 2010 là 157.392 người (chiếm 88,2%), năm 2012 là 151.226 (chiếm 82%),
năm 2014 là 155.545 người (chiếm 81,6%), dân số ở nông thôn đang có xu hướng
giảm dần qua các năm với 88,2% năm 2010 xuống còn 81,6% năm 2014, đây cũng là
một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa. Trong khi đó dân cư phân bố
không đều, tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng ven thành phố Huế, thị trấn, ven biển
và ven các trục đường giao thông. Nơi có mật độ dân số cao nhất là xã Phú Thượng,
Phú Hải, Phú Dương (khoảng 1813-2518 người/km
2
); nơi có mật độ dân số thấp nhất
là xã Phú Xuân, Vinh Thái, Vinh Hà, Vinh Xuân, chỉ có 300-400 người/km
2
.
 Nguồn lao động
Lao động là yếu tố cơ bản, quan trọng không thể thiếu được cho mọi quá trình
sản xuất, đặc biệt ngành nông nghiệp cần một số lượng lao động sống rất lớn.
Bảng 2.2: Tình hình lao động của huyện Phú Vang 2014
ĐVT: người
Stt Địa phương Số hộ

Trong độ tuổi lao động
Tổng
cộng
Nam 15-60
tuổi
Nữ15-55
tuổi
Thành
thị
Nông thôn
1 Xã Phú Mậu 2.303 6.748 3.721 3.027 0 6.748
2 Xã Phú An 2.493 6.121 3.299 2.822 0 6.121
3 Xã Phú Hải 1.725 4.674 2.533 2.141 0 4.674
4 Xã Phú Diên 2.616 7.635 4.243 3.392 0 7.635
5 Xã Phú Mỹ 2.448 6.822 3.669 3.153 0 6.822
6
Xã Phú
Lương
1.416 3.964 2.174 1.790 0 3.964
SVTH: Vũ Thị Phượng 20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
7
Xã Vinh
Thanh
2.348 6.317 3.513 2.804 0 6.317
8
Xã Phú
Thuận
1.993 4.479 2.419 2.060 0 4.479
9

Xã Vinh
Xuân
1.695 4.152 2.347 1.805 0 4.152
10
Thị trấn Phú
Đa
2.631 7.148 3.928 3.220 7148 0
11
Xã Phú
Dương
2.743 7.047 3.799 3.248 0 7.047
12 Xã Phú Xuân 2.159 5.569 3.093 2.476 0 5.569
13
Xã Phú
Thanh
1.061 2.895 1.562 1.333 0 2.895
14
Xã Phú
Thượng
4.105 8.516 4.546 3.970 0 8.516
15 Xã Phú Hồ 1.232 3.222 1.723 1.499 0 3.222
16 Xã Vinh An 2.096 5.317 2.814 2.503 0 5.317
17
Thị trấn
Thuận An
4.491 13.883 7.477 6.406 13.883 0
18 Xã Vinh Phú 1.005 2.989 1.655 1.334 0 2.989
19 Xã Vinh Thái 1.468 4.045 2.78 1.867 0 4.045
20 Xã Vinh Hà 2.321 5.668 3.046 2622 0 5.668
Tổng Cộng

44.34
9
117.211 63.739 53.472 21.031 96.180
Nguồn: Phòng LĐ – TB & XH huyện Phú vang
Qua số liệu ở Bảng 2.2 cho thấy năm 2014 toàn huyện có 44.349 hộ và số người
trong độ tuổi lao dộng toàn huyện năm 2014 có 117.211 người, chiếm 62,3% dân số.
Bình quân mỗi năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 4.000-5.000 người. Lực lượng
lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, LĐ lành nghề thấp và số lao động có trình
độ đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 1%. Nguồn lực lao động của huyện Phú Vang tuy
dồi dào song phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp. Với số
lượng lao động ở nông thôn cao như vậy, vấn đề giải quyết việc làm đang gặp rất
nhiều áp lực do họ không có trình độ và chưa qua đào tạo. Vì vậy, chính quyền địa
phương cần có các chính sách hỗ trợ đào tạo, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn lực
này.
 Đặc điểm văn hóa, xã hội.
SVTH: Vũ Thị Phượng 21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
PV là huyện giáp thành phố Huế, có mật độ dân số đông, dân cư sinh sống lâu
đời, ổn định và tổ chức, quản lý xã hội đã có nề nếp. Nhân dân có tinh thần cần cù,
chịu khó, sáng tạo trong laođộng; đoàn kết xây dựng phát triển quê hương; có truyền
thống đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước. Đặc biệt sức
mạnh đoàn kết cộng đồng đã thể hiện rất rõ khi quê hương, đất nước gặp thiên tai,
thảm họa. Tuy nhiên, trình độ dân trí còn hạn chế, không đồng đều giữa các vùng,
nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ được đào tạo nghề còn thấp, đời sống một bộ phận
dân cư còn gặp khó khăn.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Phú Vang
2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010-2015 là 18,33%/năm, từ
17,1% năm 2010 lên 18,8% năm 2015. Trong những tháng đầu năm 2014 dù gặp rất
nhiều khó khăn nhưng kinh tế huyện Phú Vang vẫn duy trì ở mức tăng trưởng khá cao;

trong đó: dịch vụ đạt 2.463 tỷ đồng, đạt 89,1% so với kế hoạch đặt ra; Công nghiệp(CN),
tiểu thủ CN(TTCN) – XD đạt 1.950 tỷ đồng, đạt 84,1% kế hoạch; nông – lâm – ngư
nghiệp đạt 2.060 tỷ đồng, đạt 185,6% kế hoạch; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy,
hải sản đạt 27.050 tấn đạt 100,2% kế hoạch; sản lượng lương thực có hạt 70.477 tấn đạt
107,6% kế hoạch; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng thêm 1.400 tỷ đồng đạt 100% kế
hoạch; thu ngân sách huyện đạt 130 tỷ đồng, đạt 112,1% kế hoạch.
Tổng giá trị SX ngành dịch vụ - thương mại đạt hơn 1.880 tỷ đồng; giá trị SX CN –
TTCN đạt hơn 1.428 tỷ đồng; sản lượng nông lâm thủy sản đạt hơn 1.905 tỷ đồng. Công
tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực,
An ninh – Quốc phòng được tăng cường và giữ vững.
2.1.3.2. Cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn qua, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng
dần tỷ trọng DV - CN và giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế huyện Phú Vang giai đoạn
2010 – 2014.
ĐVT: %
Năm Tổng số Nông, lâm, thủy sản CN – XD Dịch vụ
2010 100 44,8 25,0 30,2
2011 100 40,7 26,3 32,9
SVTH: Vũ Thị Phượng 22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
2012 100 40,9 26,1 33,1
2013 100 39,7 26,5 33,8
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Vang 2013
Qua bảng 2.3 ta có thể thấy được kinh tế của huyện Phú Vang trong thời gian qua
chuyển biến khá rõ nét. Cụ thể, trong lĩnh vực dịch vụ tăng từ 30,2% (năm 2010) lên
33,8% (năm 2013), lĩnh vực CN – XD tăng từ 25,0% (năm 2010) lên 26,5% (năm
2013). Đồng thời lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng có xu hướng giảm từ 44,8%
(năm 2010) xuống 39,7% (năm 2013). Điều này thể hiện nền kinh tế huyện đang có
những bước tiến tích cực, theo đúng hướng phát triển của nền kinh tế đất nước cũng

như toàn tỉnh.
2.1.3.3. Thu – chi ngân sách và tài chính - tín dụng
Thu ngân sách. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 5 năm 2009-
2013 đạt từ 238,987 tỷ đồng năm 2009 lên 323,133 tỷ đồng năm 2011 và giảm xuống
còn 227,064 tỷ đồng năm 2013. Riêng thu ngân sách năm 2013 so với năm 2012 tăng
26%. Cơ cấu các khoản thu từ thuế, các loại phí và nguồn thu khác đã từng bước vững
chắc, ổn định hơn.[5,tr.38]
Chi ngân sách. Tổng chi ngân sách huyện 5 năm 2009-2013 đạt từ 166,784 tỷ
đồng năm 2009 tăng lên 747,619 tỷ đồng năm 2013, tăng trưởng bình quân
45,5%/năm; riêng chi ngân sách năm 2013 so với 2012 đạt 123,91%; trong đó chi đầu
tư phát triển 104,089 tỷ đồng, chiếm 13,92%; chi thường xuyên là 476,861 tỷ đồng,
chiếm 63,78%. Nhìn chung chi ngân sách đảm bảo chi thường xuyên cho bộ máy quản
lý nhà nước và các đoàn thể, đáp ứng kịp thời cho hoạt động của các ngành, lĩnh vực
góp phần thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn
huyện.[5,tr42]
Tín dụng-ngân hàng. Có nhiều chuyển biến tích cực, huy động nhiều nguồn vốn
cho đầu tư phát triển sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn. Các dịch vụ cho vay
ưu đãi để phục vụ sản xuất và giải quyết việc làm phát triển mạnh. Nhu cầu vay vốn
của các tổ chức, cá nhân ngày càng cao, doanh số cho vay ngày càng tăng.
2.1.3.4. Đầu tư xã hội
Đầu tư xã hội đã từng bước cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nguồn lực
bên ngoài, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của Tỉnh.
SVTH: Vũ Thị Phượng 23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
Bảng 2.4: Tình hình vốn đầu tư trên địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn 2009-
2013
ĐVT: tỷ đồng
Vốn đầu tư Năm
2009
Năm 2010

Năm
2011
Năm 2012 Năm 2013 Tổng số
Khu vực nhà
Nước
231,00 233,36 559,984 509,88 767,24
2.301,46
6
Khu vực ngoài
Nhà nước
189,00 207,24 397,00 617,1 616,59 2.026,93
Khu vực đầu tư
nước ngoài
0,00 82,35 24,167 15,40 10,63 132,547
Tổng số
420 522,95 981,151 1.142,379 1.394,463
4.460,94
3
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Vang 2013
Từ Bảng 2.4 ta có thể thấy tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2009-2013 là
4.460,943 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước là 2.301,466 tỷ
đồng, vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước là 2.026,93 tỷ đồng, các nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài là 132,547 tỷ đồng. Riêng năm 2013, tổng vốn đầu tư toàn xã
hội đạt trên 1.394,463 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 767,243 tỷ đồng, chiếm
55,02%, vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước là 616,59 tỷ đồng, chiếm 44,22%, các
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 10,63 tỷ đồng chiếm 0,76%.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn 2009-2013
Đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều chuyển biến, đã tích cực kêu gọi đầu tư vào các
khu du lịch ở thị trấn Thuận An, ở Phú Thuận, Vinh Thanh; triển khai các hoạt động
xúc tiến đầu tư vào các dự án xây dựng hạ tầng cụm CN-TTCN Phú Đa. Xây dựng kết

cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tập trung đầu tư thông qua các chương trình kinh tế,
xã hội trọng điểm. Hầu hết các công trình trọng điểm về giao thông, thuỷ lợi, điện,
nước, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế đã được hoàn thành đưa vào sử dụng ,đã
chú trọng đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản v.v., góp
phần tạo động lực tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của huyện.
2.2. Thực trạng thu nhập của người lao động nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế
SVTH: Vũ Thị Phượng 24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thế Thìn
2.2.1. Quy mô và cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế
 Quy mô lực lượng lao động

Lực lượng lao động là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự
nghiệp CNH- HĐH của huyện Phú Vang. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng rất lớn đối với
việc làm của người lao động của người lao động nhất là khi kinh tế của huyện còn kém phát
triển, tốc độ gia tăng tự nhiên của huyện chỉ đạt 5%.
Bảng 2.5 : Cơ cấu lực lượng lao động nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
ĐVT: người
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014

Dân số trung bình
178.433 180.457 184.516 186.784 188.199
LLLĐ nông thôn
Trong đó:
 Số lượng nam
Chiếm tỷ trọng (%)
 Số lượng nữ
Chiếm tỷ trọng (%)
157.392
74.696
47,4 %
82.696
52,6 %
147.818
70.478
47,6 %
77.340
52,4 %
151.226
70.613
46,6 %
80.613
53,4%
153.687
72.231
47,0 %
81.456
53,0 %
155.545
73.478

47,2 %
82.067
52,8 %
LLLĐ nông thôn trong độ
tuổi lao động
Chiếm tỷ trọng trong dân số
108.212
60,6
110.244
61,1
118.221
63,3
120.243
64,4
122.133
64,9
Nguồn: phòng lao động thương binh và xã hội huyện Phú Vang, năm 2014
Lực lượng lao động ở nông thôn chiếm hơn 80% dân số của huyện. Lực lượng lao
động có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2012 tăng 3408 so với năm 2011, năm 2013
tăng 2461 lao động so với năm 2012, năm 2014 tăng 1858 lao động so với năm 2013; lực
lượng lao động phân bổ khá đồng đều giữa lao động nam và lao động nữ, trong đó lao động
nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn và ổn định qua các năm. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao
động chiếm trên 60 % dân số của huyện và có xu hướng ngày càng tăng, tốc độ tăng cao
nhất là năm 2014 tăng 1.07% so với năm 2010 và tăng 0,5% so với năm 1013. Điều đó cho
thấy huyện có lực lượng lao động dồi dào, có cấu dân số trẻ. Vì vậy, để có thể tái tạo sức lao
động cho người lao động lại có thể nuôi người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao
động thì người trong độ tuổi lao động cần phải đa dạng hóa thu nhập hoặc tìm công việc
mới có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, lực lượng lao động huyện tăng
SVTH: Vũ Thị Phượng 25

×