Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ LAO ĐỒNG ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.69 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI THẢO LUẬN
MÔN KINH TẾ LAO ĐỘNG
ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Lớp: Bảo hiểm 47b
Hà Nội – 04/2008
Danh sách nhóm sinh viên nhóm 5
1. Phạm Thị Bích Nguyệt
2. Trần Minh Nguyệt
3. Cù Thị Hồng Nhung
4. Hoàng Thị Nguyên Nhung
5. Phạm Thị Nhung
6. Phạm Thị Hồng Nhung
7. Nguyễn Đức Phương
8. Phạm Thị Lan Phương
9. Nguyễn Công Quyển
10. Nguyễn Thị Như Quỳnh - Trưởng nhóm.
I. Khái quát chung về thất nghiệp:
Thất nghiệp luôn là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hầu hết các quốc gia
trên thế giới đều cố gắng xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, ổn định giá cả, cải thiện việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thất
nghiệp cũng là mối lo của mọi người dân lao động bởi vì nó gắn liền với đời sống
vật chất và tinh thần của họ. Vậy thất nghiệp là gì?
1. Khái niệm về thất nghiệp:
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại trong nhiều chế độ xã hội.
Đã từng có nhiều khái niệm về thất nghiệp được đưa ra, song định nghĩa thất
nghiệp của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được nhiều nhà kinh tế và nhiều nước
tán thành. Theo tổ chức này thì: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người
trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức
lương thịnh hành”.


Trong kinh tế học thì: Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm
mà không tìm được việc làm.
Còn khái niệm về người thất nghiệp thì: đó là người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động nhưng hiện tại không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.
Theo các quan niệm trên thì tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được đánh giá
bằng chỉ tiêu “Tỷ lệ thất nghiệp”. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa số
người thất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Công thức tính tỷ lệ
thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
Số người không có việc làm
Tổng số lao động xã hội
2. Các đặc trưng của người thất nghiệp:
Từ các khái niệm ở trên có thể thấy, người lao động được coi là thất nghiệp phải
thể hiện đầy đủ các đặc trưng sau:
- Đó là người lao động, có khả năng lao động;
- Hiện đang không có việc làm (tuỳ theo quy định của từng nước về độ dài thời
gian từ khi nghỉ việc củ người lao động đó);
- Đang tích cực đi tìm việc làm.
Như vậy thì người thất nghiệp có thể là các công nhân trong các doanh nghiệp, có
thể là học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trường hoặc là
bộ đội xuất ngũ
3. Các loại thất nghiệp:
Căn cứ tính chất của thất nghiệp có:
- Thất nghiệp tự nhiên: là loại thất nghiệp được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà
bình thường nền kinh tế trải qua. Loại này xảy ra do quy luật cung cầu của thị trường
lao động tác động.
- Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp được dung chỉ những biến động của thất
nghiệp từ năm này đến năm khác xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên và nó gắn
với những biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế. Loại này xảy ra do mức cầu về
lao động giảm xuống.

- Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do sự dịch chuyển lao động giữa các vùng, các
miền, thuyên chuyển công tác giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất.
- Thất nghiệp thời vụ: phát sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, xảy ra phổ biến
trong ngành nông lâm ngư nghiệp.
- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi mất cân đối giữa cung cầu về các loại lao động.
Cầu loại lao động này tăng thì cầu lao động khác lại giảm xuống, trong khi cung
điều chỉnh không kịp.

- Thất nghiệp công nghệ: xảy ra do sự áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ vào sản xuất ngày càng được tăng cường làm cho người lao động trong
các dây chuyền sản xuất bị dôi ra.
Căn cứ vào ý chí người lao động có:
- Thất nghiệp tự nguyện: là hiện tượng người lao động từ chối một công việc nào
đó do mức lương được trả không thoả đáng hoặc do không phù hợp với trình độ
chuyên môn, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là hiện tượng người lao động có khả năng lao
động, trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương được trả,
nhưng người sử dụng lao động không chấp nhận hoặc không có người sử dụng lao
động nên thất nghiệp.
Căn cứ vào mức độ thất nghiệp có:
- Thất nghiệp toàn phần: có nghĩa là người lao động hoàn toàn không có việc làm
hoặc thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.
- Thất nghiệp bán phần: có nghĩa là người lao động vẫn có việc làm, nhưng khối
lượng công việc ít hoặc thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 3 đến 4 giờ
trong một ngày làm việc và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.
4. Nguyên nhân thất nghiệp:
Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở
xã hội cộng đồng nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc
mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội
phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc

làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của
họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-
Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy
nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp
ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động).
Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận,
mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do
đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình
trạng thất nghiệp. Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay
để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp.
Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau.
Kinh tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản
xuất và sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn
đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế
học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên
ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn người
lao động (thất nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ
yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất
nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản.
Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần
đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp.
Việc áp dụng nguyên lý cung - cầu vào thị trường lao động giúp lý giải tỷ
lệ thất nghiệp cũng như giá cả của lao động. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế
giới ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh chỉ ra, ở các nước đang
phát triển, tình trạng thất nghiệp cao trong phụ nữ và thanh niên còn là hậu
quả của những quy định về trách nhiệm chủ lao động.
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều nguyên nhân gây ra thất nghiệp và kèm
theo đó là những tác động xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của đất
nước. Một số nguyên nhân chính là:
- Chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp do sự điều tiết của thị trường. Khi

mở rộng thì thu hút thêm lao động, nhưng khi thu hep thì lại dư thừa lao động, làm
cho cung cầu lao động trên thị trường sức lao động co giãn, thay đổi gây ra hiện tượng
thất nghiệp.
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự tự động hoá quá trình sản xuất
diễn ra nhanh chóng, nên trong một chừng mực nhất định máy móc đã thay thế con
người. Vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản
xuất và đổi mới công nghệ, đưa tự động hoá vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh. Những cỗ máy tự động đó đã thay
thế cho hang chục , hang trăm công nhân, do đó gây ra hiện tượng thất nghiệp.
- Sự gia tăng dân số và nguồn lao động, cùng với quá trình quốc tế hoá và toàn cầu
hoá kinh tế cũng có những mặt tác động tiêu cực đến thị trường, làm một bộ phận
người lao động bị thất nghiệp. Nguyên nhân này chủ yếu diễn ra ở những nước đang
phát triển có dân số và nguồn lao động tăng nhanh.
- Do người lao động không ưu thích công việc đang làm hoặc địa điểm làm việc, họ
phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới.
- Một nguyên nhân nữa là do tính chất thời vụ của nghề nghiệp thường gây ra hiện
tượng thất nghiệp mùa vụ.
Những nguyên nhân trên gây ra tình trạng thất nghiệp luôn tồn tại trong nền kinh tế.
Do đó việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là rất cần thiết để tìm các
giải pháp nhằm làm giảm bớt thất nghiệp
5. Những ảnh hưởng của thất nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội:
Thất nghiệp đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và gia đình
họ, đồng thời tác động mạnh đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi
quốc gia.
a. Thất nghiệp gây ra sự thiệt thòi với mỗi cá nhân
Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao
động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và tất nhiên là không có
khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu
dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia
đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia

tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm
chất lượng sức khỏe.
Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công
việc thu nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo
hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về
phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép
với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm
việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v ).
Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc
lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình
độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng.
Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết.
Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của
công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và
sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản
với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh
quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều
kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm
các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.
b. Thất nghiệp gây thêm chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng
kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp,
các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm
sản phẩm và dịch vụ.
Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản
xuất theo quy mô.
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu
dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình
trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó
mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.

Đối với nền kinh tế, thất nghiệp là sự lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những
nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, khả năng sản
xuất thực tế kém hơn tiềm năng, nghĩa là tổng thu nhập quốc gia (GNI) thực tế thấp
hơn (GNI) tiềm năng. Nếu tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của
lam phát, từ đó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, khả năng phục hồi chậm.
c. Thất nghiệp tác động đến đời sống chính trị xã hội:
Đối với xã hội, thất nghiệp làm cho người lao động hoang mang, buồn chán và thất
vọng, tinh thần luôn bị căng thẳng và dẫn đến khủng hoảng long tin. Thất nghiệp là
một trong những nguyên nhân gây nên những hiện tượng tiêu cực, đẩy người thất
nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, luật pháp và đạo đức để tìm kế sinh nhai như: trộm
cắp, cờ bạc, mại dâm, ma tuý
Ngoài ra thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị, xã hội bất ổn, hiện
tượng bãi công, biểu tình có thể xảy ra. Người lao động giảm niềm tin vào chế độ và
khả năng lãnh đạo của nhà cầm quyền. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu
đánh giá uy tín của nhà cầm quyền.
Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm
lạm phát. Điều này được minh họa bằng đường cong Phillips trong kinh tế
học.
Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng
lao động. Người lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với
khả năng, mong muốn và điều kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất
nghiệp giúp họ tìm được người lao động phù hợp, tăng sự trung thành của
người lao động. Do đó, ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng
năng suất lao động và tăng lợi nhuận.
6. Các chính sách và biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp:
Để khắc phục và giải quyết tình trạng thất nghiệp luôn là vấn đề nan giải,
bởi lẽ vấn đề này đã trở thành căn bệnh cố hữu của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực của nó đến tất cả các vấn đề kinh tế,
chính trị, xã hội, cho nên buộc Chính phủ các nước phải quan tâm giải quyết.
Tuỳ theo điều kiện thức tế mà mỗi nước có những chính sách biện pháp khác

nhau. Dưới đây là một số biện pháp mà các nước thường áp dụng:
a. Các giải pháp nhằm làm giảm bớt thất nghiệp:
- Chính sách dân số: là chính sách mang tính chiến lược lâu dài, góp phần
làm giảm thất nghiệp và tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Hạ
thấp tỷ lệ tăng dân số cũng có nghĩa là giảm được tỷ lệ tăng lực lượng lao
động từ đó tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động.
- Ngăn cản sự di cư từ nông thôn ra thành thị do tỷ lệ thất nghiệp ở thầnh
thị luôn cao hơn ở nông thôn, trong khi đó một bộ phận dân cư nông thôn
vẫn có xu hướng di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm. Để giải quyết
người ta đã thực hiện các chương trình: định hướng phát triển nông nghiệp
nông thôn, thay đổi công nghệ nông nghiệp, xây dựng thêm trường học,
bệnh viện cơ sở hạ tầng, tăng cường các dự án đầu tư để phát triển công
nghiệp ở khu vực nông thôn,
- Áp dụng các công nghệ thích hợp để sử dụng được nhiều lao động hơn.
Vì vậy chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp
vừa và nhỏ sử dụng công nghệ thích hợp để sản xuất những hàng hoá thu hút
nhiều lao động phù hợp vơi thị hiếu và túi tiền của người có thu nhập thấp.
Chính phủ có thể sử dụng công cụ như thuế, lãi suất để điều chỉnh.
- Giảm độ tuổi nghỉ hưu: là một biện pháp tình thế, khi tỷ lệ thất nghiệp
tăng nhanh gây nên những áp lực lớn về chính trị. Việc cắt giảm độ tuổi nghỉ
hưu của người lao động sẽ nhanh chóng thu hút được một bộ phận lao động
bị thất nghiệp thay thế chỗ làm việc cho người nghỉ hưu.
- Chính phủ khuyến khích người lao động đi xuất khẩu lao động.
- Cắt giảm giờ làm và ngày làm việc cho người lao động.
- Chính phủ tăng cường đầu tư cho nền kinh tế để tạo thêm nhiều việc
làm thu hút lượng lao động bị thất nghiệp bằng cách kêu gọi và kích thích
đầu tư nước ngoài hoặc trực tiếp đầu tư thêm cho các vùng kinh tế.
b. Biện pháp khác:
Ngoài các biện pháp làm giảm trên chính phủ các nước cồn sử dụng một
số chính sách đối phó với tình trạng thất nghiệp như:

- Trợ cấp thôi viêc, mất việc làm: laf một biện pháp tình thế góp phần
giải quyết khó khăn, ổn định cuộc sống khi người lao động phải thôi việc
hoặc mất việc do doanh nghiệp bị phá sản, giải thể hay tinh giảm biên chế,
- Trợ cấp thất nghiệp: biện pháp này thường được thực hiện rất đa dạng
và phong phú. Thực chất đây là chế độ trợ cấp thất nghiệp nằm trong hệ
thống các chế độ BHXH mà tổ chức ILO đã khuyến cáo.
- Bảo hiểm thất nghiệp: là một chính sách nằm trong hệ thống chính sách
kinh tế xã hội của một quốc gia. Đây là một biện pháp hữu hiệu cho việc giải
quyết thất nghiệp mà nhiều nước đã và đang áp dụng một rất hiệu quả.
II. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam và các biện pháp
giảm thất nghiệp:
1. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam:
Trên thế giới, từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển
đều tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp nhất định trong hầu hết các giai đoạn phát
triển của mình. Và tỷ lệ đó cũng thường không giống nhau ở các thời kỳ
khác nhau.
Ở Việt Nam, từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế đã
đạt được những thành tựu đáng kể, nổi bật nhất là tăng trưởng kinh tế cao và
tương đối ổn định, lạm phát được kiểm soát chặt chẽ và đã bị đẩy lùi, đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt và từng bước nâng cao,…Tuy nhiên,
những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã bộc lộ khá rõ, đặc biệt là tình
trạng thất nghịêp.
Tháng một năm 1996, tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong báo cáo
nhan đề “Việt Nam những vấn đề lao động và xã hội trong một nền kinh tế
chuyển tiếp”, đã đưa ra nhận xét tổng quát “VN có thể là một nước phát triển
nhanh nhất nhưng vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất. Vấn đề là
sự gia tăng của đội quân những người không kiếm được việc làm. Tỷ lệ việc
làm được tạo ra ở Việt Nam hiện nay là 2,5%, trong khi sự gia tăng của lực
lượng lao động ở quốc gia giàu tiềm năng nhân lực này là 3% tính chung
toàn quốc và tới 5% tại các đô thị. Nếu tình hình trên kéo dài, chậm được

khắc phục sẽ tạo ra hậu quả tiêu cực về kinh tế và xã hội”.
Theo kết quả của tổng điều tra điều tra dân số năm 1989 thì số người thất
nghiệp là 1,35 triệu người trên 32,4 triêu lao động, chiếm 4,2%. Năm 1991,
trong 33 triệu lao động có 2 triệu người thất nghiệp, chiếm 6% ; năm 1993 tỷ
lệ thất nghiệp là 7,37%; năm 1994 là 6,08%; năm 1995 là 7%; năm 1996 là
5,8%; năm 1999 là 7,4% Trong đó thì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị thường
cao hơn ở nông thôn, nhất là ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp ở một số thành phố (1997 – 2004) (Đơn vị: %)
Năm
Thành phố
1997 1998 1999 2004
1. Hà Nội
2. TP.HCM
3. Hải Phòng
4. Đà Nẵng
8,56
6,13
9,09
6,76
8,43
6,35
10.31
7,04
7,92
6,64
8,04
6.12
7.01
6,14
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng

%


199
6
199
7
199
8
199
9
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cả nước 5.88 6.01 6.85 6.74 6.42 6.28 6.01 5.78 5.60 5.31 4.82
Đồng bằng sông
Hồng 7.57 7.56 8.25 8.00 7.34 7.07 6.64 6.38 6.03 5.61 6.42
Đông Bắc
6,4
6.34 6.60 6.95 6.49 6.73 6.10 5.93 5.45 5.12 4.32
Tây Bắc 4.73 5.92 5.87 6.02 5.62 5.11 5.19 5.30 4.91 3.89
Bắc Trung Bộ 6.96 6.68 7.26 7.15 6.87 6.72 5.82 5.45 5.35 4.98 5.50
Duyên hải Nam
Trung Bộ 5.57 5.42 6.67 6.55 6.31 6.16 5.50 5.46 5.70 5.52 5.36
Tây Nguyên 4.24 4.99 5.88 5.40 5.16 5.55 4.90 4.39 4.53 4.23 2.38
Đông Nam Bộ 5.43 5.89 6.44 6.33 6.16 5.92 6.30 6.08 5.92 5.62 5.47
Đồng bằng sông
Cửu Long 4.73 4.72 6.35 6.40 6.15 6.08 5.50 5.26 5.03 4.87 4.52

Theo kết quả trên, trong 8 vùng lãnh thổ, vùng có tỉ lệ người thất
nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị cao nhất là Đông
Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng. Các vùng kinh tế trọng điểm tuy

giữ vị trí đầu tàu trong phát triển kinh tế-xã hội nhưng không ít ngành
nghề đào tạo không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đây là lý do
vì sao tỉ lệ thất nghiệp, đặc biệt là lao động ở độ tuổi 15-24 cao hơn
so với tỉ lệ trung bình cả nước. Sức ép về việc làm đối với lao động
trẻ ở khu vực thành thị vẫn còn lớn do tỉ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt
là ở các khu đô thị tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm.
Một trong những nguyên nhân nưã dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực
thành thị cao và hệ số sử dụng thời gian lao động thực tế ở nông thôn vẫn còn
thấp là đại bộ phận lao động của nước ta chưa qua đào tạo nghề nên khó tìm
được việc làm. Trong số những người đã qua đào tạo, tỷ trọng ở các cấp trình
độ đã thấp lại mất cân đối về cơ cấu. Số người có trình độ trung học chuyên
nghiệp và từ cao đẳng trở lên cộng lại bằng số người có trình độ công nhân kỹ
thuật và sơ học. Vì vậy, tình trạng khan hiếm công nhân kỹ thuật có tay nghề
cao là rất phổ biến và kéo dài, gây nhiều khó khăn cho người lao động cũng
như cho doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra lao động-việc làm năm 2005 của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội , tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị trong
cả nước của người trong độ tuổi lao động năm 2005 là 5,3%, giảm
0,3% so với năm 2004. Tại thời điểm điều tra 1-7-2005, lực lượng lao
động (bao gồm trong độ tuổi lao động, và trên độ tuổi lao động) của
cả nước có 44,385 triệu lao động, tăng 2,6% so với năm 2004 với
quy mô tăng thêm là 1,143 triệu người.
Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị trong cả nước của lực lượng lao
động trong độ tuổi lao động năm 2005 là 5,3% (giảm 0,3% so với
năm 2004 là 5,6%). Trong các vùng, khu vực thì Đông Nam Bộ và
đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn (5,6%); vùng Đông
bắc và duyên hải Nam Trung Bộ (từ 5,1 đến 5,5%); các vùng khác
thấp hơn ở dưới mức 5%.
Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn trong
cả nước là 80,7%, tăng 1,6% so với năm 2004. Một số vùng, khu vực

nông thôn đạt tỉ lệ hơn 80%.
Cuộc điều tra cũng cho biết, cả nước hiện có 4,413 triệu người
làm việc ở khu vực Nhà nước, chiếm 10,2%; có 38,355 triệu người
làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước, chiếm 88,2% và hơn 687 nghìn
người làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 1,6%.
Về cơ cấu lao động có việc làm, cả nước có hơn 24,677 triệu
người làm việc chính ở khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản),
chiếm 56,8%; hơn 7,769 triệu người làm việc chính ở khu vực II
(công nghiệp và xây dựng), chiếm 17,9%; và hơn 1,1 triệu người làm
việc chính ở khu vực III (dịch vụ), chiếm 25,3%.
Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của lực lượng lao động cả nước là
24,8% (tăng thêm 2,2% so với năm 2004).
Những kết quả kể trên cho thấy, tỉ lệ thất nghiệp vẫn trong xu
hướng giảm, tăng tỉ lệ thời gian lao động sử dụng ở nông thôn, nhiều
chương trình giải quyết việc làm được thực hiện có hiệu quả. Tuy
nhiên, sức ép việc làm còn gay gắt, nhất là ở các đô thị lớn như Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm; tỉ lệ thất nghiệp ở
lực lượng lao động trẻ (từ 15 đến 24 tuổi) còn cao, chiếm 13,4%.
Trong kế hoạch năm năm (2000-2005) tỉ lệ thất nghiệp giảm từ
6,4% năm 2000 xuống 5,3% năm 2005, tăng tỉ lệ thời gian lao động
sử dụng ở khu vực nông thôn từ 73,9% năm 2000 lên 80,7% năm
2005, đạt mục tiêu Đại hội Đảng IX đề ra.
Ngoài ra, hiện nay ở nước ta còn tồn tại tình trạng thất nghiệp
trong giới trí thức khá nghiêm trọng, xảy ra một nghịch lý là học
sinh phổ thông phải rất vất vả mới có thể chen chân vào giảng
đường đại học với tỷ lệ chọi rất cao, kèm theo đó là vô số thứ tốn
kém và hệ lụy khác. Thế nhưng khi tốt nghiệp ra trường, một bộ phận
không nhỏ lại gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Nhà
nghiên cứu xã hội học, TS.Lưu Hồng Minh (Trưởng khoa Xã hội học -
Học viện Báo chí và Tuyên truyền), cho biết: “Hiện chưa có số liệu

nào điều tra đầy đủ về tình trạng thất nghiệp trong giới trí thức. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy, trong vòng 3 năm kể từ khi
tốt nghiệp ra trường, trên 20% cử nhân vẫn thất nghiệp hoặc chưa
có việc làm ổn định. Con số này tuy có chiều hướng giảm nhưng
không ổn định và vẫn ở mức cao, gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp chung của
cả nước, hiện tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng 7,2%, nông thôn là
10%, tổng số người chưa có công ăn việc làm khoảng 3, 2 triệu
người. Tất nhiên, con số 20% sẽ giảm đáng kể nếu chúng ta kéo dài
khung thời gian ra 5 năm hoặc dài hơn nữa, tuy nhiên nó cũng phản
ánh khá rõ những khó khăn trong tìm kiếm việc làm của giới trẻ”.
TS. Lưu Hồng Minh nhận xét: “Tình trạng này ngoài nguyên nhân
xuất phát từ yếu tố cá nhân của các bạn trẻ, những bất cập trong
chương trình đào tạo so với yêu cầu thực tế của công việc, còn phải
kể đến các em quá thiếu kỹ năng tìm việc, kỹ năng hoạch định mục
tiêu cho mình một cách rõ ràng, đánh giá đúng bản thân và lập ra lộ
trình phù hợp để hoàn thiện mình”.
Theo các nhà xã hội học, tình trạng thất nghiệp không chỉ được thể
hiện dưới dạng người trong độ tuổi lao động không có việc mà phải
được nhìn nhận dưới nhiều góc độ như: công việc không đúng với
chuyên môn, một lúc làm nhiều việc nhưng không chịu trách nhiệm
cụ thể, làm việc đúng chuyên môn nhưng không được bàn giao công
việc cụ thể, đảm nhận những công việc chưa xứng với khả năng và
chuyên môn được đào tạo
Thực tế, tỷ lệ sinh viên Việt Nam ra trường làm đúng ngành nghề
được đào tạo tuy chưa có con số thống kê rõ ràng, nhưng nếu cứ
nhìn vào các cơ quan, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy công
việc mà họ đang làm khác xa những điều học ở giảng đường. Ở thái
cực khác, có trí thức, có trình độ, đủ điều kiện để đảm nhận yêu cầu
công việc nhưng vẫn ở tình trạng công việc không ổn định.
Đây chính là hiện tượng thất nghiệp tự nguyện, một khái niệm còn

tương đối mới ở Việt Nam, nhưng là điều thông thường đối với các
nước phát triển. Về một mặt nào đó, có thể coi đây là tín hiệu vui cho
thị trường lao động thời gian qua.
2. Nguyên nhân và các giải pháp giảm thất nghiệp:
Nguyên nhân của thất nghiệp ở Việt Nam:
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu giống như các nước, tình trạng
thất nghiệp ở nước ta trong những năm qua còn do một số nguyên
nhân sau:
- Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất,
sắp xếp lại lao động nên số lao động dư thừa tương đối nhiều.
- Kinh nghiệm và trình độ quản lý còn non yếu, máy móc thiết bị,
công cụ còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém, giá thành sản phẩm
cao không cạnh tranh được với hang ngoại đã ảnh hưởng trực tiếp
đến tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất để thu hút thêm lao
động.
- Do quản lý thị trường chưa tốt, hàng ngoại chèn ép hàng nội dẫn
đến một số doanh nghiệp không tiêu thụ nổi sản phẩm, sản xuất đình
đốn, phải phá sản, phải sa thải công nhân.
- Do sự tan rã của hệ thống XHCN nên thị trường truyền thốngbị thu
hẹp, một số doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cho Liên Xô và các
nước Đông Âu phải giải thể hoặc chuyển hướng không kịp đã
làmcho một bộ phận lao động trở nên thất nghiệp hoặc thiếu việc
làm.
Nhận thức rõ được vấn đề này, trong những năm qua Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết tình
trạng thất nghiệp. Chẳng hạn: trợ cấp thôi việc và trợ cấp một lần cho
người lao động tự nguyện xin thôi việc, đồng thời dành những khoản
tiền khá lớn từ ngân quỹ quốc gia giải quyết việc làm, cho phếp thành
lập các trung tâm môi giới việc làm, tư vấn lao động và tư vấn nghề

nghiệp, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp thu hút nhiều lao
động, thực hiện các chương trình đào tạo người lao động, xúc tiến
xuất khẩu lao động, Những biện pháp trên đã góp phần giải quyết
việc làm cho hàng triệu lao động, khắc phục đáng kể tình trạng thất
nghiệp.
Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ mang tính tình thế, do đó chính
phủ đã có quyết định sẽ tổ chức triển khai bảo hiểm thất nghiệp bắt
đầu từ ngày 1/1/2009 tới. Hy vọng biện pháp này sẽ giúp khắc phục
được tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay.

×