Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

luận văn khách sạn du lịch Khai thác các tiềm năng du lịch để phát triền du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.42 KB, 66 trang )

Lời cảm ơn
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Quang Hảo –
Nguyên Viện Trưởng Viện Ngiên Cứu Phát Triển Du Lịch Việt Nam, là người
thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Quản Lý Vườn Quốc Gia Cúc Phương
– tỉnh Ninh Bình đã giúp đỡ, cung cấp nguồn tư liệu trong quá trình thực hiện đề
tài khóa luận này.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bô, nhân viên
và nhân dân quanh khu vực rừng quốc gia Cúc Phương đã giúp đỡ nhiệt tình trong
quá trình em đi thực tế, thu thập tài liệu để làm khóa luận.
Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong khoa Du lịch
đã giúp đỡ, tận tình chỉ dạy em trong những năm học tập tại trường.
Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian, kiến thức và tài liệu có
hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Chương I 4
Tổng quan lý thuyết về du lịch sinh thái – Du lịch sinh thái Vườn
quốc gia Cúc Phương 4
1.1. Tổng quan về du lịch sinh thái 4
1.1.1. Khái niệm về du lịch 4
1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái 4
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 5
1.1.4. Đặc trưng của du lịch sinh thái 6
1.1.5. Những điều kiện và yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 8
1.2. Giới thiệu về Vườn quốc gia Cúc Phương 9
1.2.1. Lịch sử hình thành 9


1.2.2. Điều kiện tự nhiên 10
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên 14
1.2.4. Kinh tế và xã hội 16
1.2.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia 17
1.2.6. Các hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương 19
Chương II: Tình hình kinh doanh du lịch sinh thái trong 3 năm
2008 – 2011 của Vườn quốc gia Cúc Phương 23
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái trong 3 năm 2008 – 2011 23
2.1.1. Công tác tổ chức quản lý 23
2.1.2. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật 25
2.1.3. Công tác bảo tồn 26
27
2.1.4. Công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội 28
2.1.5. Hiện trạng môi trường 30
2.1.6. Kết quả kinh doanh du lịch sinh thái trong 3 năm 2008 – 2011 của Vườn quốc gia
Cúc Phương 32
2.1.7. Xúc tiến quảng bá 35
2.2. Những vấn đề còn tồn tại trong khai thác du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
36
2.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý 36
2.2.2. Về nguồn nhân lực phục vụ du lịch 38
2.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vu du lịch 38
2.2.4. Về tài nguyên du lịch 39
2.2.5. Về an ninh trật tự xã hội 40
2.2.6. Về môi trường 40
2.2.7. Về xúc tiến quảng bá 40
3.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Cúc Phương 43
3.1.1. Định hướng phát triển các loại hình du lịch trọng điểm tại Cúc Phương 43
3.1.1.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái 43
3.2. Đề xuất những giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương 46

3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện phân cấp quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương 47
3.2.2. Giải pháp 2: Về công tác quy hoạch, bảo tồn các danh lam tại Vườn quốc gia Cúc
Phương 48
3.2.3. Giải pháp 3: Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
50
3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái tại
Vườn quốc gia Cúc Phương 51
3.2.5. Giải pháp 5: Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Thiết kế các tour du lịch kết hợp với
các địa danh nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình nhằm thu hút khách du lịch 52
3.2.6. Giải pháp 6: Giữ gìn an ninh trật tự xã hội 56
3.2.7. Giải pháp 7: Giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp tại Vườn quốc gia Cúc Phương.57
3.2.8. Giải pháp 8: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị du lịch 57
Kết Luận 60
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Đặc điểm cơ cấu đất đai tài nguyên rừng của VQG 14
Bảng 2: Loại hình cơ sở lưu trú tại Vườn quốc gia 18
Bảng 3: Bộ máy tổ chức quản lý tại Vườn quốc gia Cúc Phương 23
Bảng 4: Hiện trạng biên chế công chức, viên chức của Vườn quốc
gia Cúc Phương 24
Bảng 5: Chương trình bảo tồn Rùa 27
Bảng 6: Chương trình bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê 27
Bảng 7: Bảng thống kê số lượng khách du lịch tại Cúc Phương 33
Bảng 8: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Cúc Phương 35
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

Du lịch là “sứ giả của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân
tộc”. Trên thế giới, du lịch hiện xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu,
phát triển với tốc độ cao thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to
lớn về kinh tế - xã hội mà nó mang lại. Điều này càng thể hiển rõ hơn trước xu thế

toàn cầu hóa và khu vực hóa. Khi xã hội ngày càng phát triển, quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra làm cho của cải vật chất làm ra ngày một nhiều
nhưng cũng kéo theo sự căng thẳng, áp lực cho con người, cho xã hội… Vì vậy,
nhu cầu đi du lịch để phục hồi sức khỏe, giảm stress, lấy lại cân bằng trong cuộc
sống được đặt lên hang đầu. Đồng thời , thông qua hoạt động du lịch, con người
được mở rộng giao lưu quốc tế, tìm hiểu và trao đổi những giá trị văn hóa đặc
trưng của từng dân tộc.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì ngành dịch vụ du lịch “ ngành công nghiệp
không khói” càng được coi trọng. Ngành du lịch phát triển vừa đáp ứng được nhu
cầu phát triển của xã hội, vừa tạo việc làm cho một lực lượng lao động lớn, vừa
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Nhiều nước trên thế giới đã coi việc
phát triển du lịch là một quốc sách của nền kinh tế quốc dân, coi du lịch là ngành
kinh tế vừa tạo công ăn việc làm vừa làm giàu cho đất nước. Với Việt Nam, Du
lịch đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển
nền kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Vì vậy
vấn đề nghiên cứu và khai thác tiềm năng để thúc đẩy phát triển du lịch được toàn
xã hội quan tâm.Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, nó tạo
điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa
dạng, nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, hấp dẫn, tài nguyên nhân văn giàu bản
sắc dân tộc, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng : du lịch văn hóa, du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái…. Cùng với sự
phát triển của du lịch, du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của ngành du
1
lịch với bản chất là gắn liền với các yếu tố môi trường sinh thái, có tốc độ tăng
trưởng nhanh và thu hút được sự quan tâm của nhiều thành phần trong xã hội. Hoạt
động du lịch sinh thái ngày càng nổi bật và khuyến khích phát triển, vườn quốc gia
và các khu bảo tồn thiên nhiên là những nơi lý tưởng để mọi người có cơ hội tham
quan, giải trí, nâng cao nhận thức về môi trường.
Vườn quốc gia Cúc Phương là được thành lập sớm tại Việt Nam. Vườn
quốc gia Cúc Phương có địa hình đa dạng, có hệ động thực vật phong phú, có loài

linh trưởng đặc biệt quý hiếm là voọc quần đùi trắng, có trung tâm cứu hộ linh
trưởng đầu tiên ở Việt Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương là địa chỉ tin cậy của các
nhà khoa học đến nghiên cứu và làm việc. Vườn quốc gia Cúc Phương trải dài trên
ba tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và Ninh Bình với nhiều cộng đồng dân cư sinh sống,
là nơi có hoạt động du lịch từ khá sớm, hàng năm đón một lượng lớn khách du lịch
đến thăm quan. Cúc Phương chính là nơi điển hình cho việc nghiên cứu các hoạt
động du lịch sinh thái cũng như khai thác các lợi thế của điều kiện tự nhiên, dân cư
và lãnh thổ. Chính vì vậy, việc khai thác các tiềm năng du lịch để phát triền du lịch
sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương là nhu cầu cấp thiết cho Vườn quốc gia
Cúc Phương nói riêng và du lịch cả nước nói chung.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng khai thác du
lịch sinh thái, kết quả kinh doanh của Vườn quốc gia Cúc Phương để từ đó tìm ra
những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch sinh thái
tại vườn quốc gia; đưa ra các đề xuất về tổ chức quản lý, kinh doanh du lịch sinh
thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương – tỉnh Ninh Bình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu chính của khóa luận
- Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cúc Phương.
- Đánh giá tình hình kinh doanh du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cúc
Phương trong 3 năm 2008 – 2011.
- Từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ du lịch và khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia
2
Cúc Phương. Từ đó góp phần thúc đẩy du lịch của tỉnh Ninh Bình phát triển một
cách hiệu quả.
4. Phạm vi nghiên cứu
• Nghiên cứu hiện trạng nguồn tài nguyên du lịch của Vườn quốc gia Cúc
Phương.
• Các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương,
kết quả kinh doanh du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương trong 3

năm từ 2008 – 2011.
• Nghiên cứu các thuận lợi và khó khăn để phát triển du lịch sinh thái tại
Vườn quốc gia Cúc Phương góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh đồng
thời kết hợp giữ gìn và bảo vệ tài nguyên của rừng.
5. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu từ giáo trình, tạp chí, báo cáo kinh
doanh, tập gấp, …của ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương; của Sở Văn
Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Ninh Bình; các tài liệu liên quan về Vườn
quốc gia Cúc Phương để làm tài liệu nghiên cứu.
• Đi thực tế khảo sát tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
• Dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá khách quan…
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
của khóa luận bao gồm 3 chương:
1. Chương I: Tổng quan lý thuyết về du lịch sinh thái – du lịch sinh thái Vườn
quốc gia Cúc Phương.
2. Chương II: Tình hình kinh doanh du lịch trong 3 năm 2008 – 2011 của
Vườn quốc gia Cúc Phương.
3. Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn
quốc gia Cúc Phương.
3
Chương I
Tổng quan lý thuyết về du lịch sinh thái – Du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Cúc Phương
1.1. Tổng quan về du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm về du lịch.
Trên thực tế du lịch đã được nhìn nhận từ nhiều phương diện khác nhau và
có rất nhiều quan niệm khác nhau về du lịch. Những định nghĩa truyền thống thì
chỉ quan niệm du lịch đơn giản là một kỳ nghỉ hay một chuyến đi để giải trí. Theo
xu hướng hiện nay, du lịch được định nghĩa bao hàm các nội dung liên quan đến

dạng chuyển cư đặc biệt, cách thức sử dụng thời gian tại nơi đến và các hoạt
động kinh tế, xã hội liên quan diễn ra tại đó. Trong cuốn “Du lịch: Môi trường
vật lý. Kinh tế và tác động xã hội” (1982) Mathieson và Wall đã đưa ra định
nghĩa như sau:
“Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến những nơi ngoài khu
vực cư trú và làm việc thường xuyên của họ, các hoạt động được thực hiện trong
thời gian lưu trú tại những nơi đó và các tiện nghi được sinh ra nhằm thỏa mãn
nhu cầu của họ”
Ở Việt Nam khái niệm này được định nghĩa chính thức trong pháp lệnh du
lịch (1999) như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng trong một
thời gian nhất định ”.
Du lịch là một ngành liên quan đến rất nhiều thành phần như: Du khách,
phương tiện giao thông, địa bàn đón khách ở đó diễn ra các hoạt động du lịch cũng
như các hoạt động kinh tế - xã hội liên quan đến du lịch.
1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái.
- Định nghĩa về du lịch sinh thái tiêu biểu sau đây được Hector Ceballos –
Lascurain đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987: “ Du lịch sinh thái là du lịch đến
những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên
4
cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa
được khám phá”.
- Định nghĩa của Australia: “ Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên
có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý
bền vững về mặt sinh thái”.
- Định nghĩa của hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: “ Du lịch sinh thái là việc
đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và
cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.
- Tại Hà Nội vào tháng 9/1999, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp
cùng các tổ chức quốc tế như ASCAP, WWF, IUCN với sự tham gia của các

chuyên gia và các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đã đưa ra một định nghĩa về
du lịch sinh thái ở Việt Nam như sau: “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho
nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương”.
- Qua các định nghĩa ở trên chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa khái quát
nhất về du lịch sinh thái như sau: “ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch
tham quan, thám hiểm của khách du lịch đến các vùng thiên nhiên còn hoang
dã đặc sắc để chiêm ngưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền
văn hóa bản địa độc đáo. Từ đó làm khơi dậy tình yêu và trách nhiệm để bảo
tồn, giữ gìn và phát triển môi trường tự nhiên và cộng đồng cư dân địa
phương trong mỗi du khách”.
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái.
- Du lịch sinh thái phải gắn liền với hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm
nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo
tồn. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái tạo
ra sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên khác. Du khách trước khi đến tham quan khu du lịch sinh thái phải có sự
hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên về những đặc điểm sinh
5
thái của khu vực và văn hóa bản địa. Điều này sẽ tác động đến thái độ và hành vi
ứng xử của du khách mang tính tích cực hơn nhằm bảo tồn và phát triển những giá
trị về tự nhiên sinh thái và văn hóa cộng đồng.
- Phát triển du lịch sinh thái phải gắn liền với bảo vệ môi trường và duy trì
hệ sinh thái.
- Du lịch sinh thái phải gắn liền với việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa
cộng đồng. Có thể nói bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng là một trong
những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái. Bởi vì các giá trị
văn hóa của cộng đồng địa phương là một phần hữu cơ không thể tách rời các giá
trị về môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự lai tạp hoặc làm thay

đổi tập tục sinh hoạt văn hóa truyền thồng của cộng đồng dân cư địa phương sẽ
làm mất đi sự cân bằng sinh thái, tự nhiên vốn có của khu vực và dần dần dẫn đến
sự thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của nó sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động du
lịch sinh thái.
- Du lịch sinh thái phải tạo cơ hội, có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng
đồng địa phương. Đây vừa là nguyên tắc hoạt động, đồng thời lại vừa là mục tiêu
hướng tới của du lịch sinh thái.
- Các doanh nghiệp du lịch phải dành một phần lợi nhuận từ hoạt động du
lịch sinh thái của mình để đóng góp vào việc nhằm cải thiện điều kiện sống của cư
dân địa phương để cuộc sống của họ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự
nhiên và qua đó họ sec nhận thấy được lợi ích của việc bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái.
1.1.4. Đặc trưng của du lịch sinh thái.
Sự khác biệt cơ bản của du lịch sinh thái với các loại du lịch khác ở việc
đảm bảo đầy đủ các yếu tố đặc trưng chủ yếu sau:
*Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa: Đối
tượng của du lịch sinh thái là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên điển hình với tính
đa dạng sinh học cao, còn tương đối nguyên sơ. Điều này giải thích tại sao hoạt động
6
du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt ở các
Vườn Quốc Gia.
*. Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn: Đây là một đặc trưng
khác biệt nổi bật của du lịch sinh thái vì nó được phát triển trong môi trường có
những hấp dẫn về ưu thế tự nhiên trong DLST, hình thức, địa điểm và mức độ sử
dụng cho các hoạt động du lịch phải được duy trì và quản lý trên cơ sở bền vững
của hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch. Điều này được thể hiện ở quy mô nhóm
khách thường có số lượng nhỏ, yêu cầu sử dụng phương tiện, tiện nghi của du
khách thường thấp hơn yêu cầu về kinh nghiệm du lịch có chất lượng. Các hoạt
động trong du lịch sinh thái thường ít gây tác động đến môi trường, và du khách
sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường.

*. Có giáo dục môi trường: Trong du lịch sinh thái, giáo dục môi trường là
yếu tố cơ bản thứ hai phân biệt nó với các loại hình du lịch thông thường khác.
Giáo dục và thuyết minh bằng các nguồn thông tin thông qua tài liệu, hướng dẫn
viên, các bảng biển trên tuyến, điểm tham quan góp phần làm giàu kinh nghiệm du
lịch, nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn. Giáo dục môi trường có tác dụng
làm thay đổi thái độ của du khách cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị bảo
tồn và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của những khu tự nhiên. Giáo dục môi
trường có thể coi là một công cụ quản lý hữu hiệu của du lịch bền vững.
*. Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hướng lợi ích từ du
lịch: Du lịch sinh thái tạo việc làm, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương
trên cơ sở cung cấp về kiến thức, kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có thể
tham gia vào việc quản lý, làm dịch vụ du lịch sinh thái, từ đó hướng họ tham gia
vào công tác bảo tồn. Lợi ích mang lại từ du lịch phải lớn hơn sự trả giá về môi
trường và văn hóa xã hội có thể nảy sinh mà địa phương phải gánh chịu.
* Cung cấp các kinh nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách về sự
nâng cao hiểu biết môi trường du lịch, kinh nghiệm du lịch lý thú là sự tồn tại sống
còn lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Vì vậy các dịch vụ trong du lịch sinh thái
7
tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu này nhiều hơn là các dịch vụ cho nhu
cầu về tiện nghi.
1.1.5. Những điều kiện và yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.
- Điều kiện quan trọng có tính chất quyết định để phát triển du lịch sinh thái
là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng phong phú
sinh thái cao.
- Để dảm bảo tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho du khách, du lịch sinh
thái yêu cầu người hướng dẫn viên ngoài kiến thức về ngoại ngữ, sức khỏe tốt, sự
nhiệt tình, lòng yêu nghề, ứng xử lịch sự còn phải là người am hiểu về sinh thái tự
nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái.
- Đối với các nhà điều hành hoạt động du lịch sinh thái ngoài sự am hiểu về

hệ sinh thái, sinh học yêu cầu còn phải biết cộng tác với các nhà quản lý các khu
bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc
bảo vệ một cách bền vững các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, góp phần cải
thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách
du lịch.
- Để hạn chế tới mức tối đa các tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến
tự nhiên và môi trường, du lịch sinh thái phải được tổ chức với sự tuân thủ triệt để
lý thuyết về “ sức chứa”. Về mặt vật lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa
mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về
không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Nếu
vượt quá sức chứa sẽ dẫn đến những tác động sau:
• Về mặt sinh học, sức chứa nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của
môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách
và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Và sức chứa này sẽ đạt tới giới hạn khi
số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh
hưởng tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã hay làm phá vỡ tập
quán kết bầy của chim, làm đất bị xói mòn.
8
• Về mặt tâm lý, sức chứa mà nếu vượt quá thì bản than du khách sẽ bắt đầu
cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi
sự có mặt quá đông của các du khách khác như: khó quan sát các loại thú
hoang dã, đi lại khó khăn hơn hay sự khó chịu nảy sinh do rác thải bừa bãi.
• Về mặt xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà nếu vượt quá sẽ
bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời
sống văn hóa – xã hội, kinh tế - xã hội của điểm du lịch. Cuộc sống bình
thường của cư dân địa phương cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập.
1.2. Giới thiệu về Vườn quốc gia Cúc Phương
1.2.1. Lịch sử hình thành.
Vườn quốc gia Cúc Phương là khu rừng nguyên sinh còn sót lại trên dãy núi
đá vôi nằm gần kề châu thổ Sông Hồng với nền văn minh lúa nước lâu đời của cư

dân nước Việt. Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của
người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá,
mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền trong một số hang động ở đây
chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm
trước. Vườn quốc gia Cúc Phương nằm cách thủ đô Hà Nội 120km về phía tây
nam, nằm trên ranh giới của ba tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá và Hoà Bình, đây là
một khu rừng nguyên sinh nhiệt đới có nhiều loài động thực vật quý hiếm, có tính
đa dạng sinh học rất phong phú, có giá trị về mặt văn hoá và lịch sử.
Ngày 7/7/1962 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập khu rừng
cấm Cúc Phươnglà khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở Việt nam với diện tích là
22.200 ha. Ngày 01/8/1996 rừng cấm Cúc Phương được đổi tên thành Vườn quốc
gia Cúc Phương. Từ đó đến nay, ngoài mục đích bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc
gia Cúc Phương còn trở thành một địa điểm lý tưởng cho việc nghiên cứu khoa
học, tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi cho mọi người.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Vườn quốc gia Cúc Phương đã
lập được nhiều thành tích xuất sắc và luôn xứng đáng là đơn vị dẫn đầu trong công
tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt nam.
9
Vườn quốc gia Cúc Phương đã được Nhà nước tặng huân chương độc lập
hạng hai và danh hiệu đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Vườn quốc
gia Cúc Phương được xếp vào loại " là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về
các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ
tham quan du lịch". Vườn quốc gia Cúc Phương được Nhà nước quy định ba chức
năng cơ bản sau:
- Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di tích văn hoá
- Nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu khoa học
- Tổ chức phục vụ tham quan du lịch
Để thực hiện các chức năng trên, luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã xác định
các nhiệm vụ cụ thể của Vườn như sau:
+ Quản lý bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên của Vườn, mọi giá trị tài

nguyên văn hoá, lịch sử, khảo cổ, các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ đặc biệt, phục
hồi những khu vực đã bị tác động hoặc bị tàn phá.
+ Tổ chức điều tra, nghiên cứu khoa học, thực nghiệm phục vụ công tác
bảo vệ, phục hồi quản lí và khai thác nguồn tài nguyên hợp lí.
+ Đảm nhiệm làm tốt dịch vụ du lịch sinh thái trên cơ sở tôn trọng luật lệ,
nguyên tắc bảo vệ và sử dụng tài nguyên của vườn quốc gia, tạo điều kiện cho mọi
người tham quan, học tập, giải trí, thưởng thức giá trị của vườn quốc gia, nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường…
1.2.2. Điều kiện tự nhiên.
Cách biển đông 60km theo đường chim bay về phía tây, khu rừng Cúc
Phương nổi lên như một ốc đảo xanh giữa đồng bằng của 4 huyện: Nho Quan
(thuộc tỉnh Ninh Bình), Thạch Thành (thuộc tỉnh Thanh Hoá), Yên Thuỷ và Lạc
Sơn (thuộc tỉnh Hoà Bình). Với vị trí địa lý nằm ở toạ độ: 20
0
14' - 20
0
24' vĩ độ bắc,
105
0
29' - 105
0
44' kinh độ đông.
Vườn quốc gia Cúc Phương cách thủ đô Hà Nội 120km về hướng tây nam
theo đường ô tô, nằm không xa đường quốc lộ chính và chỉ cách quốc lộ 1A 35km,
có đường giao thông vào dễ dàng tạo điều kiện thu hút khách tham quan. Hơn nữa
10
do vị trí nằm gần thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước nên có thể
thu hút nguồn khách từ Hà Nội và các vùng lân cận thực hiện chuyến tham quan
Cúc Phương khá tiện lợi với thời gian trong ngày.
Cúc Phương lại nằm trong quần thể du lịch Ninh Bình nổi tiếng của cả nước

với 18 điểm du lịch hấp dẫn như: Cố đô Hoa Lư lịch sử từng là trung tâm chính trị
kinh tế, văn hoá của nước Đại cồ Việt, Nhà nước phong kiến trung ương độc quyền
đầu tiên của Việt nam ở thế kỷ thứ X; Nhà thờ đá Phát Diệm - công trình văn hoá
tôn giáo kết hợp hài hoà kiến trúc phương đông - phương tây, có nhiều hang động
đẹp như động Vân Trình; nhiều hồ nước đẹp: Hồ Đầm Cút, hồ Yên Quang, hồ
Đồng Chương, có suối nước nóng Cúc Phương, suối nước nóng Kênh Gà, khu
thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch tâm lịch chùa Bái Đính, khu du lịch
sinh thái Tràng An được xem là “ vịnh Hạ Long trên cạn”, sân Gofl 54 lỗ hồ Yên
Thắng… Ngoài ra Vườn quốc gia còn tồn tại hệ động thực vật quý hiếm có tên
trong sách đỏ thế giới và Việt Nam như: Voọc quần đùi trắng, chồn bay, sóc bay,
đại bàng… thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước, quốc tế và
khách du lịch đến chiêm ngưỡng. Với mật độ điểm du lịch cao và hấp dẫn đường
giao thông đến Ninh Bình thuận lợi về cả đường thuỷ và đường bộ, có đường quốc
lộ số 1 và đường sắt xuyên Việt chạy qua, khả năng thu hút khách du lịch đến Ninh
Bình là rất lớn. Khoảng cách giữa các điểm du lịch hấp dẫn của Ninh Bình là ngắn,
đi lại dễ dàng và việc kết hợp giữa các tour, tuyến du lịch của Cúc Phương với
điểm du lịch tạo thành các tour du lịch hấp dẫn là khá thuận tiện, nên làm tăng khả
năng thu hút khách du lịch đến với Cúc Phương, đặc biệt nguồn khách từ Hà Nội
và các tỉnh lân cận.
Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc dạng địa hình Carsto, chủ yếu là đá vôi
với nhiều đỉnh núi cao và các hang động có nhiều đỉnh núi cao và các hang động
có nhiều nhũ đá đẹp có khả năng hấp dẫn khách du lịch, phục vụ tham quan,
nghiên cứu như: Hang Đắng hay hang Dơi mà ngày nay gọi là động Người xưa,
động Trăng khuyết, hang Con Moong, động Thuỷ Tiên, hang Phò Mã…, những hồ
11
nước nóng, những con suối chảy theo mùa, và cả những dòng suối ngầm làm nên
nét độc đáo hấp dẫn riêng cho mình.
Khoảng 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi có độ cao tuyệt đối trung
bình từ 300 - 400m. Với hai dãy núi cao chạy song song, ở giữa là thung lũng mở
rộng về phía tây bắc và hẹp dần về phía đông nam tạo ra vùng tiểu khí hậu khá biệt

lập. Với địa hình cao hơn hẳn so với khu vực lân cận, đây là một trong những điều
kiện thuận lợi để khu rừng Cúc Phương này được bảo vệ tồn tại khá nguyên vẹn
đến ngày nay, trước sức ép khai thác lâm sản của một biển người vây quanh trên
đường ranh giới dài 120km.
Do đặc điểm của cấu tạo địa lý như trên nên khí hậu của Cúc Phương có
nhiều điểm khác biệt. Khí hậu Cúc Phương thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có sự phân hoá theo mùa. Do thảm thực vật dày, cùng với địa hình tương đối
cao nên nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn ở các vùng xung quanh. Nhiệt độ bình quân
năm là 22,5
0
C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39
0
C, thấp tuyệt đối là 4,9
0
C.
Lượng mưa bình quân năm ở đây dao động từ 1.700 - 2.200mm, cơn mưa to
thường xuất hiện vào cuối tháng 8 và tháng 9. Độ ẩm của Cúc Phương tương đối
cao, bình quân là 85% và khá đều trong năm, tháng thấp nhất trong năm không
dưới 75%. Cúc Phương một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 - tháng 11 (lượng mưa 100mm trở lên) lượng mưa chiếm
khoảng 88% tổng lượng mưa cả năm, mùa hanh khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau và lượng mưa chiếm khoảng 12%. Ở Cúc Phương một năm có khoảng 190 -
200 ngày mưa, số ngày không mưa đạt trên 150 ngày phù hợp với mức độ, khá
thuận lợi cho hoạt động du lịch nhất là đối với du lịch sinh thái. Tuy nhiên vào
những ngày mưa hoạt động du lịch bị hạn chế gây khó khăn cho việc đi lại, tham
quan trong rừng của du khách vì có nhiều vắt và đường khó đi.
Nhìn chung khí hậu Cúc Phương phân theo mùa, mùa mưa gặp khó khăn đi
lại, tham quan do hệ thống thoát nước là các dòng suối ngầm bị quá tải dẫn đến
ngập lụt ở một vài nơi, đường đi bộ ở các tuyến tham quan có trở ngại. Vườn quốc
gia Cúc Phương được đánh giá tổng hợp là khá thích nghi cho hoạt động du lịch,

12
thời gian hoạt động du lịch ở đây kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 và từ tháng 3
đến nửa đầu tháng 5 do tính phân mùa của khí hậu vì vậy hoạt động du lịch ở Cúc
Phương cũng mang tính mùa vụ.
Về thuỷ văn, Cúc Phương có hệ thống sông suối ít, song nguồn nước ngầm
khá phong phú tạo nên nguồn cung cấp nước cho sông hồ xung quanh Vườn quốc
gia. Mặc dù lượng mưa lớn, song do đặc điểm địa hình Carsto nên nước rút nhanh
xuống các bể nước ngầm, hạn chế việc hình thành các dòng chảy mặt. Trong khu
vực Vườn quốc gia Cúc Phương chỉ có sông Bưởi và sông Ngang ở phía tây bắc có
nước quanh năm, còn lại là các khe cạn, chỉ có nước về mùa mưa. Trong phần ranh
giới Vườn quốc gia không có hồ ao tự nhiên mà chỉ có những dòng suối cạn vào
mùa khô, thường gây lũ nhỏ vào những tháng có lượng mưa lớn.
+ Sông Bưởi chảy từ phía nam của tỉnh Hoà Bình, cắt dọc phần phía tây
của Vườn quốc gia trước khi hoà với sông Ngang chạy dọc biên giới phía tây ở
khu vực xã Thạch Lâm. Đây là hai con sông có giá trị cung cấp nguồn nước ngọt
cho con người, động vật và tạo nên những cảnh quan hấp dẫn khách du lịch.
+ Cúc Phương về mùa mưa, nước rút vào các khe cạn rồi vào các vó nước,
phía đông nam của Vườn quốc gia còn có khu hồ Yên Quang, hồ này bao gồm 4
hồ liền nhau với diện tích khoảng 300 ha kéo dài 5km được xây dựng nhằm mục
đích chứa nguồn nước ngầm từ khu núi đá vôi để cung cấp nước tưới cho khu vực
sản xuất nông nghiệp góp phần cải thiện môi trường. Do vị thế của hồ tựa vào vách
núi tạo nên một cảnh sắc sơn thuỷ hữu tình có giá trị về du lịch, giữa hồ còn có
một hòn đảo nhỏ cây cối um tùm, có vài cây cổ thụ tán rộng bao vây lấy một miếu
cổ. Vào mùa đông chim trời về đây chú ngụ tạo nên cảnh quan thiên nhiên thật trữ
tình hấp dẫn khách xem chim.
Ngoài ra, tại làng Thường Sung ở xã Kỳ Phú có nguồn nước khoáng từ trong
lòng đất phun lên, trong suốt, không màu, không mùi, có nhiệt độ là 35
0
. Nước này
rất có lợi cho sức khoẻ khi ngâm mình trực tiếp tại nguồn. Hiện đã được sản xuất

và trao đổi trên thị trường mang nhãn hiệu nước khoáng Cúc Phương.
13
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên.
Qua điều tra thống kê tổng hợp tài nguyên rừng và sử dụng đất của Vườn
quốc gia Cúc Phương được thể hiện như sau:
Bảng 1. Đặc điểm cơ cấu đất đai tài nguyên rừng của VQG
STT Hạng Mục Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
1 I. Đất lâm nghiệp 21.811,6 24,60
2 1. Đất có rừng 16.686,3 18,82
3 1.1. Rừng tự nhiên 16.605,8 18,73
4 - Rừng gỗ núi đất 1.110,1 1,25
5 + Rừng giầu 526,8 0,59
6 + Rừng trung bình 328,8 0,37
7 + Rừng nghèo 240,0 0,27
8 + Rừng non phục hồi 14,5 0,02
9 - Rừng gỗ núi đá 15.307,4 17,27
10 Rừng tre nứa 188,3 0,21
11 1.2. Rừng trồng 80,5 0,09
12 2. Đất không có rừng 5.125,3 5,78
13 2.1. Núi đất 2.008,4 2,27
14 - Trảng cỏ 1.424,6 1,61
15 - Trảng cây bụi 342,1 0,39
16 - Cây gỗ rải rác 241,7 0,27
17 2.2. Núi đá 3.116,9 3,52
18 - Cây bụi 3.116,9 3,52
19 II. Đất nông nghiệp 78,9 0,09
20 III. Đất khác 305,5 0,34
Tổng 88.660,4 100
(Nguồn: số liệu thống kê của ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương)
Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phương có quần

hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Vườn quốc gia Cúc Phương có
tới 20473ha rừng che phủ trong tổng diện tích 22200ha, chiếm 92,2%. Trong đó
ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi, 3
loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài. Với diện tích chỉ bằng 1/700
diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước nhưng hệ thực vật Vườn
quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của
14
miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt
Nam. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể
hình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt độ cao
trên 40m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng
không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt
thường mỏng. Vường quốc gia hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh,
chò chỉ hay đăng… Đặc biệt có cây chò xanh, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1000
năm tuổi, cao từ 50 – 70m hiện đang được bảo vệ để thu hút khách tham quan.
Theo số liệu điều tra gần đây, Cúc Phương có 2234 loài thực vật bậc cao, trong đó
có hơn 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong
sách đỏ của Việt Nam. Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là các
họ Đại kích, Hòa thảo, Đậu, Cúc, Dâu tằm, Nguyệt quế, Lan, Ô rô… Khu hệ thực
vật ở Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật bao gồm Trung Quốc –
Himalaya, Ấn Độ - Myanma và Malaysia.
Về động vật, Cúc Phương có 122 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá, gần
2000 loài côn trùng, 135 loài thú trong đó có loài voọc mông trắng là loài thú rất
đẹp được chọn là biểu tượng của Vườn quốc gia Cúc Phương. Với 336 loài chim
cư trú, đặc biệt có nhiều loại đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương, vì vậy Cúc
Phương từ lâu đã là điểm lý tưởng đối với các nhà khoa học đến tìm hiểu các loài
chim. Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo
tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe
dọa cực kỳ nguy cấp là Voọc quần đùi trắng, loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là
Cầy vằn và loài báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia. Cúc Phương cũng có

hơn 40 loài dơi đã được ghi nhận tại đây. Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được
điều tra, nghiên cứu ở Cúc Phương trong đó có ốc. Khoảng 111 loài ốc đã được ghi
nhận trong một chuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu. Khu hệ cá
trong các hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có 1 loài cá được
ghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng đá vôi, đó là cá Niết hang Cúc
Phương. Cúc Phương đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó lần đầu
tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998.
15
1.2.4. Kinh tế và xã hội.
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trong một phần đất đai của 15 xã, thuộc 4
huyện của 3 tỉnh. Hiện nay vùng này có khoảng 1215 hộ dân sinh sống với trên
62350 nhân khẩu sống ở vùng đệm, mật độ chung cho toàn vùng gồm 15 xã là 138
người/km
2
nhưng dân số phân bố không đều. Một số xã có mật độ dân số thấp như
Cúc Phương 23 người/km
2
, Thạch Lâm 38 người/km
2
, Kỳ Phú 72 người/km
2
, Văn
Phương 454 người/km
2
, Yên Trị 354 người/km
2
.
Do đặc điểm dân cư chủ yếu tập trung ở vùng thấp gần các trục đường giao
thông, nên phân bố lao động và sản xuất cũng tập trung chủ yếu ở đây. Dân tộc chủ
yếu là người Mường và người Kinh. Người Mường chủ yếu phân bố ở các Bản

vùng núi thuộc các xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa, Tân Mỹ, Thành Yên, Cúc Phương,
Thạch Lâm. Dân tộc Mường thường sống tập trung thành những bản nhỏ từ 20 - 40
hộ ở các thung lũng có nguồn nước ổn định. Người Kinh sống ở làng bản gần
đường giao thông và thị trấn.
Tốc độ gia tăng dân số khá cao, các tập quán sản xuất, sinh hoạt còn lạc hậu.
Từ nhiều thế kỷ người Mường đã định cư và phát triển ở vùng núi cao và hoàn
toàn không phụ thuộc vào người Kinh sống ở vùng đồng bằng. Dân tộc Mường đã
phát triển những phong tục tập quán và ngôn ngữ của họ khác biệt với dân tộc
khác. Người dân tộc Mường có nét văn hoá - xã hội riêng biệt, đặc thù. Người
Mường sinh sống trong các ngôi nhà sàn bên sườn đồi thành những Bản, họ đã cư
trú ở đây 300 năm, sản xuất nông nghiệp là nghề chính, có thêm ngề dệt vải thổ
cẩm, chủ yếu để dùng trong gia đình, nghề nuôi ong lấy mật. Công cụ sản xuất
truyền thống của họ mang nặng tính bản sắc như con nước, cối giã gạo bằng sức
nước, máng dẫn nước bằng ống bương, những khung cửi dệt vải thủ công, rìu nỏ
làm bằng gỗ… Thêm vào đó là các trang phục độc đáo, nếp sống sinh hoạt đặc
trưng bởi nhiều thế hệ sống chung trong một ngôi nhà, phong tục uống rượu cần, lễ
hội Cồng chiêng, tục chơi xuân ném còn. Họ sống thật thà, gắn bó, thương yêu lẫn
nhau và rất hiếu khách. Tuy nhiên các thôn bản ở gần đường giao thông không còn
giữ được các bản sắc đặc thù của mình và đang hoà đồng với cách sống của người
Kinh, chỉ còn một số bản ở phía tây của Vườn là khu vực thung lũng sông Bưởi
như bản Khanh, xóm Voọc…còn giữ được một số nét văn hoá sinh hoạt bản địa.
16
Đời sống kinh tế của cộng đồng xung quanh Vườn nói chung còn nghèo, thu
nhập của người dân chủ yếu là từ nông nghiệp, chủ yếu là gạo, ngô, mía, lạc. Cây
lúa là cây lương thực chính của người dân, nhưng ở các cộng đồng xung quanh
Vườn việc sản xuất lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều vào nguồn nước từ con suối
trong rừng chảy ra. Ngoài ra, các nguồn thu khác của họ đều bắt nguồn từ các sản
phẩm rừng, sức lao động, các dịch vụ và các mặt hàng thủ công, các loại hình dịch
vụ, công nghiệp và lao động làm thuê. Các sản phẩm chủ yếu mà cư dân khai thác
và sử dụng đó là gỗ, củi, măng, các loại củ quả và hạt, cây thuốc, mọc nhĩ, phong

lan. Động vật mà họ bắt và săn bắn đó là cua, ốc đá, cá, gà rừng, các loại bò sát
(rắn, tắc kè). Thú và các loài động vật hoang dã khác, những hoạt động đốt rừng
làm nương dẫy, chăn thả gia súc trong rừng cũng ảnh hưởng tới tài nguyên thiên
nhiên ở đây. Hoạt động sinh kế của dân cư trong khu vực Vườn quốc gia đã và
đang có nhiều ảnh hưởng xấu đến tài nguyên thiên nhiên của Vườn, đòi hỏi Ban
quản lý phải có giải pháp hữu hiệu để vừa bảo vệ phát triển tài nguyên vừa nâng
cao đời sống cho nhân dân địa phương.
1.2.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia.
• Cơ sở lưu trú
Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường có thể đáp ứng nhhu cầu
lưu trú cho khoảng 300 khách bao gồm cả cơ sở vật chất ở khu cổng vườn và khu
trung tâm Bống.
17
Bảng 2: Loại hình cơ sở lưu trú tại Vườn quốc gia
Loại phòng Trang thiết bị
Số lượng phòng
Khu cổng vườn
Khu trung tâm
Bống
Nhà luồng - Phòng đôi, khép kín
- Điều hòa, ti vi
1 4
Căn hộ khép kín
- Phòng đôi, khép kín 12 0
Nhà cấp bốn - Phòng đôi, khép kín
- Điều hòa, ti vi
32 0
Phòng 04
giường
- 04 giường, quạt

- Vệ sinh chung cho 2
phòng
6 0
Nhà sàn
- Phòng đôi
- Phòng đơn
2
5
5
4
Nhà sàn tập thể 30 – 40 người 6 1
Nhà hai tầng B - 04 giường đơn 0 6
Nhà trại
- 15 người, chăn, chiếu 5 0
( Nguồn: Ban du lịch, Vườn quốc gia Cúc Phương, 2011)
Công suất sử dụng buồng chỉ đạt từ 15 – 20% /1 năm, song lại không đáp ứng
đủ nhu cầu vào những thời điểm đông khách, nhất là vào các ngày cuối tuần, các
18
ngày lễ. Nhiều đoàn khách không đăng ký lưu trú trước phải quay ra nghỉ nhà dân
hoặc ra thị trấn Nho Quan. Việc khách không đăng ký lưu trú trước đã gây sự mất
chủ động trong việc đón tiếp, phục vụ nhu cầu khách cả về chỗ nghỉ lẫn ăn uống…
làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của vườn.
• Dịch vụ ăn uống và bán hàng
Vườn quốc gia Cúc Phương có 5 nhà ăn và 5 quầy hàng lưu niệm đặt ở khu
cổng vườn, khu hồ Mạc và khu trung tâm Bống. Cơ sở vật chất tuy không hiện đại
nhưng đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ, đơn giản phù hợp với môi trường của Vườn
quốc gia. Các nhà ăn đã đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan cũng như khách
lưu trú. Tuy thực phẩm không quá phong phú nhưng đều là những món ăn đặc sản của
địa phương hấp dẫn, giá cả hợp lý. Các quầy hàng lưu niệm bán một số loại đồ uống,
bánh kẹo, thuốc lá, các mặt hàng lưu niệm như : đũa kim giao, trang phục của người

Mường, tranh ảnh, sách giới thiệu về Vườn quốc gia Cúc Phương…
1.2.6. Các hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương
• Đi bộ trong rừng nguyên sinh
Cúc Phương đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội dung và thời
gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp, một số tuyến
đi bộ du khách có thể tự khám phá, tuy nhiên với sự hướng dẫn, giới thiệu của hướng
dẫn viên, chắc chắn chuyến đi của du khách sẽ thú vị và ý nghĩa hơn. Tuyến cắm trại
và ngủ đêm trong rừng, tuyến đi bộ dài ngày lên khu bảo tồn Ngọc Sơn, khu bảo
tồn Pù Luông là những tuyến hấp dẫn được nhiều du khách quann tâm.
• Du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng
Thiên nhiên Cúc Phương vô cùng quan trọng, là nguồn tạo lập sinh kế cho
cộng đồng dân cư địa phương, du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng là
giải pháp quan trọng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Với một hoặc hai đên
nghỉ tại bản Mường, du khách đã góp phần tạo thu nhập cho người dân, hỗ trợ
công tác bảo tồn. Trong thời gian ở bản, người Mường với lòng nhiệt tình, mến
khách sẽ mang lại cho du khách thời gian thoải mái và cơ hội để tìm hiểu, khám
phá những nét văn hóa bản địa độc đáo.
19
• Xem động vật hoang dã ban đêm
Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, Vườn quốc gia có thể tổ chức chương trình
xem động vật hoang dã ban đêm, thực hiện chương trình này, du khách sẽ có cơ
hội được nhìn tháy một số loài động vật hoang dã như: Sóc đen, Sóc bay, Hoẵng,
Culi và một số loài thú ăn thịt nhỏ.
• Xem chim
Cúc Phương là một trong những điểm đa dạng nhất về khu hệ chim ở miền
Bắc Việt Nam, với 308 loài đã được phát hiện và thống kê, trong đó có nhiều loài
quý hiếm như: Gõ kiến đầu đỏ, Gà lôi trắng, Diệc nâu, Đuôi cụt bụng vằn… Vì
vậy, Cúc Phương đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua đối với các nhà khoa
học và các nhà xem chim. Thời điểm tốt nhất để xem chim là buổi sáng sớm và
chiều tối.

• Đạp xe trong rừng
Một trong những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên Cúc Phương đó
là đạp xe đạp trong rừng. Đạp xe trong rừng sẽ mang lại cho du khách không chỉ
cảm giác yên tĩnh, cảm nhận thực sự về thiên nhiên mà còn giúp cho du khách có
được những cơ hội để bắt gặp những loài động vật khó gặp ở Cúc Phương.
• Quan sát các loài bò sát, lưỡng cư và côn trùng
Cúc Phương là điểm đa dạng về bò sát, lưỡng cư và côn trùng. Hiện tại
Vườn quốc gia đã điều tra và thống kê được 110 loài bò sát và lưỡng cư, 1899 loài
côn trùng, trong đó có nhiều loài là loài đặc hữu của Cúc Phương và Việt Nam.
Một số loài dễ bắt gặp và có hình dạng kỳ lạ như: Rắn lục, Ếch xanh hay các loài
bọ que…
• Chương trình văn nghệ dân tộc
Đến với Cúc Phương, ngoài cơ hội chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mà tạo hóa
ban tặng, du khách còn được thưởng thức những điệu múa, những bài hát truyền
thống của dân tộc Mường và các dân tộc vùng cao. Những chàng trai, cô gái
Mường trong trang phục truyền thống bên ánh lửa trại bập bùng sẽ mang lại cho du
khách một đêm đầy thú vị. Hoạt động này được xây dựng nhằm bảo tồn và phát
20
huy truyền thống văn hóa các dân tộc nói chung và văn hóa dân tộc Mường nói
riêng.
•Các tuyến du lịch
- Tuyến thứ nhất: Động Người xưa – Cây Đăng cổ thụ. Đây là tuyến gần nhất,
xuất phát từ khu đón khách, theo đường ô tô vào trung tâm, qua Động Người xưa
chừng 2 km, phía bên trái là đường đến cây Đăng cổ thụ. Thực hiện tuyến này du
khách sẽ có thêm những hiểu biết về rừng nguyên sinh, tìm hiểu nhiều điều kỳ diệu
của thiên nhiên.
- Tuyến thứ hai: Tuyến cây Chò xanh ngàn năm – Động Sơn Cung. Từ trung
tâm vườn theo đường mòn dài 3 km là con đường đưa du khách đến thăm cây Chò
ngàn năm – một kỳ quan của tạo hóa. Trên tuyến đi du khách còn gặp một dây leo
thân gỗ có đường kính 0,5m chạy dài hàng cây số được ví như chiếc võng trời, cây

Chò chỉ cao tơi 70m, cây Đa bóp cổ - một hiện tượng đặc biệt của thế giới tự
nhiên. Cũng trên tuyến này, trên đường đến và cách cây Chò ngàn năm không xa,
bên tay phải có con đường lên núi, đó là đường đưa du khách đến thăm động Sơn
Cung – động có nhiều nhũ đá và là một trong những động đẹp ở Cúc Phương.
- Tuyến thứ ba: Tuyến cây Sấu cổ thụ - bản Mường. Đây là tuyến du lịch mạo
hiểm – tuyến đi bộ xuyên rừng, ngủ bản. Từ trung tâm vườn, du khách đi bộ về
phía Tây, vượt qua con đường bê tong dài chừng 3 km là du khách đến cây Sấu cổ
thụ cao 45m, đường kính 1,5m. Từ cây Sấu cổ thụ, đi tiếp con đường mòn nhỏ
chừng 13 km xuyên rừng là du khách tới bản Mường. Bản Mường nằm cạnh
sông Bưởi thơ mộng với nhiều bản sắc văn hóa truyền thống. Đến với bản
Mường, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc của
người dân nơi đây.
21

×