Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích vai trò và cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi giới bất động sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.1 KB, 13 trang )

Bài tập học kỳ kinh doanh bất động sản
Phân tích vai trò và cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi
giới bất động sản. Nêu một số giải pháp nâng cao hiệu quả của pháp luật
LỜI MỞ ĐẦU :
Pháp luật về hoạt động môi giới là tổng thể các quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành để diều chỉnh hoạt động môi giới trên thi trường bất động
sản. Vì vậy khi nghiên cứu pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt Nam
chúng ta không thể không đề cập đến Luật kinh doanh bất động sản đã được
Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành
ngày 01/10/2007. Cùng với Luật kinh doanh bất động sản, Nghị định
153/2007ND-CP ngày 15/10/2007 hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất
động sản và Quyết định 29/2007/QD-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng
quy định về chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất
động sản và Thông tư 13/2008/TT-BXD ngày 21/5/2008 hướng dẫn thực hiện
một số nội dung của Nghị đinh 153/2007/ND-CP ngày 15/10/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản.
Đây là những văn bản pháp lý quan trọng trực tiếp điều chỉnh môi giới
bất động sản. Vì vậy việc nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành đối với môi
giới bất động sản được thực hiện dưới góc độ là hoạt động kinh doanh bất động
sản nhằm mục đích sinh lời. Điều 3 Luật KDBDS 2006 quy định: “Hoạt động
kinh doanh bất động sản và quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản phải
tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan” và điều này cũng đã chỉ rõ: “Trường hợp đặc thù về kinh doanh bất động
sản quy định tại luật khác thì áp dụng quy định tại luật đó. Trường hợp Điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”.
Như vậy, đối với môi giới bất động sản phải tuân theo quy định của Luật
KDBDS 2006. Trong trường hợp Luật KDBDS 2006 không quy định mà luật
khác có quy định về trường hợp đặc thù về hoạt động kinh doanh bất động sản
thì áp dụng quy định của luật đó.
NỘI DUNG CHÍNH :


I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
BẤT ĐỘNG SẢN
1. Khái niệm môi giới bất động sản
1.1. Khái niệm về BĐS
Theo điều 174- luật số 33/2005/QH11- Bộ Luật Dân sự quy định như sau
BĐS là các tài sản bao gồm :
• Đất đai
• Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền
với nhà ở , công trình xây dựng trên đó.
• Các tài sản khác gắn liền với đất đai
• Các tài sản khác do Pháp luật quy định
1.2.Các khái niệm về môi giới BĐS
- Môi giới là trung gian giữa bên bán và bên mua, là một chủ thể cá nhân,một
nhóm, một hãng làm chủ thể trung gian cho hai hoặc nhiều chủ thể khác tham
gia kinh doanh.
- Môi giới là hoạt động của người thứ ba với mục đích tạo ra sự cảm thông thấu
hiểu trong việc giải quyết các vấn đề hoặc công việc có liên quan giữa các bên
với nhau
- Môi giới BĐS là hoạt động của người thứ ba có đủ tính năng, điều kiện để
giải quyết các quan hệ giao dịch về BĐS nhằm kết nối các thương vụ giao dịch
BĐS. Môi giới bất động sản là người kinh doanh hoàn toàn độc lập, họ bán, cho
thuê hay quản lý các bất động sản thuộc sở hữu của khách hàng với một khoản
phí theo thỏa thuận. Khi bán bất động sản, người môi giới thực hiện tất cả các
nghiệp vụ từ khớp nối và tìm kiếm nhu cầu mua- bán, thu xếp các cuộc thương
thảo cho đến khi thành công và chủ mới của bất động sản hoàn tất quyền sở hữu
chuyển đổi
Bản chất của môi giới BĐS là hoạt động của nhà môi giới chuyên nghiệp, là
thực hiện, kết nối các thương vụ tạo ra sự thấu hiểu giữa các bên, là việc lựa
chọn sắp xếp các thương vụ, đề ra phương pháp giải quyết
2. Sự cần thiết của hoạt động môi giới Bất động sản

Vai trò của những nhà môi giới - họ chính là chất xúc tác đưa các giao dịch
tới thành công, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Vai
trò của dịch vụ này thể hiện qua các mặt sau:
2.1. Cung cấp thông tin cho các chủ thể tham gia vào
hoạt động giao dịch hàng hoá bất động sản
Do tính đặc thù về của hàng hoá bất động sản và thị trường bất động sản. Nó
là một thị trường không hoàn hảo, thông tin về thị trường, về hàng hoá không
thật đầy đủ và không được phổ biến rộng rãi như các hàng hoá khác và tiêu chí
tham gia đánh giá bất động sản cũng không chính xác như các hàng hoá khác.
Chính vì vậy hệ thống thông tin đóng một vai trò quan trọng đối với sự vận
hành của thị trường bất động sản, đó là toàn bộ các thông tin liên quan đến bất
động sản, bao,gồm các thông tin về: luật pháp, chính sách đất đai, quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất, vị trí của bất động sản, môi trường, nhu cầu,mức cung tâm
lý tập quán… bất động sản là một hàng hoá đặc biệt, khan hiếm, chịu sự tác
động của rất nhiêu yếu tố và là bộ phận tài sản quan trọng của các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội và của các hộ gia đình và cá
nhân. Khi trên thị trường thông tin về các giao dịch đầy đủ, đồng bộ sẽ đưa thị
trường bất động sản vận hành thuận tiện hơn, người mua và người bán đều hiểu
biết về những thông tin đó, họ sẽ dễ dàng quyết định lựa chọn thị trường tham
gia giao dịch.. Các tổ chức môi giới là một trong các chủ thể cung cấp thông tin
quan trọng trên thị trường bất động sản. Hệ thống các tổ chức này càng phát
triển, hoạt động càng chuyên nghiệp thì mức độ hoàn hảo của thông tin bất
động sản ngày càng cao, hạn chế được rất nhiều rủi ro cho các đối tượng tham
gia trên thị trường bất động sản.
2.2. Khai thác nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Thị trường bất động sản ngày càng một phát triển thì nhu cầu giao dịch sẽ
ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhưng do đặc tính về bất động
sản là thông tin trường không hoàn hảo, giao dịch chủ yếu là giao dịch ngầm
nhà nước không thể kiểm soát được các giao dịch đó, nên việc thu thuế đối với
những người có thu nhập cao khi tham gia giao dịch trên thị trường nhà nước

không thể thực hiện được. Theo thống kê có trên 70% các giao dịch bất động
sản được thực hiện thông qua các tổ chức môi giới không đăng kí kinh doanh,
gây thất thu lớn cho ngân sách của nhà nước. Mà thuế là nguồn thu chính của
nhà nước để trang trải cho mọi hoạt động, chi phí của cả nước. Vì vật khi các tổ
chức, cá nhân môi giới này được công nhận cho phép hành nghề và có đăng kí
kinh doanh sẽ giúp cho họ hoạt động có hiẹu quả hơn đồng thời thông qua các
giao dịch đó nhà nước tăng thu nhập về thuế.
2.3. Góp phần ổn định trật tự, an ninh xã hội
Bất động sản là tài sản quan trọng đối với mỗi quốc gia, cộng đồng và người
dân. Nó là tài sản có giá trị lớn, chính vì vậy bất kì một quan hệ giao dịch bất
động sản nào trên thị trường cũng có tác động mạnh đến các hoạt động kinh tế
xã hội khác nhau.Thị trường bất động sản phụ thuộc và chịu sự chi phối của
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi
cộng đồng khác nhau. Một khi thị trường hoạt động không lành mạnh, giá cả
lên xuống thất thường, sẽ tác động trực tiếp đến xã hội, xáo trộn tư tưởng,
người dân hoài nghi về chính sách pháp luật làm cho xã hội thiếu ổn định.

×