1
MỞ ĐẦU
I.Tính cấp thiết của đề tài.
Hải Hậu là huyện ven biển của tỉnh Nam Định.Hệ thống thủy lợi Hải Hậu
có diện tích tự nhiên 27.238 ha trong đó đất canh tác có khoảng 16.555 ha giới
hạn bởi phía bắc giáp sông Ninh Cơ và huyện Giao Thủy,phía đông bắc giáp
sông Sò,phía đông và đông nam giáp vịnh bắc bộ ,phía tây và tây bắc giáp sông
Ninh Cơ.Hệ thống thủy lợi Hải Hậu có khoảng 120 km kênh chính và kênh cấp
I. Hầu hết các kênh này đều có nguồn gốc từ sông tự nhiên được cải tạo mà
thành kênh tưới tiêu kết hợp và liên thông với các sông ngoài qua các cống điều
tiết. Nguồn nước cấp cho hệ thống chủ yếu lấy từ sông Ninh Cơ.
Cũng như nhiều hệ thống thủy lợi khác ở đồng bằng Sông Hồng, hiện nay
với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng và xâm nhập mặn tăng
cao.Vấn đề nước tưới cho cây lúa ở vùng ven biển Hải Hậu trở lên cấp
thiết.Một trong các giải pháp đảm bảo cấp nước tưới cho lúa là việc xác định
khung thời vụ có mức tưới nhỏ nhất mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển bình thường của lúa. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc
dịch chuyển thời vụ đến mức tưới cho lúa vùng ven biển Hải Hậu, tỉnh Nam
Định.’’ được đề xuất nghiên cứu.
II. Mục đích của đề tài.
Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến mức tưới cho lúa
trên cơ sở nghiên cứu sự biến động của các yếu tố khí hậu theo thời gian và
trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng ven biển Hải Hậu thuộc tỉnh Nam Định.
III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu sự thay đổi của mức tưới lúa trên cơ
sở dịch chuyển thời vụ và trong điều kiện BĐKH vùng ven biển Hải Hậu tỉnh
Nam Định.
2
Phạm vi nghiên cứu: huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định.
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận.
- Theo quan điểm phân tích nguyên nhân và kết quả.
- Theo quan điểm bền vững.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra hiện trạng, thu thập các số liệu, tài liệu.
- Phương pháp thống kê; phân tích tổng hợp
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp chuyên gia.
3
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN
I.Tổng quan về nghiên cứu mức tưới và ảnh hưởng của việc dịch chuyển
thời vụ đến mức tưới cho lúa.
1.1.Tổng quan về nghiên cứu mức tưới.
Việt Nam được cho là nước có tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên trong
số hơn 800 tỷ m3 nước được hình thành hàng năm, có 2/3 được hình thành bên
ngoài lãnh thổ. Điều này không đảm bảo sự ổn định về nguồn nước hàng năm vì
sự phụ thuộc vào tỷ lệ khai thác, sử dụng nước của các nước vùng thượng
nguồn. Mặt khác trong số gần 300 tỷ m3 nước được hình thành trong nội địa, sự
phân bố rất không đồng đều cả theo không gian và thời gian đã làm cho nhiều
vùng rất khan hiếm nước. Bên cạnh đó, nhu cầu nước của các ngành kinh tế như
công nghiệp, thủy sản, giao thông thủy, du lịch dịch vụ vv đang ngày càng gia
tăng làm cho tình hình cấp nước cang trở nên khó khăn. Ngành nông nghiệp
đang đứng trước thách thức to lớn trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các
về nguồn nước cấp cho tưới. Thực tế đó đã thúc đẩy việc nghiên cứu nâng cao
hiệu quả sử dụng nước trong tưới là giải pháp sống còn trong điều kiện sư cấp
nước ngày càng hạn chế trong nông nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng
nước là việc nghiên cứu các giải pháp trong quy trình, công nghệ tưới cả trên 2
phạm vi hệ thống hay lưu vực và phạm vi mặt ruộng nhằm giảm tôn thất nước
vô ích, giảm lượng nước tiêu thụ để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nông
nghiệp. Hay nói cách khác là tăng khối lượng sản phẩm nông nghiệp trên một
đơn vị nước tiêu thụ.
1.1.1 Trên phạm vi hệ thống:
Nghiên cứu trên phạm vi hệ thống ở Việt Nam còn ít được nghiên cứu.
Dưới đây là một số các nghiên cứu đáng chú ý.
4
Nguyễn Viết Chiến (1998) đã ứng dụng mô hình IMSOP xây dựng chế độ
vận hành quản lý hệ thống thủy nông La Khê nhằm giảm tổn thất do tưới không
đúng thời điểm, tăng hệ số sử dụng nước mưa. Các nghiên cứu của Đào Xuân
Học và Nguyễn Quang Kim (2000, 2005) chú trọng đến khả năng sử dụng nước
hồi quy trong các hệ thống thủy nông của vùng duyên hải Trung bộ, Nam Trung
bộ và Tây Nguyên. Kết quả cho thấy việc sử dụng nước hồi quy có thể tiết kiệm
được một lượng nước tưới từ 5 đến 10%.
Về thiết bị, công nghệ tưới, gần đây nhiều nghiên cứu được tiến hành
băng iệc ứng dụng các thiết bị tưới hiện đại như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt áp
dụng cho các loại cây trồng cạn cây ăn quả, cây công nghiệp, kết quả cho thấy
rất hứa hẹn. Sau đây là một số các nghiên cứu điển hình theo hướng này.
Năm 2007-2008, Nguyễn Quang Trung và cộng sự đã tiến hành nghiên
cứu ứng dụng thiết bị tưới nhỏ giọt vào tưới cho cây nho ở Ninh Thuận và cây
Thanh Long ở Bình Thuận. Kết quả cho thấy năng suất cây Thanh Long tăng lên
2,5 lần. Lượng nước được tiết kiệm 60% so với phương pháp tưới giải truyền
thống.
Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thư và cộng sự (2006) ứng dụng kỹ
thuật tưới nhỏ giọt lên cây dứa cũng cho kết quả rất tốt. Năng suất dứa tăng 60%
so với không tưới, lượng nước tưới giảm nhỏ so với các phương pháp khác.
Nhìn chung trên phạm vi hệ thống, các nghiên cứu mới chỉ đi sâu giải
quyết theo hướng công nghệ tưới hay quy trình vận hành hệ thống riêng rẽ. Các
nghiên cứu này chưa kết nối được quy trình công nghệ tưới trên toàn hệ thống
và tại mặt ruộng. Đây là yếu tố đảm bảo sự thành công trong ứng dụng các kết
quả nghiên cứu vào thực tiễn.
5
1.1.2.Trên phạm vi mặt ruộng:
Nghiên cứu quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước trên phạm vi mặt
ruộng đã được rất nhiều người quan tâm trên cả 2 khía cạnh ứng dụng và nghiên
cứu cơ bản. Về khía cạnh ứng dụng, bằng phương pháp quan trắc mực nước
ngầm trong ống tại ruộng, nhiều nông dân đã áp dụng phương pháp này trong
tưới lúa theo phương pháp nông lộ phơi tại An Giang, Tiền Giang, Thừa thiên-
Huế và một số địa điểm tại Bắc Ninh, Hà Tây cũ, Thanh Hoá vv. Kết quả đã tiết
kiệm được từ 2 đến 4 đợt bơm tưới, Năng suất lúa không giảm, chống được một
số bệnh như khô vằn, đốm rỉ vv.
Trên khía cạnh nghiên cứu cơ bản, Nguyễn Xuân Đông (2008) đã tiến
hành nghiên cứu trên phạm vi ô thí nghiệm có kích thước 1,5 x 1,5 m, bố trí 12 ô
tại xã Liêm Tuyết, hưyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trên nền đất sét pha với giống
lúa trồng đại trà IR 203. Thời gian nghiên cứu được tiến hành trong 4 vụ từ
2005-2007. Thí nghiệm được tiến hành theo 10 công thức tưới gồm:
- Tưới nông thường xuyên với lớp nước mặt ruộng 30-50mm,
- Tưới sâu thường xuyên với lớp nước mặt ruộng 50-100mm,
- Tưới nông lộ liên tiếp với công thực tưới 0-50 mm (tưới ngay sau kho
ruộng cạn nước),
- Tưới nông lộ phơi với công thức tưới 0-50mm (tưới sau khi ruộng cạn
nước 3 ngày).
- Tưới nông lộ phơi với công thức tưới 0-50mm (tưới sau khi ruộng cạn
nước 6 ngày).
- Tưới nông lộ phơi với công thức tưới 0-50mm (tưới sau khi ruộng cạn
nước 9 ngày).
6
- Tưới sâu lộ liên tiếp với công thức tưới 0-100mm (tưới ngay sau khi
ruộng cạn nước).
- Tưới sâu lộ phơi với công thức tưới 0-100mm (tưới sau khi ruộng cạn
nước 3 ngày).
- Tưới sâu lộ phơi với công thức tưới 0-100mm (tưới sau khi ruộng cạn
nước 6 ngày)
- Tưới sâu lộ phơi với công thức tưới 0-100mm (tưới sau khi ruộng cạn
nước 9 ngày).
Kết quả cho thấy sự dao động của năng suất lúa của các công thức thí
nghiệm là không đáng kể. Trong toàn bộ các công thức thí nghiệm, mức độ dao
động không quá 10% giá trị so với năng suất của ô đối chứng.
Tuy nhiên về mức tưới, kết quả thí nghiệm cho thấy mức tưới dao động
khá lớn. Ở các công thức tưới nông lộ phơi, thời gian phơi ruộng càng nhiều, hệ
số sử dụng nước mưa càng tăng. Tuy nhiên nếu trong thời kỳ phơi ruộng, nếu để
bề mặt đất ruộng bị nứt nẻ, khả năng mất nước do thấm sẽ tăng lên. Do vậy mức
tưới lại tăng lên đáng kể. Tuỳ theo mức độ nứt nẻ lượng nước bị mất do thấm
lậu theo chiều thẳng đứng có khác nhau.
1.1.3. Nhận xét:
Trên phạm vi mặt ruộng, cả về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, kết quả
cho thấy bước đầu các nghiên cứu này đã cho kết quả khá tốt. Đặc biệt là các
khu trình diễn tưới nứơc tại các vùng. Số lần tưới đã giảm đi từ 2 đến 4 lần tưới.
Tuy nhiên sự giảm lần tưới nhiều khi chưa hẵn đã giảm mức tưới vì khi giảm số
lần tưới, mức tưới mỗi lần có thể tăng lên. Mức tưới do vậy chưa chắc đã giảm.
7
Mặt khác, việc áp dụng quy trình tưới bằng cách quan trắc mực nước
ngầm trong ruộng chỉ có thể thực hiện dược trên quy mô nhỏ (hộ gia đình) mà
không thể thực hiện được trên quy mô hệ thống từ vài trăm đến vài chục ngàn
thậm chí vaì trăm ngàn ha. Việc thực hiện ở quy mô hệ thống chỉ có thể thực
hiện được bằng việc xác định thời gian giữa các đợt tưới một cách hợp lý trên cơ
sở xác định tốc độ hao nước theo từng thời kỳ của các vụ. Đây là vấn đề mấu
chốt cần phải giải quyết để có thể áp dụng quy trình tưới tiết kiệm nước trên
phạm vi hệ thống.
1.2.Ảnh hưởng của việc dịch chuyển thời vụ đến mức tưới cho lúa.
Mức tưới của cây lúa phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu ở thời vụ gieo
trồng. Sự biến động của các yếu tố khí hậu như mưa, bốc hơi theo thời gian vv.
Việc bố trí thời vụ cây trồng có thể làm thay đổi mức tưới của các loại cây trồng
ở khu vực đó.
Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chuyển thời vụ đến mức tưới đã được Trần
viết Ổn thực hiện ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trên cơ sở nghiên cứu
điều kiện khí hậu vừa đảm bảo yêu cầu cho năng suất cao và ổn định. Năng suất
cây trồng phụ thuộc vào diễn biến khí hậu trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển
của chúng.
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở hiện trạng về thời vụ hiện nay được
dịch chuyển sớm hơn hay muộn hơn 15 ngày. Việc dịch chuyển thời vụ phải
đảm bảo các điều kiện ràng buộc sau:
+ Thời vụ cây trồng không được vi phạm các điều kiện ràng buộc về yêu
cầu nền nhiệt độ lúc trổ đối với lúa Đông Xuân.
+ Thời vụ gieo trồng lúa mùa không được vi phạm điều kiện ràng buộc về
úng ngập lúc thu hoạch.
8
Trên cơ sở dịch chuyển thời vụ, mức tưới lúa Đông Xuân của các vùng
thuộc khu vực nghiên cứu trong các trường hợp: dịch chuyển thời vụ sớm hơn
15 ngày, đúng thời vụ và muộn hơn 15 ngày được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng1.1 : Mức tưới lúa Đông Xuân các vùng thuộc khu vực NTB và TN
TT Tỉnh
Mức tưới (m3/ha/vụ)
Tỷ lệ (% so với thời vụ hiện
nay)
Trước
15 ngày
Hiện
trạng
Sau 15
ngày
Trước
15 ngày
Hiện
trạng
Sau 15
ngày
1
Quảng Nam
4330
5280
6400
82
100
121.2
2
Quảng Ngãi
4700
5320
6080
88
100
114.3
3
Bình Định
5320
5880
6490
90.5
100
110.4
4
Phú Yên
3470
4570
4910
75.9
100
107.4
5
Khánh Hoà
5020
5710
6310
87.9
100
110.5
6
Bình Thuận
7150
7460
7920
95.8
100
106.2
7
Kon Tum
8700
8620
8060
101
100
93.5
8
Gia Lai
7080
7140
6730
99.1
100
94.3
9
Đ. Lắc, Đ. Nông
6500
6430
5720
101
100
88.9
10
Lâm Đồng
6500
6170
5480
105.3
100
88.8
Mức tưới lúa Hè Thu trên cơ sở dịch chuyển thời vụ của các vùng thuộc
khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên như ở bảng dưới đây.
9
Bảng1.2 :Mức tưới lúa Hè Thu các vùng thuộc khu vực NTB và TN
TT Tỉnh
Mức tưới (m3/ha/vụ)
Tỷ lệ (% so với thời vụ hiện
nay)
Trước
15 ngày
Hiện
trạng
Sau 15
ngày
Trước
15 ngày
Hiện
trạng
Sau 15
ngày
1
Quảng Nam
8420
8670
7860
97.1
100
90.6
2
Quảng Ngãi
7530
7740
7630
97.2
100
98.6
3
Bình Định
8230
8790
8570
93.6
100
97.5
4
Phú Yên
8190
8050
7460
101.7
100
92.7
5
Khánh Hoà
7230
7360
7880
98.2
100
107.1
6
Bình Thuận
7470
7060
5730
105.8
100
81.2
Mức tưới lúa Mùa khu vực Nam Trung bộ trên cơ sở dịch chuyển thời vụ
được thống kê ở bảng dưới đây.
Bảng 1.3: Mức tưới lúa Mùa các vùng thuộc khu vực NTB
TT Tỉnh
Mức tưới (m3/ha/vụ)
Tỷ lệ (% so với thời vụ hiện
nay)
Trước
15 ngày
Hiện
trạng
Sau 15
ngày
Trước
15 ngày
Hiện
trạng
Sau 15
ngày
1
Quảng Nam
4410
3440
2040
128.2
100
59.3
2
Quảng Ngãi
3310
3560
2090
93.0
100
58.7
3
Bình Định
3490
3640
2740
96.9
100
75.3
4
Phú Yên
4300
3630
3150
118.5
100
86.8
5
Khánh Hoà
4690
3530
2730
132.9
100
77.3
6
Bình Thuận
5660
6320
6290
90.9
100
99.5
Các kết quả ở các bảng 1.1, 1.2, 1.3 cho thấy hiệu quả của dịch chuyển
thời vụ đã làm giảm đáng kể mức tưới lúa của các vụ thuộc cả hai vùng Nam
10
Trung bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên mức độ giảm mức tưới phụ thuộc vào vùng
và vụ cây trồng:
1) Đối với vụ lúa Đồng Xuân: kết quả ở bảng 1.1 cho thấy đối với khu
vực Nam Trung bộ, sự dịch chuyển thời vụ lên sớm 15 ngày đã làm
giảm mức tưới (trừ khu vực Bình Thuận) từ 9.5% đến 18% so với thời
vụ hiện nay. Sự giảm mức tưới này là do lượng mạ đầu vụ sẽ tăng lên
nếu dịch chuyển thời vụ lên sớm hơn. Đối với khu vực Tây Nguyên, sự
dịch chuyển thời vụ muộn hơn sẽ làm giảm mức tưới. Tuy nhiên, sự
giảm mức tưới của khu vực Tây Nguyên tỏ ra không rõ nét.
2) Đối với lúa Hè Thu, việc dịch chuyển thời vụ tỏ ra không có sự chuyển
biến đáng kể nhằm làm giảm mức tưới vụ tại các vùng. Nguyên nhân
là do về vụ Hè Thu, chênh lệch lượng mạ thường không lớn trong suốt
thời kỳ sinh trưởng của lúa. Tuy nhiên đối với khu vực Bình Thuận,
việc gieo trồng muộn hơn đã làm giảm đáng kể mức tưới lúa Hè Thu
(giảm 18.8%).
3) Đối với lúa mùa, việc dịch chuyển thời vụ muộn hơn sẽ làm giảm
nhiều mức tưới lúa vụ mùa cho các vùng thuộc khu vực Nam Trung
bộ. Mức tưới giảm (trừ khu vực Bình Thuận) từ 13.2 % (Phú Yên) đến
41.3% (Quảng Ngãi). Sự giảm mức tới theo xu thế giảm dần từ Quảng
Nam vào đến Khánh Hoà.
II.Tổng quan về vùng nghiên cứu
2.1 Điều kiện tự nhiên
Hệ thống thủy lợi Hải Hậu là một hệ thống liên huyện thực hiện các
nhiệm vụ cấp nước cho khoảng 16.511 ha đất nông nghiệp, tạo nguồn cấp nước
phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản; đảm bảo tiêu úng
11
cho diện tích phía trong đê, đảm bảo môi trường sinh thái cho huyện Hải Hậu
và một phần huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định.
Hệ thống thủy lợi Hải Hậu được bắt đầu hình thành từ những năm đầu thế
kỷ 19 với hệ thống công trình lấy nước từ sông Ninh Cơ và công trình tiêu ra
biển. Cho đến nay, hệ thống thủy lợi Hải Hậu đã được nhà nước và nhân dân tập
trung nhiều tiền của và công sức đầu tư xây dựng được một hạ tầng cơ sở thuỷ
lợi hết sức to lớn để phục vụ mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho hệ thống.
Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá và
hiện đại hoá của đất nước. Đòi hỏi hạ tầng cơ sở thuỷ lợi hiện có cần được tiếp
tục đầu tư phát triển để đáp ứng yêu cầu cấp nước, tiêu úng, môi trường nước,
bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội và các ngành kinh tế trong giai đoạn
hiện tại cũng như tương lai.
2.1.1. Vị trí địa lý
Hệ thống thủy lợi Hải Hậu có toạ độ địa lý: Từ 20
0
15’đến 21
0
01’ vĩ độ
Bắc và Từ 106
0
11’ đến 106
0
22’ kinh độ Đông. Được giới hạn bởi:
Phía Bắc và giáp sông Ninh Cơ và huyện Xuân Trường
Phía Đông Bắc giáp sông Sò
Phía Đông, Đông Nam giáp vịnh Bắc bộ.
Phía Tây, Tây Bắc giáp sông Ninh Cơ
Hệ thống thủy lợi sông Hải Hậu bao gồm toàn bộ diện tích huyện Hải Hậu
và diện tích 6 xã huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. Diện tích tự nhiên của hệ thống
là 27.238ha, trong đó diện tích trong đê: 26.820 ha, diện tích ngoài đê 418ha. Diện
tích đất nông nghiệp 16.511ha, diện tích không canh tác là 10.309ha.
12
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Bề mặt địa hình ở hệ thống thủy nông Hải Hậu tương đối bằng phẳng, với
độ dốc địa hình rất nhỏ (trung bình 9 mm/km), có xu thế thấp dần từ Tây bắc
xuống Đông nam, độ cao ruộng đất khu vực trong đê chỉ vào khoảng 0,25 đến
1,5m.
Nếu lấy mực nước triều cao trung bình nhiều năm 2,5 m tại Vịnh Bắc Bộ (vị trí
trạm thuỷ văn Ba Lạt, cách cửa sông Hồng 8 km) để so sánh thì phần lớn diện
tích hệ thống thủy nông Hải Hậu sẽ ngập chìm trong nước biển. Do vậy ngay từ
thời Lý, cha ông ta đã phải đắp đê sông, đê biển, bảo vệ cho hầu hết các khu vực
thuộc đồng bằng để chống lũ trong mùa lũ và chống xâm nhập triều, mặn vào
trong đồng trong mùa cạn.
Bảng 1. 4: Phân bố diện tích theo cao độ trong hệ thống.
Cao độ mặt
ruộng
Từ 1,00
đế
n trên
1,20
từ (+0,8)
đến (+1,00)
từ (+0,6)
đến (+0,8)
từ (+0,4)
đến (+0,6)
dưới (+0,4)
Diện tích (ha)
70
1.350
12.500
2.541
50
Tỷ lệ %
0,42
8,18
75,71
15,39
0,3
2.1.3. Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng
Hầu hết đất đai của hệ thống thủy nông Hải Hậu là đất phù sa do sông
Hồng và sông Ninh Cơ bồi đắp. Trải qua quá trình canh tác lâu đời, dưới tác
dụng của con người và của thiên nhiên đất đai đã được thay đổi về hóa tính, độ
chua mặn đã được giảm nhiều.
13
2.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
2.2.1. Đặc điểm khí hậu
2
.2.1.1. Lưới trạm quan trắc khí tượng
Trong và lân cận khu vực có lưới trạm đo mưa khá dày đặc gồm các trạm
như sau:
Bảng 1. 5: Danh sách các trạm KTTV khu vực nghiên cứu
STT
Tên trạm
Tọa độ địa lý
Thời gian đo đạc
Yếu tố đo
1
Nam Định
20
o
26’ – 106
o
10’
1978 – nay
T,X,Z
2
Ninh Bình
20
o
16’ – 105
o
59’
1960 – nay
T,X,Z
3
Văn Lý
20
o
07’ – 106
o
18’
1960 – nay
T,X,Z
4
Liễu Đề (Nghĩa Hưng)
20
o
10’ – 106
o
10’
1980 – nay
X
5
Vụ Bản
20
o
20’ – 106
o
08’
1980 – nay
X
6
Giao Thủy
20
o
16’ – 106
o
20’
1980 – nay
X
Các công ty TNHH một thành viên KTCTTL trong tỉnh đều có bộ phận
theo dõi đo mưa tại khu vực để chỉ đạo sản xuất như Hải Hậu, Giao Thủy, Liễu
Đề…
2.2.1.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 23
o
- 24
o
C. Mùa đông nhiệt độ
trung bình là 18.9
0
C, tháng lạnh nhất là vào tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, có nhiệt
độ trung bình là 27
0
C, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là
29.3
0
C (nhiệt độ nóng nhất có thể lên tới hơn 40
0
C).
14
Bảng 1. 6. Nhiệt độ trung bình tháng tại các trạm trong khu vực và vùng
lân cận
Đơn vị:
o
C
TT
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
1
Văn Lý
16,7
17,5
20,1
24,1
27,5
29,0
29,3
28,6
27,6
25,2
21,6
18,2
23,8
2
Nam Định
16,9
17,9
20,2
24,0
26,7
28,9
29,0
28,2
27,0
24,9
21,6
18,0
23,6
Số giờ nắng.
Hệ thống thủy nông Hải Hậu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, với
lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 105 ÷ 120Kcal/cm
2
và có số giờ
nắng thuộc loại trung bình, đạt khoảng 1400 ÷ 1550giờ/năm, trong đó tháng VII
và VIII có số giờ nắng nhiều nhất đạt khoảng 150 ÷ 200giờ/tháng và tháng II, III
có số giờ nắng ít nhất khoảng 39 ÷ 55giờ/tháng.
Bảng 1. 7: Tổng giờ nắng tại các trạm trong khu vực và vùng lân cận
Đơn vị: Giờ
TT
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
1
Văn Lý
73
48
47
91
180
170
191
170
173
162
138
120
1563
2
Nam Định
67
55
39
85
154
153
152
168
163
153
130
107
1427
Lượng bốc hơi.
Khả năng bốc hơi trên lưu vực phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ
không khí, nắng, gió, độ ẩm, mặt đệm…. Khả năng bốc hơi nhiều thường xảy ra
vào các tháng ít mưa, nhiều nắng, nhiệt độ cao và tốc độ gió lớn, khả năng bốc
hơi nhỏ thì ngược lại. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm trong lưu vực biến
động từ 700 - 980mm. Mùa nóng bốc hơi nhiều hơn mùa lạnh.
15
Bảng 1. 8: Bốc hơi trung bình tháng tại các trạm trong khu vực và vùng lân cận
Đơn vị: mm
TT
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
1
Văn Lý
65,9
54,2
57,6
65,2
93,0
98,2
97,6
83,3
91,3
98,3
89,7
84,2
978,5
2
Nam
Định 61,5 52,4 53,7 54,0 73,6 94,4 100,8 70,1 66,1 79,2 78,3 75,7 859,7
2.2.1.3. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình trên các tháng đều khoảng 80%. Độ ẩm không khí
trung bình tháng nhiều năm tại khu vực vào khoảng 80- 85%. Độ ẩm giữa các
tháng biến đổi rất ít. Những tháng hanh khô, độ ẩm vào khoảng 78%, thấp nhất
khoảng 65%. Trong những ngày mưa phùn độ ẩm không khí có thể tăng lên đến
trên 90%.
Bảng 1. 9: Độ ẩm không khí trung bình tháng tại các trạm trong khu vực và
vùng lân cận
Đơn vị: %
TT
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
1
Văn Lý
82,1
84,7
85,0
85,8
83,2
79,8
84,3
82,6
83,9
80,0
78,8
78,2
82,4
2
Nam
Định 83,4 85,5 87,8 89,4 82,8 83,7 84,3 88,4 87,5 83,0 81,7 80,6 84,9
16
2.1.2.4.Mưa
Tổng lượng mưa bình quân nhiều năm ở hệ thống thủy nông Hải Hậu vào
khoảng 1.757mm. Trong đó mùa hè lượng mưa tương đối dồi dào và tập trung
chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 70% lượng mưa cả năm.
+ Mùa khô
Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Tông lượng mưa trong các
tháng mùa khô khoảng 250 ÷ 350mm và chỉ chiếm từ 15 ÷ 20% tổng lượng
mưa năm. Trung bình số ngày mưa trong các tháng mùa khô là 6 ÷ 11 ngày
mưa. Trong toàn lưu vực tháng I là tháng có số ngày mưa ít nhất trong năm
trung bình chỉ có 6 ngày/ tháng. Sang đến tháng II và III số ngày mưa có tăng
lên 10 ngày/tháng đây cũng là thời kỳ mưa phùn. Tuy nhiên lượng mưa cũng chỉ
trên 50mm/tháng.
+ Mùa mưa
Mùa mưa trùng với thời kỳ mùa hè, từ tháng V đến tháng X, lượng mưa
chiếm trên 80% tổng lượng mưa năm và đạt từ 1500 ÷ 1600mm với số ngày
mưa vào khoảng từ 70 ÷ 80 ngày. Hệ số Cv biến động không nhiều trung bình
dao động 0,5 ÷ 0,8. Và đều biến thiên theo cùng một xu hướng.
2
.2.1.5. Gió, bão
Hệ thống thủy nông Hải Hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu và chế độ thủy văn vùng triều khu vực ven
biển đồng bằng Bắc Bộ.
Gió: Hướng gió thổi vào hệ thống thủy nông Hải Hậu thịnh hành theo hai mùa:
17
Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 chủ yếu là gió Đông Nam tốc độ gió
trung bình 4m/s, tốc độ gió lớn nhất trung bình xuất hiện trong bão khoảng
45m/s. Gió Đông nam mang nhiều hơi nước nên thường gây mưa lớn.
Mùa Đông: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chủ yếu là gió Đông bắc
khô hanh, tốc độ gió trung bình đạt 4m/s (có những đợt gió mùa Đông bắc thổi
mạnh đạt tốc độ từ 15m/s đến 20m/s)
Ngoài hai hướng gió chính thịnh hành theo mùa ở trên thì vùng ven biển
vào mùa hè còn có gió đất và gió biển theo chu kì ngày đêm.
Bão: Hệ thống thủy nông Hải Hậu nằm ven biển, hàng năm luôn phải chịu ảnh
hưởng của bão. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tượng- Thủy văn, trung
bình mỗi năm ở đây có 2 cơn bão đổ bộ vào và thường xuất hiện từ tháng 5 đến
tháng 11, nhiều nhất vào tháng 6 đến tháng 9 gây thiệt hại về người và của cho
các huyện ven biển. Cơn bão số 5 xuất hiện tháng 9/1996 có sức gió giật trên
cấp 12 là trận bão hiếm có trong gần 100 năm lại đây đã gây thiệt hại nặng nề
cho hệ thống.
2.2.2. Đặc điểm thủy văn
2
.2.2.1. Mạng lưới sông ngòi và lưới trạm thủy văn
Hệ thống thủy nông Hải Hậu có mạng sông ngòi dày đặc. Nhìn chung, các
sông đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển. Các sông chảy
qua địa phận hệ thống thủy nông Hải Hậu phần lớn đều thuộc hạ lưu nên lòng
sông thường rộng, độ dốc nhỏ và không sâu lắm, có quá trình bồi đắp phù sa ở
cửa sông. Chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và khí hậu nên chế độ nước
sông chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, lưu lượng nước
sông khá lớn, lại gặp lúc mưa to kéo dài, nếu không có hệ thống đê điều ngăn
nước thì đồng bằng sẽ bị ngập lụt. Vào mùa cạn, lượng nước sông giảm nhiều,
18
các sông chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều, khiến cho vùng cửa sông bị nhiễm
mặn.
Trên địa bàn hệ thống thủy nông Hải Hậu có 1 sông lớn là sông Ninh Cơ và
nhiều sông địa phương, kênh đào, sông tiêu… Tổng chiều dài kênh toàn hệ
thống là 2.592km, trong đó: chiều dài kênh cấp I là 221 km, kênh cấp II là 848
km, kênh cấp III là 1.523 km góp phần vào việc tưới tiêu và cung cấp nước dùng
cho người dân địa phương.
Bảng 1.10: Mực nước bình quân tháng, năm trên sông Hồng, sông Đáy,
sông Đào Nam Định
Đơn vị: Cm
Trạm Sông
Bình quân tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Hưng Yên
Hồng
128
113
105
120
168
310
462
493
415
319
236
164
Nam Định
Đào
86
76
71
80
106
184
273
294
251
200
151
108
Ninh Bình
Đáy
60
54
50
58
76
119
163
180
178
146
111
75
Sông Ninh Cơ: Sông Ninh Cơ là phân lưu cuối cùng ở bờ hữu sông
Hồng, nằm hoàn toàn trên địa phận tỉnh Nam Định, nhận nước sông Hồng ở
Mom Rô và đổ ra biển tại cửa Lạch Giang. Sông có dòng chảy quanh co, uốn
lượn, chiều rộng trung bình 400 - 500m, chiều dài khoảng 50km. Sông chịu
ảnh hưởng mạnh của thủy triều, về mùa lũ sông chịu ảnh hưởng của lũ sông
Hồng, thoát lũ hỗ trợ cho sông Hồng từ 1000- 1200m
3
/s, khả năng thoát lũ
lớn nhất tới 3600m
3
/s, là tuyến giao thông thủy quan trọng trong vùng lưu
lượng hàng hoá từ 160.000 tấn đến 200.000 tấn ngày đêm.
19
Trong những năm gần đây, diễn biến sông có chiều hướng phức tạp và
gây khó khăn cho công tác lấy nước và thoát lũ trên địa bàn tỉnh. Kết quả điều
tra cho thấy trên sông Ninh cơ bị bồi lắng mạnh tạo nhiều bơn nổi giữa dòng
có chiều dài lớn. Tại cửa Mom Rô dòng sông cong tạo ra bên lồi, bên lở, lòng
sông bị tắc nghẽn có chỗ chỉ còn rộng 80 – 100m (tại khu vực cửa Mom Rô).
Chính vì vậy, lượng nước phân từ sông Hồng sang sông Ninh khá nhỏ. Về
mùa lũ tổng lưu lượng lũ của sông Hồng phân vào sông Ninh chỉ đạt khoảng
5 – 7% tổng lưu lượng sông Hồng. Trong khi lưu lượng sông Hồng phân vào
cửa sông Đào Nam Định khoảng 5.970m
3
/s thì lượng phân vào sông Ninh chỉ
khoảng 1.736m
3
/s.
Tại khu vực kè Phượng Tường, lòng sông cạn tạo bãi bồi bên Tả, gây
xói lở nghiêm trọng khu vực kè Phượng Tường dài trên 2km, tại khu vực bối
Hải Minh, tạo bơn cạn giữa dòng sông, gây tắc nghẽn và xói lở liên kè Đền
Ông – Trực Thanh dài trên 3km.
Tại khu vực ngã ba sông Ninh Cơ và kênh Quần Liêu, dòng chảy phân
từ sông Đáy sang sông Ninh tạo bơn nổi giữa dòng dài 1 – 2km, tại khu vực
Đò Mười, lòng sông cạn tạo bơn nổi giữa dòng dài xấp xỉ 2km.
Sông Ninh Cơ bao quanh phía Bắc – Tây Bắc hệ thống thủy nông Hải Hậu có
chiều dài 36 km từ cống Rộc đến cửa Ninh Cơ, là một nhánh của sông Hồng,
chịu ảnh hưởng của thủy triểu rất mạnh, về mùa lũ sông Ninh Cơ chịu ảnh
hưởng của lũ sông Hồng làm cho đỉnh triều bị biến dạng. Các cống phía trên
sông Ninh Cơ từ cống Rộc đến Cầu Phao Ninh Cường là những cống lấy nước
từ sông Ninh tưới cho toàn lưu vực, các cống phía hạ lưu cầu phao Ninh Cường
chủ yếu làm nhiệm vụ tiêu.
Trong những năm gần đây lưu lượng dòng chảy sông Ninh ngày một giảm
do diễn biến bồi lắng cửa vào và lòng dẫn khiến không đủ lượng nước trên sông
20
khiến mặn ngày một tiến sâu vào nội địa. Kết quả điều tra cho thấy tại khu vực
bối Hải Minh lòng sông bồi tạo bơn cạn giữa dòng sông gây tắc nghẽn và xói lở
liên kè Đền Ông – Trực Thanh dài trên 3km, tại khu vực Lạc Phường – Quang
Trung lòng sông cạn tạo bơn nổi giữa dòng dài xấp xỉ 2km. Chính vì vậy đã gây
khó khăn cho công tác lấy nước và thoát lũ trên địa bàn.
Sông Sò: Sông Sò đoạn chảy qua hệ thống thủy nông Hải Hậu có chiều dài 7,5
km, do gần biển nên nước sông Sò bị mặn không dùng nước tưới được, làm
nhiệm vụ tiêu nước về mùa mưa thuộc khu vực Phúc Hải.
2.2.2.2. Tài nguyên nước mặt
Nguồn nước mặt tại hệ thống thủy nông Hải Hậu khá phong phú, hệ thống
sông ngòi khá dày đặc con sông lớn là sông Ninh Cơ.… và một hệ thống hồ,
đầm, ao, kênh mương dày đặc nên tiềm năng nước ngọt bề mặt tương đối lớn.
Lũ của sông Hồng chảy vào sông Ninh Cơ mang tích chất lũ ở hạ du mập
và có nhiều đỉnh. Đỉnh lũ lớn nhất năm thường xuất hiện vào giữa tháng VII đến
cuối tháng VIII. Lượng nước sông ở Nam Định khoảng 1,54 tỷ m
3
, lượng nước
phân bố giữa các tháng không đều, mùa lũ từ tháng VI đến tháng X chiếm tới
80% tổng lượng nước năm, riêng tháng IX chiếm 20%. Mùa cạn lượng dòng
chảy nhỏ, mức độ ô nhiễm nặng gây khó khăn cho việc sử dụng nước trong tỉnh.
2.2.2.3. Tài nguyên nước ngầm
Trên địa bàn hệ thống thủy nông Hải Hậu có 7 đơn vị chứa nước, nhưng chỉ
có 2 tầng chứa nước chính có ý nghĩa quan trọng trong khai thác và sử dụng. Đó
là tầng chứa nước lỗ hổng Hôlôxen hệ tầng Thái Bình và tầng chứa nước
Pleistoxen hệ tầng Hà Nội.
Tầng chứa nước lỗ hổng Hôlôxen hệ tầng Thái Bình, có hàm lượng clo phổ biến
từ 200 ÷ 400 mg/l, phân bố thành từng dải (có dải rộng 4km) chạy dọc biển từ
21
cửa Đáy đến cửa Ba Lạt chủ yếu là nước mặt. Chiều sâu phân bố của tầng nước
này dao động khoảng 10 ÷ 20 m. Trữ lượng tiềm năng của tầng chứa nước này
485.638,916m
3
/ngày.
Hàm lượng Nitơ tương đối nhỏ, hầu hết các khu đều có hàm lượng Nitơ nhỏ
hơn 100mg/l. Khu vực có hàm lượng Nitơ từ 10mg/l đến 20 mg/l phân bố dưới
dạng thấu kính, rải rác khắp bề mặt diện tích khu vực nghiên cứu.
Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistoxen hệ tầng Hà Nội phân bố rộng rãi trên địa
bàn, hàm lượng clo dưới 200mg/l, tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ
40 ÷ 120m, ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250 ÷
350m, đây là nguồn nước ngọt có chất lượng tốt có thể khai thác phục vụ cho
sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.Trữ lượng tiềm năng của tầng chứa nước này
là 140.970,95 m
3
/ngày.
Chất lượng nước: Tổng độ khoáng hoá biến đổi tăng dần theo hướng đi từ biển
vào đất liền.
2.2.2.4. Dòng chảy bùn cát
Trong mùa lũ 80% lượng bùn cát được đổ ra biển, tại hệ thống thủy nông
Hải Hậu bùn cát được bồi tích nhiều tại khu vực Ninh Cơ. Dòng chảy bùn cát
khu vực huyện Hải Hậu phụ thuộc vào yếu tố động lực ven bờ và chịu ảnh
hưởng trực tiếp lượng vận chuyển bùn cát của các con sông. Nhưng lượng bùn
cát phân bố không đều 91,5% vào mùa lũ và 8,5% vào mùa kiệt.
2.2.2.5. Đặc điểm thủy triều
Hệ thống thủy nông Hải Hậu là khu vực chịu ảnh hưởng thủy triều Vịnh
Bắc Bộ với chế độ nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 -1,7m, lớn nhất là
3,31 m và nhỏ nhất là 0,11m. Thời gian triều lên trong ngày khoảng 8- 9 giờ,
22
thời gian triều xuống khoảng 15- 16 giờ. Hàng tháng trung bình có 2 lần triều
cường, 2 lần triều kém, mỗi kỳ triều khoảng 14- 15 ngày.
Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp cho
quá trình thau chua rửa mặn trên đồng ruộng. Tuy nhiên cũng còn một số diện
tích bị nhiễm mặn
Độ lớn thủy triều là chênh lệch mực nước đỉnh triều và chân triều, cứ
khoảng 15 ngày có 1 chu kỳ nước cường và 1 chu kỳ nước ròng (độ lớn thủy
triều bé).
Ảnh hưởng của thủy triều mạnh nhất vào các tháng mùa kiệt, giảm đi
trong các tháng lũ lớn.
Sóng đỉnh triều truyền sâu vào nội địa 150 km về mùa cạn và 50- 100 km
về mùa lũ.
Chế độ thủy triều ở khu vực vịnh Bắc Bộ là chế độ nhật triều, biên độ triều
biến đổi từ 3 - 4m. Mực nước triều tại Văn Lý và mực nước triều tại Hòn Dấu có
hệ số tương quan đạt 95%. Chu kỳ khoảng 25 ngày, trong một ngày có cũng có
một đỉnh và một chân triều. Theo tính toán thống kê tại Văn Lý
Mực nước triều tương ứng với tần suất P = 1%: + 2,42m,
Mực nước triều tương ứng với tần suất P = 5%: + 2,29m,
Mực nước triều tương ứng với tần suất P = 10%: + 2,21m.
23
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
100
P (%)
H (cm)
TS MN ®Ønh triÒu
TS MN trung b×nh ngµy TS MN ch©n triÒu TS MN giê
Hình 1.1: Tần suất mực nước triều - trạm Hòn Dấu
2.2.2.6. Tình hình xâm nhập mặn
Về mùa cạn, lượng nước trong sông nhỏ, thủy triều xâm nhập vào khá sâu
và mạnh, đưa mặn vào rất sâu, sông có độ mặn 1
0
/
00
xâm nhập vào sâu cách cửa
biển 30- 50 km, gây trở ngại cho việc lấy nước dùng cho các ngành kinh tế ngày
càng phát triển, nhất là cho nông nghiệp.
Mặn đã ảnh hưởng đến nguồn nước tưới cho hệ thống thủy nông Hải Hậu.
Hàng năm về mùa kiệt, lưu lượng nguồn nước ngọt giảm, nước thủy triều dâng
cao đưa nước mặn từ biển Đông thâm nhập sâu vào các triền sông, ảnh hưởng
lớn đến việc lấy nước của các cống đầu mối, gây nhiều khó khăn cho sản xuất
nông nghiệp vụ chiêm xuân. Trong năm 2010, mặn đã lên cao, xâm nhập sâu
vào cửa sông ảnh hưởng đến công tác lấy nước phục vụ vùng trồng cây vụ Đông
và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
24
Ảnh hưởng mặn trên sông Ninh Cơ là trở ngại chính, gây bất lợi cho sự ổn định
và phát triển của sản xuất nông nghiệp. Mặn không chỉ hạn chế thời gian lấy
nước của các cống đầu mối, rò rỉ qua các cửa cống gây bốc mặn lên tầng đất
canh tác trong lưu vực tưới mà có khi trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lúa khi
phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn có độ mặn cao. Nguy cơ phát sinh bệnh
lùn sọc đen, dịch bệnh gia súc, gia cầm luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát…
2.3. Hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội trong hệ thống thủy nông Hải Hậu
2.3.1. Dân sinh
Hệ thống thủy nông Hải Hậu gồm có 35 xã, thị trấn huyện Hải Hậu và 6
xã Trực Đại, Trực Cường, Trực Phú, Trực Thái, Trực Hùng, Trực Thắng huyện
Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Dân số trong hệ thống công trình thủy lợi Hải Hậu như sau:
Tổng số hộ là: 85.213 hộ.
Trong đó:
+ Số hộ làm nông nghiệp là: 81.325 hộ.
+ Số hộ phi nông nghiệp là: 3.888 hộ.
Dân số toàn hệ thống: 323.211 người.
Trong đó:
+ Nam là: 154.098 người chiếm 47,86%
+ Nữ là: 168.513 người chiếm 52,14%
Dân số trong khu vực sản xuất nông nghiệp là:306.074 người chiếm
94,7% (Nam có 66.481, nữ có 71.874 người)
25
Trong đó: Lao động chính là: 138.355 người chiếm 45,2% (Nam có 66.481, nữ
có 71.874 người)
Lao động phụ là: 69.177 người chiếm 22,6% (trẻ em: 98.542 chiếm 32,2%)
Dân số trong khu vực phi nông nghiệp là 17.137 người chiếm 5,3% tổng
dân số, số đó chủ yếu làm nghề muối và đánh bắt hải sản tập trung chủ yếu ở các
xã Hải Triều, Hải Chính, Hải Hòa, Hải Đông, Hải Lý, Thị trấn Thịnh Long.
* Tốc độ tăng dân số:
+ Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,83%
+ Xã có tỷ lệ tăng dân số cao nhất là Hải Chính 2,62%.
+ Xã có tỷ lệ tăng dân số nhỏ nhất là Thị trấn Yên Đinh 1,2%
2.3.2. Hiện trạng các ngành kinh tế trong khu vực
2.3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên của hệ thống thủy nông Hải Hậu là 27.532ha,
trong đó, đất nông nghiệp chiểm khoảng 70% với chủ yếu là đất trồng lúa với
diện tích 14.028 ha, đất phi nông nghiệp 7.993 ha chiếm 2,9% tổng diện tích tự
nhiên, đất chưa sử dụng là 372 ha chiếm 1% chủ yế là đất vùng bối bãi. (phụ lục
1)
(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định)
2.3.2.2. Ngành nông nghiệp
a) Trồng trọt