Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin sinh viên qua tin nhắn tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 52 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư i

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin phép đƣợc gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Lê Viết Mẫn,
giảng viên trực tiếp hƣớng dẫn em trong thời gian vừa qua. Thầy là ngƣời đã giúp đỡ
em rất nhiều về kiến thức, về kinh nghiệm làm khóa luận và là ngƣời đã động viên,
giúp em hoàn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô ở mái trƣờng Đại học Kinh
tế Huế, đặc biệt là quý Thầy Cô trong Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế – những
ngƣời đã dìu dắt em qua chặn đƣờng đại học. Quý Thầy Cô đã giúp đỡ em rất nhiều
trong suốt 4 năm em đƣợc học tại trƣờng. Quý Thầy Cô đã trang bị cho em rất nhiều
kiến thức bổ ích, là những ngƣời đã đặt những viên gạch vững chắc trên con đƣờng
bƣớc vào đời của em.
Em cũng xin đƣợc cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Khách hàng – VNPT
Thừa Thiên Huế và các anh chị cán bộ, nhân viên của Trung tâm. Em xin cảm ơn các
anh chị ở phòng Nghiệp vụ Viễn thông – Trung tâm Dịch vụ Khách hàng – VNPT
Thừa Thiên Huế – những ngƣời đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian
em đƣợc thực tập.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn đến anh Hắc Minh Phục – phó phòng Nghiệp vụ
Viễn thông – Trung tâm Dịch vụ Khách hàng – VNPT Thừa Thiên Huế, ngƣời đã trực
tiếp hƣớng dẫn thực tập, cũng là ngƣời đã định hƣớng, giúp đỡ em rất nhiều trong quá
trình em thực hiện khóa luận này.
Con xin cảm ơn cha mẹ, những ngƣời đã sinh thành, dƣỡng dục con nên ngƣời. Em
xin cảm ơn các anh chị trong gia đình đã động viên, tạo điều kiện cho em từ nhỏ đến
lớn và đặc biệt trong khoảng thời gian em thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn đến bạn bè, ngƣời thân đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để thực hiện khóa luận nhƣng do hạn chế về thời gian,
kiến thức và kinh phí hạn hẹp nên những sai sót là không thể tránh khỏi, kính mong


quý Thầy Cô chỉ bảo thêm cho em. Mình cũng mong bạn bè đóng góp những ý kiến để
mình có thể hoàn thiện đề tài hơn.
Huế, ngày tháng năm 2013
Sinh viên
Lê Văn Tƣ
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vii
LỜI MỞ ĐẦU 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1 Giới thiệu về VNPT Thừa Thiên Huế 10
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10
1.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh 11
1.2 Trung tâm Dịch vụ Khách hàng 12
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ 12
1.2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh 13
1.3 Thực trạng việc tra cứu thông tin sinh viên ở các trƣờng Đại học, Cao đẳng
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 15
1.4 Hệ thống nhắn tin tự động 15
Chƣơng 2: CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN 17
2.1 Các công cụ để phát triển hệ thống 17

2.1.1 .NET Framework 17
2.1.2 Ngôn ngữ lập trình C# 17
2.1.3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 18
2.1.4 Microsoft SQL Server 2012 18
2.2 Hệ thống nhắn tin tự động 19
2.2.1 Một số khái niệm 19
2.2.2 Tập lệnh AT và chƣơng trình nhắn tin tự động 20
2.2.3 Quy trình hoạt động của hệ thống nhắn tin tự động 23
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 24
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư iii

3.1 Xác định yêu cầu của phần mềm 24
3.2 Phân tích, thiết kế hệ thống 27
3.2.1 Phân tích, thiết kế sơ đồ 27
3.2.2 Phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu. 34
Chƣơng 4: XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG TRA CỨU 39
THÔNG TIN SINH VIÊN 39
4.1 Mô hình hệ thống nhắn tin tự động 39
4.2 Chƣơng trình quản lý hệ thống nhắn tin tra cứu thông tin sinh viên tự động 40
4.2.1 Chức năng nhắn tin tự động 40
4.2.2 Chức năng quản lý CSDL 43
4.2.3 Chức năng thông báo chủ động 45
4.2.4 Chức năng thống kê 45
4.3 Ứng dụng tra cứu thông tin sinh viên 47
4.3.1 Nguyên lý hoạt động 47
4.3.2 Ví dụ minh họa 48
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52



Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CDMA : Đa truy cập phân chia theo mã (Code Division Multiple Access)
CSDL : Cơ sở dữ liệu
DBMS : Hệ quản trị CSDL (Database Management System)
GPRS : Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp (General Packet Radio Service)
GSM : Hệ thống di động toàn cầu
(Global System for Mobile Communications)
IMEI : Mã số nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động
(International Mobile Equipment Identity)
PR : Quan hệ công chúng (Public Relations)
SIM : Thẻ nhận dạng thuê bao di động (Subscriber Identity Module)
SMS : Dịch vụ tin nhắn ngắn (Short Message Service)
SQL : Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (Structured Query Language)
TDMA : Đa truy cập phân chia thời gian (Time Division Multiple Access)
TT : Thông tin
VNPT : Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam
(Vietnam Posts and Telecomunications Group)



Formatted: Font: Italic
Formatted: Font: Italic
Khóa luận tốt nghiệp


SVTH: Lê Văn Tư v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế 11
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức Trung tâm Dịch vụ Khách hàng 14
Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động của hệ thống nhắn tin tự động .23
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chức năng kinh doanh 27
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ ngữ cảnh 28
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 28
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1.0 29
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 2.0 29
Sơ đồ 3.6: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 3.0 30
Sơ đồ 3.7: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 4.0 30
Sơ đồ 3.8: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 5.0 31
Sơ đồ 3.9: Sơ đồ E-R 33
Sơ đồ 3.10: Sơ đồ cơ sở dữ liệu 34
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ mô hình hệ thống nhắn tin tự động 39

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Một số lệnh AT cơ bản 22
Bảng 4.1 Bảng dữ liệu cấu trúc tin nhắn 48
Bảng 4.2 Mô tả cú pháp tin nhắn 48



Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình ảnh 4.1: Giao diện chính chƣơng trình điều khiển hệ thống tra cứu thông tin sinh
viên 40
Hình ảnh 4.2: Giao diện cấu hình chƣơng trình nhắn tin 41
Hình ảnh 4.3: Giao diện chạy chƣơng trình nhắn tin 41
Hình ảnh 4.4: Giao diện đọc thử tin nhắn 42
Hình ảnh 4.5: Giao diện gửi thử tin nhắn 42
Hình ảnh 4.6: Sao lƣu và phục hồi CSDL 43
Hình ảnh 4.7: Giao diện nhập – sửa - xóa cơ sở dữ liệu 44
Hình ảnh 4.8: Giao diện nhập dữ liệu bằng file excel 44
Hình ảnh 4.9: Giao diện gửi tin nhắn thông báo 45
Hình ảnh 4.10: Giao diện thống kê chi tiết theo thời gian 46
Hình ảnh 4.11: Giao diện thống kê theo tháng 46
Hình ảnh 4.12: Giao diện thống kê cấu trúc tin nhắn 47
Hình ảnh 4.13: Dữ liệu điểm của sinh viên 49
Hình ảnh 4.14: Dữ liệu thời khóa biểu sinh viên 49
Hình ảnh 4.15 Kết quả tra cứu trên điện thoại 49


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Khoa học công nghệ càng phát triển thì con ngƣời càng có cơ hội tiếp cận với
những tiện ích giúp ích cho đời sống. Những năm gần đây, các trƣờng đại học, cao
đẳng trong cả nƣớc đã không ngừng áp dụng tin học hóa vào hoạt động quản lý thông
tin sinh viên. Ngoài các kênh thông báo thông thƣờng, sinh viên còn có thể nhận thông
báo bằng cách truy cập vào các trang sinh viên của trƣờng mình. Bên cạnh đó, các
trang sinh viên còn cho phép tra cứu thông tin kế hoạch của ngành học, lịch thi, điểm
thi…. Các kênh thông báo này đảm bảo đƣợc tính toàn vẹn và nhanh chóng, chính xác
của thông tin.
Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, việc truy cập vào trang sinh viên chƣa thể thực
hiện đƣợc ở mọi lúc mọi nơi trong khi có một số thông báo yêu cầu phải gửi tới sinh
viên một cách nhanh chóng và chính xác. Hơn nữa, việc sử dụng các thiết bị để truy
cập internet và tra cứu thông tin chƣa phải là cách thuận lợi nhất.
Nếu nhƣ trƣớc đây điện thoại di động chỉ sử dụng đƣợc các chức năng cơ bản và
không phải ai cũng có thể sở hữu đƣợc vì nhiều lý do khác nhau thì ngày nay, nó đã
trở nên rất phổ biến. Điện thoại di động đƣợc sử dụng bởi hầu hết mọi ngƣời ở nhiều
lứa tuổi và đặc biệt là tầng lớp sinh viên. Với chiếc điện thoại di động, sinh viên có thể
thực hiện việc tra cứu nhiều thông tin một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các
hệ thống tra cứu tự động. Các hệ thống tra cứu thông tin này hỗ trợ nhiều nhà cung cấp
mạng điện thoại khác nhau và hoạt động đƣợc 24h một ngày.
Với những lợi ích thiết thực của điện thoại di động, của các hệ thống tra cứu thông
tin tự động, của các nguồn cơ sở dữ liệu sinh viên đã có sẵn ở các trƣờng đại học cao
đẳng và những yêu cầu thực tế nhƣ trên, tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin sinh viên qua tin nhắn tự động”.
Mục tiêu chính của đề tài là trên cơ sở những kiến thức đạt đƣợc từ việc tìm hiểu
hoạt động của Trung tâm chăm sóc dịch vụ khách hàng – VNPT Thừa Thiên Huế,
những kiến thức học đƣợc ở nhà trƣờng về ngôn ngữ lập trình C#, hệ quản trị cơ sở dữ
liệu MS SQL Server và những kiến thức về cấu trúc của hệ thống nhắn tin tự động để
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 9


xây dựng một hệ thống tra cứu thông tin sinh viên. Hệ thống cho phép sinh viên tra
cứu thông tin về điểm thi, thời khóa biểu, lịch học…một cách tự động qua tin nhắn
SMS. Bên cạnh đó hệ thống còn có khả năng gửi thông báo đến sinh viên nhanh chóng
chính xác.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận này bao gồm 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng này phát họa hình ảnh của chi nhánh VNPT Thừa Thiên Huế, bao gồm:
lịch sử hình thành và phát triển, mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh. Bên cạnh
đó là chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ khách hàng – một trung tâm thuộc
VNPT – Thừa Thiên Huế
- Chƣơng 2: Cơ sở phƣơng pháp luận
Chƣơng 2 trình bày các cơ sở phƣơng pháp luận liên quan đến đề tài nghiên cứu bao
gồm các công cụ để phát triển hệ thống và các thiết bị để triển khai hệ thống nhắn tin.
- Chƣơng 3: Phân tích và thiết kế hệ thống
Chƣơng này xác định kỹ yêu cầu của phần mềm qua một bảng mô tả. Sau đó, phân
tích các sơ đồ, từ đó tiến hành phân tích và thiết kế nên một cơ sở dữ liệu để sử dụng
trong quá trình vận hành hệ thống.
- Chƣơng 4: Xây dựng và triển khai hệ thống tra cứu thông tin sinh viên
Đƣa ra và giải thích về mô hình của hệ thống nhắn tin. Từ thông tin của các sơ đồ
đã đƣợc xây dựng để xây dựng nên chƣơng trình nhắn tin tự động bao gồm các module
và các chức năng chính.

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 10

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Giới thiệu về VNPT Thừa Thiên Huế

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Viễn thông Thừa Thiên Huế là một nhánh trực thuộc tập đoàn Bƣu Chính Viễn
Thông Việt Nam. Trụ sở đƣợc đặt tại 08 Hoàng Hoa Thám, Tp Huế.
Trƣớc Cách mạng tháng Tám – 1945, các cán bộ giao liên Thừa Thiên Huế dũng
cảm đƣa tài liệu, báo chí đến quần chúng nhân giúp họ giác ngộ đi theo cách mạng.
Sau Cách mạng tháng Tám, cơ sở Bƣu điện Huế của Thực dân Pháp cũng đƣợc Việt
Minh tiếp quản đƣa vào hoạt động, phục vụ cho chính quyền cách mạng. Trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp, Ban liên lạc kháng chiến và Ty Bƣu điện – Vô tuyến điện
Thừa Thiên Huế đã đƣợc thành lập đánh dấu sự trƣởng thành và lớn mạnh. Đến cuối
năm 1959 đầu năm 1960, Bƣu điện Thừa Thiên Huế đã tái lập đài vô tuyến điện để
tăng khả năng liên lạc, phối hợp công tác chỉ đạo kháng chiến chống Mỹ. Sau ngày
Huế đƣợc giải phóng, Bƣu điện Bình Trị Thiên đƣợc ra đời theo quyết định số 136-QĐ
của Tổng cục Bƣu điện Việt Nam (21/01/1976). Trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm
2007, Bƣu điện Thừa Thiên Huế từng bƣớc hiện đại hóa, số hóa và đã tạo nên một
bƣớc chuyển lớn trong hoạt động. Năm 2007, đƣợc sự phê duyệt của thủ tƣờng chính
phủ, VNPT đã hoàn thành chia tách Bƣu Chính Viễn Thông trên địa bàn các tỉnh,
thành phố. Theo đó, từ Bƣu điện Thừa Thiên Huế sẽ hình thành 2 đơn vị:
- Bƣu điện tỉnh, thành phố trực thuộc công ty Bƣu Chính Việt Nam
- Viễn thông tỉnh, thành phố trực thuộc Công ty mẹ - tập đoàn Bƣu Chính Viễn
Thông Việt Nam
Sự kiện này chính thức đánh dấu bƣớc đổi mới, phát triển của VNPT trên thực
tế theo mô hình tập đoàn kinh tế. Viễn thông Thừa Thiên Huế ngày nay cũng đƣợc
hình thành theo con đƣờng trên.

Formatted: Centered, Indent: First line: 0 cm
Deleted:
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 11


1.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 12

Viễn thông Thừa Thiên Huế hay còn gọi VNPT Thừa Thiên Huế là một chi nhánh
thuộc Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam. Đứng đầu VNPT Thừa Thiên Huế là
Ban giám đốc. Ban giám đốc có trách nhiệm quan trọng trong quản lý hệ thống các
phòng ban và trung tâm viễn thông tại Thừa Thiên Huế. VNPT Thừa Thiên Huế có
nhiều phòng ban khác nhau nhƣ:
- Phòng mạng và dịch vụ
- Phòng kế hoạch kinh doanh
- Phòng đầu tƣ phát triển
- Phòng tổ chức lao động
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng tổng hợp hành chính
- Ban quản lý dự án
- Trung tâm điều hành thông tin
và các trung tâm khác, nhƣ:
- Các trung tâm viễn thông ở thành phố Huế và các huyện
- Trung tâm chuyển mạch truyền dẫn
- Trung tâm dịch vụ bƣu chính viễn thông đa phƣơng tiện
- Trung tâm dịch vụ khách hàng
1.2 Trung tâm Dịch vụ Khách hàng
Trung tâm Dịch vụ khách hàng - VNPT Thừa Thiên Huế đƣợc thành lập theo
quyết định số 664/QĐ-TCCB ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Tập đoàn Bƣu chính
Viễn thông Việt Nam, là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc VNPT Thừa
Thiên Huế. Trung tâm Dịch vụ khách hàng có trụ sở chính đặt tại 51 Hai Bà Trƣng –
Thành Phố Huế.

1.2.1 Chức năng nhiệm vụ
Trung tâm Dịch vụ Khách hàng có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và
phục vụ chuyên ngành viễn thông - công nghệ thông tin, cụ thể:
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 13

- Tổ chức giới thiệu, tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của khách hàng để cung cấp
các dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh
- Quản lý và tổ chức thực hiện tính cƣớc, thanh toán cƣớc phí sử dụng dịch vụ
viễn thông - công nghệ thông tin, quản lý công tác thu cƣớc phí
- Quản lý và tổ chức thực hiện công tác chăm sóc khách hàng, tiếp nhận và xử
lý khiếu nại của khách hàng sử dụng các dịch vụ viễn thông - công nghệ thông
tin, thực hiện kế hoạch marketing, PR của VNPT Thừa Thiên Huế trên địa bàn
tỉnh
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đƣợc Viễn thông Thừa Thiên
Huế cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật
Trung tâm Dịch vụ khách hàng có con dấu riêng theo tên gọi, đƣợc đăng ký kinh
doanh, đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động
của VNPT Thừa Thiên Huế và theo phân cấp quản lý do Giám đốc VNPT Thừa Thiên
Huế quy định.
1.2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh
Trung tâm Dịch vụ Khách hàng – với số lƣợng cán bộ nhân viên gần 100 ngƣời -
đƣợc chia thành nhiều phòng ban, đội khác nhau (sơ đồ 1.2). Mỗi phòng ban, đội có
chức năng, nhiệm vụ riêng. Trong đó,
Phòng Tiếp thị và chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp, tiếp thị và
chăm sóc khách hàng. Phòng Quản lý khách hàng có trách nhiệm quản lý các thông tin
khách hàng. Bên cạnh đó là Đội 1080, đội có nhiệm vụ quản lý, cung cấp dịch vụ tổng
đài trả lời 1080. Phòng nghiệp vụ viễn thông có chức năng kiểm tra, giám sát các
nghiệm vụ đƣợc thực hiển bởi Đội 1080 và phòng Tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

Ngoài ra phòng nghiệp vụ viễn thông có chức năng xử lý các sự cố về trang thiết bị và
hệ thống mạng tại trung tâm. Phòng Kinh tế kế hoạch có nhiệm vụ giải quyết các vấn
đề kinh tế và kế hoạch của trung tâm đồng thời là đơn vị giám sát các tổ thuộc phòng
Quản lý khách hàng. Ban giám đốc của Trung tâm gồm Giám đốc và hai phó giám đốc
sẽ điều hành hoạt động của cả Trung tâm dịch vụ khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 15

1.3 Thực trạng việc tra cứu thông tin sinh viên ở các trƣờng Đại
học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Hiện nay, các trƣờng Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp
dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sinh viên. Các kênh cung cấp thông tin
chủ yếu không còn chỉ là những bảng thông báo ở các trƣờng Đại học, Cao đẳng mà
còn là các trang thông tin sinh viên trên mạng internet. Nhìn chung, các trang thông tin
sinh viên này đáp ứng đƣợc các yêu cầu tra cứu cơ bản của sinh viên nhƣ tra cứu điểm,
tra cứu thời khóa biểu, kiểm tra thông báo mới từ nhà trƣờng. Ngoài ra, hệ thống
CSDL sinh viên đƣợc quản lý bởi các máy chủ dữ liệu. Các trƣờng Đại học, Cao đẳng
còn không ngừng kiểm tra, bảo trì, nâng cấp hệ thống.
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở các trƣờng Đại học, Cao
đẳng đã giúp cho việc tra cứu thông tin của sinh viên trở nên thuận lợi hơn. Ƣu điểm
của các trang thông tin sinh viên là:
- Giúp cho quá trình tra cứu thông tin của sinh viên trở nên dễ dàng, tiết kiệm
thời gian và công sức
- Thông tin truyền tải đến sinh viên chính xác

Tuy vậy, hình thức tra cứu thông tin qua mạng internet vẫn còn tồn tại một số
nhƣợc điểm nhất định nhƣ:
- Với sự hạn chế về đƣờng truyền nên các máy chủ dữ liệu sinh viên không thể
đáp ứng tốt khi có một lƣợng lớn ngƣời dùng truy cập cùng lúc
- Việc tra cứu thông tin sinh viên chỉ thực hiện đƣợc khi sinh viên có máy tính,
mạng internet và máy chủ CSDL hoạt động bình thƣờng
1.4 Hệ thống nhắn tin tự động
Hệ thống nhắn tin tự động là một hệ thống cho phép nhận và gửi tin nhắn một cách
tự động. Một hệ thống nhắn tin tự động thông thƣờng bao gồm: thiết bị nhận và gửi tin
nhắn, chƣơng trình điều khiển đƣợc cài đặt trên máy tính, máy chủ dữ liệu. Hiện nay,
hệ thống nhắn tin tự động thƣờng đƣợc áp dụng trong các hoạt động kinh doanh hoặc
các hoạt động quản lý.
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 16

Một số ứng dụng của hệ thống nhắn tin tự động đang đƣợc triển khai hiện nay là:
- Tổng đài báo có email, nhắc việc ở các cơ quan, tổ chức
- Tổng đài chăm sóc khách hàng của các công ty
- Tổng đài tra cứu thông tin tỉ giá, chứng khoán, thời tiết …
Ƣu điểm chung của các hệ thống nhắn tin tự động này là nhanh chóng, chính xác và
tiết kiệm chi phí. Hơn nữa ngƣời dùng có thể chủ động trong việc sử dụng các dịch vụ
của hệ thống nhắn tin tự động mang lại chỉ với một chiếc điện thoại di động hoặc một
thiết bị cầm tay.
Với những ƣu điểm đó, hệ thống nhắn tin tự động sẽ khắc phục đƣợc những nhƣợc
điểm đang tồn tại của hình thức tra cứu thông tin sinh viên qua mạng internet đồng
thời tận dụng đƣợc những trang thiết bị sẵn có nhƣ máy chủ CSDL. Với những lý do
trên, hệ thống tra cứu thông tin sinh viên qua tin nhắn tự động đƣợc kỳ vọng sẽ đáp
ứng đƣợc nhu cầu của đại đa số sinh viên.



Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 17

Chƣơng 2
CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1 Các công cụ để phát triển hệ thống
2.1.1 .NET Framework
.NET Framework là một nền tảng lập trình giúp việc phát triển ứng dụng trong môi
trƣờng phân tán của Internet trở nên đơn giản hơn. .NET Framework gồm hai thành
phần chính là Common Language Runtime và thƣ viện lớp .NET Framework đƣợc
thiết kế để đáp ứng các yêu cầu:
- Cung cấp một môi trƣờng lập trình hƣớng đối tƣợng vững chắc trong đó mã
nguồn đối tƣợng đƣợc thực thi một cách cục bộ và đƣợc phân tán trên Internet
hoặc đƣợc thực thi từ xa
- Cung cấp một môi trƣờng thực thi mã nguồn tối thiểu đƣợc việc đóng gói phần
mềm và tranh chấp phiên bản
- Đảm bảo việc thực thi an toàn mã nguồn
- Loại bỏ đƣợc những lỗi thực hiện các script hay môi trƣờng thông dịch
- Giúp những ngƣời phát triển có kinh nghiệm vững chắc có thể nắm vững
nhiều kiểu ứng dụng khác nhau
- Có thể tích hợp với tất cả các mã nguồn khác
2.1.2 Ngôn ngữ lập trình C#
Ngôn ngữ lập trình C# là một ngôn ngữ đƣợc xây dựng trên nền tảng hai ngôn ngữ
mạnh nhất là C++ và Java. Ngôn ngữ này khá đơn giản nhƣng có khả năng thực thi
những khái niệm lập trình hiện đại.
Ngôn ngữ lập trình C# đƣợc phát triển bởi đội ngũ kỹ sƣ của Microsoft. Một trong
số những ngƣời dẫn đầu của đội ngũ kỹ sƣ này là Anders Hejsberg – tác giả của ngôn
ngữ lập trình Turbo Pascal.

Ngôn ngữ lập trình C# chứa những từ khóa cho việc khai báo những kiểu lớp đối
tƣợng mới và những phƣơng thức hay thuộc tính của lớp, và cho việc thực thi, đóng
Formatted: Centered, Indent: First line: 0 cm
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 18

gói, kế thừa, đa hình - ba thuộc tính cơ bản của lập trình hƣớng đối tƣợng. Trong ngôn
ngữ C#, mọi thứ liên quan đến khai báo lớp đều đƣợc tìm thấy trong phần khai báo.
Hơn nữa, định nghĩa của một lớp không đòi hỏi phải chia ra tập tin header và tập tin
nguồn nhƣ trong ngôn ngữ C++. C# cũng hỗ trợ XML, cho phép chèn tag XML để
phát sinh tài liệu cho lớp.
Ngôn ngữ lập trình C# đƣợc xây dựng đáp ứng các mục đích mà Microsoft đã xác
định là: đơn giản, hiện đại, hƣớng đối tƣợng, mạnh mẽ và mềm dẻo, có ít từ khóa,
hƣớng thành phần (module).
2.1.3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS – Database Management System) là phần mềm
hay hệ thống đƣợc thiết kế để quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị CSDL có khả năng
sửa chữa, xóa, tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu. Đa số hệ quản trị CSDL có một
điểm chung là sử dụng ngôn ngữ truy vấn theo cấu trúc (Structured Query Language –
SQL). Các hệ quản trị CSDL đƣợc nhiều ngƣời biết đến là MySQL, Oracle,
PostgreSQL, SQL Server.
Một hệ quản trị CSDL phải hội đủ các yếu tố:
- Là ngôn ngữ giao tiếp giữa ngƣời sử dụng và CSDL
- Từ điển dữ liệu
- Cơ chế giải quyết vấn đề tranh chấp dữ liệu
- Hệ quản trị CSDL cũng phải có cơ chế sao lƣu và phục hồi dữ liệu khi sự cố
xảy ra
- Hệ quản trị CSDL phải cung cấp một giao diện thân thiện, dễ sử dụng
2.1.4 Microsoft SQL Server 2012

Microsoft SQL Server là một hệ quản trị CSDL do Microsoft phát triển. Nó là một
hệ quản trị CSDL quan hệ mạng máy tính hoạt động theo mô hình khách chủ cho phép
đồng thời nhiều ngƣời dùng truy xuất dữ liệu cùng lúc, quản lý truy cập hợp lệ và
quyền hạn ngƣời dùng.
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 19

Phiên bản Microsoft SQL Server 2012 có những cải tiến hữu dụng và thiết thực nhƣ
mã hóa dữ liệu tốt, sao lƣu có thể đƣợc mã hóa để tránh việc thay đổi hay lộ dữ liệu,
dữ liệu đƣợc nén với hiệu suất cao, quản lý tài nguyên tốt và việc cài đặt đơn giản.
2.2 Hệ thống nhắn tin tự động
2.2.1 Một số khái niệm
1. SMS
SMS là viết tắt của Short Message Service – dịch vụ tin nhắn ngắn. Nó là một công
nghệ cho phép gửi và nhận tin nhắn giữa các điện thoại di động. SMS lần đầu tiên xuất
hiện tại châu Âu vào năm 1992. Lúc đầu, SMS đƣợc bao gồm trong chuẩn GSM
(Global System for Mobile Communications). Sau đó nó đƣợc chuyển sang công nghệ
không dây nhƣ CDMA và TDMA. GSM và SMS ban đầu đƣợc phát triển bởi Viện
tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (European Telecommunications Standards Institute –
ETSI)
SMS hỗ trợ ngôn ngữ quốc tế, nó hoạt động trên tất cả các ngôn ngữ đƣợc hỗ trợ
bởi Unicode và đƣợc sử dụng bởi 100% điện thoại di động GSM. Tuy nhiên, dữ liệu
đƣợc gửi bởi tin nhắn SMS rất hạn chế. Một tin nhắn chứa 160 ký tự nếu đƣợc nhập
không dấu và chỉ 70 ký tự nếu nhập có dấu nhƣ tiếng Việt.
Ngoài văn bản, tin nhắn SMS cũng có thể mang dữ liệu nhị phân do đó ngƣời sử
dụng có thể gửi nhạc chuông, hình ảnh, logo mạng, hình động,… đến điện thoại khác
qua tin nhắn SMS.
Một hạn chế của công nghệ tin nhắn SMS là một tin nhắn chỉ có thể mang theo một
khối lƣợng dữ liệu rất ít. Để khắc phục nhƣợc điểm này, một phần mở rộng đƣợc gọi là

SMS nối (hay còn gọi là SMS dài) đƣợc phát triển. Theo đó, mỗi tin nhắn có thể chứa
hơn 160 ký tự tiếng Anh. Tuy nhiên, tin nhắn SMS nối ít đƣợc hỗ trợ bởi các thiết bị di
động hơn so với tin nhắn SMS thông thƣờng.
2. GSM Modem
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 20

GSM modem là một modem không dây hoạt động với mạng không dây GSM. GSM
modem về hoạt động nhƣ một modem quay số. Sự khác biệt giữa chúng là modem
quay số gửi và nhận dữ liệu thông qua đƣờng dây điện thoại cố định trong khi GSM
modem gửi và nhận thông tin qua sóng vô tuyến.
Một GSM modem có thể là một thiết bị bên ngoài hoặc là một thẻ máy tính. Thông
thƣờng, một GSM modem đƣợc kết nối với máy tính thông qua cáp nối tiếp hoặc cáp
USB. GSM modem đƣợc thiết kế theo hình thức thẻ máy tính thì thƣờng đƣợc sử dụng
với máy tính xách tay.
Giống nhƣ điện thoại di động, GSM modem đòi hỏi phải có một thẻ SIM từ một
nhà cung cấp dịch vụ mạng không dây để hoạt động. Ngoài các lệnh AT chuẩn, GSM
modem hỗ trợ một tập hợp lệnh AT mở rộng và với tập lệnh mở rộng này, nó có thể:
- Đọc, viết và xóa các tin nhắn SMS
- Gửi tin nhắn SMS
- Giám sát cƣờng độ của tín hiệu
- Giám sát tình trạng và dung lƣợng pin
- Đọc, viết và tìm kiếm danh bạ điện thoại
Số lƣợng tin nhắn SMS mà một GSM modem có thể xử lý đƣợc mỗi phút rất thấp,
chỉ khoảng 6-10 tin.
3. SIM
SIM là thẻ dùng để nhận dạng thuê bao di động, đƣợc sử dụng trong mạng di động
GSM. Một thuê bao di động gồm một thiết bị đầu cuối và một thẻ SIM. Nhờ có thẻ
SIM mà ngƣời sử dụng có thể thay đổi điện thoại mà không cần đến sự hỗ trợ của nhà

cung cấp mạng.
Ngoài chức năng chính, một thẻ SIM còn có thể chứa các dữ liệu khác của thuê bao
nhƣ mã số PIN, danh bạ điện thoại.
2.2.2 Tập lệnh AT và chƣơng trình nhắn tin tự động
1 Tập lệnh AT
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 21

Lệnh AT là những lệnh đóng vai trò là những chỉ dẫn để điều khiển hoạt động của
một modem. AT là viết tắt của ATtention. Mỗi dòng lệnh đều bắt đầu bằng “AT” hoặc
“at”. Nhiều lệnh AT đƣợc sử dụng để điều khiển hoạt động của modem quay số,
modem GSM và cả điện thoại di động.
Ngoài tập hợp lệnh AT thông thƣờng, GSM/GPRS modem và điện thoại di động hỗ
trợ một tập hợp lệnh khác biệt so với công nghệ GSM, bao gồm những dòng lệnh liên
quan tới SMS nhƣ gửi tin nhắn, gửi tin nhắn từ kho, lên danh sách và đọc tin nhắn.
Một số chức năng có thể thực hiện đƣợc bằng cách sử dụng lệnh AT với GSM
modem/GPRS modem hay điện thoại di động:
- Nhận dạng thông tin cơ bản về điện thoại di động hay GSM/GPRS modem
nhƣ tên nhà sản xuất, số model, số IMEI và phiên bản phần mềm
- Nhận dạng thông tin cơ bản về thuê bao
- Lấy thông tin hiện tại nhƣ độ mạnh của sóng điện thoại, tình trạng pin
- Thiết lập kết nối dữ liệu hoặc kết nối giọng nói với một modem từ xa
- Gửi và nhận tín hiệu fax
- Gửi, viết, đọc, xóa tin nhắn SMS và nhận đƣợc thông báo có tin nhắn mới
- Thực hiện các chức năng liên quan đến an ninh nhƣ khóa sim, khóa máy, mở
máy…
- Kiểm soát cách trình bày kết quả theo mã số
- Thay đổi cấu hình của điện thoại di động hay GSM/GPRS modem nhƣ: thay
đổi mạng GSM, loại hình mạng, địa chỉ trung tâm tin nhắn hoặc nơi lƣu trữ tin

nhắn SMS
Thông thƣờng thì các nhà sản xuất điện thoại di động không thực hiện tất cả các
lệnh AT, thông số lệnh, giá trị tham số trong những chiếc điện thoại của họ và có thể
cách thực hiện lệnh AT có thể khác so với tiêu chuẩn. Nhìn chung, modem
GSM/GPRS hỗ trợ lệnh AT tốt hơn so với các điện thoại di động thông thƣờng.
Lệnh AT có hai loại: lệnh cơ bản và lệnh mở rộng.
- Lệnh cơ bản là lệnh không bắt đầu với dấu “+”, ví dụ A(Answer), D(dial)
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 22

- Lệnh mở rộng là lệnh đƣợc bắt đầu bằng dấu “+” ví dụ nhƣ AT+CMGS( gửi
tin nhắn)
Cú pháp chung của một lệnh AT mở rộng khá đơn giản, đó là:
- Tất cả các dòng lệnh phải bắt đầu với AT và kết thúc bằng một ký tự <CR>
(về đầu dòng)
Ví dụ: AT + CMGL <CR>: liệt kê tất cả các tin nhắn đƣợc gửi đến nhƣng chƣa đọc
đƣợc lƣu trong bộ lƣu trữ.
- Một dòng lệnh có thể chứa nhiều hơn một lệnh AT
Ví dụ: AT+CMGL; CGMI<CR>: liệt kê tất cả các tin nhắn đƣợc gửi đến nhƣng
chƣa đọc đƣợc lƣu trong bộ lƣu trữ và lấy tên nhà sản xuất của thiết bị di động.
- Ký tự kiểu chuỗi thì đƣợc đặt trong nháy kép
Ví dụ: AT+CMGL=“ALL”<CR>: đọc tất cả tin nhắn từ bộ lƣu trữ tin nhắn ở dạng
văn bản.
Một số lệnh AT liên quan đến việc gửi và nhận tin nhắn SMS.
Lệnh AT
Ý nghĩa
+CMGS
Gửi tin nhắn
+CMSS

Gửi tin nhắn từ bộ lƣu trữ
+CMGW
Viết tin nhắn vào bộ nhớ
+CMGD
Xóa tin nhắn
+CMGC
Gửi lệnh
+CMMS
Gửi nhiều tin nhắn
Bảng 2.1 Một số lệnh AT cơ bản
2 Chƣơng trình nhắn tin tự động
Chƣơng trình nhắn tin tự động là chƣơng trình đáp ứng nhu cầu cung cấp và nhận
thông tin hàng loạt đến đối tƣợng ngƣời nhận một cách tự động. Các chƣơng trình có
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 23

thể đƣợc viết dƣới nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau nhƣng đều có chung một số đặc
điểm nhƣ có khả năng nhận tin nhắn, gửi tin nhắn, lƣu số điện thoại, nhập số điện thoại
thủ công hay tự động…. Chƣơng trình nhắn tin tự động có khả năng điều khiển các
GSM/GPRS Modem để thực hiện thao tác gửi và nhận tin nhắn.
Chƣơng trình nhắn tin tự động là một phần của hệ thống nhắn tin tự động bao gồm
các thiết bị nhƣ GSM/GPRS Modem, máy tính, SIM, chƣơng trình nhắn tin tự động.
2.2.3 Quy trình hoạt động của hệ thống nhắn tin tự động
Khi ngƣời dùng nhắn tin đến hệ thống, bộ phận tiếp nhận và phản hồi tin nhắn sẽ
hoạt động. Nội dung tin nhắn sẽ đƣợc gửi đến bộ phận xử lý tin nhắn của chƣơng trình
điều khiển. Chƣơng trình sẽ xử lý nội dung, kiểm tra cú pháp và quyết định thao tác
tiếp theo. Chƣơng trình điều khiển sau đó sẽ phát lệnh truy xuất đến cơ sở dữ liệu và
lấy dữ liệu nếu có. Chƣơng trình điều khiển sẽ tiếp tục xử lý nội dung tin nhắn gửi đi
cho hợp lý và phát lệnh cho bộ phận tiếp nhận và phản hồi tin nhắn để gửi lại cho

ngƣời dùng.







Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động của hệ thống nhắn tin tự động





Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 24

Chƣơng 3
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1 Xác định yêu cầu của phần mềm
Trung tâm dịch vụ khách hàng là đơn vị trực thuộc VNPT Thừa Thiên Huế. Chức
năng của Trung tâm Dịch vụ khách hàng là hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ
chuyên ngành viễn thông – công nghệ thông tin. Một trong số đó là quản lý và tổ chức
thực hiện công tác chăm sóc khách hàng. Để thực hiện tốt vai trò của mình, trung tâm
dịch vụ khách hàng đã không ngừng áp dụng công nghệ mới và những tiện ích vào
công tác chăm sóc khách hàng. Các phần mềm hỗ trợ chăm sóc khách hàng, các phần
mềm quản lý, thƣ điện tử nội bộ đƣợc đƣa vào hoạt động. Đặc biệt, trung tâm đã ứng
dụng hệ thống nhắn tin SMS vào công tác quản lý nhân viên và chăm sóc khách hàng
và đã thu đƣợc những kết quả rất đáng kể. Tuy vậy, với yêu cầu đa dạng hoạt động

chăm sóc khách hàng, trung tâm dịch vụ khách hàng có kế hoạch xây dựng một hệ
thống nhắn tra cứu thông tin sinh viên tự động để phục vụ cho đối tƣợng khách hàng là
sinh viên và phụ huynh.
Hệ thống tra cứu thông tin sinh viên tự động có các chức năng đáp ứng nhu cầu tra
cứu của ngƣời dùng và bên cạnh đó là chức năng quản trị hệ thống dành cho những
ngƣời quản lý.
 Các chức năng đáp ứng nhu cầu ngƣời dùng:
- Chức năng tra cứu thông tin: Bằng cách nhắn tin theo cú pháp hợp lệ đến hệ
thống, ngƣời dùng có thể tra cứu thông tin về điểm môn học của sinh viên, thời khóa
biểu, và những thông báo đƣợc đăng gần đây. Quy trình hoạt động của hệ thống nhƣ
sau:
Khi ngƣời dùng nhắn tin tra cứu đến hệ thống, bộ phận kiểm tra cú pháp tin nhắn sẽ
tiếp nhận tin nhắn tra cứu và gửi nội dung tin nhắn đến bộ phận xử lý thông tin nếu cú
pháp tin nhắn là hợp lệ. Ngƣợc lại, nó sẽ gửi một tin nhắn thông báo sai cú pháp cho
ngƣời dùng. Thông tin cú pháp hợp lệ đƣợc lấy từ bảng cú pháp tin nhắn.
Formatted: Centered, Indent: First line: 0 cm
Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Văn Tư Trang 25

Tiếp theo, bộ phận xử lý thông tin tra cứu sẽ phân tích nội dung tin nhắn và tiến
hành lọc dữ liệu điểm thi hoặc thời khóa biểu, hoặc thông báo dựa theo cú pháp tin
nhắn. Nếu không tìm thấy kết quả, bộ phận xử lý thông tin sẽ gửi thông báo không tìm
thấy kết quả đến bộ phận gửi thông tin phản hồi hoặc gửi dữ liệu đã đƣợc xử lý nếu kết
quả đƣợc tìm thấy.
Cuối cùng, bộ phận phản hồi sẽ dựa trên những thông tin bộ phận xử lý gửi đến để
gửi tin nhắn phản hồi lại cho ngƣời dùng. Tin nhắn có thể là tin chứa kết quả tra cứu
hoặc tin thông báo không tìm thấy kết quả.
Theo đó, để tra cứu điểm môn học, ngƣời sử dụng có thể nhắn tin đến hệ thống để
nhận đƣợc thông tin điểm môn học của sinh viên. Tin nhắn gửi đến hệ thống phải đảm

bảo cú pháp và số điện thoại gửi đi phải hợp lệ. Cú pháp tin nhắn chứa mã trƣờng, mã
sinh viên, mã môn học và số điện thoại gửi đi phải thuộc danh sách các nhà cung cấp
mạng đƣợc chấp nhận bởi hệ thống. Sau khi hệ thống kiểm tra cú pháp tin nhắn và số
điện thoại gửi là hợp lệ, hệ thống sẽ nhắn tin trả lại kết quả thông tin điểm hoặc báo
không có kết quả. Thông tin điểm bao gồm: mã học phần, tên học phần, điểm quá
trình, điểm thi. Cần lƣu ý rằng thông tin điểm môn học là điểm đƣợc lấy từ kỳ học
trƣớc. Ví dụ hiện tại sinh viên đó đang học kỳ II thì hệ thống chỉ cho phép tra cứu
điểm của kỳ I.
Để tra cứu thông tin thời khóa biểu, ngƣời sử dụng nhắn tin cú pháp chứa mã sinh
viên đến hệ thống. Nếu kết quả kiểm tra là hợp lệ, hệ thống sẽ nhắn tin trả lại kết quả
thời khóa biểu của dựa theo mã sinh viên đó. Thông tin thời khóa biểu đƣợc hệ thống
sử dụng là của kỳ học hiện tại. Thông tin thời khóa biểu bao gồm: mã học phần, tên
lớp học phần, thời gian học và phòng học.
- Chức năng đăng ký dịch vụ nhận thông báo tự động: Ngƣời dùng có thể nhận
thông báo một cách tự động bất cứ khi nào có thông báo từ nhà trƣờng. Để sử dụng
dịch vụ này, ngƣời dùng có thể nhắn tin đăng ký chứa mã sinh viên đến hệ thống. Việc
đăng ký sẽ tốn một khoản chi phí nhất định.

×