Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Hưng Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.34 KB, 35 trang )

PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG PHÚ
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Hưng Phú
- Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Hưng Phú
+ Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG PHÚ.
+ Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HUNG PHU JOINT STOCK COMPANY.
+ Tên công ty viết tắt: HUNG PHU JSC.
+ Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B, huyện Yên Mỹ, tỉnh
Hưng Yên, Việt Nam.
+ Mã số thuế: 0900269902.
+ Số điện thoại: 03213972970.
+ Fax: 03213972969.
+ Email:
+ Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
+ Phạm vi kinh doanh: trong nước và ngoài nước.
+ Một số số liệu cơ bản về vốn:
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng.
Bằng chữ: Ba mươi tỷ đồng.
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng.
Tổng số cổ phần: 3.000.000.
- Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Hưng Phú
Công ty Cổ phần Hưng Phú tiền thân là nhà máy Chỉ khâu Hà Nội đã trải qua 34
năm lịch sử hình thành và phát triển. Bắt đầu từ năm 1976, nhà máy do Trung Quốc
giúp đỡ về mọi mặt như nhà xưởng và trang bị toàn bộ máy móc thiết bị, công nghệ
sản xuất sợi chỉ máy. Từ năm 1992 cũng như nhiều doanh nghiệp khác, nhà máy Chỉ
khâu Hà Nội gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, sản xuất và tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Trước tình hình đó, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định sát
nhập Nhà máy Chỉ khâu Hà Nội với Nhà máy Dệt Phong Phú (nay là Công ty Cổ phần
Phong Phú).
Đến năm 2005, theo quy hoạch phát triển của công ty Dệt Phong Phú đồng thời với
chủ trương của nhà nước về việc di dời các nhà máy, xí nghiệp ra khỏi thành phố Hà


Nội. Với quyết định số 2494/DPP – VP 2006/05/12 của Tổng Giám đốc Công ty Dệt
Phong Phú, nhà máy Chỉ khâu Hà Nội được di dời từ 378 phố Minh Khai, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội đến địa chỉ mới tại khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B, huyện Yên
Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Đồng thời với quyết định của Bộ Công Nghiệp nhẹ, quyết định cổ
phần hóa Nhà máy Chỉ khâu Hà Nội. Ngày 19/12/2006, Bộ Công Nghiệp duyệt
1
phương án di dời và cổ phần hóa Nhà máy Chỉ khâu Hà Nội thành công ty cổ phần
Hưng Phú. Ngày 02/03/2007, Công ty cổ phần Hưng Phú chính thức ra đời.
Từ năm 2007, công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất với các trang thiết bị và công
nghệ hiện đại và công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng về số lượng lẫn chất lượng của sản
phẩm theo nhu cầu phát triển của thị trường như máy chải Chuefeed, máy ghép
RIETES của Thụy Sĩ, máy thô, máy đánh ống của Nhật và Ý. Ngoài ra còn có một dây
chuyền kéo sợi mới
Với đội ngũ công nhân lành nghề giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, vì vậy
sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Sản lượng sản xuất từ năm 2007 là 1.500
tấn/ năm đến năm 2011 đạt 3.500 tấn/ năm. Những năm đầu sản phẩm của công ty chỉ
đủ cung cấp cho thị trường nội địa. Đến nay, công ty đã và đang xuất khẩu sản phẩm
sang thị trường Châu Âu và Châu Á.
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Hưng Phú
Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối
liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những trách
nhiệm quyền hạn nhất định và được sắp xếp theo từng cấp, từng khâu nhằm thực hiện
các chức năng quản lý doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt,
một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì ngoài những yếu tố cần thiết như: vốn
kinh doanh, chiến lược kinh doanh… đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ
chức thống nhất, đồng đều giữa các phòng ban, bộ phận. Công ty Cổ phần Hưng Phú
đã nhìn nhận vấn đề này và đã đưa ra cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của công ty
mình như sau:
2
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Hưng Phú

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhận xét:
Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình công ty Cổ phần. Mô hình này phù hợp
với hình thức tổ chức của công ty. Với hệ thống mô hình quản lý và các bộ phận cấp
dưới được sắp xếp khoa học, hoạt động nhịp nhàng, tạo ra hiệu quả cao, công ty đã và
đang khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
3
Giám đốc điều hành –
Phó giám đốc
Phòng
tổ chức hành
chính
Phòng kế toán
tài chính
Phòng thí
nghiệm
Hội đồng quản trị
Kho thành
phẩm
Kho cơ
kiện
Phòng kỹ
thuật
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Các tổ sản
xuất
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
1.3.1 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản

lý khác.
Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác
định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ
đông thông qua.
Đồng thời giải quyết các khiếu nại của công ty đối với cán bộ quản lý cũng như
quyết định lựa chọn đại diện của công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ
tục pháp lý… giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty.
1.3.2 Tổng giám đốc
Là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, tổ
chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh và phương án đầu tư của công ty, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức,
quy chế quản lý nội bộ công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các
chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định lương
và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty.
1.3.3 Giám đốc điều hành – Phó giám đốc
Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự
phân công của Giám đốc, chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được
phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
1.3.4 Phòng kỹ thuật
Là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu cho Hội đồng
quản trị và Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng
sản phẩm, thiết kế.
Triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để hạch toán, đấu thầu và
ký kết các hợp đồng kinh tế.
Theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hoá, vật tư khi mua vào hoặc xuất ra,
kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
4

1.3.5 Phòng tổ chức hành chính
Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ công
ty, giải quyết các thủ tục về việc hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ công nhân.
Theo dõi, giải quyết các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, hưu trí, chế độ nghỉ việc do suy giảm khả năng lao
động, các chế độ chính sách khác có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ cho cán bộ,
công nhân.
Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ, công
nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất – kinh doanh.
1.3.6 Phòng kế toán tài chính
Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: công tác tài chính, kế toán tài
vụ, kiểm toán nội bộ, quản lý tài sản, thanh quyết toán hợp đồng kinh tế, kiểm soát các
chi phí hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức, chỉ đạo công
tác kế toán trong toàn công ty.
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử
dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty giao cho
Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển
vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn công ty.
Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của
Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty.
Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ… trong công ty và báo
cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.
1.3.7 Phòng thí nghiệm
Công ty trang bị một phòng thí nghiệm đồng bộ để kiểm soát chất lượng của sợi từ
đầu dây chuyền đến thành phẩm. Bao gồm các thiết bị hiện đại như: máy kiểm tra chi
số, máy đo độ săn, máy đo cường lực, máy kiểm tra lỗi…
1.3.8 Các tổ sản xuất
Bao gồm các tổ thực hiện các công đoạn để hoàn thành sản phẩm: công đoạn bông

chải, công đoạn chải kỹ – ghép – thô, công đoạn kéo máy sợi con, công đoạn máy ống,
công đoạn máy đậu se và công đoạn đóng gói sản phẩm.
5
1.3.9 Kho thành phẩm
Thành phẩm đã kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng trong quy trình công nghệ
sản xuất ra sản phẩm đó của công ty đã qua kiểm tra kỹ thuật và được xác định là phù
hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập vào kho.
1.3.10 Kho cơ kiện
Kho chuyên dùng để các loại sắt, thép, các loại máy cơ khí chưa dùng đến, đã hỏng
hoặc trong quá trình sửa chữa.
6
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG PHÚ
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty Cổ phần Hưng Phú
Công ty Cổ phần Hưng Phú đã trải qua gần 40 năm hình thành và phát triển với rất
nhiều khó khăn trong nền kinh tế còn đang tồn tại những điểm yếu kém. Công ty đã
không ngừng cố gắng cải thiện, mở rộng ngành nghề kinh doanh, chất lượng sản phẩm
càng ngày càng được nâng cao, đưa uy tín của công ty dần lớn mạnh trên thị trường
trong nước và quốc tế. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm:
- Sản xuất vải, khăn, chỉ khâu, chỉ thêu, may quần áo.
- Mua bán bông, xơ, máy móc thiết bị và phụ tùng ngành dệt may.
- Dịch vụ thương mại.
- Đại lý mua, đại lý bán hàng hóa: khăn, chỉ khâu…
- Mua bán hóa chất, thuốc nhuộm phục vụ cho hoạt động sản xuất.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu đi các nước: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,
Malaysia.
- Với chiến lược phát triển từ năm 2007, sau khi dời đến địa chỉ mới đã từng bước
ổn định sản xuất. Do chủ động sản xuất kinh doanh nên ngay từ năm 2007 công ty đã
làm dự án đầu tư mở rộng sản xuất.
- Đầu tư các thiết bị, công nghệ hiện đại của Châu Âu như Đức, Ý, Nhật, Hàn

Quốc, Trung Quốc để đảm bảo tốt tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.
- Kinh doanh sợi dệt bao gồm các chỉ số: Ne 20/1, Ne 30/1, Ne 40/1, Ne 45/1 và
Ne 46/1; sợi chỉ may bao gồm các chỉ số Ne 20/2, Ne 20/3, Ne 20/4, Ne 30/2, Ne 30/3,
Ne 42/2, Ne 42/3, Ne 52/2, Ne 52/3 và Ne 62/3.
- Đầu tư bất động sản (văn phòng cho thuê, hạ tầng khu công nghiệp ), đầu tư tài
chính trong phạm vi toàn quốc.
Mặc dù công ty đang hoạt động trong một lĩnh vực không còn mới nhưng với
phương hướng đúng đắn nên công ty đã đạt được những thành công đáng kể. Công ty
đã và đang không ngừng củng cố, tìm tòi và thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với các
đối tác trong và ngoài nước, mở rộng ngành nghề kinh doanh để ngày càng phát triển
hơn.
7
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Hưng Phú
2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty
Nhằm hoàn thiện và ngày càng phát triển hơn trong công tác tiêu thụ sản phẩm
cũng như đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng như đáp ứng
được đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng, công ty tiến hành mở rộng các phương thức
bán hàng của mình.
Công ty chủ yếu sử dụng phương thức bán buôn cho các khách hàng trong và ngoài
nước, vì thế cần đáp ứng được khối lượng lớn sản phẩm. Để làm được điều đó, công ty
phải có một quy trình sản xuất khoa học và làm việc xuyên suốt.
CTCP Hưng Phú là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa sản phẩm. Nhưng sản
phẩm sản xuất chủ yếu là sợi 100 PE (polyester). Do vậy, đặc điểm sản phẩm đều nằm
trong chuẩn quy định kỹ thuật của nhà nước. Để đảm bảo có hiệu quả sản phẩm công
ty còn làm theo tiêu chuẩn đơn đặt hàng của các khách hàng yêu cầu.
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty:
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh chung
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
- Bước 1: Công đoạn Bông chải
Máy cung bông:

+ Tốc độ và hiệu suất cao.
+ Máy được tự động hoá, việc điều khiển máy được thực hiện chủ yếu thông qua
các chương trình lập sẵn tại bộ điều khiển vi tính trung tâm trên máy giảm việc can
thiệp thủ công vào máy.
+ Máy đòi hỏi ít lao động đứng máy và các lao động phục vụ như công nhân bảo
toàn, bảo dưỡng.
+ Trên máy trang bị các bộ điều khiển và kiểm soát chất lượng trực tuyến cho phép
kiểm tra 100% chất lượng sản phẩm đi qua thiết bị.
8
Bước 1: Công
đoạn bông chải
Bước 2: Công
đoạn Chải kỹ –
Ghép – Thô
Bước 3: Công
đoạn kéo máy
sợi con
Bước 4: Công
đoạn máy ống
Bước 5: Công
đoạn máy đậu
se
Bước 7: Công
đoạn đóng gói
sản phẩm
Bước 6: Phòng
thí nghiệm
Bước 8: Hoàn
thành bàn giao
sản phẩm

Máy chải JFA226A (Máy chải chute – feed):
+ Việc cấp nguyên liệu tới silô máy chải được thực hiện bằng dòng khí tốc độ cấp
bông cao, lượng nguyên liệu cung cấp đều đặn và ổn định, miếng bông cấp tơi xốp.
Điều này cho phép máy đạt chất lượng và năng suất cao.
+ Trên máy có hệ thống tự động điều chỉnh độ dày lớp bông cấp vào ở tất cả các
trục cấp tại silo cũng như trên máy chải do đó nâng cao được được độ đều của cúi
chải.
+ Hệ thống các thanh mui và bản kim chải cải tiến cho phép giảm tối đa thao tác
hiệu chỉnh máy trong khi đó vẫn nâng cao được chất lượng phân chải của máy.
+ Hệ thống hút bụi trung tâm tự động hút bông rơi và vệ sinh máy.
+ Hệ thống điều khiển tự động với màn hình thuận tiện cho thao tác kiểm soát hoàn
toàn các hoạt động của máy.
- Bước 2: Công đoạn chải kỹ – ghép – thô
Máy xây dựng (FA316A, HARA DX8-LT, Rieter-D22):
+ Cấu trúc cơ khí hợp lý, thay thế hầu hết các thiết bị trong dây đai truyền động,
chạy trơn tru và dễ dàng cải thiện hiệu năng hệ thống và chất lượng sản phẩm.
+ Máy được trang bị với kiểm soát chất lượng tự động bẻ cong hai đầu vào và đầu
ra của máy. Chất lượng sản phẩm sau khi được ra ngoài có một bước tiến nổi bật so
với hệ thống cũ.
+ Được trang bị với hệ thống điều khiển bằng máy vi tính. Tự động điều chỉnh các
thông số như thay đổi công nghệ cần thiết mà không cần phải thay đổi bánh răng và
puly trong không khí như trước.
+ Năng suất rất cao. Tốc độ máy có thể lên tới 700 mét mũi/ phút, tối đa hiệu quả
85%.
Máy thông gió FA422:
+ Máy thông gió thế hệ mới sử dụng hệ thống sẽ có sẵn, quấn lắp đặt đường ống
phong cách treo là một tiến bộ cơ bản trong sự phát triển của hệ thống thô mới.
+ Chất lượng hoạt động của cấu trúc chính được cải thiện trên máy có khả năng
hoạt động ở tốc độ rất cao tới 1200 vòng/ phút.
Việc sử dụng máy móc thế hệ mới của công ty cho phép nâng cao đáng kể chất

lượng của sản phẩm.
- Bước 3: Công đoạn kéo máy sợi con
+ Máy được sử dụng với tốc độ cao lên đến 17.000v/ phút. Điều này cũng có nghĩa
là cải thiện tốc độ của sợi.
+ Máy được thiết kế cho phép tăng số lượng cọc vào việc giảm chi phí năng lượng,
chi phí hoạt động, thiết bị tiết kiệm không gian lắp đặt khi có yêu cầu trang bị cùng
một số cọc.
9
+ Toàn bộ động cơ được điều khiển bởi hệ thống bán dẫn diện tử.
- Bước 4: Công đoạn máy ống
Máy ống Muratec 21C sản xuất tại Nhật Bản:
+ Phương pháp kết nối cáp quang được sử dụng để kết nối đường ống dẫn khí về
liên kết 2 sợi mới đầu tiên cùng nhau tạo nên cấu trúc sợi. Sử dụng phương pháp kết
nối này cho phép để đạt được cấu trúc sợi đẹp, không sản xuất ruột xoắn khi kết nối
cáp quang bằng tay. Sợi dệt máy nối đảm bảo quá trình không ảnh hưởng đến kết cấu,
không thủng, xé nhỏ sợi bị hỏng, không bị hỏng do các khớp.
+ Trên máy cắt được trang bị bộ lọc điện tử với nhiệm vụ loại bỏ các khuyết tật tại
điểm dày và sợi mỏng. Điện tử cắt lọc cho phép kiểm tra 100% các sản phẩm sợi chất
lượng cuối cùng.
+ Tự động điều chỉnh cho phép ổn định sự căng sợi. Giảm tỷ lệ cắt sợi, cải thiện
tốc độ của máy, hiệu suất cũng như chất lượng của các sản phẩm sợi.
+ Tất cả các trục được trang bị hệ thống máy nối tự động cũng như trang bị động
cơ biến tần độc lập sử dụng cho từng máy. Hệ thống này cho phép nâng cao đáng kể
tốc độ và hiệu suất của máy.
+ Tốc độ đánh giá trên ống lên đến 1600 mét/ phút trong khi thế hệ cũ chỉ là 800m/
phút.
+ Máy cho phép giảm đáng kể việc sử dụng lao động. Hiện nay, các máy móc thế
hệ mới chỉ sử dụng 1 lao động/ máy. Trong khi thế hệ cũ sử dụng đến 5 lao động.
+ Được trang bị với hệ thống điều khiển bằng máy vi tính. Tự động điều chỉnh các
thông số cần thiết như thay đổi công nghệ và giảm thiểu các bánh răng thay đổi và

puly trong không khí như trước.
- Bước 5: Công đoạn máy đậu se
Sử dụng máy đậu se 2 trong 1.
+ Công ty có một nhà máy sản xuất máy se 2 trong 1 với thiết bị chính được nhập
khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Máy đảm bảo chất lượng tối ưu khi quay sợi nón
không đồng đều, chỉ 1– 2 khớp trên khớp một sợi 2 kg hình nón.
+ Được trang bị với hệ thống điều khiển điện tử như kiểm soát tốc độ, kiểm soát độ
xốp của hình nón sợi.
+ Toàn bộ động cơ được điều khiển bởi hệ thống bán dẫn diện tử giúp đỡ hoạt
động ổn định và tiết kiệm điện năng.
- Bước 6: Phòng thí nghiệm
Công ty đã trang bị một phòng thí nghiệm đồng bộ để kiểm soát chất lượng của sợi
từ đầu dây chuyền đến thành phẩm.
Gồm các thiết bị như:
10
+ Máy kiểm tra chi số. Kiểm tra chi số cúi chải, cúi ghép, thô và chi số sợi đơn, sợi
se.
+ Máy đo độ săn: kiểm tra độ săn đồng đều của sợi.
+ Máy đo cường lực: đo cường lực của từng loại chi số sợi nhằm đánh giá được độ
bền của sợi có đạt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Máy USTER TESTER 3: Là một thiết bị vô cùng quan trọng trong ngành kéo
sợi. Máy có tính năng kiểm tra độ không đều của bản thành phẩm và thành phẩm từ
công đoạn đầu đến sản phẩm cuối cùng. Cho phép chúng ta kiểm tra được chất lượng
sản phẩm của từng công đoạn như cúi chải, cúi ghép, sợi thô, sợi con,
+ Máy kiểm tra lỗi: là thiết bị cũng không thể thiếu khi kiểm tra thành phẩm giúp
ta kiểm tra được các điểm lỗi trên thân sợi của sản phẩm với bao nhiêu lỗi trên
10.000m. Ngoài ra còn một số thiết bị khác.
- Bước 7: Công đoạn đóng gói sản phẩm
Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, sản phẩm được đưa đi đóng gói.
- Bước 8: Hoàn thành bàn giao sản phẩm

Sản phẩm được hoàn thành, kiểm tra không có sai sót sẽ được bàn giao lại cho
phòng kỹ thuật.
Với một dây chuyền sản xuất sợi đồng bộ và hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ công
nhân viên dày dặn kinh nghiệm trong ngành, CTCP Hưng Phú đã và đang sản xuất
cung cấp cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu các mặt hàng sợi dệt kim, dệt
thoi, chỉ khâu… đạt tiêu chuẩn chất lượng sợi dưới đường 25% của USTER TESTER
2007.
2.2.2 Mô tả công việc kế toán tiền lương tại bộ phận Kế toán
Qua một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Hưng Phú, em đã thu được những
kinh nghiệm về công việc hạch toán kế toán tiền lương tại bộ phận kế toán của công
ty.
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công của các đơn vị phòng ban được nhân viên
quản lý theo dõi bảng chấm công, giấy ghi ốm, thai sản, tai nạn lao động, giấy giao
khoán công việc, giấy kiểm nghiệm công việc hoàn thành. Đây là căn cứ để nhân viên
phòng tổ chức tính toán và lập bảng thanh toán lương cho các ca, tổ, đơn vị và lập
bảng lương toàn công ty đồng thời phân bố cho các đối tượng sử dụng trong tháng.
Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp
cho người lao động theo hình thức trả lương đang áp dụng tại doanh nghiệp, kế toán
lao động tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương (gồm lương chính sách, lương sản
phẩm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm cho từng lao động), bảng thanh toán tiền
thưởng.
11
Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp
cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Bảng thanh toán
tiền lương được thanh toán cho từng bộ phận (phòng, ban…) tương ứng với bảng
chấm công. Trong bảng thanh toán tiền lương, mỗi công nhân viên được ghi một dòng
căn cứ vào bậc, mức lương, thời gian làm việc để tính lương cho từng người. Sau đó
kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương tổng hợp cho toàn doanh nghiệp, tổ
đội, phòng ban mỗi tháng một tờ.
Bảng thanh toán tiền lương cho toàn doanh nghiệp sẽ chuyển sang cho kế toán

trưởng, thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Trên cơ sở đó, kế toán thu chi viết phiếu chi và
thanh toán lương cho từng bộ phận.
Tiền lương được trả tận tay người lao động thông qua tài kho¶n ng©n hµng hoặc tập
thể lĩnh lương đại diện cho thủ quỹ phát. Khi nhận các khoản thu nhập, người lao động
phải ký vào bảng thanh toán tiền lương.
Việc thanh toán lương cho người lao động thường được chi tr¶ 1 lÇn trong tháng,
vµo ngày mùng 10 hàng tháng.
Hình thức trả lương của công ty Cổ phần Hưng Phú hiện đang áp dụng là hình thức
trả lương theo thời gian làm việc thực tế (lương tháng) và lương theo sản phẩm. Việc
tính trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, hệ số cấp bậc
của từng người và mức lương làm việc thực tế, hệ số cấp bậc của từng người và mức
lương cơ bản theo chế độ quy định và số sản phẩm làm được trong tháng.
Hàng tháng nhân viên phòng tổ chức sẽ tập hợp bảng chấm công của các ca, tổ căn
cứ vào hệ số cấp bậc lương để tính trả tiền lương, các khoản phụ cấp được hưởng.
Quy trình kế toán tiền lương:
- Bước 1: Khi công nhân viên đi làm, bộ phận chấm công tiến hành chấm công
hàng ngày cho nhân viên và gửi bảng chấm công cho kế toán tiền lương vào cuối
tháng.
- Bước 2: Sau đó kế toán tiền lương tiến hành tập hợp bảng chấm công và các
chứng từ liên quan. Kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng và
các khoản phải nộp, sau đó chuyển cho kế toán trưởng.
- Bước 3: Sau khi nhận được bảng lương, kế toán trưởng sẽ tiến hành kiểm tra lại
bảng lương.
- Bước 4: Sau đó giám đốc xem xét và ký duyệt bảng lương rồi chuyển lại cho kế
toán trưởng.
- Bước 5: Kế toán trưởng nhận lại bảng lương và chuyển lại cho kế toán tiền lương.
Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào bảng lương đã duyệt và tiến hành trả lương cho nhân
viên.
12
- Bước 6: Nhân viên ký nhận vào bảng lương sau khi đã nhận lương và hoạt động

tiền lương kết thúc.
Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc về tiền lương và các khoản trích theo lương để
lập chứng từ ghi sổ kế toán.
Sơ đồ ghi sổ:
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Tài khoản sử dụng
TK 334: “Phải trả công nhân viên”.
TK338: “Phải trả phải nộp khác”.
TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp”.
TK 627: “ Chi phí nhân viên phân xưởng”.
Ngoài ra còn sử dụng TK 111, 112.
13
Sổ đăng kí chứng
từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 334,
338
Bảng cân đối phát
sinh
Báo cáo tài chính và
các báo cáo về lao
động tiền lương.
Sổ thẻ kế toán chi tiết
tài khoản 334, 338
Bảng tổng hợp chi tiết

tài khoản 334, 338
Chứng từ sử dụng:
- Bảng thanh toán lương toàn công ty.
- Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội.
- Bảng thanh toán tiền thưởng.
- Phiếu xác nhận công việc hoàn thành.
- Hợp đồng giao khoán.
- Phiếu chi.
- Chứng từ ghi sổ.
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Hưng Phú năm
2010 và năm 2011
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2010 và năm 2011 của công ty
Cổ phần Hưng Phú
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
STT CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
(A) (B) (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
14
1
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ 192.888.159.581 95.810.791.177 97.077.368.404 101,32
2
Các khoản giảm
trừ doanh thu 0 0 0 0
3

Doanh thu thuần về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ 192.888.159.581 95.810.791.177 97.077.368.404 101,32
4 Giá vốn hàng bán 170.119.432.618 84.416.309.709 85.703.122.909 101,52
5
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ 22.768.726.963 11.394.481.468 11.374.245.495 99,82
6
Doanh thu hoạt
động tài chính 591.901.911 114.571.540 477.330.371 416,62
7 Chi phí tài chính 14.244.187.703 5.688.787.322 8.555.400.381 150,39
- Trong đó: Chi phí
lãi vay 12.650.000.376 5.310.550.955 7.339.449.421 138,21
8 Chi phí bán hàng 2.006.522.382 921.775.623 1.084.746.759 117,68
9
Chi phí quản lý
doanh nghiệp 4.355.057.495 3.229.625.859 1.125.431.636 34,85
10
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh 2.754.861.294 1.668.864.204 1.085.997.090 65,07
11 Thu nhập khác 2.781.417 43.542.860 (40.761.443) (93,61)
12 Chi phí khác 50.479.493 161.142.643 (110.663.150) (68,67)
13 Lợi nhuận khác (47.698.076) (117.599.783) 69.901.707 (59,44)
14
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 2.707.163.218 1.551.264.421 1.155.898.797 74,51
15
Chi phí thuế thu

nhập doanh nghiệp
hiện hành 349.101.903 201.151.374 147.950.529 73,55
16
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp 2.358.061.315 1.350.113.047 1.007.948.268 74,66
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
15
Nhận xét:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ của công ty năm 2011 là 192.888.159.581 đồng, tăng 97.077.368.404 đồng tương
ứng tăng 101,32% so với năm 2010. Mức tăng doanh thu này khá lớn là do công ty đã
đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các mặt hàng như máy móc, thiết bị, phụ tùng ngành
dệt. Bên cạnh đó, công ty cũng đã tìm thêm được nhiều đơn hàng, có thêm những
khách hàng mới nên doanh thu của công ty trong năm 2011 đã tăng lên đáng kể. Điều
đó cho thấy sự nỗ lực rất lớn của công ty trong việc cố gắng đưa ra và thực hiện tốt
những giải pháp, chiến lược kinh doanh mới.
- Các khoản giảm trừ doanh thu: Công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu
do trong cả 2 năm, công ty đã cố gắng cung cấp, đáp ứng các sản phẩm có chất lượng
tốt, đạt yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, các khoản giảm trừ doanh thu do hàng bán bị
trả lại hay giảm giá hàng bán của công ty là không có.
- Doanh thu thuần: Doanh thu thuần của công ty năm 2011 cũng là
192.888.159.581 đồng, tăng 97.077.368.404 đồng tương ứng tăng 101,32% so với năm
2010. Do Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trong khi đó cả 2 năm đều
không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nên tốc độ tăng của doanh thu thuần
bằng với tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Giá vốn hàng bán: Năm 2011 là 170.119.432.618 đồng, tăng 85.703.122.909
đồng tương ứng tăng 101,52% so với năm 2010. Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia
tăng này là do công ty chủ yếu phải mua và nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài,
tỷ giá ngoại tệ tăng, lạm phát tăng cao tại thị trường nước ngoài khiến cho giá nguyên

vật liệu đầu vào tăng lên đáng kể. Việc nhập khẩu từ nước ngoài cũng khiến công ty
phải đối mặt với các khoản thuế. Điều này cũng dẫn đến sự gia tăng của nguyên vật
liệu đầu vào. Mức tăng giá vốn hàng bán là 101,52% lớn hơn mức tăng doanh thu
thuần là 101,32% cho thấy chi phí giá vốn của công ty đang ở mức khá cao nên công
ty cần chú trọng đến việc quản lý giá cả nguyên vật liệu đầu vào.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2011 lợi nhuận gộp của
công ty là 22.768.726.963 đồng, tăng 11.374.245.495 đồng tương ứng tăng 99,82% so
với năm 2010. Việc nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, mở rộng thêm mặt hàng kinh
doanh đồng thời tiết kiệm tối đa các khoản chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào trong
khi giá vốn hàng bán tăng đã giúp công ty có được khoản lợi nhuận từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ khá cao.
- Doanh thu hoạt động tài chính: doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm
2011 tăng mạnh so với năm 2010. Cụ thể năm 2010, doanh thu từ hoạt động tài chính
là 114.571.540 đồng thì sang đến năm 2011 đã tăng lên đến 591.901.911 đồng, tăng
16
477.330.371 đồng tương ứng tăng 416,62% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc
tăng doanh thu từ hoạt động tài chính này là do công ty đẩy mạnh hoạt động mua bán
chứng khoán, đồng thời, việc có thêm các đơn đặt hàng lớn từ phía các khách hàng
mới cũng làm công ty được hưởng thêm khoản chiết khấu thanh toán từ những đơn đặt
hàng này tạo ra.
- Chi phí tài chính: chi phí tài chính của công ty năm 2011 là 14.244.187.703 đồng,
tăng 8.555.400.381 đồng tương ứng tăng 150,39% so với năm 2010. Chi phí tài chính
tăng lên đáng kể là do công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty phải chịu
một khoản vay lớn dẫn đến chi phí phải trả cho lãi vay cũng tăng. Cụ thể, năm 2011
chi phí lãi vay là 12.650.000.376 đồng tăng 7.339.449.421 đồng, tương ứng tăng
138,21% so với năm 2010. Năm 2011, công ty vay vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa
và đặc biệt là mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên nguồn vay ngắn hạn tăng lên
đáng kể so với năm 2010 khiến chi phí lãi vay tăng cao.
- Chi phí bán hàng: năm 2011 nhìn chung tăng so với năm 2010. Chi phí bán hàng
năm 2010 là 921.775.623 đồng, sang đến năm 2011 tăng lên mức 2.006.522.382 đồng,

tăng 1.084.746.759 đồng tương ứng tăng 117,68% so với năm 2010. Chi phí bán hàng
tăng lên là do công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh, nhận được nhiều đơn đặt
hàng kéo theo chi phí phải trả cho liên lạc, vận chuyển, giới thiệu sản phẩm… cũng
tăng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2011 tăng 1.125.431.636 đồng tương ứng
tăng 34,85% so với năm 2010. Việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đã làm cho
công ty phải bỏ ra khoản chi phí cho công việc quản lý cao hơn so với năm trước dẫn
đến mức tăng trong chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2011.
Trong những năm tới, công ty cần có những biện pháp tiết kiệm chi phí để nâng
mức lợi nhuận của công ty lên mức cao hơn.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: năm 2011 là 2.754.861.294 đồng, tăng
1.085.997.090 đồng tương ứng tăng 65,07% so với năm 2010. Do trong năm 2011,
doanh thu thuần tăng khá mạnh nhưng các chi phí tăng với tốc độ mạnh hơn nên làm
cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng với tốc độ chậm.
- Thu nhập khác: Năm 2011, thu nhập khác của công ty đã giảm đi đáng kể so với
năm 2010. Cụ thể, năm 2011 là 2.781.493 đồng, giảm 40.761.443 đồng tương ứng
giảm 93,61% so với năm 2010. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do trong năm
2011, công ty đang chú trọng đầu tư cho các hợp đồng mua bán chỉ thêu, bông, xơ…,
việc kinh doanh vào bất động sản và phụ tùng dệt may của công ty không còn được
chú trọng làm cho thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ quyền sở
hữu, quyền sử dụng tài sản, thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản của
công ty giảm đi đáng kể.
17
- Chi phí khác: Năm 2011, chi phí khác của công ty cũng có sự sụt giảm mạnh. Cụ
thể, năm 2011 là 50.497.493 đồng, giảm 110.663.150 đồng tương ứng giảm 68,67% so
với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, công ty không có hoạt động nhượng bán,
thanh lý TSCĐ, chênh lệch lỗ do đánh giá lại TSCĐ cũng thấp hơn so với năm 2010
dẫn đến chi phí khác giảm đi.
- Lợi nhuận khác: Năm 2011, công ty bị lỗ 47.698.076 đồng, tăng 69.901.707
đồng tương ứng lỗ tăng 59,44% so với năm 2010. Do thu nhập khác của công ty nhỏ

hơn rất nhiều so với chi phí khác của công ty nên đã dẫn đến việc công ty bị lỗ từ các
hoạt động kinh doanh khác. Công ty nên đưa ra những biện pháp mới để khắc phục
tình trạng trên.
- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 là 2.358.061.315
đồng tăng 1.007.948.268 đồng, tương ứng tăng 74,66% so với năm 2010. Có được sự
tăng lợi nhuận này là do công ty đã cố gắng cắt giảm tối đa các khoản chi phí phải trả
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này đã giúp cho công ty vẫn đạt được lợi
nhuận sau thuế khá ổn định trong nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Qua phân tích trên, ta thấy năm 2011 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty tốt hơn năm 2010 với sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế, tăng 74,66% so với
năm 2010. Mức tăng này khá lớn cho thấy công ty đang có những chiến lược kinh
doanh khá tốt. Với mức lợi nhuận tăng cao hơn so với năm 2010, công ty hi vọng sẽ
đạt kết quả lợi nhuận ngày càng cao trong những năm về sau.
2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và 2010 của công ty Cổ phần Hưng
Phú
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: Đồng
18
ST
T
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2010 Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương
đối
(%)
(A) (B) (1) (2) (3)=(1)-(2)
(4)=(3)/
(2)

TÀI SẢN
A
TÀI SẢN NGẮN
HẠN 41.839.424.403 67.172.830.031 (25.333.405.628) (37,71)
I
Tiền và các khoản
tương đương tiền 2.898.792.440 563.785.212 2.335.007.228 414,17
1 Tiền 598.792.440 563.785.212 35.007.228 6,21
2
Các khoản tương
đương tiền 2.300.000.000 2.300.000.000
II
Các khoản phải thu
ngắn hạn 14.261.628.109 22.020.490.050 (7.758.861.941) (35,23)
1 Phải thu khách hàng 13.634.869.044 11.693.267.395 1.941.601.649 16,60
2
Trả trước cho người
bán 120.119.504 9.822.159.000 (9.702.039.496) (98,78)
3
Các khoản phải thu
khác 506.639.561 505.063.655 1.575.906 0,31
III Hàng tồn kho 24.657.963.816 41.808.342.992 (17.150.379.176) (41,02)
IV
Tài sản ngắn hạn
khác 21.040.038 2.780.211.777 (2.759.171.739) (99,24)
1
Thuế GTGT được
khấu trừ 15.336.038 2.556.358.377 (2.541.022.339) (99,40)
2
Tài sản ngắn hạn

khác 5.704.000 223.853.400 (218.149.400) (97,45)
B TÀI SẢN DÀI HẠN 84.181.251.529 52.433.355.232 31.747.896.297 60,55
I Tài sản cố định 79.749.684.369 48.514.226.189 31.235.458.180 64,38
1
Tài sản cố định hữu
hình 79.749.684.369 44.817.109.558 34.932.574.811 77,94
- - Nguyên giá 107.297.738.172 64.127.804.311 43.169.933.861 67,32
-
- Giá trị hao mòn lũy
kế (27.548.053.803) (19.310.694.753) (8.237.359.050) 42,66
2
Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang 3.697.116.631 (3.697.116.631)
(100,0
0)
II Tài sản dài hạn khác 4.431.567.160 3.919.129.043 512.438.117 13,08
1
TỔNG CỘNG TÀI
SẢN 126.020.675.932 119.606.185.263 6.414.490.669 5,36
2 NGUỒN VỐN
A NỢ PHẢI TRẢ 92.337.661.593 98.724.828.357 (6.387.166.764) (6,47)
19
I Nợ ngắn hạn 45.069.243.230 43.647.606.571 1.421.636.659 3,26
1 Vay và nợ ngắn hạn 40.331.674.209 24.634.438.669 15.697.235.540 63,72
2 Phải trả người bán 692.682.128 15.913.129.633 (15.220.447.505) (95,65)
3
Người mua trả tiền
trước 4.144.644 80.898.152 (76.753.508) (94,88)
4
Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước 354.351.903 47.906.178 306.445.725 639,68
5
Phải trả người lao
động 2.452.313.938 1.733.390.652 718.923.286 41,47
6 Chi phí phải trả 51.000.000 51.000.000
7
Các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn
khác 1.186.161.738 1.256.014.711 (69.852.973) 5,56
8
Quỹ khen thưởng
phúc lợi (3.085.330) (18.171.424) 15.086.094 83,02
II Nợ dài hạn 47.268.418.363 55.077.221.786 (7.808.803.423) 14,18
1 Vay và nợ dài hạn 47.212.494.382 55.041.617.992 (7.829.123.610) 14,22
2
Dự phòng trợ cấp mất
việc làm 55.923.981 35.603.794 20.320.187 57,07
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 33.683.014.339 20.881.356.906 12.801.657.433 61,31
I Vốn chủ sở hữu 33.683.014.339 20.881.356.906 12.801.657.433 61,31
1
Vốn đầu tư của chủ
sở hữu 30.000.000.000 18.000.000.000 12.000.000.000 66,67
2 Quỹ đầu tư phát triển 1.235.593.024 1.235.593.024 0 0,00
3
Quỹ dự phòng tài
chính 30.000.000 30.000.000 0 0,00
4
Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 2.417.421.315 1.615.763.882 801.657.433 49,61
TỔNG CỘNG

NGUỒN VỐN 126.020.675.932 119.606.185.263 6.414.490.669 5,36
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)
20
Nhận xét:
Về tài sản: Năm 2011 tổng tài sản là 126.020.675.932 đồng tăng 6.414.490.669
đồng tương ứng tăng 5,36% so với năm 2010 do:
- Tài sản ngắn hạn: năm 2011 là 41.839.424.403 đồng, giảm 25.333.405.628 đồng
tương ứng giảm 37,71% so với năm 2010. Trong đó:
+ Tiền mặt và các khoản tương đương tiền: năm 2011 là 2.898.792.440 đồng, tăng
2.335.007.228 đồng tương ứng tăng 414,17% so với năm 2010. Điều này là do công ty
muốn giữ tiền mặt để tăng khả năng thanh toán tức thời cho nhà cung cấp, đảm bảo an
toàn trong thanh toán. Tuy nhiên, việc giữ một lượng tiền mặt lớn trong công ty cũng
gây nên điều bất lợi cho công ty khi công ty không có khoản tiền dư thừa để đầu tư
vào các hoạt động khác.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2011 là 14.261.628.109 đồng, giảm
7.758.861.941 đồng, tương ứng giảm 35,23% so với năm 2010. Trong đó:
Khoản phải thu khách hàng: năm 2011 tăng 1.941.601.649 đồng, tương ứng tăng
16,60% so với năm 2010. Khoản phải thu này tăng là do công ty đang áp dụng chính
sách nới lỏng đối với khách hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách này cũng có độ
rủi ro do tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không thanh toán được. Vì vậy, công ty cần cân
nhắc kỹ khi muốn áp dụng chính sách này trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, khoản trả trước cho người bán năm 2010 là 9.822.159.000 đồng,
năm 2011 giảm xuống còn 120.119.504 đồng, giảm 9.702.039.469 đồng tương ứng
giảm 98,78% so với năm 2010. Có sự sụt giảm này là công ty muốn sử dụng tiền vào
hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm doanh thu cho công ty. Tuy nhiên,
công ty nên cân nhắc không nên giảm quá nhiều khoản trả trước cho người bán, làm
vậy sẽ khiến công ty mất dần lòng tin từ phía người bán.
+ Hàng tồn kho: Năm 2011, hàng tồn kho là 24.657.963.816 đồng, giảm
17.150.379.176 đồng tương ứng giảm 41,02% so với năm 2010. Có sự sụt giảm này là
do công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, dẫn đến việc tiêu thụ được khối lượng

lớn hàng hóa làm cho lượng hàng hóa trong kho giảm. Điều này chứng tỏ công ty đang
có kế hoạch kinh doanh đúng đắn.
+ Tài sản ngắn hạn khác: năm 2011 là 21.040.038 đồng, giảm 2.759.171.739
đồng tương ứng giảm 99,24% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là
do sự giảm đi đáng kể từ thuế GTGT được khấu trừ và tài sản ngắn hạn khác. Năm
2011, thuế GTGT được khấu trừ là 15.336.038 đồng, giảm 2.541.022.339 đồng tương
ứng giảm 99,40% so với năm 2010. Năm 2011, công ty giảm thiểu các chi phí đầu vào
làm cho thuế GTGT được khấu trừ cũng giảm.
21
- Tài sản dài hạn: Năm 2011, tài sản dài hạn là 84.181.251.529 đồng, tăng
31.747.896.297 đồng tương ứng tăng 60,55% so với năm 2010. Vì công ty đang mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc đầu tư mua thêm máy móc, thiết bị mới
là điều cần thiết, dẫn đến sự gia tăng của tài sản cố định. Cụ thể, năm 2010, TSCĐ là
48.514.226.189 đồng, sang năm 2011 TSCĐ tăng lên 79.749.684.369 đồng, tăng
31.235.458.180 đồng tương ứng tăng 64,38% so với năm 2010.
+ Tài sản dài hạn khác: năm 2011 là 4.431.567.160 đồng, tăng 512.438.117 đồng
tương ứng tăng 13,08% so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do công ty phát hành
trái phiếu trả lãi trước nên phải trả trước lãi của nhiều kỳ khiến cho chi phí trả trước
dài hạn của công ty tăng dẫn đến tài sản dài hạn khác cũng tăng.
Về nguồn vốn: Năm 2011, tổng nguồn vốn là 126.020.675.932 đồng, tăng
6.414.490.669 đồng tương ứng tăng 5,36% so với năm 2010 do:
- Nợ phải trả: Năm 2011 là 92.337.661.593 đồng, giảm 6.387.166.764 đồng tương
ứng giảm 3,26% so với năm 2010. Sự biến động của nợ phải trả được thể hiện ở sự
biến động của các chỉ tiêu sau:
+ Nợ ngắn hạn: Năm 2011 là 45.069.243.230 đồng, tăng 1.421.636.659 đồng,
tương ứng tăng 3,26% so với năm 2010. Bên cạnh đó, năm 2011, vay và nợ ngắn hạn,
phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước đều tăng khiến nợ ngắn
hạn tăng lên đáng kể. Cụ thể:
Vay và nợ ngắn hạn: Năm 2011 là 40.331.674.209 đồng, tăng 15.697.235.540 đồng
tương ứng tăng 63,72% so với năm 2010. Nguyên nhân là do chi phí tăng khiến công

ty phải đi vay nhiều hơn để phục vụ kinh doanh làm cho công ty phải chịu gánh nặng
về các khoản nợ vay và lãi vay. Tuy nhiên, công ty cũng tận dụng được các chi phí
giảm thuế đem lại từ lãi vay, sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính. Vay ngắn hạn tăng
nên áp lực trả nợ của công ty lớn, vì vậy công ty cần có những điều chỉnh kịp thời
trong năm tới để tránh mất lòng tin từ các chủ nợ.
Phải trả người bán: Năm 2011, khoản phải trả người bán của công ty là
692.682.128 đồng, giảm 15.220.447.505 đồng tương ứng giảm 95,65% so với năm
2010. Mức giảm này khá lớn là do trong năm 2011, công ty đã tìm được nhà cung cấp
mới với giá cả hợp lý. Đồng thời được hưởng khoản tín dụng từ phía nhà cung cấp cũ
do là bạn hàng lâu năm đã giúp cho khoản phải trả người bán trong năm 2011 giảm đi
đáng kể. Điều này đã góp phần làm tăng thêm lợi nhuận cho công ty.
Người mua trả tiền trước: Năm 2011 là 4.144.644 đồng, giảm 76.753.508 đồng
tương ứng giảm 94,88% so với năm 2010. Nguyên nhân là do hiện nay công ty chủ
yếu nhận các đơn hàng lớn, giảm thiểu những đơn hàng nhỏ dẫn đến sự giảm đi của
khoản ứng trước của người mua.
22
Phải trả người lao động: Năm 2011 là 2.452.313.938 đồng, tăng 718.923.286 đồng
tương ứng tăng 41,47% so với năm 2010. Có sự gia tăng này là do trong năm 2011,
công ty chú trọng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cần tuyển thêm công nhân
vào làm dẫn đến chi phí phải trả cho người lao động tăng hơn so với năm 2010.
Chi phí phải trả: năm 2011 là 51.000.000 đồng trong khi khoản này ở năm 2010 là
0 đồng. Có sự phát sinh đột biến này là do năm 2011, nguồn vay và nợ ngắn hạn tăng
lên do công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh, cần vốn để đầu tư trang thiết bị, máy
móc mới phục vụ sản xuất nên đã kéo theo sự tăng lên của chi phí lãi vay ngắn hạn phải
trả.
+ Nợ dài hạn: Tổng nợ dài hạn năm 2010 là 55.077.221.786 đồng, sang năm 2011
giảm xuống 47.268.418.363 đồng, giảm 7.808.803.423 đồng tương ứng giảm 14,18%
so với năm 2010. Nguyên nhân là do:
Vay và nợ dài hạn: Năm 2011 là 47.212.494.382 đồng, giảm 7.829.123.610 đồng
tương ứng giảm 14,22% so với năm 2010. Năm 2011, công ty đã trả được hầu hết các

khoản vay dài hạn từ ngân hàng, đồng thời không phát sinh thêm hoạt động thuê
TSCĐ thuê tài chính từ các tổ chức kinh tế làm cho khoản vay và nợ dài hạn giảm.
Dự phòng trợ cấp mất việc làm: Năm 2011 là 55.923.981 đồng, tăng 20.320.187
đồng tương ứng tăng 57,07% so với năm 2010. Có sự gia tăng này là do trong năm
2011, công ty mở rộng quy mô kinh doanh, thuê thêm nhiều lao động làm cho khoản
dự phòng trợ cấp mất việc làm của công ty tăng hơn so với năm 2010.
- Vốn chủ sở hữu: Năm 2011, VCSH của công ty là 33.683.014.339 đồng, tăng
12.801.657.433 đồng, tương ứng tăng 61,31% so với năm 2010. Sự gia tăng của
VCSH cho thấy công ty có khả năng tự chủ tài chính, ngày càng phát triển đồng thời
khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường. Cụ thể sự biến động của VCSH được thể
hiện ở sự biến động của các chỉ tiêu sau:
+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Năm 2011, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 30.000.000
đồng, tăng 12.000.000 đồng tương ứng tăng 66,67% so với năm 2010. Nguyên nhân
chủ yếu là do công ty thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất thu hút thêm các cổ đông
tham gia góp vốn, mua và nắm giữ cổ phiếu làm cho vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng
lên đáng kể.
+ Quỹ đầu tư phát triển: Năm 2011 là 1.235.593.024 đồng, vẫn giữ nguyên so với
năm 2010. Quỹ dự phòng tài chính: Năm 2011 là 30.000.000 đồng, không thay đổi so
với năm 2010. Hai quỹ này đều không có sự thay đổi là do trong năm 2011, tình hình
công ty có nhiều biến động nhưng vẫn trong tầm kiểm soát nên không sử dụng đến
quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính.
23
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Năm 2011 là 2.417.421.315 đồng, tăng
801.657.433 đồng tương ứng tăng 49,61% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối năm 2011 lớn hơn năm 2010 chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả.
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty Cổ phần Hưng Phú
2.4.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Cổ phần Hưng Phú
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch

Tỷ trọng tài sản
ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
33,20 56,16 (22,96)
Tỷ trọng tài sản
dài hạn
Tổng tài sản dài hạn
Tổng tài sản
66,80 43,84 22,96
Tỷ trọng Nợ Tổng nợ
Tổng nguồn vốn
73,27 82,54 (9,27)
Tỷ trọng VCSH Tổng VCSH
Tổng nguồn vốn
26,73 17,46 9,27
- Tỷ trọng tài sản ngắn hạn: cho biết trong 100 đồng tổng tài sản thì năm 2010 có
56,16 đồng là TSNH, còn năm 2011 có 33,20 đồng là TSNH. Chỉ tiêu này năm 2011
giảm 22,96% so với năm 2010, tức là trong 100 đồng tổng tài sản thì năm 2011 có ít
hơn 22,96 đồng TSNH so với năm 2010. Điều này là do sự giảm đi của các khoản phải
thu ngắn hạn, hàng tồn kho, TSNH khác làm cho tổng TSNH giảm 37,71% trong khi
tổng tài sản có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ 5,36% dẫn đến tỷ trọng TSNH vẫn giảm so với
năm 2010.
- Tỷ trọng tài sản dài hạn: cho biết trong 100 đồng tổng tài sản thì năm 2010 có
43,84 đồng là TSDH, còn năm 2011 có 66,80 đồng là TSDH. Chỉ tiêu này năm 2011
tăng 22,96% so với năm 2010, tức là trong 100 đồng tổng tài sản thì năm 2011 có
nhiều hơn 22,96 đồng TSDH so với năm 2010. Sự tăng lên này là do công ty đầu tư
thêm máy móc, thiết bị mới phục vụ cho công việc sản xuất sợi dệt. Bên cạnh đó, việc
trả trước tiền thuê kho dự trữ nguyên vật liệu mới cũng làm tài sản dài hạn tăng lên
60,55%, trong khi tổng tài sản chỉ tăng 5,36% nên tỷ trọng TSDH năm 2011 tăng lên

đáng kể so với năm 2010. Điều này cho thấy công ty đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động
và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Tỷ trọng nợ: cho biết trong 100 đồng tổng nguồn vốn thì năm 2010 có 82,54 đồng
nợ, còn năm 2011 có 73,27 đồng nợ. Tỷ trọng nợ năm 2011 giảm 9,27% so với năm
2010, tức là trong 100 đồng tổng nguồn vốn thì năm 2011 có ít hơn 9,27 đồng nợ so
24
với năm 2010. Điều này là do sự giảm sút của khoản người mua trả tiền trước khi đặt
hàng với công ty. Đồng thời, việc công ty cắt giảm khoản trả trước cho người bán, tập
trung tiền đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cũng đã làm nợ phải trả giảm 6,47%,
làm tỷ trọng nợ năm 2011 giảm đi so với năm 2010. Tuy có giảm nhưng tỷ trọng nợ cả
2 năm vẫn chiếm tỷ trọng cao, cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty
tương đối thấp.
- Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu: Cho biết 100 đồng vốn của công ty được hình thành từ
bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Cụ thể là năm 2011, 100 đồng vốn của công ty được
hình thành từ 26,73 đồng VCSH, cao hơn năm 2010 là 9,27 đồng so với năm 2010.
Việc tăng lên của tỷ lệ này chủ yếu là do cả VCSH và tổng nguồn vốn đều có xu
hướng tăng lên, nhưng tốc độ tăng của VCSH (tăng 61,31%) nhanh hơn tốc độ tăng
của tổng nguồn vốn (tăng 5,36%). Tỷ lệ này tăng thể hiện khả năng tự tài trợ cho các
hoạt động của công ty đã có bước phát triển hơn so với năm 2010. Tuy nhiên, trong cả
2 năm tỷ trọng này vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn cho thấy khả năng tự
chủ về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty còn chưa cao.
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.4: Khả năng thanh toán của công ty Cổ phần Hưng Phú
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm
2011
Năm
2010
Chênh
lệch

1. Khả năng thanh
toán ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn 0,93 1,54 (0,61)
2. Khả năng thanh
toán nhanh
(Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)
Tổng nợ ngắn hạn 0,38 0,58 (0,2)
3. Khả năng thanh
toán tức thời
Tiền + các khoản tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn 0,06 0,01 0,05
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà
doanh nghiệp đang giữ, được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu
này năm 2010 cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,54 đồng TSNH, còn
năm 2011 được đảm bảo bởi 0,93 đồng TSNH.
Trong năm 2011, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giảm 0,61 lần so với
năm 2010, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn năm 2011 được đảm bảo ít hơn 0,61 đồng TSNH
so với năm 2010. Điều này là do sự giảm đi của các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn
kho, TSNH khác làm cho tổng TSNH giảm 37,71% trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng nhẹ
25

×