Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giáo án Âm nhạc lớp 3 cả năm_CKTKN_Bộ 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.68 KB, 36 trang )

Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết: 1 Ngày dạy:
Học Hát:
BÀI QUỐC CA VIỆT NAM
I. Yêu cầu:
- Biết hát theo giai điệu lời 1 của bài hát. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao.
- Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn và hát thuần thục lời một bài hát Quốc ca Việt Nam
- Tranh vẽ lá cờ Việt Nam tung bay trên sân trường.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Hoạt động 1: Học hát: Quốc ca Việt Nam
- Giới thiệu:Bài Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác
năm 1944, được tác giả đặt tên là Tiến quân ca. Bài hát đã kêu
gọi, thúc giục nhân nhân Việt Nam anh dũng đứng lên đấu tranh
chống thực dân Pháp, Tại kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa I,
bài hát này đã được Bác Hồ đề nghị chọn làm Quốc ca Việt Nam.
-GV hát mẫu ( hoặc mở băng).
-GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu
GV hỏi: Trong bài có từ “ Sa trường” em nào có thể giải thích ý
của từ này?
GV giải thích từ này nghĩa là chiến trường.
- Đọc lời theo tiết tấu lời ca.
Tập gõ hình thiết tấu câu thứ nhất
GV gõ hình thiết tấu làm mẫu khoảng 2 –3 lần
GV chỉ định một vài HS gõ lại tiêt tấu


- Luyện thanh: 1 – 2 phút
- Tập hát từng câu:
GV hát mẫu,đàn giai điệu 2-3 lần, HS nghe và nhẩm theo.
GV tiếp tục đàn câu tiếp và bắt nhịp ( đếm 2-3) cho HS hát cùng
với đàn.
Tập tương tự với các câu tiếp theo.
GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này.
Dạy những câu tiếp theo tương tự như trên.
GV nhắc các em hát mạnh mẽ, rõ lời, tư thế đứng nghiêm trang
- Củng cố dặn dò:
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chào cờ và bắt nhịp cho cả lớp
hát quốc ca.
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng của một HS bắt
nhịp.
- GV dặn HS về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca và hát tự
nhiên, rõ lời hơn
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe và cảm nhận
1-2 HS đọc lời ca.
HS trả lời
HS theo dõi
HS thực hiện
HS nghe và ghi nhớ
HS thực hiện
-Luyện thanh
HS tập hát theo hướng dẫn của
GV
HS tập hát tương tự
1-2 HS trình bày

HS hát cả bài
HS trình bày
HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 1/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 2 Ngày soạn:
Tiết: 2 Ngày dạy:
Học Hát Bài: QUỐC CA VIỆT NAM (tiếp theo)
I.Yêu cầu:
- Biết hát đúng giai điệu lời 2.
- Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục hai bài Quốc ca Việt Nam
- Tranh vẽ lá cò Việt Nam tung bay trên sân trường.
- Chép lời hai lên bảng, mỗi dòng là một câu hát.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em học sinh hát lời một của bài hát Quốc ca Việt Nam.? Nhạc và lời?
2. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Học hát: Quốc ca Việt Nam (tiếp)
- Em nào có thể giới thiệu về tác giả và nội dung
bài Quốc ca Việt Nam?
- Nghe bài hát:HS nghe bài hát qua băng điã
hoặc nghe GV trình bày.
- Trình bày lại lời một: Lớp trưởng lên điều
khiển chào cờ và bắt nhịp lời một bài Quốc ca
Việt Nam
Tập hát lời hai:- Học sinh đọc lời ca.
- GV hỏi: Trong lời hai có từ nào các em chưa

hiểu? Nếu không có, GV giải thích từ khó.
- Giáo viên dạy từng câu như lời một, đàn gia
điệu và bắt nhịp ( đếm 2-3) cho HS hát cùng với
đàn.
Trong qua trình tập lời hai, GV chỉ định một số
HS trình bày, nếu các em hát chưa đúng. GV
hướng dẫn để các em hát chính xác hơn.
- Hát lời hai: Hát đầy đủ lời hai, GV nhắc các
em lấy hơi . GV làm mẫu về cách lấy hơi
* Trình bày bài hát
GV yêu cầu HS trình bày bài hát ở tư thế đứng
nghiêm trang, nhắc các em hát mạnh mẽ, rõ lời.
* Củng cố bài:
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chào cờ và bắt
nhịp cho cả lớp hát Quốc ca.
- Từng tổ đứng tại chổ trình bày bài hát, tổ
trưởng cử một HS bắt nhịp.
- GV dặn HS về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời
ca và hát tự nhiên, rõ lời hơn.
HS ghi bài
HS trả lời
HS nghe và cảm nhận
HS thực hiện
-HS thực hiện
-HS trả lời (nếu được)
-HS theo dõi, ghi nhớ
HS tập hát
HS hát theo hướng dẫn
HS hát cả bài
HS thực hiện

HS ghi nhớ, về nhà thực hiện của GV
Năm Học 2010 - 2011 Trang 2/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 3 Ngày soạn:
Tiết: 3 Ngày dạy:
Học Hát: BÀI CA ĐI HỌC
(Nhạc và lời: Phan Trần Bảng)
I. Yêu cầu:
- Biết hát theo giai điệu, biết hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát, đệm theo phách lời 1
II. Chuẩn bị của GV
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài Bài ca đi học
- Băng nhạc, máy nghe. Tranh vẽ cảnh những em bé trên đường tới trường, giống trang 6 trong
Tập bài hát lớp 3.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em học sinh hát lời một của bài hát Quốc ca Việt Nam.? Nhạc và lời?
2. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Học hát: Bài ca đi học
1. Giới thiệu: Bài ca đi học là bài hát do nhạc sĩ Phan Trần Bảng
sáng tác, ông là người rất tâm huyết và có nhiều đóng góp trong
việc giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông. Bài ca đi học là một ca
khúc ngắn gọn trong sáng, nói lên niềm vui của những em bé ngày
ngày được tới trường trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
2. Nghe bài hát:
HS nghe băng hát mẫu
3. Đọc lời theo tiết tấu lời ca: HS đọc lời trên bảng.
Mỗi lời gồm 4 câu hát, hình thiết tấu chính của bài hát là:
HS tập đọc lời và kết hợp gõ tiết tấu lời ca.
4. Luyện thanh: 1-2 phút

5. Tập hát từng câu:
GV hát mẫu một câu, sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu
HS nghe và nhẩm theo.
Tập tương tự với các câu tiếp theo.
Tập xong hai câu, GV cho hát nối liền hai câu với nhau.
GV hát hai câu, đàn giai điệu và yêu cầu HS hát cùng với đàn. GV
nhắc HS lấy hơi khi nghỉ ở dấu lặng đơn.
GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này. Tiến hành dạy hai câu còn
lại tương tự.
6. Hát lời một: Hát hai lần
Nửa lớp hát hai câu đầu, nửa kia hát hai câu sau, rồi đổi ngược lại.
7. Trình bày bài hát
- Dùng tiết tấu Country 2/4, tốc độ = 105.
GV yêu cầu các em thể hiện sự trong sáng và sôi nổi trong bài hát.
8. Sử dụng một vài cách hát tập thể:Chia lớp thành hai nửa, một nửa
hát một câu đối đáp nhau. Đổi lại phần trình bày, GV nhận xét.
9. Củng cố bài
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng cử một HS bắt
nhịp.
- GV dặn HS về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên,
rõ lời hơn.
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe và cảm nhận
1-2 em đọc lời ca
HS thực hiện
Luyện thanh
HS tập hát theo hướng dẫn
của GV
1-2 HS trình bày

HS hát cả bài
HS trình bày
HS thực hiện
HS tham gia
HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 3/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 4 Ngày soạn:
Tiết: 4 Ngày dạy:
Học Hát: BÀI CA ĐI HỌC (tiếp theo)
I.Yêu cầu:
-HS biết hát đúng giai điệu bài hát
-Biết hát kết hát đệm và vận động phụ hoạ
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng. Băng nhạc, máy nghe.
- Đàn và hát thuần thục Bài ca đi học
- Tranh ảnh minh hoạ và một vài động tác vận động phụ họa.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Học hát: Bài ca đi học (tiếp)
HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày
2. Trình bày lời một đã học:
Theo cách hát đối đáp:GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một
câu đối đáp nhau đến hết lời một.
Theo cách hát nối tiếp:GV chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu
nối tiếp đến hết bài.
3. Tập hát lời hai.
- Học sinh đọc lời ca trên bảng.
- GV chia lớp thành hai nửa. Nửa lớp hát lời một bằng nguyên âm “
La”, đồng thời nửa kia hát lời hai.

GV hướng dẫn một vài chỗ cần thiết, sau đó đổi lại phần trình bày.
GV nhắc nhở HS lấy hơi khi hết mỗi câu hát.
GV chỉ định 1-2 HS hát lời hai, GV nhận xét và hướng dẫn những
chỗ cần thiết.
4. Hát đầy đủ cả hai lời.
- Cả lớp hát hoà giọng cả hai lời, GV nhận xét.
- Nửa lớp hát lời một, nửa kia hát lời hai, rồi đổi ngược lại.
5. Tập một vài cách hát tập thể
Tập hát đối đáp
Chia lớp thnàh hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau. Đổi lại
phần trình bày Gv nhận xét.
Tập hát nối tiếp.
Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài. Đổi lại
phần trình bày của từng tổ, GV nhận xét.
6. Trình bày bài hát:
GV yêu cầu các em thể hiện sự trong sáng và sôi nổi trong bài hát.
7. Hát kết hợp vận động
- GV mời 1-2 HS học khá lên trước lớp, hát và vận động phụ họa
cho bài hát
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- Một vài nhóm HS lên hát và vận động phụ họa.
8. Căn dặn:
GV dặn HS về nhà tiếp tục tập hát để thộc cả hai lời và hát tự nhiên,
rõ lời hơn.
HS ghi bài
HS nghe
HS thực hiện
HS thực hiện
1-2 em đọc lời ca
HS thực hiện

HS nghe, ghi nhớ
HS thực hiện
HS thực hiện
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện
HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 4/36
Giỏo ỏn m Nhc 3
Tun: 5 Ngy son:
Tit: 5 Ngy dy:
Hc Hỏt Bi: M SAO
I.Yờu cu:
- Bit hỏt theo giai iu v li ca.
- Bit hỏt kt hp v tay v gừ m theo phỏch ca bi hỏt.
II. Chun b ca GV
- Nhc c quen dựng.
- n v hỏt thun thc bi m sao.
- Bng nhc, mỏy nghe, tranh v cnh bu tri ờm v nhng ngụi sao hoc ging trang
8 tp bi hỏt lp 3.
-Chộp li lờn bng thnh 4 dũng, tng ng vi 4 cõu hỏt.
III. Hot ng dy-hc
Hot ng ca Giỏo viờn Hot ng ca Hc sinh
Hc hỏt: m sao
1. Gii thiu v bi hỏt
Bu tri cao vi vi gi cho chỳng ta c m bay bng vo khụng
gian, ti nhng hnh tinh xa tớt. Trong ờm hố giú mỏt c ngm
nhỡn bu tri y sao, mi ngi u cú nhng cm xỳc tht d
chu.
Nhc s Vn Chung ó vit bi hỏt m sao. Bi hỏt cú giai iu du

dng, li ca gin d, trong sỏng nh bc tranh v nờn cuc sụng
thanh bỡnh vi nhng c m cao p.
2. Nghe bi hỏt: HS nghe bi hỏt qua a
3. c li theo tit tu li ca: c li trờn bng.
Cõu 1-2-3 cú õm hỡnh tit tu.
GV gừ hỡnh thit tu lm mu khong 2 3 ln.
GV ch nh mt vi HS gừ li tit tu.
HS tp c li v kt hp gừ tit tu li ca.
4. Luyn thanh: 1-2 phỳt.
5. Tp hỏt tng cõu
GV hỏt mu mt cõu, sau ú n giai iu cõu ny vi ln, yờu cu
HS nghe v hỏt nhm theo.
Tng t vi cỏc cõu tip theo.
GV hỏt hai cõu, n giai iu v yờu cu HS hỏt cựng vi n. GV
nhc HS ly hi sau nhng ch ngõn di.
Cõu 4 khỏc cõu 1-2-3 v tit tu. GV cn hng dn cỏc em k hn.
6. Hỏt c bi:Na lp hỏt hai cõu u, na kia hỏt hai cõu sau, ri
i ngc li.
7. Trỡnh by bi hỏt
Hỏt c bi hai ln, kt bng cỏch nhc li cõu 4 thờm hai ln na.
8. Tp hỏt i ỏp-Tp hỏt ni tip:
Tp hỏt lớnh xng v ho ging
- C mt HS hỏt cõu 1 v cõu 3, tt c hỏt ho ging cõu 2 v cõu 4.
9. Cng c bi:Tng t ng to ch trỡnh by bi hỏt, t trng c
mt HS bt nhp.
GV dn HS v nh tip tc tp hỏt thuc li ca v hỏt t nhiờn rừ
rng hn.
HS theo dừi
HS nghe và cảm nhận
1-2 em đọc lời ca

HS theo dõi
HS nghe
HS thực hiện
HS thực hiện
HS tập hát theo hớng dẫn của
GV
HS hát hai câu
HS thực hiện
HS thực hiện
HS hát cả bài
Học sinh thực hiện
HS trỡnh by
HS thc hin
HS trỡnh by
HS ghi nh
Nm Hc 2010 - 2011 Trang 5/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 6 Ngày soạn:
Tiết: 6 Ngày dạy:
Ôn tập bài: ĐẾM SAO
Trò chơi Âm Nhạc
I. YÊU CẦU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách, kết hợp vận động phụ hoạ
- Biết chơi trò chơi âm nhạc
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng. Băng đĩa, máy nghe.
- Đàn và hát thuần thục bài Đếm sao.
- GV tập một vài động tác minh họa cho bài hát: Vỗ tay theo nhịp 3 và bước chân theo nhịp 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Ôn tập bài hát: Đếm sao
1. Hát kết hợp gõ đệm
- Hát kết hợp gõ theo phách;
GV làm mẫu câu 1 và câu 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định từng tổ đứng lại chỗ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp;
GV làm mẫu câu 1 và câu 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
2. hát kết hợp vận động:
- Vỗ tay theo nhịp 3:
Hai HS ngồi đối diện, phách 1 hai em vỗ bàn thay vào nhau,
phách 1 và 3 mỗi em tự vỗ hai tay của mình.
- Bước chân theo nhịp 3:
- GV hướng dẫn HS một vài động tác vận động đã chuẩn bị.
- HS trình bày bài hát và vận động.
- GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2-4 em hoặc cá
nhân.
3. Biểu diễn bài hát theo một vài hình thức
GV nêu yêu cầu thi đua biểu diễn bài hát theo nhóm 3-4 em hoặc
theo tổ, GV chấm điểm
 Trò chơi âm nhạc
Đếm sao.
Nói theo tiết tấu, đếm từ 1 đến 10 ông sao.
- Hát bằng một nguyên âm
Dùng một nguyên âm để hát thay cho lời ca. Ví dụ
Tổ 1 hát câu 1 bằng âm A
Tổ 2 hát câu 2 bằng âm U
Tổ 3 hát câu 3 bằng âm Ư
Tổ 4 hát câu 4 bằng âm A

GV nhắc HS: Về nhà tiếp tục tập hát cho thuần thục hơn.
• Củng cố, dặn dò :
HS về nhà ôn tập và biểu diễn tốt bài hát
HS ghi bài
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện
HS trình bày
HS tham gia
HS thực hiện
HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 6/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 7 Ngày soạn:
Tiết: 7 Ngày dạy:
Học Hát Bài: GÀ GÁY
I. YÊU CẦU:
- Biết đây là một bài hát dân ca của dân tộc Côống ở Lai Châu.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách của bài hát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Nhạc cụ quen dùng Đàn và hát thuần thục bài Gà gáy.
- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ cảnh chú gà trống cất tiếng gáy trong buổi sớm giống trang 10
trong tập bài hát lớp 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Học hát: Gà gáy
1. Giới thiệu bài hát:
Tiếng gà gáy là âm thanh báo hiệu bình minh lên, một ngày mới bắt đầu.

Nó đem đến cho con người cảm giác về một cuộc sống thanh bình và no
đủ.
-Nội dung bài hát
2. Nghe hát :HS nghe bài hát qua băng đĩa .
3. Đọc lời ca: HS đọc lời ca trên bảng.
GV giải thích tiếng gà gáy ở mỗi nơi được người dân ở đó miêu tả bằng
âm thanh khác nhau. Có nơi dùng “ Cúc cu” Nơi khác là “ ò ó o”. Đồng
bào Cống ở Lai Châu lại dùng “ Le te”để miêu tả tiếng gà gáy. Bài hát
làm chúng ta liên tưởng đến hình ảnh buổi sáng mát lạnh ở miền núi,
những giọt sương còn động trên lá cây, mặt cỏ, cuộc sống thật phẳng
lặng, yên bình. Từ “Le te” gợi cho ta cảm giác đó như là tiếng gáy vang
lên từ phía rất xa của chú gà trống choai dậy sớm, đang chào mừng một
ngày mới bắt đầu.
4. Luyện thanh: là la lá la là 1-2 phút
5. Tập hát từng câu:
GV hát mẫu câu 1, sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu HS
nghe và hát nhẩm theo.
GV tiếp tục đàn câu một và bắt nhịp (đếm 1-2) cho HS hát cùng với đàn.
Tập tương tự với các câu tiếp theo.
Khi tập xong hai câu thì GV cho hát nối liền hai câu với nhau.
Tiến hành dạy hai câu theo cách tương tự.
6. Sử dụng một vài cách hát tập thể:
Tập hát lĩnh xướng:
- Câu 1-3: Một HS hát lĩnh xướng.
-Câu 2-4: Cả lớp hát hoà giọng
Tập hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa, nửa lớp hát câu 1-3, nửa kia hát
câu 2-4, sau đó đổi cách trình bày.
7. Trình bày hoàn chỉnh bài hát:
GV dạo nhạc, lần thứ nhất hát đối đáp, GV dạo nhạc giữa bài, lần thứ
hai hát lĩnh xướng. Kết thúc bài bằng cách hát câu cuối thêm một lần.

8. Củng cố bài:- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng cử
một HS bắt nhịp.
- GV dặn HS về nhà tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên, trôi chảy
hơn.
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe và cảm nhận
1-2 em đọc lời ca
HS theo dõi GV giải thích
HS luyện thanh
HS tập hát
HS trình bày
HS tập hát lĩnh xướng và
hoà giọng
HS tập trình bày bài hát
HS thực hiện
HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 7/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 8 Ngày soạn:
Tiết: 8 Ngày dạy:
Ôn Tập Bài Hát: GÀ GÁY

I.YÊU CẦU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
- Biết biểu diễn bài hát.
II. CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ quen dùng
- Đàn và hát thuần thục bài Gà gáy
- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ.

- Chuẩn bị một vài động tác vận động phụ hoạ cho bài hát.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Ôn tập bài hát: GÀ GÁY
1. Hát kết hợp gõ đệm
- Hát kết hợp gõ theo phách:
GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định từng tổ đứng lại chỗ trình bày.
HS thực hiện cá nhân
- Hát kết hợp gõ theo nhịp:
GV làm mẫu câu 1 và 2 , HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
- GV chỉ định từng tổ đứng lại chỗ trình bày.
2. Hát kết hợp vận động:
- Hướng dẫn hát và vận động theo phần chuẩn bị của GV.
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát kết hợp vận động
- GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2- 4 hoặc cá
nhân.
*Củng cố: HS trình bày bài hát theo hình thức tốp ca
Gọi một nhóm lên trình bày
Dặn dò HS về nhà tập biểu diễn bài hát.
HS ghi bài
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện
HS trình bày
HS tập hát và vận động
HS trình bày
HS thực hiện
Năm Học 2010 - 2011 Trang 8/36
Giáo án Âm Nhạc 3

Tuần: 9 Ngày soạn:
Tiết: 9 Ngày dạy:
Ôn Tập 3 Bài Hát:
BÀI CA ĐI HỌC, ĐẾM SAO, GÀ GÁY
I. YÊU CẦU :
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 3 bài hát.
- Biết gõ đệm theo tiết tấu, theo phách, theo nhịp bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục ba bài hát: bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy. Ôn lại các động tác vận
động phụ hoạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Ôn tập bài hát: Bài ca đi học
1. Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp.
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày
2. Hát kết hợp vận động:
Cả lớp trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ
- GV chỉ định hai nhóm lên trình bày trước lớp, mỗi nhóm 3 – 4 HS
 Ôn tập bài hát: Đếm sao
1. Trình bày bài bằng cách hát đối đáp:
- Chia lớp thành hai nửa, mỗi bên hát một câu đối đáp cả hai lời.
- GV cho hai tổ hát đối đáp với nhau.
2. Trình bày bằng cách hát nối tiếp.
- Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một câu. Hát cả bài hai lần.
- Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một câu bằng một nguyên âm A – U -
Ư - A.

3. Hát kết hợp vận động:
- Cả lớp đứng tại chổ trình bày bài hát, kết hợp bước chân theo nhịp
3. Động tác uyển chuyển, nhịp nhàng, mềm dẻo.
- GV chỉ định hai nhóm lên trình bày trước lớp, mỗi nhóm 3 – 4 HS
 Ôn tập bài hát: Gà gáy
1. Hát kết hợp gõ đệm:
- Hát kết hợp gõ theo phách:
Cả lớp thực hiện rồi giáo viên chỉ định từng tổ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp:
Cả lớp thực hiện rồi GV chỉ định một vài HS trình bày.
2. Hát kết hợp vận động:
Cả lớp trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV chỉ định hai nhóm lên trình bày trước lớp, mỗi nhúm 3-4
HS
GV nhắc nhở HS về nhà tiếp tục tập 3 bài hỏt cho thành thục
HS ghi bài
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện
HS tham gia
HS thực hiện
HS trình bày
HS hát và gõ đệm
Từng tổ trình bày
HS thực hiện
HS trình bày
HS hát và vận động

HS trình bày
-HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 9/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 10 Ngày soạn:
Tiết: 10 Ngày dạy:
Học Hát Bài: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
(Nhạc Và Lời: Mộng Lân)
I. YÊU CẦU:
-Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết gõ đệm theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ cảnh các em HS cắp sách tới trường ( Giống trang 12 trong
tập bài hát lớp 3)
- Chép lời ca lên bảng thành 8 dòng, tương đương 8 câu hát.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Học hát: Lớp chúng ta đoàn kết
1. Giới thiệu về bài hát:
2. Nghe bài hát:
HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do giáo viên trình bày.
3. Đọc lời ca:
Bài hát có hai lời, HS đọc lời ca.
GV hỏi: từ “keo sơn” em nào có thể giải thích ý của từ này?
Nếu HS không thực hiện được, GV giải thích
4. Đọc lời theo tiết tấu:
GV gõ hình tiết tấu mẫu khoảng 2- 3 lần câu 1,3,5,7
GV chỉ định một vài HS gõ lại tiết tấu.
HS tập đọc lời và kết hợp gõ tiết tấu lời ca.

Với câu 2 - 4 - 6 - 8, GV vừa gõ tiết tấu vừa hướng dẫn HS đọc lời theo.
4. Luyện thanh: 1- 2 phút
5. Tập hát từng câu:
GV hát mẫu một câu, sau đó đàn giai điệu câu này 2 - 3 lần, yêu cầu HS
nghe và hát nhẩm theo.
GV tiếp tục đàn câu một và bất nhịp (đếm 2 - 1) cho HS hát cùng với
đàn.
Tập tương tự với các câu tiếp theo.
Khi tập xong hai câu. GV cho hát nối hai câu với nhau.
GV hát hai câu, đàn giai điệu và yêu cầu HS hát cùng với đàn. GV nhắc
HS lấy hơi trước mỗi câu hát.
GV chỉ định 1- 2 HS hát lại hai câu này.
Tiến hành dạy những câu còn lại theo cách tương tự. Hai câu 7 - 8 là
câu hát khó. GV cần đàn, hát mẫu kĩ hơn để HS hát đúng cao độ
HS hát cả bài hai lần
7. Sử dụng một vài cách hát tập thể:
- Tập hát lĩnh xướng: Một HS hát từ câu 1- 4, cả lớp hát 4 câu tiếp theo.
8. Trình bày hoàn chỉnh bài hát:
GV dạo nhạc, lần thứ nhất hát đối đáp, GV dạo nhạc giữa bài, lần hai
dùng cách hát lĩnh xướng.
9. Củng cố bài:
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng cử một HS bắt nhịp.
- GV dặn HS về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên.
HS ghi bài.
HS theo dõi
HS nghe và cảm nhận
1-2 em đọc lời ca.
HS trả lời
HS theo dõi
HS thực hiện

HS nghe và ghi nhớ
HS thực hiện
HS đọc lời
Luyện thanh
HS tập hát theo hướng
dẫn của GV
- HS lắng nghe và hát
cùng với đàn.
- 1-2 HS thực hiện
- HS trình bày theo yêu
cầu
HS thực hiện
HS trình bày
Từng tổ trình bày
HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 10/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 11 Ngày soạn:
Tiết: 11 Ngày dạy:
Ôn Tập Bài Hát: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
I. YÊU CẦU:-Biết hát theo gia điệu và đúng lời cavà kết hợp với vận động phụ hoạ.
-Tập biểu diễn
- Kết hợp với các hoạt động
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ cảnh các em HS chơi đùa trong sân trường.
- Một vài động tác minh hoạ cho bài hát.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.

2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS hát bài Lớp chúng ta đoàn kết
- GV đàn giai điệu bài hát
- HS nhận xét
- GV nhận xét bổ sung
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
1. Ôn tập
GV đệm đàn, HS hát. Yêu cầu HS thể hiện sắc thái khoẻ
mạnh, vui tươi, hát với sự sôi nổi nhiệt tình.
- Ôn tập cách hát lĩnh xướng: Một HS hát từ câu 1- 4, cả lớp
hát 4 câu tiếp theo.
- Ôn tập cách hát nối tiếp: Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một
câu nối tiếp đến hết bài.
- Ôn tập cách hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa, mỗi bên
hát một câu đối đáp đến hết bài.
2. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.
Lần thứ nhất, cả lớp cùng thực hiện.
Lần thứ hai, Chia lớp học thành hai nửa, mỗi bên thực hiện
theo cách hát đối đáp.
Lần thứ ba, chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ thực hiện theo cách
hát nối tiếp.
3. Trình bày bài hát kết hợp vận động
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một vài động tác đã
chuẩn bị.
- GV chỉ định một vài nhóm lên trình bày trước lớp.
GV nhắc HS: Về nhà tiếp tục hát cho thuần thục hơn
HS ghi bài
HS trình bày.

HS thực hiện
HS trình bày
HS tập hát kết hợp gõ đệm
HS thực hiện
HS trình bày theo nhóm
HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 11/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 12 Ngày soạn:
Tiết: 12 Ngày dạy:
Học Hát Bài: CON CHIM NON (Dân ca Pháp)
I. YÊU CẦU:
-Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết đây là bài hát dân ca của nước Pháp.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài hát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng
- Đàn và hát thuần thục bài Con chim non.
- Hướng dẫn HS gõ đệm theo nhịp 3:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Học hát: Con chim non
1. giới thiệu bài hát:
Bài hát Con chim non là bài dân ca Pháp có nét nhạc uyển
chuyển, mềm mại. Bài hát miêu tả tiếng chim hót say sưa và
thiết tha trong buổi sáng. Tiếng chim yêu đời nhắn nhủ chúng
ta biết yêu quý cuộc sống, biết bảo vệ các loài vật
2. Nghe bài hát:
HS nghe bài hát nghe băng đĩa hoặc do GV T/ bày.
3. Đọc lời ca:
HS đọc lời ca trên bảng

GV gõ hình tiết tấu làm mẫu khoảng 2 - 3 lần.
GV chỉ định một vài HS gõ lại tiết tấu.
HS tập đọc lời và kết hợp gõ tiết tấu lời ca. HS đọc lời theo
tiết tấu lời ca.
4. Luyện thanh: 1- 2 phút
5. Tập hát từng câu:
GV hát mẫu câu một, sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần,
yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo.
Tập tương tự với các câu tiếp theo.
Khi tập xong 4 câu , cho hát nối với nhau.
GV nhắc HS lấy hơi trước khi hát từng câu.
GV chỉ định 1 –2 HS hát lại bốn câu này.
Tiến hành dạy bốn câu còn lại theo cách tương tự.
6. Hát đầy đủ cả bài.
- Hát cả bài hai lần, vừa hát vừa gõ phách, sau đó mỗi tổ trình
bày một lần.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3: GV hướng dẫn
- Hát kết hợp vận động theo nhịp 3: GV hướng dẫn
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
8.Tập hát lĩnh xướng: Một HS hát 4 câu đầu, cả lớp hát 4 câu
tiếp theo.
9. Củng cố bài:- HS lên trình bày bài hát
Dặn dò HS về học bài
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe và cảm nhận
1 2 em đọc lời ca
HS gõ lại tiết tấu
HS đọc lời và gõ tiết tấu
HS luyện thanh

HS tập hát
HS thực hiện
HS hát, tập lấy hơi
HS trình bày
HS thực hiện
HS hát và gõ đệm
HS hát và vận động
HS thực hiện
HS tham gia
Trình bày theo tổ
HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 12/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 13 Ngày soạn:
Tiết: 13 Ngày dạy:
Ôn Tập Bài Hát: CON CHIM NON
I. YÊU CẦU:
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động theo nhịp 3/4
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN.
- Đàn và hát thuần thục bài: Con chim non
- Hướng dẫn HS vỗ tay theo nhịp 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS hát bài Con chim non. Hỏi dân ca gì?
- GV đàn giai điệu bài hát
- HS nhận xét - GV nhận xét bổ sung
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Ôn tập bài hát: Con chim non
1. hát kết hợp gõ đệm
- Hát kết hợp gõ theo phách:
GV làm mẫu 4 câu. HS hát và tập gõ đệm cả bài
hát.
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp.
GV làm mẫu 4 câu, HS hát và tập gõ đệm cả bài
hát.
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
2. Hát kết hợp vận động
- Vỗ tay theo nhịp 3:
Hai HS ngồi đối diện, phách 1 hai em võ tay vào
nhau. Phách 2 và 3, mỗi em tự vỗ hay tai của
mình.
- Bước chân theo nhịp 3:
- GV hướng dẫn HS một vài động tác vận động đã
chuẩn bị.
- HS trình bày bài hát và vận động.
- GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2-
4 em hoặc cá nhân.
3.Biểu diễn bài hát theo một vài hình thức:
HS nêu yêu cầu thi đua biểu diễn bài hát theo tổ.
Mỗi tổ trình bày bài hát kết hợp gõ theo phách,
theo nhịp hoặc vận động. GV chấm điểm
• Củng cố:
HS nhắc lại tên bài hát, tính chất của bài.
Dặn dò HS về nhà tập biểu diễn bài hát
HS ghi bài
HS thực hiện

HS trình bày
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện
HS hát và vận động
HS trình bày
HS tham gia
HS thực hiện
HS nhắc lại tên bài hát: Con chim non, dân ca
Pháp.
Bài hát có tính chất nhẹ nhàng uyển chuyển
-HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 13/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 14 Ngày soạn:
Tiết: 14 Ngày dạy:
Học Hát Bài: NGÀY MÙA VUI
(Dân ca Thái)
I. YÊU CẦU:
- Biết hát theo giai điệu và thuộc lời 1.
- Biết đây là bài hát của dân tộc Thái ở Tây Bắc.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Đàn và hát thuân thục bài Ngày mùa vui
- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ nội dung bài hát
-Chép lời một lên bảng thành 8 dòng, tương đương 8 câu hát.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của GV
H§ cña HS
 Học hát: Ngày mùa vui

1. Giới thiệu: Hương lúa chín và tiếng chim hót trong vườn, gợi lên
phong cảnh thiên nhiên thanh bình. Đó là phong cảnh của vùng nông
thôn, nơi đang có cuộc sống ấm no hạnh phúc, nơi có những con người
chăm chỉ lao động và biết yêu quê hương. Đó là nộ dung bài hát: Ngày
mùa vui, dân ca Thái (Tây Bắc)
2. Nghe bài hát
HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày.
3. Đọc lời ca:
HS đọc lời ca trên bảng.
GV hỏi: Trong bài hát có từ nào các em chưa hiểu? Nếu có, GV giải
thích từ khó.
Ví dụ từ “ nô nức” Nếu HS không hiểu, GV giải thích từ này có ý nghĩa
là sự đông vui, nhộn nhịp.
4. Luyện thanh: 1- 2 phút.
5. Tập hát từng câu:
GV hát mẫu câu một, sau đó đàn giai điệu câu này 2 - 3 lần, yêu cầu HS
nghe và hát nhẩm theo.
GV tiếp tục đàn câu một và bắt nhịp ( đếm 1-2) cho HS hát cùng với đàn
Tập tương tự với các câu tiếp theo
Khi tập xong 2 câu thì GV cho hát nối liền hai câu với nhau
GV hát hai câu, đàn giai điệu và yêu cầu HS hát cùng với đàn. GV nhắc
HS lấy hơi trước mỗi câu hát, ở dấu lặng đơn.
GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này
Tiến hành dạy những câu còn lại tương tự như trên.
6. Hát đẩy đủ cả bài.
- Cả lớp hát lời một
- Nửa lớp hát câu 1 - 4, nửa kia hát từ câu 5 - 8, rồi đảo lại.
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
GV yêu cầu HS khi hát thể hiện sự rộn ràng, sôi nổi.
8. Sử dụng một vài cách hát tập thể:

- Tập hát nối tiếp: Mỗi tổ hát 2 câu, nối tiếp nhau đến hết bài.
- Tập hát đối đáp: Hai tổ hát đối đáp, mỗi tổ hát một câu.
GV chỉ định từng cặp HS hát đối đáp.
* Củng cố bài
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng cử một HS bắt nhịp.
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe và cảm nhận
1-2 em đọc lời ca
HS nêu câu hỏi
HS luyện thanh
HS tập hát
HS thực hiện
HS tập lấy hơi khi hát
HS trình bày
HS thực hiện
HS hát đúng sắc thái
HS trình bày
HS thực hiện
HS trình bày
HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 14/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 15 Ngày soạn:
Tiết: 15 Ngày dạy:
Học Hát Bài: NGÀY MÙA VUI (tiếp theo)
Giới Thiệu Một Vài Nhạc Cụ Dân Tộc
I. YÊU CẦU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 và kết hợp vận động phụ hoạ.
- Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN.
- Tranh ảnh đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, chuẩn bị máy nghe, băng đĩa nhạc có âm thanh của
những nhạc cụ này.
- Đàn và hát thuần thục bài Ngày mùa vui. Chuẩn bị động tác phụ hoạ cho bài hát.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Học hát: Ngày mùa vui
1. Nghe bài hát
HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày
2. Trình bày lời một đã học.
GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến
hết lời một.
GV chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài.
3- HS đọc lời trên bảng
- GV chia lớp thành hai nửa. Nửa lớp hát lời một bằng nguyên âm
“La”, đồng thời nửa kia hát lời hai.
- Tập hát lời hai theo cách hát đối đáp.
GV chỉ định 2 HS trình bày
4. Hát đầy đủ cả hai lời
- Cả lớp hát hoà giọng cả hai lời, GV nhận xét
- Nửa lớp hát lời một , nửa kia hát lời hai, rồi đổi ngược lại.
- Cả lớp hát hai lời theo cách hát đối đáp.
5. Hát kết hợp vận động.
- GV mời 1 –2 HS học khá lên trước lớp, hát và vận động phụ hoạ
cho bài hát.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- Một vài nhóm HS lên hát và vận động phụ hoạ, GV nhận xét, cho
điểm tượng trưng.
* Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.
* Đàn bầu:GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn bầu chỉ có

một dây, nó còn có tên là độc huyền cầm. Âm thanh của đàn bầu
ngân nga, thánh thót.
* Đàn nguyệt:HS xem tranh, GV thuyết trình: Cây đàn này có thân
đàn hình tròn, giống như mặt trăng tròn nên được gọi là đàn nguyệt.
Một số nơi còn gọi là đàn kìm. Đàn nguyệt có hai dây.
*Đàn tranh:GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn tranh có 16
dây vì vậy còn có tên là đàn thập lục.
* Củng cố – Dặn dò:
Nhắc lại nội dung vừa học.
- Dặn dò HS về nhà tập hát tốt bài hát.
HS ghi bài
HS nghe
HS thực hiện
- Hát theo tổ
- Đọc lời ca theo tiết tấu
- HS tập lấy hơi sau mỗi câu
hát.
- Hát theo kiểu đối đáp
- 2 HS trình bày theo yêu cầu
HS thực hiện
HS trình bày
HS hát và vận động
HS thực hiện
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nhắc lại ND bài học
Hát ôn bài hát
Ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 15/36
Giáo án Âm Nhạc 3

Tuần: 16 Ngày soạn:
Tiết: 16 Ngày dạy:
Kể Chuyện Âm Nhạc: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC
Giới Thiệu Tên Nốt Nhạc Qua Trò Chơi
I. YÊU CẦU:
-Biết nội dung câu chuyện
-Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí nốt nhạc qua trò chơi.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Một vài tranh ảnh để giới thiệu về loài cá heo.
- Tập chỉ nốt nhạc trên bàn tay cho thuần thục.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Kể chuyện âm nhạc
Cá heo với âm nhạc
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe câu chuyện Cá heo với
âm nhạc.
Em nào có thể nói hiểu biết của mình về loài cá heo?
- GV treo tranh ảnh về cá heo và thuyết trình: Cá heo là loài cá
sống ở biển khơi. Chúng có trọng lượng khá lớn nhưng lại rất hiền
lành và thông minh. Trong các loài cá, cá heo là loài thông minh
nhất.
Chúng sống khá thân thiện với con người, đã có nhiều câu chuyện
kể về các heo cứu giúp những người bị nạn trên biển.
Con người đã nghiên cứu và nhận thấy những khả năng đặc biệt
của các heo. Trên thế giới có nhiều trung tâm huấn luyện cá heo để
biểu diễn hoặc để
cứu nạn trên biển.
Bây giờ các em nghe câu chuyện.
- GV đọc câu chuyện một lần, sau đó mời HS xung phong đọc lại.
- Điều gì đã khiến đàn cá heo bơi theo con tàu ra biển.

- Em nào có thể kể lại câu chuyện vừa nghe?
 Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.
Giới thiệu về các nốt nhạc:
Trên thế giới có hàng triệu bài hát, nhưng hầu hết những bài hát đó
chỉ sử dụng 7 nốt nhạc mà chúng ta làm quen hôm nay. Cũng
giống như với các chữ cái mà từ đó người ta có thể viết nên hàng
ngàn câu chuyện, 7 nốt nhạc này có thể viết nên những bản nhạc
diễn tả được mọi niềm vui, nỗi buồn, mọi tình cảm, suy nghĩ, tâm
trạng của con người. Chẳng lẽ 7 nốt nhạc này lạic ó phép màu thần
kỳ như vậy sao? Không phải như vậy. Những nốt nhạc này không
có phép thuật gì, sự thần kỳ chính ở tài năng của những nhạc sĩ,
những người biết cách sử dụng những nốt nhạc này.
Bảy nốt nhạc là:
Đô Rê Mi Pha Son La Si
- GV cho HS tập đọc kĩ tên 7 nốt nhạc, hướng dẫn cách phát âm
chuẩn xác. Yêu cầu các em tập viết vào vở rồi mới tiến hành trò
chơi “ bảy anh em” và “ Khuông nhạc bàn tay”
HS ghi bài
HS theo dõi HS phát biểu
HS theo dõi
HS nghe vµ c¶m nhËn
HS tr¶ lêi
HS theo dâi
HS nghe
HS tËp viÕt tªn nèt nh¹c vµo vë
HS tham gia
Năm Học 2010 - 2011 Trang 16/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 17 Ngày soạn:
Tiết: 17 Ngày dạy:

Ôn Tập Ba Bài Hát:
LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT, CON CHIM NON, NGÀY MÙA VUI.
I. YÊU CẦU:
- Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca.
-Biết hát kết hợp vận động theo nhạc
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe.
- Đàn và hát thuần thục ba bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui.
- Tranh ảnh minh hoạ cho ba bài hát.
- Một vài động tác minh hoạ cho ba bài hát.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
- Hát kết hợp gõ theo phách:
GV làm mẫu câu 1 và 2 HS hát và tập gõ đệm cả bài hát
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp:
GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định 2 HS song ca kết hợp gõ theo nhịp.
 Ôn tập bài hát:
Con chim non
- Hát kết hợp vận động:
+ hát và vỗ tay theo nhịp 3: GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ
trình bày.
+ Hát và bước chân theo nhịp 3: GV chỉ định một vài nhóm lên
trình bày trước lớp.
+ Hát và tập đánh nhịp 3: GV hướng dẫn đánh nhịp
3.động tác thực tế mềm mại và uyển chuyển hơn
so với sơ đồ. GV hát và đánh nhịp làm mẫu rồi hướng dẫn HS
thực hiện. Sau đó chỉ định một vài HS trình bày.

 Ôn tập bài hát:
Ngày mùa vui:
- Hát kết hợp gõ theo phách:
GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp và vận động:
GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát
GV yêu cầu HS tập biễu diễn bài hát bằng các hình thức song ca,
tốp ca.
* Củng cố – Dặn dò:
- Dặn dò HS về nhà tập biểu diễn tốt hơn nữa các bài hát đã ôn.
HS ghi bài
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện
HS trình bày
HS ghi bài
HS thực hiện
HS tập đánh nhịp
HS thực hiện
HS trình bày
HS tập hát kết hợp gõ đệm và
vận động
HS trình bày
- Lắng nghe, ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 17/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 18 Ngày soạn:
Tiết: 18 Ngày dạy:
TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC

I. YÊU CẦU:
- HS biểu diễn một cách tự nhiên các bài hát đã học trong học kỳ I.
- Khuyến khích HS sự tự tin khi trình bày các bài hát. Động viên các em nhiệt tình trong hoạt
động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.
- GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của các em.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Sổ điểm cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Biểu diễn các bài hát đã học
- Mỗi HS sẽ trình bày hai bài hát, một bài đơn ca, một bài hát theo
tổ:
- Hình thức đơn ca, mỗi em tự chọn một bài hát đã học và lên trình
bày trước lớp.
Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ
hoạ hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp.
Trình bày theo tổ, tổ trưởng sẽ chọn bài hát và bắt nhịp cho các
bạn cùng trình bày.
Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ hoạ hoặc dùng
nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của các em.
- Khuyến khích GV sự tự tin khi trình bày các bài hát. Động viên
các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp
học.
HS trình bày bài hát
* Nhận xét : Tuyên dương những HS hát hay, múa đẹp. Nhắc nhở
những HS hát chưa tốt.
HS ghi bài
HS ghi nhớ cách trình bày
HS ghi nhớ cách trình bày

HS thực hiện
- Lắng nghe GV nhận xét
Năm Học 2010 - 2011 Trang 18/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 19 Ngày soạn:
Tiết: 19 Ngày dạy:
Học Hát Bài: EM YÊU TRƯỜNG EM
(Nhạc Và Lời: Hoàng Vân)
I. YÊU CẦU:
- Biết hát theo giai điệu và thuộc lời 1, biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo pháhc và theo tiết tấu lời ca.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN.
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài: Em yêu trường em
- Băng nhạc, máy nghe,tranh vẽ cô giáo và các HS quây quần trong sân trường.
- Chép lời một lên bảng (hai dòng là một câu hát)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Học hát: Em yêu trường em
1.Giới thiệu về bài hát:Mái trường thân
thương giống như một gia đình, nơi có
bạn bè và thầy cô giáo,nơi chúng ta học
tập, rèn luyện để trở thành những người
tốt, mai sau xây dựng cuộc sống. Hình
ảnh về mái trường với bạn bè, thầy cô,lớp
học,sách vở,bút mực,bảng đen,phấn trắng
sẽ mãi không phai mờ trong tâm trí của
chúng ta.Đó là nội dung bài hát Em yêu
trường em mà chúng ta sẽ học trong tiết
này.

2. Nghe bài hát:
HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do GV
trình bày.
3.Đọc lời theo tiết tấu lời caGV gõ hình
tiết tấu làm mẫu khoảng 2-3 lần
HS tập đọc lời và kết hợp gõ tiết tấu lời
ca.
5.Luyện thanh: 1-2 phút.
6. Tập hát từng câu: GV hát mẫu câu
một, sau đó đàn giai điệu câu này2-3 lần,
yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo.
GV tiếp tục đàn câu một và bắt nhịp(1-2)
cho học sinh hát cùng với đàn.
Tập tương tự với các câu tiếp theo.
GV hát hai câu,đàn giai điệu và yêu cầu
HS hát cùng với đàn. GV nhắc học sinh
lấy hơi mỗi câu hát .
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe và cảm nhận
1-2 em đọc lời ca
HS theo dõi
HS đọc lời
HS luyện thanh
HS tập hát
HS thực hiện
HS tập lấy hơi
HS trình bày
HS hát lời 1
HS trình bày

HS hát đúng sắc thái tình cảm
HS thực hiện
HS thực hiện
Năm Học 2010 - 2011 Trang 19/36
Giáo án Âm Nhạc 3
GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này.
Tiến hành dạy những câu tiếp theo tương
tự.
7. Hát đầy đủ lời một:
- Cả lớp cùng hát hoà giọng.
8. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn
chỉnh:
GV yêu cầu HS hát thể hiện sự sôi nổi,
vui tươi và nhí nhảnh.
9. Sử dụng một vài cách hát tập thể:
- Một HS hát từ đầu đến “muôn vàn yêu
thương”, tất cả hát hoà giọng phần tiếp
theo.
- Tập hát đối đáp: Chia lớp thành hai
nữa,mổi bên hát một câu, đối đáp đến hết
bài(lời 1).
- Tập hát và gõ tiết tấulời ca: chia lớp
thành hai nửa, một bên hát câu 1-3-5-7,
mmột bên gõ theo tiết tấu lời ca câu 2-4-
6-8. Sau đó đổi lại cách trình bày.
10. Trình bày hoàn chỉnh:
GV dạo nhạc, lời một dùng cách hát đối
đáp. GV dạo nhạc giửa bài, lần hai dùng
cách hát lĩnh xướng. Kết thúc bài bằng
cách hát câu cuối thêm một lần.

11. Củng cố bài:
- Từng tổ đứng tại chổ trình bày bài hát,
tổ trưởng cử một học sinh bắt nhịp.
- GV dặn HS về nhà tiếp tục tập hát để
thuộc lời cavà hát tự nhiên,rõ lời
HS trình bày
HS thực hiện
- HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 20/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 20 Ngày soạn:
Tiết: 20 Ngày dạy:
Học Hát Bài: EM YÊU TRƯỜNG EM;
Ôn Tập Tên Nốt Nhạc
I. YÊU CẦU:
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời 2.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ và tập biểu diễn bài hát.
- Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Nhạc cụ quen dùng. Băng nhạc, máy nghe.
- Đàn và hát thuần thục bài Em yêu trường em.
- Chuẩn bị một số động tác vận động phụ hoạ.
- Chép lời hai lên bảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong tiết dạy
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Học hát: Em yêu trường em
1.Nghe bài hát:

HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày.
2.Trình bày lời một đã học:
Theo cách hát đối đáp:
GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nữa hát một câu đối đáp nhau
đến hết lời một.
GV chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài.
3.Tập hát lời hai:
- HS đọc lời hai trên bảng.
- GV chia lớp thành hai nửa. Nửa lớp hát lời một bằng nguên âm
“ La”, đồng thời nửa kia hát lời hai.
GV nhắc HS lấy hơi hai lần mỗi câu hát.
GV chỉ định 1-2 học sinh hát lời hai, GV nhận xét và hướng dẫn
những chỗ cần thiết.
4. Hát đầy đủ cả hai lời:
- Cả lớp hát hoà giọng cả hai lời,GV nhận xét.
- Nửa lớp hát lời 1,nửa kia hát lời 2,rồi đổi lại phần trình bày.
5. Trình bày bài hát:
HS ghi bài
HS theo dõi
HS thực hiện theo yêu cầu của
GV
HS chú ý lấy hơi
HS trình bày theo tổ
HS hát 2 lời
HS đọc lời ca
HS thực hiện
HS chú ý lấy hơi
1-2 HS thực hiện
HS tập hát theo hướng dẫn của
GV

GV yêu cầu các em thể hiện sự trong sáng và sôi nổi trong bài
hát.
6. Tập một vài cách hát tập thể:
7. Hát kết hợp vận động:
- GV mời 1-2 HS học khá lên trước lớp, hát và vận động phụ
hoạ cho bài hát.
- Một vài nhóm HS lên hát và vận động phụ hoạ, GV nhận xét,
cho điểm tượng trưng.
 Ôn tập tên nốt nhạc
- GV hướng dẫn lại về vị trí nốt nhạc qua trò chơi “Khuông nhạc
bàn tay”.
Giới thiệu thêm nốt nhạc Đố ở khe 3.
- GV chỉ định 2 HS ở hai tổ lên bảng:
+ Em A nói tên nốt, em B chỉ lên khuông nhạc bàn tay.
+ Em B chỉ lên khuông nhạc bàn tay, em A phải theo dõi và đọc
thành tên nốt.
Em nào sai là thua, sẻ trỡ về chỗ để HS khác lên chơi thay.
GV đánh giá việc nhớ tên nốt nhạc của các tổ.
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện hát kết hợp vận
động
HS trình bày
HS tham gia
HS thực hiện
Năm Học 2010 - 2011 Trang 21/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 21 Ngày soạn:
Tiết: 21 Ngày dạy:
Học Hát: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG

(Nhạc Và Lời: Hoàng Lân)
I. YÊU CẦU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
-Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
-Nhạc cụ quen dùng
-Đàn và hát thuần thục bài Cùng múa hát dưới trăng
-Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ(trang 20 trong tập bài hát lớp 3)
-Chép lời lên bảng, hai dòng là một câu hát.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định tổ chức: Quản ca bắt hát tập thể
2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS hát biểu diễn bài hát: Em yêu trường em, Nhạc và lời?
1 em nói vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay.
3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Học hát: Cùng múa hát dưới trăng
1. Giới thiệu về bài hát
Vào một đêm trăng sáng, ở trong khu rừng nhỏ. Mẹ con nhà thỏ cùng
nhau nắm tay vui múa hát. Những con thú trong rừng cũng tìm đến và
hoà chung nhịp múa cùng gia đình thỏ. Âm nhạc và ca hát không chỉ
đem lại niềm vui cho con người mà còn đem lại tình thân ái cho các
loài vật. Bài hát Cùng múa hát dưới trăng miêu tả khung cảnh thiên
nhiên thanh bình và tình thân ái giữa những con thú ngộ nghĩnh, đáng
yêu.
2. Nghe bài hát:Học sinh nghe bài hát qua băng đĩa.
3. đọc lời ca:
HS đọc lời ca chép trên bảng.
4. Luyện thanh 1-2 phút.
5. Tập hát từng câu(hai dòng là một câu hát):
GV hát mẫu câu một, sau đó đàn giai điệu câu này2-3 lần, yêu cầu

HS nghe và hát nhẩm theo.
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe và cảm nhận
1-2 em đọc lời ca
HS luyện thanh
HS tập hát
HS nghe giai điệu.
GV tiếp tục đàn câu một và bắt nhịp(đếm 1-2) cho học sinh hát hoà
cùng tiếng đàn.
Tập tương tự với các câu tiếp theo.
Khi tập xong hai câu thì GV cho hát nối liền hai câu với nhau
GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này.
Tiến hành dạy những câu còn lại theo cách tương tự.
6. Hát đầy đủ cả bài:Hát cả bài hai lần.
Một vài học sinh trình bày bài hát.
7. Sử dụng một vài cách hát tập thể:
- Tập hát đối đáp: chia lớp thành hai nửa, một dãy hát câu 1-3, dãy
kia hát câu 2-4, câu 5 cả hai cùng hát.
- Tập hát nối tiếp: 4 tổ trong lớp, mổi tổ hát một câu, câu 5 cả lớp
cùng hát.
- Tập hát lĩnh xướng: Một học sinh hát câu 1-2, cả lớp hát câu 3-4-5.
8. Trình bày bài hát:GV yêu cầu HS hát nhẹ nhàng, thể hiện tính chất
mềm mại của bài hát.
9. Củng cố bài:
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng bắt nhịp.
HS tập hát
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện

HS trình bày
HS trình bày
Năm Học 2010 - 2011 Trang 22/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 22 Ngày soạn:
Tiết: 22 Ngày dạy:
Ôn Tập Bài Hát: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG
Giới Thiệu Khuông Nhạc Và Khóa Son
I. YÊU CẦU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, kết hợp vận động phụ hoạ bài hát.
-Biết khuông nhạc, khoá Son và các nốt trên khuông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng. Băng nhạc, máy nghe.
- Đàn và hát thuần thục bài Cùng múa hát dưới trăng. - Tranh ảnh minh hoạ. Chuẩn bị một vài
động tác múa minh hoạ cho bài hát.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Quản ca bắt hát tập thể. Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát
2. Bài cũ: Gọi HS hát bài Cùng múa hát dưới trăng ( 2 em)
? Bài hát nhạc và lời do ai sáng tác? Nội dung bài hát?
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng
- Nghe bài hát: GV mở băng nhạc hoặc tự trình bày bài hát.
- Ôn tập: Cả lớp trình bày bài hát hai lần
- Tập hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa, một dãy hát câu 1 –3, dãy
kia hát câu 2 – 4, câu 5 cả hai dãy cùng hát.
-Hát kết hợp vận động:
GV hướng dẫn HS hát và bước chân theo nhịp 3.
GV hướng dẫn học HS hát và múa theo động tác đã chuẩn bị.
GV chỉ định một nhóm 4-5 em lên trình bày.

HS ghi bài
HS nghe bài hát
HS thực hiện
HS trình bày
HS hát và vận động
HS trình bày
 Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son.
-Giới thiệu về khuông nhạc.Để viết được bản nhạc hoặc bài hát,
ngoài việc sử dụng nốt nhạc, chúng ta phải biết kẻ khuông nhạc.
GV kẽ mẫu một khuông nhạc trên bảng, sau đó hướng dẫn các em
tập kẽ khuông, kẽ 5 dòng từ trên xuống dưới.
Tập đọc tên các dòng và khe.
-Giới thiệu về khoá Son:
Khoá là ký hiệu để chúng ta biết vị trí nốt nhạc trên khuông. Trong
âm nhạc có một vài loại khoá khác nhau nhưng khoá Son là thông
dụng nhất.
GV viết khoá Son lên bảng và hướng dẫn HS tập viết tên khuông
nhạc trong vở.
-Nhận biết tên các nốt trong khuông: GV viết các nốt Đô-Rê- Mi –
Pha – Son – La - Xi lên khuông nhạc, bên dưới đề tên từng nốt.
GV chỉ vào từng nốt để HS tập đọc tên, sau đó xoá tên nốt để HS tự
nhớ vị trí các nốt.
* Củng cố-Dặn dò: GV điều khiển cuộc thi giữa các tổ: Một HS
đứng dưới nói tên một nốt bất kì, một HS khác chỉ vào vị trí nốt đó
trên khuông(mỗi lần 5 nốt). Em nào thua cuộc sẽ về chỗ để HS khác
thực hiện.
HS ghi nội dung
HS theo dõi
HS tập kẻ khuông nhạc
HS tập đọc tên

HS theo dõi
HS tập viết khoá Son
HS nhận biết tên nốt nhạc
HS tham gia cuộc thi
Năm Học 2010 - 2011 Trang 23/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 23 Ngày soạn:
Tiết: 23 Ngày dạy:
GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC
I. YÊU CẦU:
- Tập biểu diễn một số bài hát đã học. Nhận biết một số hình nốt nhạc. Tập viết các hình nốt
nhạc Biết nội dung câu chuyện Du Bá Nha-Chung Tử Kỳ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Tranh vẽ các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Tranh vẽ minh hoạ câu chuyện Bá Nha-Tử Kỳ.
III . HOẠ T ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Giới thiệu một số hình nốt nhạc:
Trong các bài hát, luôn có chỗ hát nhanh, hát chậm, có chỗ ngân dài,
có chỗ ngân ngắn. vì trong bài hát, những chỗ đó dùng nốt nhạc có
trường độ khác nhau. Trường độ của các nốt nhạc được biểu hiện bằng
các loại hình nốt mà các em được làm quen sau đây:
- Nốt trắng: gồm thân nốt hình bầu dục và đuôi nốt.
- Nốt đen: nốt đen giống như nốt trắng nhưng thân nốt được tô đen
- Nốt móc đơn: nốt móc đơn giống như nốt đen nhưng có thêm dấu
móc hình vòng cung.
- Nốt móc kép: nốt móc kép giống như nốt móc đơn nhưng có hai dấu
móc hình vòng cung.
 Tập viết các hình nốt nhạc trên:
- GV yêu cầu HS tập viết 4 loại hình nốt trên vào vở, chưa cần viết trên

khuông nhạc.
- Trong 4 loại hình nốt các em làm quen, ngân dài nhất là nốt trắng, rồi
đến nốt đen, nốt móc đơn và ngân ngắn nhát là nốt móc kép.
Trong âm nhạc, người ta quy định nốt trắng ngân dài = 2 nốt đen= 4
nốt mó đơn=8 nốt móc kép.
Ví dụ trong thời gian một người đang hát một nốt trắng, người khác có
thể hát được 4 nốtmóc đơn, người khác hát được 8 nốt móc kép…
- GV hỏi về đặc điểm của từng loại hình nốt:
+ Hình nốt nào có hai dấu móc hình vòng cung?(Nốt móc kép).
+ Hình nốt nào có thân nốt để trắng?(nốt trắng).
+ hình nốt nào có một dấu móc hình vòng cung?(nốt móc đơn).
+ hình nốt trắng khác hình nốt đen ở điểm nào?…
 Nghe kể chuyện
HS ghi bài
HS theo dõi
HS theo dõi
HS tập viết các hình nốt
HS nghe và nhắc lại
HS theo dõi
HS suy nghĩ và trả lời
HS nghe kể chuyện
GV đọc câu chuyện Bá Nha- Tử Kỳ và đặt một vài câu hỏi:
- Trong hai người, ai là người biết chơi đàn?- Vì sao hai người lại kết
thành đôi bạn thân?- Vì sao Bá Nha thề không bao giờ chơi đàn nữa?
( vì bạn thân của ông đã mất và vì ông thấy không còn ai biết thưởng
thức, hiểu được tiếng đàn của mình)
GV nêu tính giáo dục của câu chuyện: các em phải cố gắng học tập
môn âm nhạc để hiểu biết những nét của nghệ thuạt này. nếu không trở
thành ca sĩ hoặc nhạc công tài giỏi, chúng ta cũng biết thưởng thức cái
hay, vẽ đẹp của các bài hát, bản nhạc

HS suy nghĩ và trả lời(Bá
Nha) ( vì cả hai đều am
hiểu về âm nhạc, một
người chơi đàn hay, một
người thưởng thức giỏi).
HS ghi nhớ và nhắc lại
Năm Học 2010 - 2011 Trang 24/36
Giáo án Âm Nhạc 3
Tuần: 24 Ngày soạn:
Tiết: 24 Ngày dạy:
Ôn Tập Hai Bài Hát:
EM YÊU TRƯỜNG EM, CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG
Tập Nhận Biết Tên Một Số Nốt Nhạc Trên Khuông
I. YÊU CẦU:- Biết hát đúng gia điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát. Biết biểu diễn bài hát.
-Biết gọi tên nốt, kết hợp hình nốt trên khuông nhạc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe.
- Tranh, ảnh minh hoạ cho nội dung hai bài hát.
- Chép khuông và một số nốt nhạc để giới thiệu tên nốt và hình ốt trên khuông nhạc.
- Đàn và hát thuần thục hai bài hát Em yêu trường em và Cùng múa hát dưới trăng.
- Tập vận động theo nhịp 3/8 để minh hoạ cho bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 Ôn tập bài hát: Em yêu trường em
- GV treo bức tranh và yêu cầu HS tả nội dung bức tranh: - GV hỏi
đó là nội dung bài hát nào đã học?
- GV đệm đàn, HS trình bày bài hát.
- GV yêu cầu HS vừa hát vừa vận động như đã ôn tập(tiết 22). Sau
đó mời một nhóm 3-4 em lên trình bày trước lớp.
 Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng

- GV: Các em đã hát bài Cùng múa hát dưới trăng.Em nào biết tác
giả bài hát này là ai?
- Em nào có thể nói về nội dung của bài hát?
- GV mở băng hoặc trình bày bài hát.
- GV hướng dẫn từng động tác một
- Khi HS tập thuần thục, GV mời một số em lên trình bày trước lớp.
 Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông
- GV treo bảng phụ có khuông nhạc, khoá Son và nốt nhạc:
- GV chỉ vào một vài dòng và khe, yêu cầu HS đọc tên những dòng,
khe đó.
- Viết chữ Rê,Pha, La lên bảngvà hỏi: Em nào xung phong nhắc lại
vị trí của nốt Rê, Pha, La?
GV: Các em nghe đàn 3 nốt Rê;Pha;La
- Tương tự , GV hỏi HS về vị trí nốt Đô, Mi, Son, và Rê, Son, Si
trên khuông nhạc?.
- ở tiết trước ( tiết 20), các em đã tập nhận biết tên nốt nhạc trên “
Khuông nhạc bàn tay” Em nào xung phong chỉ nốt Rê, Son, Đố trên
bàn tay?
Em nào xung phong chỉ nốt Đồ, mi, la trên bàn tay?
Em nào xung phong lên bảng, chỉ các nốt nhạc trên bàn tay để đố
các bạn?
Sau khi HS thực hiện, GV nhận xét và cho điểm.
- Nốt nhạc hoàn chỉnh gồm tên nốt và hình nốt
- GV kẻ khuông và viết khoá Son.
- GV viết nốt Son trắng lên khuông nhạc và nói: Chúng ta tô đen
thân nốt thành nốt Son đen – thêm dấu móc vào, thành nốt Son móc
đơn – thêm dấu móc nữa, thành nốt Son móc kép.
- Hãy đọc hoàn chỉnh tên những nốt sau:
- GV kẻ hai khuông nhạc lên bảng, mời HS xung phong lên viết
những nốt nhạc sau:

Son đen: Pha móc đơn; Mi móc kép, Rê móc kép; Đồ đen.
- Về nhà các em tập viết từ nốt Đồ đến nốt Si, ở hình nốt móc đơn.
HS trả lời: Cô giáo và các
bạn HS ở trong sân trường.
Bức tranh đó tả nội dung bài
Em yêu trường em.
HS ghi bài
HS trả lời
HS nghe bài hát
HS tập vỗ đệm
HS ghi bài
HS theo dõi
HS thực hiện
HS đọc tên dòng và khe
HS nghe
HS thực hiện
HS thực hiện
HS theo dõi
HS theo dõi
HS viết nốt nhạc
HS ghi nhớ
Năm Học 2010 - 2011 Trang 25/36

×