Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 cả năm_CKTKN_Bộ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.89 KB, 50 trang )

TUẦN 1:
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
MĨ THUẬT
Tiết 1 XEM TRANH THIẾU NHI (Đề tài môi trường)
I/ MỤC TIÊU :
 HS tiếp xúc, làm quen với tranh vẽ của thiếu nhi, của họa sĩ.
 Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài môi trường.
 Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
 Đối với HS khá, giỏi: Chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em
yêu thích.
 Đối với HS chưa đạt chuẩn: Tập mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc
trên tranh.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh thiếu nhi bảo vệ môi trường và đề tài khác. Tranh của họa sỹ vẽ
cùng đề tài.
 HS: Vở tập vẽ, bút chì màu, sưu tầm tranh, ảnh về môi trường.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Xem tranh.
* GV giới thiệu tranh về đề tài môi trường để HS quan sát.
- GV giới thiệu những hoạt động về bảo vệ môi trường trong cuộc sống.
- GV giới thiệu 1 số tranh của thiếu nhi về các đề tài khác nhau và gợi ý để HS nhận
ra :
+ Đề tài về bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng.
- GV nhấn mạnh : Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được
những bức tranh đẹp để chúng ta cùng xem.
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ hoạt động gì ?
+ Những hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh.
+ Hình dáng, động tác của các hình ảnh chính như thế nào ? Ở đâu ?


+ Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh ?
- GV nhất mạnh : Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái
đẹp.
Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình.
 Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét. Khen gợi, động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận
xét hay phù hợp với nội dung của tranh.
3. Củng cố- Dặn dò.
- Nhắc lại nội dung 2 tranh vừa xem
- Nhận xét chung tiết học.
- Tập vẽ các bức tranh về đề tài môi trường bằng sự sáng tạo của em.
- Chuẩn bị: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm – Mang theo màu, bút chì,
vở tập vẽ ….
TUẦN 2:
Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
MĨ THUẬT
Tiết 3 VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM
I/ MỤC TIÊU :
 Tìm hiểu cách trang trí đường diềm.
 Cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm.
 Hoàn thành các bài tập ở lớp.
 Đối với HS khá, giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Đồ vật có trang trí đường diềm. Hình gợi ý cách vẽ.
 HS: Vở tập vẽ, bút chì màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:

Hoạt động 1: Quan sát, nhật xét.
* GV giới thiệu đồ vật có trang trí đường diềm.
- GV giới thiệu đường diềm và tác dụng của chúng.
- GV chó Hs xem mẫu đường diềm đã chuẩn bị và hỏi :
+ Em có nhận xét gì về đường diềm này ?
+ Có những họa tiết nào ở đường diềm ?
+ Các họa tiết được sắp xếp như thế nào ?
+ Những màu nào được vẽ trên đường diềm ?
 Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở vở tập vẽ.
- GV lưu ý HS :
+ Cách phác trục để vẽ họa tiết đối xứng.
+ Khi vẽ cần phác nét nhẹ trước để có thể tẩy sửa.
- Tiếp tục hướng dẫn HS cách vẽ màu vào đường diềm.
- HS chọn màu trong sáng, hài hòa.
3. Củng cố- Dặn dò.
- Xem lại cách trang trí.
- Chuẩn bị: Vẽ họa tiết đường diềm trong tiết thực hành .
TUẦN 3:
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011
MĨ THUẬT
Tiết 5 Vẽ theo mẫu : VẼ QUẢ
I/ MỤC TIÊU :
 Nhận biết màu sắc, hình dáng, tỉ lệ một vài loại quả.
 Biết cách vẽ quả theo mẫu.
 Vẽ được hình quả và vẽ màu theo ý thích.
 Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình quả cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Một vài loại quả thật. Hình gợi ý cách vẽ.
 HS: Vở tập vẽ, bút chì màu.

III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: Vẽ quả
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhật xét.
- GV giới thiệu một vài loại quả và đặt câu hỏi :
+ Tên các loại quả .
+ Đặc điểm, hình dáng.
+ Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận.
+ màu sắc của các loại quả.
- GV tóm tắt những đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại quả và
nêu yêu cầu, mục đích của bài vẽ quả, sau đó hướng dẫn HS cách vẽ.
 Hoạt động 2: Cách vẽ quả.
- GV đặt vật mẫu ở vị trí thích hợp, sau đó hướng dẫn cách vẽ theo thứ tự :
+ So sánh, ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung cho
vừa mới với phần giấy.
+ Vẽ phác hình quả.
+ Sửa hình cho giống quả mẫu.
+ Vẽ màu theo ý thích.
3. Củng cố- Dặn dò.
- Chấm điểm bài vẽ của học sinh
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ theo mẫu. Vẽ quả: Tìm các loại quả quen thuộc để làm vật mẫu
thực hành cho tiết sau.
TUẦN 4:
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2011
MĨ THUẬT
Tiết 7 Vẽ tranh đề tài : TRƯỜNG EM
I/ MỤC TIÊU :

 Hiểu nội dung đề tài trường em.
 Biết cách vẽ tranh về đề tài trường em.
 Vẽ được tranh về đề tài trường em.
 Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình quả cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù
hợp.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh đề tài: Trường em.
 HS: Vở tập vẽ, bút chì màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC:
Kiểm tra vở vẽ và đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Vẽ tranh đề tài : TRƯỜNG EM
* Giới thiệu bài :
GV dùng tranh đề tài : Trường em, giúp các em nhận biết rõ hơn về đề tài
trường học.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV tiếp tục sử dụng tranh đề tài : Trường em và đặt câu hỏi gợi ý :
+ Đề tài về nhà trường có thể vẽ những gì ? (giờ học trên lớp, các hoạt động ở
sân trường trong giờ ra chơi,…).
+ Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh ?( cây, người,
vườn hoa,…).
+ Cách sắp xếp hình, cách vẽ màu như thế nào để rõ được nội dung ?
 Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý để HS chọn nội dung phù hợp với khả năng của mình.
+ Đi học ; Vui chơi ở sân trường.
+ Giờ học tập trên lớp; Học nhóm.
+ Cảnh sân trường trong ngày lễ hội,….
- Chọn hình ảnh chính, phụ để làm rõ nội dung cho bức tranh.
- Cách sắp xếp các hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối.

- Vẽ màu theo ý thích.
3. Củng cố- Dặn dò.
- Chấm điểm bài vẽ của học sinh
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ tranh : Đề tài trường em: Xem khung cảnh trường học chuẩn bị
thực hành.
TUẦN 5:
Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2011
MĨ THUẬT
Tiết 9 Tập nặn tạo dáng: NẶN QUẢ
I/ MỤC TIÊU :
 HS nhận biết hình khối của một số quả.
 Biết cách nặn quả.
 Nặn được một vài quả gần giống với mẫu.
 Đối với HS khá, giỏi: hình nặn cân đối, gần giống mẫu.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh một số loại quả. Một vài quả thật : cam, chuối, xoài …
 HS: Đất nặn.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Tập nặn tạo dáng: Nặn quả
GV dùng tranh, mẫu giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu vài loại quả và đặt câu hỏi gợi ý :
+ Tên của quả.
+ Đặc điểm, hình dáng, màu sắc và sự khác nhau của một vài loại quả.
- Gợi ý cho HS chọn quả để nặn.
 Hoạt động 2: Cách nặn quả.
- GV hướng dẫn HS :

+ Nhào, bóp đất nặn cho dẻo, mềm.
+ Nặn thành khối có dáng của quả trước.
+ Nắn, gọt dần cho giống với quả mẫu.
+ Sửa hoàn chỉnh và gắn, dính các chi tiết (cuống, lá).
Hoạt động 3: Thực hành.
- GV đặt một số quả ở vị trí như vẽ theo mẫu, gợi ý HS chọn quả để nặn.
- HS dùng bảng con đặt trên bàn để nhào nặn đất, không làm rơi đất, không bôi bẩn
lên bàn hoặc quần áo.
- GV đến từng bàn để gợi ý hướng dẫn bổ sung.
- Nhắc HS nặn như đã hướng dẫn.
- Yêu cầu HS vừa quan sát mẫu vừa nặn.
* Lưu ý: Nếu đa số học sinh không có đất nặn thì giáo viên cho học sinh thực hành
vẽ trong vở tập vẽ
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét, đánh giá xếp lọai một số bài nặn đẹp.
- Khen gợi, động viên HS có bài nặn đẹp.
3. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Tập nặn tạo dáng. Nặn quả (t.t): Tập nặn tạo dáng tự do, nặn hoặc xé
dán hình quả.
TUẦN 6:
Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2011
MĨ THUẬT
Tiết 11 Vẽ trang trí:
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG
I/ MỤC TIÊU :
 Hiểu thêm về trang trí hình vuông. Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình
vuông.
 Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.
 Đối với HS khá, giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.

II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Một số đồ vật có trang trí dạng hình vuông. Hình minh họa trang trí hình
vuông.
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Vẽ trang trí: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông
GV dùng tranh, mẫu giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu một số đồ vật dạng hình vuông :
+ Sự khác nhau về cách trang trí ở các hình vuông : về họa tiết, cách sắp xếp các họa
tiết và màu sắc.
+ Họa tiết thường dùng để trang trí hình vuông : hoa, lá, chim, thú.
+ Họa tiết chính, phụ. Họa tiết phụ ở các góc giống nhau. Đậm nhạt và màu họa tiết.
 Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình vuông.
- GV giới thiệu cách vẽ họa tiết :
+ Quan sát hình a để nhận ra các họa tiết và tìm cách vẽ tiếp.
+ Vẽ họa tiết ở giữa hình vuông trước : Dựa vào các đường trục để vẽ cho đều (H.b)
+ Vẽ họa tiết vào các góc và xung quanh sau để hoàn thành bài vẽ.
- Gợi ý HS vẽ màu :
+ Trước khi vẽ màu nên chọn lựa màu cho họa tiết chính, họa tiết phụ và màu nền.
+ Nên vẽ màu vào họa tiết chính hoặc nền trước, vẽ màu các họa tiết phụ sau.
- Cho HS vẽ mẫu ngoài giấy nháp.
* Hoạt động 3 : Thực hành.
- HS làm bài.
- Nhắc HS nhìn đường trục để vẽ họa tiết, GV có thể gợi ý các em cách tìm và vẽ
màu.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS nhận xét về :

+ Vẽ họa tiết (đều hay chưa đều)
+ Cách vẽ màu họa tiết, màu nền.
+ Vẽ màu cả bài (màu có ra ngoài họa tiết không ?)
- GV gợi ý để HS tìm bài vẽ đẹp và xếp loại.
3. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ trang trí : Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông(t.t): mang vở
vẽ, bút chì màu, bút chì,… tiết sau thực hành.
TUẦN 7:
Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011
MĨ THUẬT
Tiết 13 Vẽ theo mẫu: VẼ CÁI CHAI
I/ MỤC TIÊU :
 Nhận biết đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của một vài loại chai.
 Biết cách vẽ cái chai. Vẽ được cái chai theo mẫu.
 Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Một số chai có hình dáng khác nhau, chất liậu khác nhau.
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Vẽ cái chai
GV dùng tranh, mẫu giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu vẽ và gợi ý để HS quan sát, nhận xét về hình dáng, màu sắc
cái chai :
+ Các phần chính của cái chai : miệng, cổ, vai, thân và đáy chai (H.1).
+ Chai thường được làm bằng thủy tinh, có thể là màu trắng đục, màu xanh
đậm hoặc màu nâu.

- GV cho HS quan sát một vài cái chai để các em thấy tõ hơn về hình dáng khác nhau
của chúng.
 Hoạt động 2: Cách vẽ cái chai.
- GV cho HS chọn mẫu và vẽ.
- Bố cục bài vẽ vào phần giấy.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu và hình hướng dẫn để nhận ra cách vẽ cái chai nên
theo thứ tự :
+ Vẽ phác khung hình của chai và đường trục (H.3a)
+ Quan sát mẫu để so sánh tỉ lệ các pầhn chính của chai (cổ, vai, thân H.3b)
+ Vẽ phác nét mờ hình dáng chai.
+ Sửa những chi tiết cho cân đối.
 Hoạt động 3: Thực hành.
- GV quan sát và gợi ý cho một số HS :
+ Điều chỉnh vị trí đặt mẫu sao cho tất cả HS đều nhìn rõ.
+ Nhắc lại ngắn gọn cách vẽ hình khi số đông HS còn lúng túng.
- Giới thiệu những bài vẽ đẹp, chỉ ra những lỗi điển hình mà nhiều HS thường mắc
phải để các em rút kinh nghiệm.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét :
+ Hình dáng cái chai nào giống với mẫu hơn ?
+ bài nào có bố cục đẹp, bố cục chưa đẹp ?
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ cái chai (t.t): giấy vẽ, bút chì màu, bút chì,… tiết sau thực hành.
TUẦN 8:
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
MĨ THUẬT
Tiết 15 Vẽ tranh: VẼ CHÂN DUNG
I/ MỤC TIÊU :
 Hiểu đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người.

 Biết cách vẽ chân dung. Tập vẽ được chân dung người thân trong gia đình
hoặc bạn bè đơn giản.
 Đối với HS khá, giỏi: Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng. Sắp xếp hình vẽ cân
đối, màu sắc phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh chân dung khác nhau. Tranh in trong bộ ĐDDH.
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Vẽ chân dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung.
- GV giới thiệu một số tranh chân dung của các họa sĩ và thiếu nhi gợi ý HS thấy
được :
+ Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hay toàn thân ? (tranh chân dung
thường vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, thể hiện được những đặc điểm tiêng của
người được vẽ).
+ Tranh chân vẽ những gì ? (hình dáng khuôn mặt, các chi tiết : mắt, mũi, miệng, tóc,
tai, …)
+ Ngoài khuôn mặt còn vẽ gì nửa ? (cổ, vai, thân).
+ Màu sắc của toàn bộ bức tranh, của các chi tiết ?
+ Nét mặt người trong tranh như thế nào ? (người già, trẻ, vui, buồn, hiền hậu, tươi
cười, hóm hỉnh, trầm tư, …)
- HS lựa chọn và phát biểu về bức tranh mà các em thích.
 Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ :
+ Có thể quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ.
+ Dự định về khuôn mặt, nửa người hay toàn thân.
+ Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng.
+ Vẽ hình khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ, vai sau.

+ Sau đó vẽ các chi tiết : mắt, mũi, miệng, tai.
- GV giới thiệu ở hình gợi ý cách vẽ màu :
+ Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước (khuôn mặt, áo, tóc, nền xung quanh)
+ Sau đó vẽ màu các chi tiết : mắt, môi, tóc, tai.
- Cho HS vẽ mẫu ngoài giấy nháp. GV nhận xét, sửa chữa.
 Hoạt động 3: Thực hành.
- GV gợi ý HS chọn vẽ những người thân.
- HS chọn cách vẽ.
- Gợi ý HS vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động.
+ Dự định về khuôn mặt, nửa người hay toàn thân. Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc
nghiêng. Vẽ hình khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ, vai sau.
+ Sau đó vẽ các chi tiết : mắt, mũi, miệng, tai.
- GV giới thiệu ở hình gợi ý cách vẽ màu :
+ Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước (khuôn mặt, áo, tóc, nền xung quanh)
+ Sau đó vẽ màu các chi tiết : mắt, môi, tóc, tai.
- GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý để HS vẽ theo ý thích.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài vẽ về :
+ Hình vẽ, bố cục
+ Màu sắc
- GV khen gợi và khích lệ những HS có bài vẽ đẹp.
3. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ chân dung (t.t): giấy vẽ, bút chì màu, bút chì,… tiết sau thực hành.
Thứ tư, ngày 19 tháng 10 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 17: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I/ MỤC TIÊU :
 Hiểu thêm về cách sử dụng màu.
 Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn. Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.

 Đối với HS khá, giỏi: Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp, làm rõ
hình ảnh.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh có màu đẹp về đề tài lễ hội.
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Vẽ màu vào hình có sẵn
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu hình ảnh các ngày lễ hội và gợi ý để HS thấy được quang cảnh không
khí vui tươi, nhộn nhịp được thể hiện trong tranh.
- Giới thiệu tranh nét Múa rồng của bạn Quang Trung và gợi ý :
+ Cảnh múa rồng có thể diễn ra ban ngày hoặc ban đêm.
+ Màu sắc cảnh vật ban ngày, ban đêm khác nhau :
@ Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng.
@ Cảnh vật ban đêm dưới ánh sáng đèn, ánh lửa thì màu sắc huyền ảo, lung linh.
- GV gợi ý HS nhận ra các hình vẽ : con rồng, người và các hình ảnh khác như vây,
vẩy trên hình con rồng, quần áo trong ngày lễ.
 Hoạt động 2: Cách vẽ màu.
- HS quan sát, nhận xét và lựa chọn màu để vẽ vào các hình theo ý thích.
- GV hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ màu :
+ Tìm màu vẽ hình con rồng, người, cây.
+ Tìm màu nền.
+ Các màu vẽ đặt cạnh nhau cần được lựa chọn hài hòa, tạo nên vẻ đẹp của toàn bộ
bức tranh.
+ Vẽ màu cần có đậm, có nhạt.
- GV cho Hs chọn và tô màu ngoài giấy nháp.
3. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.

- Chuẩn bị: “Vẽ trang trí : Vẽ màu vào hình có sẵn”: mang vở vẽ, bút chì màu, bút
chì,… tiết sau thực hành.
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 19 Thường thức mĩ thuật. XEM TRANH TĨNH VẬT
I/ MỤC TIÊU :
 Tập mô tả các hình ảnh vàmàu sắc trên tranh.
 Có cảm nhận vẽ đẹp ở tranh tĩnh vật.
 Đối với HS khá, giỏi: Chỉ ra các hình ảnh, màu sắc trên tranh mà em thích.
TUẦN 10
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh tĩnh vật hoa quả.
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Xem tranh tĩnh vật
Thiên nhiên tươi đẹp luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các họa sĩ. Qua vẻ
đẹp của hình dáng, màu sắc phong phú của hoa, quả các họa sĩ muốn gởi gắm vào
tranh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. Trên thế giới nhiều họa sĩ nổi
tiếng đã vẽ tranh tĩnh vật. Ở Việt Nam, họa sĩ Đường Ngọc Cảnh cũng dành nhiều
tình cảm, tâm sức để sáng tác được những tác phẩm đẹp về hoa và quả.
 Hoạt động 1: Xem tranh.
- GV yêu cầu HS xem tranh ở vở tập vẽ và trả lời câu hỏi :
+ Tác giả bức tranh là ai ?
+ Tranh vẽ những loại hoa quả nào ?
+ Hình dáng của các loại hoa, quả đó.
+ Màu sắc của các loại hoa, quả trong tranh.
+ Những hình ảnh chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào ?
+ Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ ?

- Sau khi xem tranh, GV giới thiệu vài nét về tác giả :
* Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Mĩ
thuật Công nghiệp. Ông rất thành công về đề tài : phong cảnh, tĩnh vật (hoa, quả).
Ông đã có nhiều tác phẩm đọat giải trong các cuộc triển lãm quốc tế và trong nước.
 Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét chung về giờ học.
- Khen gợi những HS phát biểu xây dựng bài.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Xem tranh phong cảnh (t.t) : Bày tỏ ý kiến, tình cảm của em với các tranh
tĩnh vật.
Thứ tư, ngày 2 tháng 11 năm 2011
Mĩ thuật
TUẦN 11
Tiết 21 Vẽ theo mẫu: VẼ CÀNH LÁ
I/ MỤC TIÊU :
 Nhận biết được cấu tạo, hình dáng, đặc điểm của cành lá.
 Biết cách vẽ cành lá. Vẽ được cành lá đơn giản.
 Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Một số cành lá khác nhau về hình dáng, màu sắc. Hình gợi ý cách vẽ.
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Vẽ cành lá
 Hoạt động 1: Quan sát, nhật xét.
- GV giới thiệu một số cành lá khác nhau, gợi ý để HS nhận biết :
+ Cành lá phong phú về hình dáng và màu sắc.
+ Đặc điểm, cấu tạo của cành lá và hình dáng chiếc lá.

- HS xem một vài bài trang trí để các em thấy : cành lá đẹp có thể sử dụng làm họa
tiết trang trí.
 Hoạt động 2: Cách vẽ cành lá.
- GV yêu cầu HS quan sát cành lá và gợi ý các em cách vẽ :
+ Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy.
+ Vẽ phác cành, cuống lá.
+ Vẽ phác hình của từng chiếc lá.
+ Vẽ chi tiết cho giống mẫu.
- Gợi ý HS vẽ màu :
+ Có thể vẽ màu như mẫu.
+ Có thể vẽ màu khác : cành lá non, cành lá già.
+ Vẽ màu có đậm, có nhạt.
 Hoạt động 3: Thực hành.
- HS làm bài vào vở tập vẽ
- GV quan sát gợi ý HS:
+ Phác hình chung;
+ Vẽ rõ đặc điểm của lá cây
+ Cách vẽ màu.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ trong lớp về:
+ Hình vẽ;
+ Đặc điểm của cành lá;
+ Màu sắc…;
- HS chọn bài vẽ đẹp nhất, xếp loại.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ cành lá (t.t) : chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau thực hành.
Thứ tư, ngày 9 tháng 11 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 23 Vẽ tranh Đề tài:

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I/ MỤC TIÊU :
 Hiểu nội dung đề tài về ngày nhà giáo Việt Nam.
 Biết cách vẽ tranh về ngày nhà giáo Việt Nam. Tập vẽ tranh đề tài Ngày Nhà
giáo Việt Nam.
 Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh về đề tài ngày 20/11. Hình gợi ý cách vẽ.
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Vẽ tranh Đề tài:Ngày nhà giáo việt nam
 Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số tranh và gợi ý để HS nhận ra :
+ Tranh nào vẽ đề tài 20/11.
+ Tranh vẽ ngày 20/11 có những hình ảnh gì ?
- GV gợi ý HS nhận xét một số tranh về :
+ Hình ảnh chính.
+ Hình ảnh phụ.
+ Màu sắc.
- GV kết luận :
+ Có nhiều cach vẽ tranh về ngày 20/11.
TUẦN 12
+ Tranh thể hiện được không khí của ngày lễ :
@ Cảnh nhộn nhịp, vui vẻ của GV và HS.
@ màu sắc rực rỡ của ngày lễ (quần áo, hoa)
@ Tình cảm yêu quý của HS đối với thầy giáo, cô giáo.
 Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV giới thiệu tranh và gợi ý HS nhận ra cách thể hiện nội dung :

+ Tặng hoa thầy, cô giáo (ở lớp học, sân trường)
+ HS vây quanh thầy, cô giáo.
+ Cùng cha mẹ tặng hoa thầy, cô giáo.
+ Lễ kỉ niệm ngày 20/11
- GV gợi ý cách vẽ tranh :
+ Vẽ hình ảnh chính, chú ý đến các dáng người cho tranh sinh động.
+ Vẽ các hình ảnh phụ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Cho HS vẽ mẫu ngoài giấy nháp.
- GV quan sát, hướng dẫn thêm.
 Hoạt động 3: Thực hành.
- HS làm bài
- GV gợi ý HS
+ Tìm nội dung :
+ Vẽ hình ảnh chính, chú ý đến các dáng người cho tranh sinh động.
+ Vẽ các hình ảnh khác phù hợp với nội dung tạo cho bố cục chặt chẽ.
- Gợi ý HS vẽ màu : màu tươi vui, có đậm, có nhạt.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS các bài vẽ hoàn thành để giới thiệu trước lớp.
- GV gợi ý HS nhận xét về :
+ Nội dung (rõ hay chưa rõ)
+ các hình ảnh (sinh động)
+ Màu sắc (tươi vui)
- GV khen gợi và khích lệ những HS có bài vẽ đẹp.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ về ngày nhà giáo Việt Nam (t.t) : chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau
thực hành.
Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2011
Mĩ thuật

Tiết 25 Vẽ trang trí. TRANG TRÍ CÁI BÁT
I/ MỤC TIÊU :
 Biết cách trang trí cái bát.
 Trang trí được cái bát theo ý thích.
 Đối với HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình cái bát,
tô màu đều, rõ hình chính phụ.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Một vài cái bắt có hình dáng và trang trí khác nhau. Hình gợi ý cách vẽ.
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: vẽ trang trí. Trang trí cái bát
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu một số cái bát và gợi ý để HS nhận biết :
+ Hình dáng các loại bát.
+ Các bộ phận của cái bát (miệng, thân và đáy bát)
+ Cách trang trí trên bát (họa tiết, màu sắc, cách sắp xếp họa tiết).
- HS tìm ra cái bát đẹp theo ý thích.
 Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Cách trang trí cái bát.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách trang trí để HS nhận ra :
+ Cách sắp xếp họa tiết : sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không
đồng đều.
+ Tìm và vẽ họa tiết theo ý thích.
- Vẽ màu : màu thân bát, màu họa tiết.
 Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho HS làm bài như hướng dẫn.
- GV gợi ý HS:
+ Chọn cách trang trí;

+ Vẽ họa tiết;
+ Vẽ màu (có thể vẽ màu ở thân bát hoặc để trắng)
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
TUẦN 13
- HS tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp (cách sắp xếp họa tiết, cách vẽ màu).
- GV tóm tắt các nhận xét và xếp loại bài vẽ, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: trang trí cái bát (t.t) : chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau thực hành.
Thứ tư, ngày 23 tháng 11 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 27 Vẽ theo mẫu. VẼ CON VẬT QUEN THUỘC
I/ MỤC TIÊU :
 Biết quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng của một số con vật quen thuộc.
 Biết cách vẽ con vật. Vẽ được hình con vật theo trí nhớ.
 Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh về các con vật. Hình gợi ý cách vẽ.
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: vẽ theo mẫu. Vẽ con vật quen thuộc
 Hoạt động 1: Quan sát, nhật xét.
- GV giới thiệu hình ảnh một số con vật, gợi ý để HS nhận biết :
+ Tên các con vật (mèo, trâu, chó, thỏ)
+ Hình dáng bên ngoài và các bộ phận (đầu, mình, chân, đuôi)
+ Sự khác nhau của các con vật.
- HS tả lại đặc điểm một vài con vật (hình dáng, các bộ phận chính, màu sắc).

 Hoạt động 2: Cách vẽ con vật.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ :
+ Vẽ các bộ phận chính trước : đầu, mình.
+ Vẽ tai, chân, đuôi, … sau.
+ Vẽ hình vừa với phần giấy.
TUẦN 14
- Gợi vẽ phác các dáng hoạt động của con vật : đi, đứng, chạy, …
- Vẽ màu theo ý thích.
 Hoạt động 3: Thực hành vẽ con vật.
- HS chọn con vật và vẽ theo trí nhớ.
- HS vẽ hình theo cách hướng dẫn vào phần giấy.
- GV gợi ý HS vẽ thêm một số hình ảnh khác cho sinh động.
- HS vẽ màu theo ý thích và vẽ có đậm, có nhạt.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV sắp xếp và giới thiệu bài vẽ các con vật theo từng nhóm.
- HS nhận xét chung về hình dáng, đặc điểm, màu sắc con vật thể hiện trong bài vẽ.
- Khen gợi, động viên HS có bài vẽ đẹp.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ theo mẫu. Vẽ con vật quen thuộc(t.t) : chuẩn bị đồ dùng học tập tiết
sau vẽ vào vở tập vẽ.
Thứ tư, ngày 30 tháng 11 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 29 TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN CON VẬT
I/ MỤC TIÊU :
 Hiểu đặc điểm, hình dáng của con vật.
 Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.
 Đối với HS khá, giỏi: Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.
*Lưu ý: Nếu HS không có đất nặn thì cho HS thực hành vẽ hoặc xé dán con vật.
II/ CHUẨN BỊ:

 GV: Tranh về các con vật. Hình gợi ý cách nặn.
 HS: Vở tập vẽ. Đất nặn.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Nặn con vật
 Hoạt động 1: Quan sát, nhật xét.
- GV giới thiệu hình ảnh một số con vật, gợi ý để HS nhận biết :
TUẦN 15
+ Tên các con vật (mèo, trâu, chó, thỏ)
+ Hình dáng bên ngoài và các bộ phận (đầu, mình, chân, đuôi)
+ Đặc điểm của con vật.
- GV yêu cầu HS chọn con vật sẽ nặn.
 Hoạt động 2: Cách nặn một con vật.
- GV dùng đất hướng dẫn :
+ Nặn các bộ phận chính trước : đầu, mình.
+ Nặn các bộ phận khác sau : tai, chân, đuôi, …
+ Ghép, dính thành con vật.
- GV hướng dẫn HS cách tạo dáng con vật : đi, đứng, quay, ngẩng đầu.
- Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu.
- Sau khi ghép các bộ phận, cần quan sát và điều chỉnh cho hợp với dáng để con vật
thêm sinh động.
 Hoạt động 3: Thực hành nặn con vật.
- HS tự chọn con vật và tập nặn con vật theo ý thích của mình
- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- HS trình bày sản phẩm
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.

- Chuẩn bị: Ôn tập Nặn con vật : chuẩn bị đất nặn, vở tập vẽ thực hành ở tiết sau.
Thứ tư, ngày 7 tháng 12 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 31 VẼ TRANG TRÍ. VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I/ MỤC TIÊU :
 Hiểu thêm về tranh dân gian Việt Nam.
 Biết cách chọn màu, tô màu phù hợp. Tô được màu vào hình vẽ sẵn.
 Đối với HS khá, giỏi: Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp, làm rõ
hình ảnh.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Sưu tầm một số tranh dân gian có đề tài khác nhau.
TUẦN 16
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Vẽ màu vào hình có sẵn
 Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân gian.
- GV giới thiệu một tranh và tóm tắt để HS nhận biết :
+ Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của Việt Nam, có tính nghệ thuật độc
đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thường được vẻ, in, bán vào dịp Tết nên còn gọi là tranh
Tết.
+ Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sáng tác và sản xuất mang tính truyền nghề từ
đời này sang đời khác, nổi bật nhất là dòng tranh Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh.
+ Tranh dân gian có nhiều đề tài khác nhau như : tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản
xuất, ngợi ca các anh hùng dân tộc, tranh châm biếm các thói hư tật xấu trong đời
sống cộng đồng, tranh thờ, tranh trang trí, …
- HS nêu một số tranh dân gian mà các em biết.
 Hoạt động 2: Cách vẽ màu.
- GV cho HS xem tranh đấu vật để các em nhận ra các hình vẽ ở tranh : các dáng

người ngồi, các thế vật.
- Gợi ý tìm màu theo ý thích để vẽ người, khố, đai thắt lưng, tràng pháo và màu nền.
- Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu các hình người sau hoặc ngược lại.
 Hoạt động 3: Thực hành.
- HS vẽ màu vào hình theo ý thích, GV gợi ý HS vẽ màu cho phù hợp.
- Nhắc HS vẽ màu đều, không ra ngoài hình vẽ.
- GV theo dõi, hướng dẫn.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét đánh giá những bài vẽ của HS
- Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị thực hành ở tiết sau – Sưu tầm thêm tranh dân gian
Thứ tư, ngày 14 tháng 12 năm 2011
Mĩ thuật
TUẦN 17
Tiết 33 VẼ TRANH . ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI
I/ MỤC TIÊU :
 Hiểu đề tài chú bộ đội.
 Biết cách vẽ tranh đề tài chú bộ đội. Tập vẽ tranh đề tài chú bộ đội.
 Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh về đề tài bộ đội. Hình gợi ý cách vẽ.
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: vẽ tranh . đề tài chú bộ đội
 Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số tranh và gợi ý để HS nhận ra :

+ Tranh, ảnh về đề tài cô, chú bộ đội.
+ Tranh vẽ về đề tài cô, chú bộ đội rất phong phú : bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp
dân, bộ đội hành quân, …
+ Ngoài hình ảnh cô, chú bộ đội còn có thêm hình ảnh khác để tranh sinh động hơn
- GV gợi ý HS nêu lên những tranh về đề tài bộ đội mà em biết.
 Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV yêu cầu HS nhớ lại hình ảnh cô chú bộ đội :
+ Quân phục : quần, áo, mũ và màu sắc
+ Trang thiết bị : vũ khí, xe, pháo, tàu thủy, máy bay, …
- GV gợi ý cách thể hiện nội dung. Có thể vẽ :
+ Chân dung có hoặc chú bộ đội.
+ Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháp.
+ Bộ đội vui chơi với thiếu nhi.
+ Bộ đội giúp dân (thu hoạch mùa, chống bão lũ, …)
- Nhắc HS cách vẽ :
+ Vẽ hình ảnh chính trước.
+ Ngoài hình ảnh cô hoặc chú bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh
động hơn.
 Hoạt động 3: Thực hành.
- GV gợi ý HS tìm cch thể hiện nội dung
- Nhắc HS vẽ màu , chọn hình chính phụ….
- Gợi ý HS vẽ thêm cảnh vật cho sinh động, nhưng phải phù hợp với từng nội dung
tranh.
- Quan sát, gợi ý HS:
+ Vẽ hình như đã hướng dẫn
+ Vẽ màu: phù hợp với nội dung, màu có đậm, có nhạt
- GV theo dõi, hướng dẫn
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Bố cục, hình dáng

+ Màu sắc
- HS chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhắc lại cách vẽ tranh.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập Vẽ tranh. Đề tài chú bộ đội (t.t) : chuẩn bị tiết sau vẽ vào giấy A4
Thứ tư, ngày 21 tháng 12 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 35 VẼ THEO MẪU . VẼ LỌ HOA
I/ MỤC TIÊU :
 Nhận biết hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa.
 Biết cách vẽ lọ hoa. Vẽ được lọ hoa và trang trí theo ý thích.
 Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Tranh lọ hoa. Hình gợi ý cách vẽ.
 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: vẽ theo mẫu . vẽ lọ hoa
 Hoạt động 1: Quan sát, nhật xét.
- GV giới thiệu các kiểu lọ hoa để HS nhận biết :
+ Hình dáng lọ hoa phong phú về : độ cao, thấp và đặc điểm các bộ phận (miệng, cổ,
thân, đáy).
TUẦN 18
+ Trang trí (họa tiết và màu sắc)
+ Chất liệu (gốm, sứ, thủy tinh, sơn mài).
 Hoạt động 2: Cách vẽ lọ hoa.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ :
+ Phác khung hình lọ hoa cho vừa với phần giấy.

+ Phác tỉ lệ các bộ phận (miệng, cổ, vai, thân lọ)
+ Vẽ nét chính.
+ Vẽ hình chi tiết cho giống cái lọ.
- Gợi ý cho HS cách trang trí và vẽ màu :
+ Có thể trang trí như lọ mẫu hoặc theo ý thích.
+ Vẽ màu tự do.
 Hoạt động 3: Thực hành.
- HS làm bài như đã hướng dẫn
- Nhắc HS vẽ màu , sắp xếp hình vẽ cân đối.
- Giúp HS tìm tỉ lệ các bộ phận
- Vẽ hình xong có thể trang trí theo cách riêng, sao cho phù hợp với hình dáng của lọ.
- GV theo dõi, hướng dẫn.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét đánh giá một số bài vẽ đẹp về hình và cách trang trí.
- HS tự xếp loại bài vẽ theo ý thích.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhắc lại cách vẽ tranh.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Ơn tập Vẽ theo mẫu. Vẽ lọ hoa (t.t) : chuẩn bị tiết sau vẽ vào giấy A4
Thứ ba, ngày 3 tháng 1 năm 2012
Mĩ thuật
Tiết 37 VẼ TRANG TRÍ . TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I/ MỤC TIÊU :
 Hiểu cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.
 Biết cách trang trí hình vuông. Trang trí được hình vuông.
 Đối với HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô
màu đều, rõ hình chính, phụ.
TUẦN 19
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Đồ vật dạng hình vuông có trang trí. Bài trang trí của HS những năm trước.

 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
 Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
- Cách sắp xếp họa tiết :
+ Họa tiết lớn thường ở giữa (làm rõ trọng tâm).
+ Họa tiết nhỏ ở 4 gốc và xung quanh.
+ Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
- Cách vẽ màu :
+ Màu cần rõ trọng tâm. Màu có đậm, có nhạt
 Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông.
- GV vẽ lên bảng để hướng dẫn :
+ Kẻ hình vuông. + Kẻ các đường trục.
+ Vẽ hình mảng. + Vẽ họa tiết cho phù hợp với các mảng.
- Gợi ý để HS nhận ra độ đậm nhạt của màu ở bài trang trí.
 Hoạt động 3 : Thực hành.
- GV cho HS trang trí vào vở.
- GV theo dõi, hướng dẫn Hs .
 Hoạt động 4 : Đánh giá sản phẩm.
- Cho học sinh trưng bày trên bảng
- GV nhận xét đánh giá chung sau đó nhận xét từng bài của HS.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhắc lại cách vẽ tranh.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập Vẽ trang trí. Trang trí hình vuông : tìm một số mẫu trang trí hình
vuông ở nhà em: gạch bông, khăn trải bàn,

×