Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÀI BÁO CÁO THẢO LUẬN-HỌC PHẦN TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ-CHỦ ĐỀ KHU VỰC KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.97 KB, 23 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN












BÀI ĐIỀU KIỆN
HỌC PHẦN: TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
Chủ đề: Khu Kinh Tế

Giảng viên giảng dạy: PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 lớp QHPT1B
1. Vũ Văn Kha
2. Nguyễn Thị Linh
3. Phạm Thị Hoàn
4. Trần Thúy Hằng
5. Nguyễn Như Ngọc

Hà Nội – 2013

CÔNG VIỆC THỰC HIỆN CỦA CÁC THÀNH VIÊN
NHÓM 06 LỚP QHPT1B


STT
Họ và tên
sinh viên
Nội dung công việc thực hiện
Ghi chú
1
Kha
Cơ sở lý luận KKT

2
Linh
- Tình hình phát triển các
KKT ở Việt Nam hiện nay

3
Ngọc
- Nghiên cứu KKT Chu Lai

4
Hoàn


5
Hằng




MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG CHÍNH 5
I .Cơ sở lý luận 6
1. Quan niệm 6
2. Điều kiện hình thành 6
3. Vai trò 7
II. Tình hình phát triển các KKT tại Việt Nam 8
1. Chính sách phát triển các KKT ở Việt Nam 8
2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các KKT ở Việt Nam 11
III. Đánh giá sự phát triển của KKT Chu Lai 15
1. Giới thiệu khái quát về KKT mở Chu Lai 15
2. Kết quả hoạt động 16
3. Định hướng và giải pháp phát triển 18
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23


LỜI MỞ ĐẦU
Khu kinh tế là một hình thức tổ chức lãnh thổ theo không gian được xuất
hiện vào cuối thập niên 70 của thế kỷ XX từ Trung Quốc. Thực chất KKT là sự
biến dạng của KCN. Song về mặt tổ chức, các khu chắc năng bên trong khu kinh
tế đa dạng hơn KCN, có nhiều chính sách của nhà nước ưu tiên hơn,quy mô lãnh
thổ rộng lớn hơn. KKT ra đời được kỳ vọng với những vai trò: (1)thu hút vốn
đầu tư trong và ngoài nước; (2) tiếp nhận kĩ thuật công nghệ hiện đại cũng như
học tập được phương pháp quản lý tiên tiến từ các dự án thu hút vốn đầu tư FDI;
(3) khai thác hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước, vùng lãnh
thổ, biến những tiềm năng thành hiện thực, tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nền
kinh tế, góp phần khai thác tiềm năng về lao động từ đó đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động sao cho phù hợp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế; (4) tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động; góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tăng năng lực xuất khẩu; (5) góp phần đổi mới
cơ chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư,mở rộng quan hệ kinh tế khi các
doanh nghiệp trong nước liên kết với các doanh nghiệp FDI để sản xuất (liên kết
phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ,…)
Do vai trò ngày càng nổi bật của KKT nên đối với mỗi quốc gia đang phát
triển mà trong đó có Việt Nam thì xu hướng thành lợp các KKT và đầu tư phát
triển trọng tâm có ý nghĩa hết sức to lớn.
Hiện nay chính phủ Việt Nam đã quy hoạch 18 KKT và được phân bố ở 4/6
vùng kinh tế của nước ta (trừ Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ). Ở mỗi
vùng kinh tế hiện đã nổi lên vai trò đầu tàu,động lực phát triển kinh tế - xã hội
của một số KKT. Những hiểu biết cơ bản về KKT cũng như các phân tích đánh
giá mối quan hệ giữa KKT với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cần
thiết bởi đó là cơ sở để đề ra những định hướng và giải pháp phát triển các KKT
của vùng nói riêng và việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung .
KKTM Chu Lai là KKT đầu tiên được chính phủ thành lợp,trong quá
trình phát triển đã gặp không ít khó khăn thách thức, nhưng với sự kiên trì mục
tiêu đã chọn, thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót khuyết điểm, phát huy sáng
tạo để tìm cách làm mới và phù hợp với đặc điểm riêng của Chu Lai trong điều
kiện hội nhập, đến nay, KKTM Chu Lai được coi như một ví dụ thực tiễn sinh
động cho việc nghiên cứu về KKT ven biển ở Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định chọn chủ đề “Tìm
hiểu về khu kinh tế ven biển (KKT) với ví dụ sinh động là KKTM Chu
Lai”.
Bố cục của bài nghiên cứu này được trình bày làm 3 phần:
1. Cơ sở lý thuyết về Khu kinh tế
2. Tình hình phát triển các Khu kinh tế tại Việt Nam
3. Nghiên cứu Khu kinh tế Chu Lai.











NỘI DUNG CHÍNH
I .Cơ sở lý luận
1. Quan niệm
Khu kinh tế(KKT) là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ
và chủ quyền quốc gia,có không gian kinh tế riêng biệt,môi trường đầu tư ,kinh
doanh thuận lợi,bình đẳng,bao gồm các khu chức năng,các công trình hạ tầng-kĩ
thuật xã hội,các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu
đãi,ổn định lâu dài;cơ chế quản lý thông thoáng trong khung phấp lý hiện hành
và ngày càng hoàn thiện.
2. Điều kiện hình thành
 Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt;
 Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển
nước sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông
huyết mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện
với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu
tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
 Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển
tổng hợp của khu kinh tế.
 Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, quan trọng
và có tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực;
 Có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan
tỏa đến các khu vực xung quanh;
 Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh

hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng
cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; phù
hợp với bố trí quốc phòng và đảm bảo quốc phòng, an ninh;có điều kiện
đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững
3. Vai trò
Thứ nhất, KKT thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.Vốn là một trong
những tham số đầu vào quan trọng để thực hiện Công nghiệp hóa,Hiện đại hóa ở
một nước nền kinh tế còn khó khăn và thiếu vốn như Việt Nam. Để thu hút vốn
đầu tư hiệu quả,các KKT phải chiếm được lợi thế tạo được môi trường đầu tư
hấp dẫn,có tính cạnh tranh cao.
Thứ hai, KKT được xác định là nơi tiếp nhận kĩ thuật công nghệ hiện đại
cũng như học tập được phương pháp quản lý tiên tiến từ các dự án thu hút vốn
đầu tư FDI nhờ có lợi thế về hạ tầng cơ sở và CSVCKT được đầu tư bài bản.
Thứ ba, KKT có vai trò khai thác hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh
của đất nước,vùng lãnh thổ cụ thể là các lợi thế về tài nguyên đất,nước,khoáng
sản,…biến những tiềm năng thành hiện thực, tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nền
kinh tế.Bên cạnh đó KKT còn góp phần khai thác tiềm năng về lao động từ đó
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sao cho phù hợp với tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ tư, KKT hoạt động giúp tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ cho
người lao động.Các KKT phát triển sẽ thu hút nguồn lao động có kĩ năng cao,đã
qua đào tạo, đồng thời trong quá trình lao động, trình độ, tay nghề của công
nhân được nâng cao,làm viêc có kỷ luật, tác phong công nghiệp được rèn luyện
và củng cố.
Thứ năm, các KKT hoạt động tập trung khai thác các nguồn lực để tập chung
phát triển các nhóm ngành CN-XD và dịch vụ, từ đó góp phần chuyển đổi cơ
cấu ngành nghề, phát triển kinh tế nhiều thành phần. Nền sản xuất phát
triển,hàng hóa tạo ra đa dạng kích thích khả năng cạnh tranh cả thị trường trong
và ngoài nước với sự đóng góp rất lớn từ các doanh nghiệp FDI.
Vai trò cuối cùng được nói tới là KKT góp phần đổi mới cơ chế quản

lý,cải thiện môi trường đầu tư,mở rộng quan hệ kinh tế khi các doanh nghiệp
trong nước liên kết với các doanh nghiệp FDI để sản xuất.(liên kết phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ,…)
II. Tình hình phát triển các KKT tại Việt Nam
1. Chính sách phát triển các KKT ở Việt Nam
Khu kinh tế mở đầu tiên ở Việt Nam được ra đời từ quyết định số
108/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Kể từ đó,các khu
kinh tế ven biển,liên tục ra đời. Cho đến nay, Chính phủ đã quy hoạch tổng cộng
18 KKT ven biên với tổng diện tích mặt đất và mặt nước là 730.553 ha, trong đó
ba khu bao gồm KKT Đông Nam Quảng Trị, KKT ven biển Thái Bình, KKT
Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) vừa mới được bổ sung vào quy hoạch.Bên cạnh đó, 4
KKT khác cũng đang “xếp hàng” để được chờ đưa vào quy hoạch, bao gồm
KKT Móng Cái - Hải Hà (Quảng Ninh), Kim Sơn (Ninh Bình), Trần Đề (Sóc
Trăng), và Gành Hào (Bạc Liêu).
Như nhiều khu kinh tế trên thế giới,mục tiêu quan trọng nhất của việc xây
dựng các KKT ở Việt Nam là để thử nghiệm các mô hình, thể chế, và chính sách
mới nhằm tạo ra các động lực phát triển có tính đột phá, từ đó nâng cao năng lực
cạnh tranh, và đẩy mạnh xuất khẩu cho toàn nền kinh tế
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, trong tiến trình vận động chung của nền
kinh tế cũng như của tư duy quản lý kinh tế, quan điểm phát triển KKT được bổ
sung thêm một số nội hàm mới, trong đó quan trọng nhất là về chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, liên kết vùng, phát triển bền vững, và phát huy kinh tế biển. Cụ thể
là việc phát triển các KKT ven biển phải gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
không chỉ của địa phương mà còn là của vùng và cả nước.Bên cạnh đó, sự phát
triển của các khu kinh tế ven biển đều phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát
triển vùng và chú trọng tới yêu cầu bảo vệ môi trường. Mặc dù đã tiến thêm
được một số bước quan trọng về nhận thức phát triển KKT, song cho đến nay
vẫn còn một số trường hợp việc phát triển KKT còn đi ngược lại các quan điểm
chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là về liên kết vùng, bảo vệ môi trường, và bền
vững về tài chính.

Bên cạnh đó,việc phát triển các “cụm tương hỗ công nghiệp” (industrial
cluster) - một xu hướng chủ đạo trong phát triển công nghiệp của thế giới nhưng
vẫn chưa được đưa vào các văn bản chính thức ở Việt Nam
Khi áp dụng các tiêu trí xét làm điều kiện để các địa phương thành lợp
KKT đã xuất hiện những hạn chế nhất định. Một số điều kiện tỏ ra không hợp
lý, không gắn với hiện thực, và do vậy tự mâu thuẫn lẫn nhau. Trừ 3 KKT ở
Khánh Hòa, Hải Phòng, và Quảng Ninh thì tất cả 15 KKT còn lại đều nằm ở các
địa phương chưa tự chủ được về ngân sách và có mức thu nhập thấp hơn mức
trung bình của cả nước.Do đó việc yêu cầu KKT phải có diện tích từ 10.000 ha
trở lên nếu căn cứ vào nguồn lực của địa phương thì chắc chắn không thể đáp
ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đón các dự án đầu tư với quy mô
lớn, dẫn đầu về công nghệ, có tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và của cả khu vực như được quy định trong điều kiện thành lập KKT.
Chính do điều kiện các KKT phải có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay
vô hình trung đã kích hoạt cuộc chạy đua quyết liệt giữa các tỉnh trong việc chạy
xin cho được dự án cảng nước sâu và sân bay của mình vào trong quy hoạch, bất
chấp hiệu quả kinh tế ở tất cả các cấp độ địa phương, vùng, và quốc gia.Cùng
với kỷ luật lỏng lẻo của trung ương đã dẫn tới sự phá vỡ quy hoạch, mà điển
hình là quy hoạch tại ngay các KKT. Chỉ trong vòng hai năm, từ Quyết định
1353/QĐ-TTg vào tháng 9/2011 cho đến tháng 11/2011, số lượng KKT đã tăng
từ 15 lên 18.Bên cạnh đó còn có 4 KKT đang chờ xin chủ trương để được bổ
sung vào quy hoạch. Mâu thuẫn gay gắt giữa nguồn lực hạn chế và mong muốn
phát triển KKT quy mô rất lớn của quá nhiều địa phương chắc chắn sẽ làm cho
đa số các KKT không thể phát triển được.
Theo quy định của chính phủ một KKT sẽ chỉ được mở rộng khi toàn bộ
hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế đã được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch
và ít nhất 70% diện tính đất của các khu chức năng trong khu kinh tế đã có chủ
đầu tư. Thế nhưng trên thực tế, mặc dù không có cơ sở nào chứng tỏ rằng KKT
Dung Quất sẽ thỏa mãn cả hai điều kiện này trong một tương lai không xa
nhưng vẫn được mở rộng hơn 4 lần, từ 10.300 ha theo quy hoạch ban đầu lên tới

45.332 ha theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung
Quất đến năm 2025.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển KKT trong khi nguồn lực hữu hạn,
cả trung ương và địa phương chỉ còn cách tài trợ trực tiếp cho việc xây dựng cơ
sở hạ tầng KKT, đồng thời đưa ra những ưu đãi đặc biệt, thậm chí trợ cấp bằng
nhiều hình thức cho các nhà đầu tư vào KKT cụ thể là:
 Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu kinh tế, kể cả dự án đầu tư mở rộng,
được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách
ưu đãi khác theo quy định của Nghị định này.
 Các dự án đầu tư sau đây được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của
pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực
đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại khu kinh tế hoặc tại khu công
nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
b) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu phi thuế quan
trong khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghiệp,
khu kinh tế.
d) Dự án đầu tư có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát
triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tại
khu công nghiệp, khu kinh tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận.
 Giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế
thu nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu
kinh tế.
 Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công
trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công

nghiệp, khu kinh tế là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu
thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh
tế.
Các ưu đãi hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư hạ tầng cơ sở cũng đầu tư
sản xuất và kinh doanh dịch vụ là điều cần thiết và là thông lệ phổ biến trên thế
giới. Tuy nhiên, nếu không có những yếu tố căn bản như:chất lượng của nguồn
nhân lực, cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm thì bản thân các ưu đãi đầu
tư không có tác dụng. Do vậy, sự cạnh tranh giữa các tỉnh này thực sự đã trở
thành “lợi bất cập hại ” trong khi mục tiêu ban đầu là thu hút FDI vẫn còn chưa
đạt được.
2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các KKT ở Việt Nam
2.1. Số lượng và quy mô các KKT
Đến tháng 11/2011,Việt Nam đã có 18 KKT ven biển với tổng diện tích mặt
đất và mặt nước lên tới trên 730.000 ha(Bảng 1). Trong số này,9 KKT bao gồm
Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây - Lăng Cô,
Vân Phong, Vân Đồn, Nam Phú Yên đã cơ bản hoàn thành quy hoạch tổng thể,
quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng, và đang xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật - xã hội. 9 KKT còn lại vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng quy hoạch,
chuẩn bị bộ máy và nhân sự, xây dựng dự án, huy động vốn đầu tư cơ sở hạ
tầng, và tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng

Bảng 2.1: Danh sách các KKT Việt Nam tính đến 11/2011


Danh sách các Khu kinh tế
Địa phương
thành lập
Thời điểm
thành lập
Diện tích

(ha)
1
Chu Lai
Quảng Nam
5/6/2003
27.040
2
Dung Quất
Quảng Ngãi
21/3/2005
10.300
3
Nhơn Hội
Bình Định
14/6/2005
12.000
4
Chân Mây – Lăng Cô
Thừa Thiên Huế
05/01/2006
27.108
5
Phú Quốc – Nam An Thới
Kiên Giang
14/2/2006
56.100
6
Vũng Áng
Hà Tĩnh
3/4/2006

22.781
7
Vân Phong
Khánh Hoà
25/4/2006
150.000
8
Nghi Sơn
Thanh Hóa
15/5/2006
18.612
9
Vân Đồn
Quảng Ninh
31/5/2006
217.133
10
Đông Nam Nghệ An
Nghệ An
11/6/2007
18.826
11
Đình Vũ – Cát Hải
Hải Phòng
10/1/2008
21.600
12
Nam Phú Yên
Phú Yên
29/4/2008

20.730
13
Hòn La
Quảng Bình
10/6/2008
10.000
14
Định An
Trà Vinh
27/4/2009
39.020
15
Năm Căn
Cà Mau
23/11/2010
11.000
16
Đông Nam Quảng Trị
Quảng Trị
27/2/2010
23.460
17
Ven biển Thái Bình
Thái Bình
9/2/2011
30.583
18
Ninh Cơ
Nam Định
25/2/2011

13.950




730.243

( Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

2.2. Kết quả thu hút đầu tư
Bảng 2.2 : Tóm tắt kết quả thu hút đầu tư vào các khu kinh tế cho đến 2010

2010
Lũy kế đến hết 2010
Đầu tư xây dựng CSHT


Số dự án
32
N/A
Vốn đầu tư
15.600 tỷ đồng
170.000 tỷ đồng
Trong nước
-
≈ 40.000 tỷ đồng
Nước ngoài
-
≈ 130.000 tỷ đồng
Dự án đầu tư vào KKT



Số dự án
Trên 110
700
Trong nước
Trên 80
-
FDI
30
-
Vốn đầu tư đăng ký
≈ 2 tỷ USD + 20.000 tỷ
đồng
≈ 33 tỷ USD + 330.000 tỷ
đồng
Trong nước
≈ 20.000 tỷ đồng
≈ 330.000 tỷ đồng
FDI
≈ 2 tỷ USD
≈ 33 tỷ USD
Lao động
27.000
-

2.3. Đánh giá tính khả thi của việc phát triển đồng loạt các KKT
Trong phần này,nhóm tác giả sẽ xem xét tính khả thi của vấn đề phát triển
các khu kinh tế một cách đại trà ở Việt Nam trên ba phương diện: tài chính,
nhân lực và thể chế.

Thứ nhất về mặt tài chính, vì hầu hết các khu kinh tế ven biển được thành
lập ở những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên chỉ riêng yêu
cầu phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu đã tốn chi phí vô
cùng lớn. Điều này mâu thuẫn trực tiếp và gay gắt với nguồn vốn rất hạn chế từ
địa phương (vì đa số các địa Phương có KKT đều chưa tự chủ được ngân sách)
cũng như hỗ trợ ngân sách từ trung ương.
Thứ hai Về mặt nguồn nhân lực, việc có đủ nguồn nhân lực cho tất cả các
khu kinh tế, mỗi khu có diện tích từ 10.000 ha trở lên là điều không khả thi.
Cùng với mức lương và mức sống chênh lệch rất cao giữa các địa phương có
khu kinh tế với các địa phương phát triển hơn thì xu hướng trong nhiều năm tới
vẫn sẽ là lao động có trình độ và kỹ năng sẽ tiếp tục di cư sang các địa phương
phát triển hơn, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động ở các địa
phương có khu kinh tế.
Cuối cùng Về mặt thể chế,chính sách và thể chế hiện nay đối với các khu
kinh tế ven biển chưa thực sự là những thử nghiệm chính sách đột phá và chưa
tạo ra được lợi thế so sánh đáng kể nào so với mô hình khu công nghiệp khác ở
Việt Nam.
Một vấn đề quan trọng liên quan đến việc phát triển các KKT là tác động
đến ngân sách. Nếu thành công thì các KKT sẽ góp phần cải thiện nguồn thu cho
chính phủ, nhưng nếu thất bại thì chúng sẽ trở thành một gánh nặng rất lớn cho
ngân sách. Như vậy, các KKT có thể là nguồn nuôi dưỡng nhưng cũng có thể là
gánh nặng đối với nền kinh tế.
Theo kết của báo cáo của ủy ban kinh tế quốc hội, Các nghiên cứu định
lượng trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy sự thành công của các KKT phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất bao gồm:
Giáo dục: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và sự lựa chọn
địa điểm đầu tư (cả đầu tư của DN trong nước, FDI, và ODA) đã cho thấy một
cách rõ ràng rằng những khu vực nào có trình độ học vấn trung bình cao hơn thì
sẽ có nhiều khả năng thu hút đầu tư hơn.
Lương: Mức lương ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của doanh

nghiệp. Mức lương tương đối thấp trong thời gian qua đã giúp cho Việt Nam trở
nên hấp dẫn hơn, nhất là đối với các dự án FDI sử dụng nhiều lao động.
Lực lượng lao động:Nếu các yếu tố khác không đổi, địa phương có số lượng
và chất lượng lao động cao hơn sẽ có khả năng thu hút đầu tư nhiều hơn. Tuy
nhiên làn sóng di cư cũng làm cho phân tích này thêm phức tạp. Một địa phương
có lực lượng lao động dồi dào có thể lại không có một nguồn cung lao động dồi
dào do lao động di cư từ nơi khác đến.
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng luôn được ưu tiên,trong kế hoạch đầu tư của các
tỉnh của Việt Nam như là một biện pháp để thu hút FDI. Mạng lưới giao thông
phát triển cao được hỗ trợ bởi sân bay, cảng biển, đường sắt và đường bộ giúp
tăng khả năng tiếp cận và giảm chi phí vận tải cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, tình
hình thực tế ở Việt Nam cho thấy việc đầu tư quá mức vào cơ sở hạ tầng có thể
lại phản tác dụng. Ví dụ như các tỉnh đang có phong trào xây cảng nước sâu và
thậm chí cả sân bay, không phải bởi vì họ thực sự cần những công trình này, mà
chỉ vì những khoản đầu tư này giúp tăng GDP một cách nhanh chóng, hay chỉ là
chạy đua do tỉnh bên cạnh cũng có cảng, có sân bay.
III. Đánh giá sự phát triển của KKT Chu Lai
1. Giới thiệu khái quát về KKT mở Chu Lai
- Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) được thành lợp theo quyết
định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 với quy mô 27040 ha, là
KKT đầu tiên ở Việt Nam.
 KKT mở Chu Lai được thành lập nhằm mục tiêu:
+ Áp dụng các thể chế, cơ chế chính sách mới, tạo môi trường đầu tư,
kinh doanh bình đẳng,phù hợp với thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh
của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, qua đó có thêm kinh nghiệm cho
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
+ Áp dụng các mô hình, động lực mới cho phát triển kinh tế, khắc phục
những vướng mắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành, trong
khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước.
+ Phát triển sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng

cạnh tranh cao, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng ra thị trường thế giới.
+ Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực.
+ Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị
trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Quảng Nam, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho
toàn bộ khu vực miền Trung, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này
với các vùng khác trong cả nước.
2. Kết quả hoạt động
Từ chỗ trước đây là địa phương sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp thì
đến nay đã có nhiều nhà máy, công xưởng, khu du lịch, khu đô thị hình thành,
trong đó có những nhà máy với quy mô lớn mang tầm quốc gia như Khu liên
hợp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, Nhà máy kính nổi,…Các dự án tại
KKTM Chu Lai đã góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Nam, tạo
ra sản phẩm công nghiệp chủ lực và đóng góp đáng kể cho ngân sách. Nhiều
công trình hạ tầng quan trọng đã góp phần hình thành diện mạo ban đầu của
KKTM như: Cầu cửa Đại, 03 tuyến đường cứu nạn cứu hộ ven biển, đường trục
chính qua KCN Tam Hiệp, Cảng Tam Hiệp, Cảng Kỳ Hà, đường nối quốc lộ 1A
với đường cao tốc, bệnh viện đa khoa Trung ương và một số khu tái định cư
Tại KKTM Chu Lai đã hình thành được 03 KCN với quy mô diện tích
gần 1300 ha, tỷ lệ lấp đầy gần 60%, tạo ra được một số sản phẩm công nghiệp
chủ lực như ôtô, kính xây dựng, sản phẩm điện tử… góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tỉnh nhà. Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô-Trường Hải-Tha
Co đã góp phần vào việc phát triển ngành công nghiệp cơ khí ô tô của Việt
Nam.
Môi trường đầu tư tại KKTM Chu Lai ngày càng được hoàn thiện; cơ chế
đầu tư vào KKTM Chu Lai,các chủ trương chính sách, cơ chế đặc thù về đầu tư
các dự án lớn như KCN cơ khí đa dụng và ôtô quốc gia, Khu nghỉ dưỡng Nam
Hội An, giãn thuế cho Công ty ôtô Trường Hải để đầu tư hạ tầng KCN và các dự
án sản xuất kinh doanh… được các nhà đầu tư đánh giá cao, phát huy hiệu quả

và đảm bảo yêu cầu hỗ trợ ban đầu cho nhà đầu tư trong khi chưa phát sinh lợi
nhuận. Các dự án đầu tư tại KKTM Chu Lai đều được giải quyết thủ tục theo cơ
chế một cửa, tại chố giúp thời gian giải quyết được rút ngắn tối đa so với quy
định chung.
Tổng nộp ngân sách giai đoạn 2006-2012 của KKTM Chu Lai đạt 11.996
tỷ đồng chiếm 50,2% toàn tỉnh, trong đó năm 2012 đạt 3.100 tỷ đồng và chiếm
55,5% so với cả tỉnh, đưa Quảng Nam thành tỉnh có số thu cao và tự cân đối trên
50% tổng nhu cầu chi. Với sự phát triển khá ấn tượng, KKTM Chu Lai đã góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh tiến trình đưa Quảng Nam sớm
trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 và giải quyết được các vấn đề an sinh
xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên,những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đã đề ra, mô
hình phát triển còn nhiều hạn chế. Cho tới nay, hạ tầng kinh tế - xã hội của
KKTM Chu Lai vẫn ở mức thấp, chưa đồng bộ, năng lực cảng biển chỉ mới đáp
ứng được gần 30% yêu cầu; sân bay Chu Lai chưa có tuyến quốc tế; các ngành
kinh tế có giá trị gia tăng không cao, chưa tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất
toàn cầu, ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, thiếu những KCN chuyên
dụng, công nghiệp nền để kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, các
ngành công nghiệp trên địa bàn KKTM Chu Lai là những ngành có giá trị gia
tăng thấp, linh kiện, phụ tùng chủ yếu nhập khẩu; các tiện tích xã hội chưa phát
triển, nhất là hệ thống giáo dục, đào tạo nghề chất lượng cao và khu vui chơi giải
trí.
Ngoài ra, mô hình của KKT hiện nay là tách rời chức năng quản lý nhà
nước về đầu tư và chức năng quản lý các vấn đề an sinh - xã hội nên đã phát
sinh nhiều mâu thuẫn, chồng chéo. Công tác xúc tiến và kêu gọi đầu tư còn
nhiều lúng túng trong phân khúc thị trường và chưa xác định các nhà đầu tư
chiến lược, cơ cấu đầu tư trong và ngoài nước chênh lệch quá cao, đầu tư nước
ngoài chỉ chiếm 20%; vốn thực hiện chưa cao, đạt khoảng 13,7% tổng vốn đầu
tư đăng ký .



 Hạn chế về chính sách đầu tư phát triển KKT mở Chu Lai
Thiết kế hệ thống pháp lý của Chu Lai trên thực tế chưa phù hợp với việc
cải cách thể chế và thí điểm chính sách. Theo thiết kế ban đầu, chính phủ dự
định trao cho lãnh đạo địa phương nhiều quyền hạn về pháp lý, chính sách và
ngân sách hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, khung pháp lý của Chu Lai chia sẻ
quyền hạn hoạch định chính sách và ngân sách trong hầu hết lĩnh vực giữa chính
quyền địa phương và chính quyền trung ương. Quá trình ra quyết định đòi hỏi sự
đồng thuận của nhiều bộ ngành vốn có lợi ích mâu thuẫn nhau trong việc thử
nghiệm chính sách đã cản trở những cố gắng cải cách ở Chu Lai. Rõ ràng là cho
đến năm 2011 – 8 năm sau khi thành lập – Chu Lai chưa đóng được vai trò như
một “phòng thí nghiệm chính sách” của Việt Nam nhằm tạo ra “một môi trường
kinh doanh và đầu tư công bằng phù hợp với các thông lệ quốc tế” như kỳ vọng
ban đầu.Điều kiện tài chính, hạ tầng, nhân lực bất lợi, trong khi thể chế không có
gì đột phá làm cho đến thời điểm này Chu Lai vẫn chưa thu hút được sự tham
gia của đối tác chiến lược nước ngoài.
3. Định hướng và giải pháp phát triển
Nhằm phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những khó khăn còn
tồn tại, định hướng phát triển KKTM Chu Lai theo mô hình KKT tổng hợp, lấy
công nghiệp cơ khí ô tô làm trung tâm, đi đôi với việc đẩy mạnh phát triển
ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ nền để thúc đẩy các ngành kinh tế khác
phát triển; phát triển các ngành du lịch, dịch vụ đặc thù nhằm giảm thiểu cạnh
tranh so với các khu vực khác; đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng, miền để tận dụng
năng lực hạ tầng và phát huy lợi thế so sánh; phát triển cơ chế chính sách và cải
thiện thể chế hành chính theo hướng mở và đặc thù.
Theo đó chúng tôi xin đưa ra các khuyến nghị mang tính giải pháp cho
đầu tư phát triển KKTM Chu Lai theo một số cách tiếp cận sau:
Thứ nhất,về phát triển công nghiệp: việc định hình các ngành công
nghiệp cần dựa vào các nguồn tài nguyên và lợi thế vốn có để hình thành một số
ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn

cầu và ít sử dụng nguyên liệu từ nhập khẩu. Cụ thể là:
 Cần sớm hình thành KCN cơ khí đa dụng và ô tô quốc gia để xúc tiến kêu
gọi các dự án thành phần công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp
ráp ô tô;
 Phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, dệt may và khuôn đúc
để phát huy năng lực nội sinh của vùng
 Hình thành KCN công nghệ cao để phát triển các ngành công nghiệp nền,
công nghiệp ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, y tế, chế tạo cao su kỹ
thuật, cao su tổng hợp chuyên dụng cho chế tạo máy, điện, điện tử, vật
liệu gốm sứ kỹ thuật cho công nghiệp điện, điện tử…
Thứ hai,Phát triển khu đô thị: trước hết cần tạo ra quỹ đất trống để thu hút
các dự án đô thị khác bằng việc tạo điều kiện tối đa về chính sách như bồi
thường, giải phóng mặt bằng; đơn giá cho thuê đất, giao đất; giải quyết thủ tục
hành chính; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm thu hút các dự án đầu tư .
Thứ ba,đối với khu thương mại tự do đến nayvẫn chưa thu hút được nhà
đầu tư, nguyên nhân là do cơ chế chính sách cho Khu thương mại tự do quá
thấp, không có hướng mở
=> Vì vậy, để phát triển khu thương mại tự do cần thiết nên xem xét điều chỉnh
lại quy hoạch bằng cách giảm bớt diện tích, chỉ để lại một phần diện tích cho
phát triển khu cửa hàng miễn thuế và phát triển KCN, diện tích đất còn lại cho
phát triển các khu đô thị, khu dân cư, khu khách sạn
Thứ tư,đối với các công trình hạ tầng trong KKT
 Cần đồng bộ giữa hạ tầng giao thông đường bộ, cảng biển và các khu
chức năng trong KKT;
 Nên tập trung xây dựng các tuyến giao thông huyết mạch phục vụ vận
chuyển hàng hóa cho các dự án như: KCN, dịch vụ đô thị Việt - Hàn,
KCN - đô thị Tam Hiệp, KCN cơ khí đa dụng ô tô ;
 Cần tiếp tục đầu tư các khu tái định cư phục vụ yêu cầu giải phóng mặt
bằng như: Khu tái định cư Tam Anh Nam, khu dân cư đô thị Tam Hiệp,
khu nhà ở cho công nhân…, tranh thủ các nguồn vốn để triển khai dự án

xử lý chất thải, nước thải môi trường đô thị ;
 Cần phát triển một số tuyến vận tải quốc tế, đặc biệt là tuyến Hàn Quốc -
Chu Lai, Chu Lai - một số nước ASEAN và Nhật Bản;
 Nên sớm hình thành trường cao đẳng nghề chất lượng cao nhằm cung ứng
nguồn nhân lực cho KKTM Chu Lai; tăng cường hỗ trợ cho các doanh
nghiệp đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật.
Thứ năm,về cơ chế chính sách cho đầu tư phát triển KKTM, cần phải
được nhất quán và thể hiện quan điểm “mở”.
Thứ sáu,về xúc tiến và kêu gọi đầu tư
 Cần phải có quan điểm rõ ràng và nhất quán, môi trường đầu tư minh
bạch và công khai; cơ chế chính sách hấp dẫn và thuyết phục cao;
 Qui trình giải quyết thủ tục đầu tư nhanh gọn, cởi mở và chuyên môn hóa;
 Xúc tiến đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm và được phân khúc cụ thể,
nên tập hướng đến tổ chức độc lập và tự chủ;
 Đối với xây dựng hạ tầng các khu chức năng, cần mạnh dạn xúc tiến theo
hướng gắn liền qui hoạch với kêu gọi đầu tư, giao trọn từng khu chức
năng cho một chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng để chủ động qui hoạch chi
tiết bên trong, tự xây dựng hạ tầng để xúc tiến tìm các nhà đầu tư thứ cấp.
Trong quá trình tìm tòi thử nghiệm, KKTM Chu Lai đã gặp không ít
khó khăn thách thức, nhưng với sự kiên trì mục tiêu đã chọn, thẳng thắn nhìn
nhận những thiếu sót khuyết điểm, phát huy sáng tạo để tìm cách làm mới và
phù hợp với đặc điểm riêng của Chu Lai trong điều kiện hội nhập, đến nay,
KKTM Chu Lai bước đầu đã vượt qua giai đoạn khó khăn để đạt được một số
kết quả nhất định, làm tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ giai
đoạn 2012-2015 và tầm nhìn 2020.











KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu về chủ đề KKT chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Các KKT tồn tại khách quan,là yêu cầu thực tiễn của phát triển đất nước
và vùng.Chính vì vậy KKt đòi hỏi được xã hội thừa nhận,quan tâm và giám sát
trong quá trình phát triển.
2. Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về KKT ở nước ta hiện nay vẫn còn
hạn chế và cần sớm được hoàn thiện.
3. Các KKT đã có sự phát triển mạnh trong thời gian qua và đồng thời thể
hiện sức mạnh vượt trội của chúng trong phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và
cả nước.Vai trò của các KKT được chúng tôi thể hiện qua các dẫn chứng cụ thể
với ví dụ sinh động là KKTM Chu Lai:(1)thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước; (2) tiếp nhận kĩ thuật công nghệ hiện đại cũng như học tập được phương
pháp quản lý tiên tiến từ các dự án thu hút vốn đầu tư FDI; (3) khai thác hiệu
quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước, vùng lãnh thổ, biến những
tiềm năng thành hiện thực, tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế, góp phần
khai thác tiềm năng về lao động từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
lao động sao cho phù hợp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (4) tạo công ăn
việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế,tăng năng lực xuất khẩu; (5) góp phần đổi mới cơ chế quản lý, cải thiện
môi trường đầu tư,mở rộng quan hệ kinh tế khi các doanh nghiệp trong nước
liên kết với các doanh nghiệp FDI để sản xuất.
Trong quá trình thực hiện đề tài,do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên
cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận
được các ý kiến đóng góp quý báu để nghiên cứu này có thể được tiếp tục phát
triển hoàn thiện hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Tuệ(2012).Tập bài giảng tổ chức lãnh thổ.
2. Ngô Thúy Quỳnh .Giáo trình Tổ chức lãnh thổ kinh tế
3. Tổng cục thống kê (2011). Niên giáp thống kê năm 2011.NXB Thống
kê,Hà Nội.
4.Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng – Bộ khoa học và công nghệ.
5. Nguyễn Minh Tuệ (2005).Địa lý kinh tế - xã hội đại cương.NXB ĐHSP
Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Tuệ (2009) .Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam.NXB Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
7. Ngô Doãn Vịnh(2006).Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển.NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.











×