Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY ĐÚC SỐ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 27 trang )

1

Mục lục

Trang
Các công ty
Công ty đúc số 1………………………………………………………………………2
Công ty cổ phần Gạch men Ý mỹ……………………………………………………6
Công ty cổ phần Nhựa Minh Hùng………………………………………………….9
Các phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm vật liệu mới…………………………………………………… 14
Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia vật liệu polimer và composit………… 16
Phòng thí nghiệm silicate………………………………………………………… 21
Tổng kết……………………………………………………………………….…… 26
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… 27












2

CÔNG TY ĐÚC SỐ 1


I/. Giới thiệu chung về nhà máy:
-Lô B15 khu công nghiệp Hiệp Phước B, huyện Nhà Bè, TpHồ Chí Minh, trên nền
diện tích khoảng 3ha
-Tên Tiếng Việt: Công ty Đúc số 1
-Tên Tiếng Anh : Foundry Company No.1
-Mới hoàn tất xây dựng và đưa vào sản xuất. Trước đây ở địa chỉ 220 Bình Thới
Quận 11 TP.HCM
-Là thành viên của tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)
-Số lượng kỹ thuật viên, công nhân viên vẫn còn rất ít, chưa bắt đầu vào dây chuyền
đúc
1/. Các sản phẩm trước đây (tiến tới hoàn thiện quy trình ở nhà máy mới):
* Sản phẩm chính:
-Sản phẩm gang: gang xám, gang cầu, gang hợp kim, gang chịu nhiệt, gang chịu
mài mòn va đập, gang dẻo.
-Sản phẩm thép: thép Cacbon, thép hợp kim thấp, thép hợp kim cao, thép chịu mài
mòn, thép chịu nhiệt, thép không gỉ.
-Sản phẩm đồng đỏ, đồng thau.


-Sản phẩm nhôm hợp kim.
*Chế tạo chi tiết:
-Máy công cụ
-Máy nông nghiệp, máy nổ các loại
-Máy chế biến giấy, máy chế biến cao su
-Chi tiết máy thủy lợi, tàu hút bùn
-Chi tiết máy xay xát và đánh bóng gạo
-Chi tiết và phụ tụng máy nghiền xi măng, máy nghiền phân bón như tấm lót, bi
cầu, bi trụ, tấm ghi, tấm vào liệu
3


-Chi tiết máy thủy lực
-Chi tiết xe gắn máy
-Các loại van chịu áp lực
2/. Quy cách sản phẩm:
-Chi tiết đúc ra phải đạt các tiêu chuẩn vật lý nhất định
(độ nhẵn, độ cứng,…) và có thành phần xác định.
Thành phần này được đo bằng máy quang phổ phát xạ
sử dụng phương pháp đánh lửa.
-Các chi tiết có cấu tạo phức tạp với nhiều lỗ và rãnh, cần có kỹ thuật cao để chế
tạo mẫu và khuôn, sau đó đưa vào đúc.
II/. Một số trang thiết bị – Quy trình sản xuất:
1/. Trang thiết bị, máy móc:
-4 lò đúc: 1 cặp lò 2 tấn, 1 cặp lò 4 tấn
-Dây chuyền tạo khuôn tươi.
-Dây chuyền tái chế khuôn
-Thiết bị tạo khí nén
-Máy tạo khuôn khô bằng hóa chất
-Phòng thí nghiệm vật liệu kim loại:
-Máy phân tích nhanh (phân tích bằng
quang phổ phát xạ, phân tích được khoảng 18 nguyên tố trong vòng 20 giây
-Máy đo độ không khí để kiểm tra không khí của vật liệu làm khuôn
-Thiết bị đo độ cứng kim loại cầm tay
-Máy đo độ cứng kim loại
-Máy phân tích tổ chức kim loại
-Thiết bị đo nhiệt độ không tiếp xúc
-Thiết bị đo nhiệt độ tiếp xúc
-Máy đo độ ẩm
2/. Quy trình sản xuất:
-Sử dụng công nghệ đúc khuôn cát
tươi: vật liệu để làm khuôn là cát kết

4

hợp với đất sét. Trong quá trình làm khuôn cần phải đánh
động mẫu để thoát mẫu, nên sản phẩm đúc sẽ có độ dôi gia
công lớn.
-Chế tạo mẫu: mẫu gồm nhiều chi tiết đơn giản ghép lại,
mẫu được làm bằng vật liệu nhôm, đồng. Các chi tiết đơn
giản phải được sơn một lớp sơn đặc biệt để chống dính.
-Chế tạo khuôn tươi: bằng cát nhựa, vật liệu chính là cát, có
thêm nhựa và các chất phụ gia. Khuôn tươi liên
kết bằng cơ học nên dễ phá hủy. Gồm các giai
đoạn: trộn cát, đấ sét; ép trong lò chung với
mẫu ở áp suất cao; bỏ mẫu; quét một lớp sơn
chống dính; phơi khô để chuẩn bị rót kim loại
(hợp kim) vào.
-Chế tạo khuôn khô: công nhân chỉ cần đưa cát và
hóa chất vào, máy sẽ tự chế tạo khuôn khô dựa vào
các nguyên lý hóa học.
-Rót kim loại / hợp kim: đã được nấu chảy trong lò
→ hệ thống cần cẩu sẽ đưa kim loại nóng chảy rót
vào khuôn và để nguội → chuyển qua máy phá
khuôn để lấy thành phẩm (khuôn được phá bằng
máy rung).
-Tái chế cát: nghiền nhỏ khuôn đã phá → cho qua
máy lọc (cát có thể tái chế hoặc không thể tái chế ) → qua thiết bị làm sạch để loại
chất phụ gia và các tạp chất → nghiền mịn lần nữa → đưa vào máy trộn tạo khuôn
mới.
-Chi tiết đúc được đưa sang bộ phận quản lí kiểm tra chất lượng, nếu có sai hỏng
nặng sẽ chuyển về xưởng đúc lại, các chi tiết tốt: chuyển sang bộ phận lắp ráp
máy.



5

III/. An toàn lao động:
-Có bảng quy định về an toàn lao động trong nhà máy.
-Nhà máy chưa đưa vào hoạt động chính nên số lượng công nhân rất ít, chỉ làm
trong khâu thủ công, gia công xử lý khuôn nên chưa được chú trọng lắm về các
nguyên tắc bảo hộ lao động.
-Có hệ thống PCCC theo tiêu chuẩn “TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy
chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”.
IV/. Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp:
-Có hệ thống máy móc tái chế.
-Xử lí phế thải, vệ sinh công nghiệp: nằm trong dự án thu gom xử lí rác thải rắn
của khu công nghiệp HP, hệ thống cây xanh.
-Chưa đưa vào dây chuyền xử lý phế thải vì chưa có sản xuất.
V/. Một số nhận xét và cảm nghĩ về nhà máy:
-Nhà máy được trang bị đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền khá mới và hiện đại.
-Nhà máy chưa đi vào hoạt động nên không được xem tận mắt quá trình đúc hay
nhiệt luyện kim loại.
-Thời gian được tham quan ngắn, chưa thể tìm hiểu được nhiều những công nghệ
khác của nhà máy.
-Số lượng sinh viên đông nhưng thiếu người hướng dẫn, dẫn đến tình trạng không
tập trung vô việc tham quan học hỏi.
-Quy trình khá đơn giản, cơ bản về ngành kim lọa-hợp kim, chưa thấy có ứng dụng
phương pháp mới hay chế tạo nghiên cứu các loại vật liệu mới.









6

CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN Ý MỸ

I/. Giới thiệu về nhà máy:
-Công ty cổ phần gạch men ý mỹ được thành lập theo
quyết định số 00347/GP/TLDN ngày 17/02/1997 của
UBND tỉnh Đồng Nai.
-Tên giao dịch tiếng Anh: YMY CERAMIC TILES
CORP
-Tổng Giám đốc: Phạm Đức Nguyên
-Lĩnh vực hoạt động: sản xuất gạch ốp lát và kinh doanh
vật liệu xây dựng.
-Nhà máy sản xuất được xây dựng tại Khu Công
Nghiệp Tam Phước, Quốc Lộ 51, xã Tam Phước,
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
-web: www.ymyceramic.com.vn
-Năng lực sản xuất của Nhà máy đạt 22.000
m
2
/ngày (8.000.000 m
2
/năm) bao gồm các chủng
loại gạch ốp tường và lát nền quy cách 20x20,
20x25, 25x40, 30x30, 40x40,… Ngoài ra còn có
thêm sản phẩm mới là ngói lợp.

II/. Quy trình – Công nghệ:


1/. Quy trình sản xuất gạch:
*Nguyên liệu: cao lanh, đất sét, đá vôi,
cát, các oxide nhôm, crom,…


7


*Quy trình sản xuất:
-Nghiền mực
-Nghiền men
-Sàng men
-Nạp liệu
-Nghiền liệu
-Sấy phun
-Chuyền tải bột đến máy ép
-Ép gạch
-Sấy gạch sau ép
-Tráng men
-In lụa
-Chuyền dẫn đến lò nung
-Nung gạch
-Phân loại
-In mã vạch lên bao bì, đóng gói
-Xuất hàng
2/. Công nghệ:
-Dây chuyền sản xuất gạch men-thạch anh ốp lát cao cấp theo công nghệ hiện đại

của Ý.
-Dây chuyền sản xuất hoàn toàn được tự động hóa của các hãng nổi tiếng như
SITI, SACMI.
-Lò nung của hãng NASSETTI.
-Dây chuyền tráng men, in lụa dùng bơm tự
động của OMIS.





8

III/. An toàn lao động:
-Có bảng quy định về an toàn lao động trong nhà máy.
-Nhà máy cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, tuy nhiên việc
giám sát công nhân thực hiện chưa hiệu quả lắm.
-Có hệ thống PCCC theo tiêu chuẩn và phương tiện phòng cháy chữa cháy.

IV/. Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp:
-
Kiểm soát nguyên liệu, hóa chất, chất thải để không gây nguy hại đến môi trường.
-Giảm thiểu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu trên sản phẩm.
-Tuân thủ
yêu cầu luật pháp của Việt Nam và các yêu cầu của khách hàng về môi trường.

V/. Một số nhận xét và cảm nghĩ về nhà máy:
-Nhà máy đã áp dụng những dây chuyền sản xuất tự động hóa khá cao.
-Nhà máy gạch men Ý Mỹ với công nghệ hiện đại và quy mô khá lớn đã gây được
ấn tượng mạnh. Sự tiếp đón và hướng dẫn của công ty Ý Mỹ rất nhiệt tình và chu

đáo. Buổi tham quan đã mang lại nhiều bài học thực tế thú vị và bổ ích cho sinh
viên.











9

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA MINH HÙNG

I/. Giới thiệu chung:
-Tên công ty: Công ty CP Nhựa Minh Hùng
-Tên tiếng Anh: Minh Hung Plastics Joint Stock Company
-Tên viết tắt: MINHHUNGPLAST JSC
-Mã số thuế: 0301415664


-Vốn pháp định: 45.000.000.000
-Địa chỉ: 103/7 Ao Đôi- P. Bình Trị Đông A- Q. Bình Tân- Tp. HCM
-Điện thoại: (84.8) 3875.5448-3750.5381-Fax: (84.8) 3750.4087
-Web: www.minhhungplast.com.vn -Email:
-Tổng Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Tuyết
-Sản phẩm: Chuyên sản xuất và cung

ứng các loại ống nhựa uPVC, HDPE,
PPR, phụ tùng ống và keo dán ống chất
lượng cao phục vụ cho các ngành cấp
thoát nước, điện lực, bưu chính viễn
thông và dân dụng.
II/. Quy trình và công nghệ sản xuất:
1/. Quy trình sản xuất:
*Nguyên liệu: bột nhựa PVC, HDPE, PPR, chất tạo màu, phụ gia…



10

*Quy trình sản xuất ống nhựa:

2/. Công nghệ:
-Với hệ thống dây chuyền sản
xuất hiện đại do Châu Âu cung
cấp công nghệ đùn ống khép kín
của Italia, CHLB Đức, Nhật
Bản, Hàn Quốc và đội ngũ kỹ
sư, công nhân kỹ thuật lành
nghề giàu kinh nghiệm được đào
tạo chính quy trong và ngoài nước, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008,
Minh Hùng đã sản xuất ra các loại ống nhựa Upvc, HDPE, PPR đường kính từ
16mm tới 500mm với tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và Quốc tế.


11



*Chính sách chất lượng:
Chính sách chất lượng của Công ty nhựa Minh Hùng là
thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng về
việc cung cấp sản phẩm ống uPVC.
Ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên Công ty nhựa
Minh Hùng cam kết:
-Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm ống
uPVC đảm bảo chất lượng cao với giá cạnh tranh.
-Giao hàng đúng thời gian yêu cầu của khách hàng.
Để thực hiện chính sách chất lượng này, Công ty
nhựa Minh Hùng quyết tâm:
-Xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất
lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
-Tổ chức đào tạo công nhân viên thường xuyên để
đảm bảo mọi công nhân viên trong công ty hiểu rõ yêu cầu của công việc, có đủ
năng lực thực hiện yêu cầu đó và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng công
việc, chất lượng sản phẩm.
-Quan hệ chặt chẽ với khách hàng để hiểu rõ yêu cầu của họ nhằm thỏa mãn ngày
càng tốt hơn yêu cầu đó.

12



III/. An toàn lao động:
-Có bảng quy định về an toàn lao động trong nhà máy.
-Nhà máy cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.
-Có hệ thống PCCC theo tiêu chuẩn và phương tiện phòng cháy chữa cháy.
IV/. Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp:

-
Kiểm soát nguyên liệu, hóa chất, chất thải để không gây nguy hại đến môi trường.
-Giảm thiểu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu trên sản phẩm.
-Tuân thủ yêu cầu luật pháp của Việt Nam về môi trường.


13


V/. Một số nhận xét và cảm nghĩ về nhà máy:
-Nhà máy sản xuất ống nhựa của Công ty Minh Hùng rất hiện đại và khang trang
với quy mô khá lớn. Các máy móc và trang thiết bị đều được nhập từ nước ngoài.
Quy trình sản xuất được tự động hóa gần như hoàn toàn. Chất lượng sản phẩm
rất đồng đều và ấn tượng.
-Ngoài việc tham quan nhà máy sản xuất ống nhựa của Minh Hùng, Công ty còn
tạo điều kiện để sinh viên được tham quan nhà máy sản xuất bao bì tráng nhôm
đóng gói thực phẩm Minh Anh – Công ty con của Minh Hùng với máy móc và
công nghệ rất hiện đại.
-Buổi tham quan nhà máy Nhựa Minh Hùng đã cung cấp nhiều kiến thức thực tiễn
cho sinh viên và một không khí làm việc chuyên nghiệp.



















14

PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU MỚI


I/. Vị trí – chức năng của phòng thí nghiệm:
-Thuộc dãy nhà B3 trong khuôn viên trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM
nhưng dưới sự quản lý của khoa CNVL Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM.
-Các thiết bị máy móc của phòng thí nghiệm dành cho những nghiên cứu, thí
nghiệm thuộc chuyên ngành Kim loại-hợp kim.
-PTN phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực công nghệ nhiệt luyện kim loại và đo độ cứng
của vật liệu kim loại sau khi nhiệt luyện.
II/. Một số thiết bị thuộc phòng thí nghiệm:
1/. Các lò buồng điện trở (khoảng 2-3 lò):
Chức năng chung: nhiệt luyện các chi tiết vật liệu Kim loại
Nhiều chế độ nhiệt luyện : ram, ủ, tôi, thường hóa,
thấm Cácbon.
-Ram: là quá trình cần thiết và bắt buộc sau khi tôi.
Thép sau khi tôi có tính giòn, dễ gãy, có độ cứng
cao, vì vậy ram thép nhằm mục đích tạo ra cho thép
có các tính chất cơ học (độ cứng, độ bền, độ dẻo)
thích hợp với điều kiện sử dụng cần thiết. Ngoài ra

ram thép ở nhiệt độ cao còn để làm mềm thép giúp cho việc gia công cắt gọt được
dễ dàng, tạo được độ nhẵn bóng cao khi cắt gọt.
-Ủ: là nung nóng thép đến nhiệt độ nhất định, giữ ở nhiệt độ đó một thời gian, rồi
làm nguội. Thép sau khi ủ có độ bền và độ cứng thấp nhất, độ dẻo và độ dai cao.
-Tôi: là nung nóng thép lên quá nhiệt độ tới hạn rồi giữ nhiệt một thời gian, sau đó
làm nguội đột ngột, kết quả là thép khó biến dạng dẻo và có độ cứng cao.
-Thường hóa: là phương pháp nung nóng thép lên đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ủ,
giữ nhiệt rồi sau đó làm nguội trong không khí, nhờ đó thép có độ bền, độ cứng
cao hơn đôi chút so với trạng thái ủ.


15

Nguyên tắc hoạt động của lò:
-Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nhiệt
độ mẫu tăng nhanh và mẫu chuyển sang
dạng nóng đỏ. Sau khi nung làm nguội
nhanh bằng nước.
-Mẫu vật dạng hình trụ.
-Nhiệt độ tôi có thể lên đến 750-860
o
C.
2/. Máy đo độ cứng (2 máy):
Kiểm tra độ cứng của chi tiết trước và sau khi qua các nguyên công nhiệt luyện
3/. Máy mài và đánh bóng chi tiết :
Mài và đánh bóng các chi tiết trước khi đi
phân tích thành phần hóa học và kiểm tra
tổ chức tế vi của chi tiết
4/. Kính hiển vi kim tương :
Kiểm tra và chụp lại tổ chức tế vi của bề

mặt chi tiết sau các quá trình nhiệt luyện







III/. Một số nhận xét và cảm nghĩ về phòng thí nghiệm:
-Quy mô phòng thí nghiệm khá nhỏ, trang thiết bị tương đối ít và cũ, tuy nhiên đáp
ứng được một số nhu cầu về thí nghiệm nhiệt luyện cơ bản cho chuyên ngành Kim
loại.
-Vị trí cách khá xa so với những phòng thí nghiệm khác của khoa CNVL.
-Thời gian đi tham quan tìm hiểu khá ngắn nên chưa cung cấp được nhiều thông tin
về các máy móc và quy trình làm việc trong lĩnh vực nhiệt luyện kim loại.
16

PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA VẬT LIỆU
POLIMER & COMPOSITE
“Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia Vật liệu Polymer & Composite là trung tâm
nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các loại vật liệu trong lĩnh vực vật liệu polymer và
composite; đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu phát
triển của khu vực phía nam, toàn quốc và vươn tầm khu vực”
I/. Vị trí phòng thí nghiệm:
-Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia vật liệu Polimer & composite thuộc tòa nhà
C6 Đai học Bách Khoa ĐHQG TP.HCM
-Thành lập ngày 12 tháng 12 năm 2003
II/. Danh sách Ban Giám Đốc:
1. PGS. TS. Nguyễn Đắc Thành
Chức danh: Giám Đốc

2. TS. Huỳnh Đại Phú
Chức danh: Phó giám đốc - phụ trách Nghiên cứu & Phát triển
3. ThS. Huỳnh Sáu
Chức danh: Trưởng phòng HC-TH
III/. Chức năng chung của phòng thí nghiệm:
-Nghiên cứu, đào tạo và phát triển công nghệ, hỗ trợ sự phát triển cho các ngành vật
liệu polymer và composite. Ngoài ra còn hợp tác với các PTN cùng lĩnh vực hoạt
động trên thế giới như PTN Vật liệu Compozit, PTN Nghiên cứu tính chất vật liệu
Polyme (Đại học Sungkywan – Hàn Quốc), đại học Insalion (Pháp), đại học
Chobuk (Hàn Quốc).
-Nghiên cứu cơ bản và phát triển ứng dụng trên các lĩnh vực về vật liệu tiên tiến,
vật liệu chịu nhiệt cao, các vật liệu có tính năng đặc biệt, vật liệu đa chức năng
-Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm phục vụ cho kinh tế xã hội
và dân sinh
-Sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ mới từ kết quả nghiên cứu.
-Kiểm nghiệm, tư vấn, thẩm định, thi công các dự án trong ngành polymer &
composite
17

-Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nghiên cứu và
sản xuất vật liệu và công nghệ polymer& composite
-Sản xuất theo hợp đồng với các cá nhân và đơn vị quy định pháp luật. Liên doanh,
liên kết và hợp tác các cá nhân và tập thể trong và ngoài nước theo lĩnh vực đăng
ký.
-Tổ chức các hội nghị khoa học & công nghệ, các semina trong nước và quốc tế về
công nghệ và vật liệu Polymer & composite
-Xuất bản tạp chí và bản tin về ngành vật liệu và công nghệ Polymer & composite
theo quy định pháp luật
IV/. Một số thiết bị trực thuộc phòng thí nghiệm:
A. CÁC THIẾT BỊ THUỘC PHÒNG CƠ LÝ :

1/. Máy đo cơ lý vạn năng (Instron 8801):
Chức năng:
-Độ bền nén và các thông số liên quan
-Độ bền uốn và các thông số liên quan
-Độ bền kéo và các thông số liên quan
-Độ bền mỏi nén và các thông số liên quan
-Độ bền mỏi uốn và các thông số liên quan
-Độ bền mỏi kéo và các thông số liên quan
Thông số kỹ thuật
-Đầu phát động hỗn hợp có lực tải tối đa 100 kN
-Cảm biến lực có độ chính xác 0.5% giá trị đo từ toàn thang đo xuống tới 1/100
khả năng đo của cảm biến lực
2/.
Máy đo độ cứng (dành cho chuyên ngành Polimer) (WOLPERT 751N):
Chức năng :
-Đo các độ cứng Vicker, Brinell, Rockwell
Thông số kỹ thuật
-Màn hình hiển thị quang học. Có thể thay đổi độ phóng đại
-Thử tải mặc định hoặc quay số.

18

3/. Máy đo độ nhớt Mooney:
Đo độ nhớt của cao su, từ đó có thể xác định khối lượng phân tử của nó
4/. Máy lưu hóa cao su Reohmeter:
Xác định đường cong lưu hóa của cao su

B. CÁC THIẾT BỊ THUỘC PHÒNG HÓA LÝ :
1/. Thiết bị phân tích quang phổ FT-IR (thiết bị quang phổ hồng ngoại TENSOR 37)
-Đặc điểm kỹ thuật : khoảng phổ: 7.500- 370

cm
-1
với bộ tách tia KBr chuẩn; khoảng phổ
mở rộng 15.000-370 cm
-1
với bộ tách tia hồng
ngoại gần và trung.
-Độ chính xác bước sóng: 0,01 cm
-1
.
-Độ chính xác dải phổ: 0,1%T.
-Cấu trúc: buồng quang học kín, có hút ẩm.
-Có thể đo mẫu dạng rắn, lỏng và màng mỏng.
2/. Thiết bị phân tích kích thước hạt (thiết bị tán xạ LASER LA- 920):
-Phương pháp đo: Mie
-Đo được kích thước hạt : 0.02 - 2000µm
-Ánh sáng đỏ: He-Ne gas lasers (λ=0.63µm).
-Ánh sáng xanh: Đèn Tungsten (λ=0.405µm).
-Kết quả hiển thị: Giản đồ phân bố kích thước hạt, bảng
số liệu chi tiết của các kích thước hạt, kích thước hạt
trung bình

3/. Thiết bị đo góc tiếp xúc (góc thấm ướt) (DATAPHYSICS) :
Thông số kỹ thuật :
-Thấu kính có 6 mức điều chỉnh tiêu cự truyền
hình ảnh ra camera với độ sai biệt hình ảnh 0.05%
-Độ phóng đại: 0,7 - 4,5 lần

19


Chức năng:
-Xác định năng lượng tự do bề mặt của chất rắn và các thành phần của nó
-Xác định độ sạch của bề mặt chất rắn
-Xác định khả năng thấm ướt của bề mặt chất rắn
-Đánh giá khả năng tương thích giữa 2 chất

C. CÁC THIẾT BỊ THUỘC PHÒNG CẤU TRÚC:
1/. Hệ máy nhiễu xạ tia X (XRD) (D8 Advance) :
Chức năng:
-Phân tích định tính thành phần pha
-Xác định cấu trúc
-Xác định các hằng số mạng
-Xác định kích thước hạt…
Thông số kỹ thuật :
-Có thể thực hiện phép đo trong khoảng góc đo từ 1,5
o
–120
o
.
-Bước đo nhỏ nhất có thể đạt được 0,0001
o
.
-Lưu trữ trên 130.000 phổ chuẩn, đảm bảo cung cấp các kết quả một cách chính xác
cho hầu hết các chất từ vô cơ tới hữu cơ.
-Thực hiện trên các dạng mẫu bột, mẫu khối và mẫu màng.
2/. Hệ kính hiển vi điện tử truyền qua (XRD) (JEM 1400):
Chức năng:
-Quan sát hình dạng cấu trúc vật liệu.
-Có thể chụp với các dạng mẫu bột, mẫu lỏng, mẫu
khối cứng, mẫu khối mềm.

Thông số kỹ thuật:
-Độ phân giải cao: ảnh điểm 0,38nm; ảnh mạng 0,2nm.
-Thế gia tốc cực đại 120kV.
-Độ phóng đại cực đại 800.000 lần.


20

D. CÁC THIẾT BỊ THUỘC PHÒNG HÓA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG:
Máy thử ăn mòn sương muối:
Chức năng:
-Kiểm tra chất lượng các màng hoặc xác định khả năng bị ăn mòn của vật liệu cụ
thể.
-Được thiết kế như một chiếc tủ - cabinet, thiết bị dùng để kiểm tra chất lượng các
màng
V/. Một số thành tựu trong thực tiễn:
-Tàu đánh bắt xa bờ, tàu du lịch, tàu cứu sinh chịu lửa bằng composite, máy bay
siêu nhẹ vỏ bằng vật liệu compozit.
-Tham gia dự án xây dựng Nhà vệ sinh 15 – 20 người và hệ thống xử lý nước trên
đảo Trường Sa Đông.
-Chế tạo cửa phai cống thủy lợi cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tp Hồ
Chí Minh…
-Nhiều bài báo khoa học được công bố ở các hội nghị khoa học trong và ngoài
nước.
VI/. Một số nhận xét cảm nghĩ về phòng thí nghiệm:
-Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia vật liệu Polimer & composite được trang
bị máy móc, thiết bị nghiên cứu khoa học rất hiện đại, được đầu tư cả về chất
lượng, số lượng và đội ngũ kỹ thuật viên.
-Lần đầu tiên được tham quan, tận mắt xem và nghe giới thiệu về các thiết bị máy
móc giúp em biết và hiểu rõ hơn về sự đầu tư dành cho ngành Công nghệ vật liệu

của nước ta, tạo thêm niềm hứng thú và say mê trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu
về các công nghệ, ứng dụng mới về vật liệu.
-Trung tâm nghiên cứu với nhiều phòng ban, máy móc, thiết bị; tuy nhiên thời gian
tham quan khá ngắn, không đủ để truyền đạt được hết về các trang thiết bị nên có
đôi chút chưa thỏa mãn lắm. Dù vậy buổi tham quan phòng thí nghiệm thật sự rất
bổ ích và để lại nhiều bài học quý báu cho sinh viên chúng em.

PHÒNG THÍ NGHIỆM SILICATE
21

I/. Vị trí và chức năng chung của phòng thí nghiệm:
-Khoa học về công nghệ Silicate là một ngành khoa học thực nghiệm. Do đó việc
đáp ứng nhu cầu thực nghiệm cho sinh viên ngành công nghệ Silicate là rất cần
thiết. Hệ thống phòng thí nghiệm Silicate ra đời để đáp ứng nhu cầu đó
-Là một hệ thống PTN dành riêng cho sinh viên khoa CNVL – ĐH Bách Khoa
ĐHQG TPHCM thuộc tầng trệt nhà C4.
-PTN đã cơ bản đáp ứng được về máy móc, trang thiết bị, các loại vật liệu riêng
cho chuyên ngành Silicate trong việc thực nghiệm các phương pháp nghiên cứu cơ
bản về công nghệ Silicate, gần với quy trình sản xuất thực tế nhất
-Kết hợp với hệ thống PTN chung của khoa và xưởng Silicate, những nghiên cứu
khoa học về vật liệu Silicate được thực hiện cách dễ dàng và tốt hơn
II/. Các thiết bị trực thuộc phòng thí nghiệm:
1/. Lò nung và lò sấy:
Đây là những thiết bị không thể thiếu trong sản xuất nhóm vật liệu ceramic.
*Sấy: có thể coi là khâu xử lý quan trọng bậc nhất đối với các sản phẩm gốm thô,
gốm mỹ nghệ tạo hình bẳng đổ rót hoặc tạo hình dẻo, đó là quá trình thoát nước
vật lý khỏi vật liệu bột hoặc vật liệu mộc (phần khuôn hình mới tạo, chưa xử lý
nhiệt)
-Thông qua việc theo dõi tốc độ
thoát ẩm của vật liệu sấy, có thể xác

định được các thông số như: biến
đổi độ ẩm, nhiệt độ của tác nhân
sấy, độ co dài, độ co thể tích, độ
bền cơ…theo thời gian của mẫu sấy
-Mẫu cần gia nhiệt trong lò có thể
gia nhiệt lên đến 100-200
o
C
*Nung: là quá trình kết khối của vật liệu ceramic sau khi sấy, là sự biến đổi ở nhiệt
độ cao, từ khối các dạng hạt rời tạo thành vệt thể rắn chắc
-Theo dõi biến đổi khi nung, kiểm tra các khoáng tạo thành, kiểm tra các tính
chất vật lý của mẫu: mật độ, độ hút nước, độ bền cơ
22

-Nhiệt độ tối đa của lò khi nung có thể đạt từ 1000 - 1250
o
C

2/. Máy ép tạo hình thủy lực (hiệu máy Mignon S):
-Phương pháp ép tạo hình các sản phẩm có dạng phẳng, đều, tỉ lệ giữa chiều cao
và đường kính không quá lớn
-Mẫu sau khi ép có thể có dạng hình hộp vuông
hoặc hình chữ nhật
-Qua việc xác định lực ép thích hợp có thể tạo
hình được sản phẩm có độ bền cơ của mộc cao
nhất và có độ sít cần thiết
-Thường sử dụng phương pháp ép 2 cấp. Cấp
đầu tiên ép chậm với áp suất nhỏ để loại bớt
không khí ra ngoài, sau đó ép ở áp lực cao hơn
-Phương pháp ép đẳng áp thủy tĩnh nhằm tạo

áp lực đồng đều và giảm chênh lệch về áp lực trong mẫu ép
3/. Máy ép đùn lento:
-Là phương pháp tạo hình dẻo
-Mẫu đất phải ở dạng dẻo và có độ dẻo cần thiết,
tính dẻo của vật liệu phụ thuộc cấu trúc khoáng
và kích thước hạt vật liệu
-Trục xoắn ốc của máy đưa vật liệu ra đầu ra
-Có nhiều đầu ra như : vuông, tròn, chữ T
4/. Máy đo độ bền uốn (hiệu máy
SASSUOLO.ITALY):
23

-Sử dụng phương pháp 3 điểm: mẫu đo được đặt trên 2 giá đỡ, lực tác dụng tại 1
điểm tới khi mẫu bị phá hủy, ghi nhận lực phá hủy mẫu F từ đó tính được độ bền
uốn.
-Mẫu thử nên có : tính đồng nhất cao, bề mặt bằng phẳng không có khuyết tật, hình
dạng đồng đều, tốc độ tăng áp lực vừa đủ trong suốt thời gian thử.
-Về nguyên tắc, kích thước của mẫu không bắt buộc, có
thể chỉnh kích thước của gối đỡ cho phù hợp với kích
thước mẫu. Riêng các mẫu thử xi măng có tiêu chuẩn
riêng ( 40 x 40 x 160 mm).
5/. Máy trộn vữa:
-Dùng để trộn vữa (gồm cát, nước, xi măng)
-Cơ cấu chuyển động không đồng trục để tạo hỗn hợp
vữa đều hơn. nước được cho từ từ vào ống màu xanh
phía trên máy
6/. Máy trộn chữ V:
-Dùng để trộn phối liệu mà không cần kết quả đồng
nhất cao
-Chỉ trộn những phối liệu khô

-Máy thiết kế hình chữ V để khi đảo có thể trộn
phối liệu được đều hơn
7/. Máy mài mẫu:
-Chức năng: làm nhẵn, bóng vật liệu, khi cần
tạo bề mặt phẳng cho vật liệu
-Vật liệu Silicate nào cần tao bề mặt nhẵn đều
có thể mài
-Thường sử dụng vật liệu phẳng
-Có 2 phương pháp: mài nước (để tăng độ
bóng của bề mặt khi cần) hoặc mài khô
8/. Máy sàng rung (hiệu máy AS 200):
24

-Chức năng: phân loại cỡ hạt theo kích thước lỗ sàng, sàng là dụng cụ gồm các lưới
sợi kim loại hoặc chất dẻo đan thành lỗ có kích thước khác nhau ( thường có hình
vuông).
-Khi phân tích cỡ hạt bằng sàng, ta phân biệt được 2 nhóm hạt: trên sàng và dưới
sàng. Thường dùng sàng với cỡ hạt nguyên liệu 6-8 mm hoặc hạt mịn 40-60 µm
-Hoạt động dựa trên nguyên tắc rung.
9/. Dụng cụ đo độ dẻo của đất sét:
-Sử dụng phương pháp Pfefferkorn. Theo phương
pháp này, độ biến dạng của mẫu thử được đo bằng
1 tấm phẳng.
-Độ dẻo của mẫu thử được đánh giá gián tiếp bởi
độ ẩm cần để tạo biến dạng chuẩn của mẫu thử.
-Mẫu thử hình trụ có kích thước : cao 40 ± 0,5 mm;
đường kính 33 ± 0,5 mm.
10/. Máy nghiền bi siêu tốc (hiệu máy
SASSUOLO.ITALY):
-Cối và bi nghiền bằng cao nhôm.

-Chức năng: nghiền phối liệu, có tác dụng làm nhỏ, làm mịn các loại vật liệu.
-Tùy vào độ mịn cần của vật liệu mà số lượng bi bỏ vào khác nhau.


11/. Máy nghiền búa :
-Cũng là để nghiền nhỏ vật liệu nhưng kích thước nhỏ, đơn giản, sử dụng bằng tay.
-Khi quay tay cầm, lưỡi dao quay nghiền vật liệu.
25

-Đáp ứng cơ bản cho 1 số nhu cầu nghiền nhỏ vật liệu mà không cần độ đồng nhất
cao.
III/. Một số nhận xét cảm nghĩ về phòng thí nghiệm:
-Phòng thí nghiệm Silicate là nơi tiện lợi cho tất cả sinh viên khoa công nghệ vật
liệu nói chung và chuyên ngành Silicate nói riêng muốn sử dụng cho công tác
nghiên cứu, thí nghiệm, học tập.
-Các trang thiết bị, máy móc của phòng đáp ứng cơ bản phần nào giống với thực tế
sản xuất, nhưng chỉ ở mức quy mô nhỏ, thích hợp cho việc thí nghiệm học tập.
-Do đặc thù của hầu hết vật liệu ở dạng bột nên nhìn bên ngoài, phòng thí nghiệm
không được đẹp, ngăn nắp lắm vì bụi và rất nhiều bao nguyên vật liệu. Tuy nhiên
những vấn đề nhỏ này không ảnh hưởng đến chuyên môn của phòng và hiệu quả sử
dụng mà phòng thí nghiệm mang lại.
















TỔNG KẾT
Qua các buổi tham quan phòng thí nghiệm và các nhà máy thuộc ba phân
nghành của khoa Công nghệ Vật liệu, em và các bạn sinh viên khác đã có

×