Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1. Xuất xứ dự án 3
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường 3
3. Phạm vi nghiên cứu của báo cáo: 4
4. Tổ chức thực hiện ĐTM 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 6
1.1. Cơ quan chủ dự án 6
1.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng công trình 6
1.3. Vị trí địa lý của dự án 6
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 7
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN 15
2.1. Điều kiện tự nhiên 15
2.2. Khái quát điều kiện thuỷ văn, mạng lưới sông suối 16
2.3. Tài nguyên sinh vật: 18
2.4. Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án 18
2.5. Đặc điểm địa chất, địa mạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 19
2.6. Điều kiện kinh tế-xã hội khu vực 21
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 23
3.1. Phân loại tác động 23
3.2. Đánh giá tác động trong quá trình thi công, lắp đặt thiết bị 23
3.3. Nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động dự án 27
3.4. Diễn biến tổng hợp môi trường khi dự án thực hiện 34
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 35
4.1. Khống chế tác động do quá trình thi công xây dựng dự án 35
4.2. Khống chế tác động khi dự án đi vào hoạt động 37
CHƯƠNG 5: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG 45
5.1. Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng 45
5.2. Thời gian hoàn thành các công trình xử lý 45
CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG
TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 46
6.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường 46
6.2 Chương trình quản lý và giám sát môi trường 46
CHƯƠNG 7: KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 48
CHƯƠNG 8: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 49
CHƯƠNG 9: NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNG GIÁ 50
Công ty TNHH Xuân Hưng 1
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
9.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu 50
9.2 Nhận xét về độ tin cậy của các phương pháp đánh giá 51
51
CHƯƠNG 10: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
10.1. Kết luận 52
10.2. Kiến nghị 52
PHỤ LỤC 53
Công ty TNHH Xuân Hưng 2
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ dự án
Hiện nay, nhu cầu về thép (phôi và thành phẩm) phục vụ cho các công
trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông… là rất lớn, giá thép trên thế
giới luôn luôn biến động theo xu hướng tăng do giá nhiên liệu ngày càng gia
tăng đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thép trong nước, đặc biệt là các đơn
vị sản xuất thép với công suất lớn, đòi hỏi phải nhập phôi thép để luyện ra thép
thành phẩm theo nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, thực hiện chủ trương của nhà nước và định hướng phát triển
công nghiệp, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho thế kỷ 20 và bước vào thế
kỷ 21, công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam cần được ưu tiên đầu tư phát
triển thay thế hàng xuất nhập khẩu.
Với những thuận lợi và ưu thế nêu trên, việc đầu tư nhà máy luyện và
cán thép của công ty dựa trên cơ sở pháp lý, nhu cầu thực tế là rất cần thiết và
khi dự án được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội.
Bên cạnh đó, tuân thủ Luật bảo vệ môi trường nhằm hoàn thiện hồ sơ
cho Dự án, Công ty TNHH Xuân Hưng, đã phối hợp với cơ quan tư vấn là
Trung tâm bảo vệ môi trường Đà Nẵng thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) cho “Dự án đầu tư Nhà máy thép Xuân Hưng tại cụm
Công nghiệp Thanh Vinh mở rộng”. Đây là cơ sở để tiến hành xem xét những
tác động đến môi trường từ việc hoạt động Nhà máy thép Xuân Hưng tại cụm
Công nghiệp Thanh Vinh mở rộng, đồng thời nhằm thực hiện nghiêm túc Luật
Bảo vệ môi trường nước ta và Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường
Nghiên cứu ĐTM này dựa trên các Luật - Nghị định – Chính sách của Nhà
nước CHXHCN Việt Nam:
− Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (29/11/2005).
− Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
− Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
− Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc Ban hành Qui chế về tổ chức và họat động của Hội
đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, Hội đồng
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
− Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường ban hành theo Quyết
định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ KH,CN&MT.
− Căn cứ quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm
2001 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Công ty TNHH Xuân Hưng 3
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
− Căn cứ luật đầu tư số: 59/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và nghị
định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
− Căn cứ Quyết định số 3117/QĐ-UBND ngày 18/5/2006 của Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Điều chỉnh Tổng mặt bằng quy
hoạch chi tiết phân lô Cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng.
3. Phạm vi nghiên cứu của báo cáo:
Báo cáo sẽ tập trung nghiên cứu các tác động của dự án trong giai đoạn
thi công lắp đặt thiết bị (i); và giai đoạn vận hành, sản xuất (ii).
Phạm vi nghiên cứu chính của khu vực dự án bao gồm: toàn bộ vùng dự
án và các vùng liên quan đến hoạt động của dự án.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư Nhà máy thép
Xuân Hưng tại cụm Công nghiệp Thanh Vinh mở rộng” do Công ty TNHH
Xuân Hưng làm chủ đầu tư, thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Bảo vệ Môi
trường thành phố Đà Nẵng.
* Các tài liệu, số liệu cơ sở được sử dụng trong báo cáo như sau:
- Báo cáo chính dự án đầu tư xây dựng Công trình Nhà máy xi măng –
Puzơlan Gia Lai.
- Sơ đồ tổng thể khu vực.
- Số liệu điều tra về kinh tế - xã hội tại khu vực.
- Số liệu phân tích chất lượng môi trường nước, không khí tại khu vực.
- Các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ban hành theo Quyết định số
22/2006/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường
về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và một số tiêu chuẩn
không bãi bỏ của quyết định số 35/2002/QĐ ngày 25/06/2002 của Bộ trưởng
Bộ KH,CN&MT.
* Danh sách cán bộ đơn vị TTBVMT Đà Nẵng trực tiếp tham gia lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường của dự án:
T
T
Họ và tên Chức danh Nhiệm vụ
1 KS. Trần Mạnh Cường Q. Giám đốc Tổng hợp toàn bộ báo cáo
2 KS. Nguyễn Văn Anh TP. Tư vấn Đánh giá hiện trạng môi trường và
các điều kiện KT-XH
3 CN. Huỳnh Kiên Trung Chuyên viên Đánh giá các yếu tố tác động môi
trường
4 KS. Hoàng Hải Thọ Chuyên viên Xây dựng giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm
Công ty TNHH Xuân Hưng 4
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
5 CN. T.Thất Minh Cường Chuyên viên Điều tra và tổng hợp ý kiến
6 ThS. Nguyễn Ngọc Sơn TP. Quan trắc Thiết kế và xây dựng chương trình
giám sát môi trường
7 KS. Trần Đình Sơn Chuyên viên Lấy mẫu, đo đạc chất lượng môi
trường
8 CN. Hoàng Thị Hòa TP. thí nghiệm Phân tích mẫu
5. Phương pháp nghiên cứu
i. Các phương pháp khảo sát, phân tích môi trường:
Các phương pháp được áp dụng bao gồm:
- Thu thập, tổng hợp kết quả của các nghiên cứu hiện có liên quan đến khu
vực dự án;
- Tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu, đo đạc các thông
số môi trường. Cập nhật các số liệu, tài liệu có liên quan đến hiện trạng môi
trường dự án;
- Sử dụng phương pháp liệt kê các nhân tố môi trường để đánh giá ảnh
hưởng;
ii. Các phương pháp dự báo tác động môi trường
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh tương tự với một số
nhà máy sản xuất xi măng khác có chức năng sản xuất và hoạt động tương tự.
- Phương pháp lập ma trận đánh giá tác động môi trường.
- Phương pháp đánh giá tác động nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của
WHO: được sử dụng trong tính toán tải lượng ô nhiễm do hoạt động xây dựng
dự án.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích các tác động đầu vào, xem
xét các quá trình xảy ra như là các quá trình tương tác trong hệ thống, dự báo
và đánh giá các tác động đầu ra.
- Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS): Phân vùng ảnh
hưởng trên bản đồ từ đó tiến hành điều tra, xác định phạm vi ảnh hưởng từng
loại tác động của dự án đến môi trường.
- Phương pháp phi thực nghiệm: so sánh tương đương trong đánh giá tác
động môi trường; thống kê và xử lý số liệu về thủy văn, các số liệu phân tích
môi trường.
- Phương pháp thực nghiệm: kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu
theo Tiêu chuẩn Việt nam.
Công ty TNHH Xuân Hưng 5
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Cơ quan chủ dự án
Tên dự án: Dự án đầu tư Nhà máy thép Xuân Hưng tại cụm Công
nghiệp Thanh Vinh mở rộng.
Cơ quan chủ đầu tư: Công ty TNHH Xuân Hưng
Địa chỉ: Lô C10-C19, Cụm Công nghiệp Thanh Vinh mở rộng, Hòa Liên
– Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.7366666 Fax: 0511.736677
Đại diện chủ dự án:
Bà Nguyễn Thị Xuân Chức danh: Giám đốc.
Bà Phan Thị Minh Trang Chức danh: Kế toán trưởng.
1.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng công trình
Căn cứ vào các yếu tố:
- Phân tích thị trường vật liệu xây dựng tại khu vực các tỉnh Tây nguyên,
Trung bộ và các tỉnh thành lân cận.
- Nhu cầu sử dụng thép đảm bảo các yêu cầu về cơ lý tính theo tiêu
chuẩn nhà nước mới tại các công trường, nhà máy, các cơ sở sản xuất, các công
trình đô thị phát triển ngày càng nhiểu trong khu vực Tây nguyên và Trung bộ.
- Nhu cầu bố trí lao động tại chỗ, giải quyết lượng lao động tại địa
phương.
Có thể kết luận việc xây dựng Nhà máy thép Xuân Hưng thuộc Công ty
TNHH Xuân Hưng là cần thiết và cấp bách. Dựa trên nhu cầu thực tến và các
lợi thế so sánh như đã nêu trên, Công ty TNHH Xuân Hưng quyết định sử dụng
vốn vay ngân hàng và vốn tự có của mình để đầu tư xây dựng nhà máy; góp
phần nâng cao khả năng tự chủ về vật liệu xây dựng cơ bản cho địa phương.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
* Dự án nhà máy sản xuất thép Xuân Hưng được xây dựng tại Lô C10 –
C19 - Cụm Công nghiệp Thanh Vinh mở rộng, xã Hòa Liên - Huyện Hòa Vang
– Thành phố Đà Nẵng. Dự án có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông
-Phía Tây
-Phía Nam
- Phía Bắc
Vị trí hoạt động sản xuất của Dự án phù hợp với qui hoạch công nghiệp
của thành phố, cách xa trung tâm Thành phố và các khu dân cư lân cận, không
Công ty TNHH Xuân Hưng 6
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người dân, gần cơ sở hạ tầng, dịch vụ
công cộng…của KCN Hòa Khánh, thuận lợi cho việc bố trí các loại hình công
nghiệp cơ khí, lắp ráp, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng (Phụ lục: Sơ
đồ tổng thể mặt bằng Dự án).
* Diện tích mặt bằng:
Trên một diện tích 33.600m
2
sẽ bố trí các hạng mục công trình một cách
hợp lý, vừa phục vụ tốt cho các dây chuyền sản xuất vừa chú ý đến công năng
của từng hạng mục trong tổng thể chung măt bằng.
STT Hạng mục xây dựng ĐVT Số lượng
1 Tường rào, cổng ngõ m
2
222
2 Nhà làm việc, nhà ăn ca, nhà nghỉ ca m
2
1.800
3 Nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, nhà để xe m
2
200
4 Nhà xưởng luyện m
2
9.600
5 Thoát nước và xử lý nước thải m
6 Cổng thoát nước bề mặt m
2
2000
7 Bể nước tuần hoàn m 1.667
8 Đường nội bộ m 1.711
9 Nhà xưởng cán m
2
8.400
10 Nhà xưởng nguyên liệu m
2
2.400
11 Bãi nguyên liệu m
2
5000
TỔNG CỘNG 33.000
Diện tích còn lại, được sử dụng để trồng cây xanh và các công trình khác.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
I.4.1. Nhiệm vụ và công suất của dự án:
- Nhiệm vụ: Tạo ra sản phẩm là thép xây dựng (∅6, ∅8, ∅10mm) đảm
bảo uy tín là chủng loại tốt nhất, đảm bảo số lượng, chất lượng, mẫu mã, kiểu
dáng phù hợp với nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dung theo tiêu
chuẩn Việt Nam
- Công suất dự án: Công ty dự định sẽ sản xuất sắt thép với sản lượng
khoảng 150.000 tấn/năm, với thời gian hoạt động sản xuất trung bình 300 ngày
(tương đương 600 ca sản xuất).
Hệ thống lò luyện: 480tấn/ngày, công suất cán: 512tấn/ngày
I.4.2. Cơ sở hạ tầng và nhu cầu nguyên, nhiên liệu tại khu vực dự án:
i. Giao thông:
Hệ thống giao thông tại CCN Thanh Vinh mở rộng thuận lợi cho hoạt
động cung cấp nguyên liệu và vận chuyển cho các Nhà máy sản xuất tại khu
vực.
Công ty TNHH Xuân Hưng 7
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
Với các loại xe có trọng tấn 3,5-10 tấn, ước tính mỗi ngày có khoảng 30-
40 chuyến xe vận chuyển ra vào khu vực Dự án tại các thời điểm sản xuất.
- Tổng cộng khối lượng vận tải ra: Khoảng 480tấn/ngày.
ii. Cấp điện:
Nhiên liệu và điện năng sử dụng phục vụ sản xuất của Dự án gồm:
- Điện chiếu sáng và công nghiệp với định mức tiêu hao 159 KWh/Tấn
SP, lượng điện tiêu thụ 22,896,000 KWh/năm. Nguồn điện được lấy từ nguồn
lưới điện quốc gia (Trạm 110KV- KCN Hoà Khánh), nhà máy dự kiến lắp đặt
01 Tủ điện hạ thế công suất 5.000KVA để hạ áp cấp cho sản xuất, ngoài ra nhà
máy còn có trang bị máy biến áp các loại: 5x8,000kvA; 2x6,000kVA,
2x2.500kvA.
- Chiếu sáng và nguồn điện phục vụ sữa chữa:
Chiếu sáng trong nhà xưởng dung loại đèn Thủy ngân/Natri cao áp, chiếu
sang trong văn phòng dung đèn Neon 3x40W.
Nguồn điện cho chiếu sáng sẽ được lấy từ tủ phân phối chiếu sáng của
trạm điện chính.
Nguồn điện cho sửa chữa: Các ổ cắm điện đặt tại một số vị trí thích hợp
trong phân xưởng sẽ đồng thời cấp nguồn 400VAC-3pha và 230VAC-1pha cho
bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị tại hiện trường.
iii. Cấp, thoát nước:
* Nguồn nước cung cấp cho hoạt động của Dự án gồm nước phục vụ sản
xuất và nước sinh hoạt cho công nhân.
- Nước sản xuất chủ yếu là nước làm mát máy 01 Dây chuyền cán liên
tục, 05 lò luyện 12tấn/mẻ, 02 lò luyện tinh công suất 12tấn/mẻ và xử lý khí thải
lò luyện. Nguồn cung cấp chính là nước thuỷ cục, giếng khoan 20m trong khu
vực Nhà máy sản xuất (nước này được tái sử dụng bằng cách bơm tuần hoàn
liên tục, chỉ bổ sung nước do mất mát từ quá trình bay hơi).
-Nước cung cấp cho sinh hoạt của 300 người, nguồn cung cấp dự kiến là
nước thủy cục tại khu vực Nhà máy sản xuất, hiện tại, CCN chưa có hệ thống
cấp nước thủy cục, do vậy, sẽ sử dụng nguồn nước giếng khoan.
* Nhu cầu sử dụng: Lượng sử dụng trung bình 634 m
3
/ngày gồm:
- Nước cấp sản xuất: Theo Sổ tay xử lý nước- Tập I - Nhà xuất bản Xây
dựng, tùy theo công nghệ sản xuất thép mà lượng nước dùng để sản xuất 1 tấn
thép từ 2-6 m
3
(đối với Dự án định mức này khoảng 1,3m
3
/tấn thép luyện, đúc
do nước cấp chủ yếu tuần hoàn tái sử dụng). Với sản lượng sản xuất, lượng
nước cấp cho Dự án khoảng 623m
3
/ngày, lượng sử dụng lớn nhất cụ thể như
sau:
Công ty TNHH Xuân Hưng 8
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
+ Nước làm mát Dây chuyền cán, và tháp làm nguội tại Hệ thống sinh
khí than (20,1%): 81m
3
/ngày
+ Nước làm mát lò luyện (58,7%): 500m
3
/ngày
+ Nước cấp cho HTXL khí thải HT Lò luyện (22%): 42m
3
/ngày
- Nước sinh hoạt, với đặc điểm họat động sản xuất theo ca 8-10h (250
ca/năm) nên với lượng công nhân viên 300 người, với định mức lượng nước
cấp cho 01 người/ca trung bình 30-35lit/ngày, lượng nước cấp cho sinh hoạt
trung bình 9-11m
3
/ngày.
* Hoạt động thoát nước:
Nước thải từ các hoạt động của Nhà máy thoát theo cống thải KCN về hệ
thống xử lý nước thải tập trung.
Nước thải có khả năng phát sinh do hoạt động của Nhà máy (cụ thể tại
phần III & IV), bao gồm:
- Nước thải sản xuất: gồm có nước cấp cho hệ thống làm mát Dây
chuyền cán, Lò trung tầng và nước từ HTXL khí thải Hệ thống lò luyện. Nước
thải trong quá trình làm mát thiết bị được đưa về trạm tuần hoàn, tách dầu mỡ,
làm mát và tái sử dụng lại. Phần nước chứa dầu mỡ được đưa về trạm xử lý
nước thải của trạm nghiền, xử lý sơ bộ trước khi thoát vào hệ thống dẫn về trạm
xử lý nước thải chung của khu vực. Ngoài ra, Nhà máy có sử dụng một lượng
nước dùng để tưới đường chống bụi do vận chuyển và trồng cây xanh, lượng
nước này không nhiều và được thấm xuống đất.
-Nước mưa chảy tràn: sẽ chảy tràn qua sân bãi cuốn theo vảy cán, bụi đất,
dầu mỡ gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực. Nước mưa được thu vào
hệ thống mương kín có nắp đậy, chiều rộng 0,3 – 0,7m, bố trí dọc theo các trục
đường chính, thoát ra hệ thống nước mưa chung của KCN.
- Nước thải sinh hoạt của 300 người làm việc sẽ ảnh hưởng nhất định đến
môi trường nước khu vực. Nhà máy xây dựng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý loại
nước thải này trước khi thải ra cống thải KCN.
iv. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu:
- Nguyên liệu:
Nguyên liệu chính của Dự án gồm có sắt thép phế liệu, phế phẩm với
khối lượng 170.000 tấn/ năm.
Thị trường mua các nguyên liệu này chủ yếu trong nước.
- Nhiên liệu:
Mỡ, dầu nhờn được thu mua trong nước.
Than đá sử dụng cấp cho Lò luyện khí than cấp cho Dây chuyền cán liên
tục, với định mức tiêu hao cả hệ thống 0,1 tấn than/tấn sản phẩm cán, lượng
than đá sử dụng 48 tấn/ngày.
Công ty TNHH Xuân Hưng 9
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
* Chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất (bảng chi phí nguyên vật liệu cho
sản xuất được trình bày tại phần phụ lục).
v. Hệ thống tiếp địa và chống sét:
- Hệ thống tiếp địa: Sẽ sử dụng các cọc thép góc L63x63x4, L=1000m
đóng chìm 0,5m dưới cốt +0,00, các thanh thép lá 40x4 được hàn với các cọc
tạo thành mạng lưới chung. Hệ thống tiếp địa sẽ bao gồm 02 mạng tiếp địa nối
đẳng thế với nhau.
- Hệ thống chống sét: Gồm các kim thu lôi được lắp đặt tại các phần cao
nhất của công trình, các kim thu lôi được nối tới cọc tiếp địa trong mạng tiếp
địa bằng các dây dẫn sét.
Điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp địa, chống sét phải đảm bảo tiêu
chuẩn Rtđ<=4Ω.
vi. Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC):
Hệ thống PCCC hiện có tại dự án là hệ thống các họng nước cứu hỏa sẽ
được bố trí xung quanh nhà máy và tại các phân xưởng được thiết kế theo tiêu
chuẩn an toàn PCCC theo qui định (TCVN 5307-2002 và TCVN 5684-92).
Ngoài ra còn có bộ PCCC thủ công gồm 100 bình chữa cháy 0,3lít.
vii. Thiết bị thông tin liên lạc:
Trang bị 02 máy điện thoại và 1 máy fax đặt tại tòa nhà hành chính của
nhà máy.
viii. Cấp công trình:
Căn cứ vào công nghệ sản xuất và mức độ đầu tư xây dựng để phục vụ
dây chuyền sản xuất thi\ì nhà máy có quy mô loại vừa, các hạng mục công trình
thuộc cấp 2-3 và có niên hạng sử dụng từ 10-15 năm
- Các công trình phụ trợ : nhà xưởng, nhà kho, trạm điện…công trình cấp
III.
- Các công trình trên đều được thiết kế bậc chịu lửa cấp II.
ix. Giải pháp quy hoạch tổng thể, kiến trúc và kết cấu:
* Quy hoạch tổng thể bề mặt xưởng sản xuất sẽ tuân theo các nguyên tắc:
- Đảm bảo những quy định của nhà nước về quy hoạch xây dựng, phòng
cháy chữa cháy.
- Đảm bảo tính tối ưu và hợp lý cao nhất cho hoạt động sản xuất của nhà
máy.
- Đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường.
* Giải pháp kiến trúc :
- Việc thiết kế, xây dựng các hạng mục công trình đảm bảo các điều kiện,
tiêu chuẩn về kỹ thuật xây dựng, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, thông
thoáng nhà xưởng, đầy đủ các ánh sáng tự nhiên và các điều kiện an toàn khác.
- Nhà xưởng kết cấu theo kiểu thiết kế nhà xưởng công nghiệp đảm bảo
mỹ quan công nghiệp, sử dụng lâu dài, ổn định và tỷ lệ cây xanh tối thiểu 10-
15%
Công ty TNHH Xuân Hưng 10
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
- Khu vực giao thông nội bộ, kho bãi đảm bảo lưu thông cho các phương
tiện cơ giới tại nhà máy và đảm bảo lưu thông suốt với đường nội bộ cụm CN,
quốc lộ.
I.4.3. Quy trình, công nghệ sản xuất của nhà máy: Sơ đồ như sau
Công đoạn nấu luyện: Phế liệu được thu mua không có lẫn các hóa
chất, chất nổ, được phân loại theo kích cỡ, chất lượng, nguồn gốc và xử lý sơ
bộ như làm sạch các phế liệu có dính đất, bụi, các phế liệu có bọc nhựa hoặc
dính dầu mỡ , và phơi nắng hoặc để khô ráo trước khi cho vào lò luyện để
đúc phôi, công đoạn này chủ yếu ô nhiễm do bụi và tiếng ồn.
Công ty TNHH Xuân Hưng 11
CTR
Phế liệu
(Trong nước, nhập
khẩu)
Phân loại, kiểm tra,
xử lý sơ bộ
Ồn, bụi, CTR
Luyện, tinh luyện,
đúc phôi liên tục
(phôi 120x120x3000)
HT Bể Nước
làm mát
Khí thải,
nhiệt
HT tháp ướt,
nước tuần hoàn
Kiểm tra chất lượng
sản phẩm phôi
Dây chuyền cán trộn
(∅6, ∅8, ∅10)
Than
Khí thải, T
o
,
CTR
Thành phẩm
Ồn, Bụi
HT bể lắng, lọc dầu tuần
hoàn nước làm mát
Bán ra thị trường
Kiểm tra chất lượng
sản phẩm
Nhập kho
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
Phế liệu sau khi được phân loại và xử lý sơ bộ được cho vào nấu chảy
và luyện tại Lò luyện, tại đây nguyên liệu dưới lò trung tần ở nhiệt độ 500-
1.600
o
C trong thời gian 2h và được đúc thành phôi có hình dạng và định
lượng yêu cầu. Ở công đoạn này chủ yếu là ô nhiễm nhiệt, khí thải (nhiệt,
bụi, hơi kim loại ).
Phế liệu sau khi nấu, luyện tại Lò luyện được chuyển sang khuôn đúc
bằng palăng chuyền và làm nguội tự nhiên. Phôi thép tiếp tục được chuyển
sang dây chuyền cán cuộn liên tục tạo thành phẩm. Sau đó, thành phẩm sẽ
được kiểm tra chất lượng, nhập kho và bán ra thị trường.
I.4.4. Tiến độ thực hiện dự án:
Nhà máy thép Xuân Hưng được đầu tư xây dựng theo hai giai đoạn:
* Giai đoạn 1: dự kiến tháng 2/2008 đưa vào hoạt động
- Các hạng mục thiết bị chính
STT Tên máy móc thiết bị ĐVT Số lượng Công suất
1 Lò luyện thép trung tầng Bộ 4 12 tấn/mẻ
2 Máy biến áp 8000kVA Cái 4 8000kVA
3 Lò tinh luyện Bộ 1 12 tấn/mẻ
4 Máy biến áp 2500kVA Cái 1 2500kVA
5 Máy đúc liên tục R6.5 hai dòng Bộ 1 30 tấn/h
6 Cầu trục 32/5 tấn Cái 2 35/5 tấn
7 Cầu trục 10 tấn Cái 2 10 tấn
8 Hệ thống hút, lọc bụi Bộ 1
- Các hạng mục xây dựng chính:
STT Hạng mục xây dựng ĐVT Số lượng
1 Tường rào, cổng ngõ m 1.108
2 Nhà làm việc, nhà ăn ca, nhà nghỉ ca m
2
1.800
3 Nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, nhà để xe m
2
200
4 Nhà xưởng luyện m
2
9.600
5 Thoát nước và xử lý nước thải m
6 Cổng thoát nước bề mặt m 1000
7 Bể nước tuần hoang m
3
5.000
8 Đường nội bộ m
* Giai đoạn 2 : dự kiến tháng 6/2008 đưa vào hoạt động:
- Các hạng hạng mục thiết bị chính
STT Tên máy móc thiết bị ĐVT Số lượng Công suất
1 Dây chuyền cán thép luyện liên tục Bộ 1 12 tấn/mẻ
2 Máy biến áp 6000kVA Cái 2 8000kVA
3 Lò luyện thép trung tầng Bộ 1 12 tấn/mẻ
4 Máy biến áp 8000kVA Cái 1 2500kVA
5 Lò tinh luyện Bộ 1 30 tấn/h
6 Máy biến áp 2500kVA Cái 1 35/5 tấn
7 Cầu trục 10 tấn Cái 4 10 tấn
Công ty TNHH Xuân Hưng 12
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
- Các hạng mục xây dựng chính:
STT Hạng mục xây dựng ĐVT Số lượng
1 Nhà xưởng cán m
2
8.400
2 Nhà xưởng nguyên liệu m
2
2.400
3 Bãi nguyên liệu m
2
5.000
I.4.5. Chi phí cho dự án:
* Tính tổng vốn đầu tư
STT Thành phần Trị giá(Đ)
1 Vốn cố định 148.000.567.200
2 Vốn lưu động 50.000.000.000
Tổng vốn đầu tư 198.000.567.200
* Nguồn vốn :
STT Thành phần Trị giá(Đ)
1 Vốn chủ sở hữu 58.000.567.200
2 Vốn vay 140.000.000.000
I.4.6. Phương thức quản lý, bố trí nhân lực:
Tổng cộng CBCNV làm việc tại xưởng 300 người, trong đó:
- Nhu cầu lao động trực tiếp
STT Loại lao động trực tiếp Số lượng
1 Lái xe 6
2 Thợ điện , nước 6
3 Thợ cơ khí, sửa máy 20
4 Bảo vệ 6
5 Cấp dưỡng 8
6 Công nhân xử lý phế liệu 40
7 Công nhân luyện thép 80
8 Công nhân đúc thép 16
9 Công nhân cán thép 70
10 Công nhân kho bãi 10
11 Thủ kho 2
12 Bốc xếp 10
CỘNG 274
- Nhu cầu lao động gián tiếp:
STT Loại lao động trực tiếp Số lượng
1 Giám đốc 1
2 Phó giám đốc 3
3 Kế toán trưởng 1
4 Nhân viên phòng kế toán 3
5 Trưởng phòng kinh doanh-kế hoạch 1
6 Nhân viên phòng kinh doanh-kế hoạch 8
7 Trưởng phòng kỹ thuật-vât tư 1
Công ty TNHH Xuân Hưng 13
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
8 Nhân viên phòng kinh kỹ thuật-vật tư 4
9 Thủ quỹ 1
10 Nhân viên văn thư kiêm lễ tân 1
11 Nhân viên tạp vụ 2
CỘNG 26
- Sơ đồ bộ máy tổ chức kèm theo tại phần phụ lục.
Công ty TNHH Xuân Hưng 14
0
4
8
12
16
20
24
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
m/s
2004
2005
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Đặc điểm địa lý:
Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất
nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về
đường bộ, đường sắt, đường biển và
đường hàng không, Đà Nẵng chỉ cách
Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách
thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía
Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung
điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An và
Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong
những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua
Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay
trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành
phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh
chóng và bền vững.
2.1.2. Chế độ gió
Hình bên cho thấy tốc độ gió
cao nhất theo tháng trong năm hai
năm 2004 và 2005 tại Đà Nẵng.
Trong năm 2005 thành phố chịu ảnh
hưởng trực tiếp của các hình thế
thời tiếp gây gió mạnh, do vậy tốc
độ gió mạnh nhất cao hơn tốc độ
gió mạnh nhất trong các hình thế
tương ứng năm 2004 và 2005 mạnh
nhất trong nhất trong chuỗi số liệu nhiều năm. Tốc độ gió trung bình nhiều năm
tương đối thấp, chế độ gió và tốc độ gió trung bình của năm 2005 không khác
biệt nhiều so với trung bình nhiều năm và năm 2004. Hướng gió thịnh hành từ
tháng X đến tháng IV năm sau là hướng Bắc, Tây Bắc các tháng còn lại hướng
gió thịnh hành là Tây, Tây Nam.
2.1.3. Nhiệt độ không khí
Công ty TNHH Xuân Hưng 15
0
30
60
90
120
150
180
210
240
270
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Độ ẩm TB (%) Nắng (g iờ) Bốc hơi (mm)
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
Nền nhiệt độ cao, trung bình năm là 25,9
0
C (cao hơn giá trị trung bình
nhiều năm (TBNN) 0,2
o
C) tăng 0,3
0
C so với năm trước; cao nhất trong năm là
39,5
0
C tăng 1,2
0
C so với năm 2004, xảy ra vào tháng V. Biên độ nhiệt độ cao
nhất và thấp nhất trong các tháng và cả năm đều lớn hơn năm 2004 tuy nhiên
so với giá trị TBNN thì nhiệt độ cao nhất thấp hơn và nhiệt độ thấp nhất cao
hơn. Điều này chứng tỏ chế độ nhiệt độ năm 2005 không đạt giá trị cực đoan và
thể hiện một nền nhiệt độ cao nhưng chế độ nhiệt độ không quá khắc nghiệt.
Dưới đây là bảng nhiệt độ cao nhất, thấp nhất và trung bình trong các tháng của
năm 2004, 2005 và trung bình nhiều năm.
2.1.4. Khí hậu
Mùa mưa năm 2005 mặc dù xảy ra sớm hơn và kết thúc muộn hơn so với
năm 2004 và quy luật TBNN tuy nhiên tổng số ngày mưa lại ít hơn năm trước
và trung TBNN (tổng số là 138 ngày). Tổng lượng mưa trong năm là
1870,9mm, cao hơn năm trước 495mm và đạt khoảng 87% giá trị lượng mưa
TBNN. Trừ tháng VII và tháng VIII lượng mưa vượt còn lại hầu hết các tháng
lượng mưa đạt xấp xỉ hoặc thấp hơn giá trị TBNN cùng kỳ. Tổng lượng mưa
trong mùa mưa đạt khoảng 93,1% TBNN cùng kỳ, nhưng lượng mưa trong
mùa ít mưa chỉ đạt 61,7%. Số lượng ngày không mưa hoặc mưa không đáng kể
kéo dài đã xảy ra ngay thời kỳ đầu mùa khô và không có lũ tiểu mãn nên tình
hình khô hạn cũng gay gắt hơn năm 2004.
Độ ẩm trung bình trong các
tháng giao động trong khoảng
71-88%, độ ẩm trung bình
năm là 82%. Lượng nước bốc
hơi trung bình trong các tháng
thay đổi từ 59-168mm, với
tổng lượng nước bốc hơi là
1103mm cao hơn so với năm
trước.
Hình: Độ ẩm trung bình, số giờ nắng và lượng bốc hơi, 2005 khoảng 7%
2.2. Khái quát điều kiện thuỷ văn, mạng lưới sông suối
2.2.1. Dòng chảy vào mùa cạn
Công ty TNHH Xuân Hưng 16
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
Trong các tháng mùa cạn năm 2005, mực nước thấp nhất các sông trong
hầu hết các tháng thấp hơn mực nước thấp nhất TBNN. Tại trạm Ái Nghĩa chỉ
có tháng I, III và VIII mực nước thấp nhất duy trì ở mức cáo hơn TBNN; tại
trạm Cẩm Lệ chỉ có tháng I mực nước thấp nhất ở mức TBNN, còn lại các
tháng II-VIII mực nước đều suy giảm đến mức thấp hơn TBNN.
2.2.2. Sự xâm nhập mặn
Từ tháng III - VIII, do sự suy giảm của dòng chảy từ thượng nguồn đã
làm tăng khả năng xâm nhập mặn vào trong sông. Qua đo đạc khảo sát cho thấy
trên sông Hàn tại cầu Nguyễn Văn Trỗi và tại Cổ Mân- S. Vĩnh Điện, tháng IV,
VI, VII có sự xâm nhập mặn mạnh nhất- tại cầu Nguyễn Văn Trỗi độ mặn lớn
nhất đo được là 23.8‰ (tháng VI); tại Cẩm Lệ: 20.6
0
/
00
(tháng IV, VI); tại Cổ
Mân: 23.25
0
/
00
(tháng IV). So với năm trước, tình hình xâm nhập mặn tương
đương như năm trước độ mặn lớn nhất tại cầu Nguyễn Văn Trỗi ở giảm khoảng
2
0
/
00
; tuy nhiên tại Cẩm Lệ độ mặn lại cao hơn 2,5
0
/
00
.
2.2.3. Dòng chảy vào mùa lũ
Mùa lũ năm 2005, dòng chảy có sự diễn biến khá bất thường so với quy luật
nhiều năm. Trong cả mùa lũ có 4 đợt lũ xuất hiện nhưng đỉnh lũ chỉ đạt ở mức độ
vừa và nhỏ. Như các năm trước, tháng XI cũng có lũ xuất hiện nhưng mực nước
cao nhất chỉ xấp xỉ TBNN và mực nước trung bình tháng lại thấp hơn TBNN khá
nhiều.
Biên độ triều tháng trong các tháng mùa cạn trên các trạm vùng cửa sông
trong năm 2005 dao động mạnh vào tháng I, tháng VI-VII. Qua số liệu đo đạc
tại các trạm, đặc trưng đỉnh triều cao, chân triều thấp các tháng mùa cạn năm
2005 như sau:
Sông Trạm I II III IV V VI VII VIII
Hàn- Cẩm Lệ
Đỉnh cao 0.75 0.42 0.49 0.36 0.4 0.41 0.32 0.38
Chân thấp -0.67 -0.75 -0.73 -0.75 -0.84 -0.97 -0.82 -0.83
Biên độ 1.42 1.17 1.22 1.11 1.24 1.38 1.14 1.21
Tiên Sa
Đỉnh cao 0.64 0.28 0.34 0.23 0.28 0.30 0.26 0.25
Chân thấp -0.60 -0.7 -0.66 -0.74 -0.78 -0.86 -0.82 -0.77
Biên độ 1.24 0.98 1.00 0.97 1.06 1.16 1.08 1.02
2.2.4. Đặc điểm nguồn nước dưới đất
Dựa vào các đặc điểm về tuổi địa tầng địa chất, thành phần thạch học,
mức độ chứa nước của các loại đất đá. Khu vực thành phố Đà Nẵng được phân
chia thành các phân vị địa tầng chứa nước như sau:
Công ty TNHH Xuân Hưng 17
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp sông-biển-đầm lầy-gió
Holocen (qh) bao gồm: (aQ
1
2
-amQ
1
2-
mbaQ
1
2
-mbQ
1
2
-mQ
1
2
-aQ
2
2
-amQ
2
2
-mbQ
2
2
-mvQ
2
2
nô-mvQ
2
2
).
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích sông-biển Pleistocen trên (qp
2
)
(mQ
3
1
đn), tầng Đà Nẵng.
Lớp cách nước các trầm tích biển-vũng vịnh Pleistocen giữa (qp
1-2
)
(mbQ
2
1
)
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp biển-sông Pleistocen
(qp
1
) (maQ
1-2
1
)
Tầng chứa nước lỗ hổng tàn tích, sườn tích, lũ tích Pleistocen (Q) (edQ)-
không phân chia.
Tầng chứa nước khe nứt-vỉa các trầm tích Neogen(n), hệ tầng ái Nghĩa
(Nan)
Tầng chứa nước khe nứt-vỉa, khe nứt các trầm tích đá phiến, hệ tầng
Cambri-Ordovic-Silur-Devon-Carbon-Permi.
Đới cách nước các đá macma xâm nhập không phân chia.
2.3. Tài nguyên sinh vật:
Khu vực dự án nằm trong cụm công nghiệp Thanh Vinh. Khu vực này
không có tài nguyên sinh vật nào đáng kể.
2.4. Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác
động đến môi trường khu vực khi Dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và
không khí tại khu vực dự kiến thực hiện Dự án. Kết quả được trình bày ở bảng
dưới đây:
a. Môi trường không khí và vi khí hậu
Bảng: Kết quả đo đạc môi trường không khí tại khu vực Dự án
STT Tên chỉ tiêu ĐV Tính Kết quả
TCVN
K1 K2 K3
1 Nhiệt độ
0
C 32,0 32,5 32,5 -
2 Độ ẩm % 60 59 59 -
3 Tốc độ gió m/s 0,5-1 1-2 1-2 -
4 Độ ồn dBA 50-51 53-54 51-52 50-75 (*)
5 Bụi tổng mg/m
3
0,2 0,3 0,3 0,3
6 CO mg/m
3
1 2 2 30
7 NO
2
mg/m
3
0,02 0,03 0,03 0,2
8 SO
2
mg/m
3
0,003 0,004 0,004 0,35
Ghi chú:
Công ty TNHH Xuân Hưng 18
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
− TCVN 5937 -1995: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
− (*) TCVN 5949:1998 - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư
K1:Mẫu lấy ở vị trí đầu hướng gió
K2: Mẫu lấy giữa khu vực dự án
K3: Mẫu lấy ở vị trí cuối hướng gió cách dự án 50m
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy hiện trạng môi trường không khí tại khu vực
Dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Giá trị các chỉ tiêu phân tích đều thấp hơn
tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.
b. Môi trường nước
Bảng: Kết quả đo đạc môi trường nước ngầm tại khu vực Dự án
STT Tên chỉ tiêu
ĐV tính
Kết quả
TCVN 5944-1995
N1 N2
1 pH - 6,1 6,0 6,5-8,5
2 Độ cứng mg/L 120 10 300-500
3 TSS mg/L 25 7 750-1000
4 Mn mg/L 0,225 0,014 0,5x10
3
5 Fe mg/L 5,92 1,58 5x10
3
6 NO
3
mg/L 63,8 45,1 45
7 Coliforms MPN/100ML 450 230 3
Ghi chú: TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
N1: Mẫu lấy tại giếng đóng dự án
N2: Mẫu nước giếng nhà ông Nguyễn Ngọc Anh, cách dự án khoảng 30m
Nhận xét: Qua kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vự dự án, hầu
hết các chỉ tiêu phân tích đều ở trong ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn. Riêng
chỉ tiêu Coliforms tại khu vực N1 và N2 vượt ngưỡng tiêu chuẩn từ 75-150 lần.
2.5. Đặc điểm địa chất, địa mạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
* Đặc điểm chung: Thành phố Đà Nẵng nằm trên một vùng đồng bằng
đất bồi duyên hải và tương đối bằng phẳng bên cửa sông Hàn trên vùng ven
biển phía Đông của Việt Nam. Khu vực đồng bằng phù sa này là một phần của
vùng châu thổ duyên hải trải rộng khoảng 5 km về phía Bắc của Đà Nẵng và
cho đến 25 km về phía Hội An nằm cách Đà Nẵng khoảng 25km về phía Nam.
Ngoài ra, địa hình đồi núi cũng chiếm một phần khá lớn diện tích của Đà Nẵng.
Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi
chạy ra biển, một số đồi thấp xen kẽ với vùng đồng bằng ven biển hẹp. Điển
hình là dãy núi Trường Sơn cao đến 2.598 m ở ranh giới phía Tây Nam của tỉnh
Quảng Nam, một số nơi từ hướng biển vào sâu trong đất liền 80 đến 90 km.
Một số đồi núi nhỏ hơn như Ngọc Cà Nhong và Ngọc Bà Nà, có độ cao từ
Công ty TNHH Xuân Hưng 19
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
1.000 – 1.500 m, cách Đà Nẵng khoảng 25km về phía Tây. Vùng đất trung
phần của thành phố cao hơn mực nước biển trung bình từ 3-6 mét. Phía Bắc
thành phố giáp Vịnh Đà Nẵng, phía cực Bắc giáp đèo Hải Vân, phía Đông giáp
biển Đông và phía Nam giáp huyện Điện Bàn, và mở rộng về phía Tây là
huyện Hoà Vang.
Về mặt địa chất công trình, theo kết quả điều tra cho thấy Đà Nẵng có 03
vùng địa chất công trình:
Vùng A: vùng đồi núi bóc mòn chủ yếu nằm ở khu bán đảo Sơn Trà,
phần tây và Bắc;
Vùng B: Vùng núi Karst, phân bố khu vực Ngũ Hành Sơn địa hình
cao 50-100m, dốc 20-30
o
hoặc hơn nữa;
Vùng C: Vùng đồng bằng tích tụ.
Các kết quả điều tra về môi trường đất
cũng đã xác lập vùng thành phố
Đà Nẵng có 04 nhóm đất và phân thành 11 kiểu tại bảng sau.
Bảng - Đặc điểm môi trường đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Công ty TNHH Xuân Hưng 20
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
Nhóm đất
Kiểu
đất
Đặc điểm địa hoá
Chất dinh dưỡng Nguyên tố vi lượng Môi trường địa
I. Nhóm đất
phát triển trên
đồi
O.Fg
(M), N, P
2
O
5
, K
2
O
nghèo
Cu, Pb, Zn, As, Ni, Co,
Cr, Mn trung bình
Chua dẫn điện (Ec)
thấp
2.Fgl
Nghèo (M), N,
P
2
O
5
, giàu K
2
O
Cu, Pb, Zn, As, Ni, Co,
Cr, Mn trung bình
Chua dẫn điện (Ec)
thấp
3.Ff
N, P
2
O
5
Nghèo ,
(M) trung bình,
giàu K
2
O
Cu, Pb, Zn, As, Ni, Co,
Cr, Mn trung bình
Chua dẫn điện (Ec)
thấp
4.Ffg
N, P
2
O
5
nghèo, (M)
trung bình, K
2
O
giàu
Cu, Pb, Zn, As, Ni, Co,
Cr, Mn trung bình
Chua dẫn điện (Ec)
thấp
II. Nhóm đất
phát triển trên
trầm tích sông
suối
O.D
(M), K
2
O giàu, N,
P
2
O
5
nghèo,
Cu, Pb, Zn, As, Ni, Co,
Cr, Mn trung bình
Chua dẫn điện (Ec)
thấp
2.Ps
(M), N trung bình,
K
2
O P
2
O
5
trung
bình
Cu, Pb, Zn, As, Ni, Co,
Cr, Mn trung bình
Chua dẫn điện (Ec)
thấp
III. Nhóm đất
phát triển trên
trầm tích hỗn
hợp sông biển
O.Psb
(M) nghèo, N,
P
2
O
5
, K
2
O trung
bình
Cu, Pb, Zn, As, Ni, Co,
Cr, Mn trung bình
Chua dẫn điện (Ec)
thấp
2.Pgl
(M), N nghèo P
2
O
5
trung bình, K
2
O
giàu
Cu, Pb, Zn, As, Ni, Co,
Cr, Mn trung bình
Ít chua dẫn điện
(Ec) thấp
3.Pfe
(M), N, P
2
O
5
nghèo, K
2
O giàu
Cu, Pb, Zn, As, Ni, Co,
Cr, Mn trung bình
Chua dẫn điện (Ec)
thấp
IV. Nhóm đất
phát triển trên
trầm tích biển
O.Co
(M), N, P
2
O
5
, K
2
O
rất nghèo
Cu, Pb, Zn, As, Ni, Co,
Cr, Mn rất nghèo
Ít chua dẫn điện
(Ec) thấp
2.Cb
(M), N, P
2
O
5
K
2
O
nghèo
Cu, Pb, Zn, As, Ni, Co,
Cr, Mn nghèo
Ít chua dẫn điện
(Ec) thấp
(M): Tổng độ mùn trong đất
(Nguồn: Báo cáo điều tra địa chất đô thị Đà Nẵng - Hội An, 1994)
Thành phố Đà Nẵng có khoảng trên 67.000 ha đất lâm nghiệp (chiếm
gần 53% diện tích lãnh thổ), bao gồm khoảng 37.000 ha rừng tự nhiên và
khoảng trên 16.000 ha rừng trồng, tổng trữ lượng trên 4,8 triệu m
3
và gần
13.700 ha đất trống đồi núi trọc.
2.6. Điều kiện kinh tế-xã hội khu vực
Khu vực Dự án thuộc Xã Hòa Liên, là xã nằm cách trung tâm thành phố
Đà Nẵng 22km về phía Tây, kinh tế địa phương chủ yếu là nông, lâm nghiệp và
một phần thương mại, dịch vụ. Trong những năm gần đây có xu hướng phát
triển đồng đều về mọi mặt.
Về nông nghiệp, việc phát triển có sự định hướng. Việc chăn nuôi cũng phát
triển theo từng năm.
Công ty TNHH Xuân Hưng 21
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
Về thương mại và dịch vụ cũng có sự chuyển mình phát triển kinh doanh về
các mặt hàng theo định hướng công nghiệp hóa, sản phẩm đa dạng và đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công nghiệp và tiểu thu công nghiệp
cũng có chiều hướng phát triển như khai thác đá và các ngành nghề khác trong
các khu công nghiệp.
Dân số tại xã hiện khoảng 10.393 nhân khẩu với 2.409 hộ, hầu hết là dân tộc
kinh, phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở dọc các trục đường chính,
khu trung tâm. Số người trong độ tuổi lao động là 5.696 người chiếm tỉ lệ 54%.
Tổng số hộ nghèo 430 hộ chiếm tỉ lệ 17,8%, tổng số nhà tạm 73 nhà, chiếm tỉ
lệ 3%.
Công ty TNHH Xuân Hưng 22
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Phân loại tác động
Từ khi chuẩn bị thi công cho đến khi đưa vào hoạt động, có thể chia ra
làm hai giai đoạn: giai đoạn thi công xây lắp thiết bị và giai đoạn vận hành, sản
xuất. Trong các giai đoạn này, dự án sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến
môi trường, kinh tế và xã hội.
Các loại ảnh hưởng tương ứng với các giai đoạn được trình bày trong
bảng sau:
Bảng: Lượt duyệt các tác động đến môi trường của dự án
Các tác động chính Tác động Mức độ tác động
Có Khôn
g
I. Giai đoạn thi công, lắp đặt thiết bị
Suy thoái chất lượng đất do
dầu mỡ và các loại rác thải
X Tác động không đáng kể do công nhân
khảo sát và số lượng xe máy không
nhiều
Chiếm dụng đất tạm thời X Tác động lớn, tạm thời, kết thúc sau khi
xây dựng xong
Tác động đến môi trường tự
nhiên (khí, nước, đất…)
X Tác động nhỏ, tạm thời
II. Giai đoạn vận hành sản xuất
Chiếm dụng, thay đổi mục
đích sử dụng đất vĩnh viễn
X Tác động lâu dài
Ô nhiễm môi trường tự nhiên
(khí, nước, đất….)
X Tác động lớn
Tác động đến hoạt động kinh
tế tại địa phương
X Tác động tích cực, lớn
Tác động đến đời sống an
ninh trật tự
X Tác động vừa, mang tính tạm thời, giảm
thiểu được
3.2. Đánh giá tác động trong quá trình thi công, lắp đặt thiết bị
Trong giai đoạn thi công lắp đặt thiết bị, một số hoạt động chính cần
được thực hiện là:
+ San gạt mặt bằng thi công
+ Xây dựng các hạng mục công trình của dự án
a. Tác động đến môi trường vật lý:
i. Tác động đến môi trường không khí:
- Ô nhiễm không khí do khí thải của các phương tiện giao thông, bụi từ
quá trình vận chuyển, khí thải từ quá trình đốt chất thải như dầu, mỡ thải, gỗ…
Công ty TNHH Xuân Hưng 23
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
Bảng. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông trong quá trình thi
công sử dụng dầu DO (g/T.km)
Loại đường Bụi SO2 NO2 CO VOC
Đường nhựa 611 x 10
3
582 x 10
3
1,62 913 x 10
3
511 x 10
3
Đường đất 1190 x 10
3
786 x 10
3
2,96 1780 x 10
3
1270 x 10
3
Nguồn: [GEMIS V.4.1]
Bảng. Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông (Kg/ngày).
Loại đường Bụi SO2 NO2 CO VOC
Đường nhựa 0,04 0,04 0,11 0,06 0,04
Đường đất 0,08 0,05 0,20 0,12 0,09
Nguồn: [VITTEP. 02/2005]
Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động của các phương tiện giao
thông trong quá trình thi công trong khu vực dự án là nhỏ và không thể tránh
khỏi.
- Ô nhiễm bụi do đất, cát trong quá trình xây dựng:
T
T
Nguyên nhân gây ô nhiễm Ước tính hệ số
phát thải
Tải lượng ô
nhiễm, kg
1 Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt
bằng, bị gió cuốn lên (bụi cát)
100g/m
3
786,4
2 Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây
dựng (xi măng, đất, cát, đá….), máy móc, thiết
bị
1g/m
3
7,86
- Tiếng ồn, rung trong giai đoạn xây dựng dự án chủ yếu là do hoạt động
của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới. Việc sử dụng máy
móc thi công sẽ gây ồn, rung cho các khu vực lân cận khu vực tuyến đập, khu
nhà máy….
+ Đối với môi trường tại nơi làm việc thì mức ồn quy định là không vượt
quá 90 dBA trong suốt ca làm việc 8h.
+ Giới hạn ồn của các thiết bị xây dựng:
TT
Phương tiện vận
chuyển và thi công cơ
Mức ồn cách nguồn 1m Mức ồn
cách nguồn
Mức ồn
cách nguồn
Khoảng
Trung
bình
1 Máy xúc gàu trước 72,0 - 84,0 78,0 52,0 44,0
2 Máy cạp đất, máy san 80,0 - 93,0 86,5 60,5 52,5
3 Xe tải 82,0 - 94,0 88,0 62,0 54,0
4 Máy trộn bê tông 75,0 - 88,0 81,5 55,0 47,5
5 Cần trục di động 76,0 - 87,0 81,5 55,5 47,5
6 Máy phát điện 72,0 - 82,5 77,2 51,2 43,2
7 Máy nén khí 75,0 - 87,0 81,0 55,0 47,0
8 Máy đóng cọc 95,0 -106,0 100,5 74,5 66,5
Công ty TNHH Xuân Hưng 24
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư NM thép Xuân Hưng tại cụm CN Thanh Vinh mở rộng
Như vậy có thể dự báo mức ồn chung do các trang thiết bị thi công tại
khu vực xây dựng của dự án trong khoảng 85 – 90 dbA, là mức ồn có thể chấp
nhận được. Ngoài ra, các tác động chỉ mang tính chất tạm thời nên có thể khắc
phục giảm thiểu.
ii. Tác động đến môi trường nước
• Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của công nhân xây dựng
làm việc tại công trường:
- Số lượng công nhân làm việc tối đa tại công trường ước tính khoảng
100 người tại khu vực dự án.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa khoảng:
Q = 80% x 60l/người/ngày x 100 người = 5m
3
/ngày (trung bình
0,06m
3
/người/ngày).
Trong đó:
- Định mức nước dùng cho sinh hoạt là khoảng 60l/người/ngày
- Lượng nước thải sinh hoạt tính bằng 80% lượng nước cấp.
Theo kinh nghiệm của VITTEP , nếu không có các biện pháp khống chế
ô nhiễm thì tải lượng tối đa của nước thải sinh hoạt khoảng 42 kg COD/ngày
(80g COD/ngày/người). Tuy nhiên tác động này được giảm thiểu do chúng tôi
sẽ xây dựng nhà vệ sinh tại khu vực dự án trước khi tiến hành xây dựng dự án.
• Nước thải xây dựng: bao gồm các loại nước súc rửa và nước làm mát
các thiết bị máy móc thi công có chứa dầu mỡ rò rỉ, đất cát, nước trộn vữa hồ
cùng với nước mưa chảy tràn trong khu vực thi công vốn có khả năng nhiễm
dầu mỡ cao sẽ góp phần làm ô nhiễm chất lượng nước mặt tại khu vực dự án.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công có chứa hàm lượng cao chất lơ
lửng là bùn đất và nhiều tạp chất khác. Tuy nhiên, loại này được đánh giá là
sạch do trong khu vực dự án không có nguồn phát sinh chất thải, do đó tác động
của nước mưa trong giai đoạn này là không đáng kể.
• Dầu nhớt thải phát sinh do các hoạt động bảo trì và sửa xe. Trung bình
một lần thay dầu là khoảng 18lít/lần.xe; số lần thay trung bình là 4lần/xe.năm.
Như vậy với sự tập trung khá lớn lượng xe trong khu vực dự án sẽ thải ra môi
trường một lượng lớn dầu nhớt thải, đây là nguy cơ dây ô nhiễm đáng kể đối
với chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm trong khu vực dự án.
Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại thì dầu mỡ thải được phân loại là
chất thải nguy hại (mã số A3020, mã số Basel: y8); do đó nếu không được thu
gom và xử lý triệt để sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng đến môi trường đất.
Công ty TNHH Xuân Hưng 25