Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông Hồng đoạn qua Hà Nội dưới tác động điều tiết của công trình hồ chứa thượng nguồn và định hướng các giải pháp ổn định lòng dẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 116 trang )



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện với tất cả sự nỗ lực của
bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu diễn
biến lòng dẫn sông Hồng đoạn qua Hà Nội dưới tác động điều tiết của công
trình hồ chứa thượng nguồn và định hướng các giải pháp ổn định lòng dẫn”
nhằm muốn đóng góp một phần nhỏ vào công tác nghiên cứu, đánh giá, để tìm ra
ảnh hưởng của việc điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn đối với chế độ dòng
chảy, hình thái lòng dẫn đoạn sông Hồng qua Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
Khoa Sau đại học, Khoa Công trình – Trường đại học Thủy Lợi cùng các thầy cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp. Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Nhà trường. Đặc
biệt tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Nguyễn Bá
Quỳ và TS. Nguyễn Kiên Quyết đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn có hạn chế nhất định, đồng
thời vấn đề nghiên cứu là diễn biến lòng dẫn luôn là một vấn đề phức tạp, nên nội
dung của luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự
chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và của các Quý vị quan tâm.
Hà Nội, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hiền





LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao


chép của ai. Nội dung luân văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng trên các tác phẩm, tạp chí, và các trang web theo danh mục của luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hiền


















MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DIỄN BIẾN LÒNG DẪN
SÔNG HỒNG ĐOẠN QUA HÀ NỘI VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO ĐOẠN SÔNG HỒNG QUA HÀ NỘI 4
1.1.1. Các yêu cầu về thoát lũ 4
1.1.2. Các yêu cầu về giao thông vận tải 5
1.1.3. Các yêu cầu về xây dựng thành phố và các yêu cầu khác 6
1.2. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 6
1.2.1. Các giai đoạn khoa học – công nghệ 6
1.2.2. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và các dự án khoa học – công
nghệ .7

1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN 8
1.3.1. Về quá trình lòng dẫn 8
1.3.2. Về tính ổn định và quan hệ hình thái 9
1.3.3. Về lưu lượng tạo lòng 11
1.3.4. Về khả năng vận chuyển bùn cát 12
1.4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ SẢN XUẤT 13
1.4.1. Về hành lang thoát lũ (HLTL) 13


1.4.2. Về tuyến chỉnh trị 16

1.4.3. Về hệ thống cảng và luồng lạch giao thông thủy 17
1.5. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG 17

1.5.1. Những thành tựu đạt được 17
1.5.2. Các vấn đề tồn tại 18
1.6. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 18
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC HỌC SÔNG HẠ DU SAU
KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA THƯỢNG NGUỒN 19

2.1.1. Xói phổ biến trong lòng sông và sự lan truyền của nó từ sau hố xói cục bộ về
xuôi 19

2.1.2. Thay đổi chế độ thủy động lực trong lòng dẫn hạ du 20
2.1.3. Thô hoá thành phần hạt lòng sông 20
2.1.4. Điều chỉnh hình thái mặt cắt ngang lòng sông 20
2.1.5. Điều chỉnh độ dốc dọc lòng sông 21
2.1.6. Chuyển hoá loại hình sông 21
2.1.7. Phát sinh các tình thế nguy hiểm mới 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.2.1. Tổng quan các phương pháp nghiên cứu 22
2.2.2. Phương pháp chỉnh lý, phân tích số liệu thực đo 24
2.3. NHẬN XÉT CHUNG 28
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY, LÒNG
DẪN
SÔNG HỒNG ĐOẠN QUA HÀ NỘI TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ ĐIỀU
TIẾT CỦA CÁC CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA THƯỢNG NGUỒN 29

3.1. NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CÁC YẾU TỐ DÒNG CHẢY TRONG LÒNG
DẪN ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU 29

3.1.1. Đặc điểm các công trình hệ thống thượng nguồn hệ thống sông Hồng 29
3.1.2. Biến đổi về các đại lượng đặc trưng dòng chảy do điều tiết của các hồ thượng

nguồn 35



3.1.3. Sự biến đổi mực nước theo các cấp lưu lượng (quan hệ Q - H) cho đến năm
gần nhất 47

3.1.4. Sự biến đổi tỷ lệ phân chia lưu lượng từ sông Hồng qua sông Đuống và ảnh
hưởng địa hình của thôn Bắc Cầu tới phân chia lưu lượng 55

3.2. SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI CỦA LÒNG DẪN SÔNG HỒNG ĐOẠN
QUA HÀ NỘI 57

3.2.1. Diễn biến trên mặt bằng 57
3.2.2. Diễn biến trên mặt cắt ngang 65
3.2.3. Diễn biến trên mặt cắt dọc 75
3.2.4. Phân tích nguyên nhân sự phát triển hình thái của lòng dẫn 76
3.3. NHẬN XÉT CHUNG 77
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG
HỒNGĐOẠN QUA HÀ NỘI 79
4.1. CÁC YÊU CẦU CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐOẠN
SÔNG 79

4.1.1. Yêu cầu của công tác phòng chống lũ 79
4.1.2. Yêu cầu của luồng lạch giao thông vận tải thủy 80
4.1.3. Yêu cầu của xây dựng thành phố và các yêu cầu khác 80
4.2. ĐỐI TƯỢNG CHỈNH TRỊ 81
4.3. ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG 82
4.4. TUYẾN CHỈNH TRỊ 83
4.4.1. Lựa chọn thế sông 83

4.4.2. Nút khống chế và các đoạn bờ định hướng cần duy trì 84
4.4.3. Các tham số tuyến chỉnh trị 84
4.4.4. Mặt bằng tuyến chỉnh trị 84
4.5. BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐOẠN SÔNG HÀ NỘI 85
4.5.1. Chỉ dẫn chung 85
4.5.2. Mặt bằng bố trí công trình 85


4.6. THIẾT KẾ SƠ BỘ CHO MỘT CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ SÔNG HỒNG
ĐOẠN HÀ NỘI 89

4.6.1. Các tài liệu phục vụ thiết kế công trình 89
4.6.2. Giải pháp kỹ thuật xây dựng mỏ hàn 91
4.6.3. Tính toán vật liệu làm mỏ hàn 92
4.6.4. Tính toán kiểm tra ổn định công trình 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
1. KẾT LUẬN 98
2. KIẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

















DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Kết quả tính toán lưu lượng tạo lòng 12

Bảng 2.1. Hiệu chỉnh cao độ thủy văn theo cao độ Quốc gia 25
Bảng 3.1. Mực nước sông Hồng tại Hà Nội trước khi có hồ chứa 39
Bảng 3.2. Mực nước sông Hồng tại Hà Nội sau khi có hồ chứa 40
Bảng 3.3. Mực nước H ứng với các cấp Q qua các thời kỳ tại Sơn Tây 48
Bảng 3.4. Mực nước H ứng với các cấp Q qua các thời kỳ tại Hà Nội 49
Bảng 3.5. Mực nước H với các cấp Q qua các thời kỳ tại Thượng Cát 50
Bảng 3.6. Sự thay đổi tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống qua các thời kỳ 55
Bảng 3.7. Các tham số đặc trưng của các thế sông Hồng đoạn Hà Nội 63
Bảng 3.8. Số liệu mặt cắt ngang mùa kiệt ứng với mực nước 3,47m tại Hà Nội 71
Bảng 3.9. Số liệu mặt cắt ngang mùa trung ứng với mực nước 9,5m tại Hà Nội 72
Bảng 3.10. Số liệu mặt cắt ngang mùa lũ ứng với mực nước 13,4m tại Hà Nội 73
Bảng 3.11. Sự biến đổi dung tích lòng dẫn (10
6
m
3
) so với năm 1976 74
Bảng 4.1. Kích thước luồng giao thông thủy 80
Bảng 4.2. Chỉ tiêu cơ lý của lớp 1 90
Bảng 4.3. Chỉ tiêu cơ lý của lớp 2 90
Bảng 4.4. Kết quả tính toán đường kính viên đá theo tiêu chuẩn 93
Bảng 4.5. Kết quả tính toán đá dìm bè 94

Bảng 4.6. Kết quả tính toán áp lực thủy động 95
Bảng 4.7. Kết quả tính toán ổn định 95
Bảng 4.8. Kết quả tính toán hố xói 97







DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 0.1. Vị trí địa lý đoạn sông Hồng qua Hà Nội 2

Hình 3.1. Quá trình Q – t tại Sơn Tây qua các thời kỳ 36
Hình 3.2. Quá trình Q – t tại Hà Nội qua các thời kỳ 37
Hình 3.3. Quá trình H – t tại Sơn Tây qua các thời kỳ 42
Hình 3.4. Quá trình H – t tại Hà Nội qua các thời kỳ 42
Hình 3.5. Quá trình lưu lượng bùn cát lơ lửng tại Sơn Tây qua các thời kỳ 44
Hình 3.6. Quá trình lưu lượng bùn cát lơ lửng tại Hà Nội qua các thời kỳ 45
Hình 3.7. Quá trình H – t tháng 3 tại Sơn Tây qua các thời kỳ 46
Hình 3.9. Quan hệ Q – H trạm Sơn Tây 52
Hình 3.10. Quan hệ Q – H trạm Hà Nội 53
Hình 3.11. Quan hệ Q – H trạm Thượng Cát 54
Hình 3.12. Mặt bằng đoạn sông qua các thời kỳ 62
Hình 3.13. Sơ đồ các thế sông chính 64
Hình 3.14. Diễn biến mặt cắt 31 – sông Hồng 66
Hình 3.15. Diễn biến mặt cắt 34 – sông Hồng 67
Hình 3.16. Diễn biến mặt cắt 37 – sông Hồng 67
Hình 3.17. Diễn biến mặt cắt 42 – sông Hồng 68

Hình 3.18. Diễn biến diện tích mặt cắt ngang mùa kiệt 69
Hình 3.19. Diễn biến diện tích mặt cắt ngang mùa nước trung 70
Hình 3.20. Diễn biến diện tích mặt cắt ngang mùa lũ 70
Hình 3.21. Diễn biến đường lạch sâu qua các năm đoạn sông Hồng – Hà Nội 75
Hình 4.1. mặt băng bố trí công trình phương án 1 87
Hình 4.2. Mặt bằng bố trí công trình phương án 2 88
Hình 4.3. Sơ đồ tính toán bè chìm 93
Hình 4.4. Mặt cắt tính toán ổn định trượt phẳng 94
Hình 4.5. Mặt cắt tính toán ổn định trượt mái 96
Hình 4.6. Kết quả tính toán ổn định trượt mái 96


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
Asian development bank
ĐBBB
Đồng bằng Bắc Bộ
ĐBNB
Đồng bằng Nam Bộ
ĐHTL
Đại học Thủy Lợi
ĐHXD
Đại học Xây Dựng
HLTL
Hành lang thoát lũ
JICA
Japan International Cooperation Agency
KH & CN
Khoa học và Công nghệ
KHKT

Khoa học Kỹ thuật
KHTL
Khoa học Thủy lợi
MC
Mặt cắt
nnk
Những người khác
TKGTVT
Thiết kế Giao thông Vận tải
TVXD
Tư vấn xây dựng








1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lũ lụt, sạt lở, bồi tụ luôn là mối đe doạ cho dân sinh kinh tế xã hội ở đồng
bằng Bắc Bộ nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Để phục vụ phòng chống lũ lụt, phát điện và giao thông thủy một cách cơ
bản, từ những năm 70 của thế kỷ XX chúng ta đã tiến hành xây dựng các hồ chứa
nước phía thượng nguồn các sông Đồng bằng Bắc bộ. Đến nay đã có 4 hồ đi vào
hoạt động là hồ Thác Bà trên sông Chảy (2,16 tỷ m
3

, khởi công năm 1964, khánh
thành năm 1975); hồ Hòa Bình trên sông Đà (9 tỷ m
3
, khởi công năm 1979, khánh
thành năm 1994) và hồ Tuyên Quang trên sông Gâm (2,245 tỷ m
3
, khởi công năm
2002, khánh thành 2009). Hồ Sơn La trên sông Đà (9,26 tỷ m
3
, khởi công năm
2006, khánh thành 2012).
Việc xây dựng và đưa các hồ chứa nước thượng nguồn tham gia điều tiết lại
phân bố theo thời gian đối với dòng chảy hạ du đã làm thay đổi quá trình lưu lượng,
quá trình bùn cát…, dẫn đến sự tái tạo lại hình thái lòng sông, phân bố lại các khu
vực xói bồi. Từ đó, xuất hiện những tình huống bị động khi phải đối phó với những
hiện tượng vô hiệu hóa sự làm việc của các công trình được thiết kế và xây dựng
với những điều kiện cũ. Có thể lấy nhiều dẫn chứng cho các nhận định trên từ thực
tế trên đoạn sông Hồng qua Hà Nội, xói lở gia tăng và xuất hiện ở các vị trí mới như
Tầm Xá, Ngọc Thụy; các bãi bồi cát thô nhiều hơn, tỷ lệ phân chia lưu lượng thay
đổi lớn ở cửa Đuống; mực nước mùa kiệt xuống thấp chưa từng thấy v.v…
Vì vậy, việc đánh giá được tác động điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn
đối với sự thay đổi chế độ dòng chảy và sự phát triển hình thái lòng dẫn sông hạ du,
đặc biệt là sông Hồng đoạn qua thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa, chính trị của cả
nước là rất quan trọng và cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc đưa ra
các giải pháp giảm thiểu tác động xấu khi điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn.
2

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Làm sáng tỏ được tác động của điều tiết các hồ chứa thượng nguồn đối với
chế độ dòng chảy và sự phát triển hình thái lòng dẫn sông Hồng đoạn qua Hà Nội;

- Đề xuất định hướng các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến lòng dẫn
sông Hồng đoạn qua Hà Nội.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sông Hồng đoạn qua thủ đô Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu sông Hồng đoạn qua Hà Nội (từ Thượng Cát đến
Khuyến Lương) dài khoảng 40km theo đường trũng chủ lưu, chảy qua địa phận
hành chính của các huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ, quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà
Trưng và huyện Thanh Trì ở bờ phải, các huyện Đông Anh, Gia Lâm ở bờ trái.

Hình 0.1. Vị trí địa lý đoạn sông Hồng qua Hà Nội
3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ trên, luận văn sẽ sử dụng tổng hợp một số
phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa vùng nghiên cứu;
- Phương pháp kế thừa: Thu thập, hệ thống hóa, xử lý các kết quả nghiên cứu
có liên quan;
- Phương pháp phân tích số liệu thực đo thủy văn, bùn cát, địa hình,…;
- Phương pháp phân tích từ các biểu đồ, hình vẽ bằng việc so sánh, nhận xét.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
5.1. Ý nghĩa khoa học
Do việc đưa vào hoạt động của các hồ chứa nước ở thượng nguồn sẽ làm
thay đổi quá trình lưu lượng nước và bùn cát dẫn đến những biến đổi lớn đối với các
yếu tố khác như quan hệ Q – H, tỷ lệ phân lưu, hình thái mặt bằng, mặt cắt ngang,
mặt cắt dọc, từ đó có những ảnh hưởng đến tuyến chỉnh trị, bố trí công trình chỉnh
trị, ….
Luận văn đề cập đến hầu hết các vấn đề đó, đưa ra các so sánh, phân tích,
đánh giá ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn đến quá trình diễn biến
lòng dẫn ở hạ du sông Hồng đoạn qua Hà Nội.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khi điều tiết các hồ chứa thượng nguồn vùng hạ du sông bị ảnh hưởng rất
nhiều: Lưu lượng phù sa giảm đi, quan hệ Q – H thay đổi dẫn đến khả năng thoát lũ
của lòng dẫn thay đổi, tỷ lệ phân lưu tại các cửa sông và quan hệ hình thái của từng
đoạn sông cũng thay đổi nhiều. Việc nghiên cứu các biến đổi trên mang ý nghĩa
thực tiễn rất cao. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được các giải pháp
phù hợp để giảm thiểu tác động xấu khi điều tiết các hồ chứa nước thượng nguồn.

4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DIỄN BIẾN LÒNG DẪN
SÔNG HỒNG ĐOẠN QUA HÀ NỘI VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO ĐOẠN SÔNG HỒNG QUA HÀ NỘI
Bắt đầu của đoạn sông Hồng qua Hà Nội được tính ở Thượng Cát và ra khỏi
Hà Nội ở Khuyến Lương. Tổng chiều dài của đoạn sông khoảng 40km. Trên đoạn
sông Hồng qua thủ đô Hà Nội có cửa phân lưu sông Đuống. Vai trò của cửa Đuống
có tầm quan trọng đặc biệt tới chế độ thủy lực và diễn biến của đoạn sông. Trên đó
cũng có các cửa lấy nước lớn là: Thụy Phương – cửa vào được điều tiết của sông
Nhuệ, trạm bơm Ấp Bắc, cống Xuân Quan – cửa vào của hệ thống thủy nông Bắc
Hưng Hải. Đặc biệt cho tới nay đã có nhiều cầu lớn tồn tại trên đoạn sông là: cầu
Long Biên, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu
Nhật Tân,…
Có thể nói đoạn sông Hồng qua Hà Nội như mạch máu chảy giữa lòng Thủ
Đô. Nó gắn bó hữu cơ cùng với sự phát triển dân sinh kinh tế xã hội của Thủ Đô Hà
Nội.
1.1.1. Các yêu cầu về thoát lũ
- Theo quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên
Quang trong mùa lũ hàng năm (quyết định 92/2007/QĐ – TTg và quyết định
198/QĐ - TTg), với các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 300

năm, phải giữ mực nước sông Hồng tại Hà nội không vượt quá cao trình 13,1m. Với
các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm, phải giữ mực
nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4m. Như vậy, lòng dẫn
sông Hồng phải đảm bảo thoát lũ an toàn cho thủ đô Hà Nội với mực nước lũ thiết
kế lớn nhất là 13,4m ứng với trận lũ tại Sơn Tây (Q
max
= 48500 m
3
/s) có chu kỳ lặp
lại là 500 năm.
- Cần duy trì tỷ lệ phân lưu sang sông Đuống trong mùa lũ chiếm khoảng
29% đến 30% lưu lượng Sơn Tây để đảm bảo an toàn cho hệ thống đê sông Đuống.
5

- Quá trình thoát lũ cũng phải đảm bảo lòng sông ổn định, không gây sạt lở
bờ sông, sạt lở mái đê, đặc biệt không gây vỡ đê.
1.1.2. Các yêu cầu về giao thông vận tải
Hiện tại, sông Hồng là một trong những tuyến đường thủy nội địa quan trọng
của miền Bắc với mật độ tàu lớn, có khi lên tới khoảng 500 lượt/ngày – đêm trong
đó có những tàu tải trọng lớn, đây là huyết mạch đường thủy liên thông với các con
sông ở Thái Bình, Nam Định và các vùng phụ cận. Do đó phải duy trì tuyến luồng
lạch và thủy vực ổn định, không gây bồi lấp các cảng, cần giảm mực nước dao động
giữa mùa khô và mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho cho giao thông thủy.
Tuy có vai trò quan trọng như vậy, nhưng do chưa được đầu tư và phát triển
nên hầu hết các cảng các quy mô còn nhỏ, thiết bị lạc hậu năng lực bốc xếp hàng
hóa còn thấp, phương tiện giao thông thủy còn lạc hậu, chưa khai thác hết tiềm năng
còn bỏ ngỏ. Chính vì điều này nên trong quy hoạch giao thông vận tải thủy thủ đô
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng một số nội dung quan
trọng như cải tạo nạo vét luồng tuyến, nâng cấp xây mới các cảng dọc sông Hồng và
các sông khác phục vụ giao thông thủy liên kết với mạng lưới giao thông toàn quốc.

Cụ thể theo đồ án quy hoạch này Hà Nội sẽ có 4 cảng đầu mối là cảng
Khuyến Lương, cảng Phù Đổng, Cảng Sơn Tây, Cảng Tầm xá. Cùng với 4 bốn cảng
đầu mối này quy hoạch cũng đề xuất xây dựng, nâng cấp các cảng địa phương như
Chèm, Hồng Vân, Mai Lâm…., làm cảng vệ tinh cho các cảng đầu mối nêu trên.
Các cảng khách được xác định theo tuyến vận tải khách phù hợp với quy hoạch đô
thị của thành phố và các quận huyện. Ngoài các cảng khách hiện hữu ở bến Chương
Dương sẽ bố trí một số cảng khách khác dọc theo tuyến vận tải khách kết hợp du
lịch sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Tô Lịch…
Như vậy, theo quy hoạch này nhu cầu giao thông thủy trong tương lai trên
mạng lưới lưu vực sông Hồng là rất lớn, đặc biệt là đoạn qua Hà Nội nên yêu cầu về
ổn định tuyến luồng lạch đặt ra cho nó cũng càng cao hơn.
6

1.1.3. Các yêu cầu về xây dựng thành phố và các yêu cầu khác
1.1.3.1. Xây dựng đô thị
Trên cơ sở có hành lang thoát lũ quy hoạch phạm vi cho phép xây dựng công
trình phục vụ cho việc phát triển và mở rộng thành phố, đồng thời từng bước di dời
dân cư nằm trong phạm vi hành lang thoát lũ ra khỏi khu vực này; Xây dựng mới
đồng thời với việc phát triển và bảo vệ tăng khả năng khai thác các điểm vui chơi
giải trí, du lịch.
Đồng thời với việc phát triển đô thị phải đảm bảo không gây ô nhiễm các con
sông, tạo cảnh quan môi trường sinh thái xanh – sạch – đẹp.
1.1.3.2. Ổn định đối với các cửa lấy nước lớn
- Bờ trái: Trạm bơm ấp Bắc, cửa Đuống, cống Xuân Quan.
- Bờ phải: Trạm bơm Đan Hoài, cống Liên Mạc.
1.1.3.3. Bảo vệ an toàn cho các trụ, mố cầu qua sông
- Hiện có: Cầu Thăng Long, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh
Tuy, cầu Thanh Trì, cầu Yên Lệnh, cầu Nhật Tân.
- Sẽ xây dựng thêm 4 cầu nữa: Cầu Phú Gia, cầu Tứ Liên, cầu Thượng Cát.
1.2. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Các giai đoạn khoa học – công nghệ
- Ngay từ khi dời thủ đô về Thăng Long (thế kỷ XI) đã phải đấu tranh chống
với lũ sông Hồng, đời Lý Nhân Tông đã cho đắp đê phường Cơ Xá bảo vệ thủ đô
Thăng Long. Triều trần (thế kỷ XIII) cho đắp đê sông Hồng từ thượng nguồn ra đến
biển.
- Dưới thời Pháp thuộc, cùng với việc xây dựng cầu Long Biên, các công
trình chỉnh trị bảo vệ cầu đã được xây dựng. Người Pháp cũng tiến hành xây dựng
cảng Hàng Mắm, lúc đó nằm ở hạ lưu cầu Long Biên, đầu phố Hàng Mắm bây giờ.
- Từ 1971 ÷ 1980 là thời kỳ tiến hành giải phóng các vật cản trong lòng sông.
7

- Từ 1981 ÷ 1990 là thời kỳ tiến hành các dự án chống bồi lấp cảng Hà Nội
và bảo vệ bờ sông.
- Từ 1991 đến nay là thời kỳ tiến hành củng cố, kiên cố hóa hệ thống đê
phòng lũ, cứng hóa bờ sông.
1.2.2. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và các dự án khoa học –
công nghệ
- Chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp nhà nước 06.05 (năm 1981 -
1985) có các đề tài sau:
+ 06.05.01.01 – Nghiên cứu công trình bảo vệ bờ chống xói, do GS.TS. Vũ
Tất Uyên làm chủ nhiệm
[ ]
43
;
+ 06.05.01.03 – Nghiên cứu dự báo lan truyền xói sâu Sông Đà và sông
Hồng khi hồ Hòa Bình và Tạ Bú hoạt động, do PGS. TS. Hoàng Hữu Văn làm chủ
nhiệm
[
]
45

;
+ 06.05.01.04 – Nghiên cứu công trình chỉnh trị đoạn sông Hồng để chống
bồi lấp cảng Hà Nội, do TS. Nguyễn Ngọc Cẩn làm chủ nhiệm
[ ]
2
.
- Đề tài cấp nhà nước 34A.06.03 “Nghiên cứu các tuyến luồng phục vụ vận
tải pha sông biển để nạo vét chỉnh trị trên các tuyến luồng ấy – đặc biệt là tuyến
Lạch Giang – Hà Nội” do GS. TS. Lương Phương Hậu (1986) chủ trì
[ ]
7
.
- Các đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước KC – ĐL 94 – 15 (1994 – 1996)
nghiên cứu về:
+ Xác lập hành lang thoát lũ đoạn hạ du sông Hồng từ Sơn Tây đến Hưng
Yên do GS. TS. Vũ Tất Uyên chủ trì
[ ]
44
;
+ Xác lập tuyến chỉnh trị đoạn hạ du sông Hồng từ Sơn Tây đến cửa Luộc do
GS. TS. Vũ Tất Uyên và PGS. TS. Nguyễn Văn Toán chủ trì
[ ]
5
;
+ Quá trình xói bồi, diến biến lòng dẫn hạ du dưới tác động điều tiết của hồ
Hòa Bình do PGS. TS. Nguyễn Văn Toán chủ trì
[ ]
35
;
8


+ Ảnh hưởng của việc điều tiết hồ Hòa Bình đến việc phát điện, lấy nước
tưới, tiêu, giao thông thủy và các yêu cầu dùng nước khác…do PGS. TS. Trần Đình
Hợi và TS. Trần Quốc Thưởng chủ trì
[ ]
5
.
- Dự án “Đánh giá thực trạng lòng dẫn sông Hồng – sông Thái Bình ảnh
hưởng tới suy giảm khả năng thoát lũ và đề xuất phương án chỉnh trị tại những
trọng điểm” (Viện Khoa học Thủy lợi, 2001)
[ ]
4
.
- Đề tài cấp nhà nước KC08.14/06-10 “Nghiên cứu các giải pháp Khoa học –
Công nghệ cho hệ thống công trình chỉnh trị trên các đoạn sông trọng điểm vùng
ĐBBB và ĐBNB do GS. TS Lương Phương Hậu chủ trì.
[ ]
13

1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN
1.3.1. Về quá trình lòng dẫn
Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về phân loại quá trình lòng dẫn
như: Roxinxki K.I. và Kuzmin I.A, Antunin C.T, Kondratev H.E. và Popov I.B,
Snitsenko B.
Φ
. (1980). Trong đó, Snitsenko B.
Φ
. đã nghiên cứu trên 183 đoạn của
35 sông ở Liên Xô, có chiều dài tổng cộng là 4.523 km đã đi đến hai cách phân
loại

[ ]
5
:
1. Dựa vào tỷ số B
0
/B và I
0
/I (trong đó B
0
, I
0
là chiều rộng và độ dốc đáy
lũng sông, I là độ dốc mặt nước khi chưa ngập bãi và B là chiều rộng lòng sông).
2. Dùng chỉ tiêu tổng hợp A = I
0
B
0
/IB.
Theo tiêu chuẩn phân loại quá trình lòng dẫn của Snitsenko B.
Φ
., GS. TS.
Vũ Tất Uyên
[ ]
42
– Viện khoa học Thủy lợi đã phân đoạn sông Hồng từ Việt Trì –
Hà Nội thành 4 đoạn, ba loại:
1) Đoạn sông phân nhánh kiểu lòng sông là đoạn từ Trung Hà tới Phú Châu.
2) Đoạn sông cong hạn chế là đoạn từ Phú Châu tới Vân Cốc.
3) Đoạn sông cong nửa chừng là đoạn từ Vân Cốc tới cầu Long Biên.
4) Đoạn sông cong hạn chế cầu Long Biên – Xuân Quan.

9

1.3.2. Về tính ổn định và quan hệ hình thái
Tính chất không biến đổi của hình dạng, kích thước, vị trí trung bình thời
gian và không gian của lòng dẫn cơ sở gọi là tính ổn định của lòng sông.
- Loxtin B. M. (1879) là người đầu tiên đưa ra chỉ tiêu ổn định theo chiều
dọc sông. Tác giả cho rằng mức ổn định này được quyết định bởi tỷ số giữa sức cản
của cát chống lại sự chuyển động của áp lực thủy động theo chiều dòng nước tác
dụng lên cát lòng sông. Hệ số ổn định theo chiều dọc sông của Loxtin B. M. có
dạng
[ ]
19
:
h
d
I
ϕ
=

(1.1)
Trong đó:
d: Đường kính bùn cát lơ lửng (mm);
I: Độ dốc mặt nước (m/km).
- Antunin C.T. căn cứ vào tài liệu đo đạc nhiều năm ở sông vùng Trung Á đã
đưa ra hệ số ổn định theo chiều rộng sông
[ ]
12
[ ]
19
[

]
20
:
0,2
0,5
B
BI
Q
ϕ
=

(1.2)
Trong đó:
B
ϕ
: Hệ số ổn định chiều rộng lòng sông; hệ số càng nhỏ thì độ ổn định của
bờ sông càng lớn;
B: Chiều rộng lòng sông tương ứng với lưu lượng tạo dòng (m);
Q: Lưu lượng tạo lòng sông (m
3
/s).
10

- Viện Nghiên cứu Thủy văn Liên Xô (1924) đề xuất hệ số ổn định theo
chiều rộng và chiều sâu ứng với lưu lượng tạo dòng
[ ]
12
[ ]
19
:

m
B
k
h
=

(1.3)
- Velikanôp (1958), đề xuất lý thuyết tiêu hao năng lượng nhỏ nhất để nghiên
cứu về tính ổn định hình thái của lòng sông.
- Các tác giả Anh, Mỹ đưa ra lý thuyết chế độ (Regine theory), đề xuất các
cộng thức về quan hệ hình thái ổn định của lòng sông.
- Ở Việt Nam, tính ổn định và quan hệ hình thái lòng sông được nhiều tác giả
nghiên cứu vào những năm 70 – 80 của thế kỷ XX, điển hình là nghiên cứu của
Nguyễn Thới Giáp, Lê Ngọc Bích, Lương Phương Hậu (1980), thông qua giả thiết
sự phát triển hình thái lòng sông tuân theo nguyên tắc độ biến động nhỏ nhất của
lòng dẫn, đề xuất biểu thức
[ ]
12
:
day bo
M M aM= +

(1.4)
Trong đó:
M: Độ biến động chung của dòng dẫn;
M
đáy
, M
bờ
: Lần lượt là độ biến động của đáy sông, bờ sông;

a: Hệ số tỷ lệ.
Từ đó đã đề xuất công thức xác định quan hệ hình thái của mặt cắt ngang:
0,24
0,24
0,57
0,40 0,32
bf
S
Bk Q
gd
ω
=

0,05 0,24
0,32
0,43
0,43
hf
gd
hk Q
S
ω
=

(1.5)
(1.6)
Trong đó:
B, h: Chiều rộng trung bình, chiều sâu trung bình ổn định của lòng sông (m);
11


Q
f
: Lưu lượng tạo lòng (m
3
/s);
d: Đường kính hạt cát tạo lòng (m);
S: Sức tải cát (kg/m
3
);
ϖ
: Độ thô thủy lực (m/s).
Đối với đoạn sông Hồng Lạch Giang – Hà Nội, từ phân tích số liệu thực đo
tại các đoạn sông ổn định, tác giả đã xác định các hệ số
[ ]
9
:
1,580
b
k =

0,312
h
k =

(1.7)
(1.8)
- Sau khi xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, do quá trình
lưu lượng được điều tiết, lưu lượng tạo dòng thay đổi, quan hệ hình thái lòng sông ở
hạ du cũng thay đổi. Trong điều kiện này có nghiên cứu của Phùng Quang
Phúc

[ ]
21
, trong khuôn khổ đề tài luận án tiến sĩ năm 1996.
1.3.3. Về lưu lượng tạo lòng
Lòng dẫn sông được hình thành dưới tác dụng lâu dài của một quá trình dòng
chảy tự nhiên trong một điều kiện địa lý, địa chất, khí hậu, thủy văn nhất định. Một
lưu lượng đặc trưng cho quá trình lưu lượng tự nhiên đó được gọi là lưu lượng tạo
lòng.
Trước năm 1989, lòng dẫn sông Hồng được tạo ra trong chế độ dòng chảy tự
nhiên của lưu vực. Nhưng khi có nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, quá
trình lưu lượng được điều tiết nên lưu lượng tạo lòng đã thay đổi.
Về lưu lượng tạo lòng trên sông Hồng, có nhiều tác giả tính toán trong các đề
tài nghiên cứu của mình như Lưu Công Đào, Vi Văn Vy, Lê Ngọc Bích, Vũ Tất
Uyên,…Trong báo cáo khoa học thuộc chương trình 06 – 05, PGS. TS. Hoàng Hữu
Văn đã tổng hợp kết quá tính toán lưu lượng tạo lòng khi có hồ Hòa Bình và hồ Tạ
Bú điều tiết (bảng 1.1).
12

Từ bảng 1.1. cho thấy, khi hồ Hòa Bình hoạt động do dung tích cắt lũ lòng
hồ quá nhỏ, chế độ tạo lòng ở hạ lưu có thay đổi nhưng không lớn. Khi có hồ Tạ Bú
các đỉnh lũ đã được điều tiết, chế độ tạo lòng sông Hồng qua Hà Nội sẽ có những
thay đổi cơ bản theo xu hướng dòng nước điều hòa hơn
[ ]
45
.
Bảng 1.1. Kết quả tính toán lưu lượng tạo lòng
Tên đoạn sông
Tự nhiên
Q
TL

(m
3
/s)
Sau Hòa Bình
Q
TL
(m
3
/s)
Sau Sơn La
Q
TL
(m
3
/s)
Sơn Tây – Cửu Đuống 11.500 11.000 6.850
Cửa Đuống – Cửa Luộc 8.600 8.300 5.680

1.3.4. Về khả năng vận chuyển bùn cát
Để nghiên cứu về khả năng xói bồi của lòng sông, yếu tố quan trọng cần xác
định là khả năng tải cát của dòng chảy S
0
. Lòng dẫn sẽ mất ổn định, bồi hoặc xói
khi S
0
lớn hơn hoặc nhỏ hơn S (S là hàm lượng bùn cát thực tế trong sông)
[ ]
12

[

]
19
.
Về khả năng tải cát của dòng chảy, thường dùng công thức nổi tiếng của
Trương Thụy Cẩn:
3
0
m
V
SK
gRW

=


(kg/m
3
)
(1.9)
Trong đó:
S
0
– Khả năng tải cát của dòng chảy (kg/m
3
);
V – Vận tốc trun bình mặt cắt (m/s);
R – Bán kính thủy lực (m);
W – Độ thô thủy lực (m/s);
K, m là hệ số và số mũ, xác định bằng số liệu thực đo.
13


Ở Việt Nam, các tác giả Vi Văn Vị (1984)
[ ]
46
, PGS. Hoàng Hữu Văn
(1986)
[ ]
45
, GS. Lương Phương Hậu
[ ]
12
,…đã xác định các hệ số K và m cho các
sông vùng đồng bằng Bắc Bộ. Công thức (1.9) được xây dựng tương ứng với trạng
thái cân bằng bão hòa tương đối, không xói, không bồi (S = S
0
).
PGS. TS. Hoàng Hữu Văn
[ ]
45
dựa trên phương pháp phân tích số liệu thực
đo về bùn cát lơ lửng trạm Hòa Bình và Sơn Tây tác giả đã kiến nghị sử dụng công
thức tính toán sức chuyển cát:
3
3
4
0,00036
T
VV
S
ε

ω

=


(kg/m
3
)
(1.10)
Trong đó:
ghV
MC
ε
=

(1.11)
S
T
- Sức tải cát của dòng nước cho toàn bộ tổ hợp hạt;
C – Hệ số Chezy (m
1/2
/s);
M = 48 khi C

60; M = 0,7C + 6 khi C < 60.
1.4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.4.1. Về hành lang thoát lũ (HLTL)
1.4.1.1. Nghiên cứu thoát lũ đoạn sông Hồng Sơn Tây – Vạn Phúc
Sau lũ lịch sử 1971, Viện Khoa học Thủy lợi nghiên cứu tuyến thoát lũ sông
Hồng đoạn Sơn Tây – Vạn Phúc trên mô hình vật lý. Mô hình có tỷ lệ ngang 1/500,

tỷ lệ đứng 1/80. Từ mô hình Viện Khoa học Thủy lợi đã đánh giá khả năng thoát lũ
của đoạn sông. Những kết luận chính rút ra từ nghiên cứu này là
[ ]
41
:
- Hệ thống đê bối đã thu hẹp tuyến thoát lũ rất nhiều và làm dâng cao mực
nước lũ trên sông Hồng. Nếu phá bỏ hoàn toàn đê bối trên đoạn Sơn Tây – Vạn
Phúc thì mực nước tại Hà Nội tương ứng với lũ 1971 (Q=34.200m
3
/s) có thể hạ
xuống 30cm;
14

- Xác định được khoảng cách hợp lý giữa hai tuyến đê chính hiện nay.
Khoảng cách hợp lý của hai tuyến đê là khoảng cách để cho thoát lũ được tốt nhất
không làm dâng cao mực nước lũ. Đồng thời có thể khai thác được một phần quỹ
đất trên bãi sông ở những đoạn sông có khoảng cách quá rộng.
Trong dự án “Đánh giá thực trạng lòng dẫn sông Hồng – sông Thái Bình ảnh
hưởng tới suy giảm khả năng thoát lũ và đề xuất phương án chỉnh trị tại những
trọng điểm” (Viện Khoa học Thủy lợi, 2001), qua kết quả phân tích quan hệ Q – H
ở tram Sơn Tây, trạm Thượng Cát, Trạm Hà Nội các thời kỳ đã đưa ra những nhận
xét sau
[ ]
4
:
- Xét tại các vị trí cố định, từ năm 1960 – 1999, khả năng thoát lũ của đoạn
sông đã bị suy giảm, cụ thể với cùng một cấp lưu lượng lũ thiết kế, mực nước tại
Sơn Tây đã tăng gần 1,0m, tại Hà Nội khoảng 0,5m và tại Hưng Yên khoảng 0,7m;
- Xét trên toàn đoạn, với cấp lưu lượng lũ tại Sơn Tây Q
ST

= 20.000m
3
/s,
mực nước dọc tuyến sông đều có xu hướng tăng và trị số tăng vào khoảng từ 0,4m
đến 0,8m.
1.4.1.2. Nghiên cứu quy hoạch thoát lũ sông Hồng của Cục Đê điều
Năm 1975, Cục Đê điều Bộ Thủy lợi lập báo cáo quy hoạch tăng khả năng
thoát lũ của sông Hồng. Nội dung chính là quy hoạch lại việc sử dụng bãi sông, san
phá các đê bối cản trở thoát lũ, mở rộng tuyến đê chính ở chỗ quá hẹp, cắt thẳng
những chỗ lòng sông quá cong
[ ]
44
.
Trong quy hoạch đã tính thủy lực cho đoạn sông Hồng Sơn Tây – Vũ Thuận
với nhiều phương án cải tạo, với 2 cấp lưu lượng (Q
ST
= 34.200m
3
/s và Q
ST
=
28.150m
3
/s). Kết quả đã chọn phương án có nội dung chính như sau:
- Giữ nguyên các đê bối Liên Mạc (km47
÷
km53), Tứ Liên (km59
÷
km65);
- Phá bỏ một phần các đê bối: Yên Lạc, Yên Lãng, Thanh Trì;

- Đoạn Hà Nội có hai bối Tầm Xá, Đông Dư sẽ phải phá bỏ;
- Uốn thẳng đoạn sông cong gấp Ngô Xá – Vũ Thuận.
15

Theo kết quả mô hình toán của phương án trên, mực nước lũ tại cầu Long
Biên hạ thấp từ 24cm đến 34cm. Các trị số này xấp xỉ với các trí số của Viện Khoa
học Thủy lợi nghiên cứu trên mô hình vật lý khi san phá hoàn toàn đê bối trên đoạn
sông này.
1.4.1.3. Hành lang thoát lũ đoạn Sơn Tây – Hưng Yên năm 1995 - 1997
Dựa trên cơ sở mô hình toán kết hợp với phân tích tính toán và nghiên cứu
thực địa, GS. TS Vũ Tất Uyên đã đề xuất hành lang thoát lũ (HLTL) đoạn Sơn Tây
– Hưng Yên, cụ thể như sau
[
]
35
[
]
44
:
- Chiều rộng HLTL bằng 3B
0
(từ Sơn Tây đến cửa Đuống B = 2400m, cửa
cửa Đuống đến Hưng Yên B =2100m).
- Những vùng tuyến đê chính hẹp hơn 3B
0
, nói chung giữ nguyên hiện trạng.
Những vùng tuyến đê mở rộng hay thu hẹp đột ngột, được thay đổi chiều rộng và vị
trí của HLTL cho thuận dòng chảy.
1.4.1.4. Các công trình kè bờ
Các công trình kè bờ trong đoạn sông Hà Nội do Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng bao gồm:
- Kè Thụy Phương (1996) thuộc dự án ADB;
- Kè Phú Gia (1997) thuộc dự án ADB;
- Kè Tứ Liên (1998);
- Kè Xuân Canh (1956 và 1999);
- Kè Hàm Tử - Chương Dương (1983).
Các công trình của ngành Thủy lợi chủ yếu tập trung vào giữ bờ, chống sạt
lở chân đê. Cao độ đỉnh kè bờ từ 9,5m đến 11,5.

16

1.4.2. Về tuyến chỉnh trị
1.4.2.1. Công trình chỉnh trị của người Pháp
Vào những năm 1910 – 1940, người Pháp đã tập trung chỉnh trị để cải thiện
luồng lạch khu vực Trung Hà, song kết quả không tồn tại lâu. Sau đó là sự mất ổn
định kéo dài 30 – 40 năm cho tới khi giải phóng Hà Nội
[ ]
2
[ ]
4
[ ]
5
[ ]
22
. Tất cả các
công trình chỉnh trị nhằm đưa chủ lưu về cảng Hàng Mắm, vị trí ở hạ lưu cầu Long
Biên khoảng 1km, mặc dù tốn kém nhưng không đạt được kết quả, do vậy phải
chuyển cảng xuống Phà Đen như vị trí ngày nay.
1.4.2.2. Công trình nghiên cứu khắc phục bồi lấp cảng Hà Nội
Trước những năm 80 luồng lạch đoạn sông Hà Nội thay đổi liên tục ảnh

hưởng tới vận tải thủy. Cảng Hà Nội nhiều năm bị bồi lấp không vận hành được. Từ
đầu năm 80 Bộ Giao thông đã triển khai một dự án lớn kéo dài nhiều giai đoạn và
hiện nay vẫn tiếp tục, nhằm ổn định luồng lạch và chống sa bồi cảng Hà Nội
[ ]
2
[ ]
22
. Kiên trì và đầu tư khá nhiều, cho đến nay định hình về tuyến luồng lạch ở
đoạn Hà Nội đã tương đối ổn định. Cảng Hà Nội đã hoạt động tương đối tốt.
Các cụm công trình chính cải tạo luồng lạch gồm
[ ]
36
:
- Cụm 15 mỏ hàn ở bãi Tầm Xá, có cao độ đầu kè +7,0m, xây dựng trong các
năm 1994 đến 1996;
- Cụm công trình 4 mỏ hàn Phú Gia – Tứ Liên, cao độ đầu kè từ 5,0 đến
6,5m, xây dựng trong các năm 1993 – 1998;
- Cụm công trình 5 mỏ hàn ở bãi Tứ Liên – Trung Hà, cao độ đầu kè từ +6,0
đến 6,5m;
- Cụm công trình 3 mỏ hàn Thạch Cầu, cao độ kè từ +6,0 đến 7,0m, xây
dựng vào các năm 1988 – 1991.


×