Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu diễn biến lòng sông Hồng đoạn bờ tả khu vực Bát Tràng thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp công trình ứng dụng công nghệ mới bảo vệ cho các đoạn bờ sông nguy hiểm sát chân đê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 86 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau những cố gắng của mình với sự giúp đỡ của thầy cô và đồng nghiệp, tôi
đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ với đề tài:
“Nghiên cứu diễn biến lòng sông Hồng đoạn bờ tả khu vực Bát Tràng thành phố
Hà Nội và đề xuất giải pháp công trình ứng dụng công nghệ mới bảo vệ cho các
đoạn bờ sông nguy hiểm sát chân đê.”. Đây là kết quả đánh giá kiến thức của mình
trong thời gian được học tại Trường Đại học Thuỷ Lợi.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ và
Quản lý xây dựng, trong Khoa Công trình và Trường Đại học Thuỷ lợi đã tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành khoá học.
Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến PGS.TS.
Nguyễn Bá Quỳ và TS. Phạm Thanh Hải đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đồng
nghiệp đã khích lệ và động viên, là động lực rất lớn giúp tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, chắc chắn luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong các thầy cô chỉ bảo, mong
các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tác giả có thể hoàn thiện, tiếp tục nghiên cứu
và phát triển đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014


Phạm Thị Đóa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích
dẫn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được người nào
công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.



Phạm Thị Đóa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Tính cấp thiết của đề tài 1
Mục đích của đề tài 2
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2
Kết quả đạt được 2
Nội dung của luận văn: 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG HỒNG VÀ
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ 3

1.1. Tổng quan về hệ thống sông Hồng 3
1.1.1 Vị trí địa lý: 3
1.1.2 Địa hình 3
1.1.3 Địa chất 4
1.1.4 Khí hậu 7
1.1.5 Mưa 8
1.2. Tình hình sạt lở bờ sông Hồng 9
1.2.1. Thực trạng sạt lở bờ sông miền Bắc nước ta 9
1.2.2 Thực trạng sạt lở bờ sông Hồng 11
1.3. Nguyên nhân gây sạt lở bờ sông 12
1.3.1 Nguyên nhân khách quan 12
1.3.2 Nguyên nhân chủ quan 13
1.3.3 Những nguyên nhân đặc thù riêng của hệ thống sông Hồng 14
1.4. Các giải pháp bảo vệ bờ sông Hồng hiện có 14
1.5. Kết luận chương 1 22
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ SÔNG HỒNG

ĐOẠN BỜ TẢ KHU VỰC BÁT TRÀNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 23

2.1. Giới thiệu chung về đoạn bờ sông nghiên cứu 23
2.2. Phân tích điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn 24
2.2.1 Địa hình, địa chất 24
2.2.3. Thủy văn 32
2.3. Đánh giá nguyên nhân sạt lở 40
2.4. Kết luận chương 2 41
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI
CHỒNG SẠT LỞ BỜ SÔNG SÁT CHÂN ĐÊ ĐOẠN BỜ TẢ SÔNG HỒNG
KHU VỰC BÁT TRÀNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 42

3.1. Phân tích lựa chọn giải pháp 42
3.1.1 Giải pháp truyền thống 42
3.1.2 Giải pháp ứng dụng công nghệ mới 46
3.1.3 Giới thiệu vật liệu cừ BTCT dự ứng lực: 53
3.2. Bố trí công trình theo giải pháp lựa chọn 56
3.2.1 Tóm tắt phương án lựa chọn 56
3.2.2 Tính toán mực nước thi công 57
3.3. Tính toán ổn định cho đoạn sông nghiên cứu 58
3.3.1 Phương pháp tính 58
3.3.2 Kết quả tính ổn định trượt tổng thể mái kè tại mặt cắt C18 và C21 59
3.4. Biện pháp thi công 62
3.4.1 Thiết bị thi công đóng cừ BTCT dự ứng lực. 62
3.4.2 Trình tự thi công đóng cừ BTCT dự ứng lực. 65
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1: các loại kè gia cố bờ điển hình trên sông vùng ĐBBB 16

Hình 1.2: Các loại hư hỏng trong gia cố bờ ở ĐBBB 21
Hình 2.1: Vị trí khu vực kè Bát Tràng 23
Hình 2.2: Diễn biến mặt cắt ngang tại trạm thủy văn Sơn Tây 34
Hình 2.3: Sự thay đổi đường quan hệ Q- H Sơn Tây qua các năm 35
Hình 2.4: Diễn biến mặt cắt ngang sông tại Hà Nội qua các năm 37
Hình 2.5: Sự thay đổi đường quan hệ Q- H tại trạm Hà Nội qua các năm 38
Hình 2.6: Hiện trạng sạt lứt sân và nền nhà 41
Hình 3.1: Hệ thống mỏ hàn 42
Hình 3.2: Cấu tạo mỏ hàn 43
Hình 3.3: Một số hình ảnh kè mỏ hàn trên sông Hồng 44
Hình 3.4: Cấu tạo kè lát mái 44
Hình 3.5: Cụm cây gây bồi 45
Hình 3.6: Mỏ hàn cọc 46
Hình 3.7: Sản xuất và thi công cọc ván BTCT- DUL 47
Hình 3.8: Sản xuất và lắp ghép cấu kiện TSC-178 48
Hình 3.9: Thi công lắp ghép thảm P.Đ.TAC-M 49
Hình 3.11: Mặt cắt ngang cừ bản BTCT dự ứng lực 53
Hình 3.12: Cấu tạo chi tiết đầu cừ bản BTCT dự ứng lực 53
Hình 3.13: Cấu tạo mũi cừ 54
Hình 3.14: Cấu tạo khớp nối cừ 54
Hình 3.15: Bố trí ống dẫn nước trên mặt cắt ngang cừ bản BTCT dự ứng lực 55
Hình 3.16: Sơ đồ nguyên lý phương pháp tính hệ số ổn định theo cung trượt tròn . 58
Hình 3.17: Tính toán ổn định cho mặt cắt đại diện C18 60
Hình 3.18: Tính toán ổn định cho mặt cắt đại diện C21 61
Hình 3.19: Sơ đồ cấu tạo búa chấn động đơn giản (a) và búa cólò xo giảm chấn và
tấm gia trọng (b) 63

Hình 3.20: Khung định vị và khung dẫn hướng thi công đóng cừ 65

Hình 3.21: Thi công đóng cừ BTCT dự ứng lực 66
Hình 3.22: Thao tác lắp đặt tai móc cẩu cừ để thi công 66
Hình 3.23: Thao tác lắp đặt ống nối mềm và miệng phun cừ để thi công cừ 67
Hình 3.24: Thao tác định vị thi công đóng cừ bản BTCT dự ứng lực 68
Hình 3.25: Thao tác thi công đóng cừ bản BTCT dự ứng lực dưới nước 68

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Diện tích theo cao độ của vùng ĐB sông Hồng – sông Thái Bình 4

Bảng 1-2: Lượng mưa ngày lớn nhất thực đo trên hệ thống sông Hồng Thái Bình 8
Bảng 1-3: Hiện trạng các công trình gia cố bờ dọc tuyến hữu hồng – ngành Thủy lợi17
Bảng 1-4: Hiện trạng các công trình gia cố bờ dọc tuyến tả Hồng - ngành Thuỷ lợi20
Bảng 2-1: Các chỉ tiêu cơ lý lớp 2a 25
Bảng 2-2: Các chỉ tiêu cơ lý lớp 2b 26
Bảng 2-3: Các chỉ tiêu cơ lý lơp 2c 27
Bảng 2-4: Các chỉ tiêu cơ lý lớp 3a 29
Bảng 2-5: Các chỉ tiêu cơ lý lớp 3b 30
Bảng 2-6: Các chỉ tiêu cơ lý lớp 4 31
Bảng 2-7: Trạm thủy văn 32
Bảng 2-8: Lượng phù sa tại trạm Sơn Tây và Hà Nội 39
Bảng 3-1: Các thông số cọc ván BTCT DƯL như sau: 57

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTCT: Bê tông cốt thép;
BTCTDƯL: Bê tông cốt thép dự ứng lực;
Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
ĐBBB: Đồng bằng Bắc Bộ;
ĐB: Đồng bằng;
ĐKT: Địa kỹ thuật;

MNTC: Mực nước thi công ;
SLBS: Sạt lở bờ sông;
TCN: Tiêu chuẩn ngành;
VLM, CNM: Vật liệu mới, công nghệ mới.



1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với lũ lụt, bão lốc, sạt lở bờ sông đang là vấn đề lớn bức xúc của nhiều
nước trên thế giới. Sạt lở bờ sông là một qui luật tự nhiên nhưng gây thiệt hại nặng
nề cho các hoạt động dân sinh kinh tế vùng ven sông như gây mất đất nông nghiệp,
hư hỏng nhà cửa, chết người, thậm chí có thể hủy hoại toàn bộ một khu dân cư, khu
đô thị.
Quá trình xói, bồi, biến hình lòng dẫn, sạt lở bờ mái sông trong các điều kiện tự
nhiên và có tác động của con người vô cùng phức tạp. Việc xác định các nguyên
nhân, cơ chế tìm các giải pháp quy hoạch, xây dựng công trình nhằm phòng, chống
và hạn chế tác hại của quá trình sạt lở là việc làm có ý nghĩa rất lớn đối với sự an
toàn của các khu dân cư, khu đô thị hiện tại và công tác quy hoạch, thiết kế và xây
dựng các khu dân cư, khu đô thị mới ven sông. Quá trình nghiên cứu các giải pháp
bảo vệ bờ sông trên Thế giới đã được thực hiện liên tục trong hàng thập kỷ qua và
đạt được những hiệu quả nhất định trong việc hạn chế xói lở, bảo vệ an toàn cho
dân cư và hạ tầng cơ sở ven sông. Cho đến nay, việc nghiên cứu các giải pháp công
nghệ mới, cải tiến giải pháp công nghệ cũ nhằm nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ
bờ sông chống sạt lở vẫn đang được tiếp tục.
Ở Việt Nam, để đối phó với hiện tượng sạt lở bờ sông hàng năm đã phải đầu tư
hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng các công trình các công trình bảo vệ bờ sông trên
khắp cả nước. Tuy nhiên công nghệ sử dụng để xây dựng các công trình này vẫn
chủ yếu dựa vào giải pháp truyền thống, thiên về các loại hình kết cấu vật liệu cổ

điển như kè lát mái, kè mỏ hàn bằng đá hộc, đá xây, tấm bê tông đơn giản.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
nhiều nghiên cứu mới ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong
các ngành vật liệu, kết cấu xây dựng đê tăng cường hiệu quả bảo vệ bờ sông đã
được tiến hành, thử nghiệm và đưa vào sử dụng rộng rãi, thay thế, bổ sung cho các
giải pháp truyền thống. Một số ít trong đó đã được ứng dụng thử nghiệm ở Việt
Nam. Vì vậy việc nghiên cứu cập nhật, ứng dụng các công nghệ mới trong công
trình bảo vệ bờ sông chống lũ vào điều kiện thực tế ở Việt Nam là một yêu cầu cấp
bách và có ý nghĩa thực tiễn cao. Đề tài " Nghiên cứu diễn biến lòng sông Hồng
đoạn bờ tả khu vực Bát Tràng thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp công trình
ứng dụng công nghệ mới bảo vệ cho các đoạn bờ sông nguy hiểm sát chân đê."
là đề tài hết sức thực tế và có ứng dụng thực tiễn cao.

2
Mục đích của đề tài
Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ cho các đoạn bờ sông nguy hiểm sát chân đê,
ứng dụng cho đoạn sông Hồng qua Hà Nội.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu và phân tích tổng quan diễn biến lòng sông Hồng đoạn qua Hà Nội.
Đánh giá hiện trạng xói lở bờ sông Hồng đoạn qua Hà Nội và các công trình bảo vệ
bờ hiện có. Đề xuất giải pháp công nghệ mới ứng dụng bảo vệ cho bờ sông nguy
hiển sát chân đê. Có sử dụng phần mềm Geo-Slope để tính toán ổn định cho công
trình.
Kết quả đạt được
Lựa chọn được giải pháp bảo vệ chân đê đoạn nguy hiểm, đảm bảo yêu cầu kinh
tế kỹ thuật.
Nội dung của luận văn:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG HỒNG VÀ
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ SÔNG HỒNG

ĐOẠN BỜ TẢ KHU VỰC BÁT TRÀNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI
CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG SÁT CHÂN ĐÊ ĐOẠN BỜ TẢ KHU VỰC BÁT
TRÀNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI.




3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG HỒNG VÀ
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ
1.1. Tổng quan về hệ thống sông Hồng
1.1.1 Vị trí địa lý:
Hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình nằm trong phạm vi tọa độ địa lý từ
20
0
00

đến 25
0
30

độ vĩ bắc, 100
0
00 đến 107
0
10

độ kinh đông, phía Bắc giáp hệ
thống sông Trường Giang, phía Tây giáp hệ thống sông Mê Kông, phía Đông Bắc

giáp hệ thống sông Tả Giang, phía Nam giáp hệ thống sông Mã và phía Đông là
vịnh Bắc Bộ.
Ở lãnh thổ Việt Nam, hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình nằm trong phạm vi
tọa độ địa lý: 102
0
10

đến 107
0
10

độ kinh đông, 20
0
00

đến 23
0
26

độ vĩ bắc với
diện tích lưu vực 87880km
2
(chiếm 51,60% diện tích lưu vực toàn hệ thống). Các
sông suối trong hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình chảy qua 23 tỉnh, thành phố
ở Bắc Bộ.
1.1.2 Địa hình
Địa thế lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình nói chung dốc nghiêng từ Tây Bắc
xuống Đông Nam và từ Bắc xuống Nam. Địa hình của lưu vực có thể chia làm bốn
miền lớn: Miền Tây Bắc (65.000 km
2

), miền cao nguyên phía Bắc (24.230 km2),
miền núi thấp ở phần dưới lưu vực sông Hồng và phần trên của lưu vực sông Thái
Bình (39.000km
2
), miền đồng bằng tam giác châu lưu vực sông Hồng và sông Thái
Bình (21.000km
2
).
Địa thế chung của hệ thống sông Hồng rất hiểm trở, có đến 47% có độ cao trên
1000m, phần lớn nằm ở phía Tây của lưu vực thuộc hai nhánh lớn sông Đà và sông
Thao, còn một phần nằm trên cao nguyên phía Bắc thuộc sông Lô. Phần đất bằng
chỉ phân bố nhỏ lẻ dọc thung lũng của các sông lớn, song phần chủ yếu tập trung ở
tam giác châu sông Hồng - sông Thái Bình. Do phần lớn diện tích là miền núi địa
hình dốc nên dễ gây sạt lở, tập trung lũ nhanh trong mùa mưa bão.
Sông Hồng với nguồn phù sa lớn (100 triệu tấn/năm), qua hàng ngàn năm đã bồi
tụ nên mặt bằng của tam giác châu hiện nay. Hàng năm khi nước lũ tràn bãi sông
Hồng mang phù sa vào sâu các vùng trũng hai bên, song ngay sau khi tràn tốc độ
giảm rõ rệt tạo mức lắng đọng gần bờ sông rất lớn, xa bờ giảm dần hình thành thế
địa dốc từ hai bờ đến rìa phía Bắc và phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, tạo thành

4
thế tiêu nước từ sông Hồng sang các sông Cầu, Thái Bình ở phía Bắc và sông Đáy ở
phía Nam.
Bảng 1-1: Diện tích theo cao độ của vùng ĐB sông Hồng – sông Thái Bình
Cao độ (m) Diện tích (ha) Cộng dồn (ha) Tỷ lệ %
Nhỏ hơn 1 233298 233298 29,9
1 2 222724 456022 58,4
2 3 106789 562811 72,1
3 4 92389 655200 83,9
4 5 32026 657226 88,0

5 6 23146 710372 91,0
6 7 25278 735650 94,3
7 8 12190 747840 95,8
8 9 12455 760295 97,4
Lớn hơn 9 19909 780204 100,0

1.1.3 Địa chất
Vùng núi cao trong hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình được cấu tạo bởi các
loại đá như granit, đá phiến, sa diệp thạch, phiến thạch, sa thạch, cát kết, cuội kết và
đá vôi.
Đồng bằng sông Hồng, từ góc độ địa chất là đơn vị kiến tạo, một trũng dạng
địa hào, một bồn tích tụ trầm tích Kainozoi. Phân bố đất đá có tuổi từ Proterozoi
đến hiện đại, bao gồm các thành tạo biến chất, mắc ma và trầm tích. Các thành tạo
biến chất thuộc loại hệ sông Hồng có tuổi Proterozoi (PR, sh), phân bố dưới dạng
núi sót ở đông nam thị xã Sơn Tây, ở huyện Bình Lục (Hà Nam), ở núi Gôi, huyện
Ý Yên (Nam Định). Các thành tạo biến chất phân bố ở huyện Chí Linh (Hải Dương)
với một diện tích nhỏ thuộc hệ tầng Tấn Mài có tuổi Ocdovie – silua (D-S tm).
Các thành tạo trầm tích lục nguyên – các bon nát phân bố với một diện tích
nhỏ thuộc hệ tầng Xuân Sơn có tuổi Silua – Devon (S
2
– D
1
xs).

5
Đất đá cát kết dạng quaczit thuộc hệ tầng Dưỡng Động, tuổi Devon sớm –
giữa (D
1-2
dđ), phân bố chủ yếu ở Tràng Kênh, Niệm Sơn, Dưỡng Động, thuộc Hải
Phòng.

Đất đá hệ tầng Đồ Sơn, tuổi Devon sớm (D
1
m đs) phân bố ở Đồ Sơn, Chòi
Mông, Ba Dì, Bến Tàu thuộc Hải Phòng. Đất đá chủ yếu cát kết màu xám vàng. Đá
vôi dạng trứng cá kết tinh lộ ra ở bắc Thủy Nguyên (Hải Phòng) thuộc hệ tầng Lỗ
Sơn, có tuổi Devon giữa (D
2
ls).
Hệ tầng Cát Bà có tuổi cacbon sớm (c, cb) với thành phần trầm tích khá đồng
nhất gồm đá vôi phân lớp mỏng đến dầy, màu đen. Phân bố chủ yếu ở đảo Cát Bà,
bắc Thủy Nguyên và tây núi Voi (Kiến An).
Đá vôi màu xám sang phân bố ở bắc và tây bắc Gia Luận, Phù Long, bắc núi
Bụt, gềnh Vẩn,… thuộc hệ tầng lưỡng kỳ (Dovjicov.A.E-1965) hoặc hệ tầng Quang
Hanh có tuổi cacbon-Pecmi (C-Plk).
Đá Porphyrit bajan đôi nơi gặp dãn kết, cuội, kết vôi lộ ra ở tây nam huyện Ba
Vì (Hà Tây) thuộc hệ tầng Cẩm Thủy, tuổi Pacmi muộn (P
2
ct).
Đá phiến sét, bột kết tinh với các thấu kính đá vôi, phân bố ở Ba Vì (Hà Tây),
Kim Bảng (Hà Nam), Nho Quan (Ninh Bình) thuộc hệ tầng Cò Nòi (T
1
cn).
Đá vôi xám sẫm phân lớp mỏng, đá vôi xám sang dạng khối phân bố ở khu di
tích Chùa Hương (Hà Tây), Kim Bảng (Hà Nam), Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư,
Yên Mô (Ninh Bình) thuộc hệ tầng Đồng Giao có tuổi Trias giữa (T
2
đg).
Đất đá có tuổi Trias giữa phân bố ở Chí Linh, Kinh Môn (Hải Dương), Sóc Sơn
(Hà Nội) thuộc hệ tầng Nà Khuất (T
2

nk). Tại Chí Linh (Hải Dương) có một diện
tích nhỏ phân bố ryolit, cát kết tuf xen đá phiến sét được giả định xếp vào hệ tầng
Sông Hiến có tuổi Trias giữa (T
2
sh).
Đá sạn kết, cát kết, hàng chục vỉ than, đá phân bố ở Chí Linh (Hải Dương)
thuộc hệ tầng Hòn Gai, có tuổi Triat muộn (T
3
hg). Trong khi đó đá cát kết dạng
quanzit, bột kết màu đỏ cũng phân bố với một diện tích nhỏ ở Chí Linh (Hải
Dương) lại thuộc hệ tầng Mẫu Sơn (T
3
ms).
Đá sét vôi, bột kết chứa các thấu kính đá vôi phân bố ở Ba Vì (Hà Tây) thuộc hệ
tầng Nậm Thẳm, tuổi Trias giữa - muộn (T
2-3
nt). Đá cát kết tủa, phun trào, sét vôi
phân bố ven rìa tây, tây nam vùng đồng bằng thuộc hệ tầng Mường Trại tuổi Trias
giữa – muộn.

6
Đá cát kết, bột kết, cuội kết phân bố thành một dải theo hướng tây bắc - đông
nam ở khu vực Trung Hà – Suối Hai (Hà Tây) thuộc hệ tầng Nà Dương có tuổi
Neogen (Nnd).
Các thành tạo mắc ma phân bố chủ yếu ở dãy núi Ba Vì (Hà Tây) thuộc phía hệ
tầng Ba Vì có tuổi Paleozoi muộn (d
1
bv).
Như vậy, đất đá có tuổi trước Đệ Tứ phân bố chủ yếu ven rìa Đồng bằng sông
Hồng. Các thành tạo trầm tích bở rời có tuổi Đệ tứ phủ khắp đồng bằng sông Hồng.

Vùng ven rìa gặp các thành tạo hạt thô như cuội, sạn thuộc hệ tầng Hà Nội, có tuổi
pleistocen giữa muộn (aQII – III) nguồn gốc trầm tích sông. Vùng Sóc Sơn, Đông
Anh (Hà Nội), Chí Linh (Hải Dương), Gia Viễn (Ninh Bình) gặp các thành tạo cát,
bột, sét có màu vàng loang lổ, có tuổi pleistocen muộn, nguồn gốc sông hoặc biển
(aQIII, mQIII). Những thành tạo Pleistocen phân bố vùng ven rìa, còn đại bộ phận
diện tích Đồng bằng sông Hồng phủ các thành tạo trầm tích có tuổi Holocen sớm –
giữa hoặc Holocen giữa muộn (QIV
1-2
và QIV
2-3
).
Khoáng sản vùng Đồng bằng sông Hồng gặp chủ yếu các loại khoáng sản cháy
(năng lượng) như than, than nâu và than bùn, kim loại đen như sắt, kim loại màu
như đồng, vàng, bô xít, thủy ngân, vật liệu xây dựng như sét xi măng, cát xây dựng,
đá vôi xi măng, phi kim loại như cao lanh sét, asbet, pyrite, photphorit, phophát.
Ngoài ra vùng đồng bằng sông Hồng còn là một bồn trũng chứa dầu khí. Các loại
khoáng sản ở vùng đồng bằng sông Hồng không lớn về trữ lượng, thực chất chỉ là
các điểm quặng, trừ vật liệu xây dựng.
Vùng Đồng bằng sông Hồng với sự có mặt của hệ thống đứt gãy sâu tái hoạt
động trong Kainozoi và quá trình địa động lực hiện đại đã để lại hoặc còn tiếp diễn
các quá trình hình thành khe nứt hiện đại. Các quá trình ngoại sinh cũng gây ra
những tai biến như xói lở bờ sông, bờ biển, hiện tượng đất lún,…
- Đất Granit phát triển trên các loại đá khác nhau (granit, sa thạch, cuội kết, đá
kết, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đá vôi, phù sa cổ, …) với các màu sắc khác
nhau như vàng nhạt, vàng, đỏ, đỏ vàng, nâu đỏ,…
Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng hình thành do phù sa của hệ thống sông
Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Đất trong hệ thống sông được phát triển trên các
loại đá mẹ khác nhau, gồm những loại đất chính như sau:
- Đất mùn trên núi cao;
- Đất bồi tụ;


7
- Đất phù sa sông, suối và đất cát ven biển;
- Đất lầy thụt.
Lát cắt địa chất theo hướng Tây Nam – Đông Bắc và cột địa tầng tổng hợp trầm
tích đệ tứ.
1.1.4 Khí hậu
Khí hậu trong hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình phần lãnh thổ Việt Nam là
khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do tác động của địa hình nên các yếu tố khí hậu
biến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian.
Nhiệt độ:
Số giờ nắng trung bình biến đổi trong phạm vi từ dưới 1400 giờ ở vùng núi cao
đến hơn 2000 giờ ở các thung lũng trong lưu vực sông Đà.
Nhiệt độ không khí trung bình năm cũng có xu thế giảm dần theo sự gia tăng độ
cao của địa hình. Nhiệt độ không khí trung bình năm giảm xuống dưới 150C ở vùng
núi cao và tăng lên tới 20 - 240C ở vùng trung du và đồng bằng.
Nhiệt độ không khí cũng biến đổi theo mùa. Trong thời kỳ gió mùa hạ, nhiệt độ
không khí trung bình tháng khoảng 15 - 20
0
C ở vùng núi, 20 - 30
0
C ở vùng trung du
và đồng bằng. Trong thời kỳ gió mùa đông, nhiệt độ không khí trung bình tháng
khoảng 10 - 15
0
C ở vùng trung du và đồng bằng.
Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm khoảng 80 - 85% và biến đổi
không lớn theo lưu vực. Tuy nhiên độ ẩm không khí lại biến động lớn theo mùa,
tương đối cao trong mùa mưa và thấp trong mùa khô.

Gió bão:
Tốc độ gió trung bình năm biến đổi trong phạm vi rộng từ dưới 1m/s ở các
thung lũng, sườn núi khuất gió đến 3 - 4m/s ở đồng bằng ven biển và trên 4 m/s ở
các vùng núi cao như Hoàng Liên Sơn. Tốc độ gió mạnh nhất thường do bão gây
nên, nhiều nơi đã quan trắc được tốc độ gió trên 40m/s.
Do có dãy Hoàng Liên Sơn khá cao nên hạn chế tác động của bão và hội tụ
nhiệt đới xâm nhập vào lưu vực sông Đà, đặc biệt là vùng thượng lưu từ Lai Châu
trở lên. Thống kê 403 trận bão đổ bộ vào Việt Nam trong vòng 100 năm chỉ có 126
trận (31%) đổ bộ vào vùng biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. Trong đó xảy ra
vào tháng IX có 37 trận, tháng VII có 35 trận, tháng VIII có 26 trận. Bão đổ bộ vào

8
Thanh Hóa, Ninh Bình sẽ ảnh hưởng nhiều đến vùng đồng bằng và trung du sông
Hồng.
1.1.5 Mưa
Mùa mưa trên lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình thường bắt đầu từ tháng V
và kết thúc vào tháng X. Song cũng có những năm mùa mưa bắt đầu sớm hơn hoặc
kết thúc muộn hơn từ 15 đến 30 ngày.
Lượng mưa năm trên lưu vực trung bình là 1.500 mm nhưng phân bố đều, phần
thuộc Trung Quốc ít mưa, đạt 750 - 1.036mm, phần ở Việt Nam, lượng mưa trung
bình lưu vực (đến Sơn Tây) đạt 1.925mm. Các trung tâm mưa lớn nhất là Bắc
Quang 4.765mm, Mường Tè 2.800mm, Hoàng Liên Sơn 3.000mm.
Cường độ mưa trên lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình nói chung là lớn, lượng
mưa ngày lớn nhất vượt quá 500mm đã xảy ra ở nhiều nơi như bảng sau:
Bảng 1-2: Lượng mưa ngày lớn nhất thực đo trên hệ thống sông Hồng Thái Bình
TT Tên trạm Tỉnh
Lượng mưa ngày lớn nhất
(mm)
Thời gian xảy
ra

1 Mường Tè Lai Châu 573,0 5/VIII/1964
2 Lai Châu Lai Châu 312,6 16/VI/1985
3 Yên Bái Yên Bái 349,0 20/V/1918
4 Bắc Quang Hà Giang 402,1 8/X/1972
5 Tuyên Quang Tuyên Quang 350,0 8/VII/1908
6 Thái Nguyên Thái Nguyên 544,4 25/VI/1959
7 Kỳ Phú Thái Nguyên 496,0 03/X/1978
8 Phú Hộ Vĩnh Phúc 701,2 24/VII/1980
9 Tam Đảo Vĩnh Phúc 700,0 4/X/1978
10 Việt Trì Phú Thọ 508,3 24/VII/1980
11 Sơn Động Bắc Giang 310,6 12/VIII/1962
12 Sơn Tây Hà Tây 508,0 14/VII/1971
13 Ba Vì Hà Tây 554,6 24/VII/1980

9
14 Hà Nội Hà Nội 568,6 VII/1902
15 Hà Đông Hà Tây 318,7 22/IX/1978
16 Hòa Bình Hòa Bình 340,6 21/IX/1975
17 Chi Nê Hòa Bình 393,7 16/IX/1980
18 Lạc Sơn Hòa Bình 379,5 9/XI/1984
19 Hưng Yên Hưng Yên 377,9 27/X/1974
20 Phủ Liễn Hải Phòng 490,5 1927
21 Thái Bình Thái Bình 508,0 9/IX/2003
22 Phủ Lý Hà Nam 333,1 22/IX/1978
23 Văn Lý Nam Định 324,0 10/IX/2003
24 Nam Định Nam Định 382,3 22/IX/1978
25 Ninh Bình Ninh Bình 450,9 22/IX/1978
1.2. Tình hình sạt lở bờ sông Hồng
1.2.1. Thực trạng sạt lở bờ sông miền Bắc nước ta
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa dồi dào cùng với

mạng lưới sông ngòi dày đặc và đường bờ biển dài khoảng trên 3000 km là một
thuận lợi rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ xa xưa hầu hết các đô thị, các
khu tập trung dân cư, các khu kinh tế, đều nằm ven sông, ven biển, tạo thành một
nét riêng trong sự phát triển của đất nước "Nhất cận thị, nhị cận giang". Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi thế, cũng luôn tồn tại các hiểm họa từ thiên nhiên như lũ, bão,
sạt lở đất, đe doạ sự phát triển bền vững.
Thời gian gần đây sạt lở bờ sông (SLBS) đang diễn ra trên phạm vi cả nước.
Diễn biến sạt lở ngày càng trở nên phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài
sản của nhân dân, Nhà nước, các công trình phòng, chống lụt bão và ảnh hưởng tiêu
cực đến phát triển kinh tế - xã hội.
Một cách khái quát, SLBS diễn ra trên một không gian rộng ở hầu hết các hệ
thống sông của các tỉnh, thành phố trong cả nước và sạt lở không chỉ diễn ra trong
mùa lũ mà còn cả trong thời gian mùa kiệt.

10
Theo thống kê từ báo cáo của các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước hiện có
trên 737 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 1257 km, trong đó miền Bắc có 165
điểm với chiều dài 252 km, miền Trung có 307 điểm với tổng chiều dài 555km,
miền Nam có 265 điểm với chiều dài trên 450km.
Bắc Bộ có các hệ thống sông chính là hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và
hệ thống sông Mã, sông Cả, gồm các nhánh sông Đà, Thao, Lô, Hồng, Cầu Thương,
Lục Nam, Đuống, Thái Bình, Kinh Thầy, Kinh Môn, Lai Vu, Gùa, Mía, Mới, Luộc,
Lạch Tray, Hoá, Trà Lý, Đào, Ninh Cơ , Đáy, Chu, Mã, Cả, La, Lam, ngoài ra còn
có các sông nhỏ khác không thuộc lưu vực như sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), sông
Quây Sơn, sông Bắc Vọng (Cao Bằng), sông Bắc Luân (Quảng Ninh), sông Hoàng
Long (Ninh Bình),
Vùng đồng bằng, nơi có thủ đô Hà Nội và hầu hết các thành phố quan trọng đều
nằm ven sông, ven biển, hầu hết diện tích và dân cư được bảo vệ an toàn trước lũ,
lụt, nước biển dâng bởi hệ thống đê, tuy nhiên dân số sống ngoài bãi sông, ven bờ
biển cũng không nhỏ. Do sức ép về dân số và sự phát triển kinh tế, các khu dân cư,

các hoạt động kinh tế ven sông, ven biển ngày càng phát triển về số lượng và quy
mô không những làm thay đổi chế độ dòng chảy dòng chảy tự nhiên của sông mà
còn làm gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển và thiệt hại do sạt lở bờ sông, bờ
biển ngày càng lớn.
Trên hệ thống sông Mã, sông Cả sạt lở cũng diễn ra rất phức tạp. Đê sông Chu,
sông Mã có chiều cao rất lớn, nhiều khu vực cao đến 12m và đê sát sông nên nguy
cơ hư hỏng rất cao khi xảy ra sạt lở. Các khu vực xung yếu như Lộc Bồi - Đức
Giáo, Vĩnh Thành, khu vực Hàm Rồng trên sông Mã; khu vực Thọ Minh, Thiệu
Toán trên sông Chu; khu vực Hồng Long, Đức Quang trên sông Lam,
Sạt lở bờ sông không chỉ diễn ra trong mùa lũ mà còn diễn ra ngay cả trong mùa
kiệt như sạt lở bờ sông khu vực xã Phong Vân, tỉnh Hà Tây đã phải xử lý khẩn cấp
đầu năm 2004 để chống vỡ đê ngay trong mùa nước cạn và hiện tại đê tả sông Mã
khu vực xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá; đê hữu sông Lô khu vực
xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đang sạt mái đê phía sông nếu không
xử lý kịp thời sẽ gây vỡ đê.
Tốc độ sạt lở trung bình khoảng 5 ÷ 10 mét/năm, nhưng có nơi tới hàng trăm
mét/năm như ở khu vực Thuỵ Vân, Tân Đức, Minh Nông,
Theo số liệu thống kê của các địa phương, đến nay trên các sông Bắc Bộ có 165
điểm sạt lở lớn với chiều dài 252 km, trong đó:

11
- Trên hệ thống sông Hồng hiện có 80 điểm sạt lở với chiều dài 100 km.
- Trên hệ thống sông Thái Bình có 27 điểm sạt lở với chiều dài trên 45km.
- Hệ thống sông Mã - sông Cả có 20 điểm sạt lở với chiều dài 37km.
- Các sông suối miền núi có 23 điểm sạt lở lớn với chiều dài khoảng 30km.
- Dọc bờ biển Bắc Bộ hiện có 15 điểm sạt lở lớn với chiều dài trên 40km.
1.2.2 Thực trạng sạt lở bờ sông Hồng
Hệ thống sông Hồng – Thái Bình thoát lũ ra Biển Đông bởi 34 tuyến sông với 9
cửa sông, chiều dài hơn 2000km. Lòng dẫn thoát lũ trong những năm gần đây đã có
những biến động mạnh: xói sâu, lở bờ, bồi lắng cửa sông, thu hẹp dòng chảy do

nhiều nguyên nhân khác nhau như vận hành thủy điện, khai thác cát, phát triển kinh
tế, đô thị ven sông
Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình hiện trạng xói lở bờ và các kè trọng
điểm nguy hiểm đến an toàn của đê là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Hiện tượng xói
lở mạnh xảy ra ở những đoạn bờ cong lõm của những đoạn sông cong xảy ra mãnh
liệt, đặc biệt ở khu vực sau công trình Hoà Bình, vùng hạ du của hợp lưu vùng ngã
ba sông Thao, sông Đà, sông Lô hiện trạng xói lở xảy ra mãnh liệt và rất phức tạp
nhiều yếu tố tác động, trong đó phải kể đến các yếu tố chính như rừng đầu nguồn bị
phá hoại làm thay đổi chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của dòng chảy. Quá trình điều tiết
hồ Hoà Bình làm mực nước vùng Hạ du thay đổi đột ngột không theo qui luật tự
nhiên, vấn đề thoát lũ của lòng dẫn sông và bồi vùng cửa sông làm thay đổi đường
quá trình mực nước trên các tuyến sông. Một nguyên nhân tác động đến quá trình
xói lở bờ là nắng hạn kéo dài nước các sông bị cạn kiệt đã làm mực nước ngầm hạ
thấp đáng kể cũng tác động đến xói lở bờ sông.
Trên hệ thống sông Hồng, do lũ có biên độ và vận tốc dòng chảy lớn, cùng với
sự điều tiết của hồ Hoà Bình làm tình hình sạt lở diễn ra nghiêm trọng. Chiều dài
mỗi khu vực sạt lở từ vài chục mét đến hàng trăm mét, có nơi các cung sạt nối tiếp
nhau dài 3 ÷ 5 kilômét như sạt lở bờ tả sông Thao khu vực Thuỵ Vân - Tân Đức -
Minh Nông - Tiên Cát (Phú Thọ); sạt lở bờ sông Đà khu vực hạ lưu đập thuỷ điện
Hoà Bình; sạt lở bờ sông Hồng khu vực thị xã Lào Cai (Lào Cai), khu vực thành
phố Yên Bái, khu vực các xã Triểu Dương - Phú Cường - Phú Châu, Phương Độ -
Cẩm Đình - Xuân Phú (Hà Tây), khu vực Yên Ninh - Chương Xá - Vũ Điện - Như
Trác (Hà Nam), sạt lở bờ tả sông Hồng khu vực Trung Hà - Thanh Điềm, Văn Khê
(Vĩnh Phúc), khu vực Phú Hùng Cường - Lam Sơn (Hưng Yên), khu vực Yên Ninh

12
- Chương Xá - Như Trác (Hà Nam), Mặt Lăng, Bái Trạch (Nam Định); Nhâm Lang,
Hồng Tiến (Thái Bình),
Tổng số mét bờ tả Hồng: 49.396m
Trong đó đoạn bờ sông khu vực Bát Tràng dài: 1.273m

1.3. Nguyên nhân gây sạt lở bờ sông
Xói, bồi, sạt lở bờ sông, tiến, thoái của bờ biển là hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên
do sự tác động của con người nên tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển càng trở nên
phức tạp và là một vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự. Như vậy, sạt lở bờ sông, bờ
biển do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, có thể tóm tắt như sau:
1.3.1 Nguyên nhân khách quan
Sạt lở, bồi lắng là hiện tượng tự nhiên, thường xuyên và có thể có tính chu kỳ,
xảy ra do tác động của các yếu tố tự nhiên như dòng chảy trong sông, sóng, dòng
chảy ngầm, lên bờ sông. Sạt lở bờ sông thường do các yếu tố tự nhiên sau:
- Do quy luật vận động tự nhiên của lòng dẫn: Sạt lở, bồi lắng thường xảy ra ở
những đoạn sông cong, các cửa phân lưu, nhập lưu, các cửa sông phân lạch, nơi
giao thoa giữa dòng chảy trong sông và dòng triều, là những nơi dòng chảy không
ổn định. Phía bờ lõm do dòng chảy chủ lưu áp sát bờ, khi vận tốc dòng chảy lớn hơn
vận tốc khởi động của đất cấu tạo bờ sông sẽ gây sạt lở, phạm vi sạt lở thường phát
triển từ thượng lưu về hạ lưu. Ngoài ra, sạt lở cũng có thể xuất hiện dọc theo bờ của
một con sông trong trạng thái cân bằng động.
- Do sóng: Là nguyên nhân trực tiếp gây sạt lở bờ sông, đồng thời cũng là
nguyên nhân chính sinh ra dòng ven bờ vận chuyển bùn cát gây hạ thấp bãi biển.
- Do sự biến động của mực nước: Sự thay đổi mực nước trong sông khi lũ lên,
lũ xuống, ở vùng cửa sông, biển theo chế độ thuỷ triều. Biên độ và tần suất dao
động mực nước càng lớn, sạt lở diễn ra càng mạnh.
- Do dòng thấm: Thường xảy ra khi mực nước phía ngoài khối đất hạ thấp đột
ngột, vận tốc dòng chảy ngầm lớn lôi kéo các hạt đất, cát ở chân các khối đất cấu
tạo bờ sông, bờ biển tạo thành hàm ếch gây mất cân bằng sinh ra ra sạt lở. Hiện nay,
tình hình thời tiết diễn biến bất thường theo chiều hướng ngày càng cực đoan, thiên
tai bão, lũ xảy ra trái quy luật, mùa khô mực nước kiệt xuống thấp hơn mức bình
thường, nên hiện tượng sạt lở bờ do xói ngầm ngày càng gia tăng.
- Do mất cân bằng bùn cát: Mất cân bằng bùn cát gây nên sự bồi, xói cho từng
khu vực.


13
1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên vùng đầu nguồn: Làm suy giảm tầng
phủ thực vật, mất khả năng điều tiết của rừng nên về mùa mưa nước lũ tập trung
nhanh hơn làm gia tăng lưu tốc dòng chảy, biên độ và cường suất lũ. Ngược lại, về
mùa kiệt do lượng nước ngầm trữ lại lưu vực giảm nên mực nước thường rất thấp.
- Việc phát triển của các hoạt động dân sinh - kinh tế ra vùng ven sông, ven
biển: Do sức ép về dân số, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự quản lý chưa chặt
chẽ nên việc vi phạm, xâm chiếm bãi sông, lòng dẫn để xây dựng công trình, nhà
cửa, đổ chất thải, vật liệu lấn chiếm lòng sông, việc phát triển các tuyến đê sông, bờ
bao không theo quy hoạch, ngày càng tăng đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, chất
tải lên bờ sông làm gia tăng diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển. Ngoài ra, việc phát
triển các khu dân cư, các hoạt động ra ven sông làm tăng khả năng bị tổn thương,
thiệt hại do sạt lở.
- Điển hình là sạt bờ sông Lô khu vực trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang; bờ
sông Hồng khu vực thị xã Lào Cai, Trung Hà (Vĩnh Phúc), làng cổ Bát Tràng, bãi
Chương Dương (Hà Nội); sạt lở bờ sông Sài Gòn khu vực bán đảo Thanh Đa (tp Hồ
Chí Minh); sạt lở bờ sông Tiền khu vực thị trấn Tân Châu (tỉnh An Giang), khu vực
thị xã Sa Đéc, thị trấn Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp); sạt lở bờ sông Long Bình (tỉnh
Trà Vinh); sạt lở bờ biển khu vực Hải Dương (TT. Huế), khu vực thị trấn Gành Hào
(Bạc Liêu),
- Do khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, sai phép hoặc không theo quy
hoạch: Khai thác cát, sỏi lòng sông là việc làm tất yếu phục vụ nhu cầu xây dựng
đang ngày càng phát triển, nếu khai thác theo đúng quy hoạch, đúng phép có tác
dụng rất tích cực cho thoát lũ, ổn định lòng dẫn và giao thông thuỷ. Tuy nhiên, hiện
việc cấp giấy phép, quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông hiện còn rất nhiều khó khăn,
đặc biệt là các đoạn sông tại vùng giáp gianh giữa hai tỉnh (có hiện tượng lực lượng
chức năng không cho khai thác bờ bên này thì chuyển sang bờ kia hoặc không cho
khai thác ở khúc sông này chuyển đến khúc sông khác để khai thác), chế tài hiện
chưa đủ mạnh và chưa có sự phối hợp đồng bộ của các địa phương nên việc khai

thác trái phép, sai phép vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi làm thay đổi chế độ dòng
chảy, thay đổi hàm lượng bùn cát, đặc biệt có nơi việc khai thác cát trái phép ngay
tại khu vực chân kè bảo vệ bờ sông gây sạt lở. Điển hình như khai thác cát trái phép
gây sạt lở bờ hữu sông Thương tại khu vực kè Liên Chung (tỉnh Bắc Giang), sông
Đá Bạch khu vực kè Hợp Thành (tp Hải Phòng), trên sông Lô khu vực Hải Lựu

14
(Vĩnh Phúc), trên sông Cầu khu vực Sóc Sơn (Hà Nội), trên sông Tiền giữa hai tỉnh
An Giang và Đồng Tháp tại khu vực thị trấn Tân Châu,
- Do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông thuỷ: Sóng do tàu thuyền, sự đào
bới lòng sông của chân vịt tàu, thuyền, neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy
định, xây dựng công trình không hợp lý, là một trong các nguyên nhân trực tiếp
làm gia tăng diễn biến sạt lở, đặc biệt là trên hệ thống sông đồng bằng Nam Bộ.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, giao thông thuỷ đang ngày càng
phát triển nhanh và mạnh cả về số lượng, tải trọng và tốc độ của tầu thuyền, nếu
không kịp thời có các biện pháp quản lý hữu hiệu, ảnh hưởng của giao thông thuỷ
tới diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển sẽ ngày càng nghiêm trọng, khó lường.
- Do việc xây dựng không hợp lý các công trình: Một số loại công trình như
giao thông, thủy lợi, an ninh quốc phòng cần xây dựng ven sông (được phép theo
Pháp lệnh đê điều), tuy nhiên nhiều công trình thiết kế, xây dựng chưa hợp lý như
đắp đường dẫn dài trên bãi sông (cầu Phù Đổng, đường dẫn phía Hưng Yên của bến
phà Yên Lệnh), bố trí trụ cầu không phù hợp làm thay đổi hướng dòng chảy (cầu
Trung Hà, cầu Thanh Trì), làm tăng nguy cơ gây sạt lở bờ.
1.3.3 Những nguyên nhân đặc thù riêng của hệ thống sông Hồng
- Mực nước hạ lưu sông Hồng chịu tác động trực tiếp của quá trình điều tiết hồ
Hoà Bình, mực nước thay đổi đột ngột không tuân theo qui luật tự nhiên, sự thay
đổi tỷ lệ lưu lượng của các nhánh sông tại khu vực nhập lưu, sự thay đổi hàm lượng
phù sa, sức tải bùn cát của lòng dẫn, tác động mạnh đến sạt lở.
- Sự phát triển của các đê bối: Các đê bối, các đường dẫn thường được xây dựng
phía bờ lồi là nơi bãi sông phát triển mạnh. Việc tôn cao các đê bối, đắp đường dẫn

cao trên mặt bãi làm thu hẹp diện tích thoát lũ, dềnh mực nước, đẩy ép dòng chảy
sang bờ lõm ở phía đối diện làm tăng nguy cơ sạt lở. Hiện trên hệ thống sông Hồng,
sông Thái Bình có 157 tuyến đê bối, có nơi khoảng cách tính từ đê bối chỉ bằng
35% khoảng cách giữa hai đê chính. Ví dụ, tại Sơn Tây khoảng cách giữa hai đê
chính là 3.750m nhưng tính từ đê bối khoảng cách chỉ còn là 935m, tương ứng ở
Phú Gia là 2.600m và 1.200m.
1.4. Các giải pháp bảo vệ bờ sông Hồng hiện có
Công trình gia cố bờ thường ứng dụng những nơi cần chống sạt lở nhưng không
được thu hẹp lòng sông, cần giữ thế sông hiện có hoặc khi chưa nắm được quy luật
nhưng cần ứng phó kịp thời. Công trình này làm tăng khả năng chống đỡ của lòng
dẫn, không phá hoại kết cấu dòng chảy, chính là loại công trình phòng ngự, mang

15
`tính chất bị động. Đây là loại công trình được sử dụng rộng rãi nhất, có lịch sử lâu
đời nhất.
Công trình gia cố bờ được xây dựng gần như trên khắp các triền sông vùng
ĐBBB. Hình thức kết cấu chủ yếu là đá hộc lát khan và đá hộc xây. Các bảng từ 1.3
đến 1.4 tổng hợp các công trình dạng kè gia cố bờ đã được xây dựng dọc theo hai
bờ sông Hồng, và được trích minh hoạ bằng hình ảnh trong hình 1.1.
Kết cấu công trình gia cố bờ vùng ĐBBB đã được định hình, phổ biến là dạng
mái nghiêng, đá hộc lát khan, trong khung bê tông hoặc đá xây, chống xói đáy bằng
thảm đá hoặc rồng đá trong lưới thép. Nói chung, lọai kết cấu này phù hợp với điều
kiện vùng ĐBBB, một số sự cố cục bộ xẩy ra do lún bờ hoặc nền (xem hình 1.2).
















16





Hình 1.1: các loại kè gia cố bờ điển hình trên sông vùng ĐBBB

17
Bảng 1-3: Hiện trạng các công trình gia cố bờ dọc tuyến hữu hồng – ngành Thủy lợi
TT Tên kè Vị trí K Sông Thời gian xây dựng Đánh giá hiện trạng

Lát
mái
Bắt
đầu
Các năm củng
cố
ổn
định
Sửa
chữa

Làm
mới
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hà Tây
Hồng
1 Phú Cường K9-K10 Hồng x 1959 70-73 x
2 Chiểu Dương K10,8-K11,5 x 1942 67,69,2001 x
3 Phú Châu K18,5-K19,8 x 1966 88 2004
4 Vân Tập K19,8-K20,9 x 1946 81,88,89,92
5 Chu Minh K20,9-K21,85 x 1968 82-87,93,95 x
6 Tỉnh Đội K30,75-K31,45 x 1929 76,90,07 x
7 Linh Chiểu K31,85-K33 x 1932 81,87,88,89
8 Phương Độ K33-K35,5 x
9 Bá Giang K41,5-K42,5 x 1943 88,97 x

×