Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.08 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Puzơlan Sơn Tây
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây
Sơ đồ 1.4.1: Tổ chức lao động kế toán
Sơ đồ 1.4.2: Quy trình luân chuyển chứng từ
Bảng 2.1: Danh mục TSCĐ Công ty cổ phần Puzơlan đang sử dụng
Bảng 2.2: Trình tự luân chuyển chứng từ khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nhật ký chứng từ số 9
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Bảng kế số 4: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………..……..4
Chương 1: Tổng quan về Công ty CP Puzơlan Sơn Tây…………………………6
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty………………………………..6
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty ………………………….7
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Puzơlan……………………..11
1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán ………………………………………………….15
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán...……………………………………………...…15
1.4.2 Tổ chức hệ thống sổ kế toán………………………………………………16
Chương 2: Thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty ……………………………..22
2.1 Đặc điểm chung về TSCĐ tại Công ty……………………………………..22
2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ ………………………..……………….…………...25
2.2.1 Đánh giá TSCĐ………………..…………………………….……….….25
2.2.2 Kế toán chi tiết tăng TSCĐ………...……………………………………27
2.2.2 Kế toán chi tiết tăng TSCĐ……………………………………………….31
2.2.3 Kế toán chi tiết giảm TSCĐ.......................................................................32


2.3 Kế toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ..……………….……………40
2.3.1 Tài khỏan sử dụng………………………………………..………………42
2.3.2 Quy trình kế toán…………………………………………………………45
2.4 Kế toán khấu hao TCSĐ…………………….……………………………...48
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.4.1 Đối tượng tính khấu hao và……….. ……………………………………..50
2.4.2 Chứng từ và tài khỏan kế toán……………………………………..……..51
2.4.3 Quy trình kế toán………………………………………………………….52
Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ…….…….55
3.1: Nhận xét về thực trạng kế toán TSCĐ……………………………………..55
3.1.1 Ưu điểm trong công tác quản lý và kế toán TSCĐ ……………………...55
3.1.2 Hạn chế trong công tác kế toán TSCĐ …………………………………..56
3.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần
Puzơlan Sơn Tây ………………………………………………………………56
3.3 Các giải pháp………………………………………………………………57
Kết luận ………………………………………………………………………..61
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự chuyển mình của đất nước,
với những chủ trương đúng đắn của Đảng đã góp phần thiết thực cho nền kinh tế
nước ta sau bao năm bị kìm hãm phát triển, do hai cuộc chiến tranh xâm lược
nay đã hồi sinh trở lại đang trên đà phát triển và hội nhập cùng các nước trên thế
giới.
Song song với sự phát triển của xã hội loài người hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng đã
kéo theo sự thay đổi sâu sắc về hoạt động quản lý và cơ chế quản lý. Kế toán

luôn phát triển và gắn liền với hoạt động quản lý kinh tế.
Đối với Nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và
kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước, để điều hành và quản lý nền kinh tế
quốc dân. Đối với tổ chức nhà máy, doanh nghiệp... kế toán là công cụ điều hành
quản lý các hoạt động tính toán. Kế toán đã và đang là công cụ thực sự quan
trọng cùng với các công cụ quản lý khác ngày càng được cải tiến và đổi mới
hoàn thiện luôn nhằm phát huy tác dụng để đáp ứng nhu cầu quản lý trong cơ
chế thị trường.
Tài sản cố định là bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh
nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. TSCĐ là tư liệu lao động có giá
trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. TSCĐ giữ vai trò đặc biết quan trọng trong
quá trình sản xuất kinh doanh để taọ ra sản phẩm. TSCĐ thể hiện cơ sở vật chất
kỹ thuật năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản
xuất, TSCĐ là bộ phận quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải tổ
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
chức kế toán và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ một cách khoa học hợp lý và
chính xác để phục vụ cho công tác quản lý và hiệu quả sở dụng TSCĐ.
Thấy được sự quan trọng và tầm ảnh hưởng của TSCĐ trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và ảnh hưởng đến nền kinh tế nói
chung. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Puzơlan tôi đã chọn đề tài "
Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần Puzơlan Sơn Tây".
Mục tiêu là nghiên cứu rõ về số tài sản mà doanh nghiệp hiện có để từ đó đề
ra biện pháp nâng cao năng suất ,chất lượng sản phẩm sản xuất ra và tăng số vốn
của Công ty .
Nghiên cứu về chế độ kế toán mà Công ty đang áp dụng với tài sản cố định
có hợp lý không để từ đó đề ra biện pháp thích hợp.
Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương
Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây

Chương II: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ
phần Puzơlan Sơn Tây
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố
định tại Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chương I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PUZƠLAN SƠN TÂY
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn
Tây
Công ty Cổ phần Puzơlan được thành lập năm 1962 bởi Sở Công nghiệp
Sơn Tây và Uỷ ban kế hoạch tỉnh Hà Tây. Uỷ ban hành chính tỉnh Hà Tây ra
quyết định thành lập mỏ chế biến phụ gia xi măng Puzơlan tại vị trí của Công ty
hiện nay.
Ngày 15/10/2002 UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định số 1406/QĐ căn cứ vào
luật DNN
2
ngày 20/04/1995 và luật doanh nghiệp 12/06/1999. Căn cứ vào quyết
định số 64/1998NĐ/CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về chuyển DNN
2
thành
Công ty Cổ phần. Xét đề nghị của ban đổi mới, phát triển doanh nghiệp tỉnh tại
tờ trình số 161/TT/BĐM. Ngày 04/10/2002 chuyển DNN
2
thành Công ty Cổ
phần Puzơlan.
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây
- Trụ sở giao dịch: 56- Phố Thanh Vỵ- Sơn Lộc- Sơn Tây- Hà Tây
- Điện thoại: 0433.931171/33.931191

- Fax: 0433.931207
- Số TK: 2.203.201.000.275 tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT
Sơn Tây
Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây thuộc loại hình doanh nghiệp vừa đã
góp phần không nhỏ đền thị trường trong nước.
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Trước đây công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây là một DNN
2
nên hình thức
sở hữu vốn là sở hữu Nhà nước về vốn. Hiện nay, khi chuyển thành Công ty Cổ
phần Puzơlan thì hình thức sở hữu vốn là cổ phần.
Từ khi thành lập cho đến nay đặc biệt là trong những năm gần đây cơ chế
thay đổi, Công ty Cổ phần Puzơlan ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thì đã
chuyển sang mảng dịch vụ nhằm tăng doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
Vốn kinh doanh hiện tại bao gồm: Vốn cổ đông, vốn vay, các tổ chức tín
dụng. Hiện tại Công ty đang tiến hành hoạt động theo quy mô sản xuất và dịch
vụ.
Nhiệm vụ của Công ty hiện nay là :
- Sản xuất kinh doanh vật liệu kết dính, gạch ngói, cấu kiện bê tông.
- Xây dựng công trình giao thông thuỷ lợi, công nghiệp dân dụng vừa
và nhỏ, san lấp mặt bằng.
- Khai thác chế biến khoáng sản.
- Cho thuê nhà xưởng, bãi đỗ xe, cửa hàng.
Bảng 1-1
Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Puzơlan Sơn Tây
(Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Vốn cố định 4,673,970,079 6,203,434,069 6.914.831.094

Vốn lưu động 5,305,264,994 6,438,597,090 5,530348,717
Tổng doanh thu 8,421,454,461 8,857,106,338 13,996,366,514
Lợi nhuận trước thuế 80,542,141 157,213,104 219,352,891
Nộp Ngân Sách NN 453,010,607 298,117,299 288,279,370
Tổng số lao động 110 người 105 người 115 người
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Thu nhập bình quân 1,099,708 2,531,906 2,784,562
( Trích từ Báo Cáo Tài Chính năm 2006, năm 2007 và năm 2008 taị Công
ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây).
Nhận xét: Qua bảng kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy được Công ty Cổ
phần Puzơlan ngày càng phát triển. Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty
được mở rộng hơn, số hàng tiêu thụ nhiều hơn, doanh thu tăng lên tạo điều kiện
cho đời sống công nhân được cải thiện.
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Puzơlan Sơn Tây
• Đặc điểm trang thiết bị
− Công ty Cổ phần Puzơlan có cơ sở vật chất là máy móc thiết bị để sản xuất
cột điện,cống, cọc móng…Máy móc thường xuyên được sửa chữa, tu bổ và đầu
tư mới nên chất lượng sản phẩm được nâng cao.
− Loại hình tổ chức của Công ty là sản xuất hàng loạt và sản xuất theo đơn
đặt hàng.
− Chu kỳ sản xuất từ đầu tháng đến cuối tháng sau đó nghiệm thu sản phẩm.
− Bộ phận sản xuất chính là hành chính quản lý, tổ sản xuất cột điện, tổ sản
xuất bê tông, tổ đổ cọc móng,..
− Bộ phận sản xuất phụ trợ có tổ cơ điện
• Các yếu tố “ đầu vào ”, “ đầu ra ” của Công ty
− Yếu tố đầu vào:
Các nguyên vật liệu chính: xi măng, cát, đá, sỏi, sắt
Các loại năng lượng: điện phục vụ cho sản xuất, xăng, dầu xe chạy, bôi trơn

Số lượng sản xuất theo đơn đặt hàng cũng có thể khi hàng loạt để bán ra thị
trường.
Nguồn cung cấp: xi măng Sài Sơn, thép Hoà Phát, Việt Ý, …
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
− Yếu tố lao động:
Tổng số lao động của Công ty tăng theo từng năm, tổng số lao động nam nhiều
hơn lao động nữ thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp công việc. Trình độ lao động
cũng được tăng theo từng năm. Điều đó chứng tỏ Công ty đã rất quan tâm đến
công tác đào tạo chuyên môn nghề nghiệp nên đã tạo điều kiện cho cán bộ công
nhân viên được học và nâng cao chuyên môn, tay nghề để phục vụ cho Công ty.
• Các chính sách hiện thời của Công ty đối với người lao động
Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Puzơlan đã có những thuận lợi trong
kinh doanh, lợi nhuận tăng dần theo từng năm. Vì vậy, lương bình quân của cán
bộ công nhân viên trong Công ty cũng được năng lên.
Mỗi Qúy, Công ty đều tổng kết công tác thi đua, khen thưởng làm 2 đợt cuối
tháng tháng 6 và cuối tháng 12 để động viên kịp thời những phòng, tổ, các cá
nhân có thành tích góp phần vào sự phát triển chung của Công ty.
• Yếu tố vốn:
+ Vốn của Công ty là 23 tỷ bao gồm vốn cổ đông, vốn vay của các tổ chức
tín dụng, và vốn vay khác.
+ Vốn cố định : 5.530.348.000đ
+ Vốn lưu động : 17.619.916.000đ
• Yếu tố đầu ra
Thị trường của Công ty được phân theo khu vực, tiêu thụ sản phẩm theo đơn đặt
hàng là chính và thực hiện theo doanh thu bán hàng.
Nhận diện thị trường : là thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Tình hình tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu ở trong nước.
Sản phẩm của Công ty

Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Các sản phẩm của Công ty bao gồm: cột điện các loại, ống cống, cọc bê tông các
loại
Đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty:
Công ty có các tổ chính để sản xuất thành phẩm bê tông đúc sẵn: tổ cơ điện, tổ
cắt sắt, tổ bê tông.
• Tổ cắt sắt có nhiệm vụ gia công các loại sắt thép ( gồm kéo thẳng, cắt,
cuốn, buộc , hàn nối ) tạo ra các khuôn lõi sắt cột điện, cống, cọc các loại.
• Tổ trộn bê tông có nhiệm vụ trộn bê tông cung cấp cho tổ tạo hình và cho
các công trình xây dựng theo đơn đặt hàng.
• Tổ cơ khí có nhiệm vụ gia công sửa chữa các khuôn mẫu, máy móc thiết
bị, hệ thống điện, nước toàn Công ty.
• Đội cơ giới vận tải có nhiệm vụ vận chuyển các sản phẩm bê tông thương
phẩm và bê tông đúc sẵn cho khách hàng.
• Do trọng lượng, kỹ thuật tương đối phức tạp, sản phẩm được tạo thành
trên dây truyền sản xuất khép kín kiểu chế biến liên tục, sản phẩm của Công ty
đa dạng về chủng loại, mỗi loại có một quy trình công nghệ riêng, nhưng có thể
thấy quy trình công nghệ sản xuất cột điện là phức tạp hơn cả.
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Mô tả quá trình sản xuất:
Nguyên vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất
Đối với xi măng, cát, đá, và phụ gia được chuyển vào tổ trộn bê tông. Tại đây cát
sẽ được sàng sạch, đá dăm được rửa sạch, sau đó xi măng, cát, đá dăm và phụ
gia được đưa vào máy trộn theo tỷ lệ do phòng kế hoạch quy định, sau khi đã
trộn tạo ra bê tông tươi được chuyển sang tổ tạo hình.

Đối với sắt sẽ được chuyển vào tổ sắt, tại đây sắt sẽ được kéo thẳng, cắt theo
kích thước, uốn, hàn, tạo hình khung lõi cột điện. Sau đó, được chuyển sang tổ
tạo hình.
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
Trạm
trộn

tông
KCS
Bảo
dưỡng
Tổ
tạo
hình
Tháo
dỡ
khuôn
hoàn
thiện
Tổ
cắt
sắt
Cát,
đá, xi
măng,
sỏi,
thép
Nguyên
vật
liệu

Nhập
kho
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Tại tổ tạo hình, bê tông tươi và khung lõi cột điện ở hai tổ trộn và tổ sắt chuyển
sang tổ tạo hình. Tại tổ tạo hình, bê tông tươi và khung lõi cột điện ở hai tổ trộn
và tổ sắt chuyển sang, được cho vào khuôn, đưa lên dàn quay li tâm để ép thẳng
và nén lên bê tông. Tiếp sau đó, được chuyển sang bể dưỡng hộ, sau thời gian
dưỡng hộ sẽ tháo gỡ khuôn và hoàn thiện, kiểm tra chất lượng và nhập kho thành
phẩm.
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Puzơlan.
Dựa trên điều kiện thực tế, đặc điểm, tình hình sản xuất của Công ty. Công
ty Cổ phần Puzơlan đã sắp xếp bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng,
tức là theo dõi chỉ đạo và chịu trách nhiệm từ trên xuống.
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
12
Đại hội đồng cổ đông
Giám đốc
Hội đồng quản trịBan kiểm soát
Phòng tổ
chức hành
chính
Tài chính
-
kế toán
Phân
xưởng sản
xuất
Kinh

doanh bán
hàng
Kế hoạch
-
vật tư
Bảo
vệ
Dịch
vụ
thuê
nhà
Đội
Xe
vận
tải
Tổ

điện
Đội
ép
cọc
Tổ
cắt
sắt
Tổ

tông
Tổ
tạo
hình

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Qua sơ đồ trên ta thấy, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được
đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc. Giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty,
vì vậy hoạt động sản xuất kinhdoanh được thống nhất và kiểm tra chặt chẽ.
A.Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm: Đại hội
đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội cổ đông bất
thường.
B. Hội đồng quản trị
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
HĐQT là cơ quan cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội, là cơ quan quản lý
Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến
mục đích quyển lợi của Công ty ( trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông ).
Chủ tịch hội đồng quản trị là thành viên do HĐQT bầu và bãi nhiệm, không
kiêm giám đốc điều hành và là người đại diện cho Công ty Cổ phần trước pháp
luật.
C. Ban giám đốc
Ban giám đốc chỉ gồm giám đốc, có quyền điều hành toàn bộ sản xuất kinh
doanh nhằm thực hiện nghị quyết của HĐQT đề ra. Có quyền đề nghị, bãi
nhiệm, miễn nhiệm công tác thường xuyên, bất thường công việc của các bộ
phận. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi phương diện sản xuất kinh doanh trước
HĐQT và pháp luật.
D. Ban kiểm soát
Gồm 3 người có những chức năng, nhiệm vụ như sau:
•Thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị
và điều hành Công ty.
•Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài

chính Công ty.
•Kiến nghị biện pháp bổ xung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tài chính quản lý, điều
hành Công ty,
•Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm
E. Công tác các phòng ban
Phòng tài chính – kế toán
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Phòng tài chính – kế toán tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công tác quản lý,
tổ chức theo chức năng giám đốc đồng tiền, thanh quyết toán các công trình với
các bên đối tác bên trong và bên ngoài Công ty, thanh toán lương, thưởng cho
cán bộ công nhân viên Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty là một bộ phận
quan trọng trong bộ máy của Công ty, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Phòng kế hoạch vật tư
Mua sắm, dự trữ, cân đối vật tư, tìm nguồn hàng, cung cấp nguyên vật liệu, bán
thành phẩm mua ngoài, xuất vật tư thành phẩm nội bộ. Tổ chức bộ máy tiến độ
sản xuât, phối hợp ăn khớp với phân xưởng trong việc cung cấp bán thành phẩm,
phân bổ kế hoạch sản xuất, quản lý toàn bộ máy móc, dây truyền. Định kỳ báo
cáo hoạt động, kế hoạch sản xuất lên giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính
Quản lý nhân lực về các mặt điều hoà, bố trí, tuyển dụng, đào tạo lao động. Giải
quyết các vấn đề về tiền lương, BHXH. Xây dựng bảng lương cho các bộ phận,
giải quyết công tác chế độ chính sách đối với người lao động. Quản lý con dấu
của Công ty, phụ trách công tác văn thư, tiếp đón khách, tổ chức các cuộc họp,
tiếp nhận công văn, thư báo.
Phòng kinh doanh
Xâm nhập thị trường, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của Công ty. Tiếp thị,
Marketting phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Tạo các mối

quan hệ làm ăn, tìm kiếm lợi nhuận cho Công ty.
Phân xưởng sản xuất
Là nơi sử dụng mặt bằng phân xưởng, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ,… sử
dụng lao động của Công ty sản xuất ra các sản phẩm theo kế hoạch sản xuất
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tháng, năm của Công ty, cung cấp kịp thời các sản phẩm đảm bảo chất lượng, tiết
kiệm vật tư, khai thác có hiệu quả công suất máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật,
bố trí, phân công hợp lý, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công
nhân.
Phòng bảo vệ
Đảm bảo công tác an ninh trật tự, giám sát tình hình thực hiện các biện pháp an
toàn lao động, chống cháy nổ, quản lý bảo vệ tài sản của Công ty chống thất
thoát.
Tổ cơ điện
Quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, điện năng,
nước, nhà xưởng.
1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty CP Puzơlan Sơn Tây
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng tài chính kế toán là bộ phận có chức năng thực hiện công tác tài chính, kế
toán của Công ty. Thông tin do kế toán cung cấp là một nguồn thông tin quan
trọng nên bộ phận kế toán được xem là bộ phận cấu thành quan trọng trong việc
quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Toàn bộ
công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng kế toán trung tâm của đơn
vị, các bộ phận, đơn vị phụ thuộc không tiến hành công tác kế toán. Khi đó, bộ
máy kế toán của đơn vị được tổ chức theo mô hình một phòng kế toán trung tâm
của đơn vị bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, các
phần hành kế toán, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị và các nhân

viên kinh tế.
Sơ đồ 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Phòng tài chính kế toán của Công gồm 5 người, được tổ chức theo sơ đồ sau:
 Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp là người có quyền lực cao nhất
trong phòng, là người điều hành, xử lý mọi hoạt động liên quan đến công
tác kế toán của Công ty, là người tham mưu cho giám đốc tình hình tài
chính của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp
luật về mọi hoạt động tài chính của Công ty.
 Thủ quỹ: trách nhiệm nhận tiền từ Ngân hàng và các đơn vị khách hàng
nộp vào quỹ, thực hiện chi các khoản đã được duyệt vào báo cáo quỹ hàng
ngày, đảm bảo bí mật, an toàn cho quỹ, két.
 Kế toán vật tư, tài sản cố định, kiêm kế toán bảo hiểm xã hội và tiền
lương: Thực hiện các bước hạch toán nhập xuất vật tư, tăng giảm tài sản
cố định, trích khấu hao và báo nợ cho các đơn vị khách hàng, lập bảng
phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ cho từng đối
tượng có liên quan, theo dõi chi tiết các khoản trích nộp về tiền lương, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
17
Kế toán
trưởng
Kế toán bán
hàng, thanh toán,
tiền gửi ngân
hàng
Kế toán vật tư
TSCĐ, tiền

lương, mua
hàng
Kế toán
tiền mặt
Thủ quỹ
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
 Kế toán thu chi tiền mặt: theo dõi phiếu thu, chi đồng thời tính ra số dư
tiền mặt hàng ngày để báo cáo giám đốc, trưởng phòng, đi ngân hàng và
lĩnh tiền.
 Kế toán tiêu thụ, thanh toán: theo dõi, giám sát chặt chẽ, tổ chức chứng từ,
tài khoản liên quan đến tình hình nhập xuất tiêu thụ từng loại sản phẩm,
theo dõi các chi phí bán hàng cũng như các khoản nộp với Công ty, với
Nhà nước, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về những số liệu này.
Lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi các khoản công nợ với khách hàng.
1.4.2 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Kế toán của Công ty là một trong những công tác được doanh nghiệp chú trọng,
do sự năng động của kế toán nên hầu hết công tác này được thực hiện chế độ quy
định hiện hành.
Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây thực hiện theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Niên độ kế toán bắt đầu từ 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12
cùng năm.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, xuất
theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ trong ghi chép là VNĐ
Phương pháp khấu hao tài sản cố định là phương pháp khấu hao đường thẳng,
tính khấu hao theo tháng.
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
18

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật Ký – Chứng từ với sự trợ giúp
của máy vi tính.
Sơ đồ 1.4.2: Quy trình luân chuyển chứng từ
Giải thích sơ đồ:
Ghi hàng ngày
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
19
Chứng từ gốc
(hoặc bảng tổng hợp chứng từ
gốc)
Sổ Quỹ Bảng Phân Bổ
Nhật Ký Chứng từ Bảng Kê
Sổ cái
Thẻ sổ kế toán
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
(1)
(1)
(1)
(1)
(1)
(3)(3)
(3)
(2)
(3)
(7)
(4)

(8)
(5)
(8)
(8)
(8)
(6)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
(1): Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ ghi vào NKCT liên quan,
những chứng từ nào không ghi thẳng vào NKCT thì ghi qua bảng kê. Những
chứng từ nào liên quan đến tiền mặt thì thủ quỹ ghi vào sổ quỹ sau đó chuyển
cho kế toán để ghi vào NKCT liên quan và bảng kê liên quan
(2): Những chứng từ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì
đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết liên quan .
(3): Cuối tháng lấy số liệu từ các bảng phân bổ ghi vào bảng kê,NKCT
liên quan. Lấy số liệu từ các bảng kê ghi vào NKCT liên quan và ngược lại.
Cuối tháng cộng các sổ chi tiết vào NKCT liên quan.
(4): Cuối tháng căn cứ vào số chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết.
(5): Đối chiếu số liệu trên bảng kê, nhật ký chứng từ, giữa bảng kê và
nhật ký chứng từ với nhau.
(6): Căn cứ vào số liệu ghi trên các nhật ký chứng từ vào sổ cái các tài
khoản.
(7): Đối chiếu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết .
(8): Sau khi đối chiếu kiểm tra thì lấy số liệu trên các bảng kê, NKCT, sổ
cái và các bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.
So sánh giữa hình thức kế toán của Công ty áp dụng với hình thức kế toán
trong chế độ quy định ta thấy hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng phù
hợp với hình thức kế toán trong chế độ quy định.
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây

20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY PUZƠLAN SƠN TÂY
2.1 Đặc điểm chung về TSCĐ tại Công ty
Bảng 2.1
Danh mục TSCĐ Công ty cổ phần Puzơlan đang sử dụng
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
T
T
Tên
tài sản
Năm
sử
dụng
Thời
gian
(năm)
Nguyên giá Khấu hao luỹ
kế
Giá trị
còn lại
I Nhà cửa vật
kiến trúc
3.552.004.602 767.713.400 2.784.291.202
1 Nhà sản xuất 1963 10 7.896.000 4.680.000 3.216.000
2 Nhà 2 tầng
mái ngói

1977 20 91.957.540 23.060.000 68.897.540
.............. ... ... ... ... ...
II Thiết bị công
tác
2.557.528.095 510.937.600 2.046.590.495
1 Máy trộn bê
tông Ý
2002 5 9.840.614 9.840.614 0
2 Máy ép cọc
chất tái
2004 10 209.199.300 97.744.000 111.455.300
....... ... ... ...... ....... .....
III Phương tiện
vận tải- TD
2.527.091.011 433.301.000 2.093.790.011
1 Máy biến áp
180 KWA
1959 10 9.000.000 5.400.000 3.600.000
2 Đường dây
hạ thế
1960 10 18.442.000 9.132.000 9.310.000
Cộng 8.636.623.708 1.721.792.614 6.914.831.094
* Với quy mô sản xuất vừa và nhỏ, số lượng máy móc thiết bị tính đến
31/03/2009 tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty Cổ phần Puzơlan là:
8.636.623.708đ, để quản lý chặt chẽ và thuận tiện hơn trong việc hạch toán
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
TSCĐ, Công ty đã chia TSCĐ thành nhiều loại dựa trên một số tiêu thức nhất
định:

- Phân loại theo nguồn hình thành: TSCĐ thuộc nguồn vốn tự có, vốn vay và
huy động khác.
- Phân loại theo kết cấu: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị động lực,
phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý.
- Phân loại theo tình hình sử dụng: TSCĐ đang dùng, TSCĐ chưa dùng,
TSCĐ không cần dùng, TSCĐ chờ thanh lý.
Thủ tục quản lý: Công ty cổ phần Puzơlan căn cứ vào tuồi thọ kỹ thuật của
TSCĐ, mục đích sử dụng để xác định thời gian sử dụng. Quản lý và nhằm theo
dõi chặt chẽ TSCĐ của doanh nghiệp nhằm phát huy hết khả năng của TSCĐ,
tăng cường quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thì trong quá trình sản xuất
đòi hỏi kế toán phải có những biện pháp quản lý về tình hình tăng giảm và trích
khấu hao hàng tháng, quý chính xác tạo điều kiện cho việc tính giá thành sản
phẩm nâng cao hiệu quả kinh tế, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất
lượng và mẫu mã sản phẩm.
*Phương pháp khấu hao TSCĐ
Mục đích của việc tính và trích khấu hao là nhằm thu hồi vốn đầu tư trong
một khoảng thời gian nhất định để tái sản xuất TSCĐ. Công ty cổ phần Puzơlan
áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. Mức khấu hao tính
theo công thức:
M
KH
(năm) = ; M
KH
(quý) =
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
23
Nguyên giá
Số năm sử dụng
M
KH

(năm)
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sau khi tính được khấu hao của TSCĐ thì kế toán tiến hành phân bổ số khấu
hao đó vào chi phí sản xuất kinh doanh.
2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ của Công ty cổ phần Puzơlan
2.2.1 Đánh giá TSCĐ
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc
nhất định. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu
hao và phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐ trong công ty. Xuất phát từ đặc
điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng tại công ty Cổ phần
Puzơlan, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
a, Đánh giá theo nguyên giá
Nguyên giá TSCĐ của công ty trong từng trường hợp cụ thể được xác định
như sau:
Nguyên giá = Giá mua trên + Chi phí + Thuế các loại + Chi phí lắp đặt
TSCĐ Hoá đơn vận chuyển (nếu có) chạy thử
VD: Ngày 20/03/2009 Công ty mua một chiếc Neo máy ép cọc của Hàn
Quốc.
- Giá ghi trên hoá đơnGTGT : 55 .000.000 đ
- Thuế GTGT 10% : 5.500.000 đ
- Chi phí vận chuyển : 2.000.000 đ
- Chi phí lắp đặt chạy thử : 1.000.000 đ
Ngày 20/03/2009 Công ty đã trả bằng tiền gửi ngân hàng 60.500.000đ.
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ngày 22/03/2009 công ty đã trả tiền vận chuyển và chi phí lắp đặt chạy thử
bằng tiền mặt (phiếu chi số 132).
Nguyên giá Neo máy ép cọc được kế toán đơn vị xác định theo CT


Nguyên giá = Gía HĐ + Chi phí vận chuyển + Thuế các loại(nếu có) + CP lắp đặt TSCĐ
= 55.000.000+ 2.000.000 +5.500.000 + 1.000.000 = 63.500.000đ
b, Đánh giá theo giá trị còn lại
Gtrị TSCĐ trên sổ kế toán = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ kế
TSCĐ của TSCĐ
2.2.2 Kế toán chi tiết tăng TSCĐ
Khi có TSCĐ tăng thêm do mua sắm, công ty tiến hành lập ban nghiệm thu
TSCĐ, ban này có trách nhiệm cùng với đại diện của đơn vị giao lập biên bản
giao nhận TSCĐ, biên bản này lập cho từng đối tượng TSCĐ hoặc nhiều TSCĐ
cùng loại bàn giao cùng một lúc, sau đó kế toán sao cho mỗi đối tượng một bản
lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ này gồm: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán
cho công ty, biên bản kiểm định chất lượng, phiếu nhập kho. Căn cứ vào các
chứng từ trên, kế toán chi tiết TSCĐ ghi tăng TSCĐ vào sổ chi tiết TSCĐ.
Thủ tục mua sắm: Khi có TSCĐ tăng do mua sắm tự chế, doanh nghiệp lập
hội đồng giao nhận TSCĐ gồm đại diện bên giao, bên nhận và một số uỷ viên để
nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu cùng đại
Phùng Thị Thu Hiền Lớp: Kế toán K39 – Sơn Tây
25

×