Dương
Nguyễn Huy
NHỮNG CHỈ SỐ KINH TẾ QUAN TRỌNG
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỸ
Dương Nguyễn Huy
Dương
Nguyễn Huy
Những chỉ số kinh tế (economic indicators) là một trong những thước đo hàng đầu về sức khỏe
của một nền kinh tế. Những chỉ số này sẽ cung cấp cho những nhà đầu tư cái nhìn về tình hình
kinh tế hiện tại cũng như là cơ sở cho những dự đoán về hướng đi sắp tới của nền kinh tế một
quốc gia. Nguyên nhân giúp những chỉ số này trở nên quan trọng vì nó cung cấp cho nhà đầu tư
một con số định lượng về nền kinh tế chứ không phải là một yếu tố định tính, mơ hồ. Trên cơ sở
những chỉ số được công bố như GDP, CPI, ISM…nhà đầu tư có thể tiến hành những quyết định
kinh doanh dựa trên đánh giá chủ quan về tình hình kinh tế hiện tại và sự mong đợi về sức mạnh
tương lai của nền kinh tế quốc gia. Những quyết định đầu tư vì thế mà trở nên có cơ sở hơn vì đã
được định lượng rõ ràng.
Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế đầu tàu của thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xem
Mỹ là đối tác và là thị trường hàng đầu. Bên cạnh đó, đồng USD được xem là đồng tiền chung,
làm chuẩn giao dịch cho hầu hết những giao dịch trên thị trường thế giới. Đồng tiền này còn
được xem là đồng tiền định giá một số mặt hàng quan trọng quốc tế như dầu thô hay vàng, bạc,
platinum…Chính vì vậy, sự biến động của đồng USD sẽ kéo theo sự biến động của rất nhiều
đồng tiền và nhiều mặt hàng. Thông tin kinh tế của Mỹ vì thế trở nên quan trọng hơn, Cho nên,
những thông tin kinh tế của Mỹ luôn được nhà đầu tư mong chờ nhằm có thể đưa ra những bước
đi thích hợp cho quyết định đầu tư của mình
Chúng ta có những thông tin sau khi công bố gây biến động mạnh mẽ cho thị trường ngay lập
tức, tuy nhiên phản ứng chỉ mang tính tức thời. Bên cạnh đó, có những chỉ số gây biến động
không nhiều sau khi công bố, nhưng phản ứng của nhà đầu tư với chỉ số đó kéo dài trong cả ngày
vì các chỉ số này khá quan trọng. Ở đây, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu những thông tin được
công bố từ phía Mỹ có tầm quan trọng tác động đến cả ngày.
Đồng USD là vật đại diện cho sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Những thông tin kinh tế sẽ tác động
trực tiếp đến giá trị của đồng tiền này, làm biến đổi tỉ giá đối với các ngoại tệ thả nổi khác. Sự
biến động này lan qua cả những mặt hàng như dầu thô và vàng, bạc…Theo nghiên cứu của
Dailyfx.com, một trong những website có uy tín, chúng ta có 9 chỉ số kinh tế tác động mạnh đến
sự dịch chuyển của đồng USD sau khi đươc thông báo. Trước khi đi vào những chỉ số làm giá
biến động mạnh trong cả ngày, chúng ta tham khảo qua về những chỉ số khiến giá biến động
mạnh 20 phút đầu tiên sau khi công bố:
Những chỉ số làm giá biến động mạnh trong 20 phút đầu tiên sau công bố
STT
Chỉ số
Tiếng Việt
Biến động trung bình (điểm) *
1
Nonfarm - Payrolls
Bảng lương phi nông nghiệp
69
2
Interest rate (FOMC)
Lãi suất
57
3
Inflation (CPI)
Lạm phát (Chỉ số giá tiêu dùng)
39
4
Retail Sales
Chỉ số bán lẻ
35
5
Producer Price Index
Chỉ số giá sản xuất
35
6
New Home Sales
Chỉ số nhà bán mới
34
7
Existing Home Sales
Chỉ số nhà đã xây dựng sẵn bán
34
Page 1
8
Durable Goods
Orders
Đơn đặt hàng lâu bền
33
(*) Điểm là đơn vị biến động nhỏ nhất của cặp tiền tệ, còn gọi là pip. Đối với một tài khoản loại
chuẩn (standard) thì một điểm tương đương với 10 usd. Một điểm của cặp vàng/usd
(XAU/USD) là 10 cent.
Bên cạnh những chỉ số làm thị trường biến động mạnh trong 20 phút đầu tiên này, chúng ta sẽ có
những chỉ số làm giá cả biến động mạnh trong ngày công bố thông tin như sau:
Những chỉ số làm giá biến động mạnh trong ngày công bố
STT
Chỉ số
Tiếng Việt
Biến động trung bình (điểm)
1
Nonfarm - Payrolls
Bảng lương phi nông nghiệp
98
2
ISM Non-
Manufacturing
Chỉ số ISM lĩnh vực phi sản xuất
97
3
Personal Spending
Tiêu dùng cá nhân
94
4
Inflation (CPI)
Lạm phát (Chỉ số giá tiêu dùng
CPI)
94
5
Existing Home Sales
Chỉ số nhà cũ bán
92
6
Consumer Confidence
Tâm lý tiêu dùng
91
7
University of
Michigan Consumer
Confidence
Cuộc điều tra của Đại học
Michigan về tâm lý tiêu dùng
90
8
FOMC Minutes
Cuộc họp của Fed (*)
90
9
Industrial Production
Sản lượng công nghiệp
90
Có thể nhận thấy trong những chỉ số tác động hàng đầu đến sự biến động của thị trường, mà trực
tiếp là đồng USD liên quan đến một số lĩnh vực như : lãi suất, việc làm,lạm phát, nhà đất, tâm lý
người tiêu dùng và công nghiệp. Đây là những yếu tố hàng đầu để đánh giá sức mạnh của một
quốc gia. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những chỉ số làm thị trường biến động mạnh trong ngày.
Những chỉ số này làm thị trường biến động mạnh nếu chúng được công bố khác nhiều so với dự
đoán. Trước khi công bố thông tin, các chuyên gia đã dự đoán về con số của chỉ số được công bố
và thị trường gần như đã giao dịch theo hướng của con số dự đoán này. Vì vậy, nếu thông tin
được công bố đúng như dự đoán, sẽ không có nhiều bất ngờ, ngược lại, nếu thông tin lệch nhiều
so với dự đoán thì thị trường sẽ phản ứng rất mạnh.
Page 2
Dương
Nguyễn Huy
I. Chỉ số Nonfarm-Payrolls – Bảng lương phi nông nghiệp – biến động trung bình 98
điểm
1. Khái niệm:
Chỉ số này đo lường số lượng người được thuê mướn mới trong tháng trước, ngoại trừ những
người làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước Mỹ là một nước phát triển hàng đầu, vì vậy việc
dịch chuyển cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ
khẳng định nền kinh tế đang phát triển thuận lợi
2. Tầm quan trọng
Chỉ số này mang tính quan trọng cao vì nó được công bố khá sớm sau khi kết thúc 1 tháng. Với
tầm quan trọng đã được nêu ở trên cộng với việc được công bố khá sớm trong tháng mới, những
nhà đầu tư đều chú ý đến nó để phán đoán thực trạng của nền kinh tế
3. Tác động
Chỉ số này quan trọng vì nếu nó tốt hơn so với dự đoán và những kì trước thì chứng tỏ nền kinh
tế đang phát triển tốt, ngược lại nếu xấu hơn so với dự đoán và các kì trước thì có khả năng là
nền kinh tế đang chững lại.
4. Cơ quan công bố
Bureau of Labour Statistics – Cục thống kê Lao Động
5. Thời điểm và số lần công bố trong năm
Ngày thứ 6 của tuần đầu tiên trong tháng – công bố số liệu tháng trước - công bố định kì theo
tháng
6. Những cách gọi khác:
Bên cạnh tên gọi chính là Nonfarm – Payrolls, nó còn có một số tên gọi là NFP hoặc Nonfarm
Employment Change
Page 3
Dương
Nguyễn Huy
II. ISM Non-Manufacturing - Chỉ số ISM lĩnh vực phi sản xuất – biến động trung bình
97 điểm
1. Khái niệm:
Chỉ số này được tính toán dựa trên 1 cuộc điều tra trên 300 người quản lí bộ phận giao dịch
của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như địa ốc, bảo hiểm, tài chính, truyền thông
…về các vấn đề như đơn hàng mới, tuyển dụng, mức độ hoạt động…Chỉ số này đánh giá về mức
độ hoạt động chung của nhóm ngành dịch vụ.
2. Tầm quan trọng
Nước Mỹ có hơn 70% lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và lĩnh vực này đóng
vai trò rất quan trọng tại Mỹ. Vì vậy nếu chỉ số này tốt thì sẽ tác động tốt đến đồng tiền quốc gia
3. Tác động:
Chỉ số này trên 50 sẽ tốt cho nền kinh tế, ngược lại nếu dưới 50 sẽ không tốt.
4. Cơ quan công bố:
Institute for Supply Management – cơ quan quản lí nguồn cung
5. Thời điểm công bố và số lần công bố:
Công bố vào ngày làm việc thứ 3 kể từ đầu tháng – công bố định kì theo tháng.
6. Những tên gọi khác:
ISM Service
Page 4
Dương
Nguyễn Huy
III. Personal Spending - Tiêu dùng cá nhân – biến động trung bình 94 điểm
1. Khái niệm:
Chỉ số này đo lường mức độ tăng lên hoặc giảm xuống bình quân của người tiêu dùng trong
tháng trước.
2. Tầm quan trọng:
Chỉ số này quan trọng vì nếu người dân tăng tiêu dùng chứng tỏ khả năng kinh tế của họ
đang tốt hơn, đồng thời việc tiêu dùng nhiều sẽ thúc đẩy sản xuất, làm nền kinh tế phát triển.
3. Tác động:
Chỉ số tăng nhiều so với dự đoán sẽ tốt cho nền kinh tế, ngược lại nếu xấu hơn dự đoán và
những kì trước sẽ không tốt cho nền kinh tế.
4. Cơ quan công bố:
Bureau of Economic Analysis – Cục phân tích kinh tế.
5. Thời điểm công bố và số lần công bố:
Công bố vào ngày làm việc đầu tiên trong tháng – công bố định kì tháng.
Page 5
Dương
Nguyễn Huy
IV. Inflation (CPI – Consumer Price Index) - Lạm phát (Chỉ số giá tiêu dùng) – biến
động trung bình 94 điểm
1. Khái niệm:
Lạm phát của một quốc gia được thể hiện qua nhiều chỉ số, mà một trong những chỉ số quan
trọng nhất là CPI – Chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng sẽ đo mức độ thay đổi của giá cả
một số mặt hàng đại diện trong rổ hàng hóa như thực phẩm, dịch vụ, nhà đất, quần áo, phương
tiện vận chuyển…Những thay đổi giá cả này phản ánh mức độ lạm phát. Để nhằm loại bỏ sự
nhiễu do 2 mặt hàng thực phẩm và phương tiện giao thông, nhà đầu tư thường chú ý nhiều đến
chỉ số Core CPI – Chỉ số CPI lõi – hơn. Chỉ số Core CPI được tính từ chỉ số CPI sau khi đã loại
bỏ những yếu tố liên quan đến thực phẩm và phương tiện giao thông.
2. Tầm quan trọng:
Chỉ số Core CPI rất quan trọng vì những biến động của nó phản ánh trực tiếp tình hình lạm
phát. Nếu lạm phát tăng thì khả năng Fed nâng lãi suất lên để chống lạm phát khá cao và ngược
lại.
3. Tác động:
Chỉ số này tăng thì khả năng Fed tăng lãi suất cao, dẫn đến việc khả năng đồng tiền có khả
năng tăng giá trở lại, mặc dù sự thật là lạm phát cao thì xấu cho nền kinh tế. Đây là cách mà
người giao dịch đặt những kì vọng vào tương lai, và hướng giao dịch của họ thường có xu hướng
muốn đón đầu tương lai.
4. Cơ quan công bố:
Bureau of Labour Statistics – Cục thống kê Lao Động
5. Thời điểm công bố và số lần công bố:
Được công bố vào khoảng giữa tháng – công bố định kì theo tháng.
Page 6
Dương
Nguyễn Huy
V. Existing Home Sales - Chỉ số nhà cũ bán – biến động trung bình 92 điểm
1. Khái niệm:
Chỉ số nhà bán cũ đo lường số lượng nhà cũ của cư dân được mua bán trên thị trường.
2. Tầm quan trọng:
Chỉ số này cho thấy hoạt động của thị trường địa ốc có sôi động hay không. Thị trường địa ốc
là một trong những hàn thử biểu quan trọng của nền kinh tế. Vì vậy, nếu thị trường địa ốc hoạt
động tốt sẽ chứng tỏ nền kinh tế quốc gia đang tốt. Nếu thị trường này nhộn nhịp sẽ chứng tỏ
người dân đang có thu nhập tốt hơn và đang muốn mua nhà mới, bán đi nhà cũ. Vì nhà cửa là
một tài sản lớn nên chỉ khi nào người dân có thu nhập tốt hơn nhiều thì mới mua nhà mới.
3. Tác động:
Chỉ số này tăng sẽ tốt cho nền kinh tế
trệ
Chỉ số này giảm chứng tỏ thị trường nhà đất đang gặp khó khăn, kéo theo tình hình kinh tế trì
4. Cơ quan công bố:
sản
The National Association of Realtors – Cơ quan quốc gia về các tổ chức môi giới bất động
5. Thời điểm công bố:
Ngày 25 hàng tháng – số liệu của tháng trước – công bố định kì theo tháng
Page 7
Dương
Nguyễn Huy
VI. Consumer Confidence - Tâm lý tiêu dùng – biến động trung bình 91 điểm
1. Khái niệm:
Là một cuộc điều tra về tâm lý tiêu dùng. Cuộc điều tra này phỏng vấn 5000 người về quan
điểm của họ đối với tình hình hiện tại và những dự đoán của họ về tương lai nền kinh tế
2. Tầm quan trọng:
Tiêu dùng của người dân chiếm đến 2/3 GDP vì vậy quan điểm của họ đối với nền kinh tế sẽ
thể hiện khả năng chi tiêu của họ. Nếu họ cho rằng nền kinh tế đang tốt, tức là họ lạc quan thì
khả năng tiêu dùng hiện tại của họ sẽ vẫn được giữ vững hoặc nâng lên và ngược lại.
3. Tác động:
Chỉ số này tăng sẽ tốt cho nền kinh tế và ngược lại
4. Cơ quan công bố:
The Conference Board
5. Thời điểm công bố và số lần công bố:
Công bố vào ngày thứ 4 của tuần cuối cùng trong tháng – số liệu của tháng trước - công bố
định kì tháng.
Page 8
Dương
Nguyễn Huy
VII. University of Michigan Consumer Confidence - Cuộc điều tra của Đại học Michigan
về tâm lý tiêu dùng – Biến động trung bình 90 điểm
1. Khái niệm:
Là một cuộc điều tra 500 người của Đại học Michigan về tâm lý người tiêu dùng.
2. Tầm quan trọng:
Tâm lý người tiêu dùng rất quan trọng trong việc quyết định chi tiêu của họ. Vì vậy nắm
được tâm lý khách hàng thì có thể dự đoán được sức cầu về sản phẩm và dịch vụ trong thời gian
tới.
3. Tác động:
Chỉ số này tăng sẽ tốt cho nền kinh tế, ngược lại, nếu giảm sẽ xấu cho nền kinh tế, tức là xấu
cho đồng tiền quốc gia đó.
4. Cơ quan công bố:
Đại Học Michigan, Mỹ
5. Thời điểm công bố và số lần công bố trong năm:
Công bố vào khoảng giữa tháng cho chỉ số lần đầu, ngoài ra còn có một chỉ số điều chỉnh
được công bố vào khoảng 25 đến 27 hàng tháng – Chỉ số này được công bố định kì theo tháng.
6. Tên gọi khác:
Reuter/Michigan Sentiment
Page 9
Dương
Nguyễn Huy
VIII. Interest rate (FOMC - Federal Open Market Committee) - Lãi suất (Ủy ban thị
trường mở liên bang) – biến động 90 điểm
1. Khái niệm:
Đây là mức lãi suất mà các ngân hàng phải thanh toán khi vay mượn từ các ngân hàng khác
nhằm đảm bảo mức dự trữ của mình tại Cục Dự trữ Liên Bang. Lãi suất này được quản lí chặt
chẽ bởi Cục Dự Trữ Liên Bang thông qua Ủy Ban thị trường mở FOMC.
2. Tầm quan trọng
Chỉ số này rất quan trọng vì nó thể hiện quan điểm của Cục Dự trữ Liên Bang (Fed) với tình
hình kinh tế hiện tại, đồng thời những tác động lên lãi suất từ phía Fed sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến mức cung tiền.
3. Tác động
Nếu lãi suất được tăng lên thì sẽ tốt cho đồng tiền của quốc gia đó vì nó góp phần chống lạm
phát.Ngược lại, nếu lãi suất bị hạ xuống thì đồng tiền trở nên mất giá hơn vì lạm phát gia tăng.
4. Cơ quan công bố
Lãi suất được công bố bởi Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed)
5. Thời điểm và số lần công bố trong năm
Được công bố sau buổi họp của Fed - định kì 8 lần 1 năm
6. Cách gọi khác:
Fed Fund Rate
Page 10
Dương
Nguyễn Huy
IX. Industrial Production - Sản lượng công nghiệp – biến động trung bình 90 điểm
1. Khái niệm:
Chỉ số này đo lường sản lượng đầu ra các sản phẩm công nghiệp, khai khoáng …của một
quốc gia.
2. Tầm quan trọng:
Sản lượng công nghiệp chiếm 25% GDP của Mỹ, vì vậy những thay đổi trong lĩnh vực này
tác động rất mạnh đến nền kinh tế và nếu chỉ số này tốt sẽ kéo theo một số vấn đề khác như có
khả năng tỉ lệ người có việc làm sẽ tăng do doanh nghiệp thuê mướn thêm nhân công hoặc thu
nhập người lao động sẽ tăng…
3. Tác động:
Chỉ số này tăng sẽ tốt cho nền kinh tế và ngược lại
4. Cơ quan công bố
Board of Governors of the Federal Reserve System
5. Thời điểm công bố:
Công bố khoảng ngày 15 hàng tháng – công bố định kì theo tháng
Page 11