Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở BẬC TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 31 trang )

Đảng và nhà nước ta đã khẳng định rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nếu nền giáo dục bền vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Vậy để quan hệ, giao lưu học hỏi những kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì cầu nối giao tiếp duy nhất là ngôn ngữ tiếng Anh. Vì thế tiếng Anh vẫn giữ được vị thế của một ngôn ngữ quốc tế, là phương tiện giao tiếp thông tin chính thức trên tất cả các lĩnh vực văn hóa - xã hội, khoa học, công nghệ thông tin, kinh tế và du lịch.
Hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ tiếng Anh, ngành giáo dục nước ta đã đưa chương trình dạy tiếng Anh ngay từ cấp Tiểu học, để hình thành cho các em có thói quen giao tiếp tốt Anh văn ngay từ nhỏ.
Vậy để đạt được tốt những yêu cầu trên thì tôi phải luôn xây dựng cho học sinh của mình một thái độ học tập đúng đắn để phát huy tích cực năng động và sáng tạo. Vì các em là chủ của thế hệ tương lai sau này, nên tôi phải luôn tìm tòi và học hỏi qua đồng nghiệp, sách báo, ti vi, mạng truyền thông v.v… Nhằm tìm ra những kinh nghiệm và những phương pháp giảng dạy tốt nhất để truyền đạt lại kiến thức cho học sinh của mình.
Với lý do trên, bản thân tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ vào việc sáng tạo phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở bậc Tiểu học.
Vì vậy, tôi rất mong được sự ủng hộ và đóng góp kiến của các đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo để quyển sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài:
Thực hiện nguyên lý của Đảng “ Học đi đôi với hành” ở thời kỳ CNH- HĐH
đất nước. Trong chiến lược phát triển, Đảng ta xác định lấy giáo dục làm quốc sách
hàng đầu. Vì vậy việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là
không thể thiếu trong xã hội.
Để theo kịp sự phát triển của xã hội, mỗi người phải trang bị cho mình một
vốn ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữ được đề cập ở đây là tiếng Anh. Bởi vì tiếng
Anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế trên mọi lĩnh vực trong xã hội hiện nay.
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng việc học ngoại ngữ là nhu cầu
cần thiết, là một công cụ giao tiếp không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực. Vậy để
hội nhập vào sự phát triển chung của thế giới thì nhiệm vụ được đặt ra cho ngành
giáo dục là đào tạo ra những con người của thế hệ tương lai có một trình độ kiến
thức khoa học kỹ thuật thật cao, trình độ ngoại ngữ nhất định và chúng ta nên cải
tiến phương pháp dạy và học theo phương pháp tích cực gây hứng thú học tập cho
học sinh.
Qua nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy chương trình Anh văn ở bậc Tiểu học,
tôi thấy các em học sinh rất thích học tiếng Anh và nghe nói tiếng Anh rất tốt. Vì
đây là môn học rất vui và mới lạ đối với các em, nhưng vẫn còn một số học sinh thụ
động hoặc yếu kém thì không thích và không chú ý nhiều vào môn học này nên các


em chưa phát triển được các kỹ năng trên.
Vậy để truyền đạt kiến thức cho các em có thể hiểu được, nhớ lâu và tạo niềm
tin cho các em phát triển tốt giao tiếp tiếng Anh là điều rất quan trọng. Vì thế, trong
hai năm học qua tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng một vài biện pháp giúp các
em có thể phát triển tốt kỹ năng nghe và nói tiếng Anh. Sau đây tôi xin ghi lại, tuy
không nhiều nhưng tôi hy vọng nó cũng sẽ giúp ích được cho các đồng chí đồng
nghiệp trong việc phát huy tính tích cực của học sinh đối với chất lượng và hiệu quả
giảng dạy Anh văn trong giao tiếp.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 2
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu phương pháp dạy kỹ năng nghe và nói đối với học sinh Tiểu học,
sao cho các em nghe được chính xác và nói thật chuẩn ngôn ngữ tiếng Anh, để làm
nền tản cho các em phát triển tốt các kỹ năng này ở cấp II trở lên.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 Trường Tiểu học Tân Hiệp.
- Sách giáo khoa Anh văn Let’s go ( third edition) lớp 3, 4, 5.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong việc dạy ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp (communicative) và kỹ năng
nghe( listening skill) là một phương pháp chủ đạo, nó vừa là mục đích vừa là
phương tiện dạy học (dạy học trong giao tiếp, nghe và để giao tiếp, để nghe). Để các
em có thể nghe - nói được tiếng Anh, có nhiều yếu tố cấu thành như: từ vựng, cấu
trúc, sự tự tin, đoán được và phương pháp sư phạm của người giáo viên. Đây là
những yếu tố cần thiết để học được tiếng Anh dành cho những học sinh thuộc đối
tượng học yếu môn tiếng Anh. Phương pháp này sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ
thể, chủ động tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng nghe và nói.
II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ.
1. Thuận lợi:
- Ngành giáo dục luôn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trong việc đổi
mới phương pháp dạy học cho giáo viên ngoại ngữ. Ban giám hiệu luôn động viên

và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các anh
chị em đồng nghiệp rất nhiệt tình ủng hộ, đóng góp ý kiến trong việc giảng dạy và
luôn đoàn kết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
- Các em học sinh còn nhỏ luôn mang trong mình một tính linh hoạt, năng
động và nhanh nhẹn sẵn sàng tiếp thu cái mới, có óc tư duy sáng tạo. Với những học
sinh khá giỏi, các em rất hứng thú trong quá trình học nghe và thảo luận khi nói
tiếng Anh với bạn bè và giáo viên trước lớp, các em muốn được tham gia vào nhiều
tình huống giao tiếp khác nhau để diễn tả được ý tưởng và suy nghĩ của bản thân.
- Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình, chuẩn bị đầy
đủ sách vở cũng như đồ dùng dạy học khi đến lớp.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 3
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
2. Khó khăn:
- Đây là lứa tuổi rất hiếu động, ham chơi hơn ham học, chưa quen với việc tự
học, chưa xây dựng được thời khóa biểu cho riêng mình và chưa hiểu được việc học
ngoại ngữ là cần thiết.
- Bên cạnh đó, học sinh tiểu học rất thích giờ học có nhiều đồ dùng trực quan,
nhiều màu sắc và sinh động. Nhưng hiện nay trang thiết bị giảng dạy và học tập
môn Anh văn còn hạn chế như: Đĩa CD bài hát và kể chuyện bằng tiếng Anh, tranh
ảnh minh hoạ, thẻ hình, truyện tranh bằng tiếng Anh Vì vậy giáo viên phải tự làm
và tìm kiếm để đáp ứng cho việc lên lớp để giảng dạy.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HỌC SINH:
1. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kỹ năng Nghe và Nói Anh văn.
- Tiếng Anh là một môn học rất mới lạ và khó học với học sinh Tiểu học. Các
em mới bắt đầu học làm quen, đang học ngôn ngữ mẹ đẻ xen lẫn ngôn ngữ tiếng
Anh nên các em dễ nhằm lẫn giữa hai ngôn ngữ.
- Các em chưa hiểu việc học ngoại ngữ là cần thiết và có ích cho bản thân
trong tương lai sau này.
- Phần lớn các em là con gia đình lao động, dân nhập cư, hoàn cảnh khó khăn,
một số học sinh chưa được gia đình quan tâm, chưa tạo điều kiện đầy đủ để các em

có điều kiện học tập tốt như đồ dùng học tập, sách vở v.v… Và một số em phải phụ
giúp những việc nhà nên thường ít chú tâm đến việc học tập.
- Một số em học sinh do hạn chế về vốn từ vựng và ngữ pháp, nên các em gặp
rất nhiều khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng nghe và nói.
- Một số đông học sinh phát âm còn chưa chính xác và ngại khi nói, dẫn đến
nói nhỏ do sợ phát âm sai. Bên cạnh đó, học sinh vẫn chú trọng vào hai kỹ năng
Đọc và Viết nhiều hơn, vì hai kỹ năng này được sử dụng nhiều trong thi cử. Vì thế,
học sinh xem nhẹ hai kỹ năng Nghe và Nói dẫn đến tình trạng chất lượng nghe còn
rất yếu, học sinh sợ phải nói trước lớp còn rất nhiều.
2. Khảo sát tình hình học sinh:
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 4
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
Khi chưa áp dụng phương pháp trên, kết quả kiểm tra cuối năm học 2011 –
2012 của cả 3 khối: 3, 4, 5 là 226 học sinh.
Tổng số HS 3 khối
Nói rõ, to Nói nhỏ, ấp úng
226 77 = 34,1% 149 = 65,9%
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.
1. Cơ sở lý luận.
- Ngày nay chúng ta đang sống trong xã hội phát triển, với xu hướng hội
nhập, quốc tế hóa. Hầu như trong mọi lĩnh vực chúng ta đều phải sử dụng đến ngoại
ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Bên cạnh các hoạt động về công việc kinh doanh, tiếng
Anh còn được sử dụng giao tiếp với các dân tộc trên thế giới, giúp mọi người hiểu
nhau hơn, sát lại gần nhau hơn qua các hoạt động giao lưu, kết bạn, du học
- Hiểu được điều này, với trách nhiệm của người giáo viên, tôi luôn cố gắng
sọan ra những cách thức dạy đơn giản, dễ hiểu gây ấn tượng sâu sắc để các em có
thể tiếp thu triệt để bài học và kích thích sự say mê, ham học hỏi, đó là nguồn lực
mạnh mẽ thôi thúc các em trong học tập.
- Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài

giảng nhằm giúp kích thích sự hứng thú học tập của các em và kết quả đạt được sau
tiết học ấy luôn tốt hơn, học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn.
2. Thực trạng vấn đề.
Như chúng ta đã biết chất lượng dạy và học Anh văn ở các trường học hiện
nay, khi mà học sinh tốt nghiệp cấp III thì không thể giao tiếp Anh văn được, vì ở
các trường học thầy cô chỉ nghiêng về vấn đề dạy kỹ năng đọc và viết mà thôi.
Chính vì thế các em gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp với người nước
ngoài, hoặc học tiếp các lớp đại học, du học nước ngoài và xin việc làm.
Vậy học tiếng Anh từ đầu cấp I là rất quan trọng, đây là bước khởi đầu để các
em bắt đầu học tiếp xúc tiếng Anh. Để các em có thể học và giao tiếp tốt ngôn ngữ
này thì giáo viên dạy Anh văn Tiểu học rất quan trọng, dạy như thế nào mà các em
có thể hứng thú với môn học, đặc biệt là tạo cho các em sự dạn dĩ và tự tin trong
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 5
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
việc học và nói tốt tiếng Anh. Từ vấn đề trên, tôi xin được trình bày một số kinh
nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng và tích lũy được trong quá trình giảng dạy Anh
văn ở bậc Tiểu học.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DẠY KỸ NĂNG NGHE – NÓI ANH
VĂN.
Để thực hiện giảng dạy tốt kỹ năng Nghe và nói thì giáo viên phải tiến hành
theo các bước sau:
1. Chuẩn bị:
a. Về học sinh:
- Phải chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập cần thiết cho môn Anh
văn.
- Yêu cầu học sinh ôn lại từ vựng và các mẫu câu đã học, đồng thời học sinh
phải xem trước bài mới ở nhà.
b. Về giáo viên:
- Giáo viên phải luôn nắm vững kiến thức trọng tâm, chủ đề bài học và chuẩn
bị phương pháp phù hợp với nội dung bài.

- Việc soạn giáo án (lesson plan) thật kỹ trước khi lên lớp là không thể thiếu,
sẽ giúp cho giáo viên tự tin khi đứng trên bục giảng, từ đó tiết dạy sẽ đạt được hiệu
quả cao hơn. Vì vậy, giáo viên phải soạn giảng giáo án thật kỹ, khoa học, theo
phương pháp tích cực để giúp học sinh năng động, sáng tạo là rất quan trọng và cần
thiết trong việc dạy kỹ năng nghe - nói.
- Giáo viên chuẩn bị một trò chơi, một bài hát hoặc một câu chuyện ngắn để
tạo sự hứng thú cho học sinh khi bắt đầu học bài mới.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi có tính dẫn dắt, hướng học sinh vào trọng tâm bài
và cũng là tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng nghe và nói.
- Chuẩn bị các từ then chốt và đơn giản để giải thích, minh họa từ vựng, mẫu
câu. Đồng thời, giáo viên cũng dự đoán thêm một số từ vựng và tình huống để cung
cấp cho học sinh khi cần thiết.
- Khi lên lớp giáo viên cần phải chuẩn bị ĐDDH, vì chúng là phương tiện để
hỗ trợ cho giáo viên trong việc giảng dạy nhẹ nhàng hơn nhằm đạt được kết quả tốt
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 6
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
hơn. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp cho học sinh thích thú, ham học dễ dàng tiếp
thu kiến thức mới.
2. Biện pháp thực hiện dạy kỹ năng Nghe – Nói Anh văn.
Để thực hiện tốt phần luyện kỹ năng nghe cũng như phần luyện kỹ năng nói
thì ngay từ đầu năm học giáo viên Anh văn phải kết hợp với giáo viên chủ nhiệm
sắp xếp, bố trí chỗ ngồi cho các học sinh khá giỏi xen kẽ với học sinh trung bình
yếu. Có vậy học sinh sẽ dễ thực hành đóng vai, hỏi đáp và kèm bạn học. Từ đó giáo
viên cũng nhẹ nhàng hơn trong việc rèn luyện cho học sinh yếu kém.
Từ yêu cầu thực tế của môn Tiếng Anh nói chung và rèn luyện 2 kỹ năng
nghe - nói cho học sinh nói riêng. Tôi tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ tầm
quan trọng về yêu cầu của bộ môn, nội dung và phương pháp, cũng như cách truyền
thụ kiến thức. Đặc biệt là rèn luyện 2 kỹ năng nghe - nói Tiếng Anh để đáp ứng
được yêu cầu đã đề ra.


a. Khởi động (warm up): Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bằng một
bài hát, hay một trò chơi cho đầu giờ học.
Vào bài là một trong những tiến trình rất quan trọng, tiết giảng có thu hút học
sinh tham gia hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng vào bài của giáo viên.
Nếu chúng ta lựa chọn cách giới thiệu vào bài một cách thích hợp, có thể khái quát
được nội dung bài học và thu hút học sinh tham gia tìm hiểu xem hôm nay lớp học
bài gì, thì tiết học sẽ trở nên sôi động hơn, các em sẽ thích thú hơn.
Vậy khi vào lớp giáo viên có thể chào hỏi học sinh những câu hỏi bằng tiếng
Anh để tạo cho học sinh thế chủ động. Đồng thời giáo viên có thể ổn định lớp để
học sinh tập trung sự chú ý bằng một hoạt động trò chơi hay một bài hát bằng tiếng
Anh mà có liên quan đến nội dung bài cũ nhằm ôn lại kiến thức cho học sinh nắm
vững hơn.
 Bài hát (songs):
 Ví dụ như Let’s Learn About Numbers 0- 20 ở chương trình lớp 3,tiết 1 học
số từ 0- 10 và tiết 2 học từ 11- 20 thì giáo viên có thể khởi động lớp bằng một bài
hát đã dạy ở tiết 1 để ôn lại các số ( numbers) trước khi học tiếp tiết 2 các số còn
lại( 11- 20). Bằng phương pháp này học sinh sẽ quen và nói giao tiếp dễ dàng hơn.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 7
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
Giáo viên vừa hát vừa làm động tác và học sinh cũng vừa hát vừa làm theo.
Giáo viên và học sinh làm khoảng 3 lần rồi vào bài học mới.
 Ở chương trình lớp 4 học phần nói về khả năng làm gì, nghe gì thì giáo viên
có thể cho học sinh nghe bài hát trước khi vào bài học tạo sự hứng thú và niềm say
mê vào học tập.
 Và ở chương trình lớp 5 giáo viên có thể cho học sinh hát lời bài hát “ Cả
tuần đểu ngoan” để ôn lại từ vựng chỉ các thực phẩm.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 8
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
 Trò chơi (Games):
 Chương trình lớp 3 Let’s Learn About Parts of the Body, giáo viên có thể

ôn lại từ vựng về các bộ phận cơ thể và mẫu câu cho học sinh bằng trò chơi “
please”. Giáo viên hô : “Touch your nose, please” thì học sinh làm, còn không có từ
“please” học sinh nào làm thì thua và làm cho đến khi còn 1 em thì em đó thắng
cuộc.
 Chương trình lớp 4 Unit 8: Animals ( Let’s Learn & Let’s Learn More),
giáo viên ôn lại từ vựng chỉ con vật và bản năng các con vật có thể làm gì bằng trò
chơi đố ô chữ (Crossword Puzzle). Giáo viên hỏi, học sinh trả lời bằng tiếng Anh,
sau đó giải đáp ô chữ và tìm từ khóa.
 Hoặc chương trình lớp 5, giáo viên để ôn lại từ và mẫu câu bài cũ ( nói về
khả năng) thì giáo viên có thể cho học sinh chơi trò Mime and guess: Yêu cầu 1 học
sinh của nhóm 1 lên diễn tả hành động và hỏi “What can I do?” nhóm 2 sẽ trả lời
“You can draw a picture.” Giáo viên nhận xét cho điểm và tuyên dương nhóm thắng
cuộc…
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 9
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
b. Phương pháp dạy kỹ năng Nghe.
- Nghe là một trong những kỹ năng được chú trọng phát triển trong các
phương pháp dạy ngoại ngữ mới kể từ khi phương pháp nghe nhìn được áp dụng.
Kỹ năng nghe có tầm quan trọng đặc biệt, do đó tùy theo mỗi phương pháp, mục
đích, mức độ, thời gian mà việc sử dụng kỹ thuật nghe được thực hiện khác nhau.
Người học không thể giao tiếp bằng lời nói nếu không nghe được những gì người
khác nói với mình.
- Để luyện nghe có hiệu quả, học sinh phải được rèn luyện nghe và thực hành
nhiều để làm quen với dạng nói ngôn ngữ. Càng nghe nhiều thì học sinh càng có
kinh nghiệm nhận ra âm thanh, hiểu được ý nghĩa của thông tin thể hiện qua cách
phát âm, trọng âm, tiết tấu và ngữ điệu của tiếng Anh.
- Nghe tiến hành theo 3 giai đoạn:
+ Trước khi nghe ( pre - listening)
+ Trong khi nghe ( while - listening)
+ Sau khi nghe ( post – listening)

- Để dạy tốt kỹ năng này thì tôi luôn sưu tầm, tranh ảnh minh họa, cassette,
đĩa CD, CD Room… cho từng loại bài học, tránh việc dạy chay mà buộc học sinh
phải nghe chính giọng người bản sứ đọc để hình thành cho các em quen kỹ năng
nghe nói ngay từ khi mới tiếp xúc học tiếng Anh. Bên cạnh đó, tranh ảnh và việc
dùng giáo cụ trực quan làm hứng thú cho học sinh hăng hái phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo trong niềm say mê học tập.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 10
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
 Ví dụ như ở chương trình tiếng anh tiểu học lớp 3,4,5 thường thì có phần
nghe như nghe và khoanh tròn ( listen and circle), nghe và đánh số ( listen and
number) Unit 7- 8: Listen and review lớp 4.
 Để dạy phần này, trước hết giáo viên cho học sinh quan sát tranh và chỉ vào
các hình ảnh trong tranh hỏi: Đây là gì? Và đây là những con vật gì?

. Teacher: What’s this? Hoặc Is it a banana?
. Students: This is a banana. Hoặc Yes, it is.
. Teacher: What do you like?
. Students: I like … ( theo ý riêng của các em)
• Hướng dẫn:
- Pre – listening: (trước khi nghe)
- Tôi yêu cầu học sinh nhìn vào tranh được phóng to trên bảng.
- Học sinh nhìn vào bức tranh và gọi tên các thực phẩm, con vật, người
được vẽ trong tranh làm gì.
 Sau đó giáo viên mở băng cassette cho học sinh nghe và nói theo máy 2 lần,
các em nghe xem họ nói gì và khoanh tròn vào tranh nghe được.
- While – listening ( trong khi nghe)
Tôi mở máy lần 1để cho học sinh nghe toàn bộ bài nghe.
Lần 2, học sinh nghe và cho đáp án đúng.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 11
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp

Lần 3 học sinh nghe và so sánh với bài nghe của mình.
- Post – listening( sau khi nghe)
- Sau khi nghe học sinh thảo luận theo cặp để so sánh kết quả của mình với
một người bạn.
- Giáo viên đi vòng quanh lớp để kiểm tra các hoạt động thảo luận của các
em và có thể giúp đỡ các em nếu cần thiết.
 Sau khi tìm hiểu và nói được các từ mới, giáo viên bậc lại băng cho học
sinh nghe và nói lạ
i các câu trong tranh 1 lần nữa theo máy.
Trong khi nghe lại, lúc
này để kiểm tra xem học sinh có nghe được bài hay không, giáo viên có thể cho
máy ngừng ở bất kì câu nào và yêu cầu học sinh nói ra những gì mình nghe được
cố gắng theo đúng ngữ điệu của người nói. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thảo
luận theo cặp và đóng vai trước lớp. Giáo viên cùng cả lớp nhận xét và sửa bài.

Hoặc giáo viên có thể dạy nghe phần Listen and check mà giáo viên tự
thiết kế của chương trình lớp 3 như sau:


Giáo viên đính tranh lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát nội dung tranh.
Sau đó giáo viên hỏi, học sinh trả lời nội dung tranh bằng tiếng Anh.


T: Who are they? S: They are teacher and student.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 12
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
T: What’s she doing? S: She’s reading a book.
T: What’s the animal? S: It’s a cat.
T: What’s this? S: It’s a bag, a chair, a table.
T: What’s he doing? S: He’s writting.


Giáo viên mở băng cassette cho học sinh nghe 2 lần, yêu cầu học sinh nói
lại đáp án từng bạn trong tranh có con vật, đồ vật gì, mọi người làm
gì. Sau đó giáo viên mở băng lại kiểm tra kết quả và yêu cầu học sinh
nghe máy lại để nhìn tranh nói từng câu. Giáo viên nhận xét và tuyên
dương học sinh.


Bên cạnh đó giáo viên cần lưu ý cho học sinh về một số cách phát âm lướt
của người bản sứ cũng như ngữ âm và ngữ điệu của câu.

Đọc nối âm:
- I have a cat. - I have a dog.
- What about you? - How old are you?
- Stand up, please. - This is a pen.

 Ngữ âm:
- Danh từ, tính từ: nhấn vào âm tiết đầu.
. Danh từ (n) : rúler, péncil, mónkey, tíger, órange
. Tính từ (a) : úgly, ýellow, prétty
- Động từ (v) nhấn vào âm tiết thứ hai: presént

Ngữ điệu:
- Xuống giọng ở cuối câu (Fall) :
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 13
Ảnh học sinh Trường Tiểu học Tân Hiệp
đang học nghe Anh
văn
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
+ Những câu hỏi bắt đầu bằng một chữ dùng để hỏi (Question Word)

như: What, What time, When, Where, Who, Whose, How, How old, How
many
Ví dụ: What are you doing now? 
What time do you get up? 
How many coins do you have? 
+ Những câu trả lời đa số là xuống giọng ở cuối câu. Ngoại trừ câu:
“Thank you very much” thì lên giọng .
- Lên giọng ở cuối câu (rise) : Những câu hỏi bắt đầu bằng một Trợ
động từ (To Do, To Be, To Have) hay một động từ đặc biệt (Can, Do, Shall,
Will ) thì lên giọng cuối câu.
Ví dụ: Are you a teacher? 
Do you want to play with a yo-yo? 
Can you swim? 


Ngoài những hoạt động nghe trong bài học, giáo viên có thể rèn luyện kỹ
năng nghe cho học sinh bằng cách cho các em nghe bài hát mà có giai điệu nhẹ
nhàng, lời bài hát đơn giản, chủ đề bài hát gần gũi với nội dung các em vừa học,
nhằm tạo cho các em sự hứng thú trong giờ học nghe Anh văn.


Ví dụ như bài: Animals song của chương trình lớp 4. Qua bài hát này ôn lại
cho học sinh các danh từ chỉ con vật và học thêm một số danh từ chỉ các con vật
khác. Ngoài ra giáo viên còn giáo dục cho các em phải thương yêu con vật.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 14
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp


Hoặc giáo viên có thể cho học sinh nghe bài hát “How much?”. Qua bài hát
này giáo có thể ôn lại các danh từ chỉ đồ dùng học tập, số đếm và học thêm mẫu

câu hỏi về giá tiền của các đồ vật. Ngoài ra giáo viên nên giáo dục cho các em phải
có tính tiết kiệm, không được xài tiền phung phí nếu không cần thiết.

Lưu ý : Trong khi dạy giáo viên luôn sử dụng những động lệnh bằng tiếng
Anh và yêu cầu học sinh phải luôn sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp với bạn trong
giờ học. Có vậy mới dần tạo cho học sinh thói quen sử dụng Tiếng Anh trong giao
tiếp thông thường hàng ngày. VD : Stand up, please! Sit down, please! Look at the
board; May I go out ? May I come in? Raise your hand; Please be quiet; Open your
book, please; Come back your sit, please!
c. Phương pháp dạy kỹ năng Nói.
Sau khi học phần nghe xong, giáo viên nhẹ nhàng cũng như khéo léo chuyển
sang phần luyện nói cho học sinh. Đây là kỹ năng giúp học sinh tự tin để áp dụng
giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Vậy giáo viên là người hướng dẫn như thế nào
để học sinh phát triển tốt kỹ năng này? Sau đây là bài dạy minh họa kỹ năng nói.
 Chương trình lớp 3, Unit 2: Colors and Shapes ( Let’s Learn, phần C):
Practice the question and answer.
 Giáo viên giới thiệu 2 mẫu câu trên bảng, yêu cầu học sinh nhận xét nội
dung tranh có những ai và giáo viên thực hành nói mẫu cả lớp nghe.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 15
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
 Tiếp đến yêu cầu 1 học sinh khá giỏi thực hành nói với giáo viên cho cả
lớp nghe. Sau đó yêu cầu học sinh thảo luận tự do theo cặp hoặc nhóm và giáo viên
phát tranh các màu sắc cho mỗi nhóm để thảo luận nói khoảng 3 phút.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 16
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
Ảnh học sinh lớp 3 - Trường Tiểu họcTân Hiệp đang thảo luận nhóm
 Sau đó giáo viên yêu cầu các cặp học sinh thực hiện nói trước lớp theo
tranh.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 17
Ảnh học sinh lớp 3.3 - Trường TH Tân Hiệp đang thảo luận nói cặp

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
Giáo viên khéo léo yêu cầu chuyển sang phần nói hỏi đáp thực tế về màu sắc
đồ dùng học tập của các em.
Ảnh học sinh lớp 3.3 - Trường TH Tân Hiệp thảo luận hỏi ñaùp tröïc tieáp về màu sắc
 Giáo viên nhận xét và tuyên dương nếu học sinh thực hành tốt và giáo viên
cũng nên khuyến khích, nhắc nhở, động viên những học sinh nếu chưa hoàn thành
tốt phần nói giao tiếp của mình.
 Hoặc phần 1 Let’s talk, Unit 6: Outdoors của chương trình lớp 4. Sau khi
học sinh đã học qua mẫu câu hỏi đáp về thời tiết trong tranh mẫu. Giáo viên khéo
léo chuyển sang phần mẫu câu để liên hệ hỏi đáp thời tiết thực tế.
 Trước hết, giáo viên yêu cầu học
sinh xem thời tiết thực tế và hỏi 1 học sinh:
“How’s the weather, today?”, học sinh trả lời:
“It’s _______.” Giáo viên yêu cầu học sinh
khác nhận xét và tuyên dương bạn nếu đúng
chính xác.
 Sau đó yêu cầu học sinh thảo luận tự
do theo cặp hoặc nhóm để hỏi đáp về thời
tiết hiện tại và một số cặp sẽ nói giao tiếp trước lớp.
Giáo viên nhận xét, khuyến khích và tuyên dương học sinh.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 18
Ảnh học sinh lớp 4 - Trường TH Tân Hiệp hỏi đáp thời tiết
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
 Bên cạnh đó để khuyến khích học sinh hứng thú hơn trong việc rèn luyện
kỹ năng nói, giáo viên nên vận dụng một số trò chơi giúp học sinh rèn luyện kỹ
năng nói sau giờ học như trò chơi “Chain game”, “Chinese Whisper”…
 Chain Game: Ví dụ Unit 2: My Things của chương trình lớp 5.
- Sau khi học xong giáo viên củng cố bài để học sinh nhớ mẫu câu lâu hơn
bằng cách chia lớp ra thành 4 nhóm và nói câu tiếp theo của giáo viên. Nếu nhóm
nào nói sai, thiếu từ thì bị trừ điểm. Cuối cùng giáo viên tổng kết điểm và tuyên

dương nhóm thắng cuộc.
Teacher: I have a coin.
Group 1: I have a coin and a key.
Group 2: I have a coin, a key and a brush.
Group 3: I have …….
- Hoặc Unit 6: Out doors của chương trình lớp 4.
Teacher: There is a book on the table.
Group 1: There is a book and a yo-yo on the table.
Group 2: There is a book, a yo-yo and a bat on the table.
Group 3: There is on the table.
 Chinese Whisper: Ví dụ Unit 4: People at home của chương trình lớp 3.
- Giáo viên chuẩn bị các từ mà học sinh dễ nhằm lẫn có lên quan đến chủ
điểm bài học và viết vào giấy.
- Học sinh chơi theo tổ, mỗi tổ
cử 1 học sinh làm nhóm trưởng. Sau
đó lên bốc thăm từ và nói khẽ từ đó
vào tai bạn đứng đầu tiên trong tổ, bạn
đó sẽ nói tiếp vào tai bạn cạnh bên
cho đến bạn cuối cùng lên nói phát âm
lại từ đó chính xác thì được ghi 1
điểm, tổ nào nhiều điểm nhất thì thắng
cuộc. (Nhưng khi nói truyền từ với
nhau thì không được nói to, nếu tổ khác nghe được và nói từ đó thì tổ đó được ghi
điểm).
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 19
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
3. Tiết dạy minh họa bằng Power Point:
- Dựa vào tiện ích của Power Point, tôi đã soạn giáo án tiết 124,Unit 8:
Animals ( Let’s Learn More, Part B, của chương trình lớp 4, gồm có 14 Slide).
- Giáo án gồm 4 phần chính: Vào bài (Warm up), Bài mới (New lesson), Hoạt

động sau bài học (Consolidation), Bài tập về nhà ( Homework). Ngoài ra còn những
phần : Mở đầu và chào tạm biệt.
WEEK 32
Period: 124
Class: 4
I. Objective:
1. General knowledge: Pupils will be able to talk about likes or dislikes about
animals.
Students ask and answer the question.
2. Structure: Do you like………….?
Yes, I do/ No, I don’t.
Why do you like?
Because they can……………
3. Techniques: Communication approach, ask and answer, pair work, group
work.
4. Skills: Listening, speaking and reading.
II. Teaching aids: Text book, cassette player, computer and power point.
III. Procedure:
1. Mở đầu: Chào hỏi (Greeting)
- To start the lesson, teacher shows two first slides to greet and introduce
with students.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 20
UNIT 8: ANIMALS.
Let’s Learn More, Part C
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp

Slide 1 Slide 2
2. Khởi động: (Warm up)
Teacher’s activities Student’s activities
- Teacher makes a warming up by a

game (Pictionary) and review the old
lesson.
- Slide 3: Teacher asks students to play
game in four groups.
- Slide 4: Teacher shows the result.
- Slide 5: Teacher remarks and
encourage the winners.
- Students listen to the introduction
from the teacher.
- Each group has a student who will
chose a picture card for his/her team,
and describes the picture by actions.
The rest of students will guess which
animal is described. Which group
guess and say the word exactly, this
group will get the mark. Which
group get more marks, this group
will win the game.


Slide 3 Slide 4
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 21
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp

Slide 5
3. Bài mới: (New lesson)
Teacher’s activities Student’s activities
- Teacher asks some questions to
make a situation into the new lesson.
1. What animals do you like?

2. Do you like monkey?
3. Why do you like them?
Practice the question and answer.
- Teacher shows the sixth slide and
requests students to observe the
picture and asks students some
questions:
1. How many people are there?
2. What are they doing?
3. Where are they?
4. What animals are these?
5. Do you like them?
- Then teacher plays the CD, asks
students to listen and read in two
times.
- Teacher explains the new words and
sentences.
- Students listen and answer the
questions.
1. I like tiger, dog
2. Yes, I do. / No, I don’t.
3. Because they can swing
- Students look at the pictures and
answer.
1. There are four people.
2. They are watching animals.
3. They are in the zoo.
4. They are monkeys, tigers, lions,
giraffes, elephants.
5. Yes, I do. / No, I don’t.

- Students look at the model sentences
and read after the player.
- Some pairs of students play role in
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 22
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
- Teacher plays the CD again and
asks students to repeat.
- Teacher calls some pairs of students
to practice in front of the whole class.
- Teacher remarks and encourage
students.
front of the class.
- Students listen and remark their friends.

Slide 6
Teacher’s activities Student’s activities
- Teacher show the seventh slide and
asks students.
1. Do you like monkeys
2. Do you like lions?
After students answer yes/ No, the
teacher will ask them about their reasons
Teacher explains “ Why” and answer “
Because”
- Teacher plays the CD so that students
review the new words: swing, dance,
climb và jump.
- Teacher shows the eighth slide and
introduce the model of sentences.
- Students listen to the questions and

answer.
1. Yes, I do.
2. No, I don’t.
- Students listen and chorus.
- Students listen.
- Students say in chorus.
- Students work in pairs.
- Students remark their friends.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 23
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
- Teacher asks students to say the
sentences in chorus.
- Teacher asks students to look at the
pictures and discuss in pairs. Then, they
will say in front of the class.
- Teacher remarks and encourage
students show the nineth slide.
Slide 7 Slide 8
Slide 9

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 24
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trường Tiểu học Tân Hiệp
4. Củng cố: (Consolidation)
Teacher’s activities Student’s activities
Củng cố (consolidation)
- Teacher shows the tenth slide and
guides students to play the crosswords
puzzles so that they can review the
knowledge of the lesson.
- Teacher shows the eleventh slide, ask

students to answer the questions. Then,
teacher remarks and show the answer
keys in twelveth slide.
- Teacher asks students to find the key
word.
- Teacher remarks and show the
thirteenth slide, then teacher encourages
and show the fourteenth slide.
- Students look at the crosswords,
and listen to the guide from the
teacher.
- Students answer the questions to
give the results.
- Students find the key word,
- Students remarks their friends.

Slide 10 Slide 11
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Dung Trang 25

×