Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, nhu cầu trao đổi thông tin
của con người ngày càng cao. Bởi vậy ngành điện tử viễn thông có một vai trò đặc
biệt quan trọng nhất là trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay. Các hệ thống
viễn thông trở thành phương tiện rất hữu ích cho việc trao đổi thông tin.Thông tin
càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nó đặt nên một vấn đề là truyền đạt thông tin
như thế nào để thông tin đi được nhanh nhất và chính xác nhất. Hệ thống tổng đài ra
đời đã đáp ứng một phần nào nhu cầu thông tin của xã hội.
Hệ thống tổng đài là thiết bị làm việc kết nối phục vụ các loại dịch vụ thông tin
khác nhau. Tổng đài cung cấp một đường truyền dẫn tạm thời để truyền thông tin
đồng thời theo hai hướng giữa các loại đường dây truyền dẫn. Nó được các thiết bị
chuyển mạch của tổng đài thực hiện thông qua trao đổi báo hiệu với mạng bên
ngoài.
Từ khi con người đưa tổng đài điện thoại đầu tiên vào xử dụng cho tới nay, kỹ
thuật tổng đài có bước tiến vô cùng to lớn. Đầu tiên là ngững tổng đài nhân công mà
các chức năng chung đều do nhân công thực hiện. Sau đó là những tổng đài điện cơ
bán tự động, nó được xây dựng trên cơ sở nguyên lý chuyển mạch từng nấc, chuyển
mạch ngang dọc. Tiếp theo đó là những tổng đài điều khiển theo chương trình ghi
sẵn cho tín hiệu số đã được xử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới với số lượng
và chủng loại ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
Ngày này với công nghệ ngày càng hiện đại, các loại tổng đài ngày càng được ứng
dụng nhiều để liên lạc thông tin ,trong công ty, trường học và các khu nội bộ. Đặc
biệt là tổng đài Panasonic KX-TES824.
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
Bảng Chữ Viết Tắt
SPC Stored Program Control Điều khiển bằng chương trình ghi
sẵn
PABX Private Automatic Branch
Exchange
Tổng đài cơ quan
DTMF Dual Tone Multi Frequencie Chuông kép đa tần số
PCM Pulse Code Modulation Điều xung mã
DISA Direct Inward System Access Hệ thống truy cập trực tiếp bên
trong
VM Voice Message Hộp thư thoại
DSS Direct Station Selection Trạm lựa chọn trực tiếp
SLT Single Line Telephone Đường điện thoại đơn
SMDR Station Message Detail Recording Trạm ghi âm chi tiết tin nhắn
Chương 1 : Tổng quan tổng đài điện tử số.
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
1. - Sơ lược sự hình thành và phát triển của tổng đài điện tử số .
Để khắc phục những hạn chế và nhược điểm của các loại tổng đài điện thoại cần
nhiều kỹ thuật viên. Các nhà chế tạo tổng đài đã cho ra đời các loại tổng đài cơ điện
và từng bước hoàn thiện chúng. Tổng đài tự động từng nấc đầu tiên điều khiển trực
tiếp đã được chế tạo vào năm 1892. Nó được hoàn thiện trên tổng đài nhân công,
song nó vẫn còn có nhiều nhược điểm như chứa nhiều các bộ phận cơ khí, khả năng
tính toán linh hoạt bị hạn chế, kích thước cồng kềnh.
Năm 1982 hãng ericsson của thụy điển đã cho ra đời loại tổng đài thanh
chéo(cross bar) đầu tiên. các tổng đài này được sản xuất dựa trên cơ sở nghiên cứu
kỹ thuật chuyển mạch và hoàn thiện hơn các bộ phận chức năng của tổng đài từng
nấc, chủ yếu là chuyển mạch thanh chéo.
Sau đó nhiều sự thay đổi có ý nghĩa cách mạng trong lĩnh vực điện tử đã tạo ra
nhiều điều kiện tốt để hoàn thiện các tổng đài ngang - dọc. Và nhiều khối chức năng
điều khiển: bộ ghi phát đấu nối phiên dịch trước đây được chế tạo trên cơ sở rơ le
cơ điện nay đã được thay thế bằng máy tính đơn giản chế tạo ở dạng khối . Điều đó
dẫn đến kích thước của tổng đài được thu nhỏ hơn, thể tích và trọng lượng của các
thiết bị cũng giảm , tổng đài làm việc nhanh, tin cậy cao , dễ vận hành và bảo dưỡng.
Sau đó công nghệ điện tử phát triển nhanh, đặc biệt là kỹ nghệ chế tạo các loại mạch
tổ hợp mật độ trung bình và lớn đã ra đời tạo điều kiện cho máy tính và tổng đài điện
tử phát triển.
Tổng đài điện tử số đầu tiên được chế tạo và khai thác vào năm 1965 là tổng đài
tương tự làm việc theo nguyên lý SPC ( Điều khiển theo chương trình ghi sẵn ) .
Tổng đài này có nhãn hiệu essn
0
1 do hãng bell system chế tạo ở Mỹ, dùng trường
chuyển mạch cơ điện, có dung lượng từ 10.000 đến 60.000 thuê bao. Nó có thể lưu
loát lượng tải là 600 erlangs và có thể thiết lập 30 cuộc gọi/ giây.
Từ năm 1974 - 1976 là giai đoạn phát triển kỹ thuật và cải tiến hiệu quả của công
nghệ tổng đài số. Với sự phát triển của xã hội định hướng thông tin, các dịch vụ
thông tin điện thoại, thông tin số liệu thông tin di động, ngày càng trở nên phong
phú, đa dạng. Sự phát truyển của công nghệ thông tin bao gồm cả truyền dẫn cáp
quang, kỹ thuật số, kỹ thuật thông tin vệ tinh, được phát truyển một cách nhanh
chóng, các mạng thông tin ngày một nâng cao về tính năng và tốc độ phát truyển. Kỹ
thuật số là kỹ thuật cơ bản cần thiết để xây dựng các mạng thông tin có tính năng
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
hoạt động cao. Trung tâm của một mạng thông tin sử dụng kỹ thuật số là tổng đài
điện tử số. Tổng đài điện tử số thực hiện chuyển mạch các kỹ thuật âm thanh.
2 - Tổng quan tổng đài điện tử số SPC
2.1 Giới thiệu chung về Tổng đài SPC.
Tổng đài này được điều khiển bằng chương trình lưu trữ đã được lưu sẵn trong bộ
nhớ. Các chức năng chính tổng đài SPC bao gồm:
+ Thứ tự xử lý các bước của tổng đài.
+ Số thứ tự của đường dây thuê bao,số thuê bao,thuộc tính thuê bao.
+ Duy trì và giám sát cuộc gọi.
+ Tính cước cuộc gọi.
+ Đấu nối các thuê bao.
+ Cung cấp các dịch vụ khách hàng.
+ Vận hành bảo dưỡng
Trong tổng đài điện tử SPC, người ta sử dụng thiết bị điều hành, quản lý và bảo dưỡng
tổng đài trong quá trình khai thác nhằm để giao tiếp với tổng đài. Các thiết bị này bao
gồm màn hình, bàn phím điều khiển, các máy in tự động, các thiết bị đo thử đường dây
và máy thuê bao Chúng được dùng để đưa các lệnh quản lý và bảo dưỡng vào thiết bị
xử lý thao tác và bảo dưỡng của tổng đài.
Ngoài các thiết bị nêu trên, ở các tổng đài SPC trung tâm còn có thiết bị ngoại vi nhớ
số liệu. Thiết bị này bao gồm khối điều khiển bằng từ và đĩa từ. Chúng có tốc độ làm việc
cao, dung lượng nhớ lớn và dùng để nạp phần mềm vào các loại bộ nhớ của các bộ xử lý,
ghi các thông tin cước, thống kê
Tổng đài SPC có tính linh hoạt,mềm dẻo trong quá trình khai thác.Nếu cần phải
thay đổi số thuê bao,số lượng thuê bao,các dịch vụ của thuê bao người ta không phải
thay đổi kết cấu mạch điện ,cách đấu nối,hay phần cứng mà chi cần thay đổi bổ xung
các số liệu vào bộ nhớ chương trình của tổng đài thông qua một hệ thống các máy
tính điều khiển.
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
Tổng đài SPC có khả năng lưu giữ các số liệu trong quá trình làm việc bằng các
hệ thống băng từ, đĩa từ, bộ nhớ để cung cấp các số liệu cần thiết giúp cho việc khai
thác quản lí có hiệu quả.
Tổng đài SPC có khả năng tự chuẩn đoán bằng chương trình tự động như thường
xuyên đo lường,kiểm tra các thông số kĩ thuật của tổng đài cho phép phát hiện kịp
thời các sự cố giúp cho việc sửa chữa thay thế nhanh chóng đảm bảo thông tin liên
lạc thông suốt.Và cho phép nhiều dịch vụ gia tăng phi thoại.
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
3.Sơ Đồ Khối Tổng Đài SPC
Khối giao tiếp
Cáp thuê bao
Cáp trung kế
Hình 1.1 Sơ đồ khối tổng đài điện tử số SPC
Đồ án tốt nghiệp
Giao tiếp thuê bao
Giao tiếp trung kế
Trường
chuyền
mạch
Báo hiệu Giám sát
đường dây
Đkhiển
đấu nối
Điều hành
khai thác
& bảo
dưỡng
Điều khiển trung tâm
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
3.1Chức năng của các khốí
- Điều khiển trung tâm :
Điều khiển trung tâm bao gồm bộ xử lý trung tâm và các bộ nhớ của nó, thực hiện
các chức năng sau :
+ Xử lý cuộc gọi: Quét trạng thái thuê bao, trung kế, nhận xung quanh số và
giải mã xung quanh số, tìm đường rỗi, truyền báo hiệu kế, giải tỏa cuộc gọi, tính
cước …
+ Cảnh báo: Tự thử, tự phát hiện lỗi phần cứng, cảnh báo hư hỏng….
+ Quản lý: Thống kê lưu lượng, theo dõi cập nhật số liệu, theo dõi đồng hồ bộ
- Trường chuyển mạch :
Chức năng chuyển mạch: Thiết lập tuyến nối giữa 2 thuê bao hay nhiều thuê
bao của tổng đài hay giữa các tổng đài khác với nhau.
Chức năng truyền dẫn: Truyền dẫn tín hiệu tiếng nói và các tín hiệu báo hiệu
giữa các thuê bao và giữa các tổng đài với yêu cầu độ chính xác và tin cậy cao.
- Giao tiếp thuê bao :
Gồm mạch điện bộ dây và mạch điện tập trung cao.
Mạch điện đường dây thực hiện các chức năng BORSCHT.
Khối tập trung thuê bao làm nhiệm vụ và tập trung thành một nhóm thuê bao
trước khi vào trường chuyển mạch.
- Giao tiếp trung kế :
Đảm nhận các chức năng GAZPACHO nó không làm chức năng tập trung tải
như giao tiếp thuê bao nhưng vẫn có mạch điện tập trung để trao đổi khe thời gian,
cân bằng tải trộn báo hiệu và tín hiệu mẫu để thử.
- Báo hiệu :
Cung cấp thông tin cần thiết cho tổng đài nhận biết về tình trạng thuê bao
trung kế, thiết bị …Trong tổng đài phải có các chức năng nhận, xử lý, phát thông tin
báo hiệu đến nơi thích hợp
- Điều hành khai thác và bảo dưỡng :
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
Để sử dụng tổng đài một cách có hiệu quả có khả năng phát triển các dịch vụ
mới, phối hợp sử dụng các phương thức dễ dàng trong tổng đài.
Giám sát kiểm tra các phần cứng và ngoại vi đưa ra những nhận báo cần thiết
cho cán bộ điều hành. Khả năng khai thác mạng, thay đổi nghiệp vụ, quản lý số liệu
cước …
3.2 Xử lý cuộc gọi trong tổng đài SPC
3.2.1 Báo hiệu thuê bao
Quá trình báo hiệu thuê bao được phân thành hai hướng theo sơ đồ sau:
TH nhấc máy
Âm mời quay số
Các thông tin địa chỉ thuê bao
Hồi âm chuông Tín hiệu chuông gọi
TB B nhấc máy
Đàm thoại.
Đặt máy
Đặt máy
Hình 1.2 Báo hiệu giữa thuê bao và tổng đài nội hạt
a, Báo hiệu từ thuê bao đến tổng đài
- Tín hiệu nhấc máy
Đồ án tốt nghiệp
Tổng đài. Thuê bao A.Thuê bao B
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
Để thực hiện một cuộc gọi, thuê bao chủ gọi nhấc máy động tác này tạo ra tín
hiệu gửi đến tổng đài (có dòng điện mạch vòng trên đường dây thuê bao khoảng
20mA) thông báo thuê bao cần thiết lập cuộc gọi.
-Tín hiệu quay số
Khi thuê bao nghe được âm quay số( Dial tone) thuê bao thực hiện phát thông
tin địa chỉ tới tổng đài bằng cách quay số( hoặc ấn phím số). Các thông tin địa chỉ
có thể là xung thập phân hoặc là xung đa tần DTMF. Tại tổng đài sẽ có thiết bị
thu tương ứng để thu các thông tin địa chỉ này.
-Tín hiệu thuê bao Flash (chập nhả nhanh tiếp điểm tổ hợp):
Trong quá trình đàm thoại thuê bao có thể sử dụng một dịch vụ đặc biệt bằng
cách ấn phím Flash, khi đó mạch vòng đường dây thuê bao sẽ bị ngắt mạch trong
một khoảng thời gian nhất định, tổng đài xác định được trạng thái này biết được thuê
bao đang sử dụng dịch vụ đặc biệt.
b, Báo hiệu từ tổng đài đến thuê bao
Thông tin báo hiệu theo hướng từ tổng đài đến thuê bao số có một số loại
thông số như sau:
-Dòng chuông 25 Hz, 75-90 Volts: dòng chuông được cung cấp tới thuê bao bị
gọi đến điểm chuông báo cho thuê bao bị gọi biết.
-Các loại âm báo:
+ Âm mời quay số: Là âm liên tục để mời thông báo với thuê bao chủ gọi là thuê
bao chủ gọi có quyền thiết lập liên lạc, núc này thuê bao có thể bắt đầu quay số.
Khi thuê bao quay con số đầu tiên, tổng đài sẽ cắt mạch điện cấp âm mời quay số.
+ Hồi âm chuông: Để thông báo cho thuê bao chủ gọi là thuê bao bị gọi đang đổ
chuông thì tổng đài phải gửi một loại âm báo đặc biệt gọi là hồi âm chuông. Khi
thuê bao bị gọi nhấc máy trả lời, tổng đài sẽ cắt mạch hồi âm chuông.
+ Âm báo bận: Thuê bao chủ gọi sẽ nghe được một loại âm báo đó là âm ngắt
quãng theo nhịp nhanh để thông báo rằng thuê bao bị gọi đang bận hoặc bị hỏng
không có khả năng đấu nối được.
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
+ Âm báo tắc nghẽn: Khi thuê bao thiết lập cuộc gọi ra trên đường trung kế, nếu
tổng đài không chiếm được một trung kế rỗi cho cuộc gọi ra dó, tổng đài sẽ thiết
lập đấu nối “âm báo tắc nghẽn” tới thuê bao chủ gọi.
Ngoài ra, tổng đài còn cung cấp cho thuê bao một số loại âm báo và bản tin
thông báo khác. Tất cả các loại âm báo đều được mã hóa và lưu trữ trong vi mạch
EPROM, mỗi một âm báo chiếm một vùng nhớ nhất định trong vi mạch nhớ đó.
3.2.2 Báo hiệu trung kế liên đài
Ở hệ thống báo hiệu truyền thống, khi thuê bao muốn thiết lập một cuộc gọi
liên đài, tại tổng đài chủ phải thực hiện quá trình báo hiệu với tổng đài bị gọi (tổng
đài chứa thuê bao bị gọi hay còn gọi là tổng đài kết cuối). Qúa trình báo hiệu đó
phân làm hai tiến trình báo hiệu, đó là: Báo hiệu đường (Line Signalling) và báo
hiệu ghi phát (Register Signalling – báo hiệu thanh ghi).
Báo hiệu đường để trao đổi báo hiệu về trạng thái đường trung kế, sự chiếm dùng,
xác nhận chiếm dùng và giải tỏa tuyến nối. Còn báo hiệu ghi phát để báo hiệu về
thông tin địa chỉ, các đặc tính thuê bao, các yêu cầu về phát thông tin địa chỉ, thay
đổi báo hiệu, trạnh thái thuê bao.
Thuê bao A Thuê bao B
Tín hiệu báo chiếm
Công nhận chiếm
Các con số thuê bao B
Trả lời
Đàm thoại
Xóa hướng về
Xóa hướng đi
Hình 1.3 Báo hiệu giữa các tổng đài
Đồ án tốt nghiệp
Tổn
g
đài
Tổn
g
đài
Chỉ số khung trong cấu trúc
đa khung
0
14
15
4 bít thấp
a b c d
4 bít cao
a b c d
0 0 0 0 x e x x
CH14 CH29
CH15 CH30
Báo hiệu trong khe thời gian 16 cho các kênh
CH1- CH30
1 CH1 CH16
2 CH2 CH17
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
Hiện nay, phương thức báo hiệu truyền thống được sử dụng ở mạnh viễn
thông Việt Nam chủ yếu là báo hiệu kênh kết hợp CAS theo chuẩn báo hiệu R2 –
CCITT.
3.2.3 Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp CAS trong mạng số hợp nhất ID
Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp CAS hay còn được gọi là báo hiệu kênh riêng được
sử dụng trong mạng số hợp nhất IDN gồm hai tiến trình là: Báo hiệu đường và báo
hiệu ghi phát.
a, Báo hiệu đường (Line Signalling)
Trong cấu trúc khung tín hiệu số PCM 30/32 kênh, khe thời gian 16 (TS 16) được
dành cho báo hiệu đường. để báo hiệu về trạng thái của từng đường trung kế trong
một khung PCM, người ta tập hợp 16 khung PCM liên tiếp tạo thành một cấu trúc đa
khung được sử dụng để đồng chỉnh da khung và cảnh báo mất đồng chỉnh đa khung.
TS 16 của khung 1 trong cấu trúc đa khung mang trông tin báo hiệu đường cho kênh
1 và kênh 16 (CH1 và CH16). TS16 của khung 2 trong cấu trúc đa khung mang
thông tin báo hiệu đường cho kênh 2 và kênh 17 (CH2 và CH17)… Cứ như vậy cho
đến TS16 của khung 15 của cấu trúc đa khung mang thông tin báo hiệu đường cho
kênh 15 và kênh 30 (CH15 và CH30
Bảng 1.1 Tín hiệu báo hiệu thuê bao
Trong đó: 0000: Đồng chỉnh đa khung.
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
e : Bít cảnh báo mất đồng chỉnh đa khung.
e=0 : Không có cảnh báo.
x : Bít dự trữ chưa được sử dụng (thông thường được thiết lập
bằng 0)
Với cách tổ chức đa khung như vậy chúng ta thấy mỗi kênh thoại CHi đều được
báo hiệu với chu kỳ là 16 x 125µs = 2ms, đó chính là khoảng thời gian cần thiết để
báo hiệu cho một kênh thoại đối với cấu trúc khung PCM 30/32, hay nói cách khác
là tần số báo hiệu cho một kênh thoại là 500Hz.
b, Báo hiệu ghi phát (Register Signalling)
Báo hiệu ghi phát gồm có các tín hiệu cho hướng đi (Forword) và cho hướng về
(Backward) để truyền đi các thông tin địa chỉ và các đặc tính của thuê bao cũng như
các tín hiệu điều khiển trong quá trình báo hiệu.
Tùy theo cách tổ chức mạng báo hiệu trong mạng viễn thông mà có các kiểu
truyền thông tin địa chỉ giữa các tổng đài. Ở đây, chhúng ta xem xét hai kiểu truyền
thông tin địa chỉ cơ bản là:
- Báo hiệu kiểu từng chặng (Link - By - link).
- Báo hiệu kiểu xuyên suốt (End - To – End).
+Báo hiệu kiểu từng chặng:
Khi thuê bao thực hiện một cuộc gọi liên đài (ví dụ qua hai tổng đài trung gian
như hình vẽ 1.5). Tại tổng đài chủ gọi sau khi quay đầy đủ con số thuê bao bị gọi:
011 -15 - 3455 (mã vùng + mã tổng đài + danh bạ thuê bao), tổng đài chủ gọi sẽ gửi
đến tổng đài chuyển tiếp (EX2) toàn bộ các con số đó.
Tại EX2 khi nhận được các con số đó sẽ xác định được hướng cần đấu nối nhờ
mã vùng 011. Tổng đài EX2 sẽ báo hiệu đến tổng đài liên quan EX3 bằng cách gửi
các con số còn lại (15-3455).
Khi tổng đài EX3 thu được con số 5 – 3455 nó xác định mã của tổng đài bị gọi
là 15 và thiết lập tuyến báo hiệuvới tổng đài bị gọi, lúc này EX3 sẽ gửi danh bạ thuê
bao bị gọi (3455) với tổng đài bị gọi – EX4 để tổng đài bị gọi xử lý cuộc gọi vào.
+Báo hiệu kiểu xuyên suốt
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
Khi thuê bao thực hiện một cuộc gọi liên đài (ví dụ qua hai tổng đài trung gian
như hình vẽ 1.6). Tại tổng đài chủ gọi sau khi quay đầy đủ con số thuê bao bị gọi,
trong ví dụ này là: 011- 15 - 3455 (mã vùng + mã tổng đài +danh bạ thuê bao).
Ngay khi tổng đài chủ gọi gửi đến tổng đài chuyển tiếp (EX2) mã vùng (011), tại
tổng đài chuyển tiếp EX2 nhận được mã vùng sẽ xác định và thiết lập ngay tuyến
nối với tổng đài EX3 Vào thời điểm này quá trình báo hiệu được thực hiện giữ
tổng đài EX1 và EX3 thông qua tuyến nối mà EX2 vừa thiết lập.
Tiếp đó, tổng đài EX3 nhận được mã tổng đài kết cuối EX4 (15), tổng đài EX3 sẽ
xác định và thiết lập tuyến nối hướng đến tổng đài EX4.
Vào thời điểm này quá trình báo hiệu được thực hiện giữa tổng đài EX1 và
EX4 thông qua tuyến nối mà EX2 và EX3 vừa thiết lập.
Lúc này, tổng đài EX1 sẽ báo hiệu với tổng đài kết cuối EX4 về số thuê bao bị
gọi (3445). Tổng đài EX4 sẽ thực hiện việc xử lý cuộc gọi vào để đấu nối với
thuê bao bị gọi.
Đối với báo hiệu kiểu xuyên suốt, thời gian thực hiện cho cuộc gọi liên đài sẽ
nhỏ hơn so với báo hiệu kiểu từng chặng, do hai tổng đài chuyển tiếp EX3 - EX3 chỉ
xử lý các con số liên quan đến tổng đài đó (cụ thể là EX2 chỉ xử lý 011 và EX3 xử
lý 15).
Thời gian báo hiệu giữa các tổng đài theo kiểu từng chặng còn kéo dài hơn nữa
nếu như các tổng đài chức năng hỏi về số thuê bao chủ gọi.
Việc tổ chức mạng báo hiệu phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc và tổ chức mạng
viễn thông cũng như các chính sách về cước trong mạng. Vì vậy, có những mạng
viễn thông người ta kết hợp cả hai kiểu báo hiệu, đoạn báo hiệu từng chặng, đoạn
báo hiệu xuyên suốt.
+ Báo hiệu kiểu bắt buộc (Compelled Signalling).
Khi thực hiện kiểu trao đổi thông tin báo hiệu giữa hai tổng đài, kiểu báo hiệu bắt
buộc là khi tổng đài chủ phát đi một thông tin nào đó, tổng đài bị gọi nhận được
thông tin đó phải trả lời cho tổng đài chủ bằng một tổ hợp tín hiệu báo hiệu nhất
định. Khi đó tổng đài chủ gọi mới tiếp tục phát đi tổ hợp báo hiệu tiếp theo. Ta có sơ
đồ mô tả kiểu bắt buộc.
+ Báo hiệu kiểu không bắt buộc (Non - Compelled Signalling)
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
Khác với báo hiệu kiểu bắt buộc, tổng đài chủ gọi gửi đi một vài con số tới tổng đài
đối phương gửi tín hiệu báo hiệu công nhận (ACK) sau khi nhận được các con số đó.
Tổng đài chủ gọi lại gửi đi vài con số tiếp theo và cứ như vậy cho đến khi kết thúc
phát các thông tin địa chỉ tới tổng đài đối phương.
Phương thức báo hiệu kiểu bắt buộc có độ tin cậy cao, nhưng thời gian báo hiệu lớn
hơn so với phương thức báo hiệu kiểu không bắt buộc.
Phương thức báo hiệu kiểu không bắt buộc chỉ được sử dụng đối với các cuộc
gọi qua vệ tinh do khoảng cách từ trạm vệ tinh tới mặt đất rất lớn, ảnh hưởng đến
thời gian truyền đưa tín hiệu báo hiệu, có nghĩa là cũng ảnh hưởng tới thời gian thiết
lập cuộc gọi.
+ Nhận xét về báo hiệu kênh kết hợp
Phần trên chúng ta nghiên cứu cấu trúc, đặc điểm của hệ thống báo hiệu kênh
kết hợp CAS, cụ thể là báo hiệu R2-CCITT. Qua đó chúng ta thấy rằng hệ thống báo
hiệu R2 đáp ứng được các yêu cầu về thông tin thoại. Tuy nhiên hệ thống báo hiệu
này còn bị hạn chế so với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật viễn thông cũng
như đòi hỏi ngày càng cao về các dịch vụ trên mạng viễn thông. Cụ thể hệ thống báo
hiệu R2 mới cung cấp được các dịch vụ cơ bản là trao đổi thông tin thoại. Mặt khác,
thời gian báo hiệu cho một cuộc gọi liên đài khá dài, đặc biệt đối với những cuộc gọi
phải đi qua nhiều Node chuyển mạch.
3.2.4 Báo hiệu kênh chung CCS (Common Channel Signalling)
a, Khái niệm về báo hiệu kênh chung CCS
- Khái niệm
Báo hiệu kênh chung là hệ thống báo hiệu sử dụng chung một hoặc một số
đường số liệu báo hiệu (Sinalling Data Link) để truyền thông tin báo hiệu phục vụ
cho nhiều đường trung kế thoại/số liệu.
Nhóm trung kế
Đồ án tốt nghiệp
Tổng đài B
Tổng đài B
SP SP
SPC = x SPC = y
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
TBĐC TBĐC
Nhóm kênh báo hiệu
(Link set)
Hình 1.4 Sơ đồ khối tổng quan báo hiệu kênh chung
Trong đó: SP : Sinalling Point – Điểm báo hiệu.
SPC: Sinalling Point Code – Mã hóa điểm báo hiệu.
- Các thành phần cơ bản của mạng báo hiệu kênh chung CCS.
- Hình vẽ sau mô tả tổng quan mạng báo hiệu kênh chung và các thành phần cơ
bản của nó
Kênh báo hiệu
Nhóm báo hiệu
Hình 1.5 Tổng quan về mạng báo hiệu kênh chung
- Đường số liệu báo hiệu SDL (Singnallinh Data Link) hay còn được gọi là
Đồ án tốt nghiệp
SPC = x SPC = y
Tổng đài A Tổng đài B
SP
a
SP
b
Tổng đài C
SPc
STP
SPC = z
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
kênh báo hiệu, đó là một tuyến nối xác định được sử dụng để di chuyển những
thông tin báo hiệu theo một thủ tục được xác định trước giữa hai tổng đài.
- Link set: một số kênh báo hiệu được nhóm lại được gọi là tập hợp các kênh báo
hiệu hoặc còn được gọi là nhóm kênh báo hiệu.
- Điểm báo hiệu SP (Singnalling Point): Mỗi tổng đài trong mạng báo hiệu kênh
chung được gọi là SP, mỗi điểm báo hiệu SP trong mạng báo hiệu được đặc trưng
bởi một mã điểm báo hiệu (SP – Singnalling Point Code).
- Điểm chuyển tiếp báo hiệu STP (Singnalling Tranfer Point): STP không có
chức năng xử lý cuộc gọi. STP thực hiện chức năng chuyển tiếp bản in báo hiệu
đi (Spa) và điểm báo hiệu đích (SPb).
b.Tổ chức, phân cấp mạng báo hiệu kênh chung CCS
Tùy theo cách tổ chức mạng báo hiệu mà ta có mạng báo hiệu kiểu kết hợp
(Associated Mode) và kiểu cận kết hợp (Quassi – Associated Mode).
Mạng báo hiệu kiểu kết hợp (Associated Mode)
Nhóm trung kế
Đường báo hiệu
Hình 1.6 Mạng báo hiệu kiểu kết hợp
Đó là mạng báo hiệu mà giữa hai tổng đài ngoài các kênh trung kế thoại được
đấu nối trực tiếp còn có các kênh báo hiệu được đấu nối trực tiếp. Mạng báo hiệu
kiểu kết hợp thường được sử dụng trong trường hợp lưu lượng thoại giữa hai tổng
đài lớn (số các đường trung kế thoại lớn).
- Mạng kiểu cận kết hợp (Quasi – Associated Mode)
Trong kiểu tổ chức mạng báo hiệu này, giữa hai tổng đài đi và tổng đài đích chỉ
có các kênh thoại, còn các thông tin báo hiệu không đựợc chuyển trực tiếp mà phải
qua điểm báo hiệu làm chức năng điểm chuyển tiếp báo hiệu - STP.
Đồ án tốt nghiệp
Tổng đài A Tổng đài B
SP
b
SP
a
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
- Phân cấp mạng báo hiệu.
Về lý thuyết ta có thể tổ chức một vài kiểu cấu trúc mạng có khả năng đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu báo hiệu giữa các tổng đài đấu nối với nhau. Chẳng hạn, một cấu
trúc mà tất cả các tổng đài trong mạng đều mang chức năng làm STP. Một cấu trúc
khác có hình sao, với một tổng đài làm chức năng STP để chuyển thông tin báo hiệu
với các tổng đài khác chỉ có chức năng SP. Mạng này sử dụng một số tổng đài làm
chức năng STP. Việc trao đổi thông tin giữa các tổng đài ở các vùng lân cận như vậy
hình thành một mạng báo hiệu đường trục.
c. Vai trò của báo hiệu kênh chung số 7
CCITT nay là UTU-T đã đưa ra khuyến nghị về hệ thống báo hiệu kênh
chung đầu tiên, đó là hệ thống báo hiệu kênh chung số 6 (CCIS) được thiết kế tối ưu
cho lưu lượng liên lục địa, sử dụng các đường trung kế analog. Các trung kế làm
việc với tốc độ 2,4 kbps. Với độ dài các bản tin bị hạn chế và không có cấu trúc
phân mức mà có cấu trúc đơn nên hệ thống này không đáp ứng được với sự phát
triển của mạng lưới.
Sau đó CCITT đã giới thiệu một hệ thống báo hiệu kênh chung mới, đó là hệ
thống báo hiệu kênh chung số 7 (CCS7), được thiết kế tối ưu cho các mạng quốc gia
và quốc tế sử dụng các trung kế số, tốc độ đạt tới 64 kbps. Trong thời gian này, giải
pháp phân lớp trong giao tiếp thông tin đã được phát triển tương đối hoàn chỉnh, đó
là hệ thống giao tiếp mở OSI và giải pháp phân lớp trong mô hình OSI đã được ứng
dụng trong báo hiệu số 7 và cũng có thể sử dụng trên các đường analog.
Hệ thống báo hiệu số 7 được thiết kế không chỉ cho điều khiển thiết lập, giám sát
cuộc gọi điện thoại mà cho tất cả các dịch vụ phi thoại, hệ thống có các ưu điểm
sau:
- Tốc độ cao: Thời gian thiết lập cuộc gọi giảm nhỏ hơn một giây trong hầu hết
các trường hợp.
- Dung lượng lớn: Mỗi đường báo hiệu có thể mang thông tin báo hiệu cho đến
vài trăm cuộc gọi đồng thời.
- Độ tin cậy cao: Bằng cách sử dụng các tuyến dự phòng, mạng báo hiệu có thể
hoạt động với độ tin cậy cao.
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
- Tính kinh tế: So với hệ thống báo hiệu truyền thống, hệ thống báo hiệu số 7
cần rất ít thiết bị báo hiệu.
- Tính mềm dẻo: Hệ thống gồm rất nhiều tín hiệu,do vậy có thể sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau, đáp ứng được cho sự phát triển các mạng.
Vì những ưu điểm trên, hệ thống số 7 sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với các
dịch vụ mới trong mạng như: + Mạng điện thoại công cộng - PSTN
+ Mạng số liên kết đa dịch vụ - ISDN
+ Mạng trí tuệ - IN
Chương 2 -Tổng Đài KX-TES 824
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
2.1 Đặc điểm :
-Tổng đài panasonic KX-TES824 là sản phẩm phù hợp nhu cầu cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Hình 2.1 Tổng đài panasonic KX-TES824
Hình 2.2 Sơ đồ khối panasonic KX-TES824
- Các tính năng nổi bật:
+ Mở rộng đơn giản và linh hoạt
+ Tích hợp tính năng DISA 3 cấp (Direct inward system access)
+ Khả năng lưu trữ tin nhắn thoại ( Built-in Voice Message)
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
+ Định tuyến các cuộc gọi từ dịch vụ Fixed Line SMS
+ Hiện thị thông tin của số máy bên ngoài gọi đến ( số máy , tên người gọi )
+ Khả năng lập trình dễ dàng bằng PC ( panasonic TX-TE mainternace console)
+ Khả năng kết nối linh hoạt nối nhiều loại thiết bị ( SLT, PT, DSS, máy FAX, điện
thoại không dây, thiết bị dữ liệu đầu cuối)
2.2. Tính năng cơ bản
a. Nhận cuộc gọi:
Tổng đài cho phép cuộc gọi từ bên ngoài vào đổ chuông vào một số máy lẻ nhất
định.
b. Truyền cuộc gọi:
Người nghe có thể truyền cuộc gọi đang đàm thoại cho người khác trong nội bộ hoặc
ra ngoài mạng công cộng
c. Nhấc máy thay:
Đồng nghiệp có thể nhấc máy của mình để trả lời cuộc gọi cho người khác khi người
đó không thể trả lời.
d. Chuyển tiếp cuộc gọi:
Người gọi có thể chuyển tiếp cuộc gọi khi đi vắng, khi máy bận hoặc khi không kịp
trả lời đến một máy khác hoặc đến hộp thư thoại
e. Hạn chế gọi:
Có 5 mức cấm để hạn chế người dùng sử dụng điện thoại vào các mục đích không
cần thiết. Cho phép sử dụng Account Code để hạn chế người dùng và kiểm soát
cước cho từng cá nhân Cho phép hạn chế thời gian của mỗi cuộc gọi, các cuộc gọi sẽ
bị ngắt nếu quá thời gian quy định
f. Chế độ trả lời tự động và truy cập hệ thống trực tiếp (DISA)
Người gọi đến sẽ nghe được lời chào và hướng dẫn truy cập hệ thống, sau đó người
gọi bấn số trực tiếp để được kết nối tới nơi cần gặp Hỗ trợ chức năng tự động nhận
FAX
g. Nhóm trượt:
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
Khi có cuộc gọi đến 1 trong các thành viên trong nhóm mà máy này lại đang bận thì
cuộc gọi sẽ chuyển đến 1 máy khác trong nhóm đang rỗi
h. Nhóm đổ chuông đồng đều
Cuộc gọi vào nhóm này được phân bổ đồng đều cho các thành viên. Trung bình mỗi
thành viên sẽ nhận được số cuộc gọi như nhau
i. 3 chế độ hoạt động
Hoạt động ở 3 chế độ cho 3 buổi khác nhau (Sáng, Trưa, Tối)
j. Đàm thoại hội nghị
Tổng đài hỗ trợ đàm thoại 3 bên
k. Hiển thị số
Cho phép hiện thị số đường trung kế trên điện thoại thường (có chức năng hiện số)
l. In cước
In trực tiếp ra máy in qua giao tiếp RS232 (cổng COM) hoặc qua cổng giao tiếp
USB 2.0.
2.3 Dung lượng hệ thống
KX-TES824
Dung lượng ban đầu Trung kế 3
Máy lẻ 8
Dung lượng mở rộng tối đa Trung kế 8
Máy lẻ 24
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
Hình 2.3 Các khe cắm mở rộng
2.4 Các loại CARD mở rộng
Tối đa
PT (Bàn lập trình-Điện thoại 4 dây) 16
SLT (Điện thoại 2 dây) 24
Card 3 trung kế Analog 8 thuê bao hỗn hợp [KXTE82483] 1
Card 2 trung kế Analog 8 thuê bao thường [KXTE82480] 1
Card 8 thuê bao thường [KXTE82474] 1
Card mở rộng cho DISA [KXTE82491] 1
Card DoorPhone 2 cổng [KXTE82460] 1
Card DoorPhone 4 cổng [KXTE82461] 1
Card hiển thị số CID [KXTE82493] 3
Card Voice Massege 2 kênh [KXTE82492] 1
Card DoorPhone [KXTE30865] 4
Door Opener 4
Máy nhắn tin 1
Nhạc chờ (MOH) 1
Bàn kiểm soát (DSS Console) 2
2.5 Sơ đồ kết nối hệ thống tổng đài KX-TES824
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
- Là hệ thống hỗn hợp tiên tiến, cho phép kết nối: Bàn lập trình, bàn kiểm soát,
điên thoại 2 dây thông thường, máy Fax, điện thoại kéo dài và thiết bị đầu
cuối dữ liệu.
- DISA 3 cấp (Yêu cầu gắn card DISA)
- Hiển số gọi đến trên máy thường (Yêu cầu gắn card CID)
- Lưu thông tin 10 000 cuộc gọi (SMDR)
- Lập trình bằng máy tính
- Cho phép kết nối Voice Message, người sử dụng có thể di chuyển lời nhắn
đến vùng nhớ cá nhân hoặc vùng nhớ trung của tổng đài (Yêu cầu gắn card
VM)
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
Hình 2.4 Ngõ ra C0 và các Jack
2.6 Số liệu hệ thống
Tối đa
Bàn trực tổng đài 1
Số quay nhanh hệ thống 100
Quay số bằng 1 phím 24 số cho 1 Ext. (SL)
Số quay nhanh cá nhân 10 số cho 1 Ext.
Vùng gọi 10
Lời nhắn khi vắng 6
Mức cấm (COS) 5
Nhóm máy lẻ 8
Tin nhắn chờ 8 tin cho 1 Ext.
Số tin nhắn (VM) 125 tin nhắn (60 phút)
2.7 Chi tiết kĩ thuật
Bus điều khiển Bus gốc 16bit 24MHz
Chuyển mạch
Nguồn vào 100 ÷ 200VAC, 1.5÷0.75A 50Hz/60Hz
Nguồn Acquy ngoài +24VDC (+12VDC x 2)
Đồ án tốt nghiệp
Khoa CNKT Điện Tử _Viễn Thông Lớp CĐLTĐTK4
Dung sai mất nguồn 300ms (không nguồn Acquy dự phòng)
Thời gian lưu bộ nhớ 7 năm
Chế độ quay số CO Pulse (10pps, 20pps) hoặc Tone (DTMF)
Ext. Pulse (10pps, 20pps) hoặc Tone (DTMF)
Chuyển đổi kiểu Pulse-DTMF
Tần số chuông 20Hz/25Hz (có thể lựa chọn)
Điều kiện hoạt động T 0
0
C ÷ 40
0
C, độ ẩm 10% ÷ 90%
Nhạc chờ 1 cổng
Cổng RS232 1 cổng
Cổng USB 1 cổng
Cáp nối điện thoại thường 1 đôi (T-R)
Cáp nối bàm lập trình 2 đôi (T-R, H-L)
Cáp nối bàn kiểm soát 1 đôi (H-L)
Kích thước tổng đài Rộng 368mm Cao 184mm Dày 102mm
Trọng lượng 3.5Kg
Đồ án tốt nghiệp