Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.26 KB, 11 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG
THỂ THAO TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
THE CURRENT PRACTICES OF PHYSICAL EDUCATION TASK AND
SPORTS ACTIVITIES IN DANANG CITY’S SENIOR HIGH SCHOOLS
ThS. Võ Văn Vũ
Tóm tắt:
Giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động thể thao ở trường học đóng vai
trò rất quan trọng, nó không chỉ giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, phát
triển thể trạng một cách toàn diện mà còn là nền tảng để xây dựng nền thể thao
nước nhà mạnh mẽ.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác GDTC và hoạt động thể thao
trong các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Đà nẵng,
tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng làm cơ sở để đưa ra những giải
pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC và hoạt động thể thao trong
nhà trường THPT ở Đà Nẵng.
Abstract:
Physical education and sports activities at schools play a very important
role. They not only help students to improve health, mind for all-round physical
development, but also lay a foundation for building a powerful national sports.
On the basis of evaluating current practices of physical educaion task and
sports activities in senior high schools in Danang city, finding out causes
affecting current practices as a foundation to provide solutions which contribute
to enhancing the quality of physical education task and sports activities in
Danang city’s senior high schools.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đà Nẵng là địa phương có phong trào TDTT phát triển khá mạnh mẽ,
trong đó công tác GDTC và thể thao trường học được quan tâm sâu sắc. GDTC
và hoạt động thể thao ở trường học đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ
1
giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, phát triển thể trạng một cách toàn diện


mà còn là nền tảng để xây dựng nền thể thao phát triển. Tuy nhiên, GDTC và
hoạt động thể thao trường học ở Đà Nẵng chưa đáp ứng được nhu cầu của học
sinh và người dân. Vì vậy, đòi hỏi cần có những nghiên cứu đánh giá thực trạng
một cách khoa học, phân tích các yếu tố ảnh hưởng để lựa chọn các giải pháp
phù hợp nâng cao hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường phù
hợp với tình hình, đặc điểm của thành phố Đà Nẵng.
Để tìm hiểu công tác GDTC và hoạt động thể thao trong các trường THPT
ở thành phố Đà Nẵng, chúng tôi nghiên cứu “Thực trạng công tác GDTC và
hoạt động thể thao trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương
pháp quan sát sư phạm, phương pháp toán học thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng thực hiện chương trình thể dục chính khoá
2.1.1. Việc thực hiện chương trình môn Thể dục
Tất cả các trường THPT ở thành phố Đà Nẵng (TPĐN) đều thực hiện theo
chương trình giáo dục môn Thể dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT ) ban
hành. Kết quả phỏng vấn giáo viên và báo cáo của Sở GD&ĐT Đà Nẵng đều
khẳng định: 100% trường THPT ở Đà Nẵng thực hiện đúng, đủ về nội dung, thời
lượng và chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT. 100% các trường đều tổ
chức dạy học môn Thể dục khác buổi với học buổi học kiến thức phổ thông và
tổ chức dạy 2 tiết ghép/tuần (quy đổi thời lượng 90 phút/giáo án/tuần).
Trong chương trình giáo dục quy định có phần tự chọn giao cho các
trường lựa chọn. Trong 20 trường THPT ở Đà Nẵng có 13 trường tự chọn môn
Bóng đá (chiếm tỷ lệ 65%), 11 trường chọn môn Bóng chuyền (55%), 9 trường
tự chọn môn Đẩy tạ (45%), 8 trường tự chọn môn Bóng rổ (40%), 2 trường tự
chọn môn Bơi (10%), 3 trường chọn môn Cầu lông (15%). Hầu hết các trường
lựa chọn các môn thể thao Tự chọn dựa trên điều kiện sân bãi và cơ sở vật chất
thể dục thể thao (TDTT) của trường. Mỗi trường chỉ chọn từ 01 đến 02 môn thể
2

thao Tự chọn và tổ chức dạy cho học sinh. Học sinh không được tự chọn môn
thể thao yêu thích để học tập.
Để đánh giá mức độ phù hợp của chương trình môn Thể dục trong nhà
trường, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 36 cán bộ quản lí và 98 giáo viên thể dục.
Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1 và bảng 2.
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn mức độ phù hợp của chương trình môn Thể dục
trong nhà trường (n = 134)
Mức độ phù hợp của chương trình môn Thể dục trong nhà trường
Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp
SL % SL % SL % SL %
0 0 29 21,60 65 48,20 40 30,20
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn nguyên nhân chương trình môn học (n = 134)
TT Nguyên nhân làm chương trình môn học chưa phù hợp Tỷ lệ
SL
%
1 Chương trình nặng và khô cứng, không thu hút học sinh 91 68
2
Sự phân bố giữa 2 phần bắt buộc và phần tự chọn không hợp
lý, nặng về bắt buộc, nhẹ về tự chọn, cần tăng số tiết tự chọn
và giảm nhẹ số tiết bắt buộc
116 87
3
Cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu dạy học các nội
dung của chương trình
87 65
4
Tương đối gặp khó khăn khi được phân công giảng dạy một
số nội dung không phải là môn chuyên sâu của giáo viên
82 61
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, đa số các ý kiến cho rằng chương trình môn

Thể dục ít phù hợp và không phù hợp (78,40%). Còn về những nguyên nhân làm
chương trình trình môn Thể dục chưa phù hợp, kết quả phỏng vấn ở bảng 2 cho
thấy: chương trình môn học chưa phù hợp là do ở cả 4 nguyên nhân trên. Tuy
nhiên, mức độ ảnh hưởng có khác nhau (từ 61% - 87%).
2.1.2. Về hoạt động dạy học của giáo viên
Để đánh giá chất lượng giờ dạy của giáo viên thể dục, chúng tôi tiến hành
quan sát sư phạm bằng 2 hình thức quan sát kín (12 tiết dạy) và dự giờ công khai
(36 tiết dạy) ở 3 khối lớp của 4 trường. Qua quan sát sư phạm cho thấy các giờ
dạy thể dục đều được cấu trúc thành các thành phần: mở đầu, cơ bản và kết thúc.
3
Ở phần mở đầu phương pháp tổ chức chưa khoa học, bài tập khởi động
chưa hợp lý, học sinh mất trật tự, giáo viên tốn nhiều thời gian cho khâu tổ chức
lớp. Thời gian trung bình cho phần mở đầu chiếm 34,8% thời gian buổi học.
Phần cơ bản, qua quan sát và phân tích các biên bản quan sát cho thấy: có
đến 91% số giờ, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền
thống. Có 89,7% giáo viên sử dụng phương pháp lời nói, làm mẫu, phân tích kết
hợp với làm mẫu; thời gian dành cho việc tổ chức lớp học, giảng giải, làm mẫu
chiếm tỷ trọng cao (trung bình hơn 25 phút/buổi học) nên không tạo ra được
không khí sôi nổi của giờ học, do đó chưa thật sự phát huy tính tích cực hoạt
động của học sinh; có 22,3% giáo viên có quan tâm chú ý đến việc sửa chữa
khắc phục những sai sót trong thực hiện kỹ thuật của học sinh, có 3,7% số giờ
giáo viên có sử dụng phim và hình ảnh làm công cụ trực quan. Việc sử dụng các
phương pháp mới, hướng sự chủ động về học sinh, gợi ý cho học sinh tự tư duy
động tác, phân tích trực quan qua phim ảnh, tự nghiên cứu tài liệu và thảo luận,
phân tích kỹ thuật động tác hầu như không được quan tâm.
Quan sát trong tổ chức tập luyện cho thấy: giáo viên chủ yếu sử dụng
phương pháp tập thể và phương pháp phân nhóm (đạt từ 78,24% -100%), trình
tự thực hiện theo dòng chảy ngắt quãng, luân phiên từng nhóm học sinh. Rất ít
giáo viên có hướng dẫn riêng hoặc đối đãi cá biệt với các học sinh có kỹ năng
thực hành tốt hoặc kém. Các bài tập được sử dụng đơn điệu, số lần lặp lại ít,

trung bình mỗi học sinh thực hiện được 5 - 6 lần/nội dung trong một buổi học.
Thời gian trung bình cho phần cơ bản chiếm 52,2%. Mật độ động trung bình của
các giờ học chỉ đạt từ 32% - 35%.
Phần kết thúc ít sử dụng bài tập thả lỏng, > 70% buổi học không giao
nhiệm vụ về nhà và không nhắc nhở, định hướng cho học sinh tập luyện giờ học
sau. Một số buổi học học sinh nghỉ sớm, thời gian trung bình cho phần kết thúc
chiếm 13%.
Khâu tổ chức lớp học thường cứng nhắc, thiếu linh hoạt, thời gian di
chuyển và ngừng tập trung bình chiếm 20% tiết học.
2.1.3. Về thái độ yêu thích môn Thể dục của học sinh
4
Thái độ học tập biểu hiện qua động cơ học tập, hứng thú học tập. Học
sinh có hứng thú và thích học tập vững chắc là cơ sở, là tiền đề để các em tích
cực học tập. Mức độ yêu thích môn Thể dục của học sinh THPT ở Đà Nẵng
được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Mức độ yêu thích môn học Thể dục của học sinh THPT Đà Nẵng
(n = 6.251)
Đối tượng
(SL)
Lớp
Mức độ yêu thích môn thể dục
Rất thích Thích Bình thường Không thích
SL % SL % SL % SL %
Nam
(n= 2982)
10
(n=1082)
171 15,80 309 28,56 494 45,66 108 9,98
11
(n= 959)

139 14,50 287 29,93 468 48,60 65 6,78
12
(n= 941)
149 15,83 274 29,12 456 48,46 62 6,59
X
15,38% 29,20% 47,57 7,78
Nữ
(n= 3269)
10
(n=1126)
177 15,72 294 26,11 512 45,47 143 12,70
11
(n=1104)
151 13,68 252 22,83 561 50,82 140 12,68
12
(n=1039)
152 14,63 262 25,22 478 46,01 147 14,15
X
14,68% 24,72% 47,43% 13,18%
Số liệu trình bày ở bảng 3 cho thấy mức độ ưa thích môn Thể dục của học
sinh THPT cả nam và nữ chỉ ở mức độ bình thường, chiếm tỷ lệ bình quân
44,58% ở nam và 39,4% ở nữ, mức độ rất thích chỉ đạt 15,38% và 14,68%,
trong khi đó, mức độ không thích ở nam và nữ là 7,78 và 13,18%.
Để tìm hiểu thêm một tỷ lệ khá lớn các em không thích học môn Thể dục
ở cả nam và nữ, vấn đề này đặt ra yêu cầu cần thiết phải đi tìm nguyên nhân để
có giải pháp khắc phục. Kết quả trả lời câu hỏi những nguyên nhân nào làm em
không thích học môn Thể dục của học sinh đã xác định một số nguyên nhân, kết
quả trình bày ở bảng 4.
5
Bảng 4. Những nguyên nhân học sinh không thích học môn Thể dục (n = 6.251)

TT
Nguyên nhân Nam (n = 2.982) Nữ (n = 3269)
Lớp 10
(n=1082)
Lớp 11
(n= 959)
Lớp 12
(n= 941)
X
Lớp 10
(n=1126)
Lớp 11
(n=1104)
Lớp 12
(n=1039)
X
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1
Chương trình học nặng nề,
nội dung không hấp dẫn
28
2
26.0
6
295
30.7
6
30
4
32.3

1
29.7
1
326
28.9
5
312 28.26 265
25.5
1
27.57
2
Giáo viên giảng dạy không
thu hút
261
24.1
2
231
24.0
9
264
28.0
5
25.4
2
30
2
26.83
22
8
20.6

5
214
20.6
0
22.69
3
Sân bãi tập luyện không đảm
bảo
226
20.8
9
211
22.0
0
14
8
15.7
3
19.5
9
255
22.6
5
20
5
18.5
7
18
8
18.0

9
18.77
4
HS học tập nhiều, không có
thời gian
142
13.1
2
125
13.0
3
12
0
12.7
5
12.9
7
114
10.1
2
161
14.5
8
20
7
19.9
2
14.87
5 Sức khoẻ không tốt 37 3.42 44 4.59 33 3.51 3.84 48 4.26 43 3.89 57 5.49 4.55
6 Nguyên nhân khác 134

12.3
8
53 5.53 72 7.65 8.52 81 7.19 155
14.0
4
10
8
10.3
9
10.54

6
Kết quả bảng 4 cho thấy có nhiều nguyên nhân làm học sinh không
thích học môn Thể dục, tuy nhiên mức độ tập trung cao ở các nguyên nhân
chủ yếu như sau:
- Chương trình môn học nặng nề, không phù hợp với học sinh (có
29,71% học sinh nam và 27,57% học sinh nữ);
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên đơn điệu, không có sức hấp
dẫn, lôi cuốn học sinh (25,42% học sinh nam và 22,69% học sinh nữ).
- Cơ sở vật chất, sân bãi không đủ, dễ gây nguy hiểm làm học sinh ngại
học (19,59% học sinh nam và 19,77% học sinh nữ).
- Do học các môn học nhiều, không có thời gian học tập (12,97% học
sinh nam và 14,87% học sinh nữ).
- Chỉ có 3,84% học sinh nam và 4,55% học sinh nữ cho rằng sức khỏe
không tốt, không phù hợp với việc học tập môn Thể dục.
2.2. Thực trạng hoạt động thể thao ngoại khoá
Kết quả nghiên cứu và báo cáo của Sở GD&ĐT cho thấy, 100% trường
THPT ở Đà Nẵng đều có tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa và tổ chức Hội
khỏe Phù Đổng cấp trường cũng như tham gia cấp thành phố. Tuy nhiên, mức
độ, nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa giữa các trường

chưa đều (có sự chênh lệch giữa các trường). Kết quả khảo sát hoạt động
ngoại khóa thể thao năm học 2011 - 2102 được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Các hình thức ngoại khoá được sử dụng ở các trường
THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (n = 21)
TT Hình thức ngoại khoá
Số
lượng
%
1 Có hoạt động câu lạc bộ thể thao trong nhà trường 3 14,28
2 Tổ chức các giải thể thao học sinh cấp trường 16 76,21
3 Tham gia các giải thể thao học sinh cấp thành phố, khu
vực, toàn quốc
21 100
4 Tổ chức các lớp học ngoại khoá cho các môn thể thao 02 9,52
5 Đại diện cho học sinh Đà Nẵng tham gia thi đấu các
môn thể thao học sinh toàn quốc
2 9,25
6 Các hình thức khác 04 19,04
7
Có 16/21 trường tổ chức ít nhất từ 1 - 2 giải thể thao cấp trường (đạt
76,19%), có 21/21 trường có đội tuyển tham gia giải thể thao cấp thành phố
(đạt 100%), tuy nhiên số lượng tham gia giải của các trường khác nhau:
trường cao nhất có từ 6 - 8 đội tuyển, nhưng có trường (Hòa Vang, Cẩm Lệ,
Nguyễn Trãi…) chỉ tham gia từ 2 - 3 đội tuyển. Đặc biệt, có 2 trường có đội
tuyển (bóng rổ, bóng đá) đại diện học sinh thành phố tham dự giải thể thao
học sinh toàn quốc đạt thành cao.
Các hình thức ngoại khóa thể thao trong các trường THPT chưa đa
dạng, chỉ có 3 trường có câu lạc bộ thể thao trong trường, đạt tỷ lệ 02 trường
tổ chức lớp học ngoại khóa môn Bơi lội, Cầu lông (chiếm 9,52%).
Theo báo cáo thống kê của Sở GD&ĐT, các hình thức thể thao ngoại

khóa trên thu hút khoảng 3.945 học sinh tham gia (đạt 10.62%), nếu theo giới
tính thì nam đạt 12,54% nam và nữ đạt 8,71%. Điều này cho thấy hoạt động
ngoại khóa thể thao trong nhà trường còn đơn điệu, chủ yếu tập trung phục vụ
cho các hoạt động thi đấu giải thể thao, chứ chưa thực sự quan tâm đến nhu
cầu tập luyện của học sinh.
Để đánh giá vấn đề này, đề tài đã tiến hành điều tra xã hội học với
6.251 học sinh, kết quả cho thấy: tỷ lệ số học sinh tham gia các lớp, các câu
lạc bộ thể thao (chủ yếu ngoài trường) và tập luyện thường xuyên khá lớn, số
lượng môn thể thao học sinh tham gia tập luyện cũng đa dạng, song chủ yếu
tập trung ở khu vực có điều kiện sân bãi và phong trào thể thao phát triển
mạnh. Số liệu khảo sát được trình bày ở bảng 6 và 7.
Bảng 6. Mức độ học sinh tham gia lớp học và câu lạc bộ thể thao
(n = 6.251)
Lớp
Nam Nữ
SHS STLTX % SHS STLTX %
10 1.082 228 21.07 1.126 149 13.23
11 959 257 26.79 1.104 218 19.74
12 941 268 28.48 1.039 120 11.54
(Ghi chú: SHS: số học sinh, STLTX: số học sinh tập luyện TDTT thường xuyên)
8
Bảng 7. Các môn thể thao được học sinh tham gia tập luyện
ngoại khoá (n = 1.240)
TT
Môn Thể
thao
Lớp 10 (%) Lớp 11 (%) Lớp 12 (%)
Nam
(n= 228)
Nữ

(n= 149)
Nam
(n= 257)
Nữ
(n= 218)
Nam
(n= 268)
Nữ
(n= 120)
1 Thể dục 5,30 13,50 2,93 24,19 3,79 21,47
2 Điền kinh 6,21 7,22 4,00 2,79 4,73 4,33
3 Cầu lông 9,37 11,98 11,82 20,82 9,47 12,98
4 Đá cầu 7,34 8,17 6,84 5,13 7,23 8,17
5 Quần vợt 0,11 0,00 0,59 0,59 0,52 0,00
6 Xe đạp 0,90 0,19 1,86 1,17 1,46 2,28
7 Cờ 2,82 2,47 3,81 5,28 5,59 2,28
8 Bơi lội 8,47 14,64 10,35 11,88 9,47 9,94
9 Thể hình 4,63 0,57 5,66 0,29 5,85 1,12
10 Bóng đá 28,44 8,17 19,22 4,25 20,14 4,97
11 Bóng chuyền 4,97 6,84 7,03 1,91 8,26 7,69
12 Bóng rổ 11,77 11,60 9,18 9,24 6,71 11,38
13 Bóng bàn 2,82 2,85 3,25 2,05 3,18 3,37
14 Võ Vovinam 1,92 2,28 2,93 2,20 3,44 1,92
15 Võ cổ truyền 0,90 1,33 2,15 1,32 2,07 0,48
16 Karatedo 2,14 3,42 3,32 2,79 3,01 1,60
17 Taekwondo 1,35 1,71 2,44 1,03 3,79 2,40
18 Khiêu vũ TT 0,23 2,85 1,17 3,08 1,29 2,40
19 Môn TT khác 0,90 0,19 0,49 0,00 0,00 0,00
Kết quả bảng 6 và 7 cho thấy: nhu cầu tập luyện thể thao của học sinh
THPT khá cao và đa dạng.

3. KẾT LUẬN
- Thực trạng chương trình chính khóa môn Thể dục ở các trường THPT
thành phố Đà Nẵng có những đặc điểm sau:
+ Chương trình chưa phù hợp (78,4%). Có nhiều nguyên nhân như:
chương trình nặng và khô cứng (68%); sự phân bố giữa 2 phần bắt buộc và tự
chọn không hợp lý (87%); sân bãi, cơ sở vật chất không đáp ứng (65%), gặp
khó khăn khi được phân công giảng dạy một số nội dung không phải là môn
chuyên sâu của giáo viên (61% ).
9
+ Hoạt động dạy học của giáo viên chưa khoa học, sự phân bổ thời
gian giữa các phần trong giáo án chưa thực sự phù hợp, phương pháp tổ chức
chưa khoa học, phương pháp giảng dạy chưa đổi mới.
+ Mức độ ưa thích môn Thể dục của học sinh THPT cả nam và nữ chỉ
ở mức bình thường (nam 44,58%, nữ 39,4%). Những nguyên nhân làm học
sinh không thích học môn Thể dục là chương trình môn học nặng nề, không
phù hợp với học sinh (29,71% nam, 27,57% nữ); phương pháp giảng dạy của
giáo viên đơn điệu, không có sức hấp dẫn, lôi cuốn (25,42% nam và 22,69%
nữ); cơ sở vật chất, sân bãi không đủ, dễ gây nguy hiểm làm học sinh ngại
học (19,59% nam và 19,77% nữ); do học các môn học nhiều, không có thời
gian học tập (12,97 % nam và 14,87% nữ); sức khỏe không tốt, không phù
hợp với việc học tập môn thể dục (3,84% nam và 4,55% nữ).
- Về hoạt động thể thao ngoại khóa được thực hiện ở hầu hết các
trường. Tuy nhiên mức độ, nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại
khóa giữa các trường chưa đều và chưa có sự thống nhất; chủ yếu tập trung
vào hình thức tổ chức giải thể thao cấp trường (76,21%) và tham gia các giải
thể thao học sinh cấp thành phố, khu vực, toàn quốc (100%). Còn các hình
thức ngoại khóa khác như: câu lạc bộ thể thao trong nhà trường, các lớp học
ngoại khóa cho các môn thể thao rất ít. Trong khi đó, qua điều tra xã hội học
ở 6.251 học sinh cho thấy nhu cầu tập luyện thể thao của học sinh THPT ở
Đà Nẵng khá cao và đa dạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Lê Văn Lẫm (2008), Giáo trình Thể dục Thể thao trường học, Sách
dùng cho sinh viên cao đẳng và đại học TDTT, Nxb. TDTT, Hà Nội.
3. Vũ Đức Thu (Tổng Chủ biên) (2006), Thể dục 10, 11, 12, Sách giáo
viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông -
Môn thể dục, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Qui định tổ chức hoạt động thể thao
ngoại khoá cho học sinh, sinh viên, Ban hành kèm theo Quyết định số
72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008.
6. Sở Giáo dục Đào tạo Đà Nẵng (2012), Báo cáo Công tác GDTC và
phong trào Hội khỏe Phù Đổng ngành Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
giai đoạn 2008 - 2012 (Báo cáo số 2175/BC-SGDĐT ngày 15/6/2012).
7. Jack R.Fraenkel, Norman E.Wallen (2007), Phương pháp thiết kế và
đánh giá nghiên cứu trong giáo dục; Tài liệu lưu hành nội bộ.
11

×