Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Tìm hiểu về ngày Tết trung thu cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.93 KB, 8 trang )

Tìm hiểu về ngày Tết trung thu cổ truyền
Gắn liền với tuổi thơ của mỗi người, tết trung thu dường như là cái tết truyền
thống khiến cho trẻ con được nô đùa và vui vẻ nhất. Nào là phá cỗ rằm, tham
gia các lễ hội như mua lân, múa sư tử, hay được bố mẹ dẫn đi mua những món
đồ chơi chúng ta thích. Cho đến thời hiện đại bây giờ, mặc dù có nhiều sự thay
đổi nhưng nét đẹp và ý nghĩa của tết trung thu vẫn giữ nguyên được truyền
thống từ xa xưa. Nhưng có một điều không phải ai cũng biết được nguồn gốc
của tết trung thu, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Vậy chúng ta hãy cùng
GenK tìm hiểu tết trung thu để có những thông tin bổ ích và tìm hiểu về nét đẹp
văn hóa dân gian của đất nước Việt Nam.


Có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều xung quanh việc nguồn gốc của tết trung thu
liệu có thật sự nó xuất phát từ Trung Hoa. Có lẽ bởi những điểm tương đồng của
văn hóa Á Đông nên mọi người có thể nhầm lần tết trung thu của nước mình và
Trung Quốc là một. Tuy nhiên, khi tìm hiểu rõ về nguồn gốc, những sự tích lưu
truyền thì Tết trung thu của nước Việt Nam mang một nét văn hóa truyền thống
đặc trưng riêng.


Theo những tư liệu sách cổ ghi chép của Trung Hoa, tết trung thu có nguồn gốc
bắt đầu từ thời nhà Đường, khoảng đầu thế kỉ thứ 8 (713-741). Trong một đêm
rằm trăng thanh gió mát, Vua Đường Minh Hoàng đang ngắm hoa thưởng
nguyệt trong vườn Ngự Uyển thì có pháp sư La Công Viễn hay được gọi là Diện
Pháp Thiện bày phép để vua có thể lên tận cung trăng để tham dự yến tiếc của
các vũ y trên thiên đình. Sau khi rời khỏi, nhà vua vẫn vô cùng luyến tiếc vẻ đẹp
của các tiên nữ trong bộ xiêm y lộng lẫy múa lượn theo điệu nhạc, ông đã cho
xây lầu vọng nguyệt để mỗi lần ngắm trăng có thể nhớ đến những vũ khúc tuyệt
vời ấy. Đặc biệt, cứ đến ngày rằm, vua còn cho bày yến tiệc, tổ chức điệu múa
Nghê Thường vũ y cùng các cận thần trong chiều cùng các quý phi thưởng
thức. Sau đó, tục lệ này đã lan truyền trong dân gian, mọi người cùng bày mâm


cỗ, mua đèn lồng trong những ngày rằm tháng tám.


Nhưng cũng có truyền thuyết cho rằng tết trung thu chính là ngày lễ tạ ơn trời
đất. Năm 206, dưới thời Tây Hán, trong lúc chờ đợi quân tiếp viện trong cuộc
chiến bình định toàn quốc, tướng quân Lưu Tú đã quỳ lạy cầu xin ông trời đất
giúp quân lính có lương thực tiếp tế kịp thời. Sau đó, trời đất cảm thương, đội
quân của Lưu Tú đã tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Sau này, khi đất nước
thái bình, nhà vua đã truyền lệnh lấy rằm tháng 8 hàng năm để làm lễ tạ trời đất,
cùng ngắm trăng và bày các mâm cỗ gồm có khoai môn và bưởi.


Nguồn gốc của tết trung thu ở Trung Quốc cũng xuất phát từ việc mượn truyền
thuyết để lí giải, chứ chưa có bằng chứng lịch sử rõ rệt nào để chứng minh. Tết
truyền thống được sinh ra từ đời sống văn hóa tinh thần của một dân tộc, Vì vậy,
tết trung thu ở Việt Nam khắc họa một nét đẹp của truyền thống văn hóa nông
nghiệp lúa nước.


Dân gian ta có câu: “Muốn ăn lúa tháng năm, trông rằm tháng tám”. Tháng
tám là tháng có thời tiết dễ chịu, sang thu, và cũng là tháng thu hoạch mùa vụ
của cư dân nông nghiệp. Vì vậy, sau khi thu hoạch, những người nông dân tụ
họp nhau để hưởng thành quả sau ngày tháng lao động vất vả. Họ thường ngắm
trăng, bày mâm cỗ đơn giản.


Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm được dấu tích lịch sử ghi lại những lễ hội
tết trung thu trên trống đồng Ngọc Lũ có niên đại 2500 năm. Ngoài ra, trên văn
bia của chùa Đọi đời nhà Lý năm 1121, tết trung thu đã được tổ chức có quy mô
lớn tại kinh thành Thăng Long như đua thuyền, múa rối và rước đèn.



Mỗi năm, đến ngày trung thu, người dân Việt Nam thường làm lễ cúng trăng và
cúng gia tiên. Các lễ vật được bày trong mâm cỗ gồm có hoa quả, bánh nướng,
bánh dẻo và rượu. Bánh nướng và bánh dẻo được nặn thành hình vuông và hình
tròn tượng trưng cho đất và trời hòa hợp. Điều này khiến cho mâm cỗ trở nên ý
nghĩa hơn bao giờ hết. Người dân tin tưởng gia đình sẽ được đất thời phù hộ
vượt qua tai ương, khó khăn và hưởng niềm vui phú quý.


Mặc dù cuộc sống của người dân Việt Nam đang ngày một hiện đại hóa nhưng
lễ trung thu không hề bị mài mòn và thay đổi. Bánh trung thu vẫn được giữ
nguyên nét truyền thông, có thêm những loại bánh được làm theo kiểu tây hóa
hay những nguyên liệu đắt tiền nhưng khi bày trên mâm cúng của tổ tiên hay
mâm cúng trăng vẫn là những chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống thơm
ngon. Hay những món đồ chơi cho trẻ em là những món đồ nhập ngoại, đồ điện
tử nhưng đền ông sao, đèn lông vẫn luôn là món đồ chơi hiện hữu và được yêu
thích hơn bao giờ hết trong những ngày lễ trung thu.
Lời kết: Qua bài viết này tác giả mong những bạn trẻ có thêm hiểu biết về lễ tết
truyền thống của nước mình, cụ thể là tết trung thu. Đó là một cách thể hiện sự
yêu nước và gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc.

×