Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

báo cáo thực tập sư phạm tại trường trung học cơ sở lê quý đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.6 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
THỰC TẬP SƯ PHẠM
BÁO CÁO THU HOẠCH
Họvàtên sinh viên: Trần Thanh Bình Ngành: SP Kỹ thuật côngnghiệp
Lớp: 12 CĐKTCN Năm thứ: 3 Khoa: Công nghệ
Cơ sở thực tập: Trường THCS Lê Quý Đôn
Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Huyên – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội
Thời gian: Từ 2/3/2015 đến 12/4/2015
PHẦN I. TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
I. Tìm hiểu thực tiễn giáo dục
1. Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn
Việc tìm hiểu thực tiễn giáo dục được thực hiện một cách nghiêm túc, chủ
động. Việc tìm hiểu thực tiễn giáo dục được đánh giá cao và cần thiết, có tìm hiểu
được thực tiễn giáo dục thì mới chọn được phương pháp giáo dục phù hợp và dễ
dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục.
2. Những kết quả cụ thể và bài học kinh nghiệm
Trước khi về thực tập tại trường THCS Lê Quý Đôn để thực tập giảng dạy
và giáo dục em đã tìm hiểu sơ lược về trường và khi tới trường em cũng đã được
ban giám hiệu trường giới thiệu về trường em đã thấy rằng:
+) Trường có một bề dày truyền thống và có thành tích cao trong công tác
giáo dục với một số lượng không nhỏ học sinh đạt giải thưởng trong các kỳ thi học
sinh giỏi. Ngoài ra trường còn có những học sinh đạt giải trong cả các kỳ thi quốc
tế. Giáo viên trong trường đều có kiến thức vững vàng với hơn 70% có trình độ
trên chuẩn. Do đó chất lượng giáo dục của trường luôn là một trong những trường
hàng đầu của quận Cầu Giấy và thành phố Hà Nội.
+) Với chất lượng giáo dục luôn ở trong tốp đầu do đó các yêu cầu về
phương pháp và sử dụng kỹ thuật giảng dạy trong bài giảng mà trường đặt ra là rất
cao. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là một cơ hội lớn đối với giáo sinh thực
tập.
+) Bên cạnh những thành tích nổi trội về học tập trường cũng là một điểm


sáng trong các hoạt động thể dục, thể thao, các hoạt động văn hóa, hoạt động
Đoàn, Đội. Trường đã có một số lượng không nhỏ các huy chương và giải thưởng
trong các kỳ thi thể dục thể thao do quận Cầu Giấy và thành phố tổ chức với 38
giải thưởng cấp quận và 23 huy chương cấp thành phố.
Từ những tìm hiểu cụ thể trên, em đã nhận định được những thách thức
mình sẽ gặp phải và cả cơ hội. Do đó em đã đề ra kế hoạch và phương hướng thực
hiện những yêu cầu và nhiệm vụ mà ban giám hiệu đề ra:
+) Tích cực, chủ động tìm hiểu, mở rộng kiến thức trong mỗi bài dạy để làm
phong phú thêm lượng kiến thức cũng như sử dụng các phương tiện dạy học hỗ
trợ để làm bài giảng trở nên sống động và học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức mới
hơn.
+) Sử dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại trong mỗi bài giảng là không thể
thiếu, các kỹ thuật này nhằm giúp giáo sinh rèn luyện và dần làm quen với cách
giảng dạy mới. làm tăng hiệu quả truyền đạt kiến thức cho học sinh.
2
2
+) Việc chuẩn bị trước mỗi giờ lên lớp rất cần thiết, giáo án cần chuẩn bị chu
đáo, kiến thức chính xác. Một sự chuẩn bị kỹ càng trước giờ lên lớp sẽ mang lại
cho giáo sinh cảm giác tự tin và tâm lý vững vàng. Tác phong khi giảng dạy và thật
tự nhiên, nghiêm khắc nhưng vẫn phải mềm dẻo với học sinh, truyền đạt kiến thức
một cách tự tin.
+) Khi làm công tác chủ nhiệm lớp việc rèn luyện cho học sinh những phẩm
chất tốt thông qua các tiết học về kỹ năng, quy tắc sống, giao tiếp và ứng xử trong
nhà trường và gia đình là không thể thiếu. Thông qua các tiết học trao đổi, chia sẻ
về kỹ năng mềm và qua các buổi nói chuyện, trò chơi trong giờ sinh hoạt
Tuy nhiên, cho dù đã có được kế hoạch nhưng sựu hạn chế nhất định về kinh
nghiệm, kiến thức và kỹ năng em vẫn còn mắc phải một số sai sót. Điển hình là
khả năng kiểm soát và điểu tiết thời gian của bài giảng, có phần tập trung quá
nhiều thời gian, có phần lại thiếu thời gian giảng dạy. Những sai sót này em sẽ
khắc phục trong tương lai.

II. Thực tập tổ chức hoạt động dạy học
1. Tinh thần, ý thức, thái độ với hoạt động dạy học
Trong thời gian thực tập tại trường THCS Lê Quý Đôn dưới sự hướng dẫn
tận tình của các thầy cô hướng dẫn em đã tạo được cho mình ý thức tự giác, tính tự
lập, chủ động trong công việc và sáng tạo khi chuẩn bị bài giảng và khi lên lớp.
Để có được 1 tiết dạy môn công nghệ đạt yêu cầu và có kết quả tốt cần một
sự chuẩn bị chu đáo. Dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn trong
quá trình soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng em đã có một sự chuẩn bị tốt nhất cho
mỗi bài giảng và có tác phong tự tin khi đứng lớp. Ngoài những kiến thức cơ bản
được đề cập trong SGK thì người giáo viên cũng cần phỉ tự mở rộng kiến thức để
đưa chúng vào bài giảng, mở rộng nhưng không xa rời thực tế, ví dụ như khi giảng
dạy về các thiết bị bảo vệ mạch điện, mở rộng cho học sinh kiến thức về cầu chì
nhưng đề cập nhiều đến kiến thức của Aptomat vì aptomat được sử dụng nhiều hơn
cầu chì hiện này trong mạng điện gia đình. Có một sự chuẩn bị chu đáo là một
bước đệm quan trọng khi giảng dạy tuy nhiên tác phong và phương pháp cũng như
việc sử dụng các kỹ thuật giảng dạy cũng quan trọng không kém. Tác phong và
phương pháp giảng dạy là yếu tốt trực tiếp nhằm tạo ra sự tương tác giữa học sinh
và giáo viên. Vì vậy khi giảng bài người giáo viên cần có tác phong nhanh nhẹn,
khả năng kiểm soát thời gian, xử lý tình huống hợp lý để không làm gián đoạn bài
giảng, có như vậy bài giảng mới đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng, tâm lý vững vàng thì không thể thiếu được
việc sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại trong bài giảng và ứng dụng công
3
3
nghệ thông tin trong giảng dạy. Các trang thiết bị hỗ trợ này sẽ khiến bài giảng trở
nên sống dộng và dễ dàng hơn với học sinh.
2. Những kết quả cụ thể và bài học kinh nghiệm (dự giờ, soạn giáo án, kế
hoạch hoạt động, tập giảng, lên lớp, tổ chức các hoạt dộng dạy học, giáo dục,….)
+) Công tác dự giờ: Ngoài việc dự giờ giảng của giáo viên hướng dẫn thừi
việc dự giờ giảng của các giáo sinh khác cũng rất quan trọng. Điều này giúp đánh

gái kỹ năng, kiến thức giữa các giáo sinh nhằm khắc phục và hạn chế những điểm
yếu còn tồn tại.
+) Soạn giáo án: Trước mỗi giờ lên lớp thì việc soạn giáo án phải hoàn thành
và đạt yêu cầu của giáo viên hướng dẫn đề ra. Việc chuẩn bị chu đáo giáo án trước
giờ dạy sẽ tạo cho người giáo viên tâm thế vững vàng, tự tin khi đứng lớp và khả
năng kiểm soát kiến thức cũng như thời gian bài dạy. Ngoài việc chuẩn bị giáo án
truyền thống thì giáo án điện tử cũng rất cần thiết. Giáo án điện tử là một trong
những công cụ giảng dạy hữu hiệu và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, muốn giáo án
điện tử có hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên có kiến thức sâu rộng, sự nhiệt
tình và sáng tạo cao.
+) Kế hoạch hoạt động: Trong quá trình thực tập tại trường THCS Lê Quý
Đôn em thấy rằng các hoạt động của trường rất phong phú do đó việc lập kế hoạch
các hoạt động trong quá trình thực tập là việc thiết yếu. Một kế hoạch hoạt động
đầy dủ, chính xác và hợp lý sẽ giúp việc quản lý thời gian và thực hiện công tác
chuẩn bị được kịp thời và đầy đủ hơn.
+) Hoạt động tập giảng: Trong suốt thời gian thực tập tại trường, qua các tiết
dự giờ giảng mẫu của giáo viên hướng dẫn và được thực hành tập giảng em thấy
rằng các kỹ năng giảng giảng dạy và tác phong của mình có sự tiến bộ qua từng
ngày. Khi bắt đầy giảng những tiết đầu tiên trong khi vẫn chưa tự tin, kỹ năng còn
thiếu và kiến thức về chuyên ngành còn một số hạn chế nhất định song tới những
tiết dạy sau đó em đã khắc phục được những hạn chế đó điển hình với giáo án đó là
kiến thức sơ sài, phân bố thời gian chưa hợp lý, với giáo án điện từ thì khi sử dụng
các nội dung khó quan sát, hình ảnh bị mờ, lóa hay quá nhỏ những sau đó em đã có
thể khắc phục được, giáo án truyền thống nội dung phân bố rõ ràng, kiến thức
chính xác, có mở rộng thêm kiến thức, giáo án điện tử khi trình chiếu nội dung dễ
quan sát, hình ảnh rõ nét. Và tác phong khi giảng dạy ở những tiết sau của em cũng
tự tin hơn, nhiệt tình hơn, vẫn nghiêm khắc với học sinh nhưng vẫn mềm dẻo, khéo
léo.
+) Với công tác chủ nhiệm: Việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học
sinh được chú ý nhiều nhất thông qua các trao đổi, chia sẻ, các buổi học về kỹ năng

mềm cho học sinh. Với mỗi giờ lên lớp nhắc nhở nền nếp hay điều hành tiết sinh
hoạt. Em và nhóm giáo sinh chủ nhiệm lớp luôn cô gắng xây dựng các trò chơi trí
4
4
tuệ nhằm rèn luyện cho học sinh trí tuệ vững vàng và sự tự tin, ngoài ra đó cũng là
một cách để tìm hiểu tính cách của mỗi học sinh, từ đó cạch ra các phương pháp và
cách ứng xử, xử lý tình huống xảy ra.
3. Mức độ nắm vững các kỹ năng, nguyên tắc, phương pháp dạy học và quy
định của CSTT như quy chế, điều lệ trường phổ thông, mầm non:
Ngay từ khi tới trường THCS Lê Quý Đôn chúng em đã được ban giám hiệu
trường phổ biến các điều lệ cũng như quy định trong khi giảng dạy và thực tập tại
trường. Bên cạnh đó chúng em cũng được phổ biến các yêu cầu về giảng dạy như
sử dụng phương tiện, công cụ hỗ trợ trong bài giảng, sử dụng các kỹ thuật hiện đại.
Đây vừa là thách thức và cũng là cơ hội. Là cơ hội vì đây là lúc chúng em ứng
dụng các kiến thức học được vào thực tiễn giáo dục và cũng là thách thức vì áp lực
phải sử dụng đúng kỹ thuật, phương pháp chính xác. Nhờ đó sau thời gian thực tập
em đã thấy được các kỹ năng, phương pháp giảng dạy của mình có sự tiến bộ rõ
rệt, thể hiện ở sự tiếp thu và tập trung trong giờ dạy của học sinh. Em cũng đã nắm
được và vận dụng thành công các kỹ thuật dạy học hiện đại và nguyên tắc giáo dục
trong mỗi giờ dạy. Tuy đôi lúc có thiếu sót những những thiếu sót đó chắc chắn em
sẽ khắc phục được trong tương lai.
III. Thực tập tổ chức hoạt động giáo dục
1. Thái độ đối với công tác giáo dục, công tác chủ nhiệm và tổ chức hoạt động
ngoại khóa
Đối với công tác giáo dục, chủ nhiệm và tổ chức hoạt động ngoại khóa em
đều tham gia với tinh thần nhiệt tình, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tổ chức các trò chơi cho học sinh trong giờ sinh hoạt hàng tuần để tăng cường sự
đoàn kết. Quản lý, giữu an toàn cho học sinh trong ki đi tham quan tại Đảo Ngọc
Xanh.
2. Khả năng vận dụng các phương pháp giáo dục trong công tác chủ nhiệm và

tổ chức các hoạt động ngoại khóa; những thành tích cụ thể đạt được:
Vận dụng chính xác các phương pháp giáo dục trong công tác chủ nhiệm và
sáng tạo thêm nhằm nâng cao sự phong phú cũng như dần đổi mới phương pháp
sao cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên vẫn dựa trên nguyên tắc sáng tạo nhưng
không sai lệch. Như rèn luyện cho học sinh những kỹ năng mềm trong xử lý tình
hướng, cách giao tiếp với bạn bè, thầy cô và trong trường học cũng như với các
thành viên trong gia đình thông qua các buổi học về kỹ năng mềm. Chia sẻ, trao
đổi với học sinh về các tình huống có thể và đã xảy ra để cùng phân tích giúp học
sinh định hướng được và xử lý đúng cách.
5
5
Trong các hoạt dộng ngoại khóa: Quản lý tốt học sinh, không để bất cứ sự cố
nào xảy ra trong các buổi đi tham gia phòng trưng bày của công ty Panasonic và
tham quan ngoại khóa tại đảo Ngọc Xanh.
3. Những bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục
Khi làm công tác chủ nhiệm cần phảo tìm hiều từng nhóm học sinh, với lứa
tuổi ở lớp 7 được phân công thì học sinh thường có xu hướng chơi với nhau theo
từng nhóm, mỗi nhóm sẽ có những điểm chung nhất định,. Việc nắm được các
nhóm học sinh và điểm chung sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm dễ dàng nắm bắt được
tâm lý và suy nghĩ của từng học sinh trong lớp.
+) Trong mỗi lớp thường khó tránh được việc có ít nhất nhất một học sinh cá
biệt gây ảnh hưởng đến lớp. Đối với những học sinh cá biệt này cần nghiêm khắc
nhưng cũng phải khéo léo. Cần lắng nghe, tìm hiểu những học sinh này thông qua
những học sinh chơi cùng hay qua cán bộ lớp để có cách ứng xử phù hợp.
+) Tích cực lắng nghe mọi ý kiến, tâm tư của học sinh để có thể dễ dàng nắm
được tâm lý học sinh. Điều này giúp giáo viên chủ nhiệm có thể dễ dàng nhận định
cách sử lý các tình huống.
+) Tiếp cận và nắm bát đội ngũ cán bộ lớp, qua đó gián tiếp quản lý học sinh
trong lớp. Biến đội ngũ cán bộ lớp thành trợ thủ đắc lực sẽ giúp giáo viên chủ
nhiệm dễ dàng nắm bắt tình hình lớp và quản lý lớp đơn giản hơn, đồng thời có thể

tìm hiểu sâu hơn về từng học sinh tỏng lớp.
6
6
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
I. Thu hoạch lớn qua đợt thực tập
1. Những mặt mạnh
- Chủ động, tích cực trong công tác chuẩn bị lên lớp, soạn giáo án. Tích cực
tìm tòi, mở rộng kiến thức
- Tác phong khi giảng dạy tự tin, kiểm soát được thời gian và kiến thức, xử
lý tình huống sư phạm hợp lý
- Sử dụng chính xác các kỹ thuật dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy
- Quản lý tốt lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm, không để có sự cố
đáng tiếc nào xảy ra trong các buổi học ngoại khóa, tham quan.
- Sáng tạo, chủ động trong soạn bài giảng giáo án điện tử
2. Những mặt còn hạn chế
- Tuy đã sử dựng các kỹ thuật dạy học hiện đại nhưng tần suất chưa cao
- Vẫn có một số sai sót trong quá trình giảng dạy
- Vẫn để xảy ra hiện tượng xô xát, đánh nhau giữa các học sinh trong lớp
được phân công chủ nhiệm do chưa thật sự cương quyết và nghiêm khắc với học
sinh
II. Tự đánh giá, xếp loại TTSP
Xếp loại TTSP: Tốt
III. Phương hướng phấn đấu sau đợt TTSP
Trải qua kỳ thực tập sư phạm này em đã tự đặt ra cho mình một số phương
hướng phấn đấu đó là:
- Phải tích cực, chủ động hơn trong học tập để củng cố, trau dồi kiến thức,
kỹ năng để trở thành một GV giỏi trong tương lai.
- Trong tương lai khi nhận công tác chủ nhiệm thì cần sắp xếp thời gian để
học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô có kinh nghiệm.

7
7
- Việc giảng dạy cần chuẩn bị chu đáo, kỹ càng trước khi lên lớp.
- Cần thường xuyên cập nhật thông tin, đường lối, chính sách của Đảng và
nhà nước về giáo dục nói riêng và tất cả các mặt của xã hội nói chung.
PHẦN V. NHẬN XÉT CỦA NHÓM GIÁO SINH VÀ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
I. Nhận xét của nhóm giáo sinh ( ghi cụ thể ý kiến góp ý của các thành viên
trong nhóm)

II. Nhận xét và kết luận của giáo viên hướng dẫn

Hà Nội ngày 9 tháng 4 năm 2015
(Giáo sinh ký tên)
8
8

×