Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Giáo án Chính tả lớp 4 cả năm_CKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.39 KB, 62 trang )

CHỦ ĐIỂM: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
TUẦN 1: PHÂN BIỆT l/n - an/ang
Nghe-viết: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
(Một hôm…. vẫn khóc)
Tô Hoài.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ
yếu.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần an/ang dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Mở đầu:
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong
Sgk một lượt.
- GV nhắc HS: ghi tên bài vào giữa dòng.
Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết
hoa, viết lùi vào một ô li. Chú ý ngồi viết
đúng tư thế.
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS
viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho
HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b:


- GV dán bảng 3 tờ phiếu khổ to đã ghi sẵn
nội dung bài tập 2b mời 3 HS lên bảng trình
bày kết quả bài lảm trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét kết quả làm bài,
chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3b:
* Hoạt động của HS:
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý
tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ
viết sai (cỏ xước, tỉ tê, ngắn chuồn chuồn…)
- HS gấp Sgk và viết chính tả.
- HS soát lại bài
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi cho nhau. HS
đối chiếu Sgk tự sửa những chữ bạn viết sai
bên lề trang vở.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3 HS đọc lại đoạn văn hoặc câu thơ đã
được điền đầy đủ vần.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS thi giải đố nhanh và viết đúng- viết vào
bảng con.
- HS giơ bảng con. Một số em đọc lại câu đố
và lời giải.
- GV nhận xét nhanh, khen ngợi những HS
giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
4/ Củng cố, dặn dò:

- Bài sau: Phân biệt s/x, ăng/ăn.
Nghe-viết: Mười năm cõng bạn đi
học.
- Cả lớp viết vào vở lời giải đúng (hoa ban)
TUẦN 2: PHÂN BIỆT s/x - ăng/ăn
Nghe-viết: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
Theo Báo Đại đoàn kết.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, ăng/ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2, để phần giấy trắng ở dưới để HS làm tiếp bài tập
3 (ghi lời giải câu đố).
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp,
cả lớp viết vào vở nháp những tiếng có vần
an/ang trong bài tập 2b ở tiết trước.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong
Sgk một lượt.
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS
viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho
HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.

3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV dán bảng 3 tờ phiếu khổ to đã ghi sẵn
nội dung truyện vui lên bảng, mời 3 HS lên
bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- GV và cả lớp nhận xét từng bạn về chính
tả/ phát âm/ khả năng hiểu đúng tính khôi
hài và châm biếm của truyện vui, chốt lại lời
giải đúng, kết luận bạn thắng cuộc.
* Hoạt động của HS:
- 2 HS viết bảng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý
tên riêng cần viết hoa (Vinh Quang, Chiêm
Hóa, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh,
Hanh), con số (10 năm, 4 ki-lô-mét), những
từ ngữ mình dễ viết sai (khúc khuỷu, gập
ghềnh, liệt…)
- HS gấp Sgk và viết chính tả.
- HS soát lại bài
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi cho nhau. HS
đối chiếu Sgk tự sửa những chữ bạn viết sai
bên lề trang vở.
- HS đọc thầm lại truyện vui Tìm chỗ ngồi.
- HS tự làm bài vào vở.
- Từng HS đọc lại truyện sau khi đã điền từ
hoàn chỉnh, sau đó nói về tính khôi hài của

truyện vui.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Bài tập 3a:
- GV mời 3 HS lên bảng làm bài vào giấy
khổ rộng.
- GV nhận xét nhanh, khen ngợi những HS
giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Phân biệt tr/ch, hỏi/ ngã.
Nghe-viết: Cháu nghe câu chuyện
của bà.
- HS đọc câu đố.
- HS thi giải đố nhanh và viết đúng- viết vào
bảng con.
- HS giơ bảng con. Một số em đọc lại câu đố
và lời giải.
TUẦN 3: PHÂN BIỆT tr/ch - hỏi/ngã
Nghe-viết: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
Theo Nguyễn Văn Thắng.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết lại đúng chính tả bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. Biết trình bày đúng, đẹp
các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có thanh dễ lẫn: hỏi/ ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp,
cả lớp viết vào vở nháp các từ ngữ bắt đầu

bằng s/x và có vần ăng/ăn trong bài tập 2b ở
tiết trước.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc bài thơ Cháu nghe câu chuyện của
bà trong Sgk một lượt.
- GV hỏi về nội dung bài thơ.
- GV nhắc HS chú ý những tiếng mình dễ
viết sai chính tả (mỏi, gặp, dẫn, lạc, về,
bỗng…)
- GV hỏi HS về cách trình bày bài thơ lục
bát.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn
trong câu cho HS viết. Mỗi câu (bộ phận
câu) đọc 2 lượt cho HS viết theo tốc độ quy
định ở lớp 4.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV dán bảng 3 tờ phiếu khổ to đã ghi sẵn
nội dung mẫu chuyện lên bảng, mời 3 HS
lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- GV và cả lớp nhận xét từng bạn về chính
* Hoạt động của HS:
- 2 HS viết bảng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc lại bài thơ.
- HS trả lời.
- HS đọc thầm lại bài thơ.
- HS gấp Sgk và viết chính tả.
- HS soát lại bài
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi cho nhau. HS
đối chiếu Sgk tự sửa những chữ bạn viết sai
bên lề trang vở.
- HS đọc thầm mẫu chuyện.
- HS tự làm bài vào vở.
- Từng HS đọc mẫu chuyện sau khi đã điền
vần hoàn chỉnh.
tả/ phát âm/, chốt lại lời giải đúng, kết luận
bạn thắng cuộc.
- GV: Người xem tranh được hỏi không cần
suy nghĩ nói luôn bức tranh vẽ cảnh hoàng
hôn vì ông biết rõ họa sĩ vẽ bức tranh này
không bao giờ thức dậy trước lúc bành minh
(nên không thể vẽ được cảnh bình minh).
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Phân biệt r, d/gi, ân/âng.
Nhớ-viết: Truyện cổ nước mình.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
CHỦ ĐIỂM: MĂNG MỌC THẲNG
TUẦN 4: PHÂN BIỆT r, d/gi - ân/âng
Nhớ-viết: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
(Tôi yêu truyện cổ nước tôi…nhận mặt ông cha của mình)
Theo Lâm Thị Mỹ Dạ.

I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình.
- Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng (phát âm đúng) các từ có vần ân/âng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS thi tiếp sức viết đúng,
viết nhanh tên các đồ đạt trong nhà có thanh
hỏi/ thanh ngã các em đã chuẩn bị trước theo
lời dặn của GV. Nhóm nào viết đúng nhiều
từ sẽ được điểm cao.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nhớ-viết:
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn
thơ lục bát, chú ý những chữ cần viết hoa,
những chữ dễ viết sai chính tả.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập và nhắc các em
vần cần điền vào ô trống, chỗ trống cần hợp
với nghĩa của câu, viết đúng chính tả
- GV phát 3 tờ phiếu khổ to đã ghi sẵn nội
dung khổ thơ cho 3 HS làm bài.
- GV và cả lớp nhận xét từng bạn về chính
tả/ phát âm/, chốt lại lời giải đúng.

* Hoạt động của HS:
- 2 nhóm HS viết bảng.
- Cả lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ-viết
trong bài Truyện cổ nước mình.
- HS đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ.
- HS gấp Sgk, nhớ lại đoạn thơ và viết chính
tả.
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi cho nhau. HS
đối chiếu Sgk tự sửa những chữ bạn viết sai
bên lề trang vở.
- HS đọc khổ thơ.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3 HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả
bài làm- đọc lại những khổ thơ đã điền đầy
đủ vần.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Phân biệt l/n, en/eng.
Nghe-viết: Những hạt thóc giống.
TUẦN 5: PHÂN BIỆT l/n - en/eng
Nghe-viết: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
(Lúc ấy… ông vua hiền minh)
Truyện dân gian Khmer.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài Những hạt thóc giống.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần dễ lẫn: en/eng.
II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết
vào vở nháp những từ ngữ có vần ân/âng
trong bài tập 2b ở tiết trước.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong
Sgk một lượt.
- GV nhắc HS: ghi tên bài vào giữa dòng.
Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết
hoa, viết lùi vào 1 ô li. Lời nói trực tiếp của
các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm,
xuống dòng, gạch đầu dòng.
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS
viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho
HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV dán bảng 3 tờ phiếu khổ to đã ghi sẵn
nội dung đoạn văn lên bảng, mời 3 nhóm HS
lên bảng thi tiếp sức làm bài đúng, nhanh.
- GV và cả lớp nhận xét từng nhóm về từ tìm

được/ chính tả/ phát âm, chốt lại lời giải
* Hoạt động của HS:
- 2 HS viết bảng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý
những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình
bày.
- HS gấp Sgk và viết chính tả.
- HS soát lại bài
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi cho nhau. HS
đối chiếu Sgk tự sửa những chữ bạn viết sai
bên lề trang vở.
- HS đọc thầm đoạn văn, đoán chữ bị bỏ
trống.
- HS tự làm bài vào vở.
- Sau thời gian quy định, đại diện nhóm đọc
lại đoạn văn đã điền đủ những chữ bị bỏ
trống.
đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV nhận xét nhanh, khen ngợi những HS
giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Phân biệt s/x, hỏi/ ngã.
Nghe-viết: Người viết truyện thật
thà.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.

- HS đọc các câu thơ, suy nghĩ, viết nhanh ra
nháp lời giải đố. Em nào viết xong trước
chạy nhanh lên bảng.
- HS nói lời giải đố, viết nhanh lên bảng.
TUẦN 6: PHÂN BIỆT s/x - hỏi/ngã
Nghe-viết: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
Theo Nguyễn Đình Chính.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn Người viết truyện thật thà.
- Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả.
- Tìm và viết đúng các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s/x, có thanh hỏi/ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sổ tay chính tả.
- Phiếu khổ to kẻ bảng sau phát cho một vài HS sửa lỗi bài tập 2.
Viết sai Sửa lại cho đúng
………………………… …………………………………….
- Một vài trang từ điển để HS làm bài tập 3.
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3a phát cho các nhóm tìm từ láy.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp,
cả lớp viết vào vở nháp những từ ngữ có vần
en/eng trong bài tập 2b ở tiết trước.
- Một HS đọc thuộc lòng câu đố ở bài tập 3b.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc bài chính tả Người viết truyện thật
thà trong Sgk một lượt.

- GV nhắc HS: ghi tên bài vào giữa dòng.
Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết
hoa, viết lùi vào 1 ô li. Lời nói trực tiếp của
các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm,
xuống dòng, gạch đầu dòng; viết tên riêng
nước ngoài theo đúng quy định.
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS
viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho
HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: Tập phát hiện và sửa lỗi chính
tả.
- GV nhắc HS:
+ Viết tên bài cần sửa lỗi là: Người viết
truyện thật thà.
* Hoạt động của HS:
- 2 HS viết bảng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thuộc, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- Một HS đọc lại truyện. Cả lớp lắng nghe,
suy nghĩ, nói về nội dung mẫu truyện.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý
những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình
bày.
- HS thực hành tự viết trên nháp: Pháp, Ban-
dắc.
- HS gấp Sgk và viết chính tả.

- HS soát lại bài
- Một HS đọc nội dung bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại để biết cách ghi lỗi và
sửa lỗi trong sổ tay chính tả của mình.
+ Sửa tất cả các lỗi có trong bài, không phải
chỉ sửa lỗi âm đầu s/x hoặc lỗi về dấu
hỏi/ngã (theo nội dung bài học hôm nay).
- GV phát riêng phiếu cho một số HS viết
bài mắc lỗi chính tả.
- GV và cả lớp nhận xét có đối chiếu với vở
viết, chấm chữa.
- GV kiểm tra, chấm chữa 7-10 bài trên sổ
tay. Nêu nhận xét.
Bài tập 3a:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chỉ vào ví dụ, giải thích: Tìm các từ láy
có tiếng chứa âm đầu s (suôn sẻ) hay x (xôn
xao) và các từ láy có các tiếng chứa âm đầu
lặp lại nhau.
- GV phát phiếu và một vài trang từ điển cho
các nhóm HS thi tìm nhanh từ láy phụ âm
đầu s/x.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm
thắng cuộc.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Phân biệt tr/ch, ươn/ương.
Nhớ-viết: Gà Trống và Cáo.
- HS tự đọc bài, phát hiện lỗi và sửa lỗi
chính tả trong bài của mình. Các em viết lỗi
và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả theo

mẫu trong Sgk.
- Từng cặp HS đổi bài cho nhau để sửa chéo.

- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên
bảng lớp.
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo
dõi trong Sgk.
- Một HS nhắc lại kiến thức đã học về từ láy
để vận dụng giải bài tập này.
- Sau thời gian quy định, đại diện nhóm trình
bày.
CHỦ ĐIỂM: TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ
TUẦN 7: PHÂN BIỆT tr/ch - ươn/ương
Nhớ-viết: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
(Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn… làm gì được ai)
La Phông-ten
Nguyễn Minh Lược dịch.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ Gà Trống và Cáo.
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng có vần ươn/ương để điền vào chỗ trống; hợp với
nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
- Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 3- mỗi
em tự viết lên bảng lớp 2 từ láy có tiếng
chứa âm s, hai từ láy có tiếng chứa âm x. Cả

lớp làm bài vào vở nháp.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nhớ-viết:
- GV chốt lại:
+ Cần ghi tên bài vào giữa dòng.
+ Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô li. Dòng 8 chữ
viết sát lề.
+ Chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa.
+ Viết hoa tên riêng của hai nhân vật trong
bài thơ là Gà Trống và Cáo.
+ Lời nói trực tiếp của Gà Trống và Cáo
phải viết sau dấu hai chấm mở ngoặc kép.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.

- GV dán bảng 3 tờ phiếu khổ to, mời 3
* Hoạt động của HS:
- 2 nhóm HS viết bảng.
- Cả lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ-viết
trong bài Gà Trống và Cáo.
- HS đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ, chú ý
những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình
bày.

- HS nêu cách trình bày bài thơ.
- HS gấp Sgk, nhớ lại đoạn thơ và viết chính
tả, tự soát lại bài.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, làm
bài vào vở, điền những tiếng đúng vào ô
trống.
nhóm HS thi tiếp sức- mỗi HS trong nhóm
chuyển bút cho nhau điền nhanh tiếng tìm
được.
- GV và cả lớp nhận xét về chính tả/ phát
âm/chữ viết/hiểu nội dung, chốt lại lời giải
đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3b:
- GV viết hai nghĩa đã cho lên bảng lớp (mỗi
nghĩa ghi ở 1 dòng); mời 1 số HS chơi tìm từ
nhanh. Cách chơi:
+ Mỗi HS được phát 2 băng giấy. HS ghi
vào mỗi băng 1 từ tìm được ứng với một
nghĩa đã cho. Sau đó từng em dán nhanh
băng giấy vào cuối mỗi dòng trên bảng (mặt
chữ quay vào trong để đảm bảo bí mật)
+ Khi tất cả đều làm xong bài, các băng giấy
được lật lại. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại
lời giải đúng.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Phân biệt r,d/gi, iên, yên/iêng.
Nghe-viết: Trung thu độc lập.
- Đại diện từng nhóm lần lượt đọc lại đoạn
văn sau khi đã điền đầy đủ các tiếng còn
thiếu; sau đó nói về nội dung đoạn văn.

- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- HS tham gia trò chơi.
- Cả lớp cổ vũ cho các bạn.
TUẦN 8: PHÂN BIỆT r,d/gi - iên,yên/iêng
Nghe-viết: TRUNG THU ĐỘC LẬP
(Ngày mai các em có quyền… nông trường to lớn, vui tươi)
Thép Mới.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập.
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng có vần: iên,yên/iêng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 3b + một số mẫu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết
vào vở nháp những từ ngữ có vần ươn/ương
trong bài tập 2b ở tiết trước.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong
Sgk một lượt.
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS
viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho
HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.

3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV phát 3 tờ phiếu khổ to đã ghi sẵn nội
dung đoạn văn cho 3 HS làm bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải
đúng.
- GV hỏi HS về nội dung của đoạn văn.
Bài tập 3b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi tìm
từ nhanh. Cách chơi:
+ Mời 4 HS tham gia, mỗi em được phát 3
* Hoạt động của HS:
- 2 HS viết bảng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý
những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình
bày.
- HS gấp Sgk và viết chính tả.
- HS soát lại bài
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi cho nhau. HS
đối chiếu Sgk tự sửa những chữ bạn viết sai
bên lề trang vở.
- HS đọc thầm đoạn văn.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả-
đọc đoạn văn Chú dế sau lò sưởi đã được

điền hoàn chỉnh các tiếng còn thiếu.
- HS làm bài vào vở, bí mật lời giải.
mẫu giấy, ghi lời giải, ghi tên mình vào mặt
sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở
trên bảng.
+ Hai HS điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng
giấy lên, tính điểm theo các tiêu chuẩn: lời
giải đúng/sai, viết chính tả đúng/sai, giải
nhanh/chậm.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Phân biệt l/n, uôn/uông.
Nghe-viết: Thợ rèn.
- HS tham gia trò chơi. Cả lớp cổ vũ cho
bạn.
TUẦN 9: PHÂN BIỆT l/n - uôn/uông
Nghe-viết: THỢ RÈN
Khánh Nguyên.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Thợ rèn.
- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt các tiếng có vần dễ viết sai: uôn/uông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
- Tranh minh họa cảnh hai bác thợ rèn to khỏe đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt
nung đỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết
vào vở nháp những từ ngữ có vần
iên,yên/iêng trong bài tập 2b ở tiết trước.

B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc toàn bài thơ Thợ rèn trong Sgk một
lượt.
- GV nhắc HS: ghi tên bài thơ vào giữa
dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu
dòng nhớ viết hoa, có thể viết sát lề vở cho
đủ chỗ.
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS
viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho
HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV dán bảng 3 tờ phiếu khổ to, mời 3
nhóm HS lên bảng thi tiếp sức.
- GV và cả lớp nhận xét về chính tả/tốc độ
làm bài/chữ viết…, chốt lại lời giải đúng, kết
luận nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động của HS:
- 2 HS viết bảng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm lại bài thơ, chú ý những từ
ngữ mình dễ viết sai, những từ chú thích, trả

lời câu hỏi: Bài thơ cho các em biết những gì
về nghề thợ rèn?
- HS gấp Sgk và viết chính tả.
- HS soát lại bài
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi cho nhau. HS
đối chiếu Sgk tự sửa những chữ bạn viết sai
bên lề trang vở.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở.
- Sau thời gian quy định, đại diện mỗi nhóm
đọc kết quả.
- Một vài HS đọc lại những câu ca dao, tục
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Ôn tập.
ngữ.
TUẦN 10:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Lời hứa, Chiều trên quê hương.
III. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS viết chính tả theo trình tự đã hướng dẫn.
CHỦ ĐIỂM: CÓ CHÍ THÌ NÊN
TUẦN 11: PHÂN BIỆT s/x – hỏi/ngã
Nhớ-viết: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
Định Hải.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng bốn khổ thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có
phép lạ.
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: s/x, hỏi/ngã.
II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a, bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nhớ-viết:
- GV nêu yêu cầu của bài
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV dán bảng 3 tờ phiếu khổ to đã viết đoạn
thơ, mời 3 nhóm HS thi tiếp sức.
- GV và nhóm trọng tài cùng nhận xét về
làm bài đúng/phát âm chính xác/tốc độ
nhanh, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm
thắng cuộc.
Bài tập 3b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV dán bảng 3 tờ phiếu khổ to đã viết nội
dung bài lên bảng lớp, mời 3 HS lên bảng thi
làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả/phát
âm, chốt lại lời giải đúng.
- GV lần lượt giải thích nghĩa của từng câu.
* Hoạt động của HS:
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cần nhớ-viết
trong bài Nếu chúng mình có phép lạ.
- HS đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ, chú ý

những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình
bày từng khổ thơ.
- HS gấp Sgk, nhớ lại đoạn thơ và viết chính
tả, tự soát lại bài.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- HS cuối cùng đại diện từng nhóm đọc lại
đoạn thơ sau khi đã điền hoàn chỉnh âm đầu
s/x.
- HS làm bài vào vở theo lời giải đúng.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài cá
nhân vào vở.
- HS đọc lại các câu sau khi đã sửa lỗi.
- Lắng nghe.
- HS thi đọc thuộc lòng những câu trên.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Phân biệt tr/ch, ươn/ương.
Nghe-viết: Người chiến sĩ giàu
nghị lực.
TUẦN 12: PHÂN BIỆT tr/ch - ươn/ương
Nghe-viết: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
Theo báo Lao động.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực.
- Luyện viết đúng những tiếng có vần dễ lẫn: ươn/ương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng 4 câu

thơ, văn ở bài tập 3 của tiết trước, viết lại lên
bảng những câu đó đúng chính tả- mỗi em 2
câu.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc bài chính tả Người chiến sĩ giàu
nghị lực trong Sgk một lượt.
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS
viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho
HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV dán 3 tờ phiếu khổ to đã ghi sẵn nội
dung đoạn văn lên bảng, mời 3 nhóm HS thi
tiếp sức.
- GV chốt lại lời giải đúng, làm mẫu cho cả
lớp chữa bài.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Phân biệt l/n, i/iê.
Nghe-viết: Người tìm đường lên
các vì sao.
* Hoạt động của HS:
- 2 HS viết bảng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.

- HS theo dõi.
- HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những
từ ngữ mình dễ viết sai, các tên riêng cần
viết hoa, cách viết các chữ số (tháng 5 năm
1975, 30 triển lãm, 5 giải thưởng), cách trình
bày.
- HS gấp Sgk và viết chính tả.
- HS soát lại bài
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi cho nhau. HS
đối chiếu Sgk tự sửa những chữ bạn viết sai
bên lề trang vở.
- HS đọc thầm đoạn văn.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS điền chữ cuối cùng thay mặt nhóm đọc
lại toàn bài.
- Tổ trọng tài chấm điểm, kết luận nhóm
thắng cuộc.
TUẦN 13: PHÂN BIỆT l/n - i/iê
Nghe-viết: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
(Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước…có khi đến hàng trăm lần)
Theo Lê Quang Long- Phạm Ngọc Toàn .
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Người tìm đường lên các vì
sao.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu l/n, các âm chính (âm giữa vần) i/iê.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
- Một số tờ giấy trắng khổ A4 để HS làm bài 3a.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV

A. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp,
cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ có vần
ươn/ương đã được luyện viết ở bài tập 2b tiết
trước.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong
bài Người tìm đường lên các vì sao trong
Sgk một lượt.
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS
viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho
HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV dán 3 tờ phiếu khổ to đã ghi sẵn nội
dung đoạn văn lên bảng, mời 3 HS thi làm
bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải
đúng.
* Hoạt động của HS:
- 2 HS viết bảng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.

- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ
ngữ mình dễ viết sai (nhảy, rủi ro, non
nớt…), các tên riêng (Xi-ôn-cốp-xki), cách
viết câu hỏi nảy sinh trong đầu óc non nớt
của Xi-ôn-cốp-xki thuở nhỏ.
- HS gấp Sgk và viết chính tả.
- HS soát lại bài
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi cho nhau. HS
đối chiếu Sgk tự sửa những chữ bạn viết sai
bên lề trang vở.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- Từng cặp HS trao đổi
- Từng HS đọc lại đoạn văn đã điền hoàn
chỉnh các tiếng.
Bài 3a:
- GV phát riêng giấy cho 10 HS làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét về từ tìm
được/chính tả/phát âm, chốt lại lời giải đúng.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Phân biêt s/n, ât/âc.
Nghe-viết: Chiếc áo búp bê.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài
cá nhân vào vở.
- Sau thời gian quy định, theo hiệu lệnh của
GV, những HS làm bài trên giấy dán kết quả
trên bảng lớp, lần lượt từng em đọc kết quả.
CHỦ ĐIỂM: TIẾNG SÁO DIỀU
TUẦN 14: PHÂN BIỆT s/x - ât/âc
Nghe-viết: CHIẾC ÁO BÚP BÊ
Ngọc Ro.

I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê.
- Làm đúng các bài luyện tập phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn: ât/âc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
- Một số tờ giấy trắng khổ A4 để HS làm bài 3b.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 1 HS tự tìm và đọc 5-6 tiếng có
âm đầu l/n hoặc có vần im/iêm để 2 bạn viết
bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc bài chính tả Chiếc áo búp bê trong
Sgk một lượt.
- GV hỏi HS về nội dung đoạn văn.
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS
viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho
HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV dán 3 tờ phiếu khổ to đã ghi sẵn nội
dung đoạn văn lên bảng, mời 3 nhóm HS thi
tiếp sức, điền đúng, điền nhanh 9 tiếng cần

thiết vào 9 chỗ trống.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải
đúng.
Bài tập 3b:
- GV nêu yêu cầu của bài tập và nhắc HS
* Hoạt động của HS:
- 2 HS viết bảng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những
từ ngữ mình dễ viết sai (phong phanh, xa
tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu…),
các tên riêng cần viết hoa (bé Ly, chị
Khánh), cách trình bày bài chính tả.
- HS gấp Sgk và viết chính tả.
- HS soát lại bài
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi cho nhau. HS
đối chiếu Sgk tự sửa những chữ bạn viết sai
bên lề trang vở.
- HS đọc thầm đoạn văn.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS điền chữ cuối cùng thay mặt nhóm đọc
lại đoạn văn sau khi đã điền hoàn chỉnh 9
tiếng cần thiết vào chỗ trống.

×