Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng thuộc Ban Quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.84 KB, 115 trang )


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Đề xuất
một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng
thuộc Ban Quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình” được hoàn thành với
sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, các thầy cô của Khoa Công
trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường
Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Học viên xin cám ơn chân thành đến Lãnh đạo Ban QLDA Sở NN và PTNT
tỉnh Hòa Bình, thầy cô và cán bộ ở các cơ quan khác đã hết lòng giúp đỡ cho học
viên hoàn thành Luận văn.
Đặc biệt, học viên xin cám ơn sâu sắc đến cô PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện Luận
văn này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả không thể tránh khỏi những
thiếu sót và rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo, của đồng nghiệp.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ



Trịnh Văn Trọng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ



Trịnh Văn Trọng


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng giá trị theo kế hoạch và giá trị thanh quyết toán 39
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng gây chậm trễ và vượt chi phí 76




DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình nghiệm thu thanh toán 7
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Ban quản lý 26

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ các giải pháp nâng cao quản lý chi phí trong thanh quyết toán 67
Sơ đồ 3.2: Quy trình các bước lập, thẩm tra, phân bổ và thanh toán vốn đầu tư 71
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ mối quan hệ cấp phát vốn đầu tư xây dựng 72

Sơ đồ 3.4: Các bước thực hiện kiểm soát hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gủi lên 80
Sơ đồ 3.5: Kiểm tra nội dung hồ sơ thanh toán 82

Sơ đồ 3.6: Sơ đồ quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh toán 92



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


CĐT Chủ đầu tư
ĐTXD Đầu tư xây dựng
ĐTXDCT Đầu tư xây dựng công trình
ĐDCĐT Đại diện Chủ đầu tư
NT Nhà thầu
QLDA Quản lý Dự án
QLCPDA Quản lý chi phí Dự án
TMĐT Tổng mức đầu tư
TVGS Đơn vị tư vấn giám sát
TVTK Đơn vị tư vấn thiết kế




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG THANH TOÁN, QUYẾT
TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC 4
1.1 Tổng quan về dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình 4
1.1.1 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình 4
1.1.2 Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình 4
1.2. Tổng quan một số vấn đề cơ bản về chi phí và quản lý chi phí 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Vai trò quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 5

1.2.3. Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí 6
1.3. Quản lý chi phí trong khâu Thanh toán vốn đầu tư 6
1.3.1. Yêu cầu cơ bản quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư 7
1.3.2. Tài liệu cơ sở để quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư 8
1.3.3. Đánh giá chất lượng quản lý chi phí trong khâu thanh toán vốn đầu tư 9
1.4. Quản lý chi phí trong khâu quyết toán dự án hoàn thành 10
1.4.1. Khái niệm và phân loại quyết toán vốn đầu tư 10
1.4.2. Yêu cầu cơ bản quản lý chi phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư 12
1.4.3. Nội dung quản lý chi phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư 12
1.5 Một số kinh nghiệm thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng
một số nước trên thế giới và của Việt Nam 21
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý chi phí, thanh quyết toán của một số nước trên
thế giới 21
1.5.2 Bài học rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam 22
1.6 Kết luận chương 1 24

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH QUYẾT
TOÁN THUỘC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH HỒ TRỌNG 25
2.1. Giới thiệu chung về ban quản lý dự công trình Hồ Trọng 25
2.1.1 Giới thiệu về ban quản lý dự án 25
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ 26
2.2 Tổng quan về thực trạng đầu tư xây dựng công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa
Bình 28
2.2.1 Thực trạng quản lý trong chủ trương đầu tư của các gói thầu 28
2.2.2 Thực Trạng quản lý chi phí trong triển khai kế hoạch 29
2.2.3 Thực trạng quản lý chi phí trong các gói thầu 29
2.3 Thực trạng quản lý vốn trong đầu tư xây dựng công trình Hồ Trọng,
tỉnh Hòa bình 32
2.3.1 Quản lý và điều hành kế hoạch vốn đầu tư hàng năm 32
2.3.2. Thông báo mức vốn đầu tư 33

2.4 Thực trạng công tác thanh toán vốn đầu tư tại ban quản lý dự án công
trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình 35
2.4.1 Cơ chế thanh toán vốn đầu tư 35
2.4.2. Thực trạng kiểm soát căn cứ thanh toán vốn đầu tư của ban quan lý dự
án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình 39
2.4.3. Thanh toán vốn đầu tư đối với trường hợp chỉ định thầu và đấu thầu . 43
2.4.4. Tạm ứng vốn đầu tư 46
2.4.5. Thanh toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư 48
2.4.6. Thanh toán vốn đầu tư ở ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh
Hòa Bình 49
2.5. Thực trạng công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước của ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng 50
2.5.1. Thực trạng cơ chế quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước 50
2.5.2.Thực trạng quyết toán vốn đầu tư 52
2.5.3. Công tác nghiệm thu và hoàn công công trình xây dựng 54

2.5.4. Công tác lập, thẩm tra và phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn
thành 56
2.5.5. Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành 57
2.6 Những kết quả đạt được và những hạn chế 60
2.6.1 Những kết quả đạt được 60
2.5.6 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 61
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC THANH QUYẾT TOÁN THUỘC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
CÔNG TRÌNH HỒ TRỌNG 63
3.1. Định hướng đầu tư xây dựng các công trình của tỉnh Hòa Bình trong
thời gian tới 63
3.1.1 Dự án kè bờ sông Đà và cứng hoá mặt đê Đà Giang, đê Quỳnh Lâm
thành phố Hoà Bình 63

3.1.2 Dự án Mở rộng mặt đê Đà Giang kết hợp làm đường giao thông hai bờ
sông Đà, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình 63
3.1.3 Tiểu dự án giai đoạn I, Nâng cấp mở rộng đê Quỳnh Lâm kết hợp giao
thông đoạn từ K0 ÷ K0+600, thuộc dự án Nâng cấp mở rộng đê Quỳnh Lâm
kết hợp giao thông, thành phố Hòa Bình 63
3.1.4 Dự án hồ Cạn Thượng - Huyện Cao Phong 64
3.1.5 Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng ảnh hưởng thuộc tỉnh Hòa Bình khi
phân lũ vào sông Đáy 64
3.1.6 Dự án Hồ Trọng, huyện Tân Lạc 64
3.1.7 Dự án đầu tư xây dựng vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, giai đoạn I 64
3.1.8 Dự án đầu tư xây dựng vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, giai đoạn
II 65
3.1.9 Dự án sửa chữa cấp bách hồ Vưng, huyện Tân Lạc 65
3.1.10 Dự án Trung tâm giống vật nuôi giai đoạn I 65
3.1.11 Dự án phát triển nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Hòa Bình 65
3.2 Yêu cầu đặt ra đối với các giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán,
quyết toán dự án hoàn thành 65

3.3 Giải pháp cho quản lý vốn đầu tư cho ban quản lý dự án công trình Hồ
Trọng 68
3.4 Những giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán vốn đầu tư cho ban
quản lý dự án công trình Hồ Trọng 69
3.4.1. Hoàn thiện quy trình lập, thẩm tra, phân bổ và thanh toán vốn đầu tư 69
3.4.2. Sơ đồ mối quan hệ cấp phát vốn đầu tư xây dựng 72
3.4.3. Phân bổ và quản lý, điều hành kế hoạch nguồn vốn đầu tư 73
3.4.4. Kiểm soát chi phí giai đoạn thực hiện đầu tư 75
3.4.5. Kiểm soát chi phí khâu thanh toán vốn đầu tư 77
3.4.6. Thanh toán vốn đầu tư theo hợp đồng 82
3.4.7. Xác định rõ các căn cứ và hoàn thiện quy trình thanh toán vốn đầu tư 88
3.4.8. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ đầu tư, nhà thầu và Kho bạc nhà

nước trong khâu thanh toán vốn đầu tư 91
3.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quyết toán dự án hoàn thành sử
dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước 94
3.5.1. Xác định rõ nội dung của Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành 95
3.5.2. Nội dung hồ sơ trình duyệt quyết toán 96
3.5.3. Xác định quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư 97
3.5.4. Trách nhiệm của các chủ thể trong quyết toán dự án hoàn thành 98
Kết luận chương 3 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
KẾT LUẬN 101
KIẾN NGHỊ 102
1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hàng năm, nhà nước dành vốn ngân sách lớn cho đầu tư xây dựng để phát
triển kinh tế xã hội, chiếm khoảng 30-35% GDP. Việc cân đối, phân bổ và điều
hành vốn đối với các Bộ, ngành, địa phương và thành phố trực thuộc trung ương để
triển khai các dự án đầu tư xây dựng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bảo
đảm hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí đang là vấn đề lớn được dư luận xã hội
quan tâm.
Tuy nhiên, thực trạng đã và đang xảy ra những lãng phí, thất thoát vốn ngân
sách nhà nước cho đầu tư xây dựng đã đặt ra cho các cấp quản lý từ Trung ương đến
địa phương phải tìm ra giải pháp ngăn ngừa lãng phí vốn.
Việc giảm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đồng nghĩa với việc tăng nguồn vốn phát
triển kinh tế xã hội. Để giảm thất thoát, lãng phí cần thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu
tư, thực hiện đầu tư và khâu kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng. Trong đó khâu thanh
quyết toán vốn đầu tư có vị trí rất quan trọng về mặt nhận thức, về lý luận cũng như
quá trình điều hành thực tiễn.
Để nâng cao chất lượng khâu thanh quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành cần

đẩy mạnh việc phân cấp cho chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy định
rõ Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm chính trong thanh toán, quyết toán dự án
hoàn thành, giảm bớt hồ sơ thanh quyết toán làm rõ căn cứ và quy trình thanh toán,
quyết toán dự án hoàn thành. Vì vậy việc nghiên cứu “Đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường công tác thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng thuộc Ban
Quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình” là yêu cầu cấp thiết có ý
nghĩa cả về khoa học - thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá thực trạng khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
thuộc ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh quyết toán dự án
đầu tư xây dựng thuộc ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh hòa Bình.
2

Hệ thống các căn cứ, quy trình thanh toán, quyết toán đối với các dự án hoàn
thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ
sở lý luận về khoa học quản lý dự án và những quy định hiện hành của hệ thống văn
bản pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời luận văn cũng sử dụng các phương
pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong
điều kiện Việt Nam hiện nay, đó là: Phương pháp phân tích và tổng kết kinh
nghiệm, phương pháp hệ thống hoá, phương pháp kết hợp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác thanh quyết toán dự án đầu tư xây
dựng công trình thuộc Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu các mặt hoạt động có liên quan đến công tác thanh
toán, quyết toán thuộc Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về thanh quyết
toán dự án xây dựng công trình, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
quản lý này. Những nghiên cứu chuyên sâu về quản lý chi phí đầu tư trong loại hình
dự án đặc thù tại Ban quản lý dự án cong trình Hồ Trọng là những tài liệu góp phần
hoàn thiện hơn lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác
thanh quyết toán của dự án là những gợi ý thiết thực, hữu ích có thể vận dụng vào
công tác quản lý các dự án tại Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình.
3

6. Kết quả dự kiến đạt được
Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn cần phải giải quyết được
những kết quả sau đây:
- Hệ thống cơ sở lý luận về dự án và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Những kinh nghiệm đạt được trong
quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình ở nước ta trong thời gian vừa qua;
- Phân tích thực trạng công tác thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây
dựng công trình thuộc Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác Thanh quyết toán dự án đầu tư
xây dựng công trình thuộc Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình,
nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả chi phí các dự án xây dựng công trình sử vốn
ngân sách của nhà nước.
7. Nội dung của luận văn
Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị, luận văn gồm
có ba chương
Chương I: Những vấn đề lý luận trong thanh toán, quyết toán dự án hoàn
thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Chương II: Phân tích, đánh giá thực trạng thanh toán, quyết toán dự án hoàn
thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng,
tỉnh Hòa Bình.
Chương III: Nghiên cứu giải pháp và đề xuất nâng cao chất lượng quản lý chi
phí trong thanh toán, quyết toán vốn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án
công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình.
4

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN DỰ
ÁN HOÀN THÀNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Tổng quan về dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công
việc nhằm đạt được mục tiêu, hoặc yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất
định dựa trên nguồn vốn xác định. Ví dụ các dự án quy hoạch các bậc thang
các thủy điện vừa và nhỏ; dự án tin học phục vụ cải cách hành chính trong các
cơ quan quản lý Nhà nước.
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng
nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
1.1.1 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
Thứ nhất dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy
hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng;
Thứ hai dự án có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp;
Thứ ba dự án phải an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công
trình, an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
Thứ tư dự án bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
1.1.2 Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình

Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình, bao
gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất, công
nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu
tư và hình thức quản lý dự án, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả, phòng,
chống cháy, nổ, đánh giá tác động môi trường. Phần thiết kế cơ sở được lập phải
phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm thuyết minh và
các bản vẽ thể hiện được các giải pháp về kiến trúc; kích thước, kết cấu chính;
5

mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng;
công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu được
sử dụng để xây dựng công trình.
1.2. Tổng quan một số vấn đề cơ bản về chi phí và quản lý chi phí
1.2.1. Khái niệm
Chi phí đầu tư xây dựng công trình: là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng
mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật công trình. Do đặc điểm
của sản xuất xây dựng và đặc thù công trình xây dựng nên mỗi công trình có chi phí
khác nhau được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ
quá trình xây dựng.
Quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh
tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu và giá
cả, quy luật cạnh tranh và chịu sự điều tiết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
trong hoạt động xây dựng. Quản lý chi phí thực chất là kiểm soát khống chế chi phí
trong suốt quá trình đầu tư xây dựng từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết
thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Quản lý chi phí trong thanh toán,
quyết toán đầu tư xây dựng là một khâu, một phạm trù của quản lý chi phí đầu tư
xây dựng. Quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
là kiểm soát chi phí giai đoạn từ khi ký kết hợp đồng kinh tế giữa bên giao thầu và
bên nhận thầu đến khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

1.2.2. Vai trò quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Để quản lý nguồn vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng đạt hiệu quả, sử dụng
tiết kiệm và mang lại lợi ích thì nhà nước phải sử dụng các chế tài đủ mạnh, phân bổ
vốn một cách hợp lý, tránh giàn trải cũng như quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn
của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát vốn.
Quản lý chi phí tốt sẽ góp phần chống lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước
cho đầu tư xây dựng.


6

1.2.3. Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu hiệu quả dự
án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường;
2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù
hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn
và các quy định của Nhà nước;
3. Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình phải được
tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu
tư là chi phí tối đa mà Chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công
trình;
4. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công
trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
5. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc
xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
1.3. Quản lý chi phí trong khâu Thanh toán vốn đầu tư
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình nghiệm thu thanh toán
7


SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NGHIỆM THU THANH TOÁN
( Phần hồ sơ kỹ thuật)
ĐỐI TƯNG NGHIỆM THU
THANH TOÁN
ĐƠN VỊ THI CÔNG
HỒ SƠ THANH TOÁN
L a äp
Đệ trình
TƯ VẤN GIÁM SÁT
KIỂM TRA
(+)
VĂN PHÒNG BAN QLDA
LƯU TVGS
(+)
KT SỐ LƯNG
(+)
PHÒNG KỸ THUẬT BQLDA
NGHIỆP VỤ
K Y Õ T H U A ÄT
P. K INH TẾ
KẾ HOẠCH
H o à s ơ
H o à s ơ
(01 bộ)
(Chuyển đến)
(+)
(-)
(Trả lại)
(-)

KIỂM TRA
(+)
(-)
(Trả lại)
LÃNH ĐẠO BAN QLDA
(Trình)
(+)
(Trình)
P H E Â D U Y E ÄT
VĂN PHÒNG
BAN QLDA
(-)
(Trả l ại toàn bộ)
(Trả lại toàn bộ)
VĂN PHÒNG
BAN QLDA
(+)
(07 bộ gốc)
Ghi chú:
(+): Chấp nhận
(-): Không chấp nhân
Chuyển đến
Chuyển đến 01 bộ gốc để lưu
Chuyển đến 01 bộ gốc để lưu
8

1.3.1. Yêu cầu cơ bản quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư
Quản lý chi phí trong khâu thanh toán vốn đầu tư là một công việc phải thực
hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, vì vậy
Chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan cấp phát vốn phải bám sát khâu thanh toán, đảm

bảo giải ngân vốn kịp thời, đúng tiến độ cho nhà thầu. Cụ thể là:
- Xác định căn cứ pháp lý liên quan đến công tác thanh toán vốn đầu tư như
hệ thống văn bản hướng dẫn công tác thanh toán vốn, các quy định về quản lý chi
phí, tuân thủ quy trình thanh toán vốn đầu tư.
- Xác định rõ nguồn vốn, nhu cầu sử dụng, kế hoạch sử dụng để tạo thế chủ
động cho cơ quan cấp phát vốn, phân cấp về quản lý vốn ngân sách mạnh hơn nữa
cho các chủ đầu tư, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát vốn thanh toán một
cách chặt chẽ bằng việc sử dụng các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Điều chỉnh mức
vốn đầu tư theo từng quý, năm sát với thực tế.
- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây
dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục
chi phí khác trong dự toán công trình. Đảm bảo sự chính xác giữa khối lượng dự
toán chủ yếu với khối lượng thiết kế.
- Ban hành các định chế về thanh toán phù hợp, đồng bộ với văn bản hiện hành
về đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian thanh toán, giảm bớt hồ sơ thanh toán, thực hiện
thanh toán trước kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán; kiểm soát trước, thanh toán
sau đối với lần thanh toán cuối cùng.
- Trong hợp đồng kinh tế cần quy định đầy đủ, rõ ràng về nội dung thanh toán,
thời hạn thanh toán, giai đoạn thanh toán, điều chỉnh giá hợp đồng, tạm ứng hợp đồng,
tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành công việc, nghiệm thu công việc, bộ phận,
giai đoạn, bảo hành công trình.
1.3.2. Tài liệu cơ sở để quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư
1.3.2.1 Kế hoạch khối lượng, kế hoạch vốn
- Kế hoạch khối lượng: khối lượng công việc phải thực hiện trong năm kế
hoạch đã được người quyết định đầu tư phê duyệt căn cứ vào:
9

+ Bản vẽ thi công được duyệt;
+ Dự toán, tổng dự toán hạng mục hoặc công trình được duyệt;
+ Tiến độ thi công được duyệt;

+ Điều kiện, môi trường và năng lực xây dựng trong năm của nhà thầu.
- Tình hình thực hiện, tiến độ thực hiện kế hoạch khối lượng của dự án;
- Tổng vốn đầu tư được thanh toán cho dự án trong năm kế hoạch;
- Xác định tình trạng thừa, thiếu vốn để thanh toán cho dự án theo giá trị
khối lượng đã thực hiện trong năm kế hoạch.
1.3.2.2 Căn cứ kiểm soát khối lượng xây dựng hoàn thành:
1 Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự
án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền,
các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
2) Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán cho từng công việc, hạng mục
công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các
công việc thực hiện không thông qua hợp đồng;
3) Văn bản lựa chọn nhà thầu theo qui định của Luật Đấu thầu;
4) Hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu (bao gồm các tài liệu kèm
theo hợp đồng như: điều kiện hợp đồng (điều kiện chung và điều kiện riêng), đề
xuất của nhà thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện tham chiếu, các bản vẽ thiết kế,
các sửa đổi bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng, bảo đảm thực hiện
hợp đồng và các bảo lãnh khác, nếu có;
5) Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của hợp đồng (kể cả dự án
vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công);
Trong 6 tài liệu trên chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ
trường hợp phải bổ xung, điều chỉnh.
6) Các hồ sơ được gửi kèm theo đối với từng lần thanh toán (6 nội dung)
1.3.3. Đánh giá chất lượng quản lý chi phí trong khâu thanh toán vốn đầu tư
1.3.3.1. Đánh giá chất lượng quản lý chi phí theo giai đoạn thanh toán vốn
đầu tư
10

Để đánh giá chất lượng quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư được chia
làm 3 giai đoạn chính:

1) Giai đoạn thứ nhất: Từ khi ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu
đến khi thực hiện thanh toán từng lần trước khi chuyển lên cơ quan cấp phát
vốn chủ đầu tư phải đánh giá chất lượng giai đoạn này, nội dung đánh giá bao
gồm:
2) Giai đoạn thứ 2: Chủ đầu tư kiểm soát hồ sơ thanh toán
1. Kiểm tra khối lượng theo bản vẽ thiết kế và hồ sơ dự thầu so với khối lượng
thực tế thi công đã được nghiệm thu theo từng giai đoạn thanh toán.
2. Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng giá vật liệu, nhân công và máy thi
công trong đơn giá (kể cả đơn giá điều chỉnh bổ sung).
3. Kiểm tra việc tính toán bảng xác định khối lượng hoàn thành, bảng tính giá trị đề
nghị thanh toán (khối lượng trong hợp đồng và khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng).
4. Xác định giá trị đề nghị thanh toán sau khi giảm trừ các giá trị tạm ứng còn tỷ lệ
giảm trừ của thư giảm giá, bảo đảm thực hiện hợp đồng hay bất kỳ khoản thanh toán nào
khác mà bên giao thầu chưa thanh toán cho bên nhận thầu kể cả tiền bảo hành công trình.
5. Kiểm tra tổng thể các hồ sơ thanh toán mà nhà thầu gửi cho chủ đầu tư: số
lượng hồ sơ, biên bản nghiệm thu, chữ ký, đóng dấu của các bên. Các tài liệu gửi
một lần và các tài liệu gửi từng lần.
3) Giai đoạn 3: Chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán đến cơ quan cấp phát vốn.
Chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán lên cơ quan cấp phát vốn. Căn cứ vào hồ sơ thanh
toán của chủ đầu tư gửi lên cơ quan cấp phát vốn (Kho bạc nhà nước đối với vốn NSNN,
cơ quan cho vay đối với vốn vay) sẽ tiến hành kiểm tra một số nội dung sau:
1.4. Quản lý chi phí trong khâu quyết toán dự án hoàn thành
1.4.1. Khái niệm và phân loại quyết toán vốn đầu tư
1.4.1.1 Khái niệm: Quyết toán vốn đầu tư xây dựng là bản báo cáo tài chính
phản ánh việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng một cách hợp pháp, hợp lý
và thể hiện tính hiệu quả, đảm bảo thực hiện quản lý đúng trình tự đầu tư xây dựng
và thỏa mãn nhu cầu của người bỏ vốn.
11

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong

quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí
được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh,
bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư là người lập báo cáo quyết toán vốn để báo cáo với người quyết
định đầu tư (người giao vốn: cơ quan, tổ chức). Người quyết định đầu tư có thể là
một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức. Người quyết định đầu tư xem xét tính hợp pháp,
hợp lý so với các chủ trương chính sách quản lý tài chính về đầu tư và xây dựng.
Cơ sở pháp lý để quyết toán dự án hoàn thành là chính sách quản lý về đầu tư
xây dựng và định chế tài chính của nhà nước và các tổ chức ban hành theo từng thời
kỳ.
Các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn sau phải lập báo cáo quyết toán sau
khi hoàn thành:
- Vốn ngân sách nhà nước;
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước;
- Vốn trái phiếu (chính phủ, chính quyền địa phương);
- Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh;
- Vốn đầu tư phát triển của các Tổng công ty nhà nước, công ty TNHH một
thành viên.
1.4.1.2 Phân loại quyết toán vốn đầu tư
Quyết toán A-B: Quyết toán A-B là quyết toán để thanh lý hợp đồng kinh tế
giữa chủ đầu tư (bên A) và nhà thầu xây dựng (bên B). Quyết toán A-B do nhà thầu
lập (bên B), báo cáo chủ đầu tư (bên A) kiểm tra, phê duyệt để thanh lý hợp đồng.
Căn cứ để quyết toán A-B là hợp đồng kinh tế, hồ sơ dự án, tài liệu kèm theo hợp
đồng và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác thanh toán, quyết
toán.
Quyết toán niên độ: Quyết toán niên độ là báo cáo tình hình triển khai thực
hiện đầu tư của Chủ đầu tư với cơ quan chủ quản. Quyết toán niên độ là do chủ đầu
tư lập. Căn cứ lập báo cáo niên độ là kế hoạch đầu tư hàng năm được thông báo,
12


tình hình thực hiện khối lượng thanh toán vốn đầu tư và các chế độ, chính sách để
phục vụ quản lý, điều hành hoạt động đầu tư của Nhà nước, các Bộ, ngành, địa
phương và cơ quan chủ quản của Chủ đầu tư. Quyết toán niên độ phục vụ công tác
quản lý điều hành hoạt động đầu tư.
Báo cáo đầu tư thực hiện hàng năm của dự án cần phản ánh một số chỉ tiêu:
+ Kế hoạch đầu tư hàng năm;
+ Giá trị khối lượng thực hiện trong năm và luỹ kế từ khởi công;
+ Tổng vốn đầu tư đã được thanh toán trong năm và luỹ kế từ khởi công;
+ Tình hình bàn giao các hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng.
Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: là bản báo cáo tài chính phản ánh
tình hình quản lý sử dụng vốn đầu tư hợp pháp, hợp lệ theo đúng chế độ quản lý kinh tế
tài chính nhà nước từ khi lập dự án đến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu, đưa dự
án vào khai thác sử dụng. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành do chủ đầu tư lập.
1.4.2. Yêu cầu cơ bản quản lý chi phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư
1. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng
chi phí đầu tư đã thực hiện, phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được
phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, giá trị tài sản hình
thành qua đầu tư: tài sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động (TSLĐ);
2. Báo cáo phải thực hiện theo đúng trình tự, các bước lập, báo cáo quyết
toán phải được chuyển đến đúng cấp chức năng thẩm tra và phê duyệt để tổ chức
thẩm tra, phê duyệt kịp thời.
3. Đơn vị, cá nhân lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải
có đủ điều kiện năng lực được quy định theo pháp luật. Trường hợp đơn vị, cá nhân
không đủ điều kiện năng lực thì không được phép thẩm tra báo cáo quyết toán.
4. Bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy
định hiện hành. Báo cáo quyết toán thể hiện đầy đủ các nội dung thực hiện, các phụ
lục đi kèm. Thời gian trong báo cáo phải logic và phù hợp từng bước công việc thực
hiện, nội dung thẩm tra phải thể hiện đầy đủ, có xác nhận của đơn vị có liên quan.
1.4.3. Nội dung quản lý chi phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư
13


1.4.3.1. Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư
1. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết
toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư).
- Loại nguồn vốn tham gia đầu tư dự án: nguồn vốn nhà nước, vốn vay nước
ngoài, vốn vốn vay trong nước và vốn khác.
- Phản ánh nguồn vốn đầu tư cho dự án được cấp có thẩm quyền duyệt trong
quyết định đầu tư dự án, phản ánh nguồn vốn thực tế đầu tư cho dự án tính đến thời
điểm khóa sổ lập báo cáo quyết toán.
2. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, mua sắm
và lắp đặt thiết bị, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư.
Nội dung chi phí đầu tư được ghi trong BCQT:
- Tổng mức đầu tư được duyệt ghi trong quyết định đầu tư hoặc quyết định
điều chỉnh tổng mức đầu tư.
- Dự toán, tổng dự toán được duyệt được ghi trong quyết định phê duyệt hoặc
quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán.
- Chi phí đầu tư dự án (công trình, hạng mục công trình) hoàn thành chủ đầu
tư đề nghị quyết toán.
3. Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành
qua đầu tư: phản ánh những chi phí do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai,
địch họa, được cấp có thẩm quyền cho phép duyệt bỏ không tính vào giá trị hình
thành qua đầu tư.
4. Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công
trình hoặc hạng mục công trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu
động theo chi phí thực tế. Đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn
36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử
dụng phải thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa
vào khai thác sử dụng. Các dự án đầu tư có thời gian từ 36 tháng trở lên phải quy
đổi vốn đầu tư đã thực hiện qua các năm về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao để
xác định giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất, sử dụng.

14

5. Việc phân bổ chi phí khác cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên
tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó;
chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp
của từng tài sản so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.
6. Trường hợp tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định
đầy đủ danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng đơn vị.
7. Hồ sơ trình duyệt quyết toán
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của Chủ đầu tư (bản gốc);
+ Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo văn bản quy định hiện hành do
Chủ đầu tư lập;
+ Các văn bản pháp lý có liên quan;
+ Các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, các tài liệu kèm theo hợp
đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu;
+ Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B;
+ Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành (nếu có, bản gốc);
kèm văn bản của Chủ đầu tư về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung
không thống nhất, kiến nghị;
8. Kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan:
Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tình hình chấp
hành các báo cáo trên của Chủ đầu tư.
Trong quá trình thẩm tra, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan
thẩm tra các tài liệu phục vụ công tác thẩm tra quyết toán; Hồ sơ hoàn công, nhật ký
thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ xung và các hồ sơ chứng từ
thanh toán có liên quan.
1.4.3.2. Nội dung thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
Khái niệm: Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành là kiểm tra tính hợp pháp
của việc đầu tư xác định chính xác số vốn đầu tư thực tế đã sử dụng để xây dựng dự
án, công trình, xác định giá trị tài sản (TSCĐ, TSLĐ) do kết quả đầu tư đem lại

được bàn giao đưa vào sản xuất, khai thác, sử dụng.
15

Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B sử dụng
vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có
thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại thực hiện kiểm toán
quyết toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Hình thức thẩm tra: Tùy theo điều kiện cụ thể về quy mô dự án và bộ máy
chuyên môn thẩm tra trực thuộc, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể
áp dụng một trong hai hình thức thẩm tra quyết toán dưới đây:
Hình thức tự thực hiện thẩm tra: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán
sử dụng cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý có đủ năng lực để trực tiếp thẩm
tra quyết toán hoặc quyết định thành lập tổ tư vấn thẩm tra trước khi phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư.
Hình thức thuê tổ chức kiểm toán độc lập: Người có thẩm quyền phê duyệt
quyết toán cho phép chủ đầu tư thuê tổ chức kiểm toán độc lập, hoạt động hợp pháp
tại Việt Nam kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Lựa chọn
tổ chức kiểm toán theo quy định của Luật Đấu thầu.
1.4.3.3 Các quy định hiện hành
Các quy định hiện hành về thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng
công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Căn cứ Thông tư số Số: 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ
xây dựng về Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xy dựng
- Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của chính
phủ về quản lý chất lượng trong công trình xây dựng (sau đây viết tắt là nghị định
số 15/2013/NĐ-CP)
- Căn cứ thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 quy định

chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng trong công trình xây dựng
16

- Căn cứ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số: TCXDVN 371:2006 về nghiệm
thu chất lượng thi công xây dựng.
- Căn cứ nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2010 về hợp
đồng trong hoạt động xây dựng
- Căn cứ vào hợp đồng xây dựng giữa các bên, và các điều khoản chi tiết trong
hợp đồng;
- Thông tư sô 86/2011/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư,
vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN ngày 17/06/2011
- Thông tư số 19/2011/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ngày 14/02/2011
1.4.3.4 Nội dung thẩm tra phê duyệt quyết toán
Đối với dự án không kiểm toán quyết toán, thì nội dung thẩm tra phê duyệt
quyết toán như sau:
1). Thẩm tra hồ sơ pháp lý:
- Thẩm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định
của pháp luật về đầu tư và xây dựng;
- Thẩm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định
của pháp luật về đấu thầu;
- Thẩm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký với các
nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị) để thực hiện dự án;
2). Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án
- Đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do chủ đầu tư báo cáo với số
xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan để xác định số vốn đầu
tư thực tế thực hiện;
- Thẩm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu
xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
3). Thẩm tra chi phí đầu tư

Các khoản chi phí đầu tư của dự án có thể được thực hiện bởi 2 phương thức:
- Chủ đầu tư (ban quản lý dự án) tự thực hiện;

×