Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cấp công trình hồ chứa nước tỉnh Hà Tĩnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, áp dụng cụ thể cho hồ Nhà Đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 120 trang )



1
LỜI CẢM ƠN

Với sự giúp đỡ của phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, Khoa Công trình
trường Đại học Thuỷ Lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đến nay Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật với đề tài: “
Nghiên cứu giải pháp nâng cấp
công trình hồ chứa nước tỉnh Hà Tĩnh trong điều kiện biến đổi khí hậu,
áp dụng cụ thể cho hồ Nhà Đường
” đã được hoàn thành.
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến các cơ quan đơn vị và các cá nhân
đã truyền đạt kiến thức, cho phép sử dụng tài liệu đã công bố.
Đặc biệt tác giả xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Lê Kim Truyền và
TS. Dương Đức Tiên người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo, của các Quý vị quan tâm và bạn bè đồng nghiệp.
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy Lợi.



Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Tác giả luận văn



VÕ HỒNG QUẾ





2
BẢN CAM KẾT

Tên tôi là: Võ Hồng Quế
Học viên lớp: 19 C22
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Tác giả luận văn



VÕ HỒNG QUẾ



3
MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 2
4. Kết quả dự kiến đạt được. 3
5. Bố cục của luận văn 3
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA Ở HÀ TĨNH . 4
1.1. Tổng quan về các yếu tố tự nhiên của Hà Tĩnh. 4

1.1.1. Vị trí địa lý. 4
1.1.2. Khí hậu, thủy văn 5
1.1.2.1. Khí hậu: 5
1.1.2.2. Thủy văn: 6
1.2. Tổng quan về công trình thủy lợi khu vực Hà Tĩnh. 7
1.2.1. Hồ chứa nước. 7
1.2.2. Đập dâng 10
1.2.3. Hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt, cống vùng triều. 11
1.3. Hiện trạng chất lượng các hồ chứa của Hà Tĩnh. 11
1.3.1. Khái quát 11
1.3.2. Đặc điểm 13
1.4. Điều kiện địa hình các hồ chứa nước của Hà Tĩnh. 17
1.4.1. Điều kiện địa hình chung của Hà Tĩnh. 17
1.4.2. Điều kiện địa hình các hồ chứa. 18
1.5. Điều kiện địa chất các hồ chứa nước khu vực Hà Tĩnh. 19
1.5.1. Điều kiện địa chất các hồ chứa khu vực Hà Tĩnh. 19
1.5.1.1. Các thành tạo của đá: 19
1.5.1.2. Các lớp phủ: 22
1.5.2. Các hoạt động kiến tạo trong khu vực: 22
1.5.3. Các hoạt động địa chất vật lý: 23
1.5.4. Điều kiện địa chất thuỷ văn. 23
1.6. Hiện trạng quản lý, vận hành các hồ chứa ở Hà Tĩnh. 24
1.6.1. Mô hình quản lý 24
1.6.2. Thực trạng công tác quản lý hiện nay. 24
1.6.2.1. Lực lượng quản lý. 24
1.6.2.2. Hồ sơ quản lý. 24
1.6.3. Tình hinh vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình. 25
1.6.4. Thực trạng khai thác. 25
1.7. Những yêu cầu đối với hồ chứa của Hà Tĩnh trong điều kiện biến đổi khí hậu. 26
1.8. Kết luận chương 1. 27

CHƯƠNG II 28
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NHU
CẦU DÙNG NƯỚC CỦA KHU VỰC. 28

2.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu (BĐKH) [2]. 28
2.1.1. Khái quát. 28



4
2.1.2. Các kịch bản biến đổi khí hậu ở khu vực Miền Trung [2]. 29
2.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến khu vực tỉnh Hà Tĩnh. 29
2.2.1. Tác động của BĐKH đến chế độ khí tượng. 30
2.2.1.1. Tác động của BĐKH đến chế độ nhiệt 30
2.2.1.2. Tác động của BĐKH đến chế độ mưa. 33
2.2.1.3. Tác động của BĐKH đến chế độ bốc hơi 34
2.2.1.4. Tác động của BĐKH đến chỉ số ẩm ướt 35
2.2.2. Tác động của BĐKH đến chế độ thủy văn 36
2.3. Ảnh hưởng của BĐKH đến nhu cầu nước ở Hà Tĩnh. 39
2.3.1. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho nông nghiệp. 39
2.3.2. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến đến nhu cầu nước cho thủy sản. 41
2.3.3. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho các ngành khác. 41
2.3.4. Những kiến nghị về tính toán nhu cầu dùng nước trong điều kiện biến đổi
khí hậu. 41
2.4. Ảnh hưởng của BĐKH đến cân bằng nước các hồ chứa ở Hà Tĩnh. 43
CHƯƠNG III 44
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CÁC HỒ CHỨA CỦA
HÀ TĨNH 44

3.1. Đặt vấn đề. 44

3.2. Tính toán thủy văn lưu vực có xét đến ảnh hưởng của BĐKH. 45
3.2.1. Phương pháp tính dòng chảy thiết kế đến hồ có xét đến ảnh hưởng của
BĐKH 45
3.2.2. Tính toán dòng chảy lũ thiết kế khi xét đến ảnh hưởng của BĐKH. 45
3.3. Tính toán cân bằng nước cho lưu vực hồ chứa. 46
3.3.1. Khái niệm về hệ thống nguồn nước và cân bằng nước hệ thống 46
3.3.1.1. Hệ thống nguồn nước 46
3.3.1.2. Khái niệm cân bằng nước hệ thống 46
3.3.2. Tính toán nhu cầu nước. 47
3.3.2.1. Mức đảm bảo cấp nước. 47
3.3.2.2. Các tài liệu về nông nghiệp. 47
3.3.2.3. Tài liệu về các hộ dùng nước khác. 49
3.3.2.4. Tính toán nhu cầu nước. 50
3.3.3. Tính toán cân bằng nước cho lưu vực hồ chứa. 50
3.4. Tính toán điều tiết lũ, đề xuất giải pháp công trình tháo lũ. 50
3.5. Nghiên cứu giải pháp nâng cấp công trình hồ chứa tỉnh Hà Tĩnh trong điều kiện
biến đổi khí hậu. 50
3.5.1. Yêu cầu đặt ra. 50
3.5.2. Phân nhóm các hồ chứa theo đặc trưng của lưu vực và khả năng trữ nước.
51
3.5.3. Các nhóm giải pháp. 52
3.5.3.1. Nhóm các giải pháp công trình: 52
3.5.3.2. Nhóm các giải pháp phi công trình. 53
3.5.4. Các giải pháp công trình tổng thể. 53
3.5.4.1. Nâng cao trình ngưỡng tràn kết hợp cải tạo khả năng tháo của tràn (thay
đổi hình thức ngưỡng để tăng hệ số lưu lượng). 53
3.5.4.2. Nâng cao ngưỡng tràn kết hợp với mở rộng khẩu độ tràn. 55




5
3.5.4.3. Nâng cao ngưỡng tràn kết hợp thay tràn không có cửa van bằng tràn có
cửa van. 56
3.5.4.4. Nâng cao ngưỡng tràn kết hợp làm thêm tràn phụ, tràn sự cố. 57
3.5.4.5. Nâng cao ngưỡng tràn kết hợp thay đổi kiểu tràn thẳng sang tràn ziczắc.
66
3.5.4.6. Nâng cao trình ngưỡng tràn, Nâng cao đập kết hợp với làm tường chắn
sóng 73
3.5.4.7. Kết hợp các giải pháp với nhau 74
3.6. Nghiên cứu các giải pháp nâng cấp công trình đầu mối các hồ chứa ở Hà Tĩnh. 75
3.6.1. Các giải pháp nâng cấp đập dâng 75
3.6.1.1. Đắp áp trúc, tôn cao đập. 75
3.6.1.2. Xử lý chống thấm thân và nền đập. 78
3.6.1.3. Gia cố chống sóng mái thượng lưu. 79
3.6.1.4. Gia cố chống xói mái hạ lưu. 79
3.6.2. Các biện pháp nâng cấp cống lấy nước. 80
3.6.3. Các biện pháp nâng cấp tràn xả lũ. 80
3.7. Kết luận 81
CHƯƠNG IV 82
ỨNG DỤNG KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÁC KỊCH BẢN BĐKH 82
TÍNH TOÁN GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI HỒ
CHỨA NƯỚC NHÀ ĐƯỜNG 82

4.1. Giới thiệu chung về công trình 82
4.1.1. Vị trí địa lý 82
4.1.2. Nhiệm vụ công trình 83
4.1.3. Các chỉ tiêu thiết kế 83
4.1.4. Quy mô công trình 83
4.2. Hiện trạng công trình hồ chứa nước Nhà Đường. 84
4.2.1. Hiện trạng về sử dụng nguồn nước. 84

4.2.2. Hiện trạng đập đất: 84
4.2.3. Hiện trạng cống lấy nước: 85
4.2.4. Hiện trạng tràn xả lũ: 85
4.2.5. Hiện trạng hệ thống kênh: 85
4.2.6. Công tác quản lý và cứu hộ: 85
4.3. Tài liệu địa hình, địa chất. 85
4.3.1. Tài liệu địa hình. 85
4.3.2. Tài liệu địa chất. 87
4.4. Tính toán thủy văn hồ chứa. 87
4.4.1. Tài liệu thuỷ văn: 87
4.4.2. Tính toán thủy văn thiết kế. 87
4.5. Tính toán cân bằng nước hồ chứa. 88
4.5.1. Tính toán nhu cầu nước. 88
4.5.2. Tính toán cân bằng nước. 90
4.6. Nghiên cứu giải pháp nâng cấp hồ chứa nước Nhà Đường. 90
4.7. Tính toán các giải pháp 91
4.7.1. Nâng ngưỡng tràn và mở thêm tràn có cửa van bên cạnh 91
4.7.2. Nâng ngưỡng tràn và mở thêm tràn tự do 91



6
4.7.3. Thay thế tràn tự do bằng tràn xả sâu có cửa van điều tiết. 92
4.8. Lựa chọn giải pháp nâng cấp hồ chứa. 92
4.9. Tính toán giải pháp nâng cấp các công trình đầu mối. 93
4.9.1. Đập đất. 93
4.9.1.1. Hình thức nâng cấp. 93
4.9.1.2. Cao trình đỉnh đập. 93
4.9.1.3. Chiều rộng đỉnh đập: 93
4.9.1.4. Mái đập và cơ đập: 93

4.9.1.6. Tính toán thấm và ổn định đập đất. 95
4.9.2. Tràn xả lũ. 96
4.9.2.1. Giải pháp thiết kế. 96
4.9.2.2. Tính toán thủy lực ngưỡng tràn. 97
4.9.2.3. Kết cấu tràn. 99
4.9.3. Cống lấy nước. 99
4.10. Kết luận. 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
1. Kết quả đạt được của luận văn. 101
2. Những tồn tại của luận văn 101
3. Kiến nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 103



7
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các hồ chứa có dung tích trên 1 tiệu m3 ở Hà Tĩnh 12
Bảng 1.2: Các hồ chứa được nâng cấp từ năm 2003 đến nay 13
Bảng 2.1: Mức tăng nhiệt độ vùng Bắc Trung Bộ theo các kịch bản BĐKH 30
Bảng 2.2: Mức thay đổi lượng mưa năm (%)vùng Bắc trung bộ theo các kịch bản . 34
Bảng 2.3: Biến đổi của dòng chảy trung bình năm tại trạm thủy văn Dừa trên sông
Cả ứng với các kịch bản so với thời kỳ 1980-1999 37
Bảng 2.4: Biến đổi của dòng chảy trung bình mùa lũ tại trạm thủy văn Dừa trên
sông Cả ứng với các kịch bản so với thời kỳ 1980-1999 38
Bảng 2.5: Biến đổi của dòng chảy trung bình mùa cạn tại trạm thủy văn Dừa trên
sông Cả ứng với các kịch bản so với thời kỳ 1980-1999 38
Bảng 3.1: Yêu cầu nước của một số cây trồng cạn 48

Bảng 3.2: Tính toán hệ số tưới cây nông nghiệp 48
Bảng 3.3: Thông số cơ bản một số đập tràn labyrinth đã xây dựng trên thế giới.
68
Bảng 4.1: Quan hệ mực nước và dung tích hồ Nhà Đường 86
Bảng 4.2: Phân phối dòng chảy năm hồ Nhà Đường 87
Bảng 4.3a: Nhu cầu nước tưới nông nghiệp của hồ Nhà Đường (10
6
m
3
) 88
Bảng 4.3b: Nhu cầu nước sinh hoạt, du lịch của hồ Nhà Đường (10
6
m
3
) 89
Bảng 4.3c: Nhu cầu nước công nghiệp của hồ Nhà Đường (10
6
m
3
) 89
Bảng 4.3: Tổng nhu cầu nước của hồ Nhà Đường (10
6
m
3
) 89
Bảng 4.5: Bảng so sánh kết quả tính toán điều lũ các giải pháp 92
Bảng 4.6: Bảng chỉ tiêu cơ lý tính toán ổn định đập 95
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu tính toán của tràn xả lũ 96
Bảng 4.8: Kết quả tính toán toạ độ đường cong ngưỡng tràn. 97




8
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 4
Hình 1.2: Hồ chứa nước Kim Sơn 8
Hình 1.3: Hồ chứa nước Thượng Sông Trí 8
Hình 1.4: Hồ chứa nước Kẻ Gỗ 9
Hình 1.5: Hồ chứa nước Ngàn Trươi 9
Hình 2.1: Hiệu ứng nhà kính 28
Hình 2.2: Nhiệt độ trung bình năm, thời kỳ 1980 - 1999 30
Hình 2.3: Nhiệt độ trung bình năm, thời kỳ 2041 - 2050 31
Hình 2.4: Nhiệt độ trung bình năm, thời kỳ 2091 – 2100 32
Hình 2.5: Lượng mưa năm thời kỳ 2041 – 2050 33
Hình 2.6: Lượng bốc hơi trung bình năm thập kỷ 2041 – 2050 35
Hình 2.7: Chỉ số ẩm năm thời kỳ 1980 – 1999 36
Hình 2.8: Sơ đồ đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước 37
Hình 3.1: Mặt cắt ngưỡng tràn đỉnh rộng 54
Hình 3.2: Mặt cắt của ngưỡng tràn thực dụng Ôphixêrôp 54
Hình 3.3: Mặt bằng và cắt dọc ngưỡng tràn khi được nâng cao, mở rộng 55
Hình 3.4: Chuyển hình thức tràn tự do sang tràn có cửa van 56
Hình 3.5: Tràn sự cố kiểu tự do 58
Hình 3.6: Tràn sự cố hồ chứa nước Vực Trống – Can Lộc 59
Hình 3.7: Tràn sự cố kiểu đập đất để gây vỡ hoặc tự do 61
Hình 3.8. Cắt dọc tràn sự cố hồ Easoup thượng 62
Hình 3.9: Cắt dọc tràn sự cố hồ Kè Gỗ - Hà Tĩnh 64
Hình 3.10: Mặt bằng tràn sự cố hồ Kè Gỗ - Hà Tĩnh 65
Hình 3.11: Tràn zích zắc - Mỹ (nhìn từ hạ lưu) 67
Hình 3.12: Hình thức cấu tạo tràn labyrinth kiểu ngưỡng răng cưa 67
Hình 3.13: Mặt bằng các dạng ngưỡng tràn đặc biệt

68
Hình 3.14: Mô hình tràn Sông Móng (nhìn từ thượng lưu) 70
Hình 3.15: Mô hình 1/2 tràn Phước Hòa (nhìn từ thượng lưu) 70
Hình 3.16: Đập tràn phím Piano Maguga ở Xoa zi lân 71
Hình 3.17: Đập tràn phím Piano Liege ở Bỉ 71
Hình 3.18: Đập tràn phím Piano Goulou ở Pháp 72
Hình 3.19: Mô hình đập tràn phím Piano Văn Phong ở Việt Nam 72
Hình 3.20: Thi công tràn phím đàn- ống dẫn khí đặt dưới console hạ lưu 73
Hình 3.21: Lắp ghép cửa van phụ ở phía trên 73
Hình 3.22: Áp trúc mái thượng lưu đập 76
Hình 3.23: Áp trúc mái thượng hạ lưu đập 77
Hình 3.24: Áp trúc mái thượng thượng hạ lưu đập 78
Hình 4.1: Mặt bằng vị trí hồ Nhà Đường 82
Hình 4.2. Đường quan hệ mực nước, diện tích ngập và dung tích trữ hồ 86
Nhà Đường (Z - F- W) 86
Hình 4.3: Đường cong ngưỡng tràn. 98




9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH: Biến đổi khí hậu
MNDBT: Mực nước dâng bình thường
MNDGC: Mực nước dâng gia cường
MNLKT: Mực nước lũ kiểm tra.
MNKC: Mực nước khống chế
MNC: Mực nước chết
KTXH: Kinh tế xã hội

KH&CN: Khoa học và Công nghệ
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TB: Tây Bắc
BTB: Bắc Tây Bắc
ĐB: Đông Bắc
ĐBBB: Đồng bằng Bắc bộ
BTB: Bắc trung bộ
NTB: Nam trung bộ
TN: Tây nguyên
ĐNB: Đông Nam bộ
TNB: Tây Nam bộ

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Bảng 4.3: Tính toán nhu cầu nước hồ Nhà Đường
Bảng 4.4: Tính toán cân bằng nước hồ Nhà Đường
Phụ lục 4.1: Tính toán điều tiết lũ phương án 1 (lũ thiết kế)
Phụ lục 4.2: Tính toán điều tiết lũ phương án 2 (lũ thiết kế)
Phụ lục 4.3a: Tính toán điều tiết lũ phương án 3 (lũ thiết kế)
Phụ lục 4.3b: Tính toán điều tiết lũ phương án 3 (lũ kiểm tra)
Phụ lục 4.4a: Tính toán thấm đập đất.
Phụ lục 4.4b: Tính toán ổn định đập đất.




10




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay cả nước đã xây dựng trên 2100 hồ chứa có dung tích mỗi hồ từ 0,5
triệu m
3
trở lên, với tổng dung tích trữ được trên 41 tỷ m
3
nước. Trong đó miền
Trung và Tây Nguyên có trên 97 hồ Thủy lợi chứa hơn 2,4 tỷ m
3
nước và 27 hồ
Thủy điện chứa 6,4 tỷ m
3
nước.
Riêng khu vực Hà Tĩnh tính đến năm 2013 có tổng cộng 345 hồ chứa với tổng
dung tích 742,9 triệu m
3
nước, ngoài ra còn hai hồ chứa lớn là hồ Ngàn Trươi
(706x10
6
m
3
) và hồ Rào Trổ (195x10
6
m
3
) đang trong quá trình xây dựng nâng tổng
dung tích các hồ chứa ở Hà Tĩnh lên 1,644 tỷ m
3

nước.

Đa phần các hồ được xây dựng trong bối cảnh sau:
• Xây dựng trong điều kiện Kinh tế chưa phát triển nên mức đầu tư chưa
thỏa đáng, thường phải giảm nhỏ qui mô (đặc biệt mức bảo đảm của công trình), tiết
kiệm đầu tư nên chưa tận dụng hết nguồn sinh thủy.
• Điều kiện kỹ thuật chưa phát triển, nên việc khảo sát, tính toán, đánh giá
tình hình tự nhiên chưa sát thực, chưa sử dụng hết nguồn sinh thủy, giải pháp kỹ
thuật công nghệ xây dựng công trình còn hạn chế nên chưa mạnh dạn xây dựng
những đập cao để sử dụng hết nguồn nước.
• Về việc xác định nhiệm vụ công trình, nhiều hồ chứa chưa đề cập đến
phục vụ đa mục tiêu mà đơn thuần cho tưới hoặc phát điện nên hiệu quả đầu tư
thấp.
• Do yêu cầu bức bách cấp nước cho hạ lưu nên việc khảo sát đánh giá đôi
khi chưa được kỹ càng, xác định qui mô, công nghệ xây dựng chưa hợp lý.
Trong bối cảnh xây dựng các công trình như trên nên việc giải quyết thoả đáng
nhiệm vụ chức năng đa mục tiêu: cấp nước, giảm lũ, úng, hạn chưa được đặt ra
đúng mức. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì miền Trung mới khai thác
được khoảng 15-20% lượng nước tự nhiên. Miền Trung có đặc điểm địa hình dốc,
hẹp, lượng mưa tập trung trên 80% về mùa lũ nên mùa cạn thiếu nước nghiêm
trọng. Mùa lũ do biến đổi khí hậu làm cường độ, thời gian mưa cũng thay đổi gây
nên úng lụt nhiều nơi, điển hình như trận lũ năm 1999, năm 2010.
Trong tương lai, do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội sẽ dẫn tới nhu cầu dùng
nước ngày càng cao. Theo chiến lược phát triển Thủy lợi của Bộ NN&PTNT đến
năm 2020, nhu cầu dùng nước của các tỉnh miền Trung tăng 20-25% so với năm
2010.



2

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, miền Trung là vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng
nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao và có đặc điểm biến động thời tiết
khá cao cho nên vốn là vùng khô hạn, nắng gió có cường độ mạnh; nay do biến đổi
khí hậu nhiệt độ tăng làm cho nhiệt độ nước tăng, thúc đẩy quá trình bốc hơi nước
nhanh hơn (tăng 7,7%-8,9%) dẫn đến yêu cầu nước dùng cho môi trường, tưới, sinh
hoạt tăng hơn.
Nhìn chung, biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến lượng nước đến và nhu
cầu dùng nước và an toàn cho công trình đầu mối, gây khó khăn cho công tác quản
lý, khai thác các hồ chứa nước ở miền Trung.
Tóm lại miền Trung là vùng đất có đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt, địa hình
ngắn, dốc, lũ lụt, hạn hán nặng nề, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn do bối
cảnh lịch sử khi xây dựng các công trình thủy lợi. Nhiều công trình chưa phát huy
hết năng lực, việc cung cấp điều hòa dòng chảy chưa đáp ứng được nhu cầu dùng
nước và giảm nhẹ thiên tai, lượng nước thừa hàng năm đổ ra biển còn khá lớn, trong
khi đó nhu cầu dùng nước ngày càng tăng. Để giải quyết mâu thuẫn đó thì ngoài đầu
tư xây dựng những hồ đập mới, cần nghiên cứu công tác quản lý khai thác, điều
hành để tăng hiệu quả đầu tư và nghiên cứu nâng cấp tăng thêm dung tích trữ nước
của các hồ chứa đã xây dựng để thực hiện nhiệm vụ đa mục tiêu là giải pháp tốt
nhất để giảm thiểu thiên tai, tăng thêm nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội
khu vực miền Trung.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thiên tai và công tác quản lý,
vận hành, đảm bảo an toàn hồ chứa nước khu vực tỉnh Hà Tĩnh.
- Cụ thể của mục tiêu là sử dụng các kết quả phân tích số liệu thủy văn, khí
hậu xác định được tác nhân gây nên hạn hán, lũ lụt… làm mất cân bằng lượng nước
đến và yêu cầu dùng nước, gây khó khăn cho công tác quản lý, vận hành hồ chứa.
- Đề xuất được giải pháp nâng cấp công trình hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Đề xuất và tính toán các giải pháp công trình nâng cấp đầu mối hồ chứa nước
Nhà Đường.

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
Cách tiếp cận:
- Tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu và ứng dụng;
- Điều tra, khảo sát thực tế hiện trường công trình;



3
- Các đánh giá của các chuyên gia;
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và thực tiễn;
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hồ chứa nước Nhà Đường;
- Nghiên cứu các giải pháp khắc phục vấn đề tồn tại của công trình.
4. Kết quả dự kiến đạt được.
Thể hiện được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo các kịch bản đến việc tính
toán nhu cầu dùng nước, mô hình tính toán lũ và công tác quản lý, vận hành đảm
bảo an toàn và nâng cấp các hồ chứa.
Đề xuất phân tích lựa chọn được dung tích hồ chứa và giải pháp nâng cấp
công trình hồ chứa nước của khu vực Hà Tĩnh, nâng cao hiệu quả khai thác, giảm
thiểu thiệt hại do thiên tai (lũ, hạn) và đảm bảo an toàn hồ chứa.
Đề xuất lựa chọn được giải pháp công trình công trình cho hồ chứa nước Nhà
Đường:
- Tính toán cân bằng nước, lựa chọn được dung tích hồ chứa Nhà Đường theo
yêu cầu phục vụ đa mục tiêu trong điều kiện biến đổi khí hậu;
- Lựa chọn được giải pháp công trình cho đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước
theo nhiệm vụ đặt ra, trên cơ sở bảo đảm an toàn hồ chứa nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư;

5. Bố cục của luận văn
MỞ ĐẦU

Chương 1: Tổng quan về hệ thống công trình hồ chứa của Hà Tĩnh.
Chương 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu dùng
nước của khu vực.
Chương 3: Nghiên cứu các giải pháp nâng cấp các hồ chứa của Hà Tĩnh
.
Chương 4: Ứng dụng kết quả tính toán các kịch bản BĐKH tính toán các
giải pháp nâng cấp công trình đầu mối hồ chứa nước Nhà Đường.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục



4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA Ở HÀ TĨNH
1.1. Tổng quan về các yếu tố tự nhiên của Hà Tĩnh.
1.1.1. Vị trí địa lý.

Hình 1. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
Tỉnh Hà Tĩnh có diện tích đất tự nhiên 5.997km
2
(chiếm khoảng 1,8% diện
tích cả nước) thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý:
17
0
53’50’’ - 18
0
45’40’’ độ vĩ Bắc và
105

0
05’50’’ - 106
0
30’20’’ độ kinh Đông.
Ranh giới:
- Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, ranh giới là Sông Lam và dãy núi Thiên Nhẫn.
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, ranh giới là dãy núi Hoành Sơn.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Bolikhămxay và tỉnh Khămmuộn (Lào) với chiều dài
biên giới là 170km và ranh giới là dãy Trường Sơn.
Tỉnh Hà Tĩnh gồm có:
- 1 Thành phố: Thành Phố Hà Tĩnh;



5
- 1 Thị xã: Thị xã Hồng Lĩnh;
- 10 huyện: Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ
Anh, Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà và Vũ Quang.
Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước mà còn với Lào
và Thái Lan. Hà Tĩnh có điều kiện trở thành cầu nối của hai miền Nam, Bắc và là
nút giao thông quan trọng trên trục hành lang Đông - Tây của khu vực, với các
tuyến giao thông huyết mạch đi qua như: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường
sắt Bắc - Nam, đường biển (trục giao thông Bắc - Nam); Quốc lộ 8 với của khẩu
Quốc tế Cầu Treo và Quốc lộ 12 với cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) nối với hệ
thống cảng biển nước sâu Vũng Áng.
Hà Tĩnh có 137km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn (Cửa Hội, Cửa Sót,
Cửa Nhượng và Cửa Khẩu) cùng với hệ thống giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho
giao thương kinh tế, văn hóa xã hội và phát triển kinh tế.
1.1.2. Khí hậu, thủy văn

1.1.2.1. Khí hậu:
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm 22-25
o
C. Trong năm, khí hậu
được chia thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu khô nóng nhất là từ tháng
5 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình tháng từ 24,7
o
C (tháng 4) đến 32,9
o
C (tháng 6).
Nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 38,5÷40
o
C.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng
từ 18,3
o
C (tháng 1) đến 21,8
o
C (tháng 11) với nhiều ngày ở một số khu vực có nhiệt
độ dưới 7
o
C (tháng 11,12).
Độ ẩm: Nhìn chung độ ẩm không khí tương đối cao (trung bình khoảng từ
84÷87%), độ ẩm trung bình cao nhất khoảng 92÷96%, vào các tháng 1,2,3, độ ẩm
trung bình thấp nhất khoảng 55÷70% vào các tháng 6,7,8.
Bốc hơi: Bốc hơi Piche trung bình năm đạt 800mm. Lượng bốc hơi lớn thường
xảy ra vào tháng 7 với mức trung bình tháng đạt 180 - 200 mm. Tháng 2 có lượng
bốc hơi nhỏ nhất 27 - 34 mm.
Số giờ nắng: 1.400-1.600 giờ/năm.




6
Chế độ gió: Hà Tĩnh nằm trong vùng khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió
mùa và gió Lào nhưng hướng gió mang tích chất phân mùa không rõ rệt như một số
địa phương khác thuộc khu vực Bắc Trung Bộ hoặc Bắc Bộ.
- Tốc độ gió trung bình đạt từ 1,7÷2,4 m/s.
- Mùa Đông hướng gió chủ đạo là gió Tây Bắc rồi đến gió Bắc và Đông Bắc,
tần suất tổng cộng tới 50÷60%.
- Mùa hè: Hướng gió chủ đạo là gió Nam, tần suất 40 ÷ 50%.
Bão thường xuất hiện bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 11,12. Bình
quân mỗi năm có từ 2 ÷ 3 cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Tĩnh.
Chế độ mưa: Hà Tĩnh có lượng mưa khá lớn, trung bình trên 2.000 mm/năm,
cá biệt có nơi lên đến 3.500 mm/năm. Những cơn mưa lớn gồm thượng nguồn sông
Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ, khu vực Hoành Sơn, Kỳ Lạc - Kỳ Anh. Lượng mưa
thường phân bố không đồng đều trong năm: Mùa Đông - Xuân lượng mưa thấp, chỉ
đạt 25% lượng mưa hàng năm, chủ yếu là mưa phùn kết hợp với gió mùa Đông Bắc.
Mưa lớn tập trung vào mùa Hạ và Thu; chiếm 85% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối
thu thường mưa rất to. Mưa lớn thường gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét.
1.1.2.2. Thủy văn:
Hà Tĩnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nhưng có đặc điểm chung là chiều
dài ngắn, lưu vực nhỏ, tốc độ dòng chảy lớn, nhất là về mùa mưa lũ. Sự phân bố
dòng chảy đối với các sông suối ở Hà Tĩnh theo mùa rõ rệt, hầu hết các con sông
chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn, những vùng thấp trũng ở hạ lưu đất
thường bị nhiễm mặn do chế độ thủy văn.
Hà Tĩnh có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ đập khá
dày đặc. Ngoài 345 hồ chứa với tổng dung tích gần 743 triệu m3, 57 đập dâng lớn
nhỏ có lưu lượng trên 30,13 m3/s. Các hồ, đập phục vụ cung cấp nước cho sinh
hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và các hoạt động phát triển KTXH khác đồng thời

đây cũng là nơi giữ nước trong mùa mưa và điều tiết nước trong mùa hạn. Toàn tỉnh
có trên 30 con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài trên 400 km, trữ lượng khoảng 11-13
tỷ m3/năm. Tổng lưu vực của các con sông khoảng 5.436 km2, trong đó sông La do
2 con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố hợp thành với diện tích lưu vực 3.221 km2, sông



7
Cửa Sót hợp lưu của sông Nghèn và sông Rào Cái với diện tích lưu vực 1.349 km2,
sông Cửa Nhượng hợp lưu của sông Gia Hội và sông Rác có diện tích lưu vực 356
km2, sông Cửa Khẩu hợp lưu của sông Trí và sông Quyền với diện tích lưu vực 510
km2. Các con sông ở Hà Tĩnh là nguồn cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và
các hoạt động phát triển KTXH, đồng thời cũng có chức năng thoát nước về mùa
mưa lũ.
Theo thống kê Hà Tĩnh có 9 vùng có triển vọng cung cấp nước dưới đất với
tổng trữ lượng khoảng 85 triệu m3, bao gồm: Vùng Nghi Xuân diện tích khoảng 50
km2; vùng Nam núi Ông với diện tích khoản 7 km2; vùng Thạch Hà, Cẩm Xuyên
với diện tích khoảng 76 km2; vùng thung lũng sông Rác với diện tích gần 90 km2;
vùng thung lũng Rào Nộ diện tích khoảng 65 km2; vùng thung lũng Ngàn Sâu và
sông Tiêm diện tích khoảng 230km2; vùng thung lũng Chúc A diện tích khoảng
65km2.

1.2. Tổng quan về công trình thủy lợi khu vực Hà Tĩnh.
1.2.1. Hồ chứa nước.
Hà Tĩnh là tỉnh nằm giữa của khu vực Bắc trung bộ, có dãy Trường Sơn chạy
song song với bờ biển và do phát triển ngang của dãy Hoành Sơn chắn phía Nam
của tỉnh tạo thành một vùng hứng gió biển nên ở đây có lượng mưa lớn hơn các
vùng khác trong tỉnh và lượng mưa trung bình nhiều năm cũng lớn hơn các tỉnh lân
cận như Quảng Bình hay Nghệ An.
Tổng lượng mưa rơi trên địa bàn tỉnh xấp xỉ 13 đến 18 tỷ m

3
/năm. Tổng lượng
nước đến biến động từ 10 đến 11 tỷ m
3
/năm. Kết hợp với địa hình nhiều đồi núi rất
thuận lợi cho phát triển xây dựng hồ chứa nước thủy lợi. Tính đến 31/12/2013 toàn
tỉnh đã xây dựng được 345 hồ chứa với tổng dung tích 743 triệu m
3
, hiện đang đầu
tư xây dựng thêm 2 hồ chứa có tổng dung tích 900 triệu m
3
là hồ Ngàn Trươi và hồ
Rào Trổ; và tiếp tục xem xét đầu tư xây dựng thêm khoảng 5 hồ chứa có dung tích 5
đến 10 triệu m
3
nước theo quy hoạch đến năm 2020 nâng tổng dung tích các hồ
chứa lên 1,7 tỷ m
3
năm 2020.



8

Hình 1.2: Hồ chứa nước Kim Sơn


Hình 1.3: Hồ chứa nước Thượng Sông Trí




9

Hình 1.4: Hồ chứa nước Kẻ Gỗ

Hình 1.5: Hồ chứa nước Ngàn Trươi
Hồ chứa nước là công trình lợi dụng tổng hợp, cấp nước tưới, sinh hoạt, công
nghiệp và phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác, cải tạo cảnh quan môi trường
sinh thái; điều tiết lũ để phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng
và tài sản nhân dân vùng hạ lưu.



10
Hồ chứa nước có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và sản xuất
nông nghiệp nói riêng. Nhà nước rất quan tâm phát triển xây dựng các hồ chứa nước
đặc biệt là từ sau khi đất nước thống nhất.
Nhiều hồ chứa nước có dung tích lớn và trung bình so với cả nước như hồ
Ngàn Trươi (huyện Vũ Quang), Kẻ Gỗ, Thượng Tuy (huyện Cẩm Xuyên), Rào Trổ,
Sông Rác (huyện Kỳ Anh).v.v…mang lại hiệu ích to lớn, cấp nước phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường sinh thái, còn có
nhiệm vụ cắt lũ bảo đảm an toàn cho hạ du.
Hà Tĩnh là địa phương nằm trong tốp 10 tỉnh có số hồ chứa lớn nhất cả nước
với 345 hồ và là tỉnh có mật độ hồ chứa dày nhất nhì cả nước. Hồ chứa nước có
nhiều lợi ích song cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ sự cố, đe doạ đến an toàn của công
trình và hạ du. Trong thời gian qua nhiều hồ chứa có quy mô vừa và nhỏ đã bị vỡ
gây thiệt hại đáng kể tới người, tài sản của nhân dân.
- Tháng 4 năm 1994 vỡ đập Họ Võ – xã Hương Giang – huyện Hương Khê có
dung tích 1,6 triệu m
3

.
- Năm 2007 do ảnh hưởng của các cơn bão số 2, số 5 mưa lớn đã gây vỡ 7 hồ
đập ở huyện Hương Khê: hồ Khe Sắn, Đập Dài, Đập Làng
- Tháng 6 năm 2009 vỡ đập Ke 2/20 Rec (0,30 triệu m3) xã Hương Trạch –
huyện Hương Khê.
- Năm 2010, do ảnh hưởng của hai đợt lũ liên tiếp cuối thánh 9 và đầu thánh
10 đã gây vỡ các đập Khe Mơ, Vàng Anh, đập Ngưng (huyện Hương Sơn).
Các hồ bị sự cố nguyên nhân do chất lượng thi công không bảo đảm, mưa lũ
quá lớn vượt tần suất thiết kế, công tác quản lý còn nhiều hạn chế, không đủ kinh
phí để sửa chữa nâng cấp.
Để phát huy mặt lợi và đề phòng các diễn biến bất lợi, công tác đầu tư sửa
chữa, nâng cấp, quản lý hồ chứa cần được quan tâm và tăng cường nhằm bảo đảm
an toàn công trình và nâng cao hiệu quả của hồ chứa.
1.2.2. Đập dâng
Với hệ thống sông suối khá dày đặc, điều kiện địa hình thay đổi nhiều và
lượng dòng chảy cơ bản hàng năm khá lớn. Hà Tĩnh có khá nhiều công trình đập
dâng quy mô nhỏ gồm 57 công trình với tổng lưu lượng cơ bản 30,13 m
3
/s.



11
1.2.3. Hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt, cống vùng triều.
Với các hệ thống sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh gồm hệ thống sông La (thuộc
lưu vực sông Cả) đổ ra cửa Hội, lưu vực sông Nghèn đổ ra cửa Sót, sông Quyền,
sông Rác đổ ra cửa Nhượng và lưu vực sông Trí, sông Vinh đổ ra cửa Khẩu. Hệ
thống công trình ngăn mặn giữ ngọt ở Hà Tĩnh phát triển tương đối mạnh. Điển
hình là công trình cống Đò Điểm được Bộ đầu tư xây dựng hoàn thành đã cung cấp
nước ngọt cho sản xuất, sinh hoạt của một vùng dân cư rộng lớn của các huyện Can

Lộc, Thạch Hà và Lộc Hà. Công trình là cống ngăn sông nghèn có khẩu độ m chia
làm 9 cửa. Ngoài ra, trong kế hoạch xây dựng công trình cấp nước cho khu kinh tế
Vũng Áng, lưu vực sông Trí, sông Vinh cũng được xây dựng ba ra Kỳ Hà với khẩu
độ 120m chia làm 15 cửa. Khi công trình hoàn thành thì phần lớn các xã vùng ven
biển Kỳ Anh sẽ được ngọt hóa đồng thời đảm nhiệm cấp nước cho khu kinh tế
Vũng Áng khoảng 200.000 m
3
/ng.đ.
Ngoài hai công trình có quy mô lớn nói trên thì Hà Tĩnh còn có hàng trăm
cống lớn nhỏ vùng triều phục vụ ngăn mặn, thoát lũ và lấy nước cho nuôi trồng thủy
sản phân bố dọc theo gần 100km đê cửa sông và đê biển của tỉnh.
1.3. Hiện trạng chất lượng các hồ chứa của Hà Tĩnh.
1.3.1. Khái quát
Như đã trình bày ở trên, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 347 hồ chứa nước
lớn nhỏ, với tổng dung tích hơn 1,644 tỷ m
3
(Bao gồm cả hai hồ lớn đang xây dựng
là Ngàn Trươi và Rào Trổ) trong đó:
- Hồ có dung tích trên 100 triệu m
3
: 4 hồ (Ngàn Trươi, Kẻ Gỗ, Rào Trổ, sông
Rác) có tổng dung tích 1,37 tỷ m
3
.
- Hồ có dung tích từ 10 đến 100 triệu m
3
: 9 hồ với tổng dung tích 180 triệu m
3
.
- Số hồ có dung tích trữ từ 5 đến dưới 10 triệu m

3
có 4 hồ với tổng dung tích
32 triệu m
3
.
- Số hồ có dung tích trữ từ 1 đến dưới 5 triệu m
3
có 31 hồ với tổng dung tích
62 triệu m
3
.
- Số hồ có chiều cao đập từ 10m trở lên có 112 hồ
Các hồ nước này ngoài nhiệm vụ cung cấp nước cho 63.344,3 ha lúa, màu, cây
công nghiệp, phục vụ dân sinh và kinh tế thì còn có nhiệm vụ điều tiết lũ bảo vệ
vùng hạ du



12
Bảng 1.1: Các hồ chứa có dung tích trên 1 tiệu m3 ở Hà Tĩnh
TT Tên công trình Địa điểm
Thông số kỷ thuật

F(lv) (km
2
)
Dung tích
(10
6
m

3
)
45
Tổng

1143,06
742,90
1
Hồ Kẽ Gỗ
Cẩm Mỹ
223,0
345,0
2
Hồ Thượng Tuy
Cẩm Sơn
10,0
18,90
3
Hồ Đập Bún
Bắc Sơn
3,2
3,52
4
Hồ Thượng sông Trí
Kỳ Hoa
36,20
25,40
5
Hồ Kim Sơn
Kỳ Hoa

20,00
17,00
6
Hồ Tàu Voi
Kỳ Thịnh
9,60
7,50
7
Hồ Mạc Khê
Kỳ Giang
5,40
5,30
8
Hồ Đá Cát
Kỳ Tân
11,00
3,35
9
Hồ Mộc Hương
Kỳ Trinh
5,70
3,52
10
Hồ Sông Rác
Cẩm Minh
115,0
124,50
11
Hồ đập Làng
Hương Thuỷ

2,00
2,80
12
Hồ Khe Sông
Phúc Trạch
1,80
1,10
13
Hồ Khe Con
Hương Giang
9,60
1,68
14
Hồ Họ Võ
Hương Giang
9,20
1,59
15
Hồ đập họ
Hương Long
3,00
1,60
16
Hồ Khe Trồi
Phúc Trạch
1,80
1,37
17
Hồ Khe Dài
Gia Phố

1,20
1,26
18
Hồ Mục Bài
Hương Xuân
9,30
2,00
19
Hồ Khe Nậy
Hòa Hải
5,00
1,10
20
Hồ Nhà Lào
Phú Phong
2,20
1,20
21
Hồ đập Trạng
Hương Thủy
4,30
1,20
22
Hồ đập Mưng
Phương Điền
5,30
1,30
23
Hồ Đá Hàn (Chưa bàn giao)
Hòa Hải

134,00
19,80
24
Hồ Cửa Thờ - Trại Tiểu
Mỹ Lộc
20,9
15,90
25
Hồ Cu Lây - Trường Lão
Phúc Lộc
14,0
13,00
26
Hồ Vực Trống
Phú Lộc
11,40
13,00
27
Hồ Nhà Đường
Thiên Lộc
11,00
3,61
28
Đập Cố Châu
Gia Hanh
1,30
1,80
29
Hồ Đồng Hố
Hồng Lộc

2,85
1,27
30
Hồ Khe Hao
Tân Lộc
6,00
4,43
31
Hồ Bình Hà
Thường Nga
11,0
9,60
32
Hồ Xuân Hoa
Cổ Đạm
13,00
9,00
33
Hồ Đá Bạc
Đậu Liêu
5,60
2,95



13
34
Hồ Cồn Tranh
Cổ Đạm
3,70

2,00
35
Hồ Thiên Tượng
Bắc Hồng
2,50
1,20
36
Hồ Khe Cò
Sơn Lễ
6,00
3,20
37
Hồ Nồi Tranh (thượng)
Sơn Lễ
2,50
1,30
38
Hồ Nồi Tranh (hạ - liên hồ)
Sơn Lễ
1,1
0,4
39
Hồ Cây Trường
Sơn Diệm
4,5
2,20
40
Hồ Vực Rồng
Sơn Tiến
4,5

1,70
42
Hồ Cao Thắng
Sơn Giang
6,70
2,70
42
Hồ Khe Dẻ
Sơn Mai
2,50
1,34
43
Hồ Bộc Nguyên
Cẩm Thạch
32,00
19,00
44
Thủy điện Hố Hô
Phúc Trạch
278,60
38,00
45
Thủy điện Hương Sơn
Sơn Kim
73,60
3,27

1.3.2. Đặc điểm
- Các hồ chứa chủ yếu được xây dựng từ những năm 1960 - 1970 trong điều
kiện nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, công tác khảo sát, thiết kế và thi

công còn nhiều thiếu sót, các công trình đầu mối không được xây dựng hoàn thiện.
Thời gian khai thác, sử dụng các hồ đã lâu, việc quản lý chưa được quan tâm đúng
mức, thiếu kinh phí để duy tu sửa chữa, dẫn đến nhiều hồ chứa nước nhanh chóng
bị xuống cấp, gây mất an toàn công trình. Trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2012,
có 79 hồ chứa đã được đầu tư ngân cấp, sửa chữa bằng các nguồn vốn.
Bảng 1.2: Các hồ chứa được nâng cấp từ năm 2003 đến nay
TT
Tên công trình
Địa điểm
(xã, huyện)
Thông số
Năm tu bổ,
nâng cấp
Flv (km
2
)
W (10
6
m
3)

A Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

1
Hồ Đập Bún
Bắc Sơn Thạch Hà
3,60
3,32
2009
2

Hồ Thượng Tuy
Cẩm Sơn, Cẩm Xuyên
10,50
18,90
2009
3
Hồ Sông Rác
Cẩm Minh, Cẩm Xuyên
115,00
124,50
2009
4
Hồ Mạc Khê
Kỳ Giang Kỳ Anh
5,40
5,30
2009
5
Cù Lây - Trường Lão
Thuần Thiện Can Lộc
14,80
13,00
2010
6
Hồ Thiên Tượng
TX Hồng Lĩnh
2,50
1,20
2009
7

Hồ Khe Sung
Kỳ Lâm Kỳ Anh
1,30
0,70
2009
8
Hồ Tùng Lau
Kỳ Hợp Kỳ Xuân
1,00
0,50
2009
9
Hồ Nhà Đường
Thiên Lộc Can Lộc
11,00
3,61
2008
10
Hồ Cửa Thờ - Trại
Tiểu
Mỹ Lộc Can Lộc 20,90 15,90 2008
B
Nguồn vốn Ngân sách

1
Hồ Đập Trằm
Thạch Tiến, Thạch Hà
0,52
0,18
2007




14
2
Hồ Khe Cò
Sơn Lễ, Hương Sơn
6,00
4,20
2011
3
Hồ Đập Toi
Sơn Lễ Hương Sơn
1,20
0,30
2012
4
Hồ Cơn Trường
Sơn Diệm, Hương Sơn
4,50
3,46
2009
5
Hồ Đập Mạ
Sơn Lễ, Hương Sơn
1,30
0,25
2011
6
Hồ Bình Hà

Đức Dũng Đức Thọ
11,00
8,50
2009
7
Hồ Cây Cam
Kỳ Lâm Kỳ Anh
0,80
0,20
2003
8
Hồ Cầm Kỳ
Kỳ Hoa Kỳ Anh
3,00
0,10
2004
9
Hồ Cồn Đền
Kỳ Hoa Kỳ Anh
1,20
0,20
2005
10
Hồ Nhà Lào
Phú Phong, Hương Khê
2,20
1,20
2004
11
Hồ Ma Leng

Phúc Trạch, Hương Khê
5,60
0,76
2010
12
Hồ Đập Dài
Phúc Trạch, Hương Khê
0,65
0,19
2010
13
Hồ Khe Nậy
Hòa Hải, Hương Khê
4,85
1,10
2010
14
Hồ Đập Đá
Phúc Trạch, Hương Khê
1,30
0,37
2009
15
Hồ Mộc Hương
Kỳ Trinh Kỳ Anh
5,70
1,80
2012
16
Hồ Đá Cát

Kỳ Tân - Kỳ Anh
11,00
3,50
2012
17
Hồ Vực Trống
Phú Lộc- Can Lộc
11,40
13,00
2008
C
Nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB)


1
Hồ Đập Tây
Kỳ Xuân, Kỳ Anh
1,20
0,20
2007
2
Hồ Khe Lau
Cẩm lĩnh, Cẩm Xuyên
3,00
0,70
2006
3
Hồ Đập Xạ
Bắc Sơn, Thạch Hà
6,00

0,44
2003
4
Hồ Đồng Bản
Xuân Liên, Nghi Xuân
1,50
0,60
2003
5
Hồ Làng Bàu
Cương Gián, Nghi Xuân
0,30
0,05
2006
6
Hồ Câu Sung
Sơn Lâm, Hương Sơn
1,50
0,50
2004
7
Hồ Mạ Môi
Sơn Lâm, Hương Sơn
1,50
0,30
2005
8
Hồ Cửa Cá
Sơn Lễ, Hương Sơn
2,60

0,50
2008
9
Hồ Cây Bưởi
Sơn Tây., Hương Sơn
1,00
0,65
2003
10
Hồ Đá Chết
Sơn Lâm, Hương Sơn
1,00
0,12
2005
11
Hồ Cố Kiều
Hương Bình, Hương Khê
0,50
0,05
2003
12
Hồ Đập Miệu
Hương Vĩnh, Hương Khê
2,80
0,19
2007
13
Hồ Nhà Lào
Phú Phong, Hương Khê
2,20

1,20
2004
14
Hồ Kè Gỗ
Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên
223,00
345,00
2010
15
Hồ Kim Sơn
Kỳ Hoa, Kỳ Anh
20,00
17,00
2010
16
Hồ Văn Võ
Kỳ Văn, Kỳ Anh
8,24
0,58
2009
17
Hồ Đập Làng
Gia Phố, Hương Khê
1,55
0,04
2008
18 Hồ Đập Hội Hương Trạch, Hương Khê 4,00 0,55 2010
D
Nguồn vốn khác, nguồn vốn OFID, CBRIP, HIRDP, MRPR


1
Hồ Rầy Chè
Kỳ Tây, Kỳ Anh
1,30
0,32
2010
2
Hồ Khe Su
Cẩm Minh, Cẩm Xuyên
0,81
0,17
2010
3
Hồ Bàu Bà
Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên
0,57
0,29
2010
4
Hồ Khe Lim
Xuân Hồng, Nghi Xuân
1,20
0,26
2012
5
Hồ Đồng Kiện
Xuân Liên, Nghi Xuân
1,10
0,11
2011

6
Hồ Trúc Bè
Xuân Lĩnh, Nghi Xuân
5,20
0,12
2010
7
Hồ Nhà Lương
Xuân Viên, Nghi Xuân
2,30
0,30
2010



15
8
Hồ Cây Đa
Sơn Thịnh, Hương Sơn
0,52
0,06
2012
9
Hồ Đập Ngưng
Sơn Phú, Hương Sơn
1,10
0,22
2011
10
Hồ Khe Kẽm

Sơn Thủy, Hương Sơn
0,60
0,24
2010
11
Hồ Thanh Niên
Tân Hương, Đức Thọ
1,05
0,22
2011
12
Hồ Cỏ Lăn
Kỳ Bắc, Kỳ Anh
1,16
0,49
2012
13
Hồ Đập Bồ
Bắc Sơn, Thạch Hà
4,00
0,20
2012
14
Hồ Mỏ Kẹc
Sơn Trương, Hương Sơn
0,75
0,02
2003
15
Hồ Đập Lù

Hương Trạch, Hương Khê
1,02
0,36
2009
16
Hồ Trục Xối
Đức An ,Đức Thọ
0,80
0,63
2006
17
Hồ Phượng Thành
Đức Long, Đức Thọ
1,20
0,94
2006
18
Hồ Đập Trấm
Đức Bồng, Vũ Quang
0,61
0,52
2005
19
Hồ Mỹ Phúc
Đức Lĩnh, Vũ Quang
0,50
0,36
2004
20
Hồ Khe Oi

Hương Minh, Vũ Quang
0,60
0,09
2004
21
Hồ Nươc Vàng
Hương Liên, Hương Khê
2,30
1,10
2006
22
Hồ Đập Trạng
Hương Thủy, Hương Khê
4,30
1,20
2005
23
Hồ Đập Đợi
Nam Hương, Thạch Hà
6,80
0,21
2006
24
Hồ Đập Khe Đập
Hương Thọ, Vũ Quang
1,10
0,10
2003
25
Hồ Khe Gát

Hương Trà, Hương Khê
1,00
0,12
mới
26
Hồ An Hùng
Thượng Lộc, Can lộc
3,00
0,89

27
Hồ Cơn Trường
Kỳ Tây, Kỳ Anh
1,00
0,50
2006
28
Hồ Đập Mưng
Phương Điền, Hương Khê
5,30
1,30
2005
29
Hồ Đập Thia
Phương Điền, Hương Khê
1,10
0,12
2005
30
Hồ Đập Chọ Mít

Đức Giang Vũ Quang
0,50
0,03
2006
31
Hồ Hộp Trổ
Đức Giang Vũ Quang
2,20
0,31
2005
32
Hồ Đập Làng
Mỹ Lộc Can Lộc
0,51
0,17
2004
33
Hồ Cầu Kè
Sơn Diệm, Hương Sơn
1,50
0,41
2005
34
Hồ Bái Thượng
Nam Hương, Thạch Hà
0,82
0,14
2006
79 Cộng


Các công trình sau nâng cấp đã được tính toán thiết kế lại theo tiêu chuẩn mới
để đảm bảo an toàn công trình. Tuy nhiên, trước tình trạng biến đổi khí hậu đang
xảy ra ngày càng mãnh liệt, trong quá trình sử dụng, vận hành vẫn xuất hiện một số
tồn tại như sau.
- Về thiết kế: Mặc dù trong quá trình sửa chữa, nâng cấp, các hồ chứa đã được
tính toán lại theo tiêu chuẩn mới, được cập nhật kéo dài chuỗi đo đạc số liệu khí
tượng thủy văn. Tuy nhiên, chưa xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, ngoài ra, đa số các
hồ chứa chưa có số liệu đo đạc khí tượng, thủy văn riêng mà chủ yếu khi tính toán
sử dụng số liệu của lưu vực tương tự tính theo phương pháp tương quan nên độ
chính xác không cao. Đặc biệt là đối với vùng có điều kiện khí hậu phức tạp như
vùng Bắc trung bộ nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.

×