Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

“Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 120 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và làm luận văn, được sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy
giáo, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, bằng sự nỗ lực cố gắng học tập, nghiên cứu và
tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm thực tế của bản thân đến nay đề tài “Nghiên cứu lượng
giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và
Cù Lao Chàm” đã được tác giả hoàn thành đúng thời hạn quy định.
Trong khuôn khổ của luận văn, với kết quả còn rất khiêm tốn trong việc
nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu lượng giá thiệt hại do sự cố
dầu tràn đối với môi trường và hệ sinh thái vùng ven biển, áp dụng cụ thể cho khu
vực Cửa Đại và Cù Lao Chàm, góp phần củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn cho
quản lý môi trường, chủ động ứng phó, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại từ sự cố
tràn dầu, tác giả hy vọng đóng góp một phần nhỏ phục vụ cho nghiên cứu các vấn
đề có liên quan.
Đặc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn
khoa học - TS. Nguyễn Lê Tuấn, PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp các thông tin khoa học cần thiết trong quá trình
thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa
Kinh tế và quản lý - Trường Đại học Thủy lợi, đã giảng dạy tạo điều kiện giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Nghiên cứu quản
lý biển và hải đảo - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nơi tác giả đang công tác;
Phòng Đào tạo Đại học và sau đại học - Trường Đại học Thuỷ lợi; Gia đình và bạn bè
đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế của bản
thân tác giả nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành giúp tác giả hoàn thiện hơn đề tài
của luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2014
HỌC VIÊN



NGUYỄN THỊ THÚY
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực và không sao chép từ bất
kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2014
HỌC VIÊN


NGUYỄN THỊ THÚY
























DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ TEV 8
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam 24
Hình 2.2 Hướng gió và tần suất xuất hiện ở biển Miền Trung Việt Nam 26
Hình 2.3 Dân số và phân bố dân cư ven biển tỉnh Quảng Nam 27
Hình 2.4 Bản đồ phân bố cơ cấu kinh tế ở các huyện thị xã ven biển Quảng Nam . 28
Hình 2.5 Bản đồ du lịch tỉnh Quảng Nam 29
Hình 2.6 Các tuyến hàng hải gần khu vực Quảng Nam 30
Hình 2.7 Bản đồ phân bố san hô và thảm cỏ biển KBTB Cù Lao Chàm 35
Hình 3.1 Cách tiếp cận lượng giá thiệt hại môi trường do tràn dầu gây ra tại khu vực
Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 62
Hình 3.2: Cơ cấu các loại thiệt hại đối với hệ sinh thái biển khu vực Cửa Đại và Cù
Lao Chàm 81




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các tiêu chí và thông số đánh giá tác động của dầu tràn đến tài nguyên và
môi trường biển 3
Bảng 1.2: Các phương pháp lượng giá giá trị tài nguyên/môi trường 11
Bảng 1.3: Các phương pháp lượng giá giá trị tài nguyên/môi trường theo WB 12

Bảng 2.1 Các yếu tố khí tượng trung bình trong vòng 10 năm (2002-2012) tại
Quảng Nam 25
Bảng 2.2 Sản lượng khai thác thủy sản của các huyện/thành phố ven biển 31
Bảng 2.3 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của các huyện/thành phố ven
biển trong năm 2012 32
Bảng 2.4 : Số lượng dầu thu gom và chi phí ứng phó tại các địa phương thuộc đợt 1
38
Bảng 2.5: Chi phí thay thế, di chuyển và phục hồi loài động vật có vú ở biển và
trong đất liền – Kết quả phân tích sự cố tràn dầu Exxon Valdez ; USD 1989 43
Bảng 2.6: Giá trị thay thế cho chim biển và đại bàng – Kết quả vụ tràn dầu Exxon
Valdez. (USD, 1989) 44
Bảng 2.7: Khoản đền bù quỹ IOPC nhận được từ Pháp và Tây Ban Nha (theo đồng
Euro) cho vụ tràn dầu Prestige 45
Bảng 2.8: Ước lượng tổng giá trị giải trí thiệt hại từ sự cố tràn dầu American Trader
47
Bảng 2.9: Lượng hoá những tổn thất đối với vùng đầm lầy 49
Bảng 2.10: Các khoản đền bù cho sự cố tàu Alambra, Talinn, Estonia 2000 51
Bảng 3.1: Dạng thiệt hại môi trường do dự cố tràn dầu tại khu vực Cửa Đại và Cù
Lao Chàm 61
Bảng 3.2: Lựa chọn phương pháp lượng giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tại
khu vực Cửa Đại và Cù Lao Chàm 63
Bảng 3.3: Danh sách 15 khách sạn được chọn ngẫu nhiên ở khu vực nghiên cứu 65
Bảng 3.4: Thiệt hại của các khách sạn do khách hủy đặt phòng và trả phòng sớm 67
Bảng 3.5: Tổng thiệt hại giá trị sử dụng trực tiếp 69

Bảng 3.6: Thông tin về dự án khôi phục hệ sinh thái rạn san hô cứng 70
Bảng 3.7: Chi phí khôi phục 1ha hệ sinh thái rạn san hô cứng 71
Bảng 3.8: Thông tin về dự án khôi phục hệ sinh thái rạn san hô mềm 71
Bảng 3.9: Chi phí khôi phục 1ha hệ sinh thái rạn san hô mềm 72
Bảng 3.10: Thông tin về dự án khôi phục hệ sinh thái thảm cỏ biển 72

Bảng 3.11: Chi phí khôi phục 1ha hệ sinh thái thảm cỏ biển 73
Bảng 3.12: Tổng thiệt hại của sự cố tràn dầu đến giá trị sử dụng gián tiếp 73
Bảng 3.13: Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả (WTP) 75
Bảng 3.14: Mức sẵn lòng chi trả của người dân 77
Bảng 3.15: Kết quả chạy mô hình Eviews6 78
Bảng 3.16: Tổng hợp thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cửa Đại và
Cù Lao Chàm 81
Bảng 3.17: Chi phí khôi phục hệ sinh thái do sự cố tràn dầu khu vực Cửa Đại và Cù
Lao Chàm 82






DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Từ đầy đủ
Nghĩa Tiếng Việt
TEV
Total Economic Value
Tổng giá trị kinh tế
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
IUCN
International Union for the
Conservation of Nature and
Natural resources.

Hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
CVM Contingent Valuation Method Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
WTP
Willing To Pay
Sẵn lòng chi trả
WTA
Willing To Accept
Sẵn lòng chấp nhận
TCM
Travel cost method
Phương pháp chi phí du lịch
HEA
Habitat Equivalent Analysis
Phân tích cư trú tương đương
IMER
Institute of Marine
Environment and Resources
Viện tài nguyên và môi trường
biển
KBTB

Khu bảo tồn biển
HST

Hệ sinh thái
TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam



MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ VÀ HỆ SINH THÁI BIỂN DO SỰ
CỐ DẦU TRÀN 1
1.1 Tổng quan về sự cố tràn dầu trên biển 1
1.1.1 Khái niệm về sự cố tràn dầu 1
1.1.2 Nguyên nhân tràn dầu 2
1.2 Ảnh hưởng của dầu tràn đến tài nguyên và môi trường biển 2
1.2.1 Tác động môi trường 4
1.2.2 Tác động kinh tế 6
1.2.3 Tác động xã hội 7
1.3 Cơ sở lý luận chung về lượng giá thiệt hại môi trường 7
1.3.1 Khái niệm về giá trị kinh tế 7
1.3.2 Mục đích của lượng giá kinh tế môi trường 10
1.4 Sơ lược các phương pháp lượng giá thiệt hại kinh tế các giá trị sinh thái –
môi trường do ảnh hưởng của dầu tràn 10
1.4.1 Các phương pháp đo lường thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp của
tài nguyên và môi trường 10
1.4.2 Các phương pháp đo lường thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp của
tài nguyên và môi trường 16
1.4.3 Các phương pháp đo lường thiệt thại đối với giá trị phi sử dụng của tài
nguyên – môi trường 19
Kết luận chương 1 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
VÀ KINH NGHIỆM LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI TRÊN THẾ GIỚI 24
VÀ TẠI VIỆT NAM 24
2.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 24
2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam 24


2.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn 24
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27
2.1.4 Thông tin cơ bản về khu vực nghiên cứu 33
2.2 Sự cố tràn dầu xảy ra khu vực nghiên cứu 37
2.2.1 Diễn biến 37
2.2.2 Nguyên nhân 38
2.2.3 Phạm vi 39
2.3 Các tác động môi trường do sự cố tràn dầu gây ra 39
2.3.1 Tác động của dầu tràn đến môi trường sống 39
2.3.2 Tác động của dầu tràn làm biến đổi cấu trúc 40
2.4 Kinh nghiệm lượng giá thiệt hại môi trường do sự cố dầu tràn 42
2.4.1 Sự cố Exxon Valdez 42
2.4.2 Sự cố The Prestige 44
2.4.3 Sự cố American Trader 46
2.4.4 Sự cố Lake Barre 48
2.4.5 Sự cố Alambra 2000 50
2.4.6 Tổng kết kinh nghiệm lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường
51
Kết luận chương 2 57
CHƯƠNG 3: LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG BIỂN DO SỰ CỐ DẦU TRÀN TẠI CỬA ĐẠI VÀ CÙ LAO CHÀM
59
3.1 Xác định thiệt hại môi trường do sự cố dầu tràn gây ra tại khu vực Cù Lao
Chàm, Cửa Đại 59
3.1.1 Khái quát chung về các loại thiệt hại môi trường 59
3.1.2 Xác định dạng thiệt hại và lựa chọn phương pháp lượng giá thiệt hại môi
trường tại khu vực Cửa Đại và Cù Lao Chàm 60
3.2 Cách tiếp cận 61

3.3 Các phương pháp áp dụng trong lượng giá thiệt hại môi trường do ô

nhiễm tràn dầu tại khu vực Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 63
3.4 Kết quả lượng giá 63
3.4.1 Thiệt hại đối với nhóm giá trị sử dụng trực tiếp (C
1
) 63
3.4.2 Thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp (C
2
) 69
3.4.3 Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng (C3) 73
3.4.4 Tổng thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tràn tại khu vực Cửa Đại và Cù
Lao Chàm. 81
3.5 So sánh kết quả nghiên cứu 82
Kết luận chương 3 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên phạm vi toàn thế giới, theo các chuyên gia, dầu đang và vẫn sẽ là nguồn
nguyên liệu chủ yếu cho ngành năng lượng trong nhiều thập kỷ tới. Các thông tin
dự báo cho thấy nhu cầu dầu trên toàn thế giới tăng mạnh, từ 74.9 triệu thùng/ngày
năm 1999 đến 119.6 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Khoảng 50% lượng dầu tiêu
thụ trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển. Trong khi đó, biển Đông là nơi
có tuyến đường hàng hải thuộc loại nhộn nhịp nhất thế giới đi qua.
Từ bối cảnh trên toàn thế giới và ở Việt Nam, có thể thấy nguy cơ xảy ra sự cố
tràn dầu trên toàn biển Đông sẽ gia tăng. Theo thống kê hiện nay trên thế giới mỗi
năm có từ 2 đến trên 4 vụ tràn dầu lớn trên biển. Những sự cố nổi bật có thể kể
tới là: năm 2010 Tập đoàn dầu khí BP của Anh đã để xảy ra sự cố tràn dầu do nổ

giàn khoan Deepwater Horizon làm 4,9 triệu thùng dầu tràn ra biển. Tập đoàn
Chevron để xảy ra sự cố tràn dầu hồi tháng 11/2011, khoảng 3.000 thùng dầu đã
tràn ra Đại Tây Dương Hầu hết các sự cố tràn dầu trên biển đều là những thảm
họa môi trường nghiêm trọng đi kèm với những thiệt hại kinh tế khổng lồ.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), từ năm 1997 đến nay,
đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu gây thiệt hại lớn về hệ sinh thái và môi trường biển;
trong đó, có tới 77% sự cố tràn dầu trên hải phận nước ta nhưng chưa được bồi
thường hoặc đang trong quá trình giải quyết. Hậu quả của sự ô nhiễm này dẫn đến
xung đột lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân và phát sinh tranh chấp môi trường, vấn
đề này đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và đưa ra những chế định luật
pháp.
Các sự cố tràn dầu thường tác động đến môi trường trên quy mô rộng lớn. Dầu
loang trên mặt nước ngăn chặn quá trình hoà tan ô xy từ không khí vào nước, làm
thay đổi tính chất hoá, lý của nước, làm giảm cường độ ánh sáng mặt trời thâm nhập
vào nước biển và từ đó làm thay đổi các quá trình quang hợp của các loài thực vật.
Hầu hết các loài chim biển, thú biển bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu sẽ chết trừ khi
có sự can thiệp của con người. Cặn dầu lắng xuống đáy biển làm ô nhiễm trầm tích

đáy biển, tàn phá sinh thái. Nồng độ dầu trong nước cao làm huỷ hoại các sinh vật
biển, để lại những hậu quả lâu dài. Vết dầu loang còn gây trở ngại cho vận tải biển,
du lịch và dịch vụ giải trí.
Các đối tượng chịu ảnh hưởng, tác động của dầu tràn khá đa dạng và theo cơ
chế phức tạp, dài hạn. Nhiều thiệt hại vật chất có thể được xác định bằng phương
tiện trực tiếp; trong khi, nhiều thiệt hại khác không thể xác định bằng các công cụ
này. Yêu cầu đặt ra trước mỗi sự cố tràn dầu là phải xác định được nguyên nhân,
gán trách nhiệm cho chủ thể gây tràn dầu và tiến hành đền bù hay bồi thường cho
những đối tượng bị tác động hay bị thiệt hại do các vụ tràn dầu đó gây ra.
Đến nay, các nhà kinh tế môi trường thế giới đã nghiên cứu, áp dụng thành
công nhiều phương pháp khác nhau để có thể lượng giá các thiệt hại do dầu tràn gây
ra một cách ngày càng tin cậy, xác thực và phù hợp hơn. Các kết quả lượng giá thiệt

hại do sự cố môi trường gây ra là cơ sở quan trọng, không những cho việc nâng cao
tri thức, hiểu biết kiến thức về kinh tế tài nguyên và môi trường mà còn góp phần
triển khai việc xây dựng cơ chế, chính sách và thực thi các hoạt động quản lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Trên cơ sở những phân tích trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa
Đại và Cù Lao Chàm” nhằm nghiên cứu lượng giá thiệt hại do sự cố tràn dầu đối
với môi trường và hệ sinh thái vùng ven biển, áp dụng cụ thể cho khu vực Cửa Đại
và Cù Lao Chàm, góp phần củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn cho quản lý môi
trường, chủ động ứng phó, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại từ sự cố tràn dầu là rất
cần thiết.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, lượng giá thiệt hại từ những tác động môi trường, đặc biệt là tác động
đến hệ sinh thái ven biển do tràn dầu gây ra tại khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại.

2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp khoa học phù hợp để đánh giá thiệt
hại môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại
- Sử dụng các số liệu liên quan, tiến hành ước tính thiệt hại kinh tế tài nguyên
và môi trường do dầu tràn tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên và môi
trường biển do dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Nội dung của đề tài đề cập đến một vấn đề tương đối mới và ít số liệu, kết quả,
vì vậy tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu, kết quả nghiên cứu, đánh giá trên thế giới
để rút ra các phương pháp nghiên cứu phù hợp cho Việt Nam. Các số liệu thứ cấp
rất hạn chế về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn
lực, nghiên cứu vẫn thu thập và sử dụng nhiều dữ liệu thuộc loại này.

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như:
+ Số liệu điều tra của trường Đại học kinh tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội;
+ Báo cáo điều tra, khảo sát của Viện Tài nguyên và Môi trường biển ;
+ Dữ liệu của phòng Ứng phó sự cố tràn dầu- Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
+ Dữ liệu trong các báo cáo lượng giá tác động của các sự cố tràn dầu quy mô
trên thế giới;
+ Kết quả nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (Trung tâm
nghiên cứu và bảo tồn San hô tại Cù Lao Chàm) về tác động ô nhiễm nói chung tới
san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn tại Cửa Đại, Cù Lao Chàm ;
+ Báo cáo về công tác khắc phục sự cố tràn dầu xảy ra trên vùng biển tỉnh
Quảng Nam tháng 1 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ;
+ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Quảng Nam.
Bên cạnh đó tác giả cũng tham khảo nhiều tư liệu, ấn phẩm có liên quan đến luận
văn và tác động của tràn dầu, kinh tế tài nguyên và môi trường đồng thời lấy ý kiến các
chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực này để phục vụ cho nghiên cứu.


1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ VÀ HỆ SINH THÁI BIỂN DO SỰ
CỐ DẦU TRÀN
1.1 Tổng quan về sự cố tràn dầu trên biển
1.1.1 Khái niệm về sự cố tràn dầu
Theo Quyết định số 02/2013/QĐ/TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố
tràn dầu được định nghĩa như sau:
Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác
nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố
kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra.
Trong đó “dầu và các sản phẩm của dầu” bao gồm:

- Dầu thô: là dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến.
- Dầu thành phẩm: là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hoả, dầu máy
bay, dầu dieseel (DO), dầu mazut (FO) và các loại dầu bôi trơn, bảo quản, làm mát
khác.
- Các loại khác: dầu thải từ hoạt động của tàu biển, tàu sông, của các công
trình nổi hoặc từ súc rửa, sửa chữa tàu.
Theo từ điển bách khoa Wikipedia (2010):
“Tràn dầu là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào môi trường do các
hoạt động của con người và gây ra ô nhiễm môi trường. Thuật ngữ này thường đề
cập đến các vụ dầu tràn xảy ra trong môi trường biển hoặc sông. Dầu có thể bao
gồm nhiều loại khác nhau từ dầu thô, các sản phẩm lọc dầu (như xăng hoặc dầu
diesel), bồn chứa dầu của các tàu, dầu thải hoặc chất thải dính dầu. Dầu cũng được
giải phóng vào môi trường do rò rỉ tự nhiên từ các cấu trúc địa chất chứa dầu dưới
đáy biển. Hầu hết các vụ ô nhiễm dầu do con người đều từ hoạt động trên mặt đất,
nhưng các vấn đề nổi trội đặc biệt hướng về các hoạt động vận chuyển dầu trên
biển”.


2
1.1.2 Nguyên nhân tràn dầu
Dựa vào các đặc điểm vị trí địa lý, môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội, hoạt
động thực tế cho thấy nguy cơ tràn dầu xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Hoạt động sản xuất: Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của các ngành kinh tế ngày
càng tăng, đã đẩy nhanh các hoạt động xuất - nhập khẩu xăng dầu, mở rộng các
cảng, kho bãi, bồn chứa, đường ống dẫn dầu cũng như các phương tiện vận chuyển
xăng dầu.
- Giao thông: Phát triển giao thông vận tải đường thuỷ đã làm tăng mật độ
tàu/thuyền ra vào cảng và đến các giàn khoan thăm dò dầu khí, trong các vùng nước
nội thuỷ. Các phương tiện vận tải chưa chấp hành đầy đủ các quy định và luật hàng
hải quốc tế. Ngoài ra, một số tàu quá cũ, thiếu các trang thiết bị cần thiết, không bảo

đảm an toàn hàng hải cũng là nguyên nhân gây ra tràn dầu.
- Hoạt động khai thác dầu khí: Việc mở rộng và phát triển các hoạt động khai
thác dầu khí cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự cố tràn dầu (đặc
biệt là ở các mỏ/giếng dầu).
- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện thời tiết không thuận lợi, thiên tai trong một số
trường hợp làm tăng rủi ro tràn dầu đối với các hoạt động thăm dò khai thác dầu
khí, cũng như giao thông đường thuỷ.
- Các hoạt động khác: cháy, nổ, khủng bố do sự phá hoại của các phần tử xấu.
1.2 Ảnh hưởng của dầu tràn đến tài nguyên và môi trường biển
Tràn dầu là một loại sự cố môi trường do thiên nhiên hoặc con người (do lỗi vô
ý hoặc cố ý) gây ra. Để đánh giá ảnh hưởng của dầu tràn đến tài nguyên và môi
trường biển, dựa vào các tài liệu thu thập, các nghiên cứu trước đây, các tiêu chí và
thông số đánh giá tác động của dầu tràn đến tài nguyên và môi trường biển được nêu
ở Bảng 1.1.





3
Bảng 1.1: Các tiêu chí và thông số đánh giá tác động của dầu tràn đến tài nguyên và
môi trường biển
TT Các thông số QT
Định nghĩa
I
Tiêu chí xác định nguồn gốc và chủng loại dầu
1 Nguồn gốc dầu tràn
Là vị trí của đối tượng gây ra sự cố tràn dầu như tàu,
khai thác, mỏ dầu,…
2 Chủng loại dầu tràn

Là dầu thô hay các sản phẩm của dầu dầu đã được lọc
sạch
II
Tiêu chí xác định các yếu tố môi trường khi có sự cố tràn dầu
3
Sóng, gió
Cấp độ sóng, gió (ước lượng)
4 Thủy triều
Mực giao động của thủy triều tại khu vực dự báo sẽ bị
dầu tràn ảnh hưởng (theo thủy triều khu vực)
III
Tiêu chí xác định quy mô ảnh hưởng của sự cố tràn dầu
5
Vị trí và diện tích, độ phủ của
các HST bị tác động
Diện tích bị tác động: Quy mô không gian bị tác động
Độ phủ: Tỷ lệ giữa diện tích bị che phủ bởi dầu thô so
với diện tích tự nhiên hệ sinh thái, bãi cát biển
IV
Tiêu chí xác định ảnh hưởng của dầu tràn đến môi trường sống của hệ sinh thái
6 Dầu trong nước
Lượng dầu trong nước cao hơn so với hàm lượng dầu
trước khi sự cố tràn dầu xẩy ra, quan trắc bằng mắt các
vệt dầu loang và thu mẫu để phân tích
7 Dầu trong trầm tích
Lượng dầu trong trầm tích cao hơn so với hàm lượng
dầu trước khi sự cố tràn dầu xẩy ra. Quan trắc và lấy
mẫu phân tích
V
Tiêu chí xác định ảnh hưởng của dầu tràn làm biến đổi cấu trúc quần xã sinh vật

trong HST
8
Số lượng và thành phần loài
sinh vật bị chết
Xác định số lượng các loài cỡ lớn như cá biển, hầu hà bị
chết có thể quan trắc được. Đếm ngay trên bãi triều và
thu mẫu động vật đáy để phân tích
VI
Tiêu chí đánh giá tác động của tràn dầu đến nguồn lợi hải sản/nuôi trồng
9
Suy giảm sản lượng, thành
phần các nhóm hải sản đánh
bắt
Xác định nhanh sản lượng đánh bắt của dân khu vực
trong thời kỳ dầu tràn. Phỏng vấn dân địa phương
10
Suy giảm sản lượng nuôi
trồng hải sản
Xác định số đầm nuôi có các đối tượng nuôi bị chết hoặc
có các vết dầu trong đầm nuôi. Quan trắc ngoài hiện
trường và phỏng vấn dân địa phương có đầm nuôi
VII
Tiêu chí đánh giá tác động của của tràn dầu các hoạt động kinh tế
11
Giảm doanh thu từ các hoạt
động du lịch
Khách du lịch bỏ phòng đã đặt hoặc hủy bỏ phòng khi
có sự cố tràn dầu.
Nguồn: Đỗ Công Thung và nnk, 2010



4
Cũng giống như các sự cố môi trường, sự cố tràn dầu tác động đến cả ba mặt:
môi trường, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên cả ba mặt này đều có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, tác động đến một mặt sẽ ảnh hưởng đến mặt còn lại.
1.2.1 Tác động môi trường
Tác động môi trường của sự cố tràn dầu được xem xét chủ yếu đến ảnh hưởng
của dầu tràn đến hệ sinh thái:
+ Đến HST rừng ngập mặn: Váng dầu thâm nhập vào rừng ngập mặn khi nước
triều lên đọng lại trên rễ thở của cây và trên bề mặt trầm tích. Khi triều rút, cây ngập
mặn bị chết do dầu bao bọc lấy các lỗ khí trên hệ rễ thở của cây, độc tố từ các thành
phần hóa học có trong dầu phá hủy màng tế bào trong các rễ lớp dưới bề mặt làm
suy yếu khả năng lọc muối của chúng, do vậy mà dòng nước mặn thâm nhập được
vào trong cây những loài sinh vật sống dựa vào rừng ngập mặn sẽ bị chết với số
lượng lớn do ảnh hưởng trực tiếp của dầu tràn, sự mục nát nhanh chóng của cây rừng
làm cho nhiều loài sinh vật sống trên cành cây, trên tán hay bộ rễ của cây chết đi do
mất nơi cư trú.
+ Đến hệ sinh thái rạn san hô: Tác hại của dầu tràn đến hệ sinh thái rạn san hô
phụ thuộc nhiều vào yếu tố như khối lượng và chủng loại dầu tràn, số lần bị nhiễm
dầu, diện tích san hô bị tiếp xúc với dầu chủng loại và thời vụ sinh trưởng của san
hô, ảnh hưởng lớn nhất của dầu là làm giảm khả năng sinh trưởng sinh sản và định
cư của quần xã san hô, làm thay đổi hoạt động của các tế bào màng nhầy. Khi sự
sống trên rạn san hô bị hủy diet, bản thân các rạn cũng có thể bị sóng ăn mòn, ngoài
ra rất nhiều loại động thực vật biển khác trú ngụ trong rạn, khi mất nơi cư trú là rạn
san hô chúng có nhiều khả năng sẽ bị chết theo.
+ Đến hệ sinh thái thảm cỏ biển: Cũng như rạn san hô, thảm cỏ biển cũng là
nơi nuôi dưỡng cung cấp thức ăn cho nhiều loại có giá trị kinh tế cao khi sự cố tràn
dầu xảy ra vết dầu loang tồn tại lâu dài và tạo thành một rào cản vật lý trên mặt nước
ngăn cản sự quang hợp của cỏ biển.
+ Đến vùng ngập nước: Nhiễm dầu sẽ làm chết các loài sinh vật sinh sống

trong các hang hốc trên bề mặt bãi ngập triều làm chết cây ngập mặn sẽ nguy hại


5
hơn nếu bãi ngập triều bị ô nhiễm nhiều lần hay dầu thâm nhập vào lớp trầm tích và
tồn tại ở đó trong nhiều năm, nếu gặp kỳ triều cường cao dầu sẽ thâm nhập vào sâu
phía trong bãi ngập triều và thời gian tồn tại của dầu ở đây sẽ lâu dài hơn gây tác hại
tới cây cối cũng như các loài chim kiếm ăn trú ngụ ở đây.
+ Đến sinh vật phù du: Tại vùng biển khơi những tác động của dầu tràn tới
quần thể sinh vật phù du không rõ ràng lắm vì tốc độ sinh trưởng rất cao, khả năng
phân tán của các cá thể sự phân bố bất quy tắc của sinh vật nổi cũng như khả năng
thâm nhập từ những vùng không bị ảnh hưởng tới làm trung hòa số lượng bị thiệt hại
do dầu trong thời gian ngắn.
+ Đến sinh vật đáy: Ở khu vực ven bờ có rất nhiều động vật như tôm, cua, trai,
sò, vẹm và một vài loài rong tảo biển (như tảo bẹ) có giá trị kinh tế đang được khai
thác, sự cố tràn dầu trên bề mặt ít gây tác hại tới quần thể sinh vật đáy ở vùng biển
ngoài khơi, tuy nhiên ở vùng nước nông các hạt dầu có thể di chuyển xuống đáy do
đó mà lại gây tác hại dầu đọng lại trong lớp trầm tích có thể tồn tại vài năm ở một
tiểu vùng tuy không gây chết nhưng cũng gây độc hại đến các loài có giá trị kinh tế.
+ Đến nguồn lợi tôm cá: Nguồn lợi tôm cá có thể sẽ bị suy giảm ngay sau sự cố
tràn dầu do chúng bị chết tuy nhiên chưa có ghi nhận nào về thiệt hạ đáng kể của dầu
tràn đối với các quần thể trưởng thành vì chúng có khả năng di chuyển ra xa nơi bị ô
nhiễm thậm chí cả trong trường hợp trứng cá ấu trùng cá con bị chết do dầu thì
nguồn lợi cũng không vì thế mà bị cạn kiệt mà sẽ phục hồi nhanh chóng, các con
sống sót sẽ có cơ hội trưởng thành hơn.
+ Đến trứng cá con: Ở các nước vùng nhiệt đới nói chung cá đẻ quanh năm, khi
xảy ra sự cố tràn dầu có thể một số lượng lớn trứng cá cá con sẽ bị thối, bị chết
nhưng do cũng không gây ảnh hưởng đáng kể đến số lượng cá lớn, có lẽ do lượng
trứng cá, cá con là quá nhiều cá sống sót thường khỏe hơn thích nghi tốt hơn lại
nhiều thức ăn hơn nên có nhiều khả năng trở thành cá trưởng thành.

+ Đến quần thể chim biển: Các loài chim biển thường tập trung rất đông tại
vùng ven bờ trong các bãi ngập triều, các khu rừng ngập mặn để sinh sống, sinh sản
nuôi con là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do tác hại của dầu tràn. Dầu có thể


6
gây độc hại cho các loài chim biển khi thâm nhập vào cơ thể những nguyên nhân chủ
yếu là chúng bị chết đuối hoặc chết đói và mất thân nhiệt do bộ lông bị dầu làm
hỏng.
+ Đến một số loài động vật khác ở biển: Phần lớn các loài động vật biết bơi ở
biển như mực, rùa, cá voi, cá heo… có khả năng di chuyển rất cao và hiếm khi bị
ảnh hưởng ở vùng ngoài khơi ngay cả khi có sự cố tràn dầu lớn xảy ra. Tuy nhiên ở
vùng ven bờ một vài loài động vật có vú như sư tử biển hay các loài bò sát như rùa
có thể bị tổn thương do những tác động bất lợi của dầu.
(Nguồn Theo Báo cáo Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ tỉnh Quảng Ninh)
1.2.2 Tác động kinh tế
Sự cố tràn dầu xảy ra sẽ tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế, cụ thể:
+ Đến ngành khai thác du lịch: Ô nhiễm do sự cố tràn dầu ở các khu nghỉ ven
biển là một thực tế thường gặp làm cản trở tới nhiều hoạt động vui chơi, giải trí,
nghỉ dưỡng gây thiệt hại trực tiếp tới lợi ích kinh tế của ngành dịch vụ du lịch. Về
lâu dài ngay cả sau khi đã xử lí ô nhiễm sức hấp dẫn của các khu nghỉ đó cũng giảm
sút đáng kể.
+ Đến nghề đánh bắt cá và nuôi trồng hải sản: Đánh bắt hải sản sẽ bị ít thiệt
hại hơn so với nuôi trồng, qua nhiều thống kê sản lượng đánh bắt hải sản đều giảm đi
rõ rệt sau mỗi sự cố tràn dầu mà nguyên nhân do các loài bị chết do nhiễm bẩn bởi dầu
hay chúng di chuyển ra xa nơi có sự cố trứng và ấu trùng bị hủy hoại, tuy nhiên các ảnh
hưởng này đều không mang tính lâu dài, các khu vực nuôi trồng thủy sản các lồng nuôi
cố định lại có nhiều khả năng chịu rủi ro hơn do dầu tràn bám vào các dụng cụ nuôi
trồng là nguồn ô nhiễm lâu dài với các loài nuôi trồng.
+ Đến hoạt động giao thông cảng biển: Hoạt động vận tải biển, hoạt động cảng

biển cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định trong trường hợp sự cố tràn dầu xảy ra trong
phạm vi cảng hay luồng tàu vào cảng. Các biện pháp xử lý ô nhiễm như thả phao nổi
quây dầu sẽ phần nào gây khó khăn chậm trễ cho các hoạt động nêu trên. (Nguồn Theo
Báo cáo Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ tỉnh Quảng Ninh)


7
1.2.3 Tác động xã hội
Dân cư sống ở các phường/xã ven biển là lực lượng có nguy cơ bị ảnh hưởng
cao nhất từ các sự cố tràn dầu vì chủ yếu sống bằng kinh tế biển. Nước sinh hoạt
của người dân là nước ngọt lấy từ nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước máy của địa
phương. Hầu hết người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế
biến thủy sản cũng như các dịch vụ đi kèm (Cung cấp ngư cụ, xăng dầu, nước,
đá ). Khi có sự cố tràn dầu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người dân
do không thể ra khơi đánh bắt hoặc nguồn lợi cá/tôm bị chết.
Nhiều bãi biển đẹp, thậm chí là các danh lam, di tích lịch sử bị mất hình ảnh
do ô nhiễm dầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị văn hoá địa phương.
1.3 Cơ sở lý luận chung về lượng giá thiệt hại môi trường
Lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm hay sự cố môi trường cũng chính là
việc lượng giá giá trị kinh tế của các hàng hoá, dịch vụ môi trường bị suy giảm (mất
đi) do chịu tác động của ô nhiễm hay sự cố môi trường đó. (Theo báo cáo khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 239-252)
1.3.1 Khái niệm về giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế của một tài sản tự nhiên hay nhân tạo hoặc dịch vụ/chức năng
mà tài sản đó cung cấp là tổng lợi ích hiện tại và tương lai của tài sản đó (hoặc dịch
vụ/chức năng của nó). Tuy nhiên, nhiều hàng hoá và dịch vụ nói trên không được
trao đổi, mua bán trong nền kinh tế thị trường (không có giá). Giá trị kinh tế có thể
được dùng để nhận dạng và đo lường giá trị. Mặc dù nhiều loại giá trị khác cũng rất
quan trọng nhưng giá trị kinh tế thường được cân nhắc nhiều nhất khi đưa ra các lựa
chọn về kinh tế liên quan đến sự đánh đổi trong việc phân bổ nguồn tài nguyên.

Tổng giá trị kinh tế (TEV: Total Economic Value) là khái niệm được xây dựng
trên cơ sở nhìn nhận một cách toàn diện về giá trị hàng hoá môi trường mà sự nhìn
nhận đó không chỉ bao gồm những giá trị trực tiếp có thể lượng hoá được mà còn cả
những giá trị gián tiếp - những giá trị ẩn khó nhìn thấy nhưng lại rất có ý nghĩa về
mặt kinh tế xã hội.


8
Các nhà khoa học đã phân tích TEV theo nhiều cách khác nhau. Callan (2000)
cho rằng:
Tổng giá trị = Giá trị sử dụng + Giá trị tồn tại
(trực tiếp và gián tiếp) (tiêu dùng của người khác
và giữ gìn cho thế hệ tương lai)
Theo Tom Tietenberg: TEV = UV + OV + NUV
Trong đó: UV là giá trị sử dụng
OV là giá trị tuỳ chọn
NUV là giá trị không sử dụng
Như vậy, các nhà kinh tế học môi trường đã làm được rất nhiều khi phân loại
giá trị kinh tế trong mối quan hệ của chúng với môi trường thiên nhiên. Tuy vấn đề
thuật ngữ vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn, nhưng nhìn chung họ đều dựa trên
cơ sở sự tương tác giữa con người (người định ra giá trị) và môi trường (vật được
đánh giá). Theo nguyên tắc, để đo lường TEV các nhà kinh tế học bắt đầu bằng việc
phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng, và TEV đã được khái quát
hoá bằng công thức sau:
TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EXV)

Hình 1.1: Sơ đồ TEV
Trong đó: - TEV (Total economic values) là tổng giá trị kinh tế.
- UV (Use values) là giá trị sử dụng.
- DUV (Direct use values) là giá trị sử dụng trực tiếp.

- IUV (Indirect use values) là giá trị sử dụng gián tiếp.
- OV (Option values) là giá trị tuỳ chọn.
- NUV (Nonuse values) là giá trị phi sử dụng.
- BV (Bequest values) là giá trị tuỳ thuộc hay giá trị để lại.


9
- EXV (Existen values) là giá trị tồn tại.
- Giá trị sử dụng hình thành từ việc thực sự sử dụng môi trường, trên thực tế
nó bao gồm:
+ Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trực tiếp cung
cấp mà chúng ta có thể tính được về giá cả và khối lượng trên thị trường.
+ Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị chủ yếu dựa trên chức năng của hệ
sinh thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trường, hay nói cách khác đây là các
chức năng môi trường cơ bản gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế và và lợi ích
của mọi người.
+ Giá trị tuỳ chọn là lượng mà mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồn nguồn
lực hoặc sử dụng một phần nguồn lực đó cho tương lai. Đây là giá trị do nhận thức,
lựa chọn của con người đặt ra trong hệ sinh thái. Giá trị này không có tính thống
nhất chung và cũng phải được tính về mặt tiền tệ theo tính chất lựa chọn của nó.
Tuy nhiên trong một số trường hợp ranh giới giữa giá trị tuỳ chọn và giá trị không
sử dụng là không rõ ràng.
- Giá trị phi sử dụng: Là những giá trị thường nằm trong tiềm thức của người
đánh giá về nó nhưng lại không có chỗ đứng trên thị trường (không có giá thị trường).
Đây chính là vấn đề phức tạp nhất trong kinh tế học môi trường mà người ta cho rằng
cần phải có những cách đánh giá tích cực để phục vụ cho việc hoạch định chính sách.
Hiện nay các nhà kinh tế học môi trường đã đưa ra quan điểm cho rằng có hai giá trị cơ
bản thuộc nhóm này. Giá trị không sử dụng bao gồm:
+ Giá trị tuỳ thuộc (giá trị để lại): phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong một hàm
nhiều biến và có thể có sự thay đổi trên cơ sở phát hiện của khoa học cũng như nhận

thức của con người.
+ Giá trị tồn tại: xuất phát từ nhận thức của con người về tài nguyên và môi
trường mà người ta cho rằng sự tồn tại của một cá thể hay một giống loài nào đó có
ý nghĩa về mặt kinh tế không chỉ trước mắt mà kể cả lâu dài buộc người ta phải duy
trì giống loài đó bằng mọi giá.
Như vậy, trong giá trị của một hệ sinh thái ngoài những giá trị trực tiếp và giá
trị gián tiếp có thể nhìn thấy thì đối với giá trị tuỳ chọn, giá trị tuỳ thuộc và giá trị
tồn tại đòi hỏi chúng ta phải có những cách nhìn nhận hết sức nhạy cảm và linh


10
hoạt, phụ thuộc vào ý nghĩa của những giá trị này đối với con người, đối với hoạt
động kinh tế. Đó là lý do các nhà kinh tế học môi trường không ngừng hoàn thiện
về phương pháp luận và phương pháp tiếp cận để nhìn một cách toàn diện TEV của
một khu rừng, một hệ sinh thái. Từ đó tư vấn chính xác cho các nhà hoạch định
chính sách phương án sử dụng hợp lý.
Lý thuyết về lượng giá kinh tế dựa trên sự ưa thích và lựa chọn cá nhân. Mọi
người thường biểu lộ sự ưa thích của mình thông qua việc đưa ra những lựa chọn và
đánh đổi với sự ràng buộc về thu nhập hoặc thời gian.
1.3.2 Mục đích của lượng giá kinh tế môi trường
Mục đích của lượng giá hàng hoá môi trường (EEV) là nhằm tăng cường mối
liên kết giữa môi trường và kinh tế. Trước đây nếu kinh tế và môi trường được xem
là tách biệt, riêng rẽ thì giờ đây, chúng dường như có mối quan hệ qua lại khá chặt
chẽ với nhau. Phát triển bền vững về sinh thái đòi hỏi phải có sự lồng ghép các vấn
đề về môi trường, kinh tế và xã hội. Việc áp dụng lượng giá kinh tế cho các tài sản
môi trường thông qua các kỹ thuật kinh tế khác nhau là một trong những cách thức
nhằm tăng cường việc lồng ghép này.
Lượng giá các giá trị môi trường (thể hiện bằng đơn vị tiền tệ) có thể được sử
dụng nhằm:
+ Lập luận và quyết định phân bổ nguồn tài chính công cho việc bảo tồn, dự

trữ hoặc phục hồi môi trường.
+ So sánh lợi ích của các dự án thay thế được đề xuất.
+ Tối đa hoá lợi ích môi trường trên một đồng chi phí.
1.4 Sơ lược các phương pháp lượng giá thiệt hại kinh tế các giá trị sinh thái –
môi trường do ảnh hưởng của dầu tràn
1.4.1 Các phương pháp đo lường thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp của tài
nguyên và môi trường
Giống như những hàng hoá và dịch vụ thông thường, tài sản môi trường cũng
có thể bị khấu hao do những tác động từ tự nhiên hoặc con người, ví dụ ô nhiễm
hay suy thoái môi trường. Khi xảy ra ô nhiễm/suy thoái môi trường những nhóm giá
trị của môi trường bị suy giảm so với thời điểm trước khi xảy ra ô nhiễm/suy thoái
và lợi ích thu về từ việc tiêu dùng hàng hoá môi trường của xã hội cũng sẽ suy


11
giảm. Các nhà kinh tế đã xây dựng các mô hình lý thuyết và những kỹ thuật thực
nghiệm để lượng giá sự suy giảm của các lợi ích này (chi phí do ô nhiễm/suy thoái
gây ra) để từ đó đề xuất các nhóm công cụ, chính sách, các cách tiếp cận quản lý, sử
dụng tài nguyên hiệu quả, bền vững hơn nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho cộng
đồng. Cho đến nay, các quốc gia trên thế giới đã áp dụng rất nhiều các kỹ thuật khác
nhau nhằm xác định mức độ thiệt hại kinh tế của môi trường khi xảy ra suy thoái, sự
cố, tuy nhiên, việc lựa chọn các kỹ thuật, qui trình tùy thuộc vào từng điều kiện cụ
thể của từng nước và từng trường hợp, đồng thời bị giới hạn bởi các yếu tố khác
như cơ sở dữ liệu về các hệ sinh thái, điều kiện tự nhiên, các nhóm đối tượng, phạm
vi và thời gian tính toán.
Cho đến nay, chưa có một phương pháp nào được xác định là áp dụng cụ thể
để lượng giá thiệt hại của sự cố tràn dầu. Sự cố tràn dầu được coi là một dạng cụ
thể của ô nhiễm, suy thoái môi trường vì vậy khung các phương pháp chung sẽ
vẫn được áp dụng để lượng giá thiệt hại này.
Dixon (1996) đưa ra bảng các phương pháp lượng giá tương ứng với các giá

trị của tài nguyên/môi trường được nêu trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Các phương pháp lượng giá giá trị tài nguyên/môi trường
Các loại giá trị
Phương pháp lượng giá
Giá trị sử dụng trực tiếp (hàng hóa
từ
hệ sinh thái)
- Phương pháp giá thị trường
-
Phương pháp chi phí du lịch
-
Phương pháp chi phí năng suất
-
Phương pháp chi phí sức khỏe/y tế

Giá trị sử dụng gián tiếp (dịch vụ
c
ủa hệ sinh thái)




- Phương pháp chi phí thay thế
-
Phương pháp chi phí phòng ngừa/giảm nhẹ
-
Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được
-
Phương pháp hàm sản xuất
-

Phương pháp cư trú sinh thái tương đương

(
HEA)


Giá trị phi sử dụng
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
-
Phương pháp mô hình lựa chọn


Nguồn: Dixon, A.J (1996)


12
Bên cạnh cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế, WB (World Bank) lại chia các loại
phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường thành hai loại:
phương pháp dựa trên hàm sản xuất và phương pháp dựa trên hành vi của con người
được nêu trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3: Các phương pháp lượng giá giá trị tài nguyên/môi trường theo WB

Thay đổi trong sả
n
xuất

Thay đổi sức
khỏe con người
Thay đổi trong hành vi con người
Ưa thích bộc lộ

(Revealed)
Ưa thích tuyên bố
(Stated)
Phương pháp thay
đổi
trong năng suất
Phương pháp vốn
c
on người
Phương pháp giá
hưởng
thụ
Phương pháp đánh
g
iá ngẫu nhiên
Phương pháp chi
phí cơ hội

Phương pháp chi
phí
y tế
Phương pháp chi phí
phòng
ngừa/giảm nhẹ

Phương pháp chi
phí
thay thế

Phương pháp chi phí

du l
ịch

Nguồn: World Bank (2003)
Trong nội dung này, tác giả nêu tóm tắt các phương pháp lượng giá và ưu
nhược điểm của từng phương pháp tương ứng.
1.4.1.1 Phương pháp giá thị trường (Makert Price Method)
Khái niệm: Phương pháp giá thị trường là phương pháp ước lượng giá trị
kinh tế của các sản phẩm và dịch vụ hệ sinh thái được trao đổi, buôn bán trên thị
trường, cụ thể là lượng giá sự thay đổi trong số lượng hoặc chất lượng của hàng
hoá, dịch vụ đó. Phương pháp này được sử dụng để đo lường giá trị sử dụng trực
tiếp, đặc biệt là các sản phẩm, hàng hoá hệ sinh thái.
Ưu điểm: Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu nhất để xác định giá trị các
hàng hoá của hệ sinh thái dựa vào giá thị trường của chúng. Phương pháp này phản
ánh người dân sẽ sẵn lòng chi trả bao nhiêu cho các sản phẩm từ hệ sinh thái được
mua bán trên thị trường.
Thu thập dữ liệu về giá thị trường, lượng mua, bán và chi phí tương đối đơn giản.


13
Phương pháp này sử dụng các số liệu quan sát được về sự ưa thích của người
tiêu dùng.
Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật kinh tế có thể chấp nhận được.
Nhược điểm: Phương pháp này khó áp dụng với các hàng hoá từ hệ sinh thái
do nhiều loại trong số chúng không có thị trường.
Mặt khác, giá trên thị trường thường bị bóp méo do thuế, trợ cấp, độc quyền,
thông tin không hoàn hảo và nhiều loại thất bại thị trường khác, do vậy nó không
phản ánh giá trị thực của các sản phẩm hệ sinh thái.
Cần phải xem xét các biến ngoại sinh tác động đến lên mức giá.
Phương pháp này thường không khấu trừ đi giá thị trường của các nguồn tài

nguyên khác được sử dụng để đưa các sản phẩm, dịch vụ hệ sinh thái tới thị trường.
1.4.1.2 Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM)
Khái niệm: Phương pháp chi phí du lịch là phương pháp về sự lựa chọn ngầm
có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí và từ đó đánh
giá giá trị cho các cảnh quan này.
Phương pháp này có thể dùng để đánh giá lợi ích hay chi phí kinh tế mà có
nguyên nhân từ:
+ Những thay đổi trong chi phí tham quan địa điểm giải trí.
+ Phá bỏ một địa điểm giải trí hiện hành.
+ Có thêm một địa điểm giải trí mới.
+ Những thay đổi trong chất lượng môi trường ở địa điểm giải trí.
Phương pháp này dựa trên cơ sở thực tiễn là những nơi, địa điểm có chất
lượng môi trường tốt thường là những nơi thu hút khách du lịch.
Ưu điểm: Đây là phương pháp dễ được chấp nhận về mặt lý thuyết cũng như
thực tiễn. Về lý luận, dựa trên mô hình kinh tế truyền thống đã có để xây dựng dù
nó chưa hoàn hảo nhưng cũng đảm bảo được sự đồng thuận của các nhà kinh tế. Về
thực tiễn, nó hoàn toàn phù hợp ở chỗ mối quan hệ giữa chất lượng hàng hoá môi
trường với chấp nhận chi phí để hưởng thụ giá trị hàng hoá của khách du lịch.

×