Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Giáo án Âm nhạc lớp 6 trọn bộ_CKTKN_Bộ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.75 KB, 70 trang )

Tuần 1:
Tiết 1:
Giới thiệu môn học âm nhạc ở trường THCS
Tập hát: "Quốc ca Việt Nam"
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 10 tháng 08 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A
6B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc
- HS nắm sơ lược về các môn học hát, nhạc lý, tập đọc nhạc và âm nhạc thường
thức.
- Ôn tập lại bài hát: Quốc ca Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- HS biết hát kết hợp với gõ đệm theo phách.
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết đoàn kết và yêu mến hoà bình, yêu tổ quốc.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài hát" Quốc ca Việt Nam".
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.
III. Phương pháp giảng dạy:
- Thuyết trình.
- Vấn đáp.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát một bài.


2. Kiểm tra bài cũ:
Đan xen trong giờ học.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 3 p)
Ở tiểu học các em đã được biết đến phân môn của môn âm nhạc đó là học hát, nhạc
lý và tập đọc nhạc. Ở tiết học này thầy sẽ giới thiệu đến các em về các phân môn của
môn âm nhạc ở THCS, phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại bài Quốc ca
Việt Nam.
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
5p


13p
17p
* Giới thiệu về âm nhạc.
GV khái quát: âm nhạc là nghệ thuật của những
âm thanh được chọn lọc dùng để diễn tả toàn bộ
thế giới tinh thần của con người.
* Giới thiệu về chương trình.
- GV giới thiệu về phân môn âm nhạc ở THCS:
Gồm 3 nội dung.
+ Học hát: Có 8 bài chính thức.
+ Nhạc lý và tập đọc nhạc: Có 10 bài tập đọc
nhạc.
Nhạc lý là viết tắt của lý thuyết âm nhạc.
+ Âm nhạc thường thức : Có 7 bài.
Âm nhạc thường thức có nghĩa là những kiến
thức âm nhạc phổ thông.
VD: Ở tiết 7, trong bài âm nhạc thường thức,
chúng ta sẽ được giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao

và bài hát Làng tôi của Ông.
- GV cho HS nghe một đoạn trích từ 1 – 2 phút
của bài “ Làng tôi”.
* Tập hát bài Quốc ca Việt Nam.
- GV: Đây là bài hát quen thuộc với mọi người
dân Việt Nam, các em đã được nghe bài hát này
từ lớp 1 và chính thức được học ở lớp 3. Tuy
nhiên không phải tất cả các em đều hát đúng.
Hôm nay một lần nữa, chúng ta ôn lại bài hát này
để hát chính xác hơn và hay hơn.
- GV cho HS nghe giai điệu bài hát
- GV hướng dẫn HS tập hát.
- GV sửa sai.
- GV dạo nhạc bắt nhịp cho HS hát ghép với tiết
tấu của đàn.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS sửa sai.
- HS thực hiện.

4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)
GV bắt nhịp cho HS hát lại bài " Quốc ca Việt Nam" kết hợp với gõ đệm.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát " Quốc ca Việt Nam ".
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:

Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần 2:
Tiết 2:
Học hát: Bài" Tiếng chuông và ngon cờ"
Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A
6B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ".
- HS có hiểu biết thêm về thế giới âm nhạc qua bài đọc thêm.
2. Kĩ năng:
- HS biết hát kết hợp với gõ đệm theo phách.
- HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết đoàn kết và yêu mến hoà bình.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài hát" Tiếng chuông và ngọn cờ".
- Bảng phụ, băng, đĩa nhạc có ghi sẵn bài hát" Tiếng chuông và ngọn cờ".
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.

- Một số động tác vận động theo nhạc.
III. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 p)
GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 3 p)
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, ông là tác giả của nhiều ca khúc được phổ
biến trong quần chúng, đặc biệt là bài hát" Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng".
Âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Tuyên trong sang, giản dị, đằm thắm, dễ hát, dễ thuộc.
Hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế" Ngọn cờ hoà bình", năm 185 ông đã sáng
tác bài hát" Tiếng chuông và ngọn cờ".
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
20p

10p
* Học hát bài " Tiếng chuông và ngọn cờ".
- GV hát mẫu.
- GV hỏi HS: " Em có cảm nhận gì về bài
hát?" ( Bài hát có sắc thái: Vui khoẻ, hào hùng;
Tiết tấu: Hơi nhanh).
- GV hỏi HS: " Bài hát có sử dụng những kí
hiệu âm nhạc nào?" ( Dấu nối, dấu luyến, dấu
nhắc lại, khung thay đổi, lặng đen).
- GV chia câu: 4 câu.
Câu 1: " Trái đất trời sao".
Câu 2: " Trái đất của ta".

Câu 3: " Bong bính bong sáng ngời".
Câu 4: " Bong bính bong của ta".
- Luyện thanh:
GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp
cho HS luyện thanh.
- Dạy từng câu:
GV đánh giai điệu câu một khoảng 2- 3 lần
rồi bắt nhịp cho HS hát cùng với tiếng đàn.
Các câu còn lại tương tự.
- Hát đầy đủ cả bài:
GV dạo nhạc rồi bắt nhịp cho HS hát đầy đủ
cả bài.
- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm.
* Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta.
- GV gọi 1 HS đọc bài đọc thêm: Âm nhạc
ở quanh ta.
- GV khái quát một vài nét về bài đọc thêm.
- GV hỏi HS 1 số câu hỏi về nội dung của
bài. ( Âm nhạc là gì?; âm nhạc có tác dụng như
thế nào đối với con người?; ).
- GV cho HS nghe một đoạn trích không lời
khoảng từ 1- 2 phút.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.

- HS ghi nhớ.
- HS luyện thanh.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.

- HS trình bày.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS cảm nhận.
4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)
GV bắt nhịp cho HS hát lại bài " Tiếng chuông và ngọn cờ" kết hợp với gõ đệm.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát " Mái trường mến yêu" và học thuộc lời ca.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần 3:
Tiết 3:
Ôn tập bài hát: " Tiếng chuông và ngọn cờ"
Nhạc lí: - Những thuộc tính của âm thanh.
- Các kí hiệu âm nhạc.
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A
6B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hát thuần thục bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”.
- HS biết những thuộc tính của âm thanh, các kí hiệu âm nhạc.
2. Kĩ năng:

HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.
3. Thái độ:
Giáo dục HS thêm yêu thích môn âm nhạc.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài hát" Tiếng chuông và ngọn cờ".
- Bảng phụ chép sẵn khuông nhạc và khóa Son.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.
- Một số động tác vận động theo nhạc.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình.
- Vấn đáp.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2p)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ:
Đan xen trong giờ học.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 1p)
Như vậy chúng ta đã học xong bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”. Để các em có
thể hát thuần thục hơn, trình bày bài hát tốt hơn cũng như hiểu biết hơn về âm nhạc.
Hôm nay, thầy và các em sẽ cùng nhau ôn tập bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ” và
cùng nhau tìm hiểu về những thuộc tính của âm thanh, các kí hiệu âm nhạc.
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
17p
20p
* Ôn tập bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ".

- GV bật đĩa nhạc cho HS nghe lại bài hát.
- GV đệm đàn cho HS ôn tập.
- GV chú ý sửa sai.
- GV hướng dẫn lại cách gõ đệm cho HS
thực hiện.
- GV cho HS ôn tập theo tổ, nhóm.
- GV bắt nhịp cho HS hát kết hợp với gõ
đệm.
- Trình bày bài hát:
GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát theo
cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hòa giọng.
* Nhạc lí.
a. Những thuộc tính của âm thanh.
- GV khái quát cho HS biết âm thanh chia
làm 2 loại và có 4 thuộc tính: Cao độ, trường độ,
cường độ và âm sắc.
- GV cho HS nêu khái niệm các thuộc tính
và cho ví dụ.
b. Các kí hiệu âm nhạc.
- GV gọi 1 HS nhắc lại Khuông nhạc, khoá
Son và tên 7 nốt nhạc.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn khuông nhạc
và khoá Son giới thiệu cho HS biết và vị trí các
nốt nhạc.
- GV gọi một vài HS lên bảng tập viết
khuông nhạc và khoá Son.
- HS lắng nghe.
- HS ôn tập.
- HS sửa sai.
- HS thực hiện.

- HS ôn tập.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện.
4. Củng cố- Luyện tập: ( 3p)
GV khái quát lại các thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu âm nhạc.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn tập lại bài " Tiếng chuông và ngọn cờ" và các kí hiệu
âm nhạc.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần 4:
Tiết 4:
Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh
Tập đọc nhạc: TĐN số 1
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A
6B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:

- HS biết các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh.
- HS đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 1.
2. Kĩ năng:
HS biết đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
3. Thái độ:
Giáo dục HS thêm yêu thích môn âm nhạc.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài TĐN số 1.
- Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 1.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.
- Đọc trước phần nhạc lí.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình.
- Vấn đáp.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2p)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3p)
GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 2p)
Như vậy trong tiết trước chúng ta đã biết khuông nhạc, khóa Son, biết các kí hiệu
ghi cao độ. Vậy về trường độ gồm các kí hiệu nào? Chúng ta cùng học bài hôm nay,
và phần thứ hai chúng ta sẽ cùng nhau học bài Tập đọc nhạc đầu tiên của chương trình
âm nhạc lớp 6, bài TĐN số 1.
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

15p
20p
* Nhạc lí.
a. Hình nốt
- GV cho HS nhắc lại các hình nốt đã học.
- GV nêu khái niệm và giới thiệu hình nốt
( Nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt
móc kép).
- GV treo bảng phụ và trình bày mối quan
hệ giữa các nốt.
b. Cách viết các hình nốt trên khuông.
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn cách viết
các hình nốt trên khuông.
- GV gọi một vài HS lên bảng tập viết các
hình nốt nhạc.
c. Dấu lặng.
- GV cho HS nhắc lại trường độ của nốt đen
và nốt trắng sau đó GV nhận xét và giới thiệu 2
dấu lặng tương ứng.
- GV nêu một vài ví dụ cho HS theo dõi.
* Tập đọc nhạc: TĐN số 1.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn bài TĐN số
1 cho HS tìm hiểu bài: Bài TĐN số 1 gồm
các nốt gi và hình nốt gì? Có những kí
hiệu âm nhạc nào? ( Gồm các nốt: Đồ, Rê,
Mi, Pha, Son, La; Hình nốt đen, Lặng
đen)
- GV đệm đàn cho HS luyện cao độ.
- GV cho HS đọc cao độ và luyện tiết tấu
của bài.

- GV cho HS ghép cao độ với tiết tấu vừa
học.
- GV đệm đàn cho HS đọc nhạc vài lần rồi
cho HS ghép lời ca.
- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện.
- HS luyện cao độ.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
4. Củng cố- Luyện tập: ( 3p)
GV khái quát lại các thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu âm nhạc.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn tập lại bài " Tiếng chuông và ngọn cờ" và các nốt nhạc.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần 5:

Tiết 5:
Học hát: Bài " Vui bước trên đường xa"
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A
6B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Vui bước trên đường xa".
- HS biết bài hát " Vui bước trên đường xa" là dân ca Nam Bộ và đặt lời mới là
Hoàng Lân.
2. Kĩ năng:
- HS biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
- HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.
3. Thái độ:
Giáo dục HS sống lạc quan, yêu đời.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài hát " Vui bước trên đường xa".
- Bảng phụ, băng, đĩa nhạc có ghi sẵn bài hát " Vui bước trên đường xa".
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.
- Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc.
III. Phương pháp giảng dạy:
- Thuyết trình.
- Vấn đáp.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)

GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ:
Đan xen trong giờ học.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 3 p)
Ở các miền quê Nam Bộ có nhiều làn điệu dân ca như: Các điệu Hò, các điệu Lí,
nói thơ… Lí là những bài dân ca ngắn gọn, giản dị, mộc mạc. Mỗi bài Lí thường được
xây dựng từ những câu thơ lục bát. Bài “ Lí con sáo Gò Công” có nguồn gốc ở huyện
Gò Công tỉnh Tiền Giang. Bài hát thể hiện tình cảm nhẹ nhàng, có tính chất giãi bày
tâm sự. Dựa trên giai điệu này, Nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới thành bài hát “ Vui
Bước trên đường xa”.
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
20p
15p
* Học hát bài " Vui bước trên đường xa".
- GV hát mẫu.
- GV hỏi HS: " Em có cảm nhận gì về bài
hát?" ( Bài hát có sắc thái: Vui tươi, nhí nhảnh;
Tiết tấu: Hơi nhanh).
- GV hỏi HS: " Bài hát có sử dụng những kí
hiệu âm nhạc nào?" ( Dấu nhắc lại, dấu chấm dôi,
dấu luyến, lặng đen, khung thay đổi).
- GV chia câu: 4 câu.
Câu 1: " Đường dài bước chân".
Câu 2: " Ta hát mùa xuân".
Câu 3: " Vui hát thấy gần".
Câu 4: " Muôn người quyết tâm".
- Luyện thanh:
GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp cho
HS luyện thanh.

- Dạy từng câu:
GV đánh giai điệu câu một khoảng 2- 3 lần
rồi bắt nhịp cho HS hát cùng với tiếng đàn.
Các câu còn lại tương tự.
- Hát đầy đủ cả bài:
GV dạo nhạc rồi bắt nhịp cho HS hát đầy đủ
cả bài.
- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm.
* Hát kết hợp với gõ đệm theo phách.
- GV thực hiện mẫu cách gõ đệm rồi hướng
dẫn cho HS thực hiện từng câu.
- GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 hát lời ca, tổ 2
gõ đệm và ngược lại.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.

- HS ghi nhớ.
- HS luyện thanh.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
4. Củng cố- Luyện tập: ( 3p)
GV bắt nhịp cho HS hát lại bài " Vui bước trên đường xa" kết hợp với gõ đệm
theo phách.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn bài và học thuộc lời ca.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:

Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần 6:
Tiết 6:
Ôn tập bài hát: " Vui bước trên đường xa"
Nhạc lí: Nhịp và phách- Nhịp 2/4
Tập đọc nhạc số 2
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A
6B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Vui bước trên đường xa".
- HS biết nhịp và phách, biết nhịp
4
2
.
- HS đọc đúng cao độ bài TĐN số 2.
2. Kĩ năng:
- HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.
- HS biết đọc bài TĐN kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
3. Thái độ:
Giáo dục HS sống lạc quan, yêu đời.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:

- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài " Vui bước trên đường xa", bài TĐN số 2.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.
- Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc.
III. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 p)
GV gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 2 p)
Ở những tiết học trước các em đã được học bài hát " Vui bước trên đường xa", biết
một số kí hiệu âm nhạc. Để các em có thể hát thuần thục hơn cũng như biết rõ hơn về
âm nhạc. hôm nay, thầy và các em sẽ cùng nhau ôn tập bài " Vui bước trên đường xa",
cùng nhau tìm hiểu về nhịp và phách và học bài TĐN số 2.
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
10p
6p
10p
* Ôn tập bài hát: " Vui bước trên đường xa".
- GV đệm đàn cho HS luyện thanh.
- GV bật đĩa nhạc cho HS nghe lại bài hát.
- GV đệm đàn cho HS ôn tập.
- GV chú ý sửa sai.
- GV hướng dẫn lại cách gõ đệm cho HS
thực hiện.
- GV cho HS ôn tập theo tổ, nhóm.

- Trình bày bài hát:
GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát theo
cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hòa giọng
* Nhạc lí: Nhịp và phách- Nhịp 2/4.
- GV giới thiệu về nhịp và phách ( Nhịp là
những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng
nhau lặp đi lặp lại đều đặn trong một bản
nhạc. Mỗi nhịp chia thành những phần
nhỏ bằng nhau về thời gian gọi là phách).
- GV giới thiệu về nhịp 2/4.
* Tập đọc nhạc: TĐN số 2.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn bài TĐN số
2 cho HS tìm hiểu bài: Bài TĐN số 2
được viết ở nhịp gì? Có mấy ô nhịp? Có
những kí hiệu âm nhạc nào? ( Nhịp 2/4,
16 ô nhịp).
- GV đệm đàn cho HS luyện cao độ.
- GV cho HS đọc cao độ và luyện tiết tấu
của bài.
- GV cho HS ghép cao độ với tiết tấu vừa
học.
- GV đệm đàn cho HS đọc nhạc vài lần rồi
cho HS ghép lời ca.
- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm.
- HS luyện thanh.
- HS lắng nghe.
- HS ôn tập.
- HS sửa sai.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.

- HS trình bày.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS luyện cao độ.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)
GV bắt nhịp cho HS đọc lại bài TĐN số 2 kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát: " Vui bước trên đường xa", nhịp và phách.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần 7:
Tiết 7:
Tập đọc nhạc: TĐN số 3
Cách đánh nhịp 2/4
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát
" Làng tôi"
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A
6B

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS đọc đúng nhạc và ghép được lời ca bài TĐN số 3.
- HS biết đánh nhịp 2/4.
- HS biết vài nét về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát" Làng tôi".
2. Kĩ năng:
HS biết đọc bài TĐN số 3 kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
3. Thái độ:
Giáo dục HS yêu thích môn âm nhạc và yêu mến các nhạc sĩ.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài TĐN số 3.
- Tìm hiểu về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát" Làng tôi"
2. Chuẩn bị của HS:
SGK Âm nhạc lớp 6.
III. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 p)
GV gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 3 p)
Ở những tiết học trước các em đã được học bài TĐN số 1, số 2 cũng như biết về
nhịp 2/4. Để các em có thể đọc nhạc tốt hơn cũng như biết cách đánh nhịp 2/4, tiết này
thầy và các em sẽ cùng nhau đi học bài TĐN số 3 và cách đánh nhịp 2/4.
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
10p

10p
10p
* Tập đọc nhạc: TĐN số 3.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn bài TĐN số
3 cho HS tìm hiểu bài: Bài TĐN số 3
được viết ở nhịp gì? Có mấy ô nhịp? Có
những kí hiệu âm nhạc nào? ( Nhịp 2/4,
16 ô nhịp).
- GV đệm đàn cho HS luyện cao độ.
- GV cho HS đọc cao độ và luyện tiết tấu
của bài.
- GV cho HS ghép cao độ với tiết tấu vừa
học.
- GV đệm đàn cho HS đọc nhạc vài lần rồi
cho HS ghép lời ca.
- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm.
* Cách đánh nhịp 2/4.
- GV gọi một HS nhắc lại nhịp 2/4.
- GV giới thiệu cách đánh nhịp 2/4 theo
hình vẽ cho HS theo dõi.
- GV thực hiện cách đánh nhịp 2/4 vài lần
sau đó bắt nhịp cho HS thực hiện.
- GV gọi một vài HS lên bảng trình bày.
* Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Cao và
bài hát" Làng tôi".
- GV gọi một HS đọc bài: Nhạc sĩ Văn Cao
và bài hát" Làng tôi" trong SGK.
- GV khái quát về nhạc sĩ Văn Cao và bài
hát" Làng tôi".
- GV đặt một vài câu hỏi trong nội dung bài

học cho HS trả lời: Em hãy nêu một vài
bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao?
Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát" Làng
tôi" vào năm nào? ( Trường ca sông Lô,
Tiến về Hà Nội ; Sáng tác năm 1947).
- HS trả lời.
- HS luyện cao độ.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)
GV bắt nhịp cho HS đọc lại bài TĐN số 3 kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn tập cách đánh nhịp 2/4 và tìm hiểu về nhạc sĩ Văn Cao.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần 8:

Tiết 8:
Ôn tập
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A
6B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ" và bài " Vui
bước trên đường xa".
- HS biết những thuộc tính của âm thanh, biết các kí hiệu ghi cao độ, trường độ,
biết thế nào là nhịp, phách.
- HS đọc đúng bài TĐN số 1, số 2, số 3.
2. Kĩ năng:
- HS hát biết kết hợp với gõ đệm theo phách.
- HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.
3. Thái độ:
Giáo dục HS sống lạc quan, yêu đời.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục các bài ôn tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 7.
- Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc.
III. Phương pháp giảng dạy:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)

GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ:
Đan xen trong giờ học.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 2 p)
Ở những tiết học trước các em đã được học 2 bài hát đó là bài" Tiếng chuông và
ngọn cờ" và " Vui bước trên đường xa", các em đã biết thế nào là nhịp và phách. Để
các em có thể hát thuần thục hơn cũng như biết rõ hơn về nhịp và phách. hôm nay,
thầy và các em sẽ cùng nhau ôn tập, kiểm tra các kiến thức chúng ta đã học.
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
12p

12p
12p
* Ôn tập 2 bài hát " Tiếng chuông và ngọn
cờ" và " Vui bước trên đường xa".
- Luyện thanh:
GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp cho
HS thực hiện.
- GV đệm đàn cho HS lần lượt ôn tập lại 2
bài hát.
- GV hướng dẫn lại cách gõ đệm cho HS
thực hiện.
- Trình bày bài hát:
GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát theo
cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hòa giọng.
- GV gọi vài HS lên bảng trình bày.
* Ôn tập nhạc lí.
- GV gọi một HS nhắc lại những kiến thức
nhạc lí đã học( những thuộc tính của âm

thanh, các kí hiệu ghi cao độ, trường độ,
nhịp và phách).
- GV khái quát về những thuộc tính của âm
thanh, các kí hiệu âm nhạc, nhịp và phách
cho HS theo dõi.
- GV gọi HS lên bảng nêu quan hệ giữa các
hình nốt.
- GV thực hiện lại cách đánh nhịp 2/4 cho
HS theo dõi sau đó cho cả lớp thực hiện.
* Ôn tập Tập đọc nhạc.
- GV đệm đàn cho HS luyện cao độ.
- GV cho HS lần lượt ôn tập lại 3 bài TĐN
số 1, số 2 và số 3.
- GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 đọc nốt
nhạc, tổ 2 hát lời ca và ngược lại.
- GV gọi HS lên bảng. GV đánh giá và cho
điểm.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện
- HS trình bày.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS luyện cao độ.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện
- HS thực hiện.

4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)
GV cho HS nhắc lại những kiến thức đã học.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn lại các bài đã học.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần 9:
Tiết 9:
Kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A
6B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ" và bài " Vui
bước trên đường xa".
- HS biết những thuộc tính của âm thanh, biết các kí hiệu ghi cao độ, trường độ,
biết thế nào là nhịp, phách.
- HS đọc đúng nhạc và ghép được lời ca bài TĐN số 1, số 2, số 3.
2. Kĩ năng:
- HS hát biết kết hợp với gõ đệm theo phách.
- HS biết trình bày bài hát kết hợp với vận động theo nhạc.
3. Thái độ:
Giáo dục HS có thái độ nghiêm túc trong thi cử.

II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đề kiểm tra.
2. Chuẩn bị của HS:
Ôn tập kiến thức các bài đã học.
III. Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 p)
GV gọi lớp trưởng kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
3. Nội dung bài mới:
HS tiến hành kiểm tra.
Đề bài:
Em hãy bốc thăm và trả lời một trong các đề sau:
1. Em hãy hát bài " Tiếng chuông và ngọn cờ"?
2. Em hãy hát bài " Vui bước trên đường xa"?
3. Em hãy nêu những thuộc tính của âm thanh, nêu các kí hiệu ghi cao độ của âm
thanh?
4. Em hãy nêu các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh, nêu mỗi quan hệ giữa các
hình nốt?
5. Em hãy nêu thế nào là nhịp, phách, thế nào là nhịp
4
2
?
6. Em hãy đọc nhạc và ghép lời ca bài Tập đọc nhac số 1?
7. Em hãy đọc nhạc và ghép lời ca bài Tập đọc nhac số 2?
8. Em hãy đọc nhạc và ghép lời ca bài Tập đọc nhac số 3?

Đáp án:
1. HS lên bảng trình bày.
2. HS lên bảng trình bày.
3. Những thuộc tính của âm nhanh: Gồm 4 thuộc tính.
- Cao độ: Độ trầm bổng, cao thấp.
- Trường độ: Độ ngân dài, ngắn.
- Cường độ: Độ mạnh, nhẹ.
- Âm sắc: Chỉ các sắc thái khác nhau của âm thanh.
Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh gồm:
ĐÔ, RÊ, MI, PHA, SON, LA, SI.
4. Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh gồm:
- Hình nốt tròn.
- Hình nốt trắng.
- Hình nốt đen.
- Hình nốt móc đơn.
- Hình nốt móc kép.
Mỗi quan hệ giữa các hình nốt:
- Hình nốt tròn= 2 hình nốt trắng.
- Hình nốt trắng= 2 hình nốt đen.
- Hình nốt đen= 2 hình nốt móc đơn.
- Hình nốt móc đơn= 2 hình nốt móc kép.
5. Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi, lặp lại đều
đặn trong một bản nhạc, bài hát. Giữa các nhịp có một vạch đứng để phân cách
gọi là vạch nhịp.
Mỗi nhịp lại chia thành những phần nhỏ hơn đều nhau về thời gian gọi là phách.
Nhịp
4
2
là nhịp có 2 phách trong mỗi ô nhịp, mỗi phách có trường độ bằng một
nốt đen.

6. HS lên bảng trình bày.
7. HS lên bảng trình bày.
8. HS lên bảng trình bày.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần 10:
Tiết 10:
Học hát: Bài" Hành khúc tới trường"
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A
6B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Hành khúc tới trường".
- HS biết bài hát" Hành khúc tới trường" là nhạc nước Pháp, lời Việt: Phan Trần
Bảng, Lê Minh Châu.
2. Kĩ năng:
- HS biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
- HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết yêu trường, yêu lớp.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.

- Đàn và hát thuần thục bài hát" Hành khúc tới trường".
- Bảng phụ, băng, đĩa nhạc có ghi sẵn bài hát" Hành khúc tới trường".
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.
- Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc.
III. Phương pháp giảng dạy:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 p)
GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 3 p)
" Hành khúc tới trường" là một bài hát ngắn gọn, dễ hát. Bài hát miêu tả buổi sáng
Mặt Trời lên, từng tốp học sinh vui vẻ đến trường với niềm tự hào về quê hương đất
nước. Tiết này các em sẽ được biết đến một bài hát khoẻ khoắn, vui tươi, sôi nổi của
nước Pháp, bài hát" Hành khúc tới trường" và được làm quen với cách hát bề đơn
giản, đó là cách hát đuổi.
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
20p

10p
* Học hát bài " Hành khúc tới trường".
- GV hát mẫu.
- GV hỏi HS: " Em có cảm nhận gì về bài
hát?" ( Bài hát có sắc thái: Khoẻ khoắn, vui tươi,
sôi nổi; Tiết tấu: Hơi nhanh).
- GV hỏi HS: " Bài hát có sử dụng những kí

hiệu âm nhạc nào?" ( Dấu chấm dôi, dấu nhắc lại,
dấu quay lại).
- GV chia câu: 5 câu.
Câu 1: " Mặt Trời trời xa".
Câu 2: " Rộn ràng tiếng ca".
Câu 3: " Non sông quê hương".
Câu 4: " Vui như mái trường".
Câu 5: " La la la la".
- Luyện thanh:
GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp
cho HS luyện thanh.
- Dạy từng câu:
GV đánh giai điệu câu một khoảng 2- 3 lần
rồi bắt nhịp cho HS hát cùng với tiếng đàn.
Các câu còn lại tương tự.
- Hát đầy đủ cả bài:
GV dạo nhạc rồi bắt nhịp cho HS hát đầy đủ
cả bài.
- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm.
* Hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
- GV thực hiện mẫu cách gõ đệm rồi hướng
dẫn cho HS thực hiện từng câu.
- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm.
- GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 hát lời ca, tổ 2
gõ đệm và ngược lại.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.

- HS ghi nhớ.

- HS luyện thanh.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)
GV bắt nhịp cho HS hát lại bài " Hành khúc tới trường" kết hợp với gõ đệm theo
nhịp.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát " Hành khúc tới trường" và học thuộc lời ca.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần :
Tiết 11:
Tập đọc nhạc: TĐN số 4
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
và bài hát" Lên đàng"
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 28 tháng 9 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A 40
6B 38
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:

- HS biết bài TĐN số 4 - nhạc của Mô-da. Biết đọc chuẩn xác cao độ và trường độ
bài TĐN.
- HS biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - một tác giả âm nhạc có nhiều đóng góp cho nền
âm nhạc Việt Nam.
2. Kĩ năng:
HS biết đọc bài TĐN số 4 kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
3. Thái độ:
Giáo dục HS yêu thích môn âm nhạc và yêu mến các nhạc sĩ.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Tìm hiểu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát" Lên đàng".
- Băng, đĩa nhạc ghi sẵn bài hát" Lên đàng" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.
III. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 p)
GV gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 3 p)
Ở những tiết học trước các em đã được học bài TĐN số 1, số 2, số 3 cũng như biết
về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát" Làng tôi". Để các em có thể đọc nhạc tốt hơn và hiểu
biết hơn các nhạc sĩ của Việt Nam, tiết này thầy và các em sẽ cùng nhau đi học bài
TĐN số 4, cùng nhau tìm hiểu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát" Lên đàng".
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
15p

15p
* Tập đọc nhạc: TĐN số 4.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn bài TĐN số
4 cho HS tìm hiểu bài: Bài TĐN số 4
được viết ở nhịp gì? Có mấy ô nhịp? Có
những kí hiệu âm nhạc nào? ( Nhịp 2/4, 8
ô nhịp, có nốt lặng đơn, nốt lặng đen).
- GV đệm đàn cho HS luyện cao độ.
- GV cho HS đọc cao độ và luyện tiết tấu
của bài.
- GV cho HS ghép cao độ với tiết tấu vừa
học.
- GV đệm đàn cho HS đọc nhạc vài lần rồi
cho HS ghép lời ca.
- GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 đọc nốt
nhạc, tổ 2 ghép lời ca và ngược lại.
* Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước và bài hát" Lên đàng".
- GV gọi một HS đọc bài: Nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước và bài hát" Lên đàng" trong SGK.
- GV khái quát về cuộc đời và sự nghiệp
nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát" Lên
đàng"
- GV đặt một vài câu hỏi trong nội dung bài
học cho HS trả lời: Em hãy nêu một vài
bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước? Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác
bài hát" Lên đàng" vào năm nào? ( Ca
ngợi Hồ Chủ Tịch, Giải phóng miền Nam,
Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới

lien hoan, Múa vui ; Sáng tác vào năm
1944).
- GV bật đĩa nhạc cho HS cảm nhận bài
hát" Lên đàng".
- HS trả lời.
- HS luyện cao độ.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS cảm nhận.
4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)
GV bắt nhịp cho HS đọc lại bài TĐN số 4 kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn tập các nốt nhạc và tìm hiểu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần :
Tiết 12:
Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4
Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam

Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 28 tháng 9 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A 40
6B 38
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hát thuộc bài Hành khúc tới trường và tập hát đuổi.
- HS đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 4.
- HS có những hiểu biết sơ lược về dân ca Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- HS hát biết kết hợp với gõ đệm theo phách.
- HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết yêu quí các làn điệu dân ca và thêm yêu thích môn âm nhạc.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Tìm hiểu về các làn điệu dân ca.
- Băng, đĩa nhạc ghi sẵn bài hát " Hành khúc tới trường".
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.
- Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc.
III. Phương pháp giảng dạy:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)
GV gọi lớp trưởng kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 p)
GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.

3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 3 p)
Để các em có thể hát thuần thục hơn bài hát" Hành khúc tới trường" cũng như đọc
nhạc tốt hơn. Hôm nay, thầy và các em sẽ cùng nhau đi ôn tập bài hát" Hành khúc tới
trường", ôn tập TĐN số 4, phần thứ 3 chúng ta cùng nhau tìm hiểu về dân ca Việt
Nam
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
12p

12p
8p
* Ôn tập bài hát " Hành khúc tới trường".
- GV bật đĩa nhạc cho HS nghe lại bài hát.
- Luyện thanh:
GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp
cho HS luyện thanh.
- GV đệm đàn cho HS ôn tập.
- GV hướng dẫn lại cách gõ đệm cho HS
thực hiện.
- GV cho HS ôn tập theo tổ, nhóm.
- Trình bày bài hát:
GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát theo
cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hòa giọng.
* Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4.
- GV đệm đàn cho HS luyện cao độ.
- GV cho HS gõ lại tiết tấu bài TĐN số 4.
- GV đệm đàn cho HS đọc bài TĐN số 4.
- GV cho HS ghép lời ca.
- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm.
* Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca

Việt Nam.
- GV gọi 1 HS đọc " Sơ lược về dân ca Việt
Nam" trong SGK.
- GV khái quát về dân ca Việt Nam.
- GV hỏi HS 1 số câu hỏi về nội dung của
bài. ( Thế nào là dân ca Việt Nam?; Em hãy nêu
một số vùng miền dân ca Việt Nam?; Em hãy kể
tên một số làn điệu dân ca hay một số bài hát dân
ca đã được học và cho biết bài hát đó thuộc vùng,
miền nào trên đất nước ta? )
- GV cho HS rút ra bài học.
- HS lắng nghe.
- HS luyện thanh.
- HS ôn tập.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS luyện cao độ.
- HS thực hiện
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)
GV cho HS đọc lại bài TĐN số 4 kết hợp với gõ đệm theo phách.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)

GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát" Hành khúc tới trường" và đọc lại" Sơ lược
về dân ca Việt Nam"
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
Kiểm tra, ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng



Hoàng Văn Dưỡng
Tuần :
Tiết 13:
Học hát: Bài" Đi cấy"
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 28 tháng 9 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng
6A 40
6B 38
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết bài Đi cấy là một bài dân ca Thanh Hoá, trích trong Tổ khúc Múa đèn.
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.
2. Kĩ năng:
- HS biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
- HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.
3. Thái độ:
Giáo dục HS yêu lao động và các làn điệu dân ca.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài hát" Đi cấy".
- Bảng phụ, băng, đĩa nhạc có ghi sẵn bài hát" Đi cấy".

2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.
- Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc.
III. Phương pháp giảng dạy:
- Thuyết trình.
- Vấn đáp.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 p)
- GV gọi HS lên bảng trình bày bài hát" Hành khúc tới trường".
- GV gọi HS lên bảng đọc bài TĐN số 4.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 3 p)
Sông Mã chảy qua Thanh Hoá là nơi sản sinh ra những điệu Hò được lưu truyền từ
bao đời nay. Thanh Hoá có các làn điệu dân ca, đặc biệt là" Tổ khúc múa đèn". Múa
đèn là một hình thức diễn hát và múa. Bài " Đi cấy" là một trong những bài trích trong

×