Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

quy định của pháp luật về việc thành lập và cấp giấy phép hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.78 KB, 13 trang )

Mở đầu:
Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam đã xuất hiện cùng với hoạt động của thị
trường chứng khoan. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường này và
mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp. Sau đây là các
quy định của pháp luật về việc thành lập và cấp giấy phép hoạt động của quỹ
đầu tư chứng khoán.
1. Khái quát chung về quỹ đầu tư chứng khoán:
1.1 Khái niệm và đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán:
Quỹ đầu tư chứng khốn là quỹ tiền hình thành từ vốn góp của các nhà đầu
tư để đầu tư chủ yếu vào chứng khốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Cơng ti quản lý
quỹ tạo lập quỹ đầu tư chứng khoán bằng cách phát hành chứng chỉ hưởng lợi để
thu hút vốn từ nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Tiền của quỹ sau đó sẽ được
cơng ty quản lý quỹ đêm đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ của thị
trường tiền tệ và các chứng khoán hoặc tài sản khác phù hợp với mục tiêu đầu tư
ghi nhận trong điều lệ của quỹ.
* Đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán:
Thứ nhất, bản thân quỹ đầu tư chứng khoán chỉ thể hiện một lượng tiền do
các nhà đầu tư đóng góp chứ khơng phải là một pháp nhân, khơng có tổ chức bộ
máy riêng, bì vậy tồn bộ việc huy động vốn thành lập quỹ, quản lý và điều hành
hoạt động của quỹ cho tới việc sử dụng vốn của quỹ để đầu tư, thu lời đều do
công ty quản lý quỹ đảm nhiệm. Đến lượt mình, tồn bộ hoạt động của công ty
quản lý quản lý quỹ lại chịu sự giám sát của một pháp nhân, thường là ngân
hàng, độc lập với quỹ và với công ty quản lý quỹ. Ngân hàng vừa đóng vai trị là
người bảo quản tài sản của quỹ đồng thời vừa là người giám sát tồn bộ hoạt
động của cơng ty quản lý quỹ để bảo đảm công ty quản lý quỹ tuân thủ pháp luật
và những mục tiêu cũng như chính sách đầu tư đề ra trong điều lệ quỹ.
Thứ hai, chứng khoán được phát hành để huy động vốn thành lập quỹ không
phải là cổ phiều mà chỉ là chứng chỉ hưởng lợi cho phép nhà đầu tư sở hữu
chúng được hưởng một phần thu nhập từ hoạt động đầu tư của quỹ tương ứng
với tỷ lệ vốn mà họ đã đầu tư vào quỹ. Lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ, sau khi
bù đắp chi phí quản lý quỹ, sẽ được phân chia cho các nhà đầu tư sở hữu chứng


chỉ quỹ. Giá trị của mỗi chứng chỉ quỹ được xác định hàn ngày và abwngf tổng
giá trị của quỹ chi cho số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành trên thị trường.
Thứ ba, những người đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khốn khơng phải là cổ
đơng mà chỉ là cổ đông mà chỉ là những người hưởng lợi từ hoạt động của quỹ;
họ bỏ tiền góp vốn lập quỹ nhưng không trực tiếp quản lý quỹ mà ủy thác toàn
bộ việc quản lý, điều hành quỹ cho công ty quản lý và ngân hàng bảo quản, là
1


những tổ chức có chun mơn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động này, nhằm tối
đa hóa lợi nhuận có được từ khoản vốn.
1.2. Vai trò của quỹ đầu tư chứng khốn:
Đối với các nhà đầu tư, lợi ích lớn nhất của nguồn vốn đầu tư là đa dạng hóa
đầu tư, phân tán rủi ro. Với quỹ đầu tư chứng khốn, ngay cả khi một cá nhân có
lượng vốn nhỏ vẫn có thể đa dạng hóa đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác
nhau. Từ những lý do trên người đầu tư sở hữu những chứng chỉ đầu tư có tính
thanh khoản cao, có thể rút vốn nhanh chóng bằng việc bán lại các chứng chỉ
trên TTCK.
Đối với nhà quản lý vốn thì thơng qua những hoạt động này họ thu được hoa
hồng và những khoản thưởng bởi những nhà quản lý vốn là những người có kiến
thức chun mơn có trình độ dự đốn và phân tích thơng tin cho nên họ được ủy
thác đầu tư.
Đối với nền kinh tế thì quỹ góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền
kinh tế nói chung và sự phát triển của thị trường sơ cấp; góp phần ổn định thị
trường thứ cấp và phổ cập đầu tư chứng khoán, phát huy nội lực.
1.3. Phân loại quỹ đầu tư chứng khốn:
Có nhiều loại qũy đầu tư chứng khốn và cũng có những cách phân loại khác
nhau đối với các quỹ này. Tuy nhiên phổ biến nhất là căn cứ vào số lượng nhà
đầu tư góp vốn thành lập, quỹ đầu tư chứng khoán được chia thành hai loại: quỹ
đại chúng và quỹ thành viên. Thường thì pháp luật các nước đều quy định giới

hạn số lượng nhà đầu tư để xác định một quỹ đầu tư là quỹ đại chúng hay quỹ
thành viên. Cụ thể:
- Qũy đại chúng là quỹ đầu tư được hình thành từ vốn góp của nhiều nhà đầu
tư riêng lẻ trên thị trường chứng khoán. Do số lượng nhà đầu tư bỏ vốn để thành
lập quỹ đầu tư đại chúng rất lớn, tồn bộ quy trình huy động vốn. Quỹ đại chúng
là loại quỹ đầu tư chứng khốn được chào bán chứng chỉ quỹ ra cơng chúng.
Quỹ đại chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng nhà đầu tư tối đa
vào quỹ. Tuy nhiên, do số lượng các nhà đầu tư lớn nên quỹ đại chúng có nhiều
giới hạn đầu tư do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn các
nhà đầu tư vào quỹ. Trên thế giới, quỹ đại chúng có nhiều dạng khác nhau. Cách
phân loại phổ biến dựa vào tiêu chí nghĩa vụ của quỹ đối với nhà đầu tư, theo đó,
quỹ đại chúng có hai loại là quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.
Quỹ đại chúng dạng đóng là loại quỹ mà theo đó, quỹ khơng có nghĩa vụ
mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành ra công chúng theo yêu cầu của
nhà đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng cách
2


chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu tư cho nhà đầu tư khác trên thị trường chứng
khoán
Quỹ đại chúng dạng mở là loại quỹ mà theo đó, quỹ có nghĩa vụ mua lại
chứng chỉ quỹ đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư. Loại quỹ này có số vốn và số
thành viên luôn biến động, nên thường chỉ xuất hiện ở những quốc gia có nền
kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật
Bản v.v..
- Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán được lập bằng vốn góp của một
số nhà đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Nhà
đầu tư vào quỹ thành viên được gọi là thành viên góp vốn hay thành viên quỹ
đầu tư. Pháp luật thường có quy định giới hạn số lượng thành viên góp vốn của
Quỹ thành viên. Luật chứng khốn năm 2006 quy định quỹ thành viên có tối đa

khơng quá 30 thành viên và tất cả thành viên phải là pháp nhân. Thành viên của
quỹ thông thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và có năng lực tài chính
mạnh như cơng ty tài chính, ngân hàng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm. Các thành
viên góp vốn có quyền tham gia quản lý quỹ nhiều hơn so với nhà đầu tư trong
quỹ đại chúng, đồng thời khả năng chịu đựng rủi ro cũng tốt hơn nên quỹ thành
viên không chịu nhiều hạn chế đầu tư như quỹ công chúng.
2. Quy định của pháp luật về thành lập và cấp giấy phép hoạt động cả
quỹ đầu tư chứng khoán.
2.1 Quy định về việc thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.
Việc thành lập quỹ đầu tư chứng khốn khơng do nhà đầu tư đảm nhiệm mà
do công ty quản lý quỹ đảm nhiệm. Trước đây, theo Nghị định số 48/1998/NĐCP, công ty quản lý quỹ muốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán phải xin phép
UBCKNN và quỹ sẽ chỉ được khai sinh khi UBCKNN cấp giấy phép thành lập
quỹ. Sau khi Nghị định số 144/2003/NĐ-CP được ban hành thay thế Nghị định
số 48/1998/NĐ-CP, chủ thể lập quỹ công chúng vẫn phải được UBCKNN cấp
giấy phép, còn chủ thể lập quỹ thành viên chỉ cần đăng ký với UBCKNN để
được cấp chứng nhận đăng kí thành lập quỹ. Hiện nay, luật chứng khoán vẫn
tiếp tục thừa nhận 2 loại quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ đại chúng và quỹ thành
viên, tuy nhiên, thủ tục thành lập từng loại quỹ đầu tư chứng khốn đã có những
thay đổi đáng kể so với trước. Tùy thuộc vào loại hình quỹ đầu tư chứng khốn
dự định được thành lập, cơng ty quản lý quỹ sẽ phải tuân thủ những quy trình
pháp lý khác nhau.
2.1.1.Thành lập quỹ đại chúng
*Điều kiện đăng ký thành lập quỹ
3


Để có đủ điều kiện để thành lập quỹ đại chúng, thì kết quả đợt chào đón
chứng chỉ ra cơng chúng phải thỏa mãn những điều kiện nhất định:
Một là, số lượng nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chứng khốn chun
nghiệp) tham gia góp vốn vào quỹ và tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đều phải

đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Việc quy định số vốn tối thiểu sẽ
giúp cho hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán được tập trung và đạt kết quả
cao, tránh việc làm dụng thành lập quỹ đầu tư chứng khoán sẽ làm giảm hiệu
quả và vai trị của nó với nền kinh tế.
Hai là, tỷ lệ giữa giá trị chứng chỉ quỹ đã bán và mức vốn dự kiến huy động
cũng phải đạt tới mức tối thiểu được quy định trong điều lệ quỹ và ghi nhận
trong bản cáo bạch.
Trường hợp tổng giá trị vốn huy động từ đợt phát hành và tổng số nhà đầu tư
cá nhân bỏ vốn mua chứng chỉ quỹ không đạt tới mức luật định, cơng ty quản lý
quỹ phải hồn trả cho nhà đầu tư một khoản tiền đã đóng góp trong vịng 15
ngày kể từ khi kết thúc việc huy động vốn. Trong trường hợp đó, cơng ty quản lý
quỹ vẫn phải chịu mọi phí tổn và nghĩa vụ tài chính phát sinh tự việc huy động
vốn.
Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ nhà đầu tư, khuyến khích các nhà
đầu tư bỏ vốn để tham gia vào hoạt động của quỹ đầu tư chứng khốn.
*Trình tự, thủ tục thành lập
Trường hợp đợt phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng thỏa mãn những điều
kiện pháp luật quy định, công ty quản lý quỹ phải gửi UBCKNN hồ sơ báo cáo
kết quả chào bán và thực hiện việc đăng ký lập quỹ.
Hồ sơ gồm: Giấy đăng ký lập quỹ và báo cáo về kết quả đợt chào bán và
danh sách nhà đàu tư
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBCKNN sẽ cấp giấy
chứng nhận đăng ký lập quỹ nhưng phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Thời
hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng hiện nay đã
được rút ngắn hơn so với thời hạn 15 ngày theo nghị định số 144/2003/NĐ-CP
trước đây.
Ngay sau khi giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, cơng ty quản lý
quỹ có quyền giải tỏa vốn huy động tại ngân hang giám sát để thực hiện đầu tư.
Trong vòng 45 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký quỹ, công
ty quản lý phải gửi UBCKNN một số văn bản chứng tỏ quỹ đã có những bước

khởi động ban đầu, đó là:
-Danh sách và sơ yếu lý lịch của các thành viên ban đại diện quỹ
4


-Cam kết bằng văn bản của các thành viên độc lập trong ban đại diện quỹ về
sự độc lập của mình với cơng ty quản lý quỹ
-Biên bản và các tài liệu khác liên quan tới cuộc họp đại hội nhà đầu tư.
Trình tự thủ tục thành lập được pháp luật quy định cụ thể và chặt chẽ, giúp
cho việc thực hiện được thống nhất và dễ dàng hơn với các cơ quan hữu quan.
2.1.2.Thành lập quỹ thành viên
Khác với quỹ đại chúng, quỹ thành viên có mục tiêu đầu tư khá mạo hiểm
nhằm thu lợi nhuận cao, hoạt động dầu tư của quỹ thành viên, vì vậy có mức độ
rủi ro cao hơn quỹ công chúng. Thực tế này đòi hỏi nhà đầu tư vào quỹ thành
viên cần phải có đủ tiềm lực tài chính để có thể gánh chịu rủi ro xảy ra. Nhận
thức được vấn đề này, khi soạn thảo Luật chứng khoán, các nhà làm luật đã quy
định tồn bộ số thành viên góp vốn vào quỹ đẩu phải là pháp nhân.
Vốn của quỹ cũng không phải do cơng chúng đầu tư đóng góp mà do các
thành viên của quỹ, gồm những tổ chức có tư cách pháp nhân đống góp. Các
thành viên góp vốn thành lập quỹ trên cơ sở biên bản thỏa thuận góp vốn và điều
lệ quỹ. Công ty quản lý quỹ phải cung cấp cho các tổ chức có nhu cầu góp vốn
vào quỹ bản cáo bạch tóm tắt. Việc làm này nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt
động của quỹ đầu tư chứng khoán.
Theo quy định tại Điều 22 QĐ 45/2007/NĐ-BTC về Thành lập Quỹ thành
viên có quy định về các điều kiện cụ thể:
“1. Việc thành lập Quỹ thành viên phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vốn góp tối thiểu là năm mươi (50) tỷ đồng Việt Nam;
b) Có tối đa ba mươi (30) thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là
pháp nhân. Tổ chức tham gia góp vốn thành lập Quỹ thành viên chỉ được phép

sử dụng vốn của chính mình, khơng bao gồm các nguồn vốn ủy thác đầu tư, vốn
chiếm dụng từ các cá nhân, tổ chức khác;
c) Quỹ được uỷ thác cho một Công ty quản lý quỹ được cấp phép quản lý quỹ
thực hiện việc quản lý;
d) Tài sản của Quỹ thành viên được lưu ký tại một Ngân hàng lưu ký khơng
phải là người có liên quan với Cơng ty quản lý quỹ.
Bên cạnh những điều kiện quy định tại khoản 1 điều 22, tại khoản 2, 3, 4 điều
này cũng có quy định một số điều kiện khác về việc kêu gọi góp vốn, thăm dị
thị trường bằng các phương tiện thông tin đại chúng; việc đặt tên; cung cấp bản
cáo bạch cho những tổ chức có nhu cầu góp vốn; việc ghi rõ nguyên tắc hoạt
động của quỹ cũng được quy định khá chi tiết và cụ thể.
5


*Trình tự, thủ tục thành lập
Hội đủ những điều kiện trên, công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập lập quỹ
phải gửi hồ sơ thành lập quỹ tới UBCKNN.
Hồ sơ thành lập quỹ thành viên gồm: thông báo lập Quỹ thành viên, điều lệ
Quỹ, hợp đồng lưu ký tài sản Quỹ phù hợp với Điều lệ Quỹ, biên bản thoả thuận
góp vốn và Danh sách các thành viên góp vốn theo quy định tại Điểm c, Khoản
2 Điều 9 Quy chế này, giấy xác nhận của Ngân hàng lưu ký về quy mô vốn đã
huy động, bản Cáo bạch tóm tắt của Quỹ, biên bản họp và Quyết định của Đại
hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, Quyết định của Hội đồng thành viên
hoặc của Chủ sở hữu thành viên góp vốn về việc tham gia góp vốn vào Quỹ và
cử người đại diện phần vốn góp theo uỷ quyền, văn bản ủy quyền, bản sao hợp
lệ Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ Hồ sơ báo
cáo việc lập Quỹ thành viên hợp lệ, Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước gửi thơng
báo bằng văn bản xác nhận việc lập Quỹ thành viên cho Công ty quản lý quỹ.
Vốn của Quỹ thành viên chỉ được giải ngân sau khi có thơng báo xác nhận việc

lập Quỹ của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước”.
2.2.Cấp giấy phép hoạt động
*Điều kiện được cấp giấy phép hoạt động của quỹ đầu tư chứng khốn:
Theo quy định tại Điều 62 LCK thì điều kiện cấp giấy phép hoạt động của
quỹ đầu tư gồm:
1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của cơng ty chứng khốn,
cơng ty quản lý quỹ bao gồm:
a) Có trụ sở; có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán,
đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng
khốn thì khơng phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị;
b) Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh
doanh chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 61 của Luật
này phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khốn.
2. Trường hợp cổ đơng sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân phải có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, khơng thuộc trường hợp đang phải chấp hành
hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; trường hợp là pháp
nhân phải đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp
vốn. Các cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập phải sử dụng nguồn vốn của
chính mình để góp vốn thành lập cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ.
6


Như đã nói ỏ trên, quỹ đầu tư chứng khốn góp phần ổn định thị trường
chứng khốn, giúp cho thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn và chúng
được quản lý bởi các cơng ty chứng khốn, các cơng ty này là một pháp nhân và
được pháp luật chứng khoán quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động như
một pháp nhân cụ thể, nhằm mục đích khuyến khích các quỹ đầu tư ra đời để
góp phần tăng hiệu quả hoạt động cho thị trường chứng khoán.
*Hồ sơ xin cấp phép hoạt động quỹ bao gồm 01 bộ bản chính và 02 bộ bản

sao. Cụ thể:
Theo quy định tại Điều 63 LCK Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và
hoạt động của cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ gồm:
1. Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của cơng ty chứng
khốn, công ty quản lý quỹ.
2. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện các nghiệp
vụ kinh doanh chứng khoán.
3. Xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định gửi tại tài khoản phong toả
mở tại ngân hàng.
4. Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực
hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề
chứng khốn.
5. Danh sách cổ đơng sáng lập hoặc thành viên sáng lập kèm theo bản sao
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân và Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân.
6. Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm tốn
độc lập của cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là pháp nhân tham gia
góp vốn từ mười phần trăm trở lên vốn điều lệ đã góp của tổ chức đề nghị cấp
giấy phép.
7. Dự thảo Điều lệ công ty.
8. Dự kiến phương án hoạt động kinh doanh trong ba năm đầu phù hợp với
nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy
trình kiểm sốt nội bộ, quy trình quản lý rủi ro.
Việc quy định hồ sơ thành lập với các loại giấy tờ như trên để tạo sự chặt chẽ
trong việc thành lập và cấp giấy phép hoạt động cho các quỹ đầu tư, giúp cho
các cơ quản quản lý dễ dàng thực hiện nhiệm vụ của mình trong quá trình làm
việc và hoạt động của các quỹ đầu tư.
*Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động quỹ đầu tư chứng khoán
7



1. Công ty quản lý quỹ gửi hồ sơ xin cấp phép đến Ủy ban chứng khoán Nhà
nước.
2. Thời hạn cấp các giấy phép tối đa là 30 ngày, kể từ ngày UBCKNN nhận
được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, UBCKNN phải giải thích
rõ lý do bằng văn bản.
3. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc việc cấp giấy phép
quản lý quỹ của UBCKNN, tổ chức xin cấp phép phải chuyển toàn bộ số vốn
điều lệ vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng chỉ định thanh toán. Số tiền này
chỉ được giải tỏa sau khi cơng ty được chính thức cấp giấy phép hoạt động quỹ.
Trường hợp vốn điều lệ có phần vốn góp bằng hiện vật hoặc quyền
sử dụng đất, tổ chức xin phép quản lý quỹ phải gửi UBCKNN bản sao hợp lệ các
giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng và giá trị hiện vật tương
đương với phần vốn góp.
o

4. UBCKNN chính thức cấp giấy phép quản lý quỹ sau khi tổ chức xin phép
hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với
trường hợp công ty quản lý quỹ 100% vốn trong nước và sau khi tổ chức xin
phép hoàn thành thủ tục phong toả vốn theo quy định đối với trường hợp thành
lập công ty liên doanh quản lý quỹ.
*Theo quy định tại Điều 66 LCK, trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày được cấp
Giấy phép quản lý Quỹ đầu tư chứng khốn, cơng ty quản lý Quỹ đầu tư chứng
khốn phải cơng bố trên 03 số liên tiếp của 01 tờ báo trung ương hoặc 01 tờ báo
địa phương nơi công ty đặt trụ sở chính các nội dung sau đây:
1. Tên cơng ty;
2. Địa chỉ trụ sở chính;
3. Số, ngày cấp Giấy phép quản lý quỹ;
4. Loại hình kinh doanh;
5. Mức vốn điều lệ;

6. Tên người đại diện theo pháp luật của công ty.
Như vậy, việc pháp luật quy định việc thành lập và cấp giấy phép hoạt động
của quỹ đầu tư chứng khoán thông qua việc quy định việc thành lập và cấp giấy
phép hoạt động cho cơng ty quản lý quỹ, vì quỹ đầu tư chứng khốn được phép
ủy thác cho cơng ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ.

8


3. Thực trạng và đề xuất pháp lý đối với việc thành lập, cấp giấy phép
hoạt động quỹ đầu tư chứng khoán:
Những quy định trên đã tạo ra rào cản pháp lý khá vững chắc cho việc quản
lý quỹ đầu tư chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Pháp luật đã có quy định
khá cụ thể và chi tiết về các trình tự và thủ tục của việc thành lập và cấp giấy
phép hoạt động của quỹ đầu tư, làm cơ sở cho việc thực hiện được nhanh chóng,
đề cao tính thống nhất trong thực hiện pháp luật. Một ưu điểm nữa đó là thời hạn
cấp giấy chứng nhận đăng ký và giấy phép hoạt động đã giảm đi đáng kể so với
quy định cũ, điều đó giúp cho việc cấp giấy phép được thực hiện nhanh chóng
hơn và tạo hiệu quả cao hơn.
Nhìn vào thực trạng thị trường chứng khốn Việt Nam có thể thấy thời kỳ sơi
động của hoạt động huy động quỹ đầu tư chứng khoán là từ tháng 7/2006 tới
tháng 3/2008, khi có tới 20 quỹ đầu tư trong nước được thành lập với tổng vốn
huy động hơn 13.500 tỷ đồng (trong đó có 4 quỹ đại chúng).Đây cũng là thời kỳ
bùng nổ của TTCK Việt Nam với sự tăng trưởng thần kỳ cả về quy mô cũng như
số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và niêm yết.
Từ tháng 3/2008 tới nay, cùng với suy thối kinh tế tồn cầu, tình hình huy
động quỹ trong nước của các công ty quản lý quỹ gặp rất nhiều khó khăn và chỉ
có 3 quỹ đầu tư được thành lập trong năm 2010 với tổng số vốn huy động 800 tỷ
đồng, đưa tổng số quỹ trong nước lên con số 23. Thống kê khơng chính thức cho
thấy, số lượng quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam khá đông đảo, khoảng hơn

400 quỹ, trong khi quỹ đầu tư chứng khốn cịn q nhỏ bé, cả về số lượng và
quy mô vốn quản lý. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện trạng đó là bởi
một số rào cản pháp lý về việc thành lập, cấp giấy phép hoạt động cho quỹ đầu
tư chứng khoán.
Thứ nhất, quỹ đầu tư chứng khốn có một số đặc điểm riêng so với các chủ
thể kinh doanh khác trên thị trường nên nó chịu sự chi phối của nhiều bộ luật
khác có liên quan như luật doanh nghiệp, luật dân sự…các bộ luật này và các
văn bản dưới luật đi kèm có một số điểm bất đồng, chồng chéo nhau và chưa có
sự bổ sung điều chỉnh đối với một hình thức đầu tư mới- đầu tư qua quỹ. Do
vậy, một yêu cầu đang được đặt ra là cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các bộ luật
này để tạo nên một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo sự công bằng cho các nhà
đầu tư, doanh nghiệp cũng như nhằm giải quyết một cách nhanh chóng khi có
tranh chấp xảy ra.
Thứ hai, một số điều kiện về vốn đã tạo khó khăn cho các quỹ đầu tư chứng
khoán được thành lập. Cụ thể là vốn tối thiểu thành lập quỹ thành viên là 50 tỷ
đồng, đây là một số vốn không hề nhỏ và địi hỏi phải có sự nhất trí đồng lòng
9


rất cao từ tất cả các thành viên góp vốn, mới có thể tạo sự đồng thuận, nhất trí
chung.
Thứ ba, việc quy định số thành viên góp vốn tối đa cũng là một bất cập ( quy
định điều 22 QĐ 45/2007/QĐ-BTC). Việc quy định này khơng có căn cứ cụ thể
và cơ sở rõ ràng, đòi hỏi pháp luật cần cân nhắc và không cần thiết hạn chế số
lượng thành viên tối đa góp vốn.
Ví dụ cho thấy rào cản pháp lý đối với thành lập quỹ thành viên đó là theo
thông lệ quốc tế, công ty quản lý quỹ đăng ký thành lập quỹ thành viên và trên
cơ sở các điều khoản quỹ đã được xác nhận đăng ký để kêu gọi các nhà đầu tư
(NDT) góp vốn. Tại Việt Nam, quy trình gần như ngược lại, hồ sơ thành lập quỹ
yêu cầu có danh sách các thành viên góp vốn, biên bản thỏa thuận góp vốn và

giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn đã huy động. Đối với nước
ngồi, cam kết góp vốn và việc nộp tiền chỉ áp dụng với quỹ đã được pháp luật
xác nhận thành lập. Còn với Ủy ban Chứng khoán Việt Nam, quỹ chỉ được xác
nhận thành lập khi có đủ cam kết góp vốn của NĐT.
Nên chăng, khơng u cầu phải có cam kết góp vốn cứng tại thời điểm đăng
ký lập quỹ mà cho phép các công ty QLQ đăng ký lập quỹ trước, kèm theo đó là
quy định về thời gian gọi vốn (ví dụ từ 1 - 3 tháng). Sau khi kết thúc thời gian
gọi vốn (khi đóng quỹ), cơng ty QLQ sẽ báo cáo và đăng ký mức vốn huy động
được.
Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khốn cịn gặp
nhiều khó khăn khác về mặt giấy tờ, thủ tục so với tự đầu tư như việc phải
chứng minh nguồn tiền đầu tư không phải nguồn vốn ủy thác, phải có báo cáo tài
chính chứng minh năng lực của NĐT. Ngoài ra, quy định hiện hành chỉ cho phép
thành lập quỹ đóng, theo đó, NĐT khơng được rút vốn trước khi hết thời hạn của
quỹ. Các quy định về quỹ mở đang được xây dựng nhưng với tốc độ rất chậm và
cịn nhiều điểm vướng mắc, các cơng ty QLQ chắc còn phải chờ đợi rất lâu để
các quy định này đi vào thực tế.
Một hạn chế nữa đó là Cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển của
Quỹ đầu tư chứng khốn chưa hồn chỉnh. Quy chế về tổ chức và hoạt động của
Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đã được ban hành, đã tạo ra khung pháp lý cơ
bản cho sự ra đời của Quỹ đầu tư. Tuy nhiên để cho Quỹ đầu tư hình thành và
phát triển lành mạnh, vững chắc thì cịn nhiều vấn đề cần phải cụ thể hố, bổ
sung và hồn thiện. Vẫn cịn tồn tại những rào cản đối với Quỹ đầu tư chứng
khoán trong các văn bản pháp quy hiện hành điều chỉnh hoạt động của Quỹ đầu
tư cụ thể như Nghị định 144 CP, Quyết định 05/UBCKNN, Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ luật Dân sự…
10


Việc hoàn thiện hệ thống pháp lý là để tạo hành lang cho các tổ chức tài

chính và doanh nghiệp hoạt động một cách công bằng và hiệu quả. Hiện nay,
chúng ta đã có luật các tổ chức tín dụng nhưng chưa đề cập rõ về Quỹ đầu tư.
Việc điều chỉnh các hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán chỉ dựa vào quy chế
tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ kèm theo Quyết
định số 05/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998. Nhưng để các văn bản này đi vào
thực tiễn và phát huy hiệu lực thì cần sớm đưa các nội dung này vào trong khn
khổ pháp lý cao hơn dưới hình thức các luật như Luật về Chứng khoán và thị
trường chứng khoán, Luật các định chế tài chính trung gian khi thị trường chứng
khoán Việt Nam dần đi vào hoạt động ổn định. Ngồi ra, do Quỹ đầu tư chứng
khốn có một số đặc điểm riêng so với các chủ thể kinh doanh khác trên thị
trường nên nó chịu sự chi phối của nhiều bộ luật khác có liên quan như Luật
doanh nghiệp, Luật dân sự… Các bộ luật này và các văn bản dưới luật đi kèm có
một số điểm bất đồng, chồng chéo nhau và chưa có sự bổ sung điều chỉnh đối
với một hình thức đầu tư mới - đầu tư qua quỹ. Do vậy, một yêu cầu đang được
đặt ra là cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các bộ luật này để tạo nên một hệ
thống pháp luật đồng bộ, tạo sự công bằng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
cũng như nhằm giải quyết một cách nhanh chóng khi có tranh chấp xảy ra.
Kết bài:
Trên đây là những phân tích và nhận định của nhóm về vấn đề cấp giấy phép
thành lập và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoan, cùng với những hạn chế của
nó và hướng khắc phục. Góp phần giúp cho quỹ này ngày càng phát triển và
phát huy được vai trị của mình trong nền kinh tế.

11


Đề số 13: Pháp luật điều chỉnh việc thành lập, cấp giấy phép hoạt động của
quỹ đầu tư chứng khoán, thực trạng và đề xuất pháp lý của nhóm.

MỤC LỤC

Mở đầu:.......................................................................................................................... 1
1. Khái quát chung về quỹ đầu tư chứng khoán:............................................................1
1.1 Khái niệm và đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khốn:...........................................1
1.2. Vai trị của quỹ đầu tư chứng khốn:...................................................................2
1.3. Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán:......................................................................2
2. Quy định của pháp luật về thành lập và cấp giấy phép hoạt động cả quỹ đầu tư
chứng khoán................................................................................................................... 3
2.1 Quy định về việc thành lập quỹ đầu tư chứng khoán............................................3
2.1.1.Thành lập quỹ đại chúng................................................................................3
2.1.2.Thành lập quỹ thành viên...............................................................................5
2.2.Cấp giấy phép hoạt động......................................................................................6
3. Thực trạng và đề xuất pháp lý đối với việc thành lập, cấp giấy phép hoạt động quỹ
đầu tư chứng khốn:.......................................................................................................9
Kết bài:......................................................................................................................... 11

BÀI TẬP NHĨM SỐ 01


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật chứng khốn_Trường đại học Luật Hà Nội_NXB Cơng
An Nhân Dân
2. Giáo trình Thị trường chứng khốn – PGS-NGƯT Đinh Xn Trình, PTS
Nguyễn Thị Quy - Trường Đại học Ngoại thương, 1998
3. Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khốn và thị trường chứng
khoán – Ủy ban Chứng khoán nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, 2002
4. Luật chứng khốn năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010
5. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi NĐ 84/2010/NĐ-CP
Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán năm 2006
6. Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC về tổ chức

và hoạt động quỹ đầu tư chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ (đã sửa đổi bổ
sung theo QĐ 71/2005/QĐ-BTC và QĐ 30/2006/QĐ-BTC)
7. Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC về thành lập
và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
8. Tạp chí Chứng khốn Việt Nam
9. Tạp chí Đầu tư chứng khốn
10.Tạp chí Tài chính năm

BÀI TẬP NHĨM SỐ 01



×