Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Miền núi Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.76 KB, 50 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ta hiện nay, các tổ chức
kinh tế, doanh nghiệp có quyền tổ chức và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình một cách độc lập tự chủ theo qui định của pháp luật. Doanh nghiệp phải tự
hạch toán và đảm bảo doanh nghiệp mình hoạt động có lợi nhuận, và phát triển lợi
nhuận đó, từ đó nâng cao lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động. Đối với nhân
viên, tiền lương là khoản thù lao của mình sẽ nhận được sau thời gian làm việc tại
Công ty. Còn đối với Công ty đây là một phần chi phí bỏ ra để có thể tồn tại và phát
triển được. Một Công ty sẽ hoạt động và có kết quả tốt khi kết hợp hài hồ hai vấn đề
này.
Do vậy, việc hạch toán tiền lương là một trong những công cụ quản lý quan trọng
của doanh nghiệp. Hạch toán chính xác chi phí về lao động có ý nghĩa cơ sở, căn cứ để
xác định nhu cầu về số lượng, thời gian lao động và xác định kết quả lao động. Qua đó
nhà quản trị quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Mặt khác công
tác hạch toán chi phí về lao động cũng giúp việc xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp
đối với nhà nước. Đồng thời nhà nước cũng ra nhiều quyết định liên quan đến việc trả
lương và các chế độ tính lương cho người lao động. Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp
có đặc thù sản xuất và lao động riêng, cho nên cách thức hạch toán tiền lương và các
khoản trích theo lương ở mỗi doanh nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau. Từ sự khác nhau
này mà có sự khác biệt trong kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
Từ nhận thức như vậy nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Một
thành viên Thương mại Miền núi Thanh Hoá em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Một thành viên
Thương mại Miền núi Thanh Hoá ” để nghiên cứu thực tế và viết thành chuyên đề
này. Với những hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tế quá ngắn ngủi, với sự giúp
đỡ và quan tâm của Ban Lãnh đạo Công ty cùng các anh chị em trong phòng kế toán
Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Miền núi Thanh Hoá, em hy vọng sẽ nắm
bắt được phần nào về sự hiểu biết đối với lĩnh vực kế toán tiền lương trong Công ty.
Ngođi phần mở đầu và kết luận, chuyân đề được trình bày với nội dung như
sau:


Chương 1

: Đặc điểm SXKD và tổ chức quản lý SXKD của Công ty TNHH Một
thành viên Thương mại Miền núi Thanh Hoá có ảnh hưởng đến hạch tốn Tiền lương
và các khoản trích theo lương.
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 1
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
ty TNHH Một thành viên Thương mại Miền núi Thanh Hoá.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Miền núi Thanh Hoá.
Bài viết này đã được hoàn thành với sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ của
PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi và các anh chị tại phòng kế toán của Công ty TNHH Một
thành viên Thương mại Miền núi Thanh Hoá.
Em xin chân thành cám ơn!
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 2
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
QĐ: Quyết định
UBND Uỷ ban nhân dân
No Nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
VAT Value Added Tax
HĐKD Hoạt động kinh doanh
PGĐ Phó giám đốc
HĐND Hội đồng Nhân dân
CB Cán bộ
CNV Cán bộ Công nhân viên

SXKD Sản xuất kinh doanh
BHXH Bảo hiểm Xã hội
BHYT Bảo hiểm Y tế
KPCĐ Kinh phí Công đoàn
BHTN Bảo hiểm Thất nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
CCDC Công cụ dụng cụ
TK Tài khoản
CB Cơ bản
PC Phụ cấp
TT Thanh toán
KCB Khám chữa bệnh
CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 3
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
THANH HOÁ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lí kinh doanh ở công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Miền núi Thanh Hoá là doanh
nghiệp 100% vốn Nhà nước, có trụ sở chính tại số 100 đường Triệu Quốc Đạt- Phường
Điện Biên Thành phố Thanh Hoá và có 11 chi nhánh trực thuộc tại 11 huyện miền núi
trong tỉnh.
Công ty được thành lập theo QĐ 1005 TC/UBND ngày 01/11/1990 của UBND
Tỉnh Thanh Hoá trên cơ sở giải thể 24 Công ty Thương nghiệp, Ngoại thương, Vật tư
nông nghiệp của 8 huyện miền núi. Công ty được thành lập lại theo QĐ số 1240
TC/UBND ngày 28/09/1992 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Năm 1999 đổi tên thành
Công ty TM&ĐTPT Miền núi Thanh Hoá, theo quyết định số 2418/QĐ-UB ngày

29/10/1999. Năm 2010 chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Thương mại Miền núi
Thanh Hoá theo QĐ số 2197/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hoá.
Công ty có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập có giấy phép kinh doanh với Mã
số doanh nghiệp: 2800.119.738 cấp ngày 06/08/2010, có con dấu riêng mang tân Công
ty TNHH Một thành viên Thương mại Miền núi Thanh Hoá để giao dịch. Tài khoản
mở tại Ngân hàng No & PTNT Thanh Hoá, đăng ký nộp thuế tại Cục thuế Thanh Hoá
có mã số thuế: 2800.119.738, hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ.
Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Miền núi
Thanh Hoá:
Ông: Nguyễn Đình Tự
Số điện thoại: 0373.857.128
Fax: 0373.850.527
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lí và tổ chức kinh doanh của công ty
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty hiện có đến 31/10/2011 là 344 người
trong đó trình độ Đại học là 53 người (chiếm 15.4%), Cao đẳng và Trung cấp 119
người (chiếm 34.59%), Sơ cấp bán hàng và công nhân kỹ thuật 172 người (chiếm
50.01%).
Để đáp ứng yêu cầu quản lý HĐKD- Phục vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 4
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
của mình, Công ty lựa chọn bộ máy quản trị theo mô hình trực tuyến chức năng.
Ghi chú: - Quan hệ trực tiếp:
- Quan hệ tác nghiệp:
- Quan hệ kiểm soát:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
* Bộ máy quản lý của Công ty gồm:
- Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp quản lý công tác kế
toán thống kê, tổ chức cán bộ- lao động tiền lương.

- Kiểm soát viên kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ, giám sát hoạt động kinh
doanh của Công ty theo quy chế của Công ty.
- Ban giám đốc: 3 người
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 5
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
+ Một PGĐ phụ trách công tác KD- phụ trách đoàn thanh niên.
+ Một PGĐ phụ trách công tác KD- xây dựng kiến thiết.
+ Một PGĐ phụ trách công tác KD- các chính sách trên địa bàn miền núi.
- Các phòng chức năng: gồm 5 phòng
+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc về
công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, lao động, tiền lương, đảm nhiệm công tác hành
chính của văn phòng Công ty.
+ Phòng Kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của
Công ty bảo đảm việc hạch toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành,
hướng dẫn kiểm tra các chi nhánh về nghiệp vụ kế toán. Ngoài ra phải cung cấp đầy đủ
toàn bộ thông tin và hoạt động kinh tế tài chính của công ty, phản ánh toàn bộ tài sản
hiện có cũng như sự vận động chu chuyển của đồng vốn, tham mưu cho lãnh đạo trong
việc chỉ đạo và điều hành vốn chặt chẽ, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Phòng kế hoạch thống kê tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Chủ tịch Công ty
kiêm Giám đốc kinh doanh mặt hàng muối, phân bón, chất tẩy rửa, chỉ đạo các chi
nhánh miền núi kinh doanh phục vụ một số mặt hàng thiết yếu phục vụ phát triển sản
xuất và đời sống của đồng bào miền núi.
+ Phòng kinh doanh vật tư và kho vận: Tham mưu giúp việc cho Chủ tịch Công
ty kiêm Giám đốc kinh doanh mặt hàng chủ lực: Xi măng, sắt thép và tổ chức vận
chuyển hàng hoá.
+ Phòng kinh doanh xây dựng và kiến thiết: Tham mưu giúp việc cho Chủ tịch
Công ty kiêm Giám đốc kinh doanh mặt hàng xăng dầu, vận chuyển hàng lên 11 chi
nhánh trực thuộc, đại lý và công trình. Bộ phận kiến thiết theo dõi xây dựng các công
trình và nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
+ Các chi nhánh trực thuộc: Gồm 11 chi nhánh, với chức năng, nhiệm vụ chịu

trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động phục vụ- kinh doanh, thu mua chế biến tiêu thụ
sản phẩm địa phương, phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của đồng
bào miền núi, bao gồm:
1. Chi nhánh Thương mại: Mường Lát
2. Chi nhánh Thương mại: Quan Sơn
3. Chi nhánh Thương mại: Quan Hoá
4. Chi nhánh Thương mại: Bá Thước
5. Chi nhánh Thương mại: Lang Chánh
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 6
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
6. Chi nhánh Thương mại: Ngọc Lạc
7. Chi nhánh Thương mại:Thường Xuân
8. Chi nhánh Thương mại: Như Xuân
9. Chi nhánh Thương mại: Như Thanh
10. Chi nhánh Thương mại: Cẩm Thuỷ
11. Chi nhánh Thương mại: Thạch Thành
1.3. Kết quả kinh doanh của công ty năm 2008, 2009, 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Mã số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.Tổng doanh thu bán
hàng và CCDV
01 767.720 843.482 1,027,761
2.Các khoản giảm trừ
doanh thu
02 201 757 367
3.Doanh thu thuần về
bán hàng và CCDV
(10=01-02)
10 767.519 842.725 1,027,394

4.Giá vốn hàng bán 11 750.200 822.481 997,771
5.Lợi nhuận gộp về bán
hàng và CCDV (20=10-
11)
20 17.319 20.244 29,623
6.Doanh thu HĐTC 21 3.603 3.420 6,413
7.Chi phí HĐTC 22 8.482 5.262 11,023
- Trong đó: chi phí lãi
vay
23 5.681 2.911 6,080
- Chi phí bán hàng 24 20.005 26.982 25,357
8.Chi phí quản lý DN 25 128 691 146
9.Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
(30=20+21-22-24-25)
30 (7.693) (9.271) (490)
10.Thu nhập khác 31 8.887 11.420 1,386
11.chi phí khác 32 711 1.525 468
12.Lợi nhuận khác
(40=31-32)
40 8.176 9.895 918
13.Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
50 483 624 428
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 7
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
(50=30+40)
14.Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệ
51 67 78 53

15.Lợi nhuận sau thuế
TNDN(60=50-51)
60 416 546 375
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Thương mại
Miền núi Thanh Hoá
Nhận xét:
Năm 2009 là một năm hoạt động SXKD của công ty vì hầu hết các chỉ tiêu cơ
bản đề ra đều đạt được. Cụ thể: Doanh thu năm 2009 đạt 843.482 (tăng 10% so với
năm trước, tương ứng 75.762), giá vốn hàng bán tăng tương ứng với tốc độ tăng doanh
thu (tăng 10% so với năm trước). Năm 2009, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về chi
phí quản lý doanh nghiệp tăng 563 (tăng 440%), chi phí bán hàng tăng 6.977 (tăng
35% so với năm trước). Trong khi đó, chi phí tài chính giảm 38% so với năm trước với
số tuyệt đối là 3.220. Đây là do năm 2009 có gói kích hỗ trợ lãi suất theo QĐ 131 của
Thủ tướng Chính phủ. Lợi nhuận từ kết quả hoạt dộng SXKD của doanh nghiệp lỗ
9.271, nhưng lại được Nhà nước hỗ trợ giá là: 9.895. Do đó, lợi nhuận trước thuế đạt:
624 (tăng 31% so với năm trước) và nộp thuế Nhà nước 78 trđ.
Năm 2010 công ty đã đạt được hiệu quả kinh doanh rất khả quan vì hầu hết các
chỉ tiêu cơ bản đề ra đều đạt được. Cụ thể: Doanh thu năm 2010 đạt 1,027,761 (tăng
22% so với năm trước, tương ứng 184,279) và đạt 110% kế hoạch đề ra (kế hoạch:
933.997). Trong đó doanh thu mặt hàng xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn nhất 59%
(602.231/1.027.761), tiếp đến là mặt hàng phân bón chiếm 24% (242.850/1.027.761),
còn lại là mặt hàng phân bón và các mặt hàng khác. Lợi nhuận gộp đạt 29,623 tăng 46%
so với năm trước. Giá vốn hàng bán tăng tương ứng với tốc độ tăng doanh thu (tăng
11% so với năm trước). Năm 2010, doanh nghiệp đã có những biện pháp tích cực để tiết
kiệm chi phí và đạt được hiệu quả cao, cụ thể: Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 79%
tương ứng số tuyệt đối 545, chi phí bán hàng giảm 6%, tương ứng số tuyệt đối 1.625,
chi phí khác giảm 69%, tương ứng số tuyệt đối 1.057. Tuy nhiên do chi phí hoạt động
tài chính lại lên khá cao ở mức 109% so với năm ngoái, tăng số tuyệt đối 3,169 do
doanh nghiệp tăng tiền vay ở các tổ chức tín dụng. Cộng thêm phần doanh thu khác
giảm 10,034 tương ứng số tương đối 88%. Đây là hai yếu tố chính khiến cho tổng lợi

nhuận của doanh nghiệp giảm 171 từ 546 xuống 375, tương ứng số tương đối 31%.
Mặt khác, với bản chất là công ty thương mại nhà nước, mục đích là kinh doanh
và cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn các huyện miền núi
nên mặc dù doanh thu của công ty là rất lớn nhưng lợi nhuận đạt được không cao.
Xét một cách tổng thể, với đặc thù hoạt động của một doanh nghiệp nhà nước
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 8
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
mang tính đặc thù riêng thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm
2010 cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động khá tốt, thực hiện được cơ bản nhiệm vụ
của UBND tỉnh giao, hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước mà vẫn thu được lợi
nhuận.
2. Hình thức Kế toán và tổ chức bộ máy Kế toán tại Công ty TNHH MTV
Thương mại Miền núi Thanh Hóa
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Công ty TNHH MTV Thương mại Miền núi Thanh Hoá tổ chức bộ máy kế toán
của Công ty phải phù hợp với mô hình doanh nghiệp và tình hình kinh doanh của công
ty. Phòng Kế toán của Công ty phải có quy mô toàn diện để theo dõi giám sát hoạt
động SXKD có hiệu quả.
Bộ phận phòng Kế toán của Công ty có nhiệm vụ thanh quyết toán hàng tháng,
hàng quý của các chi nhánh trực thuộc gửi về, điều chỉnh đúng sai trong việc ghi sổ và
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh cung cấp thông tin chính xác, kịp
thời cho lãnh đạo Công ty.
Công ty TNHH MTV Thương mại Miền núi Thanh Hoá có địa bàn hoạt động
phân tán, chưa trang bị kỹ thuật ghi chép tính toán hiện đại trong công tác kế toán nên
Công ty chọn loại hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Bộ phận
kế toán văn phòng Công ty chịu trách nhiệm hạch toán và tổng hợp toàn bộ thông tin
của Công ty, bộ phận kế toán các chi nhánh trực thuộc chỉ thực hiện hạch toán ban đầu
tại đơn vị, hạch toán chi tiết chi phí kinh doanh, hạch toán giá vốn bán hàng, doanh thu
tiêu thụ tại chi nhánh nhưng không lập báo cáo tài chính.
* Đội ngũ kế toán của Công ty gồm 34 người:

- Phòng kế toán Công ty gồm 9 người:
+ Kế toán trưởng.
+ Hai phó phòng.
+ Năm kế toán viên.
- Kế toán thanh toán với Ngân sách- Thanh toán chứng từ, Hoá đơn.
- Kế toán vốn bằng tiền.
- Kế toán theo dõi kho hàng hoá.
- Kế toán mua bán hàng hoá.
- Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
- Kế toán TSCĐ, CCDC.
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 9
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
Chi nhánh trực thuộc có 25 người, trong đó: 11 tổ trưởng kế toán, 14 kế toán viên
và thống kê.
Do màng lưới kinh doanh rộng, mô hình kế toán Công ty là hỗn hợp vừa tập
trung, vừa phân tán, quá trình hạch toán kế toán giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc
chỉ thông qua TK 336 ( Không qua TK 136 ). Đây là sự vận dụng cho phù hợp với mô
hình kinh doanh của Công ty, bởi vì chức năng là hoạt động thương mại- dịch vụ với
rất nhiều phát sinh trong ngày, trong tháng, theo dõi qua TK 336, kế toán giảm được
lượng bút toán trong ghi chép vừa giản đơn được công tác quản lý mà vẫn thể hiện
được tính chất kinh tế của các hoạt động.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
CỦA CÔNG TY TNHH MTV TM MIỀN NÚI THANH HOÁ
Ghi chú: Quan hệ trực tiếp:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy Kế toán của Công ty
Diễn giải: Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy kế toán của Công ty được chia thành 10
bộ phận.
Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán như sau:
* Kế toán trưởng.
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 10

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
Là người phụ trách chung, đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công
việc kế toán thống kê tài chính, tình hình thực hiện kinh doanh, sự biến động của vốn
của Công ty từng tháng, từng quý, từng năm có nhiệm vụ lập báo cáo kế toán đồng
thời là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc và Nhà nước về
thông tin kế toán cung cấp.
* Phó phòng tổng hợp.
Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu chứng từ của 11 chi nhánh trực thuộc trên 11
huyện miền núi trong tỉnh để báo cáo lên Công ty giúp Kế toán trưởng chỉ đạo công
tác hạch toán phân loại và tập hợp tất cả các báo cáo tài chính đúng kỳ, đúng kiểu mẫu
và quy định do doanh nghiệp ban hành.
* Phó phòng phụ trách thanh toán.
Hàng tháng kế toán phải theo dõi các khoản phải thu, phải trả của Công ty có kế
hoạch về tiền mặt, chuyển khoản, tiền vay và tiền gửi Ngân hàng theo dõi thời hạn để
đảm bảo cho hoạt động SXKD của công ty.
* Kế toán thanh toán ngân sách, thuế, hoá đơn chứng từ.
Kế toán mở sổ theo dõi đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hướng
dẫn kiểm tra thu nhập và xử lý các chứng từ ghi chép ban đầu, đảm bảo hợp lý, hợp
pháp đồng thời theo dõi đảm bảo chính xác vào sổ kế toán. Tập hợp tổng hợp thuế của
đơn vị gửi về và thanh toán với Ngân sách.
* Kế toán vốn bằng tiền.
Có trách nhiệm phản ánh chính xác tình hình và sự biến động tất cả vốn bằng tiền
có trong Công ty. Mặt khác phải kiểm tra được việc tôn trọng kỷ luật thu chi và chấp
hành chế độ quản lý vốn bằng tiền đã được Nhà nước quy định để đảm bảo sự an toàn
của vốn bằng tiền trong Công ty.
* Kế toán theo dõi hàng mua bán.
Đối với hàng thu mua: Kế toán có trách nhiệm theo dõi số lượng và chất lượng
hàng tháng mua vào tập hợp chi phí thu mua chính xác để lập kế hoạch bán ra cho hợp
lý.
Đối với hàng bán: Kế toán làm nhiệm vụ trực tiếp giao dịch và viết hoá đơn bán

hàng, theo dõi công việc bán hàng báo cáo về phòng kế toán Công ty.
* Kế toán theo dõi kho.
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 11
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
Kế toán có trách nhiệm theo dõi hàng hoá mua vào và bán ra tại kho, giá cả các
mặt hàng theo đúng quy định để có kế hoạch kinh doanh hợp lý.
* Kế toán lương theo BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
Tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, kịp thời đầy đủ chính xác đúng chế độ hiện
hành, thanh toán kịp thời BHXH với cán bộ công nhân viên cũng như với cơ quan
quản lý BHXH cấp trên.
* Kế toán theo dõi TSCĐ, CCDC.
Trích khấu hao TSCĐ, mua sắm tài sản, nhập tăng nhà cửa vật kiến trúc, thanh lý
TSCĐ, theo dõi CCDC vật dẻ tiền.
* Phụ trách kế toán các chi nhánh trực thuộc.
Công ty có một hệ thống kế toán ở 11 chi nhánh trực thuộc trên 11 huyện miền
núi trong tỉnh để theo dõi phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
tại chi nhánh làm căn cứ để tổng hợp báo cáo về Công ty.
2.2. Hình thức kế toán của công ty đang áp dụng.
2.2.1. Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung .
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Hằng
ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh , kế toán ghi các số liệu vào sổ nhật ký chung
hoặc nhật ký đặc biệt. Sau đó căn cứ các số liệu đã ghi sổ nhật ký chung để ghi vào các
tài khoản phù hợp trên sổ cái. Các số liệu liên quan đến các sổ thẻ kế toán chi tiết cũng
được đồng thời ghi vào các sổ thẻ chi tiết tương ứng.
Cuối tháng, quý, năm cộng các số liệu trên sổ cái, tính số dư để lập Bảng cân đối
số phát sinh. Các số liệu trên sổ kế toán chi tiết cũng được tổng hợp để lập ra các bảng
tổng hợp chi tiết. Các số liệu trên sau khi kiểm tra thấy khớp đúng được sử dụng để lập
các Báo cáo tài chính.
Các sổ kế toán sử dụng trong hình thức kế toán này gồm Sổ nhật ký chung để ghi
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian và Sổ cái để phân loại các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng hạch toán. Ngoài ra còn có sổ nhật ký đặc biệt
như nhật ký thu tiền, nhật ký bán hàng…Các mẫu chứng từ này áp dụng theo hệ thống
mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
2.2.2. Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung tại công ty
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của công ty theo hình thức Nhật ký chung:
(trang 8,9 cua Huong )
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 12
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng hạch toán. Ngoài ra còn có sổ nhật ký
đặc biệt như nhật ký thu tiền, nhật ký bán hàng…Các mẫu chứng từ này áp dụng theo
hệ thống mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
1.2: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung tại công
ty
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của công ty theo hình thức Nhật ký
chung:
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 13
Chứng từ
gốc
Sổ nhật
ký đặc biệt
Sổ nhật ký
chung
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Cái
Bản cân
đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng
hợp chi tiết

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự hạch toán của Công ty
2.3. Chế độ và phương pháp kế toán trong công ty TNHH MTV Thương mại Miền
núi Thanh Hoá
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Công ty áp dụng theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính và các văn bản hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung.
- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm.
- Tiền tệ sử dụng của công ty trong kế toán là: VNĐ
- Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán DN vừa và nhỏ.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
- Kế toán hàng tồn kho: Sử dụng phương pháp Kê khai thường xuyên và tính giá
hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định được áp dụng là: phương pháp khấu hao
đường thẳng.
2.4. Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán của công ty
Công ty không sử dung phần mềm kế toán mà chỉ sử dụng bằng thủ công và sử
dụng Word và Excel để phục vụ cho công tác kế toán của công ty.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI THANH
HOÁ
1. Đặc điểm về lao động và các hình thức chi lương tại của Công Ty TNHH MTV
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 14
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi

Thương mại Miền núi Thanh hoá.
Đặc điểm Công ty là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Thương mại với
tính chất đặc thù được UBND tỉnh Thanh Hoá giao: Tổ chức lưu thông hàng hoá chủ
yếu trên địa bàn miền núi, bảo đảm thường xuyên ổn định cung cấp sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của đồng bào các dân
tộc miền núi trong tỉnh. Trong đó có một số mặt hàng thiết yếu theo chính sách của
Đảng, Nhà nước, góp phần thúc đẩy Kinh tế - Xã hội miền núi, ổn định an ninh quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Do vậy Công ty không đòi hỏi tất cả mọi người đều phải có trình độ đại học. Tại
Công ty tỷ trọng của những người có trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm 84,60% trên
tổng số CB CNV Công ty và nó được thể hiện qua bảng đánh giá sau: ( Tính đến
31/10/2011 )
STT Chỉ tiêu Số CB CNV Tỷ trọng
1 - Tổng số CB CNV 344
2 + Nam 215 62,50%
3 + Nữ 129 37,50%
4 - Trình độ
5 + Đại học 53 15,40%
6 + Cao đẳng và Trung cấp 119 34,59%
7 + Sơ cấp và Công nhân 172 50,01%
Bảng 2.1: Đặc điểm lao động của công ty
Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh nên Công ty thực hiện các hình thức trả
lương như sau:
1.1. Hình thức chi lương theo thời gian.
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian
làm việc và trình độ thành thạo nghề nghiệp của công nhân viên có nghĩa là căn cứ vào
số lượng, thời gian làm việc, ngày công, giờ công là tiêu chuẩn thang lương theo cấp
bậc của Nhà nước quy định hoặc của Công ty đã thanh toán lương.
Hình thức chi lương theo thời gian được tính cho các khối cơ quan đồn thể của
Công ty và các bộ phận quản lý gián tiếp.

Việc theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên được thực hiện ở
từng phòng ban. Mỗi phòng ban có một bảng chấm công được lập mỗi tháng một
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 15
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
lần.Hàng ngày căn cứ vào sự có mặt của từng thành viên trong phòng người phụ trách
chấm công đánh dấu lên bảng chấm công ghi nhận sự có mặt của từng người trong
ngày. Bảng chấm công được công khai trưởng phòng là người chịu trách nhiệm kiểm
tra sự chính xác của bảng chấm công.
Lương thời gian được tính như sau :
Căn cứ vào bảng chấm công lương hàng tháng kế toán lập bảng thanh toán tiền
lương theo thời gian cho từng cán bộ công nhân viên.
1. Lương cơ bản = (Hệ số lương CB + Hệ số PC) * Mức lương tối thiểu.
Lương cơ bản
2. Lương bình quân một ngày =
Số ngày trong tháng (26 ngày)
3. Tiền lương theo ngày công = Lương BQ một ngày * Ngày công thực tế.
1.2. Hình thức chi lương theo doanh số.
Hình thức này áp dụng đối với CB CNV kinh doanh. Cuối tháng kế toán căn cứ
vào doanh số bán ra của cán bộ kinh doanh do phòng kinh doanh vật tư và kho vận và
phòng kế hoạch thống kê tổng hợp thực hiện chuyển cho bộ phận tiền lương để tính lãi
gộp và tính bảng thanh toán lương theo doanh số.
Lương theo doanh số cho từng cán bộ công nhân viên được tính như sau:
Tiền lương = (Doanh số bán ra - Giá vốn hàng bán)
theo doanh số * Tỷ lệ % lãi gộp
1.3. Hình thức chi lương theo sản lượng bán ra.
Hình thức này áp dụng đối với lao động bán xăng dầu. Cuối tháng căn cứ vào
sản lượng xăng dầu bán ra do phòng kinh doanh xăng dầu thực hiện chuyển cho bộ
phận tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương theo sản lượng xăng dầu bán ra cho
từng cán bộ công nhân viên như sau:
Tiền lương theo = (Số lượng bán ra * Đơn giá tiền lương)

sản lượng bán ra + Phụ cấp trách nhiệm
1.4. Trả lương theo hợp đồng
Hình thức này áp dụng đối với lao động hợp đồng đang làm việc tại Công ty.
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 16
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
Cuối tháng căn cứ vào Hợp đồng ký kết giữa Công ty TNHH MTV Thương mại Miền
núi Thanh Hoá với lao động Hợp đồng, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương Hợp
đồng.
2. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH
MTV Thương mại Miền núi Thanh Hoá.
2.1. Chứng từ sử dụng trong kế toán chi tiết tiền lương tại Công ty
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV
Thương mại Miền núi Thanh Hoá hiện nay đang sử dụng chứng từ sau:
+ Bảng chấm công.
+ Bảng thanh toán tiền lương.
+ Phiếu chi.
+ Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
+ Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương.
+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Mục đích lập, phạm vi áp dụng, phương pháp và trách nhiệm ghi, kết cấu đối với
các chứng từ kế toán trong Công ty được thể hiện như sau:
2.1.1. Bảng chấm công
- Mục đích lập: Dựng để theo dõi ngày công thực tế làm việc của người lao động,
hay nghỉ việc, việc nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở căn cứ tính lương, trả
lương bảo hiểm xã hội cho từng người lao động và quản lý trong đơn vị.
- Phạm vi áp dụng: ở mỗi bộ phận phòng ban, tổ nhóm đều phải lập bảng chấm
công để tính công cho người lao động hàng ngày và hàng tháng.
- Phương pháp và trách nhiệm lập: Hàng ngày tổ trưởng ( ban, phòng, nhóm ) hoặc
người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho
từng người lao động từng ngày, ghi vào cột tương ứng từ 1- 31 theo quy định trong

chứng từ.
Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận vào bảng chấm công và chuyển
cùng chứng từ gốc nhưng “ Giấy chứng nhận bảo hiểm xã hội” về phòng kế toán để
kiểm tra đối chiếu qua ngày công để tính lương và các khoản trích theo lương.
Ngày công được quy định 8 giờ ghi tổng hợp quy thành ngày nếu còn giờ lẻ thì ghi
vào bên cạnh số ngày công và đánh dấu phẩy chứng từ liên quan. Sau khi đã tổng hợp
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 17
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
được số ngày công của công nhân viên của từng ban, kế toán tiến hành tính lương.
- Kết cấu: Được thể hiện qua bảng chấm công lương cho một số công nhân viên tại
Công ty TNHH MTV TM Miền núi Thanh Hoá trong tháng 10/2011 (phụ lục số
01).
Bảng 2.2: Bảng chấm công lương thời gian
2.1.2. Bảng thanh toán tiền lương
- Mục đích lập: Là chứng từ căn cứ ghi tiền lương phụ cấp cho người lao động
kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động, đồng thời là căn cứ để thống kê
lao động tiền lương.
- Phạm vi áp dụng: Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ
phận tương ứng với bảng chấm công.
- Phương pháp và trách nhiệm ghi: Có cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương là
các chứng từ về lao động như: Bảng chấm công, bảng tính trợ cấp, phụ cấp, bảng tổng
hợp doanh số bán ra, bảng tổng hợp sản lượng bán ra… căn cứ vào các chứng từ liên
quan bộ phận kế toán lập bảng thanh toán lương chuyển cho kế toán trưởng duyệt để
làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Bảng này được lưu lại phòng kế toán, mỗi lần
lĩnh lương người lao động phải trực tiếp ký vào cột ký nhận hoặc người nhận hộ phải ký
thay.
- Kết cấu: Căn cứ vào “ bảng chấm công lương, bảng tổng hợp doanh số bán ra,
bảng tổng hợp sản lượng bán ra”, Bảng thanh toán tiền lương cho một số công nhân viên
tại Công ty TNHH MTV TM Miền núi Thanh Hoá được thể hiện như sau
(phụ lục số 02).

Bảng 2.3: Bảng thanh toán tiền lương theo thời gian
(phụ lục số 03).
Bảng 2.4: Bảng thanh toán tiền lương theo doanh số
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 18
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
(phụ lục số 04).
Bảng 2.5: Bảng thanh toán tiền lương theo sản lượng xăng dầu bán ra
(phụ lục số 05).
Bảng 2.6: Bảng thanh toán tiền lương theo Hợp đồng

2.1.3. Phiếu Chi
- Mục đích lập: Xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí
quý, thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thu quỹ, xuất quỹ, ghi sổ.
- Phạm vi áp dụng: Dùng trong mọi trường hợp chi tiền mặt
- Phương pháp và trách nhiệm ghi:
Phiếu chi do kế toán thanh toán căn cứ vào chứng từ gốc để lập và ghi đầy đủ các
nội dung trên, ký vào phiếu, sau đó chuyển cho phòng kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị
duyệt thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau đó người nhận tiền ghi rõ số tiền đã nhận ký bằng
chữ, ký và ghi rõ họ tên vào phiếu chi.
Liên 1: Hiện ở nơi lập phiếu
Liên 2: Thủ quỹ dựng để ghi sổ, sau đó chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc
để ghi vào sổ kế toán.
- Kết cấu: Căn cứ vào “ Bảng thanh toán tiền lương” cho công nhân viên tại Công
ty TNHH MTV Thương mại Miền nơi Thanh Hoá. Trong tháng 10 năm 2011 kế toán
lập phiếu chi theo mẫu như sau:
CÔNG TY TNHH MTV TM MN THANH HOÁ Mẫu số 02 -TT
Địa chỉ: 100 Triệu Quốc Đạt TP-Thanh Hoá (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Số:

SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 19
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
Nợ TK: 334
Có TK: 111
PHIẾU CHI
Ngày tháng năm
Họ và tên người nhận tiền:
Địa chỉ:
Lý do chi:
Số tiền:
Bằng chữ:
Kèm theo: Bảng thanh toán lương và chứng từ gốc.
Ngày tháng năm
Thủ trưởng đơn vị KT trưởng Thủ quỹ Người lập phiếuNgười nhận tiền
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.4. Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
- Mục đích lập: Xác định số ngày được nghỉ do ốm đau, thai sản, nghỉ tai nạn lao
động, nghỉ trông con ốm, của người lao động làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã
hội trả thay lương theo chế độ quy định .
- Phạm vi áp dụng: Được dùng cho người lao động đến khám bệnh tại các cơ sở y
tế theo qui định của BHYT ( kể cả khám cho con ) nếu bác sỹ thấy cần thiết cho nghỉ
để điều trị hoặc trông con ( theo quy định độ tuổi của con ) thì lập phiếu này hoặc ghi
số ngày nghỉ vào sổ khám bệnh của người lao động để cơ quan y tế lập giấy nghỉ bảo
hiểm xã hội.
- Phương pháp và trách nhiệm ghi:
Sau khi được cơ quan y tế cho phép nghỉ, người nghỉ báo cho cơ quan và nộp
giấy chấm công.
Cuối tháng giấy chứng nhận này kèm theo bảng chấm công chuyển về phòng kế
toán để tính bảo hiểm xã hội.
Danh sách người lao động nghỉ bảo hiểm xã hội này dựng để tổng hợp ngày nghỉ

là làm chứng từ thanh toán cho cán bộ công nhân viên lập báo cáo quyết toán với cơ
quan quản lý bảo hiểm xã hội cấp trên.
Bảng này lập 2 liên: 1 liên lưu tại phòng kế toán cùng với các chứng từ có liên
quan, còn một liên gửi cho cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội cấp trên để hạch toán số
liệu thực chi .
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 20
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
Hiện nay Công ty TNHH MTV Thương mại Miền núi Thanh Hoá có hai chế độ
chi trả BHXH thay lương.
+ Trường hợp công nhân viên ốm, nghỉ thai sản hưởng 75% theo mức lương cơ
bản.
+ Trường hợp nghỉ sinh con, tai nạn lao động nghỉ hưởng 100% theo mức lương
cơ bản.
- Kết cấu: Phản ánh số liệu thực tế tại Công ty.
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội:
Bệnh viện tỉnh Thanh Hoá
Mẫu số C03-BH
Ban hành theo quyết định số 140/999/QĐ-BTC
Ngày 15/11/1999 của BTC
GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ỐM HƯỞNG BHXH
Quyển số:
Số:
Họ tên: Nguyễn Thị Hương
Đơn vị công tác: Công ty TNHH MTV Thương mại Miền núi Thanh Hoá
Lý do nghỉ việc: Nghỉ sinh con
Số ngày nghỉ : 123 (ngày)
( Từ ngày 1 tháng 7 năm 2010 đến ngày 31 tháng 10 năm 2011 ).
Xác nhận của phụ trách đơn vị
Số ngày thực nghỉ: 123 ngày
Ngày 31 tháng 10 năm 2011

Y bác sỹ KCB
( Ký, họ tên )
2.1.5. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương
Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương dựng để xác định số tiền lương phải trả cho
toàn Công ty kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động đồng thời là căn cứ
để thống kê về lao động tiền lương ở Công ty.
Căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương” kế toán lập “Bảng tổng hợp thanh toán
tiền lương” được thể hiện như sau:
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 21
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
(phụ lục số 06).
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương
2.1.6. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Mục đích lập: Dựng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN phải nộp hàng tháng cho các đối tượng sử dụng trong tháng.
- Cơ sở và trách nhiệm lập căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương
kế toán tập hợp phân loại chứng từ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN để ghi vào các cột
dòng phù hợp ghi có TK 334.
Công ty trích nộp bảo hiểm cho người lao động theo chế độ như sau: BHXH là
16%, BHYT là 3%, KPCĐ là 2%, BHTN là 1% trên tổng quỹ lương và tiền lương thực
tế phải trả theo từng đối tượng sử dụng tính ra số tiền phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN để ghi vào các cột dòng phù hợp, cột ghi có TK 338.
- Phạm vi áp dụng: Số liệu của bảng phân bổ tiền lương- BHXH được sử dụng để
ghi vào các bảng kê nhật ký chứng từ và các sổ kế toán có liên quan.
- Kết cấu và nội dung phản ánh .
Căn cứ vào “Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp danh sách nộp
Bảo hiểm, kinh phí công đoàn ’’ như sau:
(phụ lục số 07).
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp danh sách nộp Bảo hiểm, kinh phí công đoàn
2.2. Tài khoản sử dụng trong kế toán chi tiết tiền lương tại Công ty

Hạch toán tiền lương và BHXH tại Công ty TNHH MTV Thương mại Miền núi
Thanh Hoá sử dụng sổ kế toán chi tiết TK 334 và TK 338.
TK 334: Phải trả người lao động.
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 22
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
TK 338: Phải trả phải nộp khác.
2.2.1 Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”
- Công dụng: Tài khoản này dựng để phản ánh các khoản phải trả công nhân viên
và tình hình thanh toán các khoản phải trả khác về thu nhập công nhân viên.
- Kết cấu và nội dung phản ánh:
+ Bên nợ: Dựng để phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền công có tính
chất BHXH và các khoản khác đã chi trả ứng trước cho người lao động, các khoản khấu
trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
+ Bên có: Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương
BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động.
+ Số dư có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lượng và các
khoản khác còn phải trả cho người lao động.
TK 334 có thể số dư bên nợ, phản ánh đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền
công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
2.2.2. Tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác”
- Công dụng: Tài khoản này dựng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản
phải trả phải nộp khác ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm
TK 33 (TK 331- TK337). Tài khoản này cũng được dựng để hoạch toán doanh thu
nhận trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.
- Kết cấu và nội dung phản ánh:
+ Bên nợ: Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quy
định ghi trong bảng xử lý .
- Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên.
- Kinh phí công đoàn tại đơn vị
- Số BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH,

BHYT, KPCĐ, BHTN.
Các khoản đã trả đã nộp khác.
+ Bên có:
- Phản ánh giá trị chờ giải quyết “Chưa xác định rõ nguyên nhân”
- Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân tập thể trong và ngoài đơn vị theo quy
định ghi trong biên bản sử lý, xác định rõ nguyên nhân
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 23
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí SXKD.
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trừ vào lương của công nhân viên.
- Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù.
- Số BHXH đã chi trả CB CNV khi được cơ quan BHXH thanh toán.
- Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.
+ Số dư có:
- Số tiền còn phải trả, còn phải nộp .
- BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc
kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết.
* Mở các tiểu khoản của TK 338 để theo dõi các khoản trích bảo hiểm, kinh phí
công đoàn,
- Bảo hiểm xã hội mở TK 3383 để theo dõi.
- Bảo hiểm y tế mở TK 3384 để theo dõi.
- Bảo hiểm thất nghiệp mở TK 3389 để theo dõi.
- Kinh phí công đoàn mở TK 3382 để theo dõi.
* Mở sổ chi tiết cho từng loại bảo hiểm, kinh phí công đoàn để theo dõi:
- Sổ theo dõi chi tiết cho TK 3383
- Sổ theo dõi chi tiết cho TK 3384
- Sổ theo dõi chi tiết cho TK 3389
- Sổ theo dõi chi tiết cho TK 3382
2.3. Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
a) Căn cứ vào Bảng thanh toán lương theo thời gian tháng 10/2011( Bảng 2.2 ), kế toán

định khoản như sau:
Nợ TK 334: 95.197.330 đ
Có TK 111: 95.197.330 đ
Nợ TK 334: 7.619.120 đ
Có TK 3383: 5.378.202 đ
Có TK 3384: 896.367 đ
Có TK 3389: 1.344.551 đ
b) Căn cứ vào Bảng thanh toán lương theo doanh số tháng 10/2011( Bảng 2.3), kế toán
định khoản như sau:
Nợ TK 334: 46.970.168 đ
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 24
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
Có TK 111: 46.970.168 đ
Nợ TK 334: 2.511.784 đ
Có TK 3383: 1.773.024 đ
Có TK 3384: 295.504 đ
Có TK 3389: 443.256 đ
c) Căn cứ vào Bảng thanh toán lương theo sản lượng bán ra tháng 10/2011(( Bảng 2.4),
kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 334: 21.977.445 đ
Có TK 111: 21.977.445 đ
Nợ TK 334: 1.234.795 đ
Có TK 3383: 871.620 đ
Có TK 3384: 145.270 đ
Có TK 3389: 217.905 đ
d) Căn cứ vào Bảng thanh toán lương tiền lương theo Hợp đồng tháng 10/2011(Bảng
2.5), kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 334: 5.000.000 đ
Có TK 111: 5.000.000 đ
e) Căn cứ vào “Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương” tháng 10/2011(Bảng 2.6), cuối

tháng kế toán tổng hợp tiền lương cho toàn Công ty và định khoản như sau:
Nợ TK 334: 744.302.232 đ
Có TK 111: 744.302.232 đ
Trích các khoản bảo hiểm nộp qua lương kế toán ghi:
* Đối với CB CNV làm việc gián tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 334: 7.619.120 đ
Có TK 3383: 5.378.202 đ
Có TK 3384: 896.367 đ
Có TK 3389: 1.344.551 đ
* Đối với CB CNV làm việc trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 334: 43.148.329 đ
Có TK 3383: 30.457.644 đ
Có TK 3384: 5.076.274 đ
Có TK 3389: 7.614.411 đ
Kết chuyển sang chi phí tiền lương, kế toán ghi:
Nợ TK 641: 640.544.778 đ
Nợ TK 642: 95.197.330 đ
Nợ TK 338: 8.560.124 đ
SV: Đoàn Thị Thúy Hường - Đ3KT1 25

×