1
1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi
1.1. Ba nhân tố của lý thuyết và thước đo của lý thuyết bộ ba bất khả thi.
Giáo sư Robert Mundell được xem là cha đẻ của lý thuyết bộ ba bất khả thi.
Và “mô hình Mundell-Fleming” được xem là điểm khởi đầu của bộ ba bất khả thi, là
kết quả nghiên cứu của Robert Mundell (1962, 1963) và J.M.Fleming (1962) trong thời
gian làm việc tại quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, một quốc gia không thể đồng thời đạt được cả ba mục
tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, tỷ giá cố định và tự do hoá dòng vốn ( hội nhập tài
chính hoàn toàn)
Chúng ta có thể hình dung giống như việc chúng ta không thể nào chặn ba góc của một
tấm vải bị gió tung lên chỉ bằng hai hòn đá. Nghĩa chúng ta chỉ có thể chặn tối đa hai
góc của tấm vải ấy mà thôi, hoặc có thể là không thể chặn được vì gió quá mạnh. nền
kinh tế như tấm vải ấy, ba góc của tấm vải như là ba yếu tố của bộ ba bất khả thi. Và
hai viên đá chính là công cụ, chính sách của nhà nước, mà chỉ có thể dùng được hai
công cụ là tối đa để điều tiết hai trong ba yếu tố của bộ ba ấy. và buộc phải thả nổi yếu
tố còn lại.
Tại sao lại không thể tiến hành đồng thời cả ba yếu tố trên??
Giả sử một nước cố gắng thực hiện cả ba chính sách trên đồng thời. Khi kinh tế
tăng trưởng nhanh, vốn nước ngoài sẽ chảy vào trong nước gây ra áp lực tăng giá nội
tệ. Khi đó, ngân hàng trung ương muốn bảo vệ chế độ tỷ giá cố định thì phải thực hiện
chính sách tiền tệ nới lỏng, nhằm tăng lượng cung tiền, điều tiết tỉ lệ đồng ngoại tệ và
đồng VN. Song điều này có thể làm tăng lượng cung tiền trong lưu thông dẫn đến tăng
tốc lạm phát. Muốn lạm phát không tăng tốc, thì phải thực hiện chính sách thanh khoản
đối ứng. Song như thế thì vốn nước ngoài càng chảy vào nhiều.
(Chính sách thanh khoản đối ứng, còn gọi theo cách khác là chính sách vô hiệu hóa,
là chính sách thu hồi bớt nội tệ từ lưu thông nhằm vô hiệu hóa hoặc giảm thiểu ảnh
hưởng tiêu cực của việc thu mua ngoại tệ tới giá trị nội tệ).
1
1.1.1 Chính sách tiền tệ độc lập
Chính sách tiền tệ độc lập là những chính sách mà nhà nước thực hiện nhằm
mục đích điều tiết kinh tế, nhưng không quan tâm đến những chính sách đến tỉ giá hay
tăng giảm, hay các biến số vĩ mô khác.
Độc lập tiền tệ giúp cho chính phủ chủ động sử dụng các công cụ chính sách
tiền tệ để thực hiện chính sách phản chu kỳ kinh tế. Chẳng hạn nếu nền kinh tế có dấu
hiệu phát triển nóng, chính phủ sẽ tăng lãi suất hoặc thắt chặt cung tiền và ngược lại.
Trong các trường hợp này chính phủ không quan tâm đến tỷ giá tăng hay giảm và các
biến số kinh tế vĩ mô khác. Chính vì sự độc lập tiền tệ này mà nhiều nhà kinh tế tin
rằng chúng sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định hơn. Tuy nhiên độc lập tiền tệ quá
mức có thể là một cái cớ để chính phủ lạm dụng thực hiện các chiến lược tăng trưởng
méo mó trong ngắn hạn.
Độc lập tiền tệ nhiều hơn vì vậy dễ dẫn đến bất ổn định trong tăng trưởng và
tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao. Đó là chưa kể độc lập tiền tệ quá mức có khả năng làm
cho chính phủ tiền tệ hóa chi tiêu chính phủ bằng cách phát hành tiền trang trải cho
thâm hụt ngân sách. Hậu quả là nền kinh tế rơi vào mất ổn định với tình trạng lạm phát.
1.1.2 Ổn định tỷ giá
Ổn định tỷ giá giúp tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiến hành các biện
pháp ổn định giá cả. Cái neo này làm cho nhận thức của nhà đầu tư đối với rủi ro của
nền kinh tế giảm đi, làm tăng thêm niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ. Tất cả
giúp làm cho môi trường đầu tư tốt lên. Tuy nhiên tỷ giá cố định hay ổn định quá mức
có mặt trái của nó. Tỷ giá quá ổn định làm cho chính phủ mất đi một công cụ để hấp
thụ các cú sốc bên trong và bên ngoài truyền dẫn vào nền kinh tế.
Ví dụ lạm phát cao trong nước mà tỷ giá gần như cố định dễ dẫn đến nguy cơ
hàng hóa mất sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, hậu quả là xuất khẩu giảm và
nhập khẩu tăng lên. Ngoài ra tính quá cứng nhắc của tỷ giá còn ngăn cản không cho
những nhà làm chính sách sử dụng công cụ chính sách phù hợp với thực tế diễn biến cả
nền kinh tế, nhất là khi đang có dấu hiệu bong bóng tài sản. Ví dụ vào những tháng đầu
1
năm 2008 kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát tăng tốc 2 con số. Lúc bấy giờ
tỷ giá dao động mức 1 USD=16.500 VND. Nhiều nhà kinh tế lúc bấy giờ đưa ra đề
xuất để cho tỷ giá giảm xuống mức 1 USD = 15.500 VND để nhập khẩu lạm phát thấp
ở nước ngoài về.Tỷ giá giảm làm cho giá hàng nhập khẩu giảm đi. Kết quả của việc
giảm tỷ giá, tức để cho đồng nội tệ lên giá, kéo theo giá hàng nhập khẩu giảm đi (nếu
các yếu tố khác không đổi). Vào thời điểm này do dòng vốn chảy vào nền kinh tế Việt
Nam quá nhiều nên tỷ giá có lúc đã giảm xuống khoảng 1 USD = 15.500 VND. Vấn đề
là thay vì nhập khẩu các vật tư cần thiết cho sản xuất giúp hạ nhiệt lạm phát thì các
doanh nghiệp Việt Nam lại nhập khẩu quá nhiều ô tô. Nhìn chung tỷ giá quá cứng nhắc
chẳng những có khả năng dẫn đến bất ổn trong tăng trưởng, rủi ro lạm phát cao mà
còn dẫn đến phân bổ sai nguồn lực và tăng trưởng không bền vững.
1.1.3 Hội nhập tài chính (tự do hóa dòng vốn )
Hội nhập tài chính hợp tác giữa các nền kinh tế, hay có thể nói là sự luân chuyển dòng
vốn giữa các nền kinh tế.
• Lợi ích :
+ Hữu hình :
quốc gia tăng trưởng nhanh hơn và phân bổ nguồn lực tốt hơn.
giúp nhà đầu tư đa dạng hóa đầu tư.
+ Vô hình : Tạo ra động lực giúp cho chính phủ tiến hành nhiều cải cách và quản trị
tốt hơn để theo kịp những thay đổi từ hội nhập.
• Lợi ích lớn nhất-lợi ích vô hình-mang lại từ hội nhập tài chính là tạo ra động lực
giúp cho chính phủ tiến hành nhiều cải cách và quản trị tốt hơn để theo kịp những
thay đổi từ hội nhập. Trên thực tế chính nhờ vào quá trình tự do hóa tài chính cuối
những thập niên 1990, nhất là sau trở thành thành viên WTO 2007 mà chính phủ
Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách sâu rộng, trong đó có cải cách thủ tục hành
chính và chất lượng thể chế.
• Mặt trái: Hội nhập tài chính cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến bất ổn kinh tế
những năm gần đây. Dòng vốn gián tiếp chảy vào nền kinh tế đa phần là ngắn hạn
và mang tính đầu cơ.
1
Mặc dù vậy hội nhập tài chính cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến bất ổn kinh
tế những năm gần đây. Các cuộc khủng hoảng kinh tế thập niên 1990 và cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu cũng có nguyên nhân từ hội nhập tài chính nhưng thiếu quy
tắc điều tiết kèm theo. Tình trạng bong bóng chứng khoán và bất động sản ở Việt Nam
giai đoạn 2005-2008 dẫn đến những bất ổn kinh tế vĩ mô một phần cũng do tự do hóa
tài chính nhưng thiếu cơ chế giám sát tương thích. Dòng vốn gián tiếp chảy vào nền
kinh tế đa phần là ngắn hạn và mang tính đầu cơ.
1.1.4 Sự kết hợp bộ ba bất khả thi
+ Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế
độ tỷ giá cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ. Điều này có nghĩa chính phủ đã mất
đi một công cụ để điều chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài.
+ Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế
độ tỷ giá thả nỗi nhưng phải từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá. Với lựa chọn này, chính phủ
(NHTW) được quyền tự do ấn định lãi suất nhưng đổi lại tỷ giá phải vận hành theo
những nguyên tắc của thị trường.
+ Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị
trường vốn đóng. Lựa chọn này có nghĩa chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn. Khi có
kiểm soát vốn, mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá sẽ bị phá vỡ.
1.2 Thước đo bộ ba bất khả thi
Tỷ giá, yếu tố đầu tiên của bộ ba, dễ đo lường nhất. Độ ổn định tỷ giá được đo
lường dựa vào chế độ tỷ giá trên thực tế thay vì chế độ tỷ giá như cam kết của một
quốc gia với IMF.
Yếu tố thứ hai của bộ ba là độc lập tiền tệ. Rose (1996) có đề xuất đo lường độc
lập tiền tệ bằng cách xem phản ứng của tỷ giá đối với những thay đổi trong sản lượng,
lãi suất và cung tiền. Tuy nhiên đối với cung tiền, phương pháp này có nhược điểm là
khó thể nào phân biệt được trong thực tế đâu là một cú sốc cung và cú sốc cầu tiền tệ,
đó là chưa kể phải giả định tốc độ lưu thông tiền tệ là không đổi.
1
Khác với Rose, Obstfeld, Jay C. Shambaugh và Taylor (2005) đề xuất cách tiếp
cận khác để đo lường độc lập tiền tệ bằng cách không dựa trên số lượng mà dựa trên lãi
suất danh nghĩa ngắn hạn. Phương pháp này gây tranh cãi vì chỉ dựa chủ yếu vào trực
giác khi cho rằng điều hành chính sách tiền tệ chủ yếu dựa vào mức lãi suất mục tiêu
hơn là dựa trên số lượng tiền tệ. Yếu tố khó đo lường nhất của bộ ba là hội nhập tài
chính. Thường thì các nhà kinh tế dựa vào phương thức kiểm soát vốn của mỗi quốc
gia theo phân loại của IMF để xem xét chỉ số độ mở của tài khoản vốn.Tuy nhiên điều
mà các nhà kinh tế thực sự quan tâm là mức độ hội nhập tài chính trên thực tế. Có thể
một quốc gia tuy tuyên bố kiểm soát chặt các giao dịch vốn nhưng trên thực tế các
chính sách lại khá thông thoáng.
Chinn và Ito đã phát triển ba thước đo để đánh giá mức độ độc lập tiền tệ (MI),
ổn định tỷ giá ( ERS) và hội nhập tài chính ( KAOPEN).
Độc lập tiền tệ MI. Mức độ độc lập tiền tệ được đo lường bằng hàm đảo nghịch
của mức tương quan hằng năm của lãi suất hàng tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia
cơ sở. Chỉ số mức độ độc lập tiền tệ được xác định bằng:
MI = 1 -
Trong đó: i: quốc gia sở tại, j: quốc gia cơ sở. Với công thức như trên, giá trị
tối đa, tối thiểu tương ứng là 1 và 0. Gía trị càng tiến về 1 có nghĩa là chính sách tiền tệ
càng độc lập hơn. VÍ dụ nếu chúng ta muốn đo lường mức độ độc lập tiền tệ của Việt
Nam, quốc gia sở tại là Việt Nam và quốc gia cơ sở là Mỹ ( nếu chúng ta muốn xem xét
thay đổi lãi suất VNĐ với lãi suất USD).
Ổn định tỷ giá (ERS). Độ ổn định tỷ giá chính là độ lệch chuẩn của tỷ giá, được
tính theo năm dựa trên dữ liệu tỷ giá mỗi tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ
sở.Độ ổn định tỷ giá nằm giữa giá trị 1 và 0, càng tiến về 1 tỷ giá càng ổn định.
ERS =
1
Cách thức đo lường độ ổn định tỷ giá như trên có ưu điểm là giúp chúng ta xác định
được chính sách tỷ giá trên thực tế mà một quốc gia đang áp dụng chứ không phải dựa
trên những gì mà quốc gia đó tuyên bố.
Hội nhập tài chính (KAOPEN). Trong các chỉ số đo lường bộ ba bất khả
thi,khó nhất là đo lường mức độ hội nhập tài chính. Muốn đánh giá mức độ hội nhập tài
chính, chúng ta phải đo lường mức độ mà một quốc gia tiến hành kiểm soát vốn. Tuy
nhiên việc đo lường mức độ kiểm soát vốn rất phức tạp vì rất khó để phản ánh hết
những phức tạp trong thực tế. Chẳng hạn có quốc gia tuy tuyên bố mở cửa thị trường
vốn bằng những chính sách khá thông thoáng nhưng trong thực tế lại kiểm soát vốn
bằng những biện pháp hành chính của các cơ quan chức năng. Chinn và Ito (2006 ,
2008) đưa ra đề xuất sử dụng độ mở tài khoản vốn KAOPEN để đo lường mức độ hội
nhập tài chính.
Lưu ý : chỉ số KAOPEN chỉ cho ta thấy độ mở tài khoản vốn theo pháp lý dựa trên các
báo cáo của chính phủ cho IMF, WB các chỉ số kinh tế vĩ mô liên quan đến kiểm soát
vốn và ngoại hối.
1.3 Chứng minh bộ ba bất khả thi
1.3.1 Dùng mô hình tam giác đều
Hình 1 là sự minh hoạ về nguyên tắc hoạt động của bộ ba bất khả thi. Mỗi cạnh thể
hiện cho các mục tiêu tốt nhất, lần lượt là: chính sách tiền tệ độc lập, sự ổn định của
tỷ giá, và hội nhập tài chính hoàn toàn. Đối nghịch với mỗi cạnh (hay mỗi mục tiêu) là các
công cụ chính sách tại các đỉnh. Mục tiêu hội nhập tài chính đối ngược với đỉnh kiểm soát
vốn; mục tiêu ổn định tỷ giá đối ngược với đỉnh thả nổi hoàn toàn; mục tiêu chính sách tiền
tệ độc lập đối ngược với đỉnh liên minh tiền tệ. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt
được bởi một đỉnh nằm giữa. Ví dụ,mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và tỷ giá ổn định
đạt được bởi đỉnh kiểm soát vốn hoàn toàn. Mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và hội
nhập tài chính hoàn toàn có thể khả thi với đỉnh thả nổi hoàn toàn. Cuối cùng, mục tiêu
tỷ giá ổn định và hội nhập tài chính đạt được bởi đỉnh liên minh tiền tệ. Hoàn toàn không
khả thi để đạt được đồng thời cả ba mục tiêu.
1
Chính sách tiền tệ độc lập tỷ giá ổn định
Luân chuyển vốn tăng
Hội nhập TC hoàn toàn
Hình 1. 3.1 Tam giác bộ ba bất khả thi
Bảng 1. Tóm tắc nguyên lý hoạt động của bộ ba bất khả thi
Nguyên lý của bộ ba bất khả thi
Dòng vốn
lưu động
hoàn toàn
Chính sách tiền
tệ độc lập
Hệ
thống tỷ
giá cố
định
Ví dụ:
Kiểm soát
vốn
Không Có Có Trung Quốc trước
cải cải cách tháng
7/2005
Liên minh
tiền tệ
Có Không Có EU
Tỷ giá thả nổi Có Có Không Nhật, Úc
Dựa vào bảng tóm tắt ta có thể thấy rằng một quốc gia không thể thực hiện đồng thời
ba mục tiêu. Nếu đạt được mục tiêu dòng vốn lưu động hoàn toàn và hệ thống tỉ giá cố
định thì nhà nước phải thực hiện kế hoạch kiểm soát vốn, và như vậy thì dòng vốn
Kiểm soát vốn
Thả nỗi hoàn toàn Liên minh tiền tệ