Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

1 Đề kiểm tra Vật lý 8 kỳ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.38 KB, 4 trang )

Ngày 27/3/2011
Tiết 28: KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh về kiến thức, kỹ năng và vận
dụng : cơ năng, sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng, cấu tạo của các chất, nhiệt năng,
nhiệt lượng.
- Phát hiện được những thiếu sót của học sinh qua việc vận dụng các kiến thức đã học
thông qua việc giải bài tập.
- Phân loại được các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - THỜI GIAN:
- Hình thức Tự luận.
- Thời gian làm bài 45 phút (Không kể thời gian giao đề).
III. MA TRẬN ĐỀ:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ cao
1. Công suất.
Vận dụng được công thức để giải bài
tập.
Số câu
Số điểm, Tỉ lệ
%
1 câu
1 điểm =10%
1 câu


0,5 điểm = 5%
2 câu
1,5 điểm = 15%
2. Cơ năng. Sự
chuyển hóa và bảo
toàn cơ năng.
- Nêu được khi nào
vật có cơ năng.
- Nêu được vật ở độ
cao càng lớn thì thế
năng càng lớn.
- Nêu được vật biến
dạng đàn hồi thì có
thế năng
-Nêu được vật
chuyển động thì có
động năng.
- Nêu được sự
chuyển hóa lẫn
nhau giữa thế năng
và động năng trong
thực tế.
Vận dụng được định luật chuyển hóa
và bảo toàn cơ năng để giải bài tập.
Số câu
Số điểm, Tỉ lệ
%
1 câu
1,0 điểm = 10%
1 câu

0,5 điểm = 5%
1 câu
0,5 điểm = 5%
1 câu
0,5 điểm = 5%
4 câu
2,5 điểm = 25%
3. Cấu tạo phân tử
của các chất.
- Nêu được các chất
đều được cấu tạo từ
các phân tử, nguyên
tử.
- Nêu được nhiệt độ
càng cao thì các
phân tử chuyển
động càng nhanh.
Giải thích được
một số hiện tượng
xảy ra do giữa các
nguyên tử,phân tử
có khoảng cách và
do chúng chuyển
động không
ngừng.
Số câu
Số điểm, Tỉ lệ %
1 câu
0,5 điểm = 5%
2 câu

2 điểm = 20%
3 câu
2,5 điểm = 25%
4.Nhiệt năng. Các
hình thức truyền
nhiệt.
- Phát biểu được
định nghĩa nhiệt
năng.
- Nêu được tên hai
cách làm thay đổi
nhiệt năng.
- Biết được các
hình thức truyền
nhiệt.
Vận dụng kiến
thức về các hình
thức truyền nhiệt
để giải thích một
số hiện tượng .
Số câu
Số điểm, Tỉ lệ
%
1 câu
1 điểm = 10%
1 câu
0,5 điểm = 5%
1 câu
1điểm =10%
1 câu

1điểm = 10%
4 câu
3,5 điểm = 35%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3 câu
2,5 điểm = 25%
2 câu
1,0 điểm = 10%
8 câu
6,5 điểm = 65%
13 câu
10 điểm = 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ:
ĐỀ BÀI:
Câu 1: ( 3 điểm)
1.1( 1đ) Khi nào vật có cơ năng? Phát biểu khái niệm thế năng hấp dẫn, thế năng đàn
hồi, động năng của một vật.
1.2. ( 0,5đ) Các chất được cấu tạo như thế nào? Chuyển động phân tử phụ thuộc vào
nhiệt độ như thế nào?
1.3.( 1 đ) Phát biểu định nghĩa nhiệt năng. Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một
vật.
1.4.( 0,5đ) Mùa đông, ngồi cạnh lò sưởi ta thấy ấm áp. Năng lượng nhiệt của lò sưởi đã
truyền tới người bằng cách nào?
Câu 2: ( 4 điểm)
2.1. (1đ) Tại sao khi thả một cục đường vào nước, đường tan và nước có vị ngọt?
2.2. (1đ) Tại sao mở lọ nước hoa ở đầu lớp học vài giây sau ở cuối lớp ta cũng ngửi thấy
mùi nước hoa?
2.3. (1đ) Tại sao trong ấm đun nước bằng điện, dây đốt nóng được đặt gần sát đáy

ấm,còn trong tủ lạnh thì ngăn đá lại được đặt trên cùng?
2.4.(1đ) Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng?
Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì phải làm như thế nào?
Câu 3: ( 1,5 điểm)
Một mũi tên được bắn đi từ chiếc cung theo phương nằm ngang.
3.1. Cơ năng được chuyển hoá từ dạng nào sang dạng nào?
3.2.Từ khi bắn cho đến khi mũi tên chạm đất thế năng và động năng của vật thay đổi như
thế nào ? Vì sao?( Bỏ qua sức cản của không khí).
3.3. Cơ năng của mũi tên lúc chạm đất và lúc bắn có như nhau không? Vì sao?
Câu 4: ( 1,5 điểm) Một con ngựa kéo một chiếc xe với 1 lực không đổi bằng 100N và đi
được một quãng đường 9km trong 30 phút.
4.1. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.
4.2. Nếu xe chạy với vận tốc 20m/s thì công suất của con ngựa là bao nhiêu?
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Nội dung Điểm
Câu 1.( 2,5 điểm)
1.1. Vật có cơ năng khi vật có khả năng sinh công.
- Cơ năng của một vật phụ thuộc vào độ cao được gọi là thế năng hấp dẫn.
- Cơ năng của một vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi được gọi là thế năng
đàn hồi.
- Cơ năng của một vật phụ thuộc vào chuyển động được gọi là động năng.
1.2. Các chất được cấu tạo từ nguyên tử, phân tử.
- Nhiệt độ càng cao các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh.
1.3. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng: Thực hiện công, truyền nhiệt.
1.4. Bức xạ nhiệt.
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu 2: ( 4 điểm)
2.1. Dựa vào kiến thức giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách để giải thích.
Giải thích đúng
2. 2 Giải thích đúng dựa vào sự chuyển động không ngừng của các nguyên tử,
phân tử.
2. 3. Giải thích đúng dựa vào hiện tượng đối lưu
2.4. Giải thích đúng dựa vào sự dẫn nhiệt.
1,0
1
1
1
Câu 3: ( 1,5 điểm)
3.1.Thế năng đàn hồi của chiếc cung chuyển hoá thành động năng của mũi tên
3.2.Trong quá trình chuyển động: thế năng giảm vì độ cao giảm, động năng tăng
vì vận tốc tăng .
3.3.Theo định luật bảo toàn thì cơ năng lúc bắn và lúc chạm đất bằng nhau
0,5
0,5
0,5
Câu 4: ( 1,5 điểm)
4.1. A = F.S = 100.9000 = 900000 (J)
P = A/t = 900000/1800 = 500 (W)
4.2.P = F.v = 100.20 = 2000 (W)
0,5
0,5

0,5
Ghi chú: Nếu HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa

×