Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HK II và đáp án môn Lịch sử 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.08 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯƠNG TRÀ
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: LỊCH SỬ 8. Thời gian làm bài: 45 phút
Họ, tên thí sinh:
Lớp trường THCS
Đề số 1
Phần I: (3 điểm. Thời gian làm bài 15 phút)
Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và ghi phương
án chọn vào Phiếu trả lời phần I dưới đây.
Câu 1: Giai đoạn từ 1897 đến 1918, theo chính sách văn hóa giáo dục của Pháp thì hệ thống
giáo dục phổ thông của nước ta được chia thành mấy bậc?
A. Hai bậc B. Ba bậc C. Bốn bậc D. Cả A, B, C đều sai
Câu 2: Nguyên nhân chính để thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là:
A. Bảo vệ đạo Gia Tô B. Khai hóa văn minh cho người Việt
C. Chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu D. Chiếm làm thuộc địa và căn cứ quân sự
Câu 3: Phan Châu Trinh là người lãnh đạo phong trào:
A. Đông du B. Đông Kinh nghĩa thục C. Duy tân D. Cần Vương
Câu 4: Triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp được xác
định ở Hiệp uớc nào?
A. Giáp Tuất B. Pa-tơ-nốt C. Nhâm Tuất D. Cả A, B và C đều sai
Câu 5: Lí do cơ bản làm cho các cuộc cải cách của các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX không
thực hiện được là:
A. Nội dung không có tính hiện thực B. Không có tiền
C. Không có thời gian D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt với mọi sự thay đổi
Câu 6: Trong quá trình xâm lược Việt Nam, âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân
Pháp đã bị thất bại tại:
A. Tây Nam Kì B. Gia Định C. Đông Nam Kì D. Đà Nẵng
Câu 7: Hãy nối tên lãnh tụ (ở cột A) với cuộc khởi nghĩa (cột B) do họ lãnh đạo.
Cột A
Cột B


1. Nguyễn Thiện Thuật
a Khởi nghĩa Ba Đình
2. Phạm Bành, Đinh Công Tráng
b Khởi nghĩa Bãi Sậy
3. Phan Đình Phùng
c Khởi nghĩa Yên Thế
4. Hoàng Hoa Thám
d Khởi nghĩa Hương Khê
* Phiếu trả lời phần I:
Câu 1 2 3 4 5 6 Câu 7
Phương án đúng 1 + 2 + 3 + 4 +
Phần II: (7 điểm. Thời gian làm bài 30 phút)
Câu 8: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
Câu 9: Trình bày diễn biến của chiến thắng Cầu Giấy năm 1873.
Câu 10: Trình bày thái độ đối với độc lập dân tộc của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt
Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Bài làm phần II:



PHÒNG GD&ĐT
HƯƠNG TRÀ

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2008-2009. MÔN: LỊCH SỬ 8.
–––––––––––––––––––
Phần I: (3 điểm) Mỗi phương án đúng, chấm 0,3 điểm.
Đáp án:
* Đề số 1:
Câu 1 2 3 4 5 6 Câu 7

Phương án đúng B D C A D D 1 + b 2 + a 3 + d 4 + c
* Đề số 2:
Câu 1 2 3 4 5 6 Câu 7
Phương án đúng D A C D B C 1 + c 2 + d 3 + a 4 + b
* Đề số 3:
Câu 1 2 3 4 5 6 Câu 7
Phương án đúng A C C B A C 1 + b 2 + a 3 + d 4 + c
* Đề số 4:
Câu 1 2 3 4 5 6 Câu 7
Phương án đúng B C B A D C 1 + c 2 + d 3 + a 4 + b
Phần II: (7 điểm)
* Đáp án, hướng dẫn chấm căn cứ thứ tự câu ở đề số 1.
Câu 8: (2 điểm)
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:
+ Yêu nước, thương dân,
+ Khâm phục nhưng không tán thành đường lối cứu nước của các vị tiền bối như Phan
Châu Trinh, Phan Bội Châu,
+ Muốn ra nước ngoài tìm đường cứu nước mới.
Câu 9: (2 điểm)
Diễn biến của chiến thắng Cầu Giấy năm 1873.
Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21/12/1873,
khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng bị quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân
của Hoàng Tá Viêm phục kích. Các-ni-ê cùng nhiều sĩ quan, binh lính Pháp bị chết tại trận.
Câu 10: (3 điểm)
Thái độ đối với độc lập dân tộc của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
+ Địa chủ phong kiến: Đại đa số mất hết ý thức dân tộc tuy nhiên một số địa chủ nhỏ và
vừa vẫn có tinh thần yêu nước.
+ Nông dân: Căm thù đế quốc, phong kiến; sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì độc lập và
ấm no.

+ Tư sản: Thỏa hiệp với đế quốc; một bộ phận có ý thức dân tộc.
+ Tiểu tư sản: Thái độ chính trị bếp bênh; một bộ phận có tinh thần yêu nước, chống đế
quốc thực dân.
+ Công nhân: Kiên quyết chống đế quốc, phong kiến; có tinh thần đấu tranh giành độc
lập dân tộc, xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
(Trình bày đúng mỗi ý, chấm 0,5 điểm; trình bày đúng trọn vẹn, chấm 3 điểm).
* Chú ý:
+ Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày
sạch, đẹp.
+ Điểm tổng cộng của toàn bài làm được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất (7,25
làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5)
––––––––––––––––––––

×