Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Phân tích Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.14 KB, 57 trang )

1
ĐỀ TÀI
Mô hình SWOT để xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu
hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ - Một thị trường
mở nhưng đầy thách thức
LỜI MỞ ĐẦU
Thuỷ sản Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh với những thành tựu to lớn
đang góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất khẩu
hàng thuỷ sản Việt Nam đó cú một tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ
tăng trưởng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và xây dựng.Với giá trị xuất
khẩu hàng năm có chiều hướng tăng lên và đã vượt qua giới hạn 10% ( gần 12%)
của giá trị xuất khẩu quốc gia vào năm 2001 thì phải nói đây là thế mạnh thực sự
của quốc gia.
Cùng với những cơ hội rộng mở, hàng thuỷ sản Việt Nam đang phải đối mặt
với những thách thức lớn đặt ra trong sân chơi chung thương mại quốc tế. Khi
hàng thuỷ sản Việt Nam đó cú chỗ đứng trên một số thị trường lớn như Mỹ, EU,
Nhật Bản đi kèm theo nó là rất nhiều rủi ro. Mỹ được coi là thị trường chiến
lược của hàng thuỷ sản Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu nhất, nhì so với tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam và đang chiếm một thị phần đáng
kể trên thị trường thuỷ sản Mỹ. Việc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao
thị phần trên thị trường này không dơn giản trong khi cạnh tranh ngày càng gay
gắt, hơn nữa thị trường Mỹ luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro bất ngờ, đòi hỏi
phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng môi trường kinh doanh để xây dựng chiến lược
cho phù hợp trong từng thời kì. Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của việc xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giúp
chúng ta đánh giá tốt hơn về hiện trạng, xem xét các yếu tố nội tại cũng như các
tác động khách quan từ phía thị trường Mỹ để đưa ra những chiến lược thực hiện
mục tiêu đề ra, nâng cao lợi nhuận, giành nhiều thị phần hơn trên đất Mỹ. Đó là
2
lý do tôi chọn mô hình SWOT để xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng
thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ- một thị trường mở nhưng đầy thách thức.


3
Chương 1: Mô hình swot và vận dụng xây dựng chiến lược đẩy
mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản việt nam vào thị trường Mỹ
1.Khái quát về chiến lược kinh doanh và mô hình SWOT
1.1.Chiến lược kinh doanh
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thương mại quốc tế đang có
xu hướng tăng tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất. Điều
này dẫn đến tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu trong tổng sản phẩm quốc
nội của các quốc gia ngày càng gia tăng. Trước xu hướng đú thỡ vấn đề đẩy
mạnh xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài là yếu tố quan trọng quyết
định sự phát triển của ngành hàng và của nền kinh tế nói chung. Điều đó đòi hỏi
phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, phù hợp và hiệu quả.
Chiến lược kinh doanh thương mại quốc tế là một tập hợp các mục tiêu, bước
đi và các biện pháp để thực hiện mục tiêu một cách thống nhất. Chiến lược kinh
doanh thương mại quốc tế gắn liền với việc khai thác các lợi thế so sánh và gia
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Để xây dựng chiến lược kinh doanh, các nhà quản lí phải tiến hành phân tích
môi trường kinh doanh, đánh giá thực trạng để đề ra các mục tiêu phù hợp và cú
cỏc giải pháp để thực hiện mục tiêu với hiệu quả cao nhất.
Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài. Môi
trường bên trong là tổng hợp các yếu tố nội tại của mặt hàng, của doanh nghiệp
như: điểm mạnh, điểm yếu Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố kinh tế,
chính trị, pháp luật đem đến những cơ hội, thách thức tác động khách quan đến
sự phát triển của ngành hàng, hay của doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường
kinh doanh là việc làm cần thiết để xác định rừ cỏc mục tiêu của chiến lược, tạo
điều kiện cần thiết để xây dựng và thực hiện chiến lược thành công còng như
điều chỉnh chiến lược trong những trường hợp cần thiết. Có rất nhiều công cụ để
phân tích môi trường kinh doanh như mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của M.
4
Porter; mô hình SWOT; mô hình BCG (ma trận thị phần-tăng trưởng), mô hình

chuỗi giá trị Mỗi công cụ phân tích sẽ cho ta cách nhìn môi trường kinh doanh
dưới các góc độ khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì mô hình
SWOT là thích hợp hơn cả.
1.2.Khỏi quát về mô hình SWOT
Mô hình SWOT chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với
ngành hàng, doanh nghiệp từ đó kết hợp phát triển các loại chiến lược, đề xuất
các giải pháp để phát huy những điểm mạnh, khai thác những cơ hội, tối thiểu
hoá những điểm yếu và hạn chế những thách thức để hoạt động kinh doanh đạt
hiệu quả cao, lợi nhuận lớn và tránh được các rủi ro. Các loại chiến lược là:
chiến lược thế mạnh-cơ hội (SO); chiến lược điểm yếu-cơ hội (WO); chiến lược
thế mạnh-đe doạ (ST); chiến lược điểm yếu-đe doạ (WT). Ngoài ra cũn cú cỏc
chiến lược mở rộng kết hợp nhiều yếu tè như: SOT, SWT, OWT, SWOT.
Các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu là các yếu tố bên trong (môi trường bên
trong) cũn cỏc yếu tố cơ hội, thách thức (môi trường bên ngoài). Sự kết hợp các
yếu tố bên trong và bên ngoài là vấn đề cơ bản nhất và khó khăn nhất của việc
xây dựng và sử dụnh ma trận SWOT. Điều này đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt
về mối quan hệ giữa các yếu tố.
Ma trận SWOT
Yếu tố bên trong\ yếu
tố bên ngoài
O: cơ hội T: thách thức
S: thế mạnh Chiến lược SO: sử
dụng những điểm mạnh
để khai thác cơ hội.
Chiến lược ST: khai
thác điểm mạnh để
vượt qua thách thức.
W: điểm yếu Chiến lược WO: tận
dụng cơ hội để vượt
qua những điểm yếu.

Chiến lược WT: tối
thiểu hoá những điểm
yếu, tránh đe doạ.
5
Để thiết lập ma trận SWOT cần trải qua các bước sau:
- Xác định các thế mạnh của ngành hàng hay của doanh nghiệp.
- Xác định các điểm yếu của sản phẩm, của doanh nghiệp.
- Phân tích môi trường và xác định các cơ hội để phát triển ngành hàng, doanh
nghiệp.
- Phân tích và tìm ra những mối đe doạ từ bên ngoài. Các mối đe doạ này có
thể là đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược, thị trường biến động thất thường
chuyển hướng mậu dịch, chính phủ thay đổi chính sách theo hướng bất lợi.
- Kết hợp các yếu tố:
+ Kết hợp các điểm mạnh và cơ hội, ghi kết quả chiến lược SO.
+ Kết hợp các điểm mạnh và mối đe doạ, ghi kết quả chiến lược ST.
+ Kết hợp điểm yếu và cơ hội, ghi kết quả chiến lược WO.
+ Kết hợp điểm yếu và thách thức, ghi kết quả chiến lược ST.
Ngoài ra còn có thể xây dựng, mở rộng ma trận kết hợp nhiều yếu tố.
2.Vận dụng mô hình SWOT trong xây dựng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt
Nam vào thị trường Mỹ
Mô hình SWOT được sử dụng trong phân tích môi trường kinh doanh của rất
nhiều ngành hàng như dệt may, thuỷ sản để xây dựng chiến lược kinh doanh.
Xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ đã được đẩy mạnh trong những năm
qua đặc biệt từ khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực. Bên cạnh những
kết quả đã đạt được còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm để hàng thuỷ sản Việt
Nam đứng vững và nâng cao thị phần trong thị trường này. Điều này đòi hỏi
chúng ta phải đánh giá khách quan, chính xác các yếu tố nội tại, các tác động
bên ngoài tới viếc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ. Rõ ràng ta thấy
trong các công cụ phân tích môi trường kinh doanh thì mô hình SWOT là phù
hợp nhất cho việc xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. Vì mô hình SWOT

chỉ rõ những thế mạnh của hàng thuỷ sản mà chúng ta cần phát huy những cơ
hội mở ra trên thị trường Mỹ cần tận dụng, những điểm yếu ta cần khác phục và
những thách thức cần vượt qua. Cách phân tích này khá rõ ràng và trọng tâm,
6
giúp ta dễ dàng đánh giá hiện trạng, năng lực cạnh tranh, nhu cầu thị trường để
định hướng xác định mục tiêu cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và các biện
pháp để thực hiện mục tiêu Êy.
Còng như sử dụng mô hình SWOT để phân tích môi trường kinh doanh của
mặt hàng bất kỳ, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra thế mạnh của
hàng thuỷ sản Việt Nam như: điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm, phong
phú mặt hàng điểm yếu về nguyờn liệu cho chế biến xuất khẩu, về trình độ
khoa học kỹ thuật ; những cơ hội cho hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường
Mỹ như: xu hướng tiêu dùng gia tăng, những ưu đãi cũng như thách thức đặt
ra cho hàng thuỷ sản như thách thức từ hệ thống pháp luật Mỹ, khoảng cách về
văn hoá kinh doanh Trong chương II sẽ phân tích sâu hơn từng yếu tố trên và
sự đánh giá kết hợp các yếu tố đó trên cơ sở vận dụng mô hình SWOT
7
CHƯƠNG 2: XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM
SANG TRƯỜNG MỸ, ĐIỂM YẾU, ĐIỂM MẠNH, CƠ HỘI VÀ
NHỮNG THÁCH THỨC.
I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
1. Đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ
1.1 Tình hình sản xuất thủy sản của Mỹ và những đối thủ cạnh tranh
Mỹ có khoảng 1300 nhà máy chế biến thủy sản trang thiết bị hiện đại, đóng
góp khoảng 25 tỷ USD trong tổng thu nhập quốc dân của Mỹ. Các doanh nghiệp
sản xuất thủy sản của Mỹ cung cấp trên 50% sản lượng thủy sản của thị trường
Mỹ.
Mỹ là đối thủ cần nghiên cứu đầu tiên vì tình hình cung cấp thủy sản của Mỹ
cho thị trường nội địa là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng thủy sản nhập
khẩu vào Mỹ.

Trong thập kỷ vừa qua, Mỹ luôn đứng vị trí thứ 2, thứ 3 thế giới về sản lượng
khai thác thủy sản với mức khai thác khá ổn định từ 5,5_5,9 triệu tấn mỗi năm.
Sản phẩm thủy sản của Mỹ có chất lượng cao, phong phú về chủng loại với
nhiều sản phẩm quớ như cá hồi, cá tuyến, cá ngừ, tôm hùm, sò điệp…
Các quốc gia dẫn đầu trong việc xuất khẩu thủy sản vào Mỹ là Canada,
Thailand, Trung Quốc, Ecuado, Đài Loan và Chi lê.
- Canada: Với vị trí địa lí thuận lợi khá gần Mỹ, Canada thiết lập được mạng
lưới phân phối rộng khắp và hiệu quả. Đây chính là lợi thế của Canada. Hiện tại,
với thị phần chiếm khoảng 16% sản lượng tiêu thụ của Mỹ, Canada đang là nhà
xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Mỹ. Các mặt hàng Canada đang
thống trị là tôm hùm, cua, cá hồi và cá bẹt.
- Thailand: Là nhà xuất khẩu tôm hàng đầu vào Mỹ chiếm tới 25% tổng lượng
tôm xuất khẩu vào Mỹ. Với thế mạnh về tôm và các sản phẩm chế biến thủy sản
khác, Thailand đã bước lên vị trí thứ 2 trong danh sách các nhà xuất khẩu thủy
sản vào Mỹ. Hiện tại, các mặt hàng xuất khẩu của Thailand sang Mỹ chủ yếu là
8
tôm sú, cá ngừ đóng hộp, cá rô phi, cá hồng, các loại sản phẩm mực ống, mực
nang, bạch tuộc…
-Trung Quốc: Năm 1999, Trung Quốc tăng cường xuất khẩu thủy sản sang Mỹ
với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 11,5% về tổng sản lượng. Hiện tại,
Trung Quốc đang đứng vị trí thứ 3 sau Canada và Thailand. Các mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu của Trung Quốc là tôm trắng, cỏ điệp, các sản phẩm mực ống,
mực nang, cá tầng đáy…
- Ecuado: từ đầu thập kỉ tới nay, Ecuado luôn dẫn đầu khu vực Tây bán cầu về
tôm nuôi với sản lượng chiếm 90% sản lượng khu vực. Tôm nuôi là một sản
phẩm chủ lực của Ecuado, chỉ đứng sau Thailand. Trước đây, sản phẩm tôm của
Ecuado chủ yếu xuất sang Mỹ, nhưng gần đây Ecuado còn mở rộng sang các thị
trường khác như: EU, Tây Ban Nha, Pháp và Nhật Bản…Nhưng Mỹ vẫn là thị
trường chủ yếu của Ecuado.
Ngoài ra, còn các đối thủ khác đáng chú ý là Ấn Độ, Philipin…Các doanh

nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng môi trường vĩ mô và mức độ
cạnh tranh trên thị trường trước khi xây dựng các chiến lược kinh doanh của
mình để có thể xâm nhập thành công.
1.2 Tình hình nhập khẩu thủy sản của Mỹ
Mỹ là cường quốc thứ 2 thế giới về nhập khẩu thủy sản, chỉ sau Nhật. Mỹ
nhập khẩu thủy sản từ 130 nước trên thế giới với khối lượng 1,6 triệu tấn, đạt
khoảng 10 tỷ USD( năm 2000 ). Người tiêu dùng Mỹ sử dụng xấp xỉ 8% tổng
sản lượng thủy sản của thế giới, trong đó hơn một nửa từ nhập khẩu. Đây là thị
trường tiềm năng rất lớn đối với ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung.
Hàng năm, trung bình Mỹ phải nhập khẩu một lượng hải sản giá trị khoảng 2.5
tỷ USD từ các nước Châu Á. Riêng mặt hàng tôm, xuất khẩu của Thái Lan
chiếm trên 25% tổng lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ, trong khi đó thị phần của
Trung Quốc tăng từ 12% lên đến 16%. Các nguồn cung cấp lớn phải kể đến Việt
Nam, Ecuado, Braxin và Indonexia.
9
2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu
trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu và hình thành thế chủ động và cân đối về thị
trường, thủy sản Việt Nam đã thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU,
Trung Quốc, Mỹ… Đặc biệt là thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường đầy
triển vọng. Năm 2000 đứng sau Nhật Bản nhưng từ năm 2001_2003 thị trường
Mỹ đã trở thành thị trường hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, đến
2004 có những thay đổi. Dưới đây là bảng tỉ trọng các thị trường.
Tỷ trọng các thị trường chính XK thủy sản Việt Nam
Đơn vị tính: %
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Mỹ 11.6 13.8 20.9 28.92 32.0 35.3 24.1
Nhật 42.3 40.7 32.8 26.14 27.0 26.3 31.4
EU 12.4 9.6 6.9 6.7 4.2 5.7 9.9

Trung Quốc
và HK
10.56 12.5 20.4 18.44 15.0 6.7 5.4
Các thị
trường khác
23.14 23.4 19 20.8 20.8 26.0 29.2
Nguồn: VIETNAM TRADE REVIEW
Như vậy, tỉ trọng thị trường Mỹ không ngừng tăng lên từ 11.6% năm
1998 lên đến 35.3% năm 2003 và trở thành thị trường có tỉ trọng lớn nhất của
xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ 2001 đến 2003. Năm 2004 do ảnh hưởng của vụ
kiện cá tra, cá basa và vụ kiện tôm mà tỉ trọng thị trường Mỹ giảm xuống. Tuy
nhiên tác động đó chỉ là tạm thời, thị trường Mỹ vẫn là thị trường quan trọng của
thủy sản Việt Nam.
10
Từ năm 1994 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thủy sản sang Mỹ với giá trị ban
đầu còn rất thấp 5,8 triệu USD đến năm 2000 tăng lên 304,359 triệu USD và
năm 2003 đạt 782,238 triệu USD ( tăng 157% so với năm 2000)
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ được thể hiện qua
bảng sau:
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính vào thị trường Mỹ
ĐVT: khối lượng ( tấn), giá trị (triệu USD)
Năm 2002 2003 11 tháng 2004
Mặt hàng KL GT KL GT KL GT
Tôm 45.801 467,332 52.439 513,267 32.018 343.376
Cá 38.993 144,979 55.390 209,628 38.091 127.212
Mực&bạch
tuộc
1.396 3,334 1.691 3,846 1.380 3,343
Hàng khô 0.140 416 0.659 2,627
Tổng GT

Nguồn: VIETNAM TRADE REVIEW
Qua bảng trên ta thấy khối lượng và giá trị tất cả các mặt hàng xuất khẩu
tăng từ 2002_2003, năm 2004 có sự giảm sút do những nguyên nhân đã nói ở
trên. Qua đó ta nhận thấy hai mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam sang thị
trường Mỹ là tôm và cá.
Về tôm: khối lượng xuất khẩu tôm vào Mỹ của Việt Nam liên tục tăng lên
từ năm 1999 _2003. Năm 1999 với 95 triệu USD Việt Nam đứng hàng thứ 9
trong 10 nước cung cấp tôm hàng đầu cho thị trường này. Nhưng đến 2002 với
467,332 triệu USD tăng 467,237 triệu USD so với năm 1999 đưa Việt Nam lên
hàng thứ 6, riêng mặt hàng này chiếm tới 76% về giá trị trong tổng số các mặt
hàng xuất khẩu vào Mỹ. Năm 2003 giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 513,276
triệu USD tăng 45,944 triệu USD so với 2002 và chiếm tới 70.6% về giá trị.
Về cá: Cá là mặt hàng chủ lực xếp thứ 2 sau tôm. Mặt hàng này có tốc độ
tăng đáng kể, năm 2000 đạt 59 triệu USD tăng lên 209,628 triệu USD năm 2003.
11
Đây là một con số đáng kể, tăng 209,569 triệu USD so với năm 2000 và nó
chiếm tới 28.8% về giá trị trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ.
Dự báo Việt Nam có thể xuất khẩu 600 triệu USD hải sản vào Mỹ năm 2010,
tăng 7 lần so với năm 1998, 6 lần so với năm 2000. Dưới đây là dự báo xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ:
Dự báo xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
Xuất khẩu thủy sản Việt
Nam vào Mỹ (triệu USD)
Tăng xuất khẩu thủy
sản Việt
Nam
vào Mỹ
(%)
thị phần thủy sản Việt
Nam

tại Mỹ (%)
1998 2000 2005 2010 2000-
2005
2010-2005 2010-1998
100 200 400 600 100 200 7,5
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Mỹ
II. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1. Thế mạnh của thủy sản Việt Nam
1.1 Tiềm năng của ngành
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí của Việt Nam là niềm mơ ước của rất nhiều các quốc gia trên thế
giới. Với 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên trải qua 13 vĩ độ từ 823’ vĩ
độ bắc đến 2129' vĩ độ bắc. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam
rộng 226000 km và vùng biển đặc quyền kinh tế trên một triệu km rộng gấp 3
lần diện tích đất liên.
Trên vùng biển Việt Nam cú trờn 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn
như: Cô Tô, Cát Bà, Phú Quốc… là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
đồng thời đã, đang và sẽ được xây dựng thành một tuyến căn cứ cung cấp các
dịch vụ hậu cần, chu chuyển sản phẩm cho các đội tàu khai thác hải sản, đồng
thời là nơi cư trú của tàu thuyền trong mùa mưa bão.
12
Ngoài ra nước ta cũn cú 660 nghìn ha vùng nước lợ, đây là môi trường giàu
chất dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh Là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của
tôm he, tôm nương, tôm rảo, tôm vàng, cá đối, cá vược, cá tráp, cá trai, cá bớp,
cua biển…
1.1.2 Nguồn lợi thủy sản
Biển Việt Nam cú trên 2000 loài cá trong đó có khoảng 130 loài có giá trị
kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất trữ lượng cá trong toàn vùng biển là 4,2
triệu tấn trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm bao gồm 850

nghìn tấn cá đối và 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ và 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.
Bên cạnh cá biển còn có nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1600 loài giáp xác,
sản lượng cho phép khai thác hàng năm là 50-60 nghìn tấn/năm, loài có giá trị
kinh tế cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ, khoảng 2500 loài động
vật thân mềm trong đó ý nghĩa kinh tế lớn nhất là bạch tuộc, sản lượng cho phép
khai thác hàng năm là 60-70 nghìn tấn/năm.
Từ năm 2000 đến nay nuôi trồng thủy sản đã trở thành nghề sản xuất phổ biến
trong cả nước và chiếm vị trí quan trọng hàng đầu đưa xuất khẩu thủy sản tăng
nhanh trong thời gian qua. Năm 2004, sản lượng thủy sản nuôi trồng khai thác
nội địa đạt 1427000 tấn tăng 165,3% so với năm 1998. Trong đó tập trung vào
phát triển các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao và có khả năng về thị trường
như tôm sú, cá tra, cá basa… Nuôi tôm sú phát triển nhanh về quy mô, năng suất
và sản lượng, đưa sản lượng tôm nuôi từ 25000 tấn năm 1998 lên khoảng
295000 tấn năm 2004. Cá tra, cá basa ngày càng phát triển, năm 2004 đạt
khoảng 300000 tấn đưa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này lên gần 240 triệu
USD.
Như vậy, tiềm năng của thủy sản Việt Nam còn rất lớn đảm bảo nguồn nguyên
liệu phong phú, dồi dào cho ngành chế biến thủy sản Việt Nam. Điều đó tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp tập trung vào đổi mới công nghệ, tạo ra những sản
phẩm thủy sản chế biến chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của các thị trường
khó tính nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.
13
1.2 Sản phẩm đã đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu
Bộ thủy sản đã ban hành hàng loạt các tiêu chuẩn ngành về điờự kiện đảm
bảo an toàn vệ sinh của tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở thu mua, cơ sở sản xuất
nước đá, sơ chế thủy sản, kho lạnh, cơ sở bán lẻ… Xây dựng và ban hành các
tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm tương đương với tiêu chuẩn cuả các nước
nhập khẩu. Công tác kiểm tra, kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm đã được
chuyển đổi từ kiểm tra sản phẩm cuối cùng sang quản lí và thực hiện các biện
pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm theo hệ thống xuyên suốt từ khâu sản xuất

nguyên liệu đến thu mua và chế biến xuất khẩu.
Với sự nỗ lực của các cơ quan quản lớ cựng cỏc doanh nghiệp, tháng
11/1999 Việt Nam đã chính thức được công nhận vào danh sách các nước xuất
khẩu thủy sản vào EU với 18 doanh nghiệp. Đến nay đã nâng lên 153 đơn vị có
code xuất khẩu đi EU chiếm 38,7% trong tổng số cơ sở chế biến hiện có, khoảng
300 đơn vị áp dụng HACCP đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào Mỹ. Những doanh
nghiệp này có giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất
khẩu của toàn ngành.
Những nỗ lực đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn
thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ của riêng Nhà nước mà từ các doanh
nghiệp, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã và đang tiến xa hơn và có thể xâm nhập
và chiếm lĩnh thị trường thủy sản Mỹ.
1.3 Phát triển thị trường
1.3.1 Phong phú về mặt hàng
Bên cạnh việc tăng cường sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng, các doanh
nghiệp còn quan tâm đa dạng hóa các mặt hành xuất khẩu. Song song với việc
tiếp tục phát triển tốt các mặt hàng chủ lực, nhiều mặt hàng mới đã xuất hiện đáp
ứng các yêu cầu tiêu dùng từ bình dân đến xa xỉ ở các thị trường khác nhau. Các
sản phẩm từ tôm vẫn tăng về sản lượng và giữ vị trí chủ lực, chiếm khoảng 50%
giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm, tỷ trọng giá trị các sản phẩm tăng nhanh
qua các năm, từ 14,06% năm 1998 đến nay lên đến trên 22,84%. Các mặt hàng
14
cua ghẹ, nhuyễn thể, thủy sản phối chế cũng tăng lên đáng kể. Mặt hàng khi đó
có sự tăng lên mạnh mẽ về giá trị và sản lượng: năm 1998 sản lượng hàng khô là
dưới 6000 tấn thì 11 tháng năm 2004 đã đạt 27742 tấn với giá trị trên 90 triệu
USD.
Với số lượng các mặt hàng ngày càng tăng thủy sản Việt Nam có thể đáp ứng
nhu cầu đa dạng của ngưới tiêu dùng Mỹ, ngoài tôm đông lạnh còn nhiều mặt
hàng tươi sống như cá ngừ đại dương, cá thu, của cùng nhiều loại chế biến khác
với giá trị tương đối ổn định.

1.3.2.Mở rộng thị trường
Những kết quả đạt được trong xuất khẩu thủy sản những năm qua không thể
tách rời với việc tập trung chỉ đạo công tác thị trường. Nhà nước và doanh
nghiệp tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại: hội thảo về thị trường,
tham dự hội chợ quốc tế về thủy sản, cung cấp thông tin về thị trường, tuyên
truyền quảng cáo sản phẩm thủy sản Việt Nam trên các phương tiện thông tin
đại chúng, tạp chí chuyên ngành quốc tế, bước đầu đưa thương mại điện tử vào
ngành thủy sản… Nhờ đó ta đã hình thành thế chủ động và cân đối về thị trường,
không lệ thuộc vào thị trường trường truyền thống Nhật Bản, giảm tỷ trọng các
thị trường trung gian, bước đầu giành được vị trí quan trọng trên các thị trường
lớn có yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh như Mỹ, EU.
Cơ cấu của các thị trường đó có sự thay đổi, thị trường Nhật vẫn là thị trường
lớn nhưng giảm về tỷ trọng: năm 1998 là 42,30% năm 2003 xuống còn 26,3%,
đứng thứ 2 là Mỹ. Năm 2004 do tác động của vụ kiện bán phá giá tôm nên thị
trường Mỹ lùi xuống vị trí thứ 2 và Nhật Bản lại chiếm ngôi đầu bảng. Tuy
nhiên sau kết luận cuối cùng về việc kiện bán phá giá tôm của doanh nghiệp
Việt Nam thì thị trường Mỹ sẽ được khôi phục lại vị trí của nó và ngày càng trở
thành thị trường quan trọng.
Như vậy với việc mở rộng phát triển thị trường, sản phẩm thủy sản Việt
Nam ngày càng có tiếng vang trên thị trường thế giới. Do đó khi vào thị trường
Mỹ, một thị trường nhiều biến động ta có thể linh hoạt chủ động đối phó với
15
những biến động đó, không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu thủy
sản. Không ngừng giữ vững và nâng cao thị phần trờn cỏc thị trường truyền
thống đồng thời mở rộng phát triển các thị trường tiềm năng tạo nên sự phát
triển cân đối, bền vững cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.
1.4 Đó cú một số công nghệ cao trong chế biến và nuôi trồng
Rào cản lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ hiện nay là
Mỹ đã đưa ra các quy định về tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo mà những quy
định này chủ yếu đối với các sản phẩm có nguồn gốc nuôi trồng. Vì vậy để đảm

bảo chất lượng cho hàng thủy sản xuất khẩu thì công tác nuôi trồng phải được
xem là một quá trình đòi hỏi phải làm tốt ở tất cả các khâu: từ chuẩn bị khu nuôi,
công tác giống, thức ăn, quá trình chăm sóc, theo dõi bệnh trong quá trình nuôi,
thu hoạch và vận chuyển đến khu chế biến.
Hiện nay ngành thủy sản đã tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất giống
những đối tượng có giá trị xuất khẩu như tôm sú, tôm rảo, tôm càng xanh, cá tra,
cá basa, rô phi… trong đó một số đối tượng đã đi vào sản xuất đại trà. Đồng thời
cũng đã nhập khẩu công nghệ sản xuất giống và nuôi như bào ngư, sò điệp, tôm
thể chân trắng… bước đầu có kết quả khả quan.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành chế biến thủy sản phát triển khá nhanh.
Năm 2000 cả nước có 272 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có 246 cơ sở chế
biến đông lạnh, 65 dây chuyền IQF, với tổng công suất cấp đông là 2000
tấn/ngày. Cuối năm 2002 tổng số doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh là
235 với tổng công suất là 3147 tấn/ngày. Phân chia theo vùng như sau miền Bắc
4%, miền Trung 27,2%, miền Nam 68,8%. Như vậy các cơ sở chế biến về cơ
bản đã được xây dựng theo quy hoạch. Đa số các cơ sở chế biến đều có nhà
xưởng, nhà kho, trang thiết bị, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lí nước thải, trang
thiết bị kiểm tra sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nhiều cơ sở tiến hành
sản xuất theo phương thức công nghiệp. Việc áp dụng hệ thống quản lí chất
16
lượng và các quy định về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng phổ
biến.
Qua việc phân tích các điểm mạnh của hàng thủy sản Việt Nam chóng ta thấy
rõ được những ưu thế của sản phẩm. Từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên, đa
dạng hóa về sản phẩm… cho đến những nỗ lực đổi mới công nghệ để nâng cao
chất lượng sản phẩm, hàng thủy sản Việt Nam có thể tự tin bước vào thị trường
Mỹ. Nếu phát huy được những lợi thế này để nâng cao năng lực cạnh tranh thì
hàng thủy sản Việt Nam sẽ ngày càng tiến xa hơn nữa không chỉ trên thị trường
Mỹ mà còn nhiều thị trường lớn khác nữa.
2. Điểm yếu kém của hàng thủy sản Việt Nam

Bên cạnh những điểm mạnh hàng thủy sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm
yếu kém. Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới CNH- HĐH, cũng như các
ngành khác thủy sản Việt Nam đang phải từng bước khắc phục những yếu kém,
tồn tại để nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.1. Về nguyên liệu
Tuy nuôi trồng và khai thác thủy sản được quan tâm và phát triển nhưng việc
phát triển nguyên liệu ở nhiều nơi còn mang tính tự phát, dễ nảy sinh tác hại đối
với môi trường ảnh hưởng lớn đến phát triển thủy sản bền vững.
Sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch về cơ bản chưa đáp ứng các
tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giỏ tôm giống cao, giá thức ăn nuôi
tôm cũng cao đã làm tăng giá thành nguyên liệu, khi tỷ trọng giá nguyên liệu
thường chỉ chiếm đến 90% giá thành sản phẩm. Giá nguyên liệu cao đã làm
giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam đặc biệt khi thị trường
thế giới biến động, giá xuất khẩu giảm.
Khai thác hải sản chưa được đầu tư đồng bộ nhất là về hậu cần dịch vụ công
nghệ khai thác và bảo quản trên tàu, điều tra hướng dẫn về nguồn lợi… Việc tổ
chức các đoàn đội khai thác gắn kết khai thác với thu mua chế biến xuất khẩu
mới chỉ dừng lại ở một bộ phận rất nhỏ. Vì vậy tỷ lệ sản phẩm khai thác hải sản
17
đưa vào chế biến xuất khẩu tuy đã tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm
năng của nước ta.
Việc kiểm soát, đánh giá và quy hoạch hệ thống các cơ sở chế biến thủy sản
còng như hệ thống kho lạnh chưa được tiến hành đầy đủ trên toàn quốc nên gây
khó khăn cho xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.
2.2. Về công tác thị trường
Công tác thị trường tuy đã được quan tâm và đạt được một số kết quả nhưng
mới chỉ ở trình độ thấp. Phương thức tiếp thị và bán hàng tuy đã chuyển sang
chủ động nhưng vẫn thông qua sử dụng thương hiệu của đối tác, chưa có khả
năng tiếp cận người tiêu dùng, chưa xây dựng được chiến lược phát triển thị
trường cho sản phẩm chủ lực cũng như chưa tổ chức triển khai xây dựng thương

hiệu, quảng bá sản phẩm trên thị trường Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu là do không
có đủ nguồn lực chuyên gia về thị trường, nguồn kinh phí dành cho các hoạt
động xúc tiến thương mại còn hạn chế, chưa có cơ chế thích hợp để huy động
kinh phí từ các doanh nghiệp, người sản xuất để phát triển thị trường cho sản
phẩm chủ yếu. Một trong những nét văn hoá tiêu dùng của người Mỹ là mua
sắm qua các nhà phân phối uy tín, các hoạt động quảng bá xúc tiến có ý nghĩa
rất quan trọng khi kinh doanh trên thị trường này. Yếu về công tác thị trường là
một bất lợi lớn khi thủy sản Việt Nam xâm nhập thị trường này.
2.3. Cơ cấu mặt hàng
Tuy đã có một số tiến bộ trong việc đa dạng mặt hàng song hàng khô vẫn
chiếm 65% còn mặt hàng có giá trị gia tăng mới có 35% ( năm 2000). Trong cơ
cấu mặt hàng thủy sản, tôm đông lạnh vẫn là sản phẩm chính năm 2003 đạt
1059,068 triệu USD chiếm 47,28% tổng kim nghạch xuất khẩu, tăng 7,87% về
lượng và 11.55% về giá trị so với năm 2002
Cá đông lạnh đạt 440 triệu USD chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu,
mực và bạch tuộc đông lạnh đạt 130 triệu USD chiếm 5,8% kim ngạch xuất
khẩu
Mặt hàng khô giảm 1,17%
18
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản năm 2003
Năm 2003 Giá trị xuất
khẩu đạt
(triệu USD)
Tổng giá trị
kim ngạch
xuất khẩu
%
Tăng (giảm)
về số lượng
%

Tăng (giảm)
về giá trị
( % )
Tôm đông lạnh 1059,068 47,28 Tăng 7,87% Tăng 11,55%
Cá đông lạnh 440 19,7 Tăng 20% Tăng 26,2%
Mực, bạch tuộc 130 5,8 Giảm 1,17%
Nguồn: báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2003 (T1/2004)
Do vậy việc cân đối và phát triển các mặt hàng nhất là các mặt hàng giá trị
gia tăng là tất yếu, đảm bảo khi có biến động bất lợi về mặt hàng nào đó ta vẫn
có thể chủ động chuyển hướng kinh doanh. Hiện nay tôm vẫn chiếm tỷ trọng
quá cao trên thị trường Mỹ khi vụ kiện phá giá xảy ra đã làm ảnh hưởng rất lớn
đến xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ, nếu ta phát triển hơn nữa các mặt hàng khác
chẳng hạn cá ngừ, các sản phẩm đồ hộp công nghệ cao có thể ứng phó với
biến động bất lợi đối với mặt hàng tôm.
2.4. Vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
Công tác quản lí an toàn vệ sinh mới chỉ tập trung thực hiện ở khu vực chế
biến chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau
thu hoạch ( chủ yếu sử dụng đá và muối ) nên vẫn còn hiện tượng bị các nước
nhập khẩu cảnh báo và trả lại hàng. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm
đang là một thách thức lớn đối với toàn ngành. Tình trạng tiờm chớch tạp chất
vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản
nguyên liệu vẫn chưa kiểm soát tốt. Mặt khác do thiếu những cơ sở dịch vụ như
cho cá tập trung ở cỏc vựng sản xuất nguyên liệu nờn đó tạo kẽ hở cho tư
thương Ðp giá nguyên liệu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông ngư dân,
nhất là vào những thời điểm có nhiều nguyên liệu.
2.5 Vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật
19
Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất thủy sản tuy có được
quan tâm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao nhằm tạo sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới. Nhiều kết quả nghiên cứu còn chậm được phổ biến

áp dụng trong sản xuất. Các quy trình nuôi chuẩn, các quy phạm nuôi trồng tốt
chưa được ban hành và phổ biến đầy đủ cho nhân dân.
Trình độ công nghệ trong khai thác và nuôi trồng còn nhiều hạn chế. Công
nghệ chế biến thủy sản chưa bắt kịp với tốc độ tiến bộ của công nghệ trên thế
giới.
Công tác đào tạo cán bộ quản lí, cán bộ tiếp cận thị trường, công nhân kỹ
thuật chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Chưa có sự phối hợp
chặt chẽ trong sự chỉ đạo và điều hành giữa các chương trình phát triển thủy sản,
trong khi đó yêu cầu quản lí đối với sản phẩm là xuyên suốt không thể tách rời.
Vì vậy trong sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư còn bị cắt khúc và thiếu sự
phối hợp nhịp nhàng giữa sản xuất nguyên liệu, hậu cần dịch vụ và chế biến xuất
khẩu gây nên tình trạng vừa thừa vừa thiếu, vừa lãng phí vừa gây cạnh tranh
không lành mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.
2.6 Vấn đề dịch vụ hậu cần thủy sản
Việc hình thành và xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần cho khai thác hải sản diễn
ra trên 3 lĩnh vực: cơ khí đóng sửa tàu thuyền, các cảng cá bến cá, dịch vụ cung
cấp nguyên vật liệu, thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm. Tuy đã đạt được một
số thành công nhất định nhưng dịch vụ hậu cần thủy sản vẫn tồn tại một số yếu
kém như sau:
Các cơ sở đóng sửa tàu thuyền phần lớn quy mô nhỏ, phân tán và công nghệ
lạc hậu. Các doanh nghiệp Nhà nước về đóng tàu thuyền không đủ khả năng đầu
tư đổi mới thiết bị, Ýt khách hàng. Nhân lực kỹ thuật quá Ýt ỏi, công nhân đóng
sửa tàu chủ yếu dùa vào kinh nghiệm truyền thống, hạn chế về tiếp thu công
nghệ mới. Điều này gây bất lợi lớn khi xuất khẩu thủy sản sang Mỹ bởi khoảng
cách giữa Mỹ và Việt Nam quá lớn, nếu không có các đội tàu lớn chúng ta
20
không thể dành được quyền vận chuyển trong buôn bán và không chủ động
được trong việc cung ứng hàng.
Nền kinh tế thế giới không ngừng vận động và phát triển, quá trình phân
công lao động hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng tạo ra những thách thức và cơ

hội mới, nếu ngành thủy sản Việt Nam không khắc phục những điểm yếu trờn
thỡ sẽ bị đào thải. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để tồn tại và phát triển thì
thủy sản Việt Nam còn phải nỗ lực hơn nữa, tạo ra nhiều thế mạnh mới, khắc
phục những yếu kém. Nếu không sẽ không giữ được vị trí hiện có trên thị trường
Mỹ mà còn thất bại trên cả những thị trường dễ tính hơn.
3. Cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam
Với tư cách là nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, là chủ của nhiều công nghệ
nguồn, là nơi tập trung đông đảo các công ty đa quốc gia, ngân hàng và quĩ đầu
tư lớn, Mỹ có vai trò và ảnh hưởng đáng kể trong giới đầu tư thế giới.Từ khi
hiệp định thương mại Việt_Mỹ( BTA) được kí kết tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp Việt Nam hướng sang thị trường Mỹ, tăng nguồn cung cấp nhập khẩu
với sức cạnh tranh có lợi cho Việt Nam, đồng thời đưa Việt Nam vào mạng lưới
kinh doanh toàn cầu của họ. Thị trường Mỹ đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các
ngành kinh tế Việt Nam đặc biệt là thủy sản, dệt may, đồ gỗ…
3.1.Hiệp định thương mại Việt_ Mỹ(BTA) và những tác động của nó
3.1.1.Mét số ưu đãi
Ngày 28/11/2001 nghị quyết số 48/2001/QH1 về phê chuẩn hiệp định giữa
CHXHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kì về quan hệ thương mại đã
được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 10 thông qua.
BTA gồm 7 chương với nhiều nội dung liên quan đến thương mại, đầu tư, sở
hữu trí tuệ… trong đó nội dung tác động nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu
nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng là nội dung về thương mại hàng hóa.
Theo hiệp định thì Việt Nam được hưởng một số ưu đãi sau:
-Quy chế tối huệ quốc và không phân biệt đối xử
-Đối xử quốc gia
21
-Hai bên cam kết khuyến khích và tạo thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến
thương mại tại mỗi nước như hội chợ triển lãm, trao đổi cỏc phỏi đoàn và hội
thảo thương mại
-Hai bên khuyến khích việc sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp phát

sinh từ các giao dịch thương mại được ký kết giứa các công dân và công ty mỗi
bên
-Phù hợp với các quy định của GATT 1994 cỏc bờn đảm bảo không soạn
thảo, ban hành hoặc áp dụng những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật tạo ra sự trở
ngại đối với thương mại quốc tế hoặc bảo hộ trong nước.
Trên đây là những ưu đãi có lợi cho hoạt động thương mại, tuy nhiên việc
được hưởng một số ưu đãi này luôn đi kèm theo nghĩa vụ của mỗi bên và những
điều kiện nhất định.
3.1.2.Tác động của hiệp định thương mại Việt-Mỹ
Sau 3 năm triển khai, hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA) đang tiếp tục
chứng minh vai trò chủ lực trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa
hai quốc gia lên bước phát triển sâu rộng bền vững và phong phú hơn. Từ ngày
11/12/2001 với mức thuế xuất nhập giảm từ 40-50% xuống còn 3-4%, thời điểm
mà BTA bắt đầu có hiệu lực, thương mại song phương giữa hai nước tăng
trưởng nhanh chóng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng gấp
4 lần từ 1,05 tỷ USD lên đến 4,55 tỷ USD năm 2003 và 10 tháng đầu năm 2004
đạt được trên 4,04 tỷ USD tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó xuất
khẩu thủy sản năm 2004 vào Mỹ đạt 91380,69 tấn tương đương 602969450
USD chiếm 25,12% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Mỹ là thị trường thủy
sản lớn thứ hai sau Nhật Bản (32,10%). .
Về phía doanh nghiệp Việt Nam, BTA đã tạo ra cho các doanh nghiệp
thủy sản Việt Nam vị thế bình đẳng thuận lợi hơn trong quan hệ kinh doanh với
các đối tác. Sau giai đoạn đầu bỡ ngỡ, nhiều doanh nghiệp đã xâm nhập vào thị
trường Mỹ đều khẳng định khả năng làm ăn lâu dài do nhu cầu thị trường rất lớn,
đa dạng. Đặc biệt các doanh nghiệp ở phía Nam có nhiÒu thuận lợi do lịch sử để
22
lại, lượng Việt Kiều phía Nam đang làm ăn trên đất Mỹ cũng nhiều hơn. Họ đã
trở thành những “cầu nối” hữu hiệu của các doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập
thị trường Mỹ.
Ở giai đoạn nước rút của tiến trình gia nhập WTO, BTA cũng đóng vai trũ

khỏ quan trọng. Việc triển khai trôi chảy BTA-một hiệp định lớn, toàn diện với
những cam kết đôi khi còn cao hơn WTO đã tạo nên niềm tin cho các đối tác
song phương và đa phương trong quá trình đàm phán.
Như vậy BTA đã mở ra nhiều hướng đi mới cho các ngành kinh tế Việt Nam
thâm nhập vào thị trường Mỹ. Điều này đòi hỏi hàng thủy sản Việt Nam phải
nắm bắt cơ hội đồng thời tìm hiểu và có biện pháp đối phó với những thách thức
của nó. Thực tế những năm qua khi thâm nhập thị trường Mỹ, hàng thủy sản đã
thu được những thành công nhất định nhưng cũng còn nhiều vướng mắc và biến
động.
3.2.Những xu hướng tiêu dùng có lợi cho hàng thủy sản Việt Nam trên thị
trường Mỹ
Cùng với sự gia tăng tiêu dùng toàn cầu, xu hướng tiêu dùng thuỷ sản tại Mỹ
tiếp tục tăng lên bất chấp những khó khăn của nền kinh tế. Một trong những lÝ
do chủ yếu khiến cho khối lượng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ có xu hướng
tăng là do mức tiêu thụ thủy sản bình quân của ngưới dân nước này vẫn tiếp tục
tăng trong khi sản lượng trong nước thấp, giá bán lại cao hơn giá hàng nhập
khẩu.
Mỹ là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất thế giới đặc
biệt là từ Châu Á, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt kỷ lục mới trong năm 2004. Theo
số liệu thống kê của cục hải quan Mỹ, tổng khối lượng nhập khẩu tôm của nước
này trong năm 2004 đạt 1,14 tỷ pao tăng 2% so với 1,11 tỷ pao của năm 2003.
Khối lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ vẫn tăng mạnh bất chấp thuế chống phá giá
được áp dụng với tôm nhập khẩu từ 6 nước ( Trung Quốc, Việt Nam, Braxin,
Ecuađo, Ấn Độ, Thái Lan ).
23
Động lực khiến cho nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ trong những năm gần đây
gia tăng là do giỏ tụm trờn toàn cầu giảm, một phần do sản lượng nuôi tôm ngày
càng cao. Những hạn chế của liên minh Châu Âu đối với tôm nhập khẩu cũng
khiến lượng tôm chào bán sang Hoa Kỹ tăng lên. Hơn nữa thực tế ngành sản
xuất tôm nội địa của Mỹ không thể nào cung ứng đủ nhu cầu của người tiêu

dùng Mỹ. Như vậy, với một thị trường có nhu cầu lớn, nguồn cung nội địa lại
hạn chế đã mở ra thị trường rộng lớn tụm đụng lạnh cho các nước Châu Á trong
đó có Việt Nam. Tôm đông lạnh là một mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam.
Đây là cơ hội cho tôm đông lạnh Việt Nam khẳng định chỗ đứng của mình trên
thị trường tôm Mỹ.
Ngoài mặt hàng tôm, hiện nay tiêu thụ cá ngừ ở Mỹ dần tăng lên và ổn định
hơn. Năm 2003 lượng nhập khẩu cá ngừ của Mỹ đạt 208214 tấn, đạt 455,4 triệu
USD tăng 21,4% so với 2002. Nguyên nhân chính là do việc đóng cửa các nhà
máy đóng hộp ở Mỹ và việc tái phân phối các nhà máy sang các nước khác với
chi phí nhân công rẻ hơn. Hiện nay Thái Lan là nhà cung cấp chính mặt hàng
này. Với thị trường cá ngừ đang rộng mở thủy sản Việt Nam cần nắm bắt cơ hội
này vì nước ta cũng có tiềm năng lớn về mặt hàng này.
Cá nước ngọt, phi lê tươi và đông lạnh: Mỹ có nhu cầu lớn về cá da trơn
nước ngọt thịt trắng như cá basa, cá tra tương tự với loài cá nheo Mỹ thường
được gọi là catfish. Cá basa và cá tra xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu từ các nước
Guyana, Braxin, Thái Lan, Canađa và Việt Nam, trong đó nhập từ Việt Nam
chiếm 80%.
3.3. Tác động của một số sự kiện
Theo phóng viên TTXVN tại Oa_sinh_tơn, chiều ngày 2/7/2004, “ nhóm
đặc trách tụm” của CITAC/ASDA cho biết hiệp hội đỗ tương Mỹ (ASA), đại
diện khoảng 25000 nông dân trồng đỗ tương ở nước này đã gia nhập “ nhóm
đặc trỏch tụm” nhằm bảo vệ mặt hàng xuất khẩu này trước nguy cơ chịu tác
động xấu từ việc liên minh tôm miền Nam ( SSA) khởi kiện 6 nước Nam Mỹ và
Châu Á, trong đó có Việt Nam, “bỏn phá giá tôm “ tại thị trường Mỹ. Xuất
24
khẩu đỗ tương của Mỹ là nguồn quan trọng cung cấp thức ăn cho nuôi tôm.
Phần lớn các nước xuất khẩu tụm nuụi vào thị trường Mỹ đều mua đỗ tương Mỹ
với số lượng lớn làm thức ăn cho tôm, qua đó đưa đỗ tương trở thành mặt hàng
nông phẩm xuất khẩu số 1 của Mỹ.ễng Oa_li Xti_vơn- Chủ tịch nhóm “ đặc
trỏch tụm”- núi rằng việc ASA gia nhập “ nhóm đặc trách tôm ” là bằng chứng

cho thấy qui mô ảnh hưởng của thuế trừng phạt tôm với các mặt hàng khác. Ông
cho biết việc áp đặt thuế trừng phạt này ảnh hưởng tới việc làm của người Mỹ và
hàng xuất khẩu Mỹ. Thuế trừng phạt chỉ mang lại lợi Ých cho một bộ phận nhỏ
người đánh bắt tôm, nhưng sẽ gây tác động lớn tới các ngành công nghiệp tiêu
dùng tôm, cũng như các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, mà lực lượng lao động
trong các ngành này đông hơn nhiều.
Rõ ràng rằng những quyết định thiếu hợp lí về vụ kiện tôm đối với 6 nước
trong đó có Việt Nam đã gây thiệt hại cho chính nền kinh tế Mỹ. Chúng ta có
thể tin tưởng rằng những ý kiến phản hồi từ dư luận Mỹ và những chứng minh
từ phía chúng ta có thể tác động tới chính phủ Mỹ có những quyết định đúng
đắn hơn.
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng về thực phẩm thịt ở Châu Âu và Mỹ ở mặt hàng
thịt bò, cừu, và dịch cúm gia cầm đã khiến cho người tiêu dùng Mỹ gia tăng tiêu
thụ sản phẩm thủy sản.
Những sự kiện trên đã tạo ra hàng thủy sản Việt Nam những cơ hội để có thể
tăng nhanh sản lượng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ.
3.5. Những ưu đãi từ phía chính phủ Việt Nam
Trong những năm qua, chính phủ và các ban ngành khỏc luụn quan tâm đến
việc xây dựng và phát triển ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế có thế
mạnh của nước ta, phát huy lợi thế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-Về định hướng phát triển
Theo điều 5 của luật thủy sản:
Nhà nước có chính sách bảo đảm phát triển thủy sản bền vững: khuyến khích
tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân khai thác và sử dụng hợp lý
25
nguồn lợi thủy sản, đảm bảo tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng
thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm các vựng tự nhiên.
Nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng
dụng công nghệ tiên tiến phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng,
phát triển nuôi thủy sản sạch, đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư để phục vụ có

hiệu quả hoạt động thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khuyến
khích các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm về người và thuỷ sản trong hoạt
động thủy sản.
-Về khai thác thủy sản:
Nhà nước có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống
thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần
khuyến khích tổ chức cá nhân phát triển khai thác thuỷ sản xa bê.
Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động khai thác thủy sản xa bờ được áp dụng
theo luật khuyến khích đầu tư và ảnh hưởng các chính sách ưu đãi khác của nhà
nước.
-Về nuôi trồng thuỷ sản
Được cơ quan chuyên ngành phổ biến đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật
mới về nuôi trồng thuỷ sản, thông báo về tình hình môi trường dịch bệnh, thông
tin về thị trường thuỷ sản.
Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản
tập trung theo qui hoạch kế hoạch phát triển ngành thủy sản.
Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu giống thủy sản quớ hiếm,
tạo giống thủy sản quốc gia quản lí công tác xuất nhập khẩu giống thuỷ sản.
-Các hoạt động dịch vụ thuỷ sản
Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển tàu cá phù hợp với chiến
lược khai thác thủy sản xa bờ. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của cảng
cá, khu neo đậu trên biển của tàu cá, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của
bến cá, chợ thủy sản và quản lí kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ngay tại các
chợ đầu mối.

×